Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài thu hoạch: Phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.43 KB, 15 trang )

BÀI THU HOẠCH
Phục hồi chức năng
cho người bệnh liệt
nửa người do tai biến
mạch máu não.

Nhóm thực hiện: Nguyễn Quang Huyền Trân
Nguyễn Ngô Thị Thanh Hường
Lê Trọng Nhân
Tổ 1_YHCT06
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH LIỆT
NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
A.Tai biến mạch máu não
I.Định nghĩa:
Theo tổ chức Y tế thế giới,tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thiếu sót thần kinh
xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa.Các triệu chứng tồn tại quá 24h
hoặc tử vong trong 24h,loại trừ nguyên nhân sang chấn.
II.Phân loại:
TBMMN gồm 2 loại chính :
1.Nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ: là tình trạng khi một mạch máu bị tắc hoặc
nghẽn,khu vực nào mà mạch máu dó cung cấp bị thiếu máu và hội tử.Được phân làm 3 loại:
_Cơn thiếu máu não thoáng qua:tai biến phục hồi trong 24h.
_Thiếu máu não cục bộ hồi phục:tai biến phục hồi trên 24h và không để lại di chứng.
_Thiếu máu não cục bộ hình thành:thời gian phục hồi kéo dài,để lại di chứng hoặc tử
vong.
2.Chảy máu não(xuất huyết não)là máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não.Có
thể chảy máu ở nhiều vị trí trong não như vùng bao trong,nhân xám trung ương,thùy não,than
não,tiểu não.Căn cứ vào tiến triển trong 2-3 tuần đầu,chia chảy máu não thành 5 loại như sau:
_Khỏi hoàn toàn trước 24h:cơn thiếu máu não thoáng qua.
_Khỏi hoàn toàn trên 24h:TBMMN một phần hồi phục,hoặc thiếu máu não thoáng
qua kéo dài.


_Khỏi một phần với di chứng kéo dài.
_Không hồi phục và nặng lên lien tục.
_Tử vong.
III.Dịch tễ học:
1.Tỉ lệ bệnh:
Ở các nước phát triển: TBMMN là nguyên nhân gay tuer vong đứng hang thứ bas au
bệnh ung thử và bệnh tim mạch.
Ở Việt Nam:miền nam theo kết quả điều tra của Bộ môn thần kinh ĐH Y Dược thành
phố HCM năm 1994_1995,tỉ lệ hiện mắc là:415/100000 dân,tỉ lệ mới mắc là 162/100000 dân.
Các công trình của các tác giả cho thấy TBMMN đá vá đang giảm đáng kể từ 50 năm trở
lại đây do kiểm soát tốt được tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác.
2.Giới tính:
Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.Theo Hiệp hội thần kinh các nước Đông Nam Á tỉ lệ ở nam là
58%.
3.Tuổi:
TBMMN xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp là từ 60-80 tuổi.Tuổi trung bình thương bị
là 62 theo Hiệp hội thần kinh các nước Đông Nam Á.
4.Loại tai biến:
2
Theo Hiệp hội thần kinh các nước Đông Nam Á thiếu máu não cục bộ chiếm
65,4%,chảy máu não 21,3%,chảy máu dưới nhện 3,1%,không rõ loại 10%.
5.Di chứng:
TBMMN là một trong những bệnh để lại nhiều di chứng nhất.
IV.Giải phẩu chức năng tuần hoàn động mạch não:
Não được cung cấp máu bởi bốn động mạch chính: 2 động mach cảnh trong,2 động
mạch sống lưng.Mỗi bán cầu đại não được cung cấp máu bởi 2 nhánh tận của động mạch
cảnh trong( ĐM não trước và ĐM não giữa) và nhánh tận của ĐM than nền(ĐM não sau).
Mỗi ĐM tận trên đều có 2 khu vực tưới máu:khu vưc nông(vỏ não) và khu vục
sâu(trung tâm).Hai khu vực này độc lập với nhau,không có tuần hoàn bàng hệ,tạo nên 1
đường vành đai ranh giới dưới chất trắng gọi là vùng tới hạn,là vùng nhũn não lan tỏa.

Sự bố trí mạch như trên giải thích các tai biến thiếu máu não cục bộ thuộc hệ cảnh cho
triệu chứng thần kinh một bên,tổn thương hệ sống nền thường cho triệu chứng lan tỏa cả 2
bên.
V.Chẩn đoán tai biến mạch máu não:
1.Chẩn đoán xác định tai biến mạch máu não:
Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng.Chẩn đoán TBMMN ở cộng đồng.Dựa theo tiêu
chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới:
_Xảy ra đột ngột và nhanh,biểu hiện các thiếu sót chức năng thần kinh.
_Các rối loạn chức năng náy thường là khu trú,hiếm khi lan tỏa với các triệu chứng tồn tại
quá 24giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ.
_Các khám xét và thăm dò đã loại trừ nguyên nhân sang chấn.Các tiêu chuẩn chẩn doán này
chủ yếu dựa vào lâm sang,đặc biệt là hỏi bệnh.
Chẩn đoán TBMMN trong bệnh viện:
_Để chản đoán có phải TBMMN hay không các tiêu chuẩn chẩn đoán như ở cộng đồng.
_Để phân biệt tai biến chảy máu não và thiếu máu não cục bộ,cần áp dụng thêm tiêu chuẩn
dựa váo sự tiến triển của bệnh trong 2-3 tuần đầu tiên và phân làm 5 loại như sau:
Loại 1: khỏi hoàn toàn trước 24 giờ:cơn thiếu máu não thoáng qua.
Loại 2: khỏi hoang toàn trên 24 giờ: thiếu máu cục bộ 1 phần hồi phục,hoặc thiếu
máu cục bộ thoáng qua kéo dài.
Loại 3: khỏi một phần với di chứng kéo dài.
Loại 4: không hồi phục và nặng lên liên tục.
Loại 5: tử vong.
Trong 5 loại trên,loại 1 và 2 thường là thiếu máu cục bộ,loại 4 và 5 hầu hết là tai biến
xuất huyết.Loại 3 khó chẩn đoán,cần dựa trên nhiều xét nghiệm cận lâm sang,chụp cắt
lớp.Chung cả 5 loại nếu đột ngột nặng lên trong 3-4 ngày đầu phải nghĩ đến chảy máu não và
chỉ định chụp não cắt lớp.
Căn cứ vào các xét nghiệm cận lâm sàng:
_Xét nghiệm máu:bilan lipid máu,cong thức máu,thời gian đông máu…
_Dịch não tủy.
_ECG,Siêu âm tim.

_Siêu âm Doppler.
_CT,MRI
3
_Chụp mạch máu xóa nền (DSA)
_Giải phẩu bệnh.
2.Chẩn đoán phân biệt chảy máu não hay thiếu máu não cục bộ:
Biểu hiệ lâm sàng Thiếu máu não cục bộ Chảy máu não
Tam chứng xuất huyết:
_Nhức đầu
_Mất ý thức
_Nôn
Không,hoặc rối loạn ý thức
nhẹ
Đầy đủ,phổ biến và kéo
dài(điển hình ở người trẻ,xuất
huyết não-màng não)
Thời gian tiến tới toàn phát Nhanh,hoặc từng bước đỡ đi
nhanh
Nhanh(giây,phút,nặng lên liên
tục trong 12 giờ đầu)
Triệu chứng thần kinh khu trú Rõ ở khu vực hệ cảnh hoặc
sống nền
Không rõ,thường lan tỏa,ưu
thế 1 bên.
Dấu hiệu màng não Không Hay gặp
Dịch não tủy Trong(hiếm có máu vi thể) Máu không đông
Chụp cắt lớp vi tính não
Vùng giảm tỷ trọng chụp sau
48 giờ đầu
ổ tăng tỷ trọng thuần nhất,phù

nề quanh ổ,dấu hiệu chèn
ép,máu trong não thất.
Dấu hiệu toàn thân Không sốt Sốt trong giai đoạn toàn
phát,bạch cầu ngoại vi tăng.
3.Chẩn đoán định khu tổn thương trong TBMMN:
Thiếu máu ở đâu và do động mạch nào?
_Nhồi máu động mạch não giữa:
+ Tổn thương nhánh nông.
+ Tổn thương nhánh sâu.
+ Tổn thương động mạch não giữa toàn bộ.
_Nhồi máu động mạch não trước.
_Nhồi máu động mạch màng mạch trước.
_Nhồi máu động mạch cột sống_thân nền.
_Nhồi máu động mạch não sau.
_Nhồi máu tiểu não.
Chảy máu(xuất huyêt) ở đâu:
_Xuất huyết bao trong_nhân đậu.
_Xuất huyết đồi thị.
_Xuất huyết não thùy.
_ Xuất huyết dưới lều.
_ Xuất huyết dưới nhện.
_ Xuất huyết não thất.
4.Chẩn đoán nguyên nhân:
Theo Tổ chức Y tế thế giới nguyên nhân TNMMN đứng đầu là xơ vữa động mạch
sau đó là tăng huyết áp,tiếp là nghẽn ,ạch do cục máu từ tim lên não như trong hẹp van 2
4
lá,rối loạn nhịp tim,viêm nội tâm mạc nhiễm trùng,các bệnh gây rối loạn đông máu và một số
bệnh nội khoa khác.
5.Chẩn đoán phân biệt:
Với một số bệnh:Động kinh cục bộ,glocom,ngất do bệnh tim,migren có biến chứng,máu tụ

dưới màng cứng,túi phình mạch cứng,nhảy máu hoặc nhồi máu trong ung thư.
B.Phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người
do tai biến mạch máu não
I.Khám và lượng giá người bệnh để lập kế hoạch tập luyện phục hòi chức năng:
Người bệnh bị liệt nửa người cần được khám và lượng giá cẩn thận,chủ yếu về các rối
loạn chức năng hiện có của họ.Trước khi đến để luyện tập phục hồi chức năng người bệnh
thường đã được điều trị giai đoạn cấp ở các chuyên khoa khác và họ đã được chẩn đoán xác
định về mặt bệnh học.Nhiệm vụ chính của bác sĩ PHCN là đánh giá những rối loạn về mặt
chức năng của BN để lập chương trình và kế hoạch luyện tập cho phù hợp.
Mẫu bệnh án khám và lượng giá bẹnh nhân:
Họ và tên người bệnh……………… Tuổi…………………… Giới…………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp:………………………………… Thuận tay…………………………………
Chẩn đoán bệnh:……………………………………………………………………………
Ngày bị bệnh:………………………………………………………………………………….
Ngayg bắt đầu bị liệt:………………………………… Bên bị liệt:………………………
Ngày khám và lượng giá đầu tiên:………………………………………………………….
1.Đánh giá chung về người bệnh:thể trạng,ý thức,khả năng giao tiếp
…………………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe chung( các bệnh THA,ĐTĐ,tim amchj,nội tiết… kèm theo):
……………………………………………………………………………………………….
2.Tình trạng vận động:người bệnh có thể làm được gì và không làm được gì trong các
hoạt động cơ bản sau:
_Tự nằm ngửa lăn sang năm nghiêng về phía bên lành và bên liệt?
_Vận động tay chân bên liệt ở tư thế nằm?
_Nằm nghiêng sát mép giường,đưa 2 chân ra ngoài mép giường để ngồi dậy?
_Giữ thăng bằng khi ngồi tỉnh và động?
_Vận động chant ay liệt ở tư thế ngồi?
_Di chuyển ở tư thế ngồi?
_Dồn trọng lượng lần lượt sang 2 bên mông với điều chỉnh thân mình khi ngồi?

_Đứng lên khi đang ngồi trên ghế.giường hoặc xe lăn?
_Giữ thang bằng khi đứng?(tĩnh và động)?
_Vận động tay chân khi đứng?
_Đứng dồn trọng lượng lên chân liệt?
_Đi lại có người dìu?
_Đi lại với dụng cụ trợ giúp?
_Tự đi lại không cần trợ giúp?
5
_Đi lại trên bờ mặt bằng phẳng?
_Đi lại trên bờ mặt gồ ghề?
_Đi lên,xuống dốc,lên xuống cầu thang?
_Tự chăm sóc bản thân ăn uống,tắm rửa,vệ sinh cá nhân?
3.Tình trạng cảm giác:
_Cảm giác nông?
_Cảm giác sâu?
4.Tình trạng trương lực cơ:
_ trương lực cơ giảm(liệt mềm)?
_ trương lực cơ tăng(liệt cứng)?
_Phối hợp cả liệt mềm và liệt cứng?
II.Phân loại giai đoạn bệnh nhân liệt nửa người:
Theo Gowland và cộng sự(1990) đã chia quá trình phục hồi của bệnh nhân liệt nửa
người làm 7 giai đoạn có những biểu hiện lâm sàng khác nhau về trương lực cơ,chức năng
vận động chung,khả năng vận động của tay và chân.Tác giả đề xuất nguyên tắc và kĩ thuật tập
luện bao gồm kiểm soát tue thế,tập vận động tay,vận động chân,phối hợp vân động toàn thân
cho phù hợp:
Giai đoạn 1:Liệt mềm,giảm hoặc mất phản xạ căng giãn biểu hiện bằng giảm hoặc mất sức
kháng của vận động thụ động,chưa có vận động chủ động.
Giai đoạn 2:Xuất hiện co cứng,biểu hiện bằng kháng cản lại vận động thụ động,chưa có vận
động chủ động nhưng nếu kích thích và tạo thuận sẽ xuất hiện vận động theo mẫu vận động
nguyên thủy.mẫu vận động nguyên thủy này là rập khuôn mẫu vận động gấp và duỗi,liên

quan đến các phản xạ của tủy sống và thân não.
Giai đoạn 3: Co cứng đã rõ ràng,các mẫu vận động nguyên thủy đồng vận có thể xuất
hiện.Trong hầu hết các trường hợp đồng vận gấp thường trội hơn ở tay và đồng vận duỗi trội
hơn ở chân.
Giai đoạn 4: Co cứng giảm,mẫu đồng vận có thể bị mất nếu có vận động chủ động thay
thế,bắt đầu ở những đồng vận yếu hơn.Các vận động phối hợp kháng lại mẫu đồng vận có thể
thực hiện được khi các nguồn động lực ban đầu là các thành phần mạnh của mẫu đồng
vận.Các phản xạ chỉnh thế phát triển,biến đổi và hội nhập một phần với các phản xạ của tủy
sống và thân não.
Giai đoạn 5: Co cứng giảm nhiều nhưng vẫn rõ khi vận động nhanh và hết tầm vận động.Các
mẫu đồng vận có thể bị đảo ngược ngay cả nếu xảy ra ở mẫu đồng vận đầu tiên khỏe
hơn.Những vận động với các thành phần yếu của cả hai mẫu đồng vận có thể thể hiện
được.Các phản xạ chỉnh thể đã hòa nhập với các phản xạ của tủy sống và thân não,các phản
xạ về thăng bằng xuất hiện và việc thực hiện các vận động chức năng khác nhau là có thể
được.
Giai đoạn 6: Hết co cứng,tư thế và các vận động trở lại bình thường trừ những vận động
nhanh,phức tạp.
Giai đoạn 7: bình thường các vận động nhanh và phức tạp có thể thực hiện được.
III.Chương trình phục hồi chức năng vận động:
Sau khi đã khám và lượng giá người bệnh,có thể xác ddingj người bệnh ở giai đoạn
nào của quá trình phục hồi sau khi đột quỵ để lập kế hoạch tập luyện phục hồi cho phù hợp.
Một số điểm cần lưu ý:
6
Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của
bệnh: hút thuốc, tăng huyết áp, thói quen ăn mặn Điều trị các bệnh có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp gây tai biến mạch máu não như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu
Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của
bệnh. Ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng
cũng đồng thời phải tiến hành ngay. Nội dung các hoạt động này bao gồm: giữ tư thế tốt và
đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ,

giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
Chương trình tập luyện phục hồi chung cho người bệnh liệt nửa người do TBMMN
bao gồm:
1.Vị trí đặt giường bệnh trong phòng:
Giường bệnh được kê ở trong phòng. Sao cho, phía thân bị liệt của người bệnh được
hướng ra giữa phòng,không để người bệnh nằm bên liệt xác tường. Như vậy, mọi tiếp xúc,
tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt. Điều này khiến họ vận động bên đó nhiều
hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệT.
2.Đặt tư thế người TBMMN:
Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng
khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:
_Nằm ngửa:Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông
góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân.
_Nằm nghiêng sang bên liệt: Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình
nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng
và gối.
_Nằm nghiêng sang bên lành:vai và cánh tay bên lành để tự do.Chân lành để duỗi.Thân mình
vuông góc với mặt giường.Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân.Chân liệt có gối đỡ ở tư
thế gập háng và gối.
3. Cách lăn trở người bị TBMMN
Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu
người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở, cách hỗ trợ như sau:
_Lăn sang bên liệt:Nâng tay và chân lành lên.Đưa chân và tay lành về phía bên liệt. Xoay
thân mình sang bên liệt.
_Lăn sang bên lành: làm các động tác theo trình tự sau đây:Cài tay lành vào tay liệt.Giúp
người bệnh, gập gối và háng bên liệt.Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành.Đẩy hông
người bệnh xoay sang bên lành.
_Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa:Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh.Người bệnh bám hai tay
vào cánh tay của người thân.Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh.Đỡ người bệnh
ngồi dậy từ từ.

_Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng:
+Cách thứ nhất:Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên gập. Người nhà ngồi
phía sau người bệnh. Một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh.Người bệnh chống
tay khoẻ để ngồi lên, trong khi người nhà nâng người bệnh nhân dậy.
+Cách thứ hai:Người bệnh nằm nghiêng bên lành cạnh mép giường.Chân lành luồn dưới
gót chân liệt đưa chân liệt ra ngoài mép giường.Thả cả hai chân xuống dưới cạnh
giường.Chống khuỷu tay lành lên mặt giường, duỗi tay lành để đẩy thân mình ngồi lên. Khi
đó người nhà đỡ vai dưới để hỗ trợ bệnh nhân ngồi dậy.
7
_Tay chân bên lành ở vị trí mà người bệnh cảm thấy thoải mái,dễ chịu.
4.Một số điểm cần lưu ý:
Người bệnh cần phải được thay đổi tư thế nằm thường xuyên từ 2-3 giờ một lần,đặc
biệt giai đoạn cấp sau khi đột quỵ,sau đó thời gian nằm ở một tư thế có thể kéo dai hơn.
Không nên để bệnh nhân nắm trên mặt giường quá cứng hoặc quá mềm,nếu có điề
kiện nên dung loại đệm cao su xốp,tại gia đình có thể sử dụng loại đệm cỏ.hoặc các loại chăn
cũ giặc sạch,săm xe đạp… làm đệm.
Không để người bệnh tư thế nửa nằm,nửa ngồi vì ở tư thế này nguy cơ loét ở vùng
cung cụt và gót chân của người bệnh tăng lên,đồng thời ở tư thế nằm này do ảnh hưởng của
phản xạ trương lực cổ và phản xạ mê đạo làm tăng mẫu co cứng gây bất lợi cho vân động.
Để giúp đỡ người bệnh ở các tư thế nằm đúng như trên,cần có đệm và gối khoảng 4-6
cái.Nếu gia đình không có điều kiện nên dung quần áo cũ giặt sạch để làm đệm và gối kê đỡ
cho người bệnh.
5.Các bài tập vận động:
1.Vân động thụ động và có trợ giúp các khớp phía bên liệt bao gồm:
Để đề phòng co cứng và biến dạng các khớp, người bệnh cần được động viên thực
hiện các bài tập thụ động theo tầm vận động.
_Khớp vai: gấp,duỗi,dạng,khép,xoay ra ngoài và xoay vào trong.
_Khớp khuỷu: gấp,duỗi,quay sấp,xoay ngửa cẳng tay.
_Khớp cổ tay: gấp,duỗi,nghiêng vào trong,nghiêng ra ngoài.
_Các ngón tay: gấp,duỗi,dạng,khép,xoay vào trong,xoay ra ngoài.

_Khớp gối: : gấp,duỗi.
_Khớp cổ chân: gập mặt long,gập mặt mu, nghiêng vào trong,nghiêng ra ngoài.
Người bệnh tự làm hoặc có người nhà giúp. Bài tập này nên làm hàng ngày.
2.Các bài tập vận động ở tư thế nằm:
Các bài tập chung toàn thân:
_Lăn nghiêng sang phía bên liệt.
_ Lăn nghiêng sang phía bên lành.
_Làm dài thân mình phía bên liệt để làm giảm co cứng.
Các bài tập cho tay liệt:
_Vận động đưa vai ra phía trước.
_Vận động tay liệt với sự trợ giúp của tay lành.
_Gấp,duỗi vai bên liệt ở các vị trí khác nhau.
Các bài tập với hông và chân:
_Tập dồn trọng lượng lên chân lành.
_Tập làm cầu với hai chân,sau đó là riêng cho chân liệt.
_Tập gấp duỗi chân liệt.
_Tập gấp duỗi riêng khớp hang bên liệt trong khi khớp gối gấp.
_Tập dạng,khép khớp hang bên liệt trong khi khớp gối gấp.
_Tập gấp khớp cổ chân bên liệt về phía mu.
_Tập kiểm soát vận động chân liệt.
Các dụng cụ hỗ trợ người bệnh ở vị thế nằm:
• Các dụng cụ giúp người bệnh nằm ở vị thế đúng:
8
Phòng ngừa các thương tật thứ cấp và các di chứng cho bệnh nhân ngay sau khi đột
quỵ.Một trong các di chứng thường gặp nhất là bàn chân “thuổng”,cứng khớp cổ tay,khớp
vai,khớp háng,khớp các ngón tay…Ngoài gối còn có các dụng cụ dễ làm,sử dụng,thuận tiện
như túi cát,ván đễ bàn chân,đệm chống loét toàn thân và cho vùng gót chân.
- Đặt tư thế đúng
Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp
bên liệt. Các tư thế tốt đã được mô tả ở phần trên.Nếu người bệnh cử động thường xuyên và

khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi.
- Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng
Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể.
Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp
khớp gối Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là
lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.Đối với người bị liệt
nửa người, các nẹp chỉnh hình hay dùng là:
− Nẹp dưới gối: để đề phòng bàn chân thuổng.
− Nẹp cổ tay: giữ cổ tay khỏi quặp và biến dạng gập.
− Đai treo cánh tay: đỡ vai khỏi xệ và bán trật khớp.
Các nẹp này thường được làm từ nhựa, tre, gỗ, vải được đo theo kích thước của
chân tay người bệnh. Có thể tham khảo phần chế tạo và sử dụng các dụng cụ này ở phần các
dụng cụ phục hồi chức năng.
• Các dụng cụ trợ giúp ở tư thế nằm:
Một trong những vận động sớm nhất mà người bệnh ccanf phải tập ngay sau khi đột
quỵ là vận động tay liệt với sự trợ giúp của tay lành.
Với các động tác tập luyện này người bệnh cần sử dụng gậy tập và ròng rọc.những dụng cụ
này và các động tác tập này cũng được sử dụng sau này khi người bệnh ở tư thế ngồi và
đứng.
Để giúp người bệnh ngồi dậy,ngoài phần kĩ thuật tập luyện có thể sử dụng các dụng
cụ trợ giúp khác như dây du,thang dây có khung cố định vào giường hay đơn giản là dung
đoạn dây thừng buộc vào phía chân giường,tạo thành các vòng nắm để người bệnh tự kéo
mình ngồi dậy.
Các dụng cụ hỗ trợ người bệnh ở vị thế ngồi:
Sau khi đột quỵ,người bện bị liệt nửa người cần được ngồi dậy càng sớm càng tốt
khi bệnh cảnh cụ thể và thời gian cho phép.Việc giúp người bệnh ngồi dậy sớm sẽ tránh được
nhưng biến chứng thứ phát:viêm phổi ứ đọng,loét do đè ép,nhiễm trùng tieetd niệu,loãng
xương…
• Dụng cụ trợ giúp người bệnh ngồi chắc chắn:
Tốt nhất là loại giường có phần dát ở phía đầu có thể nâng cao lên được,hoặc sử dụng một số

gối kê đỡ.Cho dù ngồi trên giường hay trên xe lăn hay trên ghế,tay liệt của người bệnh luôn
được đỡ ở tư thế nâng lên ở phía trước hay ở bên cạnh thân mình,không để cho vai bên liệt bị
kéo xuống trong tình trạng bán trật khớp ở trong giai đoạn đấu sau đột quỵ hay ở giai đoạn co
cứng sau này.
Người bệnh tập di chuyển từ giường ra ghế,hoặc xe lăn và ngược lại.Một trong những điều
quan trọng trong phần tập luyện ở vị thế ngồi và di chuyển này là các dụng cụ đó phải có
chiều cao như nhau và phù hợp với chiều cao của người bệnh,nghĩa là khi người bệnh ngồi
9
trên giường,ghế,hoặc xe lăn thì hai chân phải đặt xát trên sàn nhà,khớp cổ chân,khơp
gối,khớp háng vuông góc.
• Dụng cụ trợ giúp người bệnh tập luyện ở tư thế ngồi:
Động tác cần tập đầu tiên là tự điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng,chỉ sau khi
người bệnh đã ngồi được chắc chắn mới tiến hành các vận động khác.Người bệnh nên được
bắt đầu tập ở trên giường,hoặc ghế tựa có kê đỡ cẩn thận,sau đó tập trên ghế đẩu có tay
vịn.Dụng cụ thích hợp nhất để thực hiện động tác vận động chuyển trọng lượng lần lượt sang
hai bên mông là ghế bập bênh.Điều chỉnh thân mình nghĩa là khi người bệnh dồn trọng lượng
lên mông bên nào thì thân mình bên đó được kéo dài ra,vai được nhô cao lên.Điều chỉnh thân
mình qua hai bên và ra trước ra sau.
3.Các bài tập vận động tư thế ngồi:
_Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng phía bên liệt.
_ Tập ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng phía bên lành.
_Tập thăng bằng khi ngồi(tĩnh và động).
_Tập ngồi chuyển trọng lượng lần lượt sang hai bên mông kết hợp với điều chỉnh thân
mình phù hợp.
_Tập di chuyển ở tư thế ngồi.
_Tập ngồi dồn trọng lượng lên tay liệt.
_Tập vân động tay liệt ở tư thế ngồi.
_Tập các động tác khéo léo cho bàn tay và ngón tay bên liệt bao gồm
gấp,duỗi,dạng,khép,đối chiếu các ngón.
• Các dụng cụ luyện tập phục hồi chức năng của tay,bàn tay ở tư thế ngồi:

Phục hồi chức năng tay và bàn tay đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều phương pháp khác
nhau.Để dần dần làm tăng cảm giác nhận biết và khả năng vận động của bàn tay và cac
ngón,các dụng cụ tập thường khác nhau về kích thước,hình thể,chất liệu và trọng lượng.
_Tập vận động vai tay với rong rọc đơn giản.
_Tập nắm,xòe bàn tay gấp duỗi các ngón tay…
4.Ở vị thế đứng:
• Các dụng cụ giúp người bệnh đứng lên:
Muốn đứng lên như người bình thương người bệnh trước hết phải dồn trọng lượng về
phía trước lên hai bên mông và hai chân rồi sau đó mới đứng lên.Có thể sử dụng một
số dụng cụ hỗ trợ sau: ghế ngồi,ghế gỗ đơn giản,xe lăn,bàn tập,giường tập…phải có
chiều cao phù hợp với từng người bệnh để khi ngồi hai bàn chân được đặt sát trên nền
nhad,khớp gối,khớp háng hai bên vuông góc,thân mình thẳng.
• Các dụng cụ giúp người bệnh tập đứng thăng bằng:
Dụng cụ “cân tập thăng bằng” giúp người tập kiểm tra chính xác mức độ chênh lệch
về cân bằng giữa hai chân khi người bệnh tập đứng,đánh giá chính xác kết quả tập
luyện,đồng thời giúp người bệnh dễ hiểu mục đích tập và thực hiện động tác chính xác
hơn.Dụng cụ bao gồm:khung tập đi hiện đại,khung tập đi đơn giản,thanh song song,nạng
nách,gậy.
Các bài tập vận động tư thế đứng:
_Tập dứng thăng bằng(tĩnh và động):tập đứng trên bàn nghiêng.
_Tập đứng dồn trọng lượng lên chân liệt.
10
_Tập giữ chân liệt trên bậc thang,bước chân lành lên,xuống.
_Tập đứng chuyển trọng lượng lần lượt lên hai chân.
_Tập kiểm soát vận động của khớp gối bên liệt khi đứng.
_Tập đứng bằng chân liệt.bước chân lành lên trước,ra sau.
_Tập đứng bằng chân lành,bước chân liệt lên trước,ra sau.
• Các dụng cụ giúp người bệnh tập đi:
Sau khi đã tự đứng được,trước khi tập đi người bệnh cần được tập bước tại chỗ với
trọng lượng dồn lên chân liệt để vận động chân lành,trọng lượng dồn lên chân lành để vận

động chân liệt,tập dồn trọng luownhj lần lượt lên hai chân….Sử dụng các dụng cụ đơn
giản như:khúc gỗ,viên gạch,ghế ngồi,bậc thang,tập leo núi.Tùy trường hợp từng người
bệnh mà sử dụng nhiều hay ít dụng cụ.Nếu chân bên liệt còn quá yếu hoặc co cứng quá
mức mà không kiểm soát được vận động khớp gối thì phải dùng nẹp gối.Nếu khớp cổ
chân bên liệt không gập được về phía mu bàn chân trong khi tập đi phải nẹp khớp cổ chân
hoặc đai nâng bàn chân.
Đầu tiên nên có người trợ giúp,sau đó tập với các dụng cụ có hỗ trợ nhiều,sau đó tập
với các dụng cụ đơn giản hơn và cuối cùng là tự đi không cần dụng cụ.
Các dụng cụ tập đi thông thường:
_Thanh song song và các bước tập đi trong thanh song song:
1.Người bệnh đứng thẳng,hai tay nắm vào 2 thanh.
2.Đưa một tay ở một bên lên phía trước.
3.Đưa tay kia lên phía trước.
4.Bước chân liệt lên phía trước.
5.Bước chân kia lên theo.
_Thanh ngang và các bước tập đi trong thanh ngang:
1.Người bệnh đứng thẳng,tay bên lành nắm lên thanh ngang.
2.Đưa tay lành nắm lên đoạn thanh ngang ở phía trước.
3.Bước chân liệt lên phía trước.
4.Bước chân kia lên theo.
_Khung tập đi và cách đi:
1.Người bệnh đẩy hoặc nâng khung đưa lên phía trước.
2.Sau đó bước chân liệt lên phía trước.
3.Rồi bước chân lành lên theo.
_Nạng nách và cách tập đi với hai nạng:
1.Người bệnh đưa một nạng lên phía trước.
2.Đưa tiếp nạng kia lên.
3.Sau đó bước chân liệt lên trước.
4.Rồi bước chân lành lên theo.
_Gậy và cách tập đi bằng hai gậy:

1.Người bệnh đưa một gậy lên phía trước.
2.Đưa tiếp gậy kia lên theo.
3.Sau đó bước chân liệt lên phía trước.
4.Rồi bước chân lành lên theo.
_Cách tập đi bằng một gậy:
1.Cầm gậy bằng tay lành,đưa gậy lên phía trước.
11
2.Sau đó bước chân liệt lên trước.
3.Rồi bước chân lành lên theo.
Khi tập bước lên cầu thang,hướng dẫn bệnh nhân bước chân lành lên trước,và tập
xuống cầu thang cũng chân lành bước xuống trước.Bắt đầu có thể tập bước lên hoặc bước
xuống với cả hai chân trên cùng một bậc thang nhưng sau đó nên bước như ngươi bình
thường.
Các dụng cụ tập ngoài trời:cầu treo,cầu tre,cầu ghỗ,bập bênh,bàn nghiêng,đường gồ
ghề,đương dốc…
Các dụng cụ giúp người bệnh trong sinh hoạt và hoạt động sống hàng ngày:
Một số cách làm các dụng cụ trợ giúp sinh hoạt thông thường
_Làm to tay cầm của các đồ dùng hàng ngày như dao, thìa, bút, bàn chải đánh răng… để bn
cầm nắm và sử dụng dễ hơn. Các dụng cụ này có thể là ống tre, đoạn gỗ có khoan lỗ, ống cao
su, ống nhựa… hoặc thậm chí chỉ là mảnh vải cũ quấn vào cán của các dụng cụ nói trên
_Ngoài ra còn có nhiều loại dụng cụ khác có thể giúp người bệnh liệt nửa người trong sinh
hoạt và thực hiên các công việc hàng ngày ở gia đình, cộng đồng hoặc cơ quan.
Kết luận: thực hiện đúng các kĩ thuật tập luyện cùng với ứng dụng hợp lý các dụng cụ
trợ giúp phục hồi chức năng cho bn liệt nửa người do TBMMN là 2 vấn đề không thể thiếu
và tách rời nhau, đó là 1 trong các yếu tố quyết định kết quả của phục hồi. Trong hoàn cảnh
thực tế hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng được các kỹ thuật tiên tiến của các nước
với những thay đổi cần thiết phù hợp, với điều kiên của chúng ta trong ngành phục hồi chức
năng nói chung và phục hồi chức năng cho bn liệt nửa người do TBMMN nói riêng.
IV. Chương trình luyện tập tại nhà:
1. Bố trí giường nằm của người bệnh

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình có thể bố trí phòng nằm
cho bn rộng hay hẹp, nhiều hay ít tiện nghi… Nói chung, phòng nằm cho người bệnh
càng rộng càng tốt để có thể tập luyện ngay trong phòng. Giường nằm của bn nên có
chiều cao bằng chiều cao của xe lăn và ghế đẩu để tiện cho việc di chuyển. Giường nằm
nên có đệm để chống loét, tốt nhất là đệm cao su xốp. Với các gia đình ở nông thôn kinh
tế khó khăn có thể sử dụng đệm cỏ, đệm lau hoặc chăn cũ giặt sạch … để làm đệm cho
người bệnh. Cần phải có 1 số gối kê cho bn trong khi nằm và tập luyện
2. Các vị thế nằm đúng trên giường gồm :
_Nằm nghiêng về bên liệt
_Nằm nghiêng về bên lành
_Nằm ngửa
3. Tập vận động thụ động các khớp ở tư thế nằm bao gồm:
_Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong và xoay ngoài khớp tay
_Gấp, duỗi khớp khuỷu
_Quay sấp, xoay ngửa cẳng tay
_Gấp, duỗi, nghiêng khớp cổ tay
_Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài khớp háng
_Gấp, duỗi khớp gối
_Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ chân và bàn chân
_Gấp, duỗi các ngón chân
4. Các bài tập vận động ở tư thế nằm gồm:
_Lăn nghiêng sang bên liệt
_Lăn nghiêng sang bên lành
12
_Vận động tay liệt có sự trợ giúp của tay lành
_Tập kiểm soát vận động của tay liệt
_Tập kiểm soát vận động của tay lành
_Tập ngồi dậy
5. Các bài tập vận động ở tư thế ngồi gồm:
_Tập ngồi thăng bằng

_Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang 2 bên mông
_Tập di chuyển
_Tập dồn trọng lượng lên tay liệt
_Tập vận động tay liệt
_Tập vận động chân liệt
_Tập đứng lên
6. Các bài tập vận động ở tư thế đứng gồm :
_Tập đứng thăng bằng
_Tập dồn trọng lượng lên chân liệt
_Tập chuyển trọng lượng lần lượt lên 2 chân
_Tập đi
_Tập lên xuống dốc, lên xuống cầu thang
_Tập các phản xạ bảo vệ đặc biệt là các phản xạ chống ngã, đề phòng tai nạn, đặc
biệt là gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi.
7. Tập để thích nghi với các hoạt động sống hàng ngày:
Tập sử dụng các đồ dùng, các trang thiết bị trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày
tại gia đình và cộng đồng để tái hòa nhập, tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh liệt
nửa người
13

14
15

×