Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

Học phần: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai cho đến nay

Giảng viên phụ trách: PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ
Lớp sinh viên: Lớp ca chiều thứ 4 D302 Q11 giai đoạn 1 (HIST 107804)

ĐỀ TÀI
YẾU TỐ ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM
Ở NINH THUẬN
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

ĐÁNH GIÁ

1.

Vũ Ngọc Hà Giang

43.01.608.030

100%

2.

Trần Hồng Qun


43.01.608.118

100%

3.

Trần Thanh Thanh

43.01.608.124

100%

4.

Trịnh Trung Tính

43.01.608.147

100%

Thơng tin trưởng nhóm:
Họ và tên: Trịnh Trung Tính

Lớp sinh viên: Lớp Quốc tế học K43

Ngành: Quốc tế học
ĐT: 0853984014
Email:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
1



BẢNG CHÚ GIẢI CÁC TỪ TIẾNG CHĂM PA:

TỪ TIẾNG CHĂM PA

STT

Ý NGHĨA

1

Kalan

Tháp

2

Brahmannisum

Bà La Mơn giáo

3

Mukhalinga

Linga gắn mặt vua

4


Linga

Sinh thực khí nam

5

Yoni

Sinh thực khí nữ

6

Inư

Tín ngưỡng thờ Mẫu

7

Kalan Tahah Libang

Tháp Cổng

8

Kalan Pô

Tháp Pô Klaung Garai

9


Sang cuh yang apui

Tháp lửa

10

Apsara

Tượng vũ nữ Trà Kiệu

11

Po Yan Ina Nagar

Bà mẹ xứ sở

12

Sikhara

Đỉnh núi

13

Devalaya

Nơi thờ thần

14


Devakertidve

Nơi ngự trị của thần

2


MỤC LỤC
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC TỪ TIẾNG CHĂM PA: .......................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.............................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 11
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 11
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 11
7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1. KHÁI QT Q TRÌNH VĂN HĨA ẤN ĐỘ DU NHẬP VÀO VIỆT
NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HỆ THỐNG ĐỀN THÁP CỦA VƯƠNG
QUỐC CỔ CHĂM PA .................................................................................................... 14
1.1.

Sự ra đời của Vương quốc cổ Chăm pa ........................................................... 14

1.2.

Bối cảnh du nhập ............................................................................................... 14

1.3.


Những nội dung chính của văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam .............. 17

1.3.1.

Tơn giáo và tín ngưỡng thờ thần ................................................................... 17

1.3.2.

Lĩnh vực kiến trúc ......................................................................................... 23

1.3.3. Lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc.......................................................................... 25
1.3.3.
1.4.

Chữ viết ......................................................................................................... 31

Sự hình thành đền tháp của Vương quốc cổ Chăm Pa và những đặc trưng

của hệ thống đền tháp Chăm Pa ................................................................................. 32
1.4.1.

Sự hình thành ................................................................................................ 33
3


1.4.2. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến hệ thống đền tháp Chăm Pa .................... 33
1.4.3. Đặc trưng của hệ thống đền tháp Chăm Pa....................................................... 35
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 35
CHƯƠNG 2. YẾU TỐ ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH

THUẬN ............................................................................................................................. 38
2.1.Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận và người Chăm ở Ninh Thuận .............................. 38
2.1.1. Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận.............................................................................. 38
2.1.2. Người Chăm ở Ninh Thuận .............................................................................. 41
2.2. Lịch sử hình thành hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận .................................. 42
2.2.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 42
2.2.2. Các truyền thuyết và câu chuyện thần thoại liên quan đến hệ thống tháp Chăm
ở Ninh Thuận 3 tháp ................................................................................................... 47
2.3. Yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận ................................. 50
2.3.1. Chất liệu ............................................................................................................ 51
2.3.2. Kiến trúc ........................................................................................................... 52
2.3.3. Điêu khắc Chăm................................................................................................ 65
2.3.4. Tín ngưỡng thờ thần: Thờ voi, thờ bò Nandin, thờ Mẫu và thờ sinh thực khí . 74
2.3.5. Tơn giáo ............................................................................................................ 78
2.3.6. Thuật phong thủy xây dựng đền, tháp .............................................................. 82
2.3.7. Chữ viết............................................................................................................. 83
2.4. Sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa tại khu đền Tháp của người Chăm ............. 84
2.4.1. Sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa ...................................................................... 84
2.4.2.

Ý nghĩa .......................................................................................................... 86

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 87
4


CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................................... 88
3.1. Nhận xét ................................................................................................................. 88
3.1.1. Về q trình văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến
hệ thống đền tháp của Vương quốc cổ Chăm Pa ........................................................ 88

3.1.2. Về yếu tố Ấn Độ trong hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận ............................. 90
3.1.3. Về đặc trưng chung của kiến trúc tháp Chăm................................................... 92
3.1.4. Về ý nghĩa tâm linh của hệ thống tháp Chăm đối với người Chăm ................. 94
3.2. Đánh giá ................................................................................................................. 97
3.2.1. Mặt tích cực ...................................................................................................... 97
3.2.2. Mặt hạn chế ....................................................................................................... 99
3.2.3. Về bảo tồn và gìn giữ hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận ............................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 103

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử là dòng chảy của thời gian đầy máu và nước mắt, lịch sử là những biến thiên thăng
trầm của vạn vật, lịch sử là những điều thơi thúc chúng ta tị mò và khai phá, lịch sử là
chiếc gương phản chiếu để chúng ta nhìn về quá khứ, hiểu biết hiện tại, hướng đến tương
lai... Nói đến Chăm Pa là chúng ta nói đến một Vương quốc cổ hùng mạnh với những dấu
mốc vàng son, rực rỡ huy hoàng trong lịch sử. Nói đến Chăm Pa là chúng ta nói đến dãy
đất duyên hải miền Trung đầy nắng và gió. Trong vơ vàng những sự kỳ bí và huyền diệu
của Vương quốc này, có thể nói hệ thống Tháp Chăm chạy dọc trên lãnh thổ Việt Nam
ngày nay là những gì cịn sót lại của một đế vương vang bóng một thời ở vùng đất Đông
Nam Á. Vương quốc cổ Chăm Pa nằm ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung ngày nay.
Đó là một vùng lãnh thổ hẹp, có bờ biển trải dài, uốn cong, quanh năm đắm mình trong
ánh nắng mặt trời ấm áp và những cơn gió biển lồng lộng bạt ngàn. Vả chăng mà con người
sống nơi đây trở nên nhạy cảm hơn và giàu trí tưởng tượng hơn, để rồi gần 2000 năm trước,
họ đã cho ra đời một nền nghệ thuật ban sơ đẹp nhất như những đóa hoa mới nở buổi sương
mai – nền nghệ thuật Chăm Pa. Mà nhắc đến nền nghệ thuật ấy, chúng ta không thể bỏ qua
hệ thống các Tháp Chăm trải dọc trên lãnh thổ Việt Nam – những gì cịn sót lại của Vương

quốc cổ Chăm Pa cịn tồn tại cho đến ngày nay. Tháp Chăm – kiệt tác của người Chăm
luôn là một đề tài muôn thuở khơi lên sự tò mò khám phá của các nhà nghiên cứu, các học
giả. Các tháp Chăm với vẻ đẹp hiên ngang sừng sững của mình như thách thức thời gian
và bão tố, thách thức sự giải mã của con người về những huyền thoại của Vương quốc cổ
chìm vào dĩ vãng này. Với mong muốn tìm hiểu các yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp
Chăm ở Ninh Thuận; trình bày, phân tích và làm rõ các yếu tố Ấn Độ ảnh hưởng đến 3
cụm Tháp: Hịa Lai, Pơ Klaung Garai, Pô Rome,... Chúng tôi chọn đề tài “Yếu tố Ấn Độ
trong hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận” làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng với sự tìm
hiểu, trình bày tỉ mỉ, chi tiết và nghiêm túc của mình thì: Thứ nhất, đề tài sẽ đáp ứng được
những mong muốn, nhu cầu quan tâm, tìm hiểu Tháp Chăm của người đọc, giúp người đọc
hiểu rõ hơn về Tháp Chăm ở Ninh Thuận nói riêng và hệ thống Tháp Chăm trên cả nước
6


nói chung; dẫn người đọc bước vào một thế giới huyền bí đậm chất duy linh nhưng khơng
kém phần hấp dẫn: Đó là tháp Chăm và văn hóa Chăm. Thứ hai, trình bày, phân tích và
chỉ rõ đầy đủ những yếu tố Ấn Độ ảnh hưởng đến hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận nói
riêng và cả nước nói chung. Những yếu tố Ấn Độ đó là: Chất liệu xây dựng tháp, tơn giáo
và tín ngưỡng thờ thần, kiến trúc, điêu khắc, thuật phong thủy, chữ viết, sinh hoạt tín
ngưỡng tại đền tháp. Từ đó làm rõ những tị mị và thắc mắc của người đọc. Có thể nói, đề
tài của chúng tơi là một cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh và đầy đủ về “Yếu tố Ấn Độ
trong hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận”. Với sự làm việc cơng phu, trách nhiệm và
nghiêm túc của mình, chúng tơi hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận và tìm thấy những điều mình
cần, những điều mình biết và những điều mình hiểu về Tháp Chăm và hệ thống Tháp Chăm
ở Ninh Thuận.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Nói về các tháp Chăm, về văn hóa nghệ thuật Chăm, chúng ta phải kể đến một số tác giả
tiêu biểu như: Lương Ninh, Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ, Trần Kỳ Phương, Lê Đình
Phụng, Hà Bích Liên,... Có thể nói, GS. Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc
nghiên cứu văn hóa – lịch sử Chăm Pa tại Việt Nam. Những nghiên cứu của ơng mang tính

cổ điển, hàn lâm, trong đó có những nội dung nổi bậc như: Giải mã nội dung các văn bia
cổ Chăm Pa; trình bày về sự hình thành, phát triển của Vương quốc Chăm Pa qua từng thời
kỳ lịch sử; đặc điểm chính của một số phong cách kiến trúc và điêu khắc. Yếu tố Ấn Độ
cũng được thể hiện trong một số tác phẩm của ơng như: Thần tích Hindu giáo và nghệ
thuật tiếu tượng Hindu ở Đông Nam Á (1994), Lịch sử Vương quốc Chăm Pa (2004),
Vương quốc cổ Chăm Pa (2006),... ông cũng đề cập đến sự giao lưu văn hóa giữa Chăm
Pa và Ấn Độ, chỉ ra một số ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Pa.
Đi theo con đường nghiên cứu của GS. Lương Ninh, Ngơ Văn Doanh cũng đã có một số
cơng trình đặc sắc nghiên cứu về văn hóa – nghệ thuật Chăm Pa. Liên quan đến nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc có các tác phẩm: Tháp cổ Champa, sự thật và huyền thoại (1994);
Thánh địa Mỹ Sơn (2003); Văn hóa cổ Chăm Pa (2003), Điêu khắc Chăm Pa (2004); Ấn
Độ và văn hóa Chăm Pa,... Qua các tác phẩm, tác giả đã cho chúng ta một cái nhìn khá
7


tồn diện và sâu sắc về nền văn hóa Chăm Pa; từ kiến trúc, điêu khắc cho đến các loại hình
ca múa, sinh hoạt tín ngưỡng của người Chăm. Đặc biệt, màu sắc của yếu tố Ấn Độ được
Ngô Văn Doanh đề cập đến khá nhiều. Ơng lý giải vì sao văn hóa Ấn Độ du nhập đến Đơng
Nam Á và ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa, vì sao văn hóa Chăm Pa lại chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ, sự hài hịa của yếu tố Ấn Độ trong nghệ thuật kiến trúc – điêu
khắc Chăm Pa,... Bên cạnh những tác phẩm của Ngô Văn Doanh, chúng ta có thể tìm hiểu
văn hóa Chăm qua các bài nghiên cứu của tác giả Lê Đình Phụng. Các tác phẩm: Tìm hiểu
lịch sử kiến trúc tháp Champa (2005), Phong cách Mỹ Sơn E1 trong nghệ thuật điêu khắc
đá Chăm Pa (2006), Giá trị văn hóa của các tháp Chăm ở Bình Định,... Tất cả đã cung cấp
cho chúng ta nhiều hiểu biết về kiến trúc và điêu khắc của Vương quốc Chăm Pa cổ. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đề cập đôi nét về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và các nước
khác thể hiện trong các cơng trình kiến trúc – điêu khắc Chăm Pa.
Ngồi ra, Trần Kỳ Phương cũng là tác giả đóng góp nhiều cơng trình nghiên cứu về Chăm
Pa nổi bật như: Di sản nghệ thuật Chăm tại miền Trung Việt Nam (2001); Thánh đô Mỹ
Sơn – trung tâm nghệ thuật của Vương quốc cổ Chăm Pa (2006); Phế tích Chăm Pa: Khái

luận về kiến trúc đền tháp,... Trần Kỳ Phương đã cho chúng ta thấy một cái nhìn khái quát
về những di sản kiến trúc, điêu khắc mà Chăm Pa để lại. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra cho
chúng ta thấy những hình ảnh của tư tưởng, tơn giáo Ấn Độ thể hiện trong các kiến trúc
đền – tháp Chăm Pa. Chỉ viết riêng về điêu khắc, tác phẩm “Điêu khắc Chăm và thần thoại
Ấn Độ” của Huỳnh Thị Được đã cho chúng ta một cái nhìn so sánh giữa những hình tượng
trong điêu khắc Chăm với nguyên mẫu của nó có trong thần thoại Ấn Độ. Từ cái nhìn so
sánh đó, chúng ta có thể suy ngẫm rằng: Điêu khắc Chăm đã tiếp nhận khá sâu sắc và đậm
nét những yếu tố chất liệu, tơn giáo, tín ngưỡng, triết học, điêu khắc của văn hóa Ấn Độ.
GS. Viện Sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn sách “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” (1999) cũng đã
đề cập một cách khái quát về đặc điểm, sự hình thành, giao lưu và phát triển của Vương
quốc Chăm Pa nói chung và văn hóa Chăm Pa nói riêng. Trong đó, ơng cũng đã trình bày
một cách rõ nét về đặc điểm chung của các tháp Chăm, về phong cách nghệ thuật của các
tháp Chăm. Đặc biệt hơn, ơng cũng đã trình bày những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
8


đến nền nghệ thuật – văn hóa Chăm Pa, nhấn mạnh tín ngưỡng thờ sinh thực khí nam nữ
(Linga – Yoni), kiến trúc – điêu khắc và phong thủy xây dựng các đền tháp, chất dương
tính và tính cách bản địa trong văn hóa Chăm,... GS. Trần Quốc Vượng trong cuốn sách
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” (2009) đã trình bày những nét cơ bản nhất về đặc điểm văn hóa
Chăm, về chất dương tính và ảnh hưởng của yếu tố Ấn Độ đến hệ thống đền tháp Chăm
Pa. Tác giả Bố Xuân Hổ với cuốn sách “Truyền thuyết về các tháp Chăm trên miền đất
cực Nam Trung Bộ” do NXB Văn hóa dân tộc và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm ở
Ninh Thuận xuất bản năm 1995 đã đề cập một cách ngắn gọn về các tháp cổ của người
Chăm ở Ninh Thuận và các tháp khac ở Nha Trang (Khánh Hịa), Phan Thiết (Bình Thuận).
TS. Hà Bích Liên cũng là một tác giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu về Chăm Pa. Bà đã
có những cơng trình, bài viết có giá trị đề cập đến nền nghệ thuật Chăm Pa. Trong luận án
Tiến Sĩ “Quan hệ giữa Vương quốc cổ Chăm Pa với các nước trong khu vực” (bảo vệ năm
2000) của mình, bà đã đề cập đến một số khía cạnh của nghệ thuật Chăm Pa như là một
bằng chứng của sự giao lưu. Các yếu tố của văn hóa Ấn Độ đã được đề cập trong các đoạn

phân tích về tượng Phật Đồng Dương, tháp Mỹ Sơn E1,... Ngồi cơng trình trên, tác giả
cịn có một số bài đăng có giá trị trên tạp chí khoa học như: Nghệ thuật cổ Chăm Pa –
những dấu ấn của sự giao lưu văn hóa khu vực; Về phong cách Mỹ Sơn A1 trong nghệ
thuật Chăm Pa; Phong cách Hindu trong nghệ thuật Chăm Pa cổ,...
Ngoài những tác phẩm đã nêu trên, chúng ta cịn có thể tìm thấy hàng loạt các cơng trình,
bài viết được đăng tải trên mạng Internet khá nhiều và phong phú. Trong đó có những cơng
trình, bài viết đáng lưu ý như: Phan Xuân Biên (Văn hóa Chăm, 1991); Inrasara (Các vấn
đề văn hóa xã hội Chăm, 1999); Văn Món (Lễ Hội Kate người Chăm, 2000); Trương Hữu
Quýnh (Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, 2001); Trần Ngọc Thêm (Tìm hiểu về bản sắc
văn hóa Việt Nam, 1997); Nguyễn Hữu Thơng (Tín ngưỡng thờ mẫu ở miền Trung Việt
Nam, 2001); Điêu khắc Chăm Pa ở Bình Định của Cao Xuân Phổ; Ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ đến tơn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận của Phan Quốc Anh; Di sản nghệ thuật
Chăm tại bảo tàng Guimet của Văn Ngọc, Sakaya (Văn hóa dân gian Chăm với vấn đề
phát triển du lịch, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 9/2001); Nguyễn Tứ Hải (Lễ hội cầu ngư
9


ở Khánh Hịa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 5/1997); Trần Quốc Vượng (Từ một cái nhìn
thánh địa Mỹ Sơn, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 7/1998),...Tất cả các cơng trình nghiên
cứu, bài viết nêu trên đã cung cấp cho chúng ta các nguồn tư liệu quý báu để nghiên cứu,
tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật Chăm; về yếu tố Ấn Độ ảnh hưởng đến nền văn hóa nghệ
thuật Chăm đậm đà bản sắc này.
Nhìn chung, những tác phẩm nghiên cứu về văn hóa Chăm Pa nói chung và nghệ thuật kiến
trúc điêu khắc Chăm Pa nói riêng là khá nhiều và khá phong phú. Tuy nhiên, đa số các tác
phẩm chỉ đề cập một cái phổ quát, chung chung về các yếu tố Ấn Độ, sự ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa nghệ thuật Chăm Pa, đối với đặc điểm chung của hệ thống
đền tháp Chăm Pa chứ chưa trình bày cụ thể, chi tiết yếu tố Ấn Độ và sự ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ trong từng cụm tháp riêng biệt ở mỗi tỉnh thành như: Bình Định, Huế,
Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận,... Đó chính là lý do thúc đẩy chúng tơi nghiên cứu
đề tài này, hồn thiện đề tài trở thành một cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh, có giá trị tham

khảo để những ai quan tâm đến hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận và tìm hiểu về những
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận có thể học tập và
biết thêm nhiều điều bổ ích.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
-

Về mục tiêu của đề tài: Đề tài có mục tiêu là trình bày, hệ thống hóa và làm rõ các
yếu tố Ấn Độ nó ảnh hưởng như thế nào đối với hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận.

-

Về nhiệm vụ của đề tài:
Để giải quyết được mục tiêu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ:
+ Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Chăm Pa cũng như
nền nghệ thuật Chăm Pa. Từ đó chỉ ra con đường của văn hóa Ấn Độ du nhập vào
Việt Nam và lý giải sự tiếp thu văn hóa Ấn Độ của người Chăm.
+Trình bày đặc điểm hệ thống tháp Chăm ở Việt Nam nói chúng và Ninh Thuận nói
riêng; trình bày đặc điểm của văn hóa Chăm và yếu tố Ấn Độ trong thành tố cấu
thành nên văn hóa Chăm.

10


+ Làm rõ các yếu tố Ấn Độ nó ảnh hưởng như thế nào, ra sao đối với hệ thống tháp
Chăm ở Ninh Thuận; chỉ ra các yếu tố Ấn Độ về chất liệu, kiến trúc, điêu khắc, tơn
giáo, tín ngưỡng,... ảnh hưởng đến hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tìm hiểu những ảnh hưởng của yếu tố Ấn Độ

trong hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận.

-

Phạm vi nghiên cứu:
Các yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận được thể hiện giới hạn
trên nền kiến thức lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

5. Đóng góp của đề tài
-

Về mặt khoa học:
Đề tài sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu trong việc tiếp
cận những nguồn tư liệu đồ sộ, phong phú về Chăm Pa, về hệ thống tháp Chăm ở
Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng. Đề tài cũng sẽ giúp cho người đọc có
thể tìm hiểu, học tập và nghiên cứu về Chăm Pa cùng các khía cạnh có liên quan
của nó như: Văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc.

-

Về mặt thực tiễn:
Đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến văn hóa
Chăm Pa, Vương quốc Chăm Pa, đến yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp Chăm ở
Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử


Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử trong quá trình nghiên cứu. Đây là phương pháp đặc
trưng của khoa học lịch sử, với phương pháp sử học sẽ làm rõ những yếu tố Ấn Độ trong
hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận, giúp người đọc hình thành được bức tranh tồn cảnh
về Vương quốc Chăm Pa, nền văn hóa nghệ thuật Chăm Pa.

11


6.2.

Phương pháp nghiên cứu logic

Phương pháp logic được vận dụng để trình bày về nguồn gốc, đặc điểm và biểu hiện của
văn hóa Chăm trong một mối liên hệ biện chứng phù hợp với logic khách quan của tiến
trình lịch sử. Từ đó cho chúng thấy được sự hình thành và phát triển của hệ thống các tháp
Chăm nói chung và tháp Chăm ở Ninh Thuận nói riêng; thấy được sự dung hợp các yếu tố
Ấn Độ trong các tháp Chăm ở Ninh Thuận.
6.3.

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Đây là phương pháp quan trọng để tìm ra tính chất đặc trưng của yếu tố Ấn Độ trong hệ
thống tháp Chăm ở Ninh Thuận. Phân tích và làm rõ các yếu tố Ấn Độ nó ảnh hưởng ở
mức độ như thế nào, có ý nghĩa gì đối với hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận.
6.4.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành
nhằm làm cho việc nghiên cứu có tính tồn diện, đầy đủ trên cơ sở khai thác nội dung các

ngành khoa học có liên quan như: Kiến trúc, điêu khắc, văn học, ngôn ngữ.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chú giải các từ tiếng Chăm Pa, danh mục tài liệu
tham khảo thì cịn có phần nội dung gồm 3 chương như sau:
+ CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH VĂN HÓA ẤN ĐỘ DU NHẬP VÀO VIỆT
NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HỆ THỐNG ĐỀN THÁP CỦA VƯƠNG
QUỐC CỔ CHĂM PA. Trong chương này, chúng tơi trình bày một cách khái lược về sự
hình thành Vương quốc cổ Chăm Pa, về con đường và cách thức Văn hóa Ấn Độ du nhập
vào Chăm Pa, những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (Các yếu tố: Tơn giáo và tín ngưỡng
thờ thần, nghê thuật kiến trúc và điêu khắc, chữ viết, chất liệu xây dựng đền tháp, chất
dương tính hịa quyện cùng chất âm tính trong phong cách nghệ thuật Chăm,...) đến hệ
thống đền tháp Chăm Pa nói chung. Từ đó đi đến kết luận: Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh
hưởng khá mạnh mẽ và đậm nét văn hóa Ấn Độ.
12


+ CHƯƠNG 2: YẾU TỐ ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH
THUẬN. Đây là chương chính của đề tài. Trong chương này, chúng tơi trình bày khá cặn
kẽ, tỉ mỉ và chi tiết các yếu tố Ấn Độ vừa kể ở trên có ảnh hưởng đậm nét đến hệ thống
tháp Chăm ở Ninh Thuận. Từ đó đi đến khẳng định: Hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận
mang đậm dấu ấn của văn hóa Ấn Độ, từ chất liệu xây dựng cho đến kiến trúc điêu khắc,
tơn giáo tín ngưỡng, chữ viết và sinh hoạt của người Chăm. Tuy nhiên, người Chăm cũng
đã tạo nên cho mình một nền văn hóa Chăm bản địa mang bản sắc riêng.
+ CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ. Trong chương này, chúng tôi đánh giá lại
những kết quả nghiên cứu đã đạt được ở chương 1, và chương 2. Từ đó đưa ra những nhận
xét về q trình văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến hệ thống
đền tháp của Vương quốc cổ Chăm Pa; về yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp Chăm ở Ninh
Thuận; về đặc trưng của kiến trúc tháp Chăm; về ý nghĩa tâm linh của hệ thống Tháp Chăm
đối với người Chăm; nêu ra những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tháp Chăm; đánh
giá về việc bảo tồn hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận.


13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QT Q TRÌNH VĂN HĨA ẤN ĐỘ DU
NHẬP VÀO VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HỆ
THỐNG ĐỀN THÁP CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ CHĂM PA
1.1.

Sự ra đời của Vương quốc cổ Chăm pa
Vương quốc Chăm Pa hình thành và phát triển trên dải ven biển miền Trung Việt

Nam và một phần cao nguyên Trường Sơn. Cư dân – chủ nhân của vương quốc này là
người Chăm. Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo –Polynesian di cư đến đất liền
Đông Nam Á vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ I và II trước Công Nguyên. Người
Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng năm 200 sau
công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tơn giáo và chính trị
của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm
chính là hậu duệ về mặt ngơn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ.
Theo sử liệu Trung Quốc, Vương quốc cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với
sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là Vương quốc Lâm Ấp (xứ
rừng) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, trị vì bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay.
Vương quốc Chăm Pa sau khi thành lập đã nhanh chóng vươn lên xây dựng chính
quyền và nền văn hóa riêng để khẳng định vị trí của dân tộc mình.
1.2.

Bối cảnh du nhập
Việt Nam là một nước được xem như là điểm hội tụ của các nền văn hóa


Đơng – Tây và dĩ nhiên cũng là nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai nền văn hóa Phương
Đơng đó là văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Đặc biệt, sự ra đời của vương quốc
Chăm Pa ở ven biển miền Trung Việt Nam cùng với sự ảnh hưởng rõ nét từ văn hóa Ấn
Độ đã tạo nên những nét độc đáo tại khu vực này.

14


Theo sử liệu Trung Quốc, Vương quốc cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên
với tên là nước Lâm Ấp - được thành lập năm 192, thừa lúc nhà Hậu Hán suy yếu, một
viên chức quận Tượng Lâm (phía Nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh đạo
người Chăm nổi lên khởi nghĩa chống lại nhà Hán dành thắng lợi, lập nên nước Lâm Ấp
(xứ Rừng).
“Tân Thư” - một thư tịch cổ Trung Quốc năm 280 đã xác định: “Vương quốc
về phía Nam, giáp nước Phù Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và liên kết với nhau, lợi
dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc”1. Từ thời điểm đó (năm 192),
trên dải đất miền Trung Việt Nam nổi lên một tiểu quốc độc lập - mang tên là Lâm Ấp, sau
gọi là Chăm Pa2.
Vương quốc Chăm Pa sau khi thành lập đã nhanh chóng vươn lên xây dựng
chính quyền và nền văn hóa riêng để khẳng định vị trí của dân tộc mình. Theo nhiều tài
liệu khảo cổ, trước khi nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thì các cơng trình nghệ thuật
của Chăm Pa chủ yếu được dựng bằng vật liệu nhẹ (tre, gỗ, lá). Và chính văn hóa Ấn Độ
là chất xúc tác, khơi nguồn trong việc tạo dựng truyền thống xây dựng những đền tháp
bằng vật liệu bền chắc cùng những họa tiết trang trí mềm mại và gợi cảm.
Ở vương triều đầu tiên của vương quốc Champa là Simhapura đã chứa đựng
rất nhiều yếu tố Hindu. Ngay trong tên nước, tên hiệu các vị vua, tên các thành phố, và chữ
Phạn cũng được sử dụng. Đặc biệt truyền thống của văn hóa Ấn Độ cịn được thể hiện rõ
trên các hình tượng, họa tiết điêu khắc: các tượng thần, tượng Phật… Và thông qua nhiều
tác phẩm kiến trúc, điêu khắc chúng ta còn nhận thấy văn hóa Ấn Độ cịn ảnh hưởng đến
Champa gián tiếp qua các nước Chân Lạp, Phù Nam, Java…

Theo các nhà nghiên cứu thì văn hóa Ấn Độ được truyền vào khu vực
Đông Nam Á từ những thế kỉ trước Công Nguyên. Khi các thương nhân Ấn Độ chuyển
1Viện

nghiên cứu Đông Nam Á (1995), Việt Nam - Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr. 82.
2

Trần Ngọc Thêm, (1997), “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục, tr120.

15


hướng sang phương Đơng, tìm đến xứ sở của vàng và hương liệu ở khu vực Đông Nam Á.
Chăm Pa có một vị trí địa lý hết sức quan trọng. Với vị trí thuộc vùng bán đảo Đơng Dương,
cùng với vai trò của biển đã khiến Chăm Pa trở thành “ngã tư đường” hay “cầu nối” của
những tuyến đường thương mại trên thế giới. Bờ biển miền Trung Việt Nam là nơi cập
bến, ghé chân của mọi tàu thuyền trên đường Đông - Tây, từ Ấn Độ đến Trung Quốc và
ngược lại. Vì nơi đây có thể tránh được nhiều giông bão và san hô đá ngầm và là nơi các
hải thuyền mua tiếp nước và lương thực. Lãnh thổ Chăm Pa xưa còn rất giàu nguồn tài
nguyên thiên nhiên: “Nơi đó có bốn mùa ấm áp, cỏ cây tốt tươi, bốn mùa đều ăn rau sống”3.
Có “đồi mồi, vỏ bối, ngà voi, gỗ trầm”. Đặc biệt Chăm Pa từ xưa vốn nổi tiếng là “xứ
Trầm”, mà “người ta phải mua gỗ trầm bằng lượng vàng nặng tương đương”4. Chính những
điều này đã thu hút rất nhiều thương nhân nước ngồi đến trao đổi và bn bán, trong đó
có các thuyền bn Ấn Độ. Chính trên những con thuyền thương mại tới Chăm Pa, họ
mang theo cả những yếu tố văn hóa tới đất nước này. Do đó mà văn hóa Trung Hoa, Ấn
Độ, Campuchia, các đế quốc hùng mạnh trên biển như Srivijava, Majapahit trên bán đảo
Mã Lai đều có ảnh hưởng tới văn hóa Chăm Pa. Trong đó mối quan hệ giữa Chăm Pa với
Ấn Độ là mối quan hệ giao lưu sớm nhất, có hệ thống, có tổ chức nhất và ảnh hưởng sâu
đậm nhất. Cuộc sống ở Champa thuận lợi nên khơng ít thương nhân Ấn Độ đã định cư lại

đây để sinh sống và chính họ là những người đã truyền bá văn hóa cũng như tôn giáo Ấn
Độ vào Chăm Pa.
Vào những thế kỷ đầu Cơng ngun, nền văn hóa Chăm Pa đã ra đời trên
cơ sở tiếp nhận nền văn hóa Ấn Độ. Trong khoảng mười thế kỷ sau đó, văn hóa Ấn Độ
vẫn tiếp tục lan tỏa xuống khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt động của nhà truyền giáo
và các thương nhân. Bất chấp những rối ren trong nội bộ, những mối quan hệ hịa bình hay
chiến tranh giữa Chăm Pa với các nước, văn hóa Ấn Độ vẫn du nhập vào Chăm Pa và được
người Chăm đón nhận dựa trên sự đồng cảm về mặt tư tưởng. Có thể nói, xuyên suốt lịch
sử văn hóa Chăm là dấu ấn của văn hóa Ấn Độ. Điều này được thể hiện qua tất cả những

3Phạm Đức
4Huỳnh

Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.32.
Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb Đà Nẵng, tr. 32.

16


thành tố văn hóa Chăm từ hệ thống chính trị, đến chữ viết, văn hóa, lịch pháp, rồi tơn giáo,
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và ca múa nhạc.
Như vậy, thương nhân và người dân Ấn Độ chính là những người đầu
tiên đã truyền bá văn hóa, tơn giáo Ấn Độ tới Chăm Pa. Yếu tố thương mại là nhân tố
đầu tiên dẫn đến sự giao lưu văn hóa Ấn - Chăm.
1.3.

Những nội dung chính của văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam

1.3.1. Tơn giáo và tín ngưỡng thờ thần
Ấn Độ được mệnh danh là “xứ sở của thần linh”. Thật vậy, khơng có ở nơi nào mà

thế giới lại tâm linh lại phong phú như ở Ấn Độ. Trong đời sống của người Ấn Độ, tôn
giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu. Trong số những tôn giáo đã ra đời trên
“lục địa tinh thần”, Hindu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng
nhất đối với văn hóa Ấn Độ. Đây cũng là hai tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Chăm Pa.
Trong các tư liệu khảo cổ học, nhất là các bia kí Chăm cho thấy tơn giáo Ấn Độ đã
đến với vương quốc Chăm Pa từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi lập quốc, Chăm Pa đã xây
dựng nhà nước vương quyền kết hợp với thần quyền. Theo thời gian, cùng với sự xuất hiện
ngày càng nhiều của những đồn thuyền bn, những tu sĩ, nhà sư, văn hóa Ấn Độ cũng
như tinh thần của Phật giáo, Hindu giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã thâm nhập sâu hơn
vào trong tâm thức, đời sống tinh thần của người Chăm5.
Sự ảnh hưởng về mặt tôn giáo được thể hiện rõ qua việc một trong thời gian dài
cư dân Chăm Pa lấy Ấn Độ giáo làm tơn giáo chính thống của họ. Từ đó tơn giáo ảnh
hưởng tới mọi mặt trong xã hội, nhất là nghệ thuật. Ở đây, xét tới đối tượng chung được
thờ cúng trong các đền tháp là thờ Phật và các vị thần Hindu. Những vị thần bản địa của
họ cũng được thờ trong hình ảnh một vị thần Ấn Độ nào đó. Người Chăm đồng nhất nhà

5

Ngơ Văn Doanh, (1994), “Văn hóa Chăm Pa”, NXB Giáo dục, tr74.

17


vua của mình với thần thánh, đó cũng là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Đặc biệt, những quan
điểm của người Ấn Độ về kiến trúc và tinh thần Hindu thì vẫn được Chăm Pa lưu giữ.
Người Chăm xưa thường xây dựng đền - tháp của mình ở đồng bằng, trên những vùng đất
cao ráo gần nguồn nước thiêng: Sông, biển hoặc trên núi thiêng - sườn núi. Đó cũng là
những vị trí mà người Ấn Độ ưu tiên chọn lựa nhằm đảm bảo sự thanh khiết của các đền
đài, sự hài lòng của các vị thần và tạo thuận lợi cho việc tế tự. Hay những đền - tháp thường

mang hình núi Meru (biểu trưng của Ấn Độ giáo).
Trong các tơn giáo ở Ấn Độ thì Hindu giáo và Phật giáo là hai tơn giáo lớn và có
ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nền văn hóa Ấn Độ. Và cũng có ảnh hưởng lớn đến các nước
khu vực Đơng Nam Á, đặc biệt là nước Chăm Pa cũng nhận những ảnh hưởng đậm nét từ
hai tôn giáo lớn này.
 Bà La Môn giáo và 3 nguồn gốc của văn hóa Chăm (Nguồn gốc bản địa – khu
vực - Ấn Độ)6:
Từ khi người Chăm thoát khỏi ách độ hộ của Trung Hoa và lập quốc vào thế kỷ II,
liên hệ với Trung Hoa cũng hầu như khơng cịn. Thay vào đó là sự tiếp xúc với văn hóa Ấn
Độ và, do văn hóa Ấn Độ khơng mang theo chiến tranh, nên nó được người Chăm vui vẻ
tiếp nhận. Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng
từ thế kỷ 7 đến hết thế kỷ 15 khi quốc gia Chăm Pa chấm dứt sự tồn tại của mình. Trong
từng ấy thế kỷ, ảnh hưởng này để lại lớn đến mức nhiều người chỉ nhìn thấy những yếu tố
Ấn Độ trong văn hóa Chăm.
Nói đến ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm thì Bà La Mơn giáo là yếu
tố quan trọng nhất. Bà La Mơn giáo (Brahmanism) hình thành trên cơ sở kinh Vê đa do
người Aryan từ phía Tây Bắc lục địa trung Á di cư tới Ấn Độ đưa vào, là tôn giáo thờ thần
Brahma ( nghĩa là Đại hồn) – Một ý niệm trừu tượng của kinh Vê đa. Brahma là chủa tể
các thần, nguồn gốc của vũ trụ, hiện ở 3 ngôi như một thể thống nhất của bộ 3 vị thần:

6

Trần Ngọc Thêm, (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục, tr223.

18


Brahma – thần Sáng tạo, Vishnu – thần Bảo Tồn và Siva – thần Hủy diệt. Sau khi đạo Phật
lụi tàn trên Ấn Độ, Bà La Môn giáo được chuyển hóa dần thành Ấn Độ giáo (Hinduism).
Tuy nhiên thì văn hóa Chăm cũng mang một màu sắc bản địa riêng, là sự tổng hòa

của cả nguồn ảnh hưởng khu vực và bản địa. Đặc trưng điển hình của nguồn bản địa là chất
dương tính trong tính cách Chăm. Do đặc điểm địa hình của vùng duyên hải miền trung,
khu vực có nguồn tài ngun q (trầm hương, vàng,...) và khí hậu khắc nghiệt buộc con
người phải vật lộn với thiên nhiên, giành giật với các nước láng giềng xung quanh nên tính
cách của người Chăm mang đậm nét dương tính (Tính cách cứng rắn, cương nghị, thượng
võ và có phần hiếu chiến).
Tuy chất dương tính có mạnh, nhưng sống trong vùng Đông Nam Á nông nghiệp,
người Chăm tất yếu kế thừa ảnh hưởng của văn hóa khu vực mà đặc trưng điển hình là
khuynh hướng hài hịa âm dương có phần thiên về âm tính với triết lý âm dương trong nhận
thức và tục sùng bái thờ sinh thực khí trong tín ngưỡng.
Văn hóa Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó nổi bật nhất là bộ 3 tơn giáo
– kiến trúc – điêu khắc. Trong đó thì tơn giáo đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong đời
sống người Chăm, nó được vật chất hóa qua điêu khắc và kiến trúc.
 Ảnh hưởng của Hindu giáo đối với quốc gia Chăm Pa
Hindu giáo là tôn giáo ra đời dựa trên sự kế thừa những tư tưởng của các tơn giáo
cổ, đó là bước phát triển cao hơn của tôn giáo cổ Ấn Độ, từ đạo Veda tới đạo Balamon, rồi
tới đạo Hindu. Hindu thờ ba vị thần chủ là Brahman - thần sáng tạo, Vishnu - thần Bảo tồn,
Siva - thần hủy diệt. Tuy sản sinh ra nhiều vị thần khác nhau, nhưng đạo Hindu luôn đề
cao sự hợp nhất7. Ba vị thần này có sự liên hệ mật thiết với nhau trong một chu kỳ biện
chứng vừa thống nhất vừa độc lập. Có khi thần hủy diệt Siva lại có biểu hiện bảo tồn, sáng
tạo… Thần Brahma là vị thần đứng đầu nhưng lại khơng có vai trị như thần Vishnu và
Siva, cũng khơng được tơn kính bằng. Với quan niệm triết học Ấn Độ vũ trụ cũng thống

7

Ngơ Văn Doanh, (1994), “Văn hóa Chăm Pa”, NXB Giáo dục, tr74.

19



nhất (được gọi là Brahman). Vũ trụ Brahman sinh ra linh hồn con người Atman, khi con
người chết thì linh hồn lại quay về với cội nguồn sinh ra nó. Hindu giáo cịn giải thích số
phận con người và chỉ ra ba con đường giải thốt, đó là tu hành khổ hạnh, làm điều thiện,
tránh điều ác và sùng tín. Và sùng tín là con đường giải thốt rộng rãi nhất. Chỉ cần tơn
kính thần thánh, hiến dâng và hướng về Đấng tối cao bằng cả tình yêu của mình.
Các tài liệu, bia kí Chăm Pa trước thế kỷ VII cho chúng ta biết nhiều về sự hiện diện
của Ấn Độ giáo tại xứ này. Bốn bia ký bằng chữ Phạn kiểu Pallaya tìm thấy ở Quảng Nam
và Phú Yên của vua Bhadravarman có ghi chép về vị thần Bhadresvarman. Từ đầu thế kỷ
VII, chúng ta biết về tôn giáo Chăm Pa qua những bia kí của vua Sambhuvarman. Từ năm
653, khi vua Vikrantavarman I (653 - 685) lên ngôi. Qua những bia kí cịn lại của hai vị
vua Vikrantavarman I và Vikrantavarman II chúng ta biết thêm nhiều ảnh hưởng của Ấn
Độ với tôn giáo Chăm Pa, đặc biệt với Balamon giáo. Các bia kí chứng minh tầm quan
trọng của khu vực Mỹ Sơn và liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Siva. Qua các bia lí
của Vikrantavarman I và II, chúng ta được biết, Visnu giáo đã song song tồn tại bên cạnh
Siva giáo. Người ta còn tìm thấy ba bia kí ( hai của Indravarman I (787 - 801) và một của
Vikrantavarman III (829 - 854) ở Phan Rang nói tới Visnu giáo. Như vậy, dưới vương triều
đầu tiên của vương quốc Chăm Pa - vương triều Gangaraji (cuối thế kỷ II - đầu thế kỳ IX),
những tơn giáo chính ở Ấn Độ, trong số đó có Ấn Độ giáo đã phổ biến rộng ở khu vực phía
Bắc (vùng Amaravati xưa của Chăm Pa)8.
Giai đoạn tiếp theo ( X - XII) là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Chăm Pa. Tuy
nhiên, hoạt động tôn giáo vẫn được thể hiện rõ qua những bia ký tìm được thơng qua tấm
bia kí Hóa Q, Nhan Biểu, Hà Trung ở Quảng Trị, ta có thể phác thảo được một các sơ
khởi về bức tranh hỗn dung tôn giáo đến kì lạ ở Chăm Pa. Nếu như ở các thời kỳ trước, hai
tôn giáo là Visnu và Siva giáo ln tồn tại song song thì thời kỳ này, cả hai khơng chỉ cùng
tồn tại song song mà cịn như cùng hịa bào, khơng bài xích nhau trong ý niệm của người

Lê Thị Mộng Trinh, (2008), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Chăm Pa”, Luận văn Ths
Lịch sử thế giới, ĐHSP TPHCM.
8


20


theo tôn giáo này hay tôn giáo khác. Dường như ở Chăm Pa thời kỳ này có một cái gì đó
gần như nhị giáo đồng nguyên.
Từ năm 1074, khi Harivarman IV lên ngôi, Chăm Pa mới bắt đầu yên ổn. Theo các
tài liệu bia kí, ơng đã đem hết sức ra để đem lại cho Chăm Pa sự tráng lệ xưa, đã phụ hồi
cố đô Sinhapura, lập nhiều đền thờ ở Mỹ Sơn. Bia Mỹ Sơn D3 ca ngợi và so sánh vua với
các thần Ấn Độ: Krisna, Kama, Indra, Brahma, và Siva - gần như tất cả các vị thần chính
của Ấn Độ giáo (cả Siva giáo và Visnu giáo).
Một tấm bia kí khác của vua Suryavarmadeva (1192 - 1203) lại chứng minh sự tơn
trọng tín ngưỡng Siva giáo thông qua việc nhà vua dâng cúng tặng phẩm cho vị thần Siva
Mỹ Sơn là Bhadresvara để được công lao ở thế giới này và thế giới kia. Với bia kí trên
tượng Visnu tìm thấy ở Biên Hịa có niên đại 1421 của Nauk Klaim Vijaya lại là bằng
chứng về Visnu giáo ở Chăm Pa. Đó là một trong những bia kí cuối cùng được tìm thấy có
nội dung về sự ảnh hưởng của Balamon giáo đến Chăm Pa. Qua vài bia kí ít ỏi cịn lại cộng
thêm với các nguồn tài liệu khác, chúng ta vẫn biết khá rõ là cho đến những ngày cuối
cùng, những tôn giáo Ấn Độ vẫn ngự trị ở Chăm Pa.
Từ những khái quát về sự du nhập cũng như sự tiếp nhận những tơn giáo Ấn Độ
ở Chăm Pa trong suốt q trình lịch sử, có thể thấy suốt 12 thế kỷ tồn tại, Chăm Pa liên
tục lấy những tôn giáo Ấn Độ làm tơn giáo của mình (giai đoạn sau Chăm Pa tiếp nhận
thêm Hồi giáo và bản địa hóa thành Bani giáo)9. Cũng như nhiều quốc gia cổ khác ở
Đông Nam Á, Chăm Pa khơng có kì thị tơn giáo, mà ngược lại bao trùm lên toàn bộ lịch
sử Chăm Pa là sự hỗn dung giữa tất cả tôn giáo và giáo phái của Ấn Độ. “Người dân Chăm
Pa đã tiếp nhận tất cả: Tư duy triết học tâm linh, đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo, tình
thương của Visnu giáo và cả tính hung bạo và quyền lực của Siva giáo. Tôn giáo Ấn Độ
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của người Chăm, hướng tới quan niệm sự

9


Lê Thị Mộng Trinh, (2008), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Chăm Pa”, Luận văn Ths
Lịch sử thế giới, ĐHSP TPHCM.

21


đồng nhất con người và vũ trụ, với thần linh, giữa tiểu ngã Atman và đại ngã Brahma”10.
Tính chất Siva giáo là đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chăm.
 Sự ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ tới Chăm Pa
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên, trong bối
cảnh đạo Balamon có những dấu hiệu suy thối và người dân Ấn Độ khổ cực dưới chế độ
đẳng cấp nghặt nghèo, sự xuất hiện của hình ảnh Phật Tổ và cõi Niết Bàn bình yên, hạnh
phúc đã lay động được lịng người. Dưới thời trị vì của vua Asoka (273 - 232 TCN), Phật
giáo có điều kiện truyền bá ra thế giới.
Bằng chứng cho thấy niên đại sớm nhất mà Phật giáo được truyền đến Chăm
Pa là tấm bia Võ Cạnh ở Nha Trang viết bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ III - V. bia nói
tới ảnh hưởng rất rõ của văn hóa Ấn Độ, của các tăng lữ Ấn Độ đối với tôn giáo và xã hội
của vương quốc Chăm Pa. “Với tấm bia Võ Cạnh, chúng ta có một bằng chứng vật chất
đầu tiên và cũng là cổ nhất ở Đơng Nam Á nói về Phật giáo khu vực này”11.
Qua việc khảo cổ và nghiên cứu tượng Phật cũng đưa ra được cái nhìn tổng
quát về ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ tới Chăm Pa trong giai đoạn đầu ( thế kỷ II - thế
kỷ VII). Một pho tượng Phật đã được tìm thấy ở Đồng Dương (Quảng Nam - Đà Nẵng).
Đây là pho tượng thể hiện Đức Phật đứng, hai tay hướng cân xứng nhau, ra phía trước. Pho
tượng là một bằng chứng của Phật giáo Amaravati của Ấn Độ đối với tơn giáo Chăm Pa
nói chung và vùng Đơng Dương nói riêng. Các nhà khảo cổ học thuộc Trường Viễn Đông
Bác Cổ (EFFO) đã khai quật và phát hiện được một nhóm tượng Phật khốc áo che kín cả
hai vai ở Quảng Khê ( Quảng Trị). Tượng Phật có lồng ngực hẹp, hai cánh tay trần, y phục
xiết chặt vào cơ thể. Những điều này nêu ra đặc trưng có khả năng cao cho thấy rằng:
Tượng Phật Quảng Khê gắn với các loại đồng thau của nghệ thuật Môn - Dvaravati hóa


10Phan

Quốc Anh ( 2005), Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Chăm Pa, Văn hóa nghệ thuật Ninh Thuận, (9), tr. 32.

11Phan

Quốc Anh ( 2005), Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Chăm Pa, Văn hóa nghệ thuật Ninh Thuận, (9), tr. 23 - 27.

22


hòa với phong cách Gupta của Ấn Độ. Sự hiện diện của các tượng Phật của Chăm Pa ở
Đồng Dương và qua những nguồn sử liệu trên chứng tỏ rằng: Ngay từ những thế kỷ trước
Công nguyên, Phật giáo đã được truyền bá tới Chăm Pa, nhưng có lẽ phải chờ đến những
năm đầu Công nguyên thế kỷ II - VII thì Phật giáo mới đóng một vai trị đáng kể tại vương
quốc Chăm Pa.
1.3.2. Lĩnh vực kiến trúc
J. Auboyer là một trong những tác giả nghiên cứu về mặt nghệ thuật, đã khẳng định
rằng: Trong lĩnh vực nghệ thuật, nguồn cảm hứng do Ấn Độ mang lại là một nhân tố quyết
định mà người ta không thể đo lường cả về chiều rộng cũng như các thể thức. Cụ thể là
chưa có một miền nào trong vùng này có một tác phẩm cổ mà không chịu ảnh hưởng của
Ấn Độ.
Cũng như Ấn Độ, ở Chăm Pa, sự có mặt của Phật giáo và Hindu giáo đã dẫn đến sự
xuất hiện của hàng loạt cơng trình. Người Chăm đã xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc,
có cả những thành lũy quân sự như thành Khu Túc, thành Lồi, thành Hồ,… nhưng chủ yếu
là kiến trúc đền tháp. Người dân Chăm Pa đã tiếp nhận triệt để nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ.
Hầu như tất cả mơ hình đền tháp cũng như các hình tượng của thần linh…của kiến trúc
Chăm Pa đều có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Ảnh hưởng đầu tiên là về vật liệu xây dựng đền tháp: Trước khi chịu ảnh hưởng của
Ấn Độ, ở Chăm Pa chưa có truyền thống xây dựng đền tháp bằng vật liệu bền, mang tính

biểu tượng sâu sắc và chưa quen với việc thể hiện các hình tượng lên mặt đá một cách gợi
cảm như của Ấn Độ.
Ảnh hưởng thứ hai là trong quan điểm xây dựng đền tháp: Người Chăm thường
xây dựng đền - tháp của mình ở đồng bằng, trên những vùng đất cao ráo gần nguồn nước
thiêng. Đó cũng là những vị trí mà người Ấn Độ ưu tiên chọn lựa nhằm đảm bảo sự thanh
khiết của các đền đài, sự hài lòng của các vị thần và tạo thuận lợi cho việc tế tự.

23


Ảnh hưởng thứ ba là đối tượng được thờ cúng trong đền tháp: Cũng như ở Ấn Độ,
đến tháp Chăm Pa để thờ Phật và các vị thần Hindu. Những vị thần bản địa và vua của họ
cũng được thờ trong hình ảnh của một vị thần Ấn Độ.
Đặc biệt, Chăm Pa đã tiếp thu và thể hiện rất thành công quan niệm kiến trúc kết
hợp với điêu khắc của Ấn Độ. Đó là trên bề mặt tường ngồi thân tháp, các cửa giả… được
chạm khắc công phu. Cửa giả lớn bao giờ cũng có một vị chư tiên hộ trì đền với gương mặt
thành kính, tay cầm hoa sen, ba tấm cửa thường thể hiện nữ thần Laska, nữ thần của sắc
đẹp, sự trù phú và hưng thịnh. Ngoài các cửa giả, tường ngồi của thân tháp cịn được trang
trí bằng những trụ áp. Chân trụ áp, nơi tiếp giáp với chân tháp thường được trang trí những
vịm cuốn nhỏ trạm trổ hoa lá. Đầu trụ áp, nơi tiếp xúc với mái tháp được thể hiện hình
ngọn lửa thiêng cách điệu, thiên nữ Apsara hay thủy quái Makara12. Đặc biệt là phía trên
và phía trước của tháp được trang trí bằng các tượng các vũ nữ nhảy múa bên cạnh những
nhạc cơng thổi kèn, đánh trống trong khn hình tam giác. Có thể nói, mỗi đền tháp là một
sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật chạm khắc.
Đối với những kiến trúc Phật giáo Chăm Pa. Tuy người Chăm không khoét núi để
tạo thành những phức hợp chùa Hang tuyệt mỹ như Atjanta của Ấn Độ, nhưng họ cũng đã
tạo ra những ngôi chùa trong các hang động tự nhiên đẹp như tranh ( Phong Nha, Lạc
Sơn…). Ngoài ra người Chăm còn xây dựng những đền miếu thờ Phật lộ thiên.
Xét riêng về kiến trúc Hindu giáo ở Chăm Pa: Tháp cổ Chăm Pa ảnh hưởng từ
Ấn Độ ở những khía cạnh sau: Một là, nó có cấu trúc mang hình núi Mê Ru (núi Vàng)

với bố cục hướng tâm, các trụ quay ra bốn hướng, mặt tiền quay về hướng Đông (hướng
mặt trời mọc – nguồn của sự sống). Về cấu trúc quần thể, các tháp Chăm tập hợp theo hai
loại: Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần
Bramha, Visnu, Siva. Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva
và các tháp phụ vây quanh. Loại này xuất hiện muộn hơn (khoảng thế kỷ IX trở về sau).

12

Phan Xuân Biên, (1991), “Văn hóa Chăm”, NXB tri thức, tr 112.

24


Thứ hai, về chức năng của đền tháp Hindu, theo quan điểm của những người Ấn
Độ giáo, thánh đường hay đền thờ là dinh thự của thần. Bởi vậy, người Ấn Độ cũng như
người Chăm gọi thánh đường bằng từ devalaya (nơi thờ thần) hay devakutidve (nơi ngự trị
của thần). Vị thần cư trú rất cụ thể ở đền thờ dưới dạng một tượng thờ. Mỗi đền thờ trong
khu vực thánh địa đều có những chức năng riêng: có đền thờ lớn thờ các vị thần chính, đền
thờ nhỏ dành cho vợ, đồ tùy tùng, vật cưỡi của thần chính.
Thứ ba, tháp Hindu của Chăm Pa được xây dựng theo kỹ thuật truyền thống của
Ấn Độ (kỹ thuật vòm giật cấp và kỹ thuật kết hợp giữa các trụ áp tường theo chiều dọc).
Để diễn tả hình ảnh vũ trụ thu nhỏ, đền tháp Chăm Pa được xây dựng thành một tổng thể
gồm một ngơi đền chính với những cơng trình tháp phụ, những đền miếu nhỏ và bờ tường
thấp bao quanh. Một vài khu tháp bố trí giống các đền Bắc Ấn: Các kiến trúc nằm gần nhau
trên cùng một bệ cao. Tuy nhiên, phần lớn các kiến trúc thường được bố trí thành một quần
thể trải rộng giống các đền tháp Nam Ấn. Chịu ảnh hưởng nhiều của tháp thờ kiểu Vimanna
miền Nam Ấn Độ, cấu trúc tháp thờ Cham Pa thường có bình đồ hình vng hay hình chữ
nhật, mái tháp kim tự tháp nhiều tầng. Là nơi cư ngụ của chư thần, chánh điện trong tháp
thờ thường được thể hiện như một hang động. Đối diện với tháp chính, phía sau cổng tháp
cổng, người ta đặt một bàn thờ nhỏ. Ở Ấn Độ, bàn thờ này được dùng để đặt cốc gọi là Ba

– la phì – tha13. Nhìn bề ngồi tháp Chăm là một cấu trúc nhiều tầng. Tầng cuối cùng làm
cái vỏ cho gian điện, bên ngồi là những hình ốp. Các tầng tháp nối nhau nhỏ dần lên đỉnh,
ở tháp Pô Klong Garai, mỗi tầng lại có tượng Siva làm bằng đá.
Như vậy, nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi phong
cách kiến trúc Ấn Độ, đặc biệt là trước thế kỷ VII.
1.3.3. Lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc
Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, nghệ thuật điêu khắc tôn giáo Ấn
Độ đã du nhập vào Chăm Pa và được người Chăm tiếp nhận. Cũng như Ấn Độ, nghệ thuật
13

Phan Xuân Biên, (1991), “Văn hóa Chăm”, NXB tri thức, tr114.

25


×