Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GỢI ý CÁCH làm bài văn NGHỊ LUẬN văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.62 KB, 6 trang )

THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH VIẾT MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN CHƢƠNG
Đi từ khái
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do
quát đến cụ hồn cảnh sống của mình, ơng am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nơng dân.
thể (từ nhà
Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những
văn đến tác vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của
phẩm và
Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân
nhân vật)
Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình u làng, lịng yêu nước ở người
nông dân. Ai đến với “Làng”, chắc khó qn được ơng Hai – một nhân vật nơng dân
mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.
Nêu trực
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chơn rau cắt rốn là một tình cảm sâu nặng ở con
tiếp những
người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nơng dân nói riêng. Lịch sử văn học dân
suy nghĩ
tộc từng xây dựng thành cơng nhiều nhân vật mang tình cảm đáng q ấy. Nhân vật
của người
ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu
viết
biểu như thế.

Mở bài
cho kiểu
bài phân
tích một
tác phẩm
(một
đoạn


trích)

Mở bài
cho kiểu
bài phân
tích một
nhân vật

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong
đời và ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là tác phẩm nghệ
thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. Tác phẩm .... của nhà văn (nhà thơ).... là một
trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn sau:
Thời gian không ngừng chuyển động mà chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ
luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ mà con người tạo ra luôn tồn tại song song
cùng với thời gian, đó là các bài thơ, câu chuyện, áng văn đi vào lịng người. Tác phẩm
(đoạn trích sau trong tác phẩm) ... của nhà văn (nhà thơ)... là một trong những sáng tạo
nghệ thuật đích thực như thế.
(Chủ đề theo đề bài) xưa nay không phải là mới mẻ hoặc hiếm có trong văn học Việt
Nam. Thế nhưng, khi đến với tác phẩm (đoạn trích sau trong tác phẩm)...của tác giả, người
đọc mới có những cảm nhận sâu sắc hơn về (chủ đề theo đề bài) ấy.
Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp khơng ít những người
(hình ảnh đối lập với đề bài). Nhưng khi tiếp cận sâu hơn vào một số tác phẩm tiêu biểu
khác, ta lại bắt gặp những con người hoàn toàn khác. Đó là những con người (tương ứng
với đề bài). Một trong số đó là nhân vật.... của tác giả.... trong tác phẩm.
Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc quả là
một điều vơ cùng khó khăn với người sáng tác. Thế nhưng nhà văn (nhà thơ).... lại hoàn
toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật.... trong tác phẩm .... của ơng đã ghi dấu ấn sâu
đậm trong lịng người đọc.

KẾT BÀI: Ông Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Qua

truyện ngắn này, bằng những tình huống, chi tiết chân thực, thú vị, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí sinh
động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu thiết tha, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân
vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc.


GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
* Lưu ý:
- Khi viết bài văn nghị luận, mỗi luận điểm được trình bày bằng một đoạn văn.
- Cần viết bố cục một bài văn hoàn chỉnh vào giấy nháp trước rồi từng bước tìm ý để hồn
chỉnh dàn bài trước khi viết bài văn.
Nghị 1) Mở bài: Giới thiệu vấn đề (theo đề bài). Đây là một sự việc/hiện tượng rất đáng được
luận quan tâm.
về một 2) Thân bài:
a) Nêu biểu hiện: Quả thật, khơng khó để mỗi chúng ta nhận thấy (sự việc. hiện tượng)
sự
việc, khá phổ biến trong xã hội. Đó là (biểu hiện 1). Ngồi ra cịn phải kể đến việc (biểu hiện 2).
hiện Hoặc cũng có thể là (biểu hiện 3).
b) Nêu nguyên nhân: Những hành động/hành vi đó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
tƣợng
khác nhau. Trước tiên cần phải nói đến là do từ chính (cá nhân)… Nhưng khơng chỉ mỗi (cá
đời
sống nhân), chính gia đình (xã hội) cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc/hiện tượng này….Và cả
những nhân tố trong xã hội cũng khiến cho sự việc/hiện tượng này trở nên phổ biến, Đó là
việc.....
c) Nêu tác hại/tác dụng: Sự việc/hiện tượng đó đã để lại nhiều tác hại khôn lường (hoặc:
đem lại nhiều kết quả tích cực). Trước hết là chính (cá nhân)… Bên cạnh đó, gia đình (hoặc
xã hội) cũng chịu tác động không kém…
d) Việc làm đúng: Để hạn chế tối đa những tác hại (hoặc: phát huy thêm những tác động
tích cực) của sự việc/hiện tượng, rất cần có những biện pháp khả thi của tất cả mọi người.

Trước hết là (cá nhân)…Ngồi ra, gia đình (hoặc xã hội) cũng phải…
3) Kết bài: Có thể thấy rằng/Nhìn chung/Nói tóm lại, sự việc/hiện tượng trong xã hội hiện
này đang khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân, và đã để lại nhiều hậu quả (hoặc: mang lại
nhiều điều đáng mừng). Vì thế mà mỗi người chúng ta cần phải có những hành động cụ thể
để hạn chế nó (hoặc: phát huy nó). Bản thân em cũng sẽ …
Nghị
1) Mở bài: Trong đời sống, trong giao tiếp/trong học tập, (vấn đề) là một hành vi/hành
luận về động/thái độ/phẩm chất không thể thiếu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng.
một
2) Thân bài:
vấn đề
a) Giải thích: Trước hết, ta cần hiểu được (vấn đề) có nghĩa là....

tƣởng
b) Bàn luận:
đạo lí
- Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết rằng (vấn đề) có một vai trị rất to lớn. Nó giúp ta (tác
dụng thứ nhất). Bên cạnh đó, (vấn đề) cịn (tác dụng thứ hai)
- Ta có thế thấy rõ điều đó ở (dẫn chứng)
- Ấy vậy mà hiện nay vẫn cịn có một số người (những ai đi ngược lại vấn đề). Những
con người này thật đáng bị chê trách/chỉ trích/phê phán/lên án.
c) Bài học nhận thức và hành động: (vấn đề) có một vai trị/ý nghĩa/tác dụng lớn lao.
Chính vì vậy mà mỗi người chúng ta hãy (nêu hành động đúng cho mọi người).
3) Kết bài: Có thể thấy rằng/Nhìn chung/Nói tóm lại, (vấn đề) đó có một vai trị/ý nghĩa/tác
dụng hết sức quan trọng trong cuộc sống/trong giao tiếp/trong học tập nên chúng ta cần phải
biết rèn luyện/phát huy. Là một cơng dân nhỏ tuổi, em thấy mình cũng phải.....
Nghị
1) Mở bài: Tác giả … đã khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (chủ đề) trong bài thơ…. Khi
luận
đến với tác phẩm này, người đọc không thể không ngỡ ngàng/ bỏ qua/ không xúc động với

một
đoạn thơ sau: (dẫn tắt đoạn thơ)
đoạn
2) Thân bài:
thơ
a) Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích trên là phần (đầu/giữa/cuối) của tác phẩm … được
tác giả … sáng tác bằng thể thơ… Có thể thấy đoạn trích đã nói lên/ khắc họa/ miêu tả/ bày


tỏ/ tái hiện (các luận điểm).
b) Giới thiệu luận điểm 1: Mở đầu đoạn trích, tác giả…đã đưa người đọc đến với (luận
điểm 1)  dẫn thơ  cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của luận điểm 1.
c) Giới thiệu luận điểm 2: Khép lại đoạn trích, người đọc được cảm nhận những (luận
điểm 2)  dẫn thơ  cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của luận điểm 2.
3) Kết bài: Có thể thấy đoạn thơ thật đặc sắc nhờ cách dùng (nghệ thuật: thể thơ/từ ngữ câu/biện pháp tu từ/giọng thơ) của (tên tác giả). Nhờ đó mà người đọc cảm nhận được (chủ
đề) thật rõ ràng/sâu sắc/cụ thể. Đoạn thơ nói riêng và (tên tác phẩm) nói chung đã để lại một
dư âm sâu lắng trong tâm hồn của biết bao thế hệ bạn đọc (hoặc: bồi đắp/khơi gợi thêm cho
mỗi chúng ta một…)
Nghị
1) Mở bài: Tác giả … đã khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (chủ đề) trong (tên tác phẩm).
luận
Khi đến với tác phẩm này, người đọc không thể không ngỡ ngàng/ bỏ qua/ khơng xúc động
một
với đoạn trích sau: (dẫn tắt đoạn trích)
đoạn
truyện 2) Thân bài:
a) Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích trên là phần (đầu/giữa/cuối) của truyện ngắn (tên tác
phẩm) của (tên tác giả). Đó là câu chuyện kể về (tên nhân vật), (tóm tắt sơ lược tình huống
dẫn đến đoạn trích) để rồi từ đó (tên nhân vật) đã được khắc họa/ miêu tả bởi (các luận
điểm).

b) Giới thiệu luận điểm 1: Trước tiên, người đọc dễ dàng nhận thấy (tên nhân vật) đã có
(luận điểm 1)  đánh giá những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật theo trình tự của
đoạn trích.
c) Giới thiệu luận điểm 2: Bên cạnh đó, (tên nhân vật) cũng khiến người đọc xúc
động/cảm mến bởi (luận điểm 2).
d) Đánh giá nghệ thuật đoạn trích: Đoạn trích trên của tác giả....cịn lơi cuốn người đọc bởi
cách kể chuyện hấp dẫn. Từ cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn đến cách xây dựng
nhân vật thật độc đáo và cả cách sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của tác giả... đã khiến cho
đoạn trích trở nên sinh động, làm điểm nhấn cho tác phẩm......
3) Kết bài: Có thể thấy đoạn trích đã thể hiện hết cái tài trong việc kể chuyện của (tên tác
giả). Nhờ đó mà người đọc cảm nhận được (chủ đề) thật rõ ràng/sâu sắc/cụ thể. Đoạn trích
nói riêng và (tên tác phẩm) nói chung đã để lại một dư âm sâu lắng trong tâm hồn của biết
bao thế hệ bạn đọc (hoặc: bồi đắp/khơi gợi thêm cho mỗi chúng ta một…)
Nghị
1) Mở bài: Tác giả … đã khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (chủ đề) trong bài thơ…. Khi
luân hai đến với tác phẩm này, người đọc không thể không ngỡ ngàng/ bỏ qua/ không xúc động với
đoạn
hai đoạn thơ sau: (dẫn tắt hai đoạn thơ)
thơ
2) Thân bài:
không
liền
a) Giới thiệu hai đoạn thơ: Cả hai đoạn thơ cùng khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (chủ
nhau
đề) bằng thể thơ… Nhưng nếu đoạn thơ thứ nhất là phần (đầu/giữa) của bài thơ nói về/khắc
trong
họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận điểm 1) thì đoạn thơ thứ hai lại nằm ở phần (giữa/cuối)
một tác
để nói về/khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận điểm 2).
phẩm

b) Giới thiệu luận điểm 1: Những câu thơ đầu tiên đã đưa người đọc đến với (luận điểm
1)  dẫn thơ  cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của luận điểm 1.
c) Giới thiệu luận điểm 2: Từ (luận điểm 1), (tên tác giả) đã nói về/khắc họa/ miêu tả/ bày
tỏ/ tái hiện (sơ lược nội dung đoạn thơ ở giữa bị cắt) để rồi từ đó người đọc cảm nhận được
(luận điểm2)  dẫn thơ  cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của luận điểm 2.
d) Đánh giá: Có thể thấy cả hai đoạn thơ đã nói lên/ khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện
(chủ đề) thật rõ ràng/sâu sắc/cụ thể. Ở đoạn thơ đầu tiên, bằng (nghệ thuật: thể thơ/từ ngữ câu/biện pháp tu từ/giọng thơ), (tên tác giả) đã nói lên/ khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện


(luận điểm 1 – đánh giá). Còn ở đoạn thơ sau, với (nghệ thuật), (tên tác giả) lại nói lên/ khắc
họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận điểm 2 – đánh giá). Đặc biệt hơn, (chủ đề) ở đoạn thơ thứ
hai nổi bật hơn/cụ thể hơn/ sâu sắc hơn so với đoạn thơ thứ nhất bởi từ … mà trở thành/thay
đổi/nâng cấp/phát triển thành….
3) Kết bài: Như vậy, (chủ đề) của hai đoạn thơ đã dần dần đi vào lịng người đọc một cách
thật ấn tượng/thật thấm thía khó có thể quên nhờ phong cách sáng tác thơ của (tên tác giả).
Hai đoạn thơ nói riêng và (tên bài thơ) nói chung đã để lại một dư âm sâu lắng trong tâm hồn
của biết bao thế hệ bạn đọc (hoặc: bồi đắp/khơi gợi thêm cho mỗi chúng ta một…)
Nghị
1) Mở bài: (2) tác giả … đã khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (chủ đề) trong (2) bài thơ….
luận hai Khi đến với (2) tác phẩm này, người đọc không thể không ngỡ ngàng/ bỏ qua/ không xúc
đoạn
động với hai đoạn thơ sau: (dẫn tắt hai đoạn thơ – chú ý ghi tên tác giả và tác phẩm dưới mỗi
thơ ở
hai tác đoạn thơ)
phẩm
2) Thân bài:
a) Giới thiệu hai đoạn thơ: Cả hai đoạn thơ cùng khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (chủ
đề) Nhưng nếu đoạn thơ thứ nhất nói về/khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận điểm 1)
bằng thể thơ … thì đoạn thơ thứ hai lại nói về/khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận điểm
2) bằng thể thơ...

b) Giới thiệu luận điểm 1: Những câu thơ đầu tiên của (tên tác giả hoặc tên tác phẩm) đã
đưa người đọc đến với (luận điểm 1)  dẫn thơ  cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của
luận điểm 1.
c) Giới thiệu luận điểm 2: Trong khi đó/ Cịn những dịng thơ của (tên tác giả hoặc tên tác
phẩm) lại khiến người đọc cảm nhận được (luận điểm 2)  dẫn thơ  cảm nhận về nội
dung và nghệ thuật của luận điểm 2.
d) Đánh giá: Có thể thấy cả hai đoạn thơ đã nói lên/ khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện
(chủ đề) thật rõ ràng/sâu sắc/cụ thể. Nhưng mỗi đoạn thơ vẫn có một nét riêng độc đáo. Ở
đoạn thơ đầu tiên, bằng (nghệ thuật: thể thơ/từ ngữ - câu/biện pháp tu từ/giọng thơ), (tên tác
giả) đã nói lên/ khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận điểm 1 – đánh giá). Còn ở đoạn thơ
sau cùng, với (nghệ thuật), (tên tác giả) lại nói lên/ khắc họa/ miêu tả/ bày tỏ/ tái hiện (luận
điểm 2 – đánh giá)
3) Kết bài: Như vậy, (chủ đề) của hai đoạn thơ đã dần dần đi vào lòng người đọc một cách
thật ấn tượng/thật thấm thía khó có thể qn nhờ phong cách sáng tác thơ của (tên 2 tác giả).
Hai đoạn thơ nói riêng và (tên bài thơ) nói chung đã để lại một dư âm sâu lắng trong tâm hồn
của biết bao thế hệ bạn đọc (hoặc: bồi đắp/khơi gợi thêm cho mỗi chúng ta một…)
ĐỀ THỰC HÀNH
1) Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn gửi trong hai đoạn trích sau:
Ta làm con chim hót
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Ta làm một cành hoa
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Ta nhập vào hòa ca
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Một nốt trầm xao xuyến
Cịn q hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Một mùa xuân nho nhỏ
Lên đường
Lặng lẽ dâng cho đời

Không bao giờ nhỏ bé được
Dù là tuổi hai mươi
Nghe con
Dù là khi tóc bạc
(“MXNN”, Thanh Hải)
(Nói với con”, Y Phương)
2) Cảm nhận của em về tình bà cháu trong hai đoạn thơ sau:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa


Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi
Bố đi đánh xe khơ rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạp mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa
(“Bếp lửa” – Bằng Việt)
3) Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:
(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa soi
vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận q và khơng kịp suy
nghĩ, anh vung tay đánh vào mơng nó và hét lên :
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả ?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng

khơng, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi
lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lịi tói, cơ làm cho dây lịi
tói khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sơng. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng khơng về.
(…) Trong lúc đó, nó vẫn ơm chặt lấy ba nó. Khơng ghìm được xúc động và khơng muốn cho
con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hơn lên mái tóc con :
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không ! – Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay khơng thể giữ được
ba nó, nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đơi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người khơng kìm được nước mắt. cịn tơi bỗng thấy khó
thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(“Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng)
4) Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
- Trời ơi, chỉ cịn có năm phút !
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía
sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại
chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ơ ! Cơ cịn quên chiếc mùi soa đây này !
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn
vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội
đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hơm được chứ ?
Đến lượt cơ gái từ biệt. Cơ chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau
cái gì chứ khơng phải là cái bắt tay. Cơ nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết
khơng bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.
Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã :
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cơ và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể.
Cháu không tiễn bác và cơ ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại
nhé.

Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, khơng thấy người con trai
đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cơ ơm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng
đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa
càng thêm rực rỡ và làm cho cơ gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc
xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình :
- Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp”
đâu ? Tại sao anh ta khơng tiễn mình đến tận xe nhỉ ?


Cơ gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)
5) Phân tích một trong ba đoạn thơ sau để thấy đƣợc vẻ đẹp của con ngƣời Việt Nam:
Ta hát bài ca gọi cá vào,

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Người đồng mình thương lắm con ơi

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Đã về đây họp thành tiểu đội

Cao đo nỗi buồn

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Xa ni chí lớn


Ni lớn đời ta tự buổi nào.

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá khơng chê đá gập ghềnh

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Sống như sơng như suối

Vẩy bạc đi vàng lóe rạng đơng,

Võng mắc chơng chênh đường xe chạy

Lên thác xuống ghềnh

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Khơng lo cực nhọc

Người đồng mình thơ sơ da thịt

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Khơng có mui xe, thùng xe có xước,

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :

Cịn q hương thì làm phong tục

Mắt cá huy hồng mn dặm phơi.

Chỉ cần trong xe có một trái tim

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
* Lưu ý:
- Đọc thật kĩ đề bài, đề hỏi gì trả lời nấy
- Nếu câu hỏi có hai ý thì cần trả lời rõ ràng từng ý, khơng nhập chung vào một câu trả lời
dễ bị thiếu ý
Các phƣơng châm hội thoại: PC về lượng, PC về chất, PC cách thức, PC quan hệ, PC lịch sự

Các thành phần biệt lập: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần phụ chú, thành phần
gọi – đáp.
Các phép liên kết: phép nối, phép thế, phép lặp, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa, phép liên tưởng.
Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Nghĩa tƣờng minh: là phần thơng báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy
ra từ những từ ngữ ấy.
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:
Cách dẫn trực tiếp
Cách dẫn gián tiếp
- Về hình thức: được đặt trong dấu ngoặc kép - Về hình thức: khơng được đặt trong dấu ngoặc
(hoặc xuống dòng gạch đầu dòng)
kép.
- Về nội dung: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý - Về nội dung: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của
nghĩ của người hoặc nhân vật.
người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích
hợp.



×