Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Tài liệu Gẫy xương hở pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 29 trang )


GẪY XƯƠNG HỞ

KHÁI NIỆM
-
Gẫy xương hở (GXH) là những gẫy xương mà ổ gẫy thông
với môi trường bên ngoài.
-
Cần phải phân biệt giữa GXH với gẫy xương kín + vết
thương phần mềm.
-
Nguy cơ của GXH là nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn trong GXH có thể là:
+ Nhiễm khuẩn đường phố nguy cơ uốn ván, hoại thư
sinh hơi.
+ Nhiễm khuẩn bệnh viện do lây chéo, khó điều trị.
- Mục tiêu điều trị GXH:
+ Ngăn chặn nhiễm khuẩn dẫn tới viêm xương.
+ Đạt được liền xương
- Nguyên tắc điều trị: Cắt lọc – rạch rộng – cố định – để hở.

CHẨN ĐOÁN GẪY XƯƠNG HỞ
1. Lâm sàng:
- Toàn thân có thể có shock
- Tại chỗ có đầy đủ các triệu chứng của 1 gẫy xương kín và :
+ Có vết thương phần mềm rộng, hẹp, khuyết da.
+ Có thể thấy đầu xương gẫy lộ ra ngoài.
+ Qua vết thương thấy có máu + dịch tủy xương chảy ra.
+ Những trường hợp khó phải dựa vào cắt lọc vết thương.
2. Cận lâm sàng:
- Chụp XQ ở 2 tư thế thẳng, nghiêng thấy được vị trí, hình


thể và sự di lệch của ổ gẫy.
- Xét nghiệm công thức máu, huyết sắc tố, hematocrit để
đánh giá tình trạng mất máu của bệnh nhân.

PHÂN LOẠI GẪY XƯƠNG HỞ
1. Dựa vào thời gian: chia ra 3 giai đoạn
- Giai đoạn ô nhiễm: trước 6h (đến sớm).
- Giai đoạn tiềm tàng: 6 – 12h
-
Giai đoạn nhiễm khuẩn: sau 12h (đến muộn).
2. Dựa vào cơ chế chấn thương
- Gẫy hở từ trong ra
- Gẫy hở từ ngoài vào.

PHÂN LOẠI GẪY XƯƠNG HỞ
3. Phân loại theo Gustilo:
- Độ I: Vết thương rách da nhỏ, sạch đường kính < 1cm, tổ
chức phần mềm bầm đập ít, xương gẫy vững.
- Độ II: VT rách da 1 – 10cm, vết thương sạch. Tổn thương
PM mức độ trung bình nhưng không có lóc da, xương gẫy
đơn giản.
-
Độ III: VT rách da >10cm, vết thương ô nhiễm nặng. Tổ
chức PM bị thương tổn nặng nề, có thể gây khuyết hổng tổ
chức PM, xương gẫy làm nhiều đoạn hoặc nhiều mảnh.
GXH độ III được chia thành 3 loại:
+ Độ IIIA: Phần mềm bị tổn thương rộng nhưng sau khi cắt
lọc phần mềm xương vẫn được che phủ thích hợp.
+ Độ IIIB: Phần mềm bị tổn thương rộng, mất da và tổ chức
phần mềm gây lộ xương cần chuyển vạt để che phủ xương.

+ Độ IIIC: Thương tổn giống độ IIIB nhưng có kèm theo
thương tổn động mạch và thần kinh chính của chi.

Gẫy hở độ I

Gẫy hở độ II

Gẫy hở độ IIIA

Gẫy hở độ IIIB

Gẫy hở độ IIIC

BIẾN CHỨNG GẪY XƯƠNG HỞ
1. Biến chứng sớm:
* Shock chấn thương do đau và mất máu.
* Tổn thương mạch và thần kinh
* Tắc mạch mỡ (hiếm gặp).
* Nhiễm khuẩn vết thương.
* Chảy máu thứ phát
* Hoại thư sinh hơi, Uốn ván.
* Chèn ép khoang.
2. Biến chứng muộn:
* Rối loạn dinh dưỡng
* Viêm xương
* Chậm liền xương
* Khớp giả
* Can lệch, can xấu.

ĐIỀU TRỊ

1.Sơ cứu: Là bước điều trị đầu tiên có vai trò rất quan trọng.
- Mục đích sơ cứu:: + Phòng chống shock
+ Phòng các tổn thương thứ phát
+ Đảm bảo vô khuẩn vết thương.
-
Các bước tiến hành khi sơ cứu:
+ Dùng thuốc giảm đau toàn thân
+ Nếu có shock: phải hồi sức chống shock cho bệnh nhân
bằng cách truyền dịch, truyền máu, các dung dịch thay thế
máu, theo dõi sát các chỉ số sinh tồn.
+ Tại chỗ: lau rửa tối thiểu xung quang vết thương.
Sát khuẩn xung quanh VT bằng thuốc đỏ, cồn 70 độ, cồn
Iode 1%, Betadin.
Đặt lên vết thương 1 lớp gạc vô khuẩn, 1 lớp bông mỡ.
Băng ép vết thương để cầm máu.

Sơ cứu
+ Bất động xương gẫy ở tư thế gẫy xương
+ Tiêm SAT, dùng kháng sinh sớm.
- Những viêc không được làm khi sơ cứu GXH
+ Không được xối rửa lên vết thương
+ Không được kéo tụt đầu xương gẫy vào
trong
+ Không được Garo khi không cần thiết

ĐIỀU TRỊ
2. Điều trị thực thụ:
Nguyên tắc điều trị:
-
Mổ cấp cứu càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 6h.

-
Mở rộng và cắt lọc triệt để vết thương, đặt dẫn lưu và che
phủ xương lộ.
-
Cố định tốt ổ gẫy.
-
Để hở vết thương.
2.1. Điều trị vết thương hở tới sớm chưa nhiễm khuẩn:
-
Phải tiến hành tại phòng mổ
-
Vô cảm thật tốt bằng gây mê hoặc gây tê vùng.
-
Vệ sinh vùng mổ đánh rửa vùng mổ băng xà phòng, các
dung môi hòa tan, cạo lông.
* Xử lý cắt lọc vết thương:
-
Cắt lọc thì bẩn: gồm cắt lọc da và tổ chức dưới da, phải
chú ý hết sức tiết kiệm.
-
Phẫu thuật viên thay găng áo dụng cụ và trải lại toan mổ.

ĐIỀU TRỊ
-
Cắt lọc thì sạch tương đối:
+ Mở rộng vết thương theo hướng trục chi hoặc hình chữ Z
+ Cắt lọc cân
+ Cắt lọc cơ cắt lọc triệt để dến tổ chức cơ lành, lấy hết dị
vật
+ Rửa vêt thương nhiều lần bằng Nacl 0,9%, Oxy già,

Betadin pha loãng
+ Cắt lọc gân nếu có điều kiện khâu nối gân nếu không đánh
dấu lại để khâu thì 2
+ Mạch máu nhỏ đốt điện hoặc buộc cầm máu, mạch lớn
khâu nối mạch
+ Thần kinh cất lọc sạch khâu nối bó sọi TK, khâu baoTK
hoặc đánh dấu lại.
+ Xương gẫy: Bộc lộ làm sạch đầu xương, lây đi nhưng
mảnh xương nhỏ vụn, đẻ lại những mảnh xương còn dính
mang xương, những mảnh xương lớn rời không còn dính
màng xương để lại giông như mảnh ghép xương.

ĐIỀU TRỊ
* Cố định xương gẫy:
- Cố định bằng bột: Nẹp bột, máng bột, bột vòng tròn kín,
bột rạch dọc có mở cửa sổ.
- Kết hợp xương bên trong: nẹp vis, đinh nội tủy, đinh nội
tủy có chốt Chỉ định:
+ Gẫy hở độ I, độ II đến sớm.
+ Gẫy thân xương dài.
+ PTV có kinh nghiệm, có đủ trang thiết bị.
- Cố định ngoài:
+ Gẫy hở độ II, III
+ Gẫy hở đến muộn.
-
Kéo liên tục: Gẫy hở đến muộn, sưng nề lớn
* Phục hồi phần mềm che phủ xương, gân, mạch máu,
thần kinh. Nếu không đủ da để che phủ cần phải xoay,
chuyển vạt da để che phủ. Trong những trường hợp đặc
biệt có thể dùng gạc tẩm kháng sinh để che phủ tạm thời.

* Đặt ống dẫn lưu để hở da, cân.

Khung cố định ngoài

Khung cố định ngoài
Khung cố định ngoài

Kết hợp xương bên trong

Kết hợp xương bên trong

ĐIỀU TRỊ

Điều trị sau mổ
- Hồi sức tốt cho bệnh nhân
- Cho kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch
- Gác cao chi
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại chỗ vết thương, phát
hiện sớm những biến chứng nhiễm khuẩn, hoại tử vạt
da, chèn ép khoang

ĐIỀU TRỊ
2.2. Điều trị GXH đến muộn đã nhiễm khuẩn:
* Vết thương viêm tấy chưa có mủ:
-
Toàn thân: dùng kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch.
-
Tại chỗ: mở rộng vết thương lấy dị vật, để hở vết thương,
bất động tạm thời bằng máng bột, gác cao chi.


Vết thương đã có mủ:
-
Toàn thân: hồi sức tốt cho bệnh nhân, kháng sinh liều cao
đường tĩnh mạch.
-
Tại chỗ: Rạch rộng da và cân, đảm bảo dẫn lưu mủ thật tốt.
Nhỏ dung dịch sát khuẩn liên tục vào vết thương (dung dich
Dakin, thuốc tím 1/4000 ) ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3h.
Bất động tạm thời bằng máng bột, gác cao chi. Tùy vào tình
trạng vết thương, sau 5 – 7 ngày có thái độ xử trí tiếp.

ĐIỀU TRỊ

Vết thương nhiễm khuẩn hoại tử:
-
Toàn thân: hồi sức tốt cho bệnh nhân, kháng sinh liều cao
đường tĩnh mạch.
-
Tại chỗ: Rạch rộng vết thương lấy dị vật, cắt lọc tổ chức
hoại tử. Nhỏ dung dịch sát khuẩn liên tục vào vết thương
(dung dich Dakin, thuốc tím 1/4000 ) ngày 2 – 3 lần, mỗi
lần 2 – 3h.
Bất động tạm thời bằng máng bột, gác cao chi. Tùy vào
tình trạng vết thương, sau 5 – 7 ngày có thái độ xử trí
tiếp.

Biến chứng


Biến chứng

×