Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục) công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại trường tiểu học vĩnh thịnh a, huyện hòa bình, tỉnh bạc liêu, năm học 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.4 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUÁN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỞNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THPT, TỈNH BẠC LIÊU

CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A, HUYỆN HỊA BÌNH,
TỈNH BẠC LIÊU, NĂM HỌC 2018 - 2019

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG UYÊN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A,
XÃ VĨNH THỊNH HUYỆN HỊA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU

Bạc Liêu, ngày 15 tháng 11 năm 2018

1

download by :


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa q thầy, cơ!
Qua thời gian học tập Lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông, bản
thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm hay mà Quý
thầy cơ đã tận tình truyền đạt, bên cạnh đó, tơi cũng đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ
và giúp đỡ của các cơ quan quản lí lớp học. Với lịng biết ơn sâu sắc và chân thành
nhất, tơi xin chân thành cảm ơn:
- Trường Cán bộ quản lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
- Q thầy cơ giảng viên trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh đã khơng quản đường xa đến với lớp học; thầy cơ rất nhiệt tình, đầy tâm huyết


chia sẻ, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng quý báu và
đó cũng là hành trang để vững tin hơn khi bước vào công tác quản lý thời gian sắp tới.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Hịa Bình – Bạc Liêu đã tạo điều kiện cho tôi
được tham gia học tập lớp học này.
- Hiệu trưởng trường tiểu học Vĩnh Thịnh A– huyện Hịa Bình – Bạc Liêu đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia đầy đủ thời gian học tập và nhiệt tình cung cấp
một số tài liệu, thơng tin của nhà trường để tơi được hồn thành tiểu luận của mình.
Kính thưa quý thầy cô!
Bản thân đã rất cố gắng nhưng do điều kiện thời gian, do khả năng có hạn nên
chắc rằng nội dung tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tơi rất mong được
đón nhận sự góp ý của lãnh đạo và q thầy cơ.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q lãnh đạo, q thầy cơ dồi dào sức khỏe và
thành công trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
Người viết

Nguyễn Thị Phương Uyên

2

download by :


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Lời cảm ơn


1

Mục lục

2

Danh mục viết tắt

3

I. Lý do chọn đề tài

4-5

1. Lý do pháp lý

4

2. Lý do lý luận

5

3. Lý do thực tiễn

6

II. Tình hình thực tế về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại
trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

6-18


1. Khái quát về trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc

6

Liêu.
2. Thực trạng về cơng tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường tiểu
học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

7

3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để cải tiến công tác tự

8-9

đánh giá tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
4. Kinh nghiệm thực tế về công tác tự đánh giá của trường trường tiểu học
Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

10-19

III. Kế hoạch hành động đối với công tác tự đánh giá của trường tiểu
học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

19-24

IV. Kết luận và kiến nghị

25-26


1. Kết luận

25

2. Kiến nghị

25

Tài liệu tham thảo

26

3

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG CỤ THỂ

STT

VIẾT TẮT

1

Ban đại diện

BĐD


2

Cơ sở vật chất

CSVC

3

Cha mẹ học sinh

CMHS

4

Chất lượng giáo dục

CLGD

5

Giáo viên

GV

6

Học sinh

HS


7

Hội đồng



8

Hội đồng tự đánh giá

9

Hiệu trưởng

10

Kiểm định chất lượng giáo dục

11

Phó hiệu trưởng

PHT

12

Tự đáng giá

TĐG


13

TW

HĐTĐG
HT
KĐCLGD

Trung ương

4

download by :


CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A, HUYỆN HỊA BÌNH,
TỈNH BẠC LIÊU, NĂM HỌC 2018-2019

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do pháp lý:
Kiểm định chất lượng giáo dục đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều
17, Luật Giáo dục (2015) quy định: “KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi
cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để
xã hội biết và giám sát”.
Nghị định 75/2006/NĐ-CP và Nghị định 31/2011/NĐ-CP đã cụ thể các nội
dung của công tác KĐCLGD cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ
thống KĐCLGD, định kỳ KĐCLGD, công khai kết quả KĐCLGD”.

Bộ GD-ĐT đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể, từng bước tạo ra
chuyển biến tích cực về CLGD ở các trường học. Trong KĐCLGD, công tác TĐG là
một bước rất quan trọng trong quy trình kiểm định. Để thực hiện tiểu luận của mình, tơi
căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:
- Điều 17, Điều 19, Điều 58 Luật Giáo dục 2005.
- Chỉ thị 46/2008/CT- BGDĐT, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ GD-ĐT triển
khai “TĐG hằng năm để cải tiến nâng cao CLGD”.
- Thông tư 42/2012/TT – BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ GD-ĐT
về việc ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá CLGD và quy trình, chu kỳ
KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Công văn 8987/KTKĐCLGD – KĐPT, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ
GD&ĐT về việc Hướng dẫn TĐG và đánh giá ngồi cơ sở giáo dục phổ thơng và cơ sở
giáo dục thường xuyên.
- Công văn 46/KTKĐCLGD –KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Bộ GDĐT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.
- Thông tư 2210/BGDĐT- KTKĐCLGD, ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ
GD-ĐT về Chỉ đạo đơn giản hóa việc thu thập minh chứng ở một số tiêu chuẩn, tiêu
chí trong KĐCLGD.
2. Lý do lý luận:
5

download by :


Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động đánh giá
(bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
của cơ quan quản lý nhà nước.
Tự đánh giá chất lượng giáo dục là họat động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của

cơ sở giáo dục phổ thông theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT
ban hành nhằm giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong
từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và nâng cao các
hoạt động giáo dục.
Quy trình KĐCL gồm 4 bước: TĐG của cơ sở giáo dục; Đăng kí đánh giá
ngồi; Đánh giá ngồi cơ sở giáo dục; Cơng nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn CLGD
và cấp giấy chứng nhận CLGD. Trong bốn bước trên, bước TĐG của cơ sở giáo dục có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường. TĐG của
cơ sở giáo dục phổ thông là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, TĐG của nhà trường
căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ GD-ĐT ban hành nhằm chỉ ra điểm
mạnh, điểm yếu của trường mình, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng có tính
khả thi và thực hiện các biện pháp đó để nâng cao chất lượng một cách liên tục.
TĐG thể hiện được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, là một quá
trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, địi hỏi nhiều cơng sức, thời gian, có sự
tham gia của nhiều cá nhân trong nhà trường. Vì thế, TĐG địi hỏi sự chính xác, tính
khách quan, trung thực và công khai, các kết luận, giải thích phải dựa trên thơng tin,
minh chứng cụ thể.
Nội dung của TĐG gồm 5 Tiêu chuẩn, được thực hiện theo một quy trình chặt
chẽ gồm 6 bước:
- Thành lập hội đồng TĐG.
- Xây dựng kế hoạch TĐG.
- Thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin, minh chứng.
- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo TĐG.
- Công bố báo cáo TĐG.
Công tác TĐG có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh
giá ngồi và đạt mục đích của KĐCL của nhà trường. Mỗi người quản lý đều có cách
tổ chức hoạt động riêng, người quản lí giỏi là người biết vận dụng, xử lí cơng việc một
cách linh hoạt sáng tạo, có cơ sở lý luận rõ ràng nhưng luôn luôn gắn với thực tiễn hiện
trạng của đơn vị.

3. Lý do thực tiễn:
6

download by :


Thực tế trong nhiều năm qua, công tác TĐG tại trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A,
huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu đã được thực hiện và từng bước có đi vào chiều sâu.
Hoạt động TĐG của trường nhìn chung là tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi
quyết định cơ bản có thơng qua thống nhất chung. Tuy nhiên, qua quá trình được
nghiên cứu, học tập chuyên đề 7 “Đánh giá, KĐCLGD phổ thông” tại lớp Bồi dưỡng
Cán bộ quản lí giáo dục, tơi nhận thấy rằng, cơng tác TĐG của nhà trường vẫn còn một
vài bất cập, đánh giá đơi lúc chưa thật sự sâu sát, tính xác thực và khách quan chưa cao,
Hội đồng TĐG cũng có căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD-ĐT để tiến
hành xem xét, thu thập thông tin, minh chứng, báo cáo, nhưng đôi lúc việc xử lý thông
tin, minh chứng chưa rõ ràng, thiếu thuyết phục; công tác lưu trữ hồ sơ chưa khoa học;
trường có chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu nhưng mô tả hiện trạng chưa sâu. Từ đó,
biện pháp cụ thể điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề
ra đúng với u cầu TĐG cịn mang tính hình thức, chung chung. Vấn đề chấn chỉnh,
khắc phục hạn chế trong TĐG nói riêng, cơng tác KĐCLGD của nhà trường nói chung
hiện nay vẫn là vấn đề cấp bách và quan trọng, cần điều chỉnh phù hợp.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu năm học 2018 2019”, trong đó trọng tâm là cơng tác TĐG để nghiên cứu với mong muốn: Vận dụng
những kiến thức thầy cô truyền đạt, với kinh nghiệm thực tiễn trải nghiệm góp phần
nâng cao chất lượng cơng tác TĐG nói riêng, CLGD tồn diện nhà trường nói chung,
từng bước góp phần đưa nhà trường phát triển xứng tầm với yêu cầu của xã hội.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CƠNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A:
1. Khái quát về trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc
Liêu:

Trường tiểu học Vĩnh Thịnh A được thành lập theo Quyết định số
1768/QĐ.UB, ngày 05/9/2001 của Chủ tịch UBND huyện Hồ Bình.
Trường thuộc xã nghèo, vùng sâu, ven biển; tồn trường có 18 lớp/549 học
sinh; gồm 02 điểm trường Vĩnh Lạc và Vĩnh Lập; điểm Vĩnh Lạc là điểm trung tâm
có 422 HS/13 lớp, Vĩnh Lập là điểm lẻ có 127 HS/5 lớp; cách nhau khoảng 3 km,
tuyến đường giao thơng chính là lộ nhựa nên thuận lợi cho HS đi học.
Điểm trung tâm trường tọa lạc tại ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh; đây là khu vực
trung tâm của xã, có mật độ dân cư khá đông, tập trung buôn bán tại chợ Cống Cái
Cùng; nhìn chung, trường có nhiều thuận lợi so với các trường khác trên địa bàn cả về
vị trí địa lý, cơng tác xã hội hóa giáo dục và việc tổ chức các hoạt động giáo dục.
Trong những năm qua, trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và
sự chỉ đạo sâu sát của Phòng GD-ĐT huyện Hồ Bình, sự hỗ trợ của Ban đại diện
CMHS nên CSVC ngày càng hoàn thiện, hiệu quả đào tạo ngày càng cao, chất lượng
7

download by :


mũi nhọn và đại trà luôn được cải thiện lực, vị thế và thương hiệu của nhà trường ngày
càng được khẳng định.
Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo Thông tư số 59/2012/BGDĐT ngày
28 tháng 12 năm 2012 của Bộ GD-ĐT (Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 19 tháng
6 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu).
Trường tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài được Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu
kiểm tra, công nhận trường là cơ sở CLGD đạt Cấp độ 3 năm học 2015 – 2016 theo
Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 (Quyết định 2278/QĐSGDĐT, ngày 27/11/2015).
Xác định rõ mục đích của TĐG, nhiều năm liền tập thể đơn vị không ngừng
phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục toàn diện để đáp ứng các tiêu chuẩn CLGD
do Bộ GD-ĐT ban hành. Nhiều năm liền trường đạt Danh hiệu thi đua Tập thể Lao
động Xuất sắc được UBND tỉnh Bạc Liêu Bằng khen. Nhiều năm liền trường còn nhận

Cờ Ba trong khối thi đua cấp Tiểu học của tỉnh. Về cá nhân, có 01 CBQL được Bằng
khen Thủ tướng Chính phủ, 3 GV đạt GV Giỏi cấp tỉnh, có hơn 2/3 trong tổng số GV
là GV Giỏi cấp huyện; liên tiếp nhiều năm liền trường có HS đạt giải Huy chương Bạc
trong Hội khỏe Phù Đổng, giải I-II Hội thi Viết chữ đẹp, Hoa phượng đỏ, Thiếu nhi kể
chuyện Bác Hồ... cấp tỉnh, huyện.
2. Thực trạng về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại trường Vĩnh
Thịnh A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu:
HT có nhận thức đúng đắn về nội dung, vai trị, mục đích, ý nghĩa và quy trình
thực hiện công tác TĐG CLGD trong nhà trường; thường xuyên triển khai các văn bản
chỉ đạo của ngành cũng như của cấp trên về tầm quan trọng công tác TĐG trong các
buổi họp Hội đồng sự phạm; đồng thời phối hợp với Ban chấp hành Cơng đồn tun
truyền vận động GV của trường tích cực nâng cao hiểu biết và đồng thuận trong công
tác TĐG.
HT thành lập HĐTĐG của nhà trường đúng số lượng, thành phần cơ cấu gồm
16 thành viên. Các thành viên trong HĐ được lựa chọn từ những cán bộ chủ chốt, có
nhiều kinh nghiệm và năng lực phân tích, đánh giá các hoạt động của nhà trường. Các
thành viên trong HĐTĐG được chia thành 5 nhóm chia theo 5 tiêu chuẩn; mỗi nhóm
đều có nhóm trưởng, nhóm phó và thư ký. Trong HĐTĐG có ban thư ký HĐ, thành
viên trong ban thư ký được chọn là những người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình,
có năng lực soạn thảo văn bản.
Sau khi thành lập HĐTĐG, nhà trường tổ chức triển khai tập huấn nghiệp vụ
TĐG cho các thành viên; ngồi ra, nhà trường cịn mời đại diện Ban đại diện CMHS
của trường tham gia tập huấn. HĐTĐG thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch TĐG
và triển khai cho toàn thể Hội đồng sư phạm. Trước khi triển khai kế hoạch, HT giải
8

download by :


thích rõ về mục đích, u cầu của cơng tác TĐG, ý nghĩa của việc thu thập thông tin,

minh chứng, hệ thống dữ liệu cần thu thập ở đâu, cần xem nguồn gốc minh chứng,
nhắc nhở tránh lấy nhầm hoặc sai minh chứng ở những tiêu chí, minh chứng phải có độ
tin cậy, sự tương thích với tiêu chuẩn, phù hợp với nội hàm, sau đó phân cơng nhiệm
vụ cụ thể cho các thành viên.
HT quán triệt kỹ Thông tư 2210/BGDĐT-KTKĐCLGD, có dự kiến các nguồn
lực hỗ trợ trong cơng tác thu thập thơng tin, minh chứng. Các nhóm sau khi hồn thành
cơng việc thu thập thơng tin, minh chứng thì tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá
mặt mạnh, mặt yếu rồi đi đến thống nhất việc đề ra biện pháp cải tiến khắc phục và
nâng cao. Mỗi thành viên nhóm viết vào phiếu đánh giá TĐG mức độ đạt được của
từng tiêu chí. Hồn thành báo cáo TĐG theo yêu cầu. HT công khai báo cáo TĐG
trước HĐ sư phạm, gợi ý một số vấn đề cần tập trung góp ý bản báo cáo. Tập thể có ý
kiến góp ý, thư ký HĐ TĐG ghi nhận. HT có kế hoạch xem xét và điều chỉnh. Kết thúc
quá trình TĐG và gửi báo cáo về cấp trên.
Trong thời gian chỉ đạo, chú ý đến việc động viên, nhắc nhở tiến độ cơng việc.
Có tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Đối chiếu với các quy định theo Thông tư số 42/2012/QĐ-BGDĐT, xác định
được hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, xác định được kế hoạch cải tiến chất
lượng giáo dục theo từng tiêu chí. Nhà trường từng bước phấn đấu thực hiện các biện
pháp cải tiến chất lượng để nâng cao CLGD lộ trình..
3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để cải tiến công tác tự
đánh giá tại trường tiểu học Vĩnh Thịnh A, huyện Hịa Bình, Bạc Liêu:
3.1. Điểm mạnh:
- Lãnh đạo trường có nhận thức đúng đắn về cơng tác TĐG, nghiên cứu và nắm
vững các văn bản chỉ đạo và quy trình thực hiện cơng tác TĐG; cập nhật kịp thời các
văn bản hướng dẫn về công tác TĐG; được tập huấn công tác KĐCL do Sở GD-ĐT tổ
chức và thường xun tham gia Đồn đánh giá ngồi theo phân cơng của Sở GD-ĐT.
- Cơ cấu thành viên trong HĐ đảm bảo chất và lượng, là những người có năng
lực, có tinh thần trách nhiệm cao, tạo được sự đồng thuận trong tập thể.
- Xây dựng kế hoạch TĐG đúng mục tiêu, đúng cấu trúc, khoa học, khả thi.
- Được sự đồng thuận cao trong HĐ sư phạm, Ban đại diện CMHS và chính

quyền địa phương về cơng tác KĐCL.
3.2. Điểm yếu:
- Do thời gian, năng lực cá nhân nên công tác tập huấn, triển khai, truyền đạt lại
cho các thành viên về công tác TĐG chưa sâu sát.

9

download by :


- Thành viên trong HĐTĐG cịn phải làm nhiều cơng việc chính nên việc nghiên
cứu tài liệu, văn bản chỉ đạo chưa sâu; tiến độ và chất lượng của công tác TĐG chưa
đạt hiệu quả như mong đợi.
- Sự nhìn nhận về yêu cầu của từng chỉ số, từng tiêu chí chưa sâu, chỉ mới nhìn
nhận khía cạnh bên ngồi, chưa đánh giá, nhìn nhận bên trong và chưa có sự so sánh.
- Mới chú trọng đến việc tìm minh chứng chứ chưa chú ý nhiều đến việc xử lí
và lưu trữ minh chứng, nhất là xử lý minh chứng thiếu.
- Kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, chưa sát với yêu cầu tiêu chí,
chưa thể hiện rõ thời gian thực hiện và thời gian phối hợp; chưa cụ thể về nhân lực, vật
lực phối hợp.
- Chế độ bồi dưỡng phục vụ cơng tác TĐG cịn gặp khó khăn vì chưa có nguồn
chi cụ thể.
3.3. Cơ hội:
- Cơng tác KĐCLGD luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện
rất rõ trong Luật Giáo dục (2005), Nghị quyết TW, các Nghị định của Chính phủ...
- Chính quyền địa phương, mạnh thường quân quan tâm đến hoạt động giáo dục
của nhà trường cũng như phối hợp, hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT cung cấp văn bản kịp thời; có chú ý đến công việc
kiểm tra, đôn đốc rút kinh nghiệm về công tác TĐG, KĐCLGD.
3.4. Thách thức:

Giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó
khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay; mặt khác chúng ta đang chuẩn bị
mọi điều kiện để thực hiện việc thay đổi chương trình sách giáo khoa, do đó việc nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất là yêu cầu cần phải thực hiện.
Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, cần được thực
hiện một cách bài bản, có tầm chiến lược, huy động đơng đảo các lực lượng xã hội
tham gia, với nhiều giải pháp khác nhau, đáp ứng được những yêu cầu phát triển và hội
nhập. Nhu cầu học tập của người dân tăng lên, giáo dục chất lượng là nhu cầu cấp thiết,
nhân dân sẽ cần đến những hình thức học tập đa dạng và phải được trang bị kiến thức,
kỹ năng để có những cơ hội thực hiện được phương thức học tập suốt đời. Với yêu cầu
đó, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa cực kì quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước.
Để thực hiện tốt trọng trách của mình, mỗi đơn vị trường học, từng giáo viên
cần phải tham gia quy trình TĐG, qua đó đánh giá được một cách đầy đủ về năng lực
giáo dục của đơn vị và là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ở những giai đoạn
tiếp theo.
10

download by :


4. Kinh nghiệm về công tác tự đánh giá của trường tiểu học Vĩnh Thịnh A,
huyện Hịa Bình, Bạc Liêu:
HT nhà trường có nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của
công tác TĐG, là người nhận thức sâu về cơ sở pháp lý và lý luận. Tuy nhiên do cơng
tác TĐG vẫn cịn được xem là mới, là cơng việc khó khăn, phức tạp. Vì thế, khơng chỉ
người lãnh đạo hiểu mà cịn địi hỏi cả tập thể HĐ nhà trường nói chung và tất cả các
thành viên trong HĐTĐG phải hiểu vấn đề và làm được vấn đề. Xác định được vai trò
trên, từ năm 2015 nhà trường đăng ký ĐGN và được Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu công

nhận đạt “Chuẩn CLGD cấp độ 3”. Sau khi đã được công nhận, nhà trường liên tục,
nghiêm túc thực hiện, phấn đấu khắc phục hạn chế, thực hiện các biện pháp cải tiến
chất lượng để nâng cao CLGD. Tính đến thời điểm này, đối chiếu đánh giá 5 tiêu
chuẩn, 28 tiêu chí, 84 chỉ số theo Thơng tư số 42/2012/QĐ-BGDĐT thì trường đã đạt
được 84/84 chỉ số, tỷ lệ 100% và 28/28 tiêu chí, tỷ lệ 100%.
Song song, bên cạnh những gì đạt được thì trường vẫn cịn tồn tại một số hạn
chế trong q trình thực hiện. Để khắc phục được những yếu kém, tồn tại trên, trường
đã xem xét, đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn và đưa ra biện pháp khắc phục:
1.1.Thành lập Hội đồng TĐG:
Quán triệt để nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học
sinh, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể ở địa phương về vai trị và mục đích
quan trọng của KĐCLGD. Chỉ khi nào, tất cả các lực lượng trong và ngồi nhà trường
đều có nhận thức đúng đắn, đồng tình, tham gia tích cực thì KĐCLGD mới thu được
hiệu quả thực sự.
HT họp lãnh đạo, trao đổi lựa chọn nhân sự để cơ cấu vào HĐ: Bố trí những cán
bộ chủ chốt là người có năng lực, có trách nhiệm, có khả năng thực thi nhiệm vụ, có
khả năng phân tích tư vấn cho Chủ tịch về cơng tác TĐG. Trao đổi trước với nhân sự
chuẩn bị cơ cấu; bố trí đúng năng lực sở trường của những người tham gia vào những
tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp.
- Thành cơng: HT nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa công tác TĐG, chọn được
người hiểu và làm được việc.
- Chưa thành cơng: Những người có năng lực thường cơng việc nhiều, chồng
chéo, áp lực nên rất vất vả và có khi hồn thành khơng đúng thời gian quy định, nôi
dung chưa sâu.
- Cải tiến: Kế hoạch cần cụ thể về thời gian cả bắt đầu, thời gian thực hiện và
kết thúc để thành viên chủ động trong công việc. Huy động các lực lượng trong và
ngoài nhà trường tham gia hoạt động TĐG.
4.2. Xây dựng kế hoạch TĐG:

11


download by :


- Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ
phận, từng cá nhân và quy định rõ thời gian phải hoàn thành, tránh chung chung và
hình thức; kế hoạch phải phù hợp với điều kiện, hồn cảnh đơn vị, tránh bố trí vào thời
điểm như tuyển sinh, sơ kết, tổng kết, các sự kiện lớn...
- Công việc bao giờ cũng đi kèm nguồn lực (con người, phương tiện, tài
chính...).
- Thống nhất nguyên tắc thực hiện công việc:
+ HĐTĐG làm việc theo nguyên tắc khoa học, tập trung dân chủ dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của CTHĐ.
+ Thành viên có trách nhiệm giúp việc cho CTHĐ trong suốt quá trình thực hiện
hoạt động TĐG.
+ Quá trình TĐG cần tập hợp được nhiều cán bộ quản lý, GV, nhân viên tham
gia tìm thơng tin, minh chứng, đóng góp ý kiến. Điều đó sẽ góp phần nâng cao năng
lực tổ chức, quản lý và hình thành ý thức thực hiện công việc một cách khoa học.
- Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên:
+ CTHĐ: Chịu trách nhiệm chính trước Phịng GD-ĐT về hoạt động TĐG và
bản báo cáo TĐG cuối cùng của trường; tổ chức hoạt động TĐG, điều động nhân sự,
tài chính...
- Các Phó CTHĐ: Thực hiện các nhiệm vụ do CTHĐ phân công; giúp CTHĐ
quản lý công việc khi CTHĐ vắng mặt; kiểm tra tiến độ cơng việc của các nhóm cơng
tác chun trách; góp ý cho bản báo cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung.
- Các uỷ viên: Thực hiện các nhiệm vụ do CTHĐ phân cơng; góp ý cho bản báo
cáo các tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo chung.
HĐTĐG có trách nhiệm phản biện và góp ý cho bản báo cáo đánh giá sơ thảo và
báo cáo cuối cùng; tư vấn cho CTHĐ khi xây dựng kế hoạch TĐG.
* Một số biểu mẫu minh họa cơ bản trong Kế hoạch TĐG của trường:

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT
Họ và tên
1 Vũ Trường Sinh

Chức vụ
Hiệu trưởng

Nhiệm vụ
Chủ tịch HĐ

2
3
4
5
6
7

Nguyễn Thị Phương Uyên
Dương Hữu Đạt
Đặng Quốc Dương
Thái Chi Lăng
Lê Kim Hiền
Nguyễn Ba Tèo

Phó Hiệu trưởng
CTCĐ
GV. Văn thư
GV.TPT Đội
GV.Tổ trưởng 1

GV.Tổ trưởng 2

Phó Chủ tịch HĐ
Phó Chủ tịch HĐ
Thư ký HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ

8

Văn Hoàng Vũ

GV.Tổ trưởng 3

Uỷ viên HĐ

Chữ ký

12

download by :


9

Ngô Tuyết Hằng

GV.Tổ trưởng 4


Uỷ viên HĐ

10

Trần Thị Kiều Trang

GV.Tổ trưởng 5

11

Vũ Văn Sáng

KT.Tổ trưởng Tổ VP

Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ

12

Nguyễn Minh Hiếu

GV.TTND

Uỷ viên HĐ

13
14
15

Phan Thị Thanh Thảo

Nguyễn Kim Hiền
Phùng Thanh Sang

NV. Thư viện
GV. Mỹ thuật
Giáo viên

Uỷ viên HĐ

16

Nguyễn Thị Bình

TT
1
2
3
4
5
6

TT
1
2
3
4
5
6

TT


1

Uỷ viên HĐ
Uỷ viên HĐ

Uỷ viên HĐ
Giáo viên
DANH SÁCH NHĨM THƯ KÝ

Chức danh
Nhiệm vụ
trong HĐ
Đặng Quốc Dương
Giáo viên
Nhóm
Tổng hợp chung
trưởng
Nguyễn Thị Bình
Giáo viên
Thành viên
Tổng hợp tiêu chuẩn 1
Phùng Thanh Sang
Giáo viên
Thành viên
Tổng hợp tiêu chuẩn 2
Lê Kim Hiền
Giáo viên
Thành viên
Tổng hợp tiêu chuẩn 3

Nguyễn Ba Tèo
Giáo viên
Thành viên
Tổng hợp tiêu chuẩn 4
Trần Thị Kiều Trang
Giáo viên
Thành viên
Tổng hợp tiêu chuẩn 5
DANH SÁCH NHĨM CƠNG TÁC SỐ 1 - PHỤ TRÁCH TIÊU CHUẨN 1
Họ và tên

Chức vụ

Họ và tên
Dương Hữu Đạt

Chức danh
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng Chỉ đạo đánh giá Tiêu chuẩn 1
Thành viên
Viết báo cáo Tiêu chuẩn 1
Nguyễn Thị Bình
Ngơ Tuyết Hằng
Thành viên
Thu nhập thơng tin, minh chứng,
hồn thành phiếu đánh giá tiêu chí
Thành viên
Lâm Thị Hoa
thuộc Tiêu chuẩn 1
Đặng Quốc Dương

Thành viên
Ng. Thị Duyên Anh
Thành viên
DỰ KIẾN CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỜI ĐIỂM HUY ĐỘNG
Tiêu
chuẩn

Các hoạt động

Các nguồn
lực cần
được huy
động

Thời
điểm huy
động

Ghi
chú

1. Cơ cấ u tổ chức bô ̣ máy.
2. Lớp ho ̣c, số ho ̣c sinh, điểm trường.
3. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm
vụ của các tổ CM, văn phịng.
BGH, Tổ
Tổ chức 4. Chấp hành chủ trương, chính sách của
VP,

Đảng, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo

Khối
Ngày
quản lý Quy chế dân chủ.
trưởng, 25 hàng
nhà
5. Quản lý hành chính, thực hiện các phong TPT, thư tháng
trường trào thi đua.
ký, GV
6. Quản lý các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c, quản lý đứng lớp
CB, GV, NV, HS, quản lý tài chính, cơ sở
vật chất.
7. Đảm bảo an ninh trật tự, an tồn; phịng
13

download by :


chống bạo lực, dịch bệnh, các hiểm họa
thiên tai, các tệ nạn xã hội .

2

CBQL,
GV,
NV, HS

3

Cơ sở
vâ ̣t chấ t

và trang
thiết bị
dạy học

4

Quan
hệ giữa
nhà
trường,
gia đình
và xh

5

Hoa ̣t
đô ̣ng
giáo
dục và
kết quả
giáo
du ̣c

1.Năng lực triể n khai các hoa ̣t đô ̣ng của
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
2. Số lượng, trình độ đào tạo của GV.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại GV và việc đảm
bảo các quyền của giáo viên.
4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo
chế độ, chính sách đối với nhân viên.

5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu
cầu theo quy định.
1. Khuôn viên, cổ ng trường, biển trường,
tường rào bảo vê ̣, sân chơi, baĩ tâ ̣p.
2. Phòng ho ̣c, bảng, bàn ghế.
3. Khối phòng, trang thiết bị văn phịng
phục vụ cơng tác quản lý, dạy và học.
4. Cơng trình vê ̣ sinh, nhà để xe, nước
sa ̣ch, thoát nước, thu gom rác.
5. Thư viê ̣n đáp ứng nhu cầ u nghiên cứu,
ho ̣c tâ ̣p của CB, GV, NV và HS.
6. Thiế t bi,̣ đồ dùng dạy học và hiệu quả sử
du ̣ng thiết bị, đồ dùng.
1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
2. Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp với các tở chức đoàn thể
ở điạ phương để huy đô ̣ng nguồ n lực.
3. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể , huy
động sự tham gia của cộng đồng để giáo
dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc,
thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế
hoạch dạy học, các quy định về CM.
2. Các hoa ̣t đơ ̣ng ngồi giờ lên lớp.
3. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục
THĐ ĐT.
4. Kế t quả xếp loại GD của ho ̣c sinh.
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo
du ̣c thể chấ t, ý thức bảo vệ môi trường.

6. Hiệu quả hoạt động GD.
7. Giáo dục KN sống, tạo cơ hội cho HS
học tập một cách tích cực, chủ động, sáng
tạo.

BGH,
BCHCĐ

Ngày
25 hàng
tháng

BGH –
GV –
TPTTVTB

Ngày
25 hàng
tháng

BGH GV TPT

Ngày
25 hàng
tháng

BGH, kế
toán, thủ
Ngày
quỹ, ban 25 hàng

thanh tra
tháng
nhân dân

THỜI GIAN BIỂU
Thời gian thực hiện tự đánh giá khoảng 4 tháng, từ 01 tháng 02 năm 2018 đến 30
tháng 6 năm 2019 (khoảng 20 tuần), theo lịch trình sau:
14

download by :


Thời
gian
Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3
-7

Tuần 8
Tuần
9-10
Tuần
11-12
Tuần
13-14
Tuần
15

Tuần
16
Tuần
17
Tuần
18

Các hoạt động
- Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và nhân
sự Hội đồng tự đánh giá (TĐG);
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên; phân công dự thảo kế hoạch TĐG.
- Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên của nhà trường;
- Tổ chức hội thảo về nghiệp vụ triển khai TĐG cho các thành viên của Hội
đồng TĐG, giáo viên và nhân viên;
- Hoàn thành kế hoạch TĐG.
- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG;
- Thu thập thơng tin và minh chứng;
- Mã hố các thơng tin và minh chứng thu được;
- Cá nhân, nhóm cơng tác chun trách hồn thiện các Phiếu đánh giá tiêu chí.
Họp Hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;
- Xác định những thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung;
- Điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết.
- Thu thập, xử lý thông tin, minh chứng bổ sung (nếu cần thiết);
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG .
- Dự thảo báo cáo TĐG;
- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG.
- Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;

- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về
báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;
- Hồn thiện báo cáo TĐG.
- Họp Hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa;
- Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng
góp.
Xử lý các ý kiến đóng góp và hồn thiện báo cáo TĐG
Cơng bố báo cáo TĐG đã hồn thiện (trong nội bộ nhà trường)
- Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình TĐG;
- Nộp báo cáo TĐG.

(Nội dung và thời gian biểu của kế hoạch này nếu có thay đổi sẽ được Hội
đồng TĐG thơng báo đến các thành viên).
4.3.Việc thu thập, xử lí, phân tích các minh chứng:
Để việc thu thập, xử lý, phân tích các minh chứng được xác định trước hết phải
phân tích tiêu chí, tìm minh chứng.
* Phân tích tiêu chí:
Phân tích tiêu chí là xác định đúng, đủ nội hàm (yêu cầu) của chỉ số, tiêu chí
trong từng điều kiện cụ thể của nhà trường.

15

download by :


Khi phân tích tiêu chí, tìm minh chứng cho tiêu chí, chỉ số cần lưu ý: Mỗi chỉ số
có một hoặc nhiều nội hàm, nên phải xác định đúng, đủ nội hàm của các chỉ số; trong
mỗi tiêu chí, chỉ số thường có những từ, cụm từ quan trọng có nghĩa như là: từ khóa",
nên chú ý những từ này để xác định đúng nội hàm.
Để phân tích cụ thể các nội hàm của chỉ số, tiêu chí và đánh giá những nội hàm

đó, nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời (ứng với nội hàm) câu hỏi như: Nhà trường có
hay khơng lập kế hoạch thực hiện yêu cầu. Nhà trường đã thực hiện, đã hoàn thành, đã
đạt yêu cầu chưa. Những yêu cầu đã đạt được của nhà trường so với các trường khác
cùng có điều kiện tương đồng, so với các yêu cầu chung như thế nào. Nhà trường đã
thực hiện "vượt trên" yêu cầu như thế nào. Nhà trường rà soát, kiểm tra việc thực hiện
yêu cầu như thế nào. Những bằng chứng để khẳng định nhà trường có kế hoạch, thực
hiện yêu cầu, rà sốt, kiểm tra việc thực hiện u cầu đó khơng.
Trả lời câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định hướng được
việc thu thập minh chứng và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quy trình tự đánh giá.
* Thu thập minh chứng:
Sau khi xác định đúng, đủ nội hàm chỉ số, tiêu chí, Hội đồng TĐG thảo luận về
dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí, nhóm cơng tác, cá nhân được
phân công tiến hành thu thập minh chứng.
Minh chứng có thể được hiểu là các văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng đĩa hình, hiện
vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với nội hàm của chỉ số, tiêu chí. Minh
chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận
định, kết luận trong mục "Mô tả hiện trạng" từng tiêu chí của báo cáo TĐG.
Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục phổ thơng, các cơ
quan có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động của
cơ sở giáo dục phổ thông. Minh chứng phải có nguồn góc rõ ràng và đảm bảo tính
chính xác.
Nhóm cơng tác hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng, sắp xếp minh
chứng theo thứ tự nội hàm chỉ số, tiêu chí của tiêu chuẩn.Trong trường hợp khơng tìm
thấy minh chứng cho chỉ số, tiêu chí nào đó thì Hội đồng sẽ nêu rõ nguyên nhân trong
phiếu đánh giá tiêu chí.
Xử lý và phân tích các minh chứng: Có những minh chứng có thể sử dụng ngay
để làm minh chứng nhưng minh chứng phải qua xử lý, phân tích tổng hợp mới có thể
sử dụng để làm minh chứng cho các nhận định, kết luận trong mục "Mô tả hiện trạng".
Ví dụ, hầu hết minh chứng thu được sau các kết quả khảo sát , điều tra phòng vấn và
quan sát các hoạt động của trường phải xử lý thành dạng số liệu tổng hợp mới có thể

đưa vào làm minh chứng trong mục "Mô tả hiện trạng".

16

download by :


Các minh chứng phù hợp với nội hàm chỉ số, tiêu chí sẽ được sử dụng trong
mục "Mơ tả hiện trạng" của phiếu đánh giá tiêu chí. Các minh chứng này, trước khi sử
dụng cần thiết phải mã hóa minh chứng với mục đích gọn, tiện tra cứu.
* Sử dụng minh chứng:
Mỗi minh chứng thì chỉ mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chí
trong một tiêu chuẩn hoặc nhiều tiêu chuẩn thì mang mã minh chứng của tiêu chuẩn,
tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất.
Mỗi phân tích, nhận định mơ tả trong mục "Mơ tả hiện trạng" của báo cá TĐG
phải có minh chứng đi kèm. Cần lựa chọn một, hoặc vài minh chứng phù hợp với nội
hàm của chỉ số, tiêu chí và ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi phân tích, mơ tả, nhận
định. Trường hợp một nhận định trong phần mô tả hiện trạng có từ 2 minh chứng trở
lên thì mã minh chứng được đặt liền nhau, cách nhau dấu chấm phẩy (;).

Chỉ
số

Mã thông
tin, minh
chứng

Tên thông tin, minh chứng

I.Tiêu chuẩn 1. Tổ chức và quản lý của nhà trường: (H1)

1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định
Điều lệ trường:
H1.1.01.01 - Quyết định HT, PHT
a

H1.1.01.02

H1.1.01.03
H1.1.01.04
b
H1.1.01.05
H1.1.01.06
H1.1.01.07
H1.1.01.08
c

H1.1.01.09
H1.1.01.10
H1.1.01.11
H1.1.01.12

Số/ ngày,
tháng ban
hành,
thời điểm
quan sát

Nơi ban
hành
hoặc

người
thực
hiện

- 8.2015

UBND
huyện
PGD-ĐT

- Quyết định thành lập Hội đồng Trường - 11.2013
- Biên bản Đại hội thành lập Hội đồng
Trường, Nghị quyết
- Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua- - 9.2015
Khen thưởng, Tư vấn…
- Quyết định thành lập tổ chức Đảng, - 8.2015
Nghị quyết Chi bộ.
- Quyết định thành lập tổ chức Cơng
đồn, Nghị quyết.
- Quyết định thành lập tổ chức Chi đoàn,
Đội, Nghị quyết.
- Quyết định hoặc báo cáo Sao nhi đồng
- Quyết định thành lập tổ Chun mơn,
Văn phịng.
- Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng Chuyện
mơn, Văn phịng.
- Báo cáo của tổ Chuyện mơn, Văn
phịng
- Nghị quyết tổ, Biên bản SHCM
- Kế hoạch năm, tháng, tuần.


Ghi
chú

KT
CT
HĐT

HT

VT

ĐU xã,
Chi bộ
BCHCĐ

BTC
B
CTC
Đ
TPT

Xã đoàn

TPT

- 9.2015

BTCĐ,
TPT

HT

- 9.2015

HT

VP

TT

TT

TT
TT

TT
TT

- 9.2015
- 9.2015

VP

17

download by :


d)Viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo TĐG:
Thực trạng viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo TĐG hiện nay tại trường có

thực hiện nhưng chưa thành cơng cao. Bởi vì độ sai sót, sửa chữa xảy ra nhiều trong
thực hiện. Nguyên nhân là vì thiếu kiểm tra kết quả hoặc kiểm tra sơ sài.
Giải pháp cải tiến hiện trạng trên:
- Cá nhân được phân công viết báo cáo theo tiêu chí, cá nhân viết xong thì nên
nộp cho thư ký nhóm, thư ký xem xét một bước nộp cho trưởng nhóm. Trưởng nhóm tổ
chức cho phản biện chéo (có xây dựng phiếu phản biện: mơ tả hiện trạng, điểm mạnh,
điểm yếu và kế hoạch cải tiến). Sau phản biện chéo, cá nhân kiểm, trao đổi và điều
chỉnh (nếu có) rồi nộp lại cho thư ký nhóm, thư ký nhóm nộp cho trưởng nhóm, trưởng
nhóm nộp cho thư ký HĐTĐG.
- Thư ký HĐTĐG tổng hợp nộp cho CTHĐ, CTHĐ phân công phản biện chéo
lần 2 (phân công các tiêu chí, tiêu chuẩn gần nhau). Sau phản biện chéo, thống nhất
nộp thư ký HĐ, thư ký HĐ tổng hợp.
Phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo thực hiện theo quy trình như vậy là rất thành
cơng, vì: Qua phản biện chéo, tạo độ tin cậy, giá trị cao về các phiếu; chất lượng phiếu
đánh giá thấy sát hơn về hiện trạng để biết được điểm mạnh, điểm yếu mà có kế hoạch
cải tiến tốt hơn (kế hoạch cải tiến cần xác định rõ mục tiêu mạnh, yếu; công việc, thời
gian, con người thực hiện, điều kiện và đơn vị phối hợp).
Bài học kinh nghiệm: Để đảm bảo sự đồng thuận giữa người phản biện và người
thực hiện (có so sánh cụ thể), HT cần hướng dẫn xây dựng được phiếu góp ý cụ thể.
Phiếu góp ý phải đảm bảo nội dung: đúng về cấu trúc, nhận xét về lỗi chính tả, cách
hành văn; về nội hàm có đủ chưa (nếu u cầu có 10 ý con thì phải diễn tả 10 ý con,
nếu thiếu thì phải liệt kê thêm; về thực trạng: nếu thực trạng đúng, khơng góp ý cịn
thực trạng khơng đúng thì phải ghi rõ góp ý, ví dụ minh chứng có đủ khơng, khơng đủ
thì phải ghi ra cụ thể; điểm mạnh, điểm yếu có mô tả trên hiện trạng không, nếu chưa
mô tả đề nghị và gợi ý bổ sung. Về kế hoạch cải tiến có mang tính khả thi khơng, có
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu chưa?, cải tiến phải chú ý đến chủ thể thực
hiện, ai làm, phải cụ thể từng nội dung công việc, thời gian thực hiện, điều kiện và đơn
vị phối hợp.
Trong quá trình viết phiếu đánh giá tiêu chí hoặc viết báo cáo TĐG, cần tổ chức
khâu kiểm tra mức độ, điều chỉnh thiếu sót nhằm đảm bảo độ tin cậy, giá trị về nội

dung công việc, tránh sai sót nhiều, mất thời gian.
* Ví dụ: Phiếu đánh giá tiêu chí 1 trong Tiêu chuẩn 1 của nhà trường mà bản
thân tự nhận thấy là khá thành công. Bởi lẽ, việc mộ tả hiện trạng đủ nội hàm của chỉ
số, đúng thực trạng của nhà trường, có triển khai cơng việc, có nhận định làm được hay
chưa được công việc, đề ra biện pháp cải tiến hợp lý với thực trạng:
18

download by :


Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ
trường Tiểu học.
a) Có Hiê ̣u trưởng, Phó Hiê ̣u trưởng và các Hội đồ ng (Hội đồ ng trường đố i với
trường Công lập, Hội đồ ng quản tri ̣ đố i với trường Tư thục, Hội đồ ng thi đua khen
thưởng và các Hội đồng tư vấn khác);
b) Có tở chức Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiế u niên Tiề n phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồ ng Hồ Chí
Minh, Đội Thiế u niên Tiề n phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồ ng Hồ Chí Minh và các tở
chức xã hợi khác;
c) Có các Tở chun mơn và Tổ văn phòng.
1. Mô tả hiện trạng:
Trường Tiểu học Vĩnh Thịnh A là trường hạng II, HT do UBND huyện Hịa Bình
bổ nhiệm [H1.1.01.01] và có 01 PHT theo qui định tại khoản 1, Điều 21 của Điều lệ
trường Tiểu học [H1.1.01.01]. Trường có các Hội đồng theo qui định gồm: Hội đồng
trường do Phịng GD-ĐT Hịa Bình thành lập [H1.1.01.02]; Hội đồng thi đua khen thưởng
do HT thành lập [H1.1.01.03] và có các Hội đồng tư vấn khác đúng theo Điều lệ trường
Tiểu học.
Trường có Chi bộ Đảng gồm 20 đảng viên [H1.1.01.04]. Có tổ chức Cơng đồn
gồm 6 tổ cơng đồn với 32 cơng đồn viên [H1.1.01.05]. Trường có Liên đội TNTP Hồ
Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh [H1.1.01.06]. Có các tổ chức xã hội khác trong

nhà trường do HT thành lập như Hội khuyến học [H1.1.01.07], BĐD CMHS của trường
[H1.1.01.08].
Trường có 05 tổ Chuyên mơn gồm tổ 1,2,3,4,5 [H1.1.01.09] và 1 tổ Văn phịng
[H1.1.01.10].
2. Điểm mạnh:
- CBQL đủ số lượng theo quy định, thành lập đủ các Hội đồng theo yêu cầu công
tác.
- Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đô ̣i Thiế u niên Tiề n phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi
đồ ng Hồ Chí Minh và Ban đại diện CMHS được thành lập và hoạt động đúng Điều lệ.
- Các tổ Chuyên môn và tổ Văn phòng được thành lập và hoạt động đúng chức
năng, nhiệm vụ.
3. Điểm yếu:
- Hội đồng trường còn thụ động khi thực hiện nhiệm vụ.
- Không đủ số lượng đoàn viên để thành lập Chi đoàn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Hàng năm, lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn các kĩ năng hoạt
động cho các thành viên của các Hội đồng trong nhà trường để hoạt động có hiệu quả.
- Duy trì đủ tổ chức bộ máy của nhà trường theo qui định của Điều lệ trường
Tiểu học và phát huy những mặt tích cực của tổ chức bộ máy trong nhà trường cho
những năm học tiếp theo.

19

download by :


- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các Hội đồng trong nhà trường, có sơ, tổng
kết từng gia đoạn và cuối năm học. Có kế hoạch và biện pháp khắc phục những tồn tại sau
mỗi lần kiểm tra.
- Tham mưu lãnh đạo bổ sung giáo viên trẻ, trong tuổi Đoàn để thành lập Chi

đoàn riêng.
5. Tự đánh giá:
Xác định trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a
Đạt:

Chỉ số b
Đạt:

x

Khơng đạt:
Tự đánh giá tiêu chí: Đạt:

Chỉ số c
x

Khơng đạt

Đạt:

x

Khơng đạt:

x

e) Cơng bố báo cáo TĐG:
HT thông qua Báo cáo TĐG trước Hội đồng sư phạm, báo cáo những tiêu chí
chưa được sự đồng thuận của tập thể sư phạm, vì đây khơng phải là riêng của HĐTĐG

mà là của nhà trường nhưng một số thành viên chưa đồng thuận hoặc đồng thuận chưa
cao.
Cải tiến: HT cần có bước cơng bố dự thảo báo cáo trước HĐ sư phạm, gợi ý cho
tập thể góp ý báo cáo. Trong thời gian quy định ngắn nhất, nếu có góp ý gửi về thư ký
HĐ TĐG, thư ký tổng hợp gửi về CTHĐ, nếu cần thiết có thể họp lại HĐTĐG để thơng
qua và có kế hoạch điều chỉnh. Như thế sẽ tăng tính dân chủ và sự đồng thuận, trách
nhiệm của tất cả tập thể nhà trường về công tác này.
Trong công tác TĐG cũng rất cần có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trước
tập thể nhà trường một cách kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong cơng
tác TĐG cần được khen thưởng động viên.
III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THỊNH A, HUYỆN HỊA BÌNH, TỈNH BẠC
LIÊU:

1.
Họp
lãnh
đạo
nhà
trường.

Mục đích/ kết quả đạt
được

Dự kiến được thành viên cơ cấu vào HĐTĐG.

Người/đơn vị thực hiện,
phối hợp

HT, PHT.


Điều kiện, thời gian
thực hiện

Đầu tháng 8/2018
Phịng HT; Văn bản chỉ đạo về cơng tác TĐG.

Cách thức thực hiện

Lãnh đạo thảo luận nội dung và yêu cầu cần đạt
của cơng việc, chọn GV có năng lực phù hợp thực
hiện.
20

download by :


Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục
Mục đích/ kết quả đạt
2.
Trao
đổi với
thành
viên

được

Tạo đồng thuận, dân chủ và ý thức tôn trọng lẫn
nhau; thống nhất cơ cấu, phân công nhiệm vụ từng

thành viên.

Người/ đơn vị thực hiện HT, PHT và GV, nhân viên dự thảo trong HĐ.
phốihợp
Điều kiện, thời gian

Tuần 1, tháng 8/2018

thực hiện.

Phịng HĐ trường; Văn bản về cơng tác TĐG.
HT nêu tính cấp bách và cần thiết trong cơng tác

dựkiến
cơ cấu;

Cách thức thực hiện

thành
lập HĐ

Rủi ro, khó khăn

Có thành viên từ chối không tham gia.
Thành phần không đúng quy định.

Hướng khắc phục

Vận động, thuyết phục. Nghiên cứu kĩ văn bản, cơ
cấu đúng thành phần; chọn thời điểm phù hợp


TĐG.

TĐG, năng lực phù hợp công việc.

Làm cơ sở trong công tác TĐG. Kế hoạch rõ ràng,
Mục đích/ kết quả đạt
được

3.
Xây
dựng
kế
hoạch
TĐG.

4.

Người/đơn vị thực hiện,
phối hợp
Điều kiện, thời gian
thực hiện

đúng cấu trúc, nội dung, thời gian thực hiện và
hồn thành; phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho người
và đơn vị phối hợp, nguồn lực huy động, thông tin,
minh chứng thu thập.
HT, PHT xem xét góp ý, thư ký HĐTĐG
2 tuần, cuối tháng 8 (14/8 đến 28/8)
Phịng HT;Văn bản hướng dẫn về cơng tác TĐG;

máy tính, máy in,..
HT kiến dự kiến, phác thảo nội dung, phân cơng

Cách thức thực hiện

các nhóm cơng tác theo sở trường, PHT tư vấn, thư
ký xây dựng theo mẫu phụ lục 2.

Rủi ro, khó khăn

Kế hoạch sơ sài, thiếu tính khả thi.

Hướng khắc phục

Nắm lại quy trình, cấu trúc kế hoạch; tham khảo ý
kiến, thống nhất nội dung, Xem bài học kinh
nghiệm trong cơng tác TĐG năm trước.

Mục đích/ kết quả đạt
được

Quán triệt nhận thức về công tác TĐG, tạo sự
đồng thuận mọi người, nhất là công tác phối hợp.

21

download by :


Công bố

quyết
định và
kế hoạch

TĐG
của nhà
trường.

Người/ đơn vị thực hiện
phốihợp
Điều kiện, thời gian
thực hiện

Toàn thể HĐ sư phạm nhà trường.
1 buổi, đầu tháng 9 (2/9/2018)
Phòng HĐ trường; kế hoạch TĐG và Văn bản
hướng dẫn TĐG.

Cách thức thực hiện

HT công bố kế hoạch TĐG và phân công nhiệm vụ
người thực hiện và người, đơn vị phối hợp.

Rủi ro, khó khăn

Thành viên phối hợp nêu khó khăn vì chưa am hiểu
cơng việc.

Hướng khắc phục


Động viên tinh thần và tổ chức cho tập huấn.
Chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu TĐG, phân cơng nội

Mục đích/ kết quả đạt
được

5.
Chuẩn
bị nội
dung
tập
huấn.

6.
Tập
huấn
nghiệp
vụ
công
tác
TĐG.

dung tập huấn, tiếp cận sớm những biểu mẫu,
khơng lúng túng khi thực hiện; chuẩn bị có nội
dung cần tập huấn.

Người/đơn vị thực hiện, HT, PHT, thư ký HĐTĐG, các nhóm cơng tác và
phối hợp
thư ký các nhóm cơng tác.
Điều kiện, thời gian

thực hiện

1 tuần (từ 4/9 đến 11/9)
Tài liệu tập huấn; Văn bản và biểu mẫu công tác
TĐG.
HT chuẩn bị nội dung tập huấn; thư ký HĐ in ấn

Cách thức thực hiện

các biểu mẫu. Phân công nội dung cho từng báo
cáo viên.

Rủi ro, khó khăn

Thiếu tài liệu, thành viên hiểu chưa sâu, cập nhật
sai nôi dung.

Hướng khắc phục

Kiểm tra tài liệu, bổ sung từ các nguồn; xem kỹ
văn bản hướng dẫn, sắp xếp theo thứ tự.

Mục đích/kết quả đạt
được

Nâng cao nhận thức về cơng tác TĐG, cung cấp
một số kỹ năng cơ bản về thực thi nhiệm vụ trong
công tácTĐG; thực hành kĩ năng cho thành viên
HĐ biết viết phiếu đánh giá tiêu chí và viết báo
cáo.


Người/đơn vị thực hiện, HT, PHT và toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân
phối hợp
viên trong nhà trường.
Điều kiện, thời gian
thực hiện

Trong tháng 10
Tài liệu về công tác TĐG, máy chiếu hỗ trợ.

22

download by :


HT, phó HT và GV được tập huấn chuẩn bị tài liệu
Cách thức thực hiện

và nội dung truyền đạt trong tập huấn như thống
nhất.

Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

7.

tin,
minh
chứng;
mã hóa

các
minh
chứng;
viết

hưởng đến giờ dạy; thiếu kinh phí.
Tổ chức tập huấn làm 2 đợt;vận động nguồn kinh
phí.

Mục đích/ kết quả đạt

Cập nhật minh chứng đúng theo từng tiêu chí cụ
thể. Sắp xếp, phân tích, xử lý thơng tin, minh

được

chứng đúng, khoa học. Đánh giá mức độ tiêu chí
đạt và chưa đạt.

Thu
thập
thơng

GV khơng tập trung được 1 lần, vì thời gian ảnh

Nhóm cơng tác phụ trách tiêu chí, tiêu chuẩn; nhân
Người/đơn vị thực hiện,
viên thư viện, văn thư, kế toán, một số GV và nhân
phối hợp
viên có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ.

Điều kiện, thời gian
thực hiện

Từ đầu tháng 11/2018 đến hết tháng 2/2019
Thời điểm huy động 25 hàng tháng.
Các hộp lưu trữ thơng tin, minh chứng tiêu chí theo
mã hóa, máy photo, máy in.

Cách thức thực hiện

Cá nhân thu thập từ chỗ bộ phận lưu trữ. Dựa vào
văn bản chỉ đạo để đặt ký hiệu thông tin, minh
chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí.

phiếu
Rủi ro, khó khăn
đánh
giá tiêu
chí
Hướng khắc phục

Mục đích/ kết quả đạt
được

Thơng tin, minh chứng khơng tìm thấy, trùng lặp;
bơ phận lưu trữ không phối hợp đúng thời gian.
Thảo luận, xin ý kiến chỉ đạo;
Căn cứ văn bản xem lấy mã hóa nào; nhắc nhở,
đưa ra kế hoạch cụ thể nhắc nhở.
Kiểm tra tiến độ công việc, đôn đốc và xử lý tồn

động (nếu có) nhằm đảm bảo kịp tiến trình, thời
gian thực hiện kế hoạch.

Người/đơn vị thực hiện,
Tồn thể thành viên trong HĐ TĐG.
phối hợp
8.
Họp

TĐG.

Điều kiện, thời gian
thực hiện

1 ngày. Phòng HĐ trường; văn bản thực thi nhiệm
vụ của từng thành viên.

Cách thức thực hiện

Cá nhân, nhóm cơng tác báo cáo nội dung,tiến độ
công việc; thảo luận vấn đề nảy sinh từ minh
chứng.
23

download by :


Thành viên chưa tích cực,làm qua loa, chiếu lệ.
Rủi ro, khó khăn


Tập huấn chưa sâu, làm sai.
Chế độ bồi dưỡng chưa tương xứng với cơng việc
nên thiếu tích cực.
Thường xun kiểm tra, đánh giá nghiêm túc.

Hướng khắc phục

Căn cứ văn bản làm tốt công tác chi tiêu nội bộ,
vận động nguồn kinh phí từ phụ huynh.

Mục đích/ kết quả đạt

Chỉnh sửa, bổ sung nội dung phiếu đánh giá tiêu

được

chí chuẩn bị viết báo cáo TĐG.

Người/đơn vị thực hiện, Lãnh đạo HĐ TĐG và các nhóm cơng tác, GV,
phối hợp
nhân viên phối hợp.
9.

Điều kiện, thời gian
Hồn
thực hiện
thiện
phiếu
Cách thức thực hiện
đánh

giá tiêu
chí.

Rủi ro, khó khăn

Kiểm tra lại việc cập nhật, bổ sung nội dung yêu
cầu của phiếu hoàn chỉnh.
Bổ sung thiếu; viết phiếu không đầy đủ, không cụ
thể, mô tả hiện trạng và biện pháp cải tiến không lô
gic.

Hướng khắc phục

Hỗ trợ, nghiên cứu lại văn bản, điều chỉnh hoặc
viết lại.

Mục đích/kết quả đạt
được

Kiểm lại minh chứng trong báo cáo và thu thập ý
kiến góp ý tập thể để hồn chình; tồn trường biết
được hiện trạng của trường mình.

10.
Hồn
chỉnh
Người/đơn vị thực hiện,
dự thảo
phối hợp
báocáo;

công
Điều kiện, thời gian
bố dự
thực hiện
thảo
báo cáo Cách thức thực hiện
trong
HĐ sư
phạm.

2 ngày,/tháng 3
Văn bản hướng dẫn TĐG và các phiếu đánh giá
tiêu chí; biên bản phản biện chéo.

HĐTĐG và tập thể cán bộ, GV và nhân viên, thư
ký HĐTDG có và ghi biên bản nội dung góp ý,
thảo luận.
2 tuần / giữa tháng 3, Hồ sơ dự thảo báo cáo TĐG;
một số văn bản có liên quan
HĐTĐG kiểm lại báo cáo; họp HĐ sư phạm, HT
công bố dự thảo báo cáo.

Rủi ro, khó khăn

Báo cáo có nhiều góp ý.

Hướng khắc phục

Nghiên cứu, thảo luận và bổ sung, điều chỉnh hoặc
giải trình.


24

download by :


11.
Hồn
thiện
báo
cáo,
cơng
bố báo
cáo
trong
nội bộ.

12.
Nộp
báo cáo
tự đánh
giá,
cơng
bố báo
TĐG.

13.
Tổng
kết;
đánh

giá,
khen
thưởng

Mục đích/ kết quả đạt

Xử lý tồn động, hoàn thành báo cáo TĐG của nhà

được

trường. Công bố báo cáo trong nôi bộ.

Người/ đơn vị thực
hiện, phối hợp
Điều kiện, thời gian
thực hiện

HT, thư ký HĐ TĐG.
1 tuần, cuối tháng 3
Văn bản hướng dẫn; công việc thực tiễn nhà
trường.

Cách thức thực hiện

Xem xét góp ý tập thể, đối chiếu văn bản, điều
chỉnh bổ sung. Công bố báo cáo TĐG.

Rủi ro, khó khăn

Nhiều góp ý khơng phù hợp, thiếu trọng tâm.


Hướng khắc phục

Họp HĐ trường để phản biện, giải trình.

Mục đích/ kết quả đạt

Xác định cấp độ nhà trường đạt được; công bố rộng

được

rãi báo cáo TĐG.

Người/đơn vị thực hiện,
HT, Ban thư ký HĐTĐG.
phối hợp
Điều kiện, thời gian

Đầu tháng 4/2019

thực hiện

Bản Báo cáo TĐG của nhà trường.

Cách thức thực hiện

Hồn chỉnh báo cáo, nộp Phịng GD-ĐT; cơng bố
báo cáo TĐG trường.

Rủi ro, khó khăn


Sai sót về hình thức, Phịng GD-ĐT khơng chấp
nhận.

Hướng khắc phục

Thư ký kiểm tra, điều chỉnh lại.

Mục đích/ kết quả đạt
được

Nhận xét ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực
hiện, rút kinh nghiệm chung; tạo động lực trong
lao động; tuyên dương, khen thưởng thành tích.

Người/đơn vị thực hiện, HĐ TĐG và các thành viên phối hợp.
phốihợp
Tập thể HĐ sư phạm.
Điều kiện, thời gian
thực hiện

Tuần 3, tháng 4/2019, Sổ theo dõi tiến trình cơng
việc của các thành viên, nhóm cơng tác; ý kiến tập
thể.

Cách thức thực hiện

Đánh giá mức độ thực thi nhiệm vụ; tổ chức bình
chọn khen thưởng; cơng bố với tập thể nhà
trường; tun dương, khen thưởng thành tích.


Rủi ro, khó khăn

So bì, thiếu đồng thuận trong khen thưởng.

25

download by :


×