Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Điều dưỡng nhi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 89 trang )

Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA ĐIỀU DƢỠNG

TẬP BÀI GIẢNG
Môn học : ĐIỀU DƢỠNG CHO GIA ĐÌNH CĨ TRẺ CON I
Mã mơn học: NUR 305
Số tín chỉ: 02

Lý thuyết: 01

Thực tập bệnh viện: 01

Dành cho sinh viên ngành: Điều dƣỡng đa khoa

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2016


Mơn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng
LỜI NĨI ĐẦU

Tập bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa I ra đời với mục đích phục vụ u cầu phát
triển cơng tác đào tạo, cung cấp những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành cho
sinh viên điều dƣỡng.
Tập bài giảng đã đƣợc biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung giáo dục của chƣơng
trình khung và chƣơng trình giáo dục điều dƣỡng do Bộ y tế ban hành. Trong quá trình


biên soạn, ngƣời biên soạn đã cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực điều
dƣỡng và đổi mới phƣơng pháp biên soạn để sinh viên có thể áp dụng các phƣơng pháp
học tích cực.
Tập bài giảng gồm có 11 bài giảng, bao gồm những nội dung chính sau:
-

Xác định rõ mục tiêu học tập.

-

Những nội dung chính.

-

Lƣợng giá sau mỗi vấn đề học tập để giúp học viên tự đánh giá đƣợc trình
độ tiếp thu của mình.

Hi vọng tập bài giảng này sẽ giúp cho sinh viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng
các kiến thức về điều dƣỡng nhi khoa và có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức
đã học vào thực tiễn.
Ngƣời biên soạn
Ngơ Thị Phƣơng Hồi


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

PHÂN BỔ THỜI GIAN GIẢNG DẠY:
GIỜ THỨ

1-2

NỘI DUNG
BÀI 1: Sự tăng trƣởng thể chất trẻ em

TRANG
1–9

3

BÀI 2: Đánh giá thể chất trẻ em

11 – 16

4

BÀI 3: Cách sử dụng thuốc cho trẻ em

17 – 22

BÀI 4: Điều dƣỡng ở trẻ sơ sinh non

23 – 29

5-6

tháng, già tháng
7

BÀI 5: Chăm sóc trẻ sơ sinh bị uốn ván


30 – 36

8-9

BÀI 6: Chăm sóc trẻ bị dị tật bẩm sinh

37 – 43

10

BÀI 7: Nuôi con bằng sữa mẹ

44 – 50

11

BÀI 8: Chế độ ăn nhân tạo cho trẻ dƣới 1

51 – 55

tuổi
12

BÀI 9: Chế độ ăn bổ sung cho trẻ dƣới 5

56 – 62

tuổi
13-14


BÀI 10: Chăm sóc trẻ suy dinh dƣỡng

63 – 71

protein- năng lƣợng
15

BÀI 11: Chăm sóc trẻ thiếu vi chất dinh
dƣỡng

72 – 80


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

MỤC LỤC
BÀI 1: SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT TRẺ EM ....................................................... 1
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ........................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ........................................................................................................... 1
1. Sự phát triển về cân nặng. ........................................................................... 1
2. Sự phát triển về chiều cao ........................................................................... 2
3. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay ..................................... 2
4. Tỷ lệ các phần cơ thể ................................................................................... 4
5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất trẻ em ............................. 4
6. Theo dõi sự phát triển thể chất bằng biểu đồ tăng trƣởng ........................... 4
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC................................................ 9
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 9

E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ ........................................................................................ 9
BÀI 2: ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT TRẺ EM ......................................................................11
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................11
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................11
1. Chuẩn bị thăm khám trẻ em........................................................................11
2. Quy trình thăm khám thể chất trẻ em ....................................................... 11
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC..................................................15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................15
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................15
BÀI 3: CÁCH SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ ...............................................................17
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................17
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................17
1. Các nguyên tắc chung về dùng thuốc cho trẻ em ....................................... 17
2. Cách tính liều lƣợng thuốc cho trẻ em ....................................................... 18
3. Đƣờng đƣa thuốc vào cơ thể trẻ ............................................................... 18
4. Một số thuốc không nên dùng hoặc phải thận trọng khi dùng cho trẻ .... 20
5. Hƣớng dẫn cho gia đình cách cho trẻ dùng thuốc dùng thuốc tại nhà .... 21
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................21
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................22


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

BÀI 4: ĐIỀU DƢỠNG Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG – GIÀ THÁNG .....................23
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................23
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................23
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng ............................................................... 23

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh già tháng ............................................................... 27
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................28
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................28
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................28
BÀI 5: ĐIỀU DƢỠNG Ở TRẺ SƠ SINH BỊ UỐN VÁN RỐN ......................................30
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................30
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................30
1. Nguyên nhân ........................................................................................... 30
2. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 30
3. Quy trình chăm sóc ................................................................................. 32
4. Phịng bệnh uốn ván ................................................................................ 34
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................35
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................35
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................35
BÀI 6: CHĂM SÓC TRẺ BỊ DỊ TẬT BẨM SINH .........................................................37
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................37
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................37
1. Dị tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa .................................................................. 37
2. Bệnh tim bẩm sinh .................................................................................. 40
3. Não úng thủy ........................................................................................... 41
4. Dị tật hệ vận động ................................................................................... 41
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................42
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................42
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................42
BÀI 7: NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ..............................................................................44
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................44
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................44
1. Đại cƣơng ...............................................................................................44



Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

2. Thành phần của các chất có trong sữa mẹ .............................................. 45
3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ ................................................... 46
4. Phƣơng pháp nuôi con bằng sữa mẹ ....................................................... 46
5. Những yếu tố giúp tăng cƣờng việc nuôi con bằng sữa mẹ .................... 48
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................49
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................49
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................49
BÀI 8: CHẾ ĐỘ ĂN NHÂN TẠO CHO TRẺ DƢỚI 1 TUỔI ........................................51
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................51
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................51
1. Các loại sữa thay thế sữa mẹ ................................................................... 51
2. Những vấn đề khi nuôi trẻ nhân tạo ........................................................ 52
3. Chế độ ăn nhân tạo cho trẻ dƣới 1 tuổi ................................................... 52
4. Kỷ thuật cho trẻ ăn .................................................................................. 53
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC..................................................54
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................54
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................54
BÀI 9: CHẾ ĐỘ ĂN BỔ SUNG CHO TRẺ DƢỚI 5 TUỔI ...........................................56
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................56
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................56
1. Các loại thức ăn bổ sung ......................................................................... 56
2. Cách cho ăn bổ sung ............................................................................... 57
3. Kết luận ................................................................................................... 60
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................60
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................60
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................61

BÀI 10: CHĂM SÓC TRẺ SUY DINH DƢỠNG PROTEIN – NĂNG LƢỢNG ..........63
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP..........................................................................................63
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................63
1. Nguyên nhân ........................................................................................... 63
2. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 63
3. Quy trình chăm sóc ................................................................................. 65


Mơn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................70
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................70
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ .......................................................................................70
BÀI 11: CHĂM SÓC TRẺ THIẾU VI CHẤT DINH DƢỠNG ......................................72
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP ..........................................................................................72
B. NỘI DUNG. ..........................................................................................................72
1. Chăm sóc trẻ bị thiếu vitamin A ............................................................. 75
2. Chăm sóc trẻ thiếu vitamin D ................................................................. 77
3. Chăm sóc trẻ bị thiếu vitamin C.............................................................. 78
C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ..................................................79
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................79
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ........................................................................................79
ĐÁP ÁN...........................................................................................................................81


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng


Bài 1
SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT TRẺ EM
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong sinh viên có khả năng trình bày đƣợc:
1. Trình bày đƣợc sự phát triển chiều cao, cân nặng, các vòng, tỷ lệ các phần của
cơ thể trẻ em.
2. Nêu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em.
3. Trình bày đƣợc cách đánh giá sức khỏe trẻ em thông qua biểu đồ tăng trƣởng.
B. NỘI DUNG
Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em có thể dựa vào việc theo dõi sự phát
triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay và tỷ lệ giữa các phần
của cơ thể, nhƣng quan trọng nhất là cân nặng.
1. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CÂN NẶNG
1.1. Cân nặng của trẻ mới đẻ
-

Trung bình: 2,8 – 3 kg.

-

Nếu dƣới 2,5 kg là đẻ non, đẻ yếu hoặc suy dinh dƣỡng trong bào thai.

-

Nếu từ 4 kg trở lên là trẻ quá to.

1.2. Cân nặng của trẻ trong năm đầu
-


Trong năm đầu, trọng lƣợng của trẻ tăng rất nhanh: 4 tháng trọng tăng gấp đôi và
cuối năm trọng lƣợng tăng gấp 3 lần so với lúc đẻ.

-

Trong 6 tháng đầu, trung bình mỗi tháng trẻ tăng đƣợc 600g, đặc biệt trong 2
tháng đầu mỗi tháng trẻ có thể tăng đƣợc 1200 – 1400g.

-

Trong 6 tháng sau, trung bình mỗi tháng trẻ tăng đƣợc 400 – 500g.

-

Cơng thức tính gần đúng cân nặng trẻ dƣới 1 tuổi:
 6 tháng đầu:

P = P lúc sinh + 600 . N

 6 tháng cuối:

P (kg) = P lúc sinh (kg) + 500 (g) . N
(N là số tháng tuổi của trẻ)

1.3 Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi
-

Từ sau 1 tuổi đến 9 tuổi, cân nặng của trẻ tăng chậm hơn, trung bình mỗi năm
tăng thêm đƣợc 1,5 kg. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ trên 1 tuổi đến 9
tuổi theo công thức sau:

P = 9kg + 1,5kg . (N – 1)

-

Từ 10 tuổi đến 15 tuổi, cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng
thêm 4 kg. Có thể tính gần đúng cân nặng của trẻ từ 10 tuổi đến 15 tuổi theo công
thức sau:
1


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

P = 21kg + 4kg . (N – 10)
(N là số tuổi của trẻ)
2. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CHIỀU CAO
2.1. Chiều cao của trẻ mới đẻ
-

Trung bình: 48 - 50 cm.

-

Dƣới 45 cm là đẻ non.

2.2. Chiều cao của trẻ dƣới 1 tuổi
Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng thêm đƣợc 24 – 25 cm:
-


Qúy I, mỗi tháng tăng đƣợc 3,5 cm.

-

Qúy II, mỗi tháng tăng đƣợc 2 cm.

-

Qúy III, mỗi tháng tăng đƣợc 1,5 cm.

-

Qúy IV, mỗi tháng tăng đƣợc 1 cm.

Nhƣ vậy, lúc 1 tuổi chiều cao của trẻ khoảng 75 cm.
2.3. Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi
Sau 1 tuổi chiều cao của trẻ tăng không đều trong các năm.
-

Chiều cao tăng nhanh tới 6 – 10 cm/năm trong các giai đoạn trẻ: 1 – 2 tuổi,
6 – 7 tuổi và tuổi dậy thì.

-

Ngƣợc lại, chiều cao của trẻ tăng rất chậm, tăng đƣợc 3 – 5 cm/năm trong
giai đoạn trẻ từ 8 – 12 tuổi.

Nhƣ vậy, trung bình mỗi năm chiều cao của trẻ tăng thêm đƣợc 5 cm.
Từ đó có thể tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau:
h = 75 + 5 . (N-1)

(N là số tuổi của trẻ)
3. SỰ PHÁT TRIỂN VÕNG ĐẦU, VÕNG NGỰC, VÕNG CÁNH TAY
3.1. Vòng đầu
Trong năm đầu, khi cịn thóp trƣớc, vịng đầu của trẻ phát triển rất nhanh. Các
năm sau, nhất là khi thóp trƣớc đã kín, vịng đầu tăng rất chậm:
-

Trẻ sơ sinh: 34 cm.

-

Trẻ 1 tuổi: 46 cm.

-

Trẻ 2 tuổi: 48 cm.

-

Trẻ 6 tuổi: 50 cm.

-

Trẻ 12 tuổi: 52 cm.

-

Trẻ lớn: 54 - 56 cm.

3.2. Vòng ngực


2


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

Lúc trẻ mới đẻ, vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu 1 – 2 cm, lúc 6 tháng vòng
ngực bằng vòng đầu và sau 1 tuổi thì vịng ngực lớn nhanh, vƣợt xa vịng đầu ở tuổi dậy
thì:
-

Trẻ sơ sinh: 32 cm.

-

Trẻ 1 tuổi: 48 cm.

-

Trẻ 5 tuổi: 55 cm.

-

Trẻ 10 tuổi: 63 cm.

-

Trẻ 15 tuổi: 75 - 78 cm.


3.3. Vòng cánh tay
-

Vòng cánh tay của trẻ phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 tuổi đến 5 tuổi, vòng
cánh tay phát triển rất chậm.

-

Dựa vào chỉ số vịng tay có thể phát hiện đƣợc tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em
từ 1 – 5 tuồi:
 Dƣới 12 cm: trẻ bị SDD nặng.
 Từ 12 – 14 cm: trẻ bị SDD nhẹ hoặc báo động SDD.
 Trên 14 cm: trẻ phát triển bình thƣờng.

-

Trong những năm gần đây, chỉ số vịng cánh tay ít đƣợc sử dụng để đánh giá tình
trạng dinh dƣỡng của trẻ.

3.4. Một số chỉ số khác
3.4.1. Thóp
-

Thóp trƣớc: có hình thoi với kích thƣớc của mỗi chiều trung bình là 2 cm. Trẻ đẻ
non có kích thƣớc lớn hơn. Thóp trƣớc thƣờng kín khi trẻ ở lứa tuổi từ 12 – 18
tháng. Nếu thóp trƣớc kín sớm trƣớc 6 – 8 tháng tuổi, cần đƣa trẻ đi khám kiểm
tra và theo dõi. Trong trƣờng hợp này, nên tránh cho trẻ sử dụng vitamin D. Nếu
thóp trƣớc kín trƣớc 3 tháng tuổi, cần đƣợc thăm khám để loại trừ bệnh nhỏ đầu.


-

Thóp sau: có hình tam giác, thƣờng kín ngay sau đẻ. Chỉ có khoảng 25% số trẻ ra
đời là cịn thóp sau với kích thƣớc nhỏ bằng đầu ngón tay và sẽ kín trong q đầu.

3.4.2. Răng
-

Mầm răng đƣợc hình thành trong 3 tháng đầu của thời kỳ bào thai.

-

Khi ra đời, răng vẫn còn nằm trong xƣơng hàm. Sau 6 tháng tuổi răng bắt đầu
mọc.

-

Lớp răng đầu tiên gọi là răng sữa (răng tạm thời). Răng sữa mọc khi trẻ đƣợc 6
tháng tuổi đến 24 – 30 tháng tuổi. Tổng số răng sữa là 20 cái, mọc theo thứ tự nhƣ
sau:

Hàm
trên

9

5

7


3

2

2

3

7

5

9

Hàm
dƣới

10

6

8

4

1

1

4


8

6

10

3


Mơn: Điều dưỡng nhi khoa 1
-

Khoa: Điều dưỡng

Có thể tính số răng của trẻ dựa vào số tháng tuổi theo công thức:
Số răng = số tháng tuổi – 4

-

Từ 6 – 7 tuổi, răng sữa bắt đầu đƣợc thay thế dần bằng răng vĩnh viễn. Đến 15
tuổi thƣờng có đủ 28 răng và 4 chiếc răng cuối cùng (răng khôn) thƣờng mọc ở độ
tuổi từ 18 đến 25.

4. TỶ LỆ CÁC PHẦN CƠ THỂ
Tỷ lệ các phần cơ thể trẻ em khác với ngƣời lớn. Nhìn chung trẻ em có đầu tƣơng
đối to, chân và tay tƣơng đối ngắn so với kích thƣớc tồn cơ thể. Dần dần về sau, do chân
dài ra nên chiều cao của đầu giảm đi một cách tƣơng đối theo tuổi, còn chiều dài tƣơng
đối và tuyệt đối của chân và tay lại đƣợc tăng lên rõ rệt.
- Tỷ lệ chiều cao đầu/ chiều cao đứng:

 Sơ sinh: 1/4
 2 tuổi: 1/5
 6 tuổi: 1/6
 12 tuổi: 1/7
 Ngƣời lớn: 1/8
- Chiều cao thân: trẻ sơ sinh chiếm 45% chiều dài cơ thể, tuổi dậy thì là 38%.
- Tỷ lệ chiều dài chi so với chiều cao đứng: 1 tuổi: 59,5%, 2 tuổi: 63%, 3 tuổi: 70%,
4 tuổi: 74,5%, 5 tuổi: 76,6%, 6 tuổi: 79%.
5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em và có thể chia
làm 2 nhóm là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
5.1. Các yếu tố nội sinh (những yếu tố bên trong cơ thể)
- Vai trò của các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thƣợng
thận và tuyến sinh dục.
- Yếu tố di truyền liên quan đến chủng tộc, gen.
- Các dị tật bẩm sinh.
- Vai trò của hệ thần kinh.
5.2. Các yếu tố ngoại sinh (những yếu tố bên ngoài cơ thể)
- Dinh dƣỡng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.
- Bệnh tật, nhất là các bệnh mãn tính.
- Giáo dục thể chất, thể thao.
- Khí hậu và mơi trƣờng.
6. THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẰNG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƢỞNG
Biểu đồ tăng trƣởng (biểu đồ cân nặng) là một cơng cụ đơn giản nhƣng hiệu quả
nhất có khả năng huy động cộng đồng tham gia vào cơng tác phịng chống suy dinh
dƣỡng. Biểu đồ tăng trƣởng đƣợc Bộ y tế và UNICEF phát hành áp dụng cho cả bé trai
va bé gái.
6.1. Mục đích
- Phát hiện sớm tình trạng suy dinh dƣỡng
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm các bệnh của trẻ khi thấy trẻ

khơng tăng cân hoặc sụt cân.
6.2. Quy trình tiến hành
4


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

6.2.1. Chuẩn bị
- Cân trẻ hàng tháng bằng các loại cân phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của từng
địa phƣơng:
 Trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi: có thể nằm trong chiếc tã, buộc túm lại, treo lên
cân hoặc dùng đĩa đặt trẻ ở cân đồng hồ, nên cân trẻ mình trần, khơng mặc
quần áo.

Hình 1.1 Cách cân trẻ nhỏ.
 Trẻ lớn hơn (đứng đƣợc): dùng cân bàn đứng để cân, có thể cho trẻ mặc
quần lót hoặc áo mỏng khi cân.
 Cũng có thể dùng các loại cân thơng dụng (cân móc hàm) ở nơng thơn: đặt
trẻ vào cái nơi bằng tre, nứa hay bằng nhựa, rồi dùng cân thông dụng để
-

cân. Chú ý đề phòng quả cân rơi vào trẻ.
Kiểm tra và điều chỉnh cân về số 0 trƣớc khi cân trẻ.

-

Lưu ý:
 Đối với trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi, khi cân trẻ ngƣời điều dƣỡng nên đặt hờ

tay trên thân trẻ để đề phòng trẻ rời khỏi cân.
 Đối với trẻ lớn hơn, ngƣời điều dƣỡng cũng cần đứng sát trẻ để đề phòng
trẻ bị ngã.
Cân trẻ đều đặn hàng tháng, hàng quý bằng một loại cân nhất định.
 Trẻ từ 0 – 24 tháng: mỗi tháng cân 1 lần.
 Trẻ từ 25 – 36 tháng: mỗi quý cân 1 lần.
 Trẻ từ 36 tháng đến 5 tuổi: 6 tháng cân 1 lần.

6.2.2. Cách ghi
- Trục đứng (trục tung): tƣơng ứng các dãy số, biểu thị cân nặng tính bằng kilogam
(kg). Trục ngang (trục hồnh): đƣợc chia thành các ô đánh số từ 1-60, tƣơng ứng
với các tháng tuổi trẻ.
- Trƣớc hết phải ghi các tháng trong năm (ngày dƣơng lịch) vào các ô vuông ở phía
dƣới của biểu đồ, bắt đầu hàng tháng, năm sinh của trẻ, đƣợc ghi vào ơ đậm ngồi
cùng bên trái của trục hoành.
5


Mơn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

-

Ví dụ: trẻ sinh vào tháng 4 thì ghi tháng 4 cộng năm sinh vào ơ đầu tiên, sau đó là

-

tháng 5, tháng 6… đến tháng 12 không ghi năm, tiếp tháng 1/năm nào, sau đó
tháng 2, tháng 3,… tháng 12 khơng ghi năm.

Cân cho trẻ và ghi kết quả cân đƣợc vào biểu đồ, điểm gặp nhau ở trục tung và
trục hoành đƣợc đánh dấu chấm trịn (O) vào giữa ơ trên biểu đồ; giữa lần cân
tháng trƣớc và tháng sau đƣợc kết nối bằng một đƣờng thẳng (dùng thƣớc kẻ để
nối), tiếp tục nhƣ vậy tạo thành đƣờng biểu diễn sự phát triển về cân nặng. Đó
chính là “Con đƣờng sức khỏe của trẻ”.

6.3. Đánh giá đƣờng biểu diễn
- Theo hƣớng đi của đƣờng biểu diễn cân nặng:
 Nếu đƣờng biểu diễn cân nặng trẻ đi lên (↑) là trẻ bình thƣờng (phát triển
tốt).
 Nếu đƣờng biểu diễn cân nặng trẻ nằm ngang (→) là dấu hiệu nguy hiểm
báo động trẻ khơng lên cân, cần đi khám để tìm ngun nhân, theo dõi và
chăm sóc chu đáo.
 Nếu đƣờng biểu diễn cân nặng trẻ đi xuống (↘ ) là dấu hiệu rất nguy hiểm,
trẻ sụt cân cần đƣa trẻ đi khám ngay để tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.
-

Trên biểu đồ cân nặng có hai đƣờng cong đậm nét theo hƣớng đi lên đó là giới

-

hạn trên và giới hạn dƣới của sự phát triển bình thƣờng (trung bình).
 Nếu đƣờng biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở giữa 2 đƣờng cong giới hạn
đó theo chiều hƣớng đi lên là khỏe mạnh hay trẻ phát triển bình thƣờng.
 Nếu đƣờng biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở dƣới đƣờng cong giới hạn
dƣới là trẻ phát triển không tốt: thiếu cân, nuôi dƣỡng kém hay đang bị
bệnh.
 Nếu đƣờng biểu diễn cân nặng của trẻ nằm ở trên đƣờng cong giới hạn
dƣới là trẻ bị béo phì.
Cân trẻ đều đặn hàng tháng mới có giá trị theo dõi tình trạng sức khỏe và phát

hiện đƣợc kịp thời tình trạng bệnh của trẻ.

 Biểu đồ chuẩn cân nặng của trẻ Đƣờng biểu diễn cân nặng từ sơ sinh đến 5
tuổi dƣới đây (đƣợc tổ chức Y tế thế giới – WHO công bố năm 2007) áp dụng
cho trẻ em trên tồn thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói
riêng.

6


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

7


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

8


Mơn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:

 Trình chiếu Powerpoint
 Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa
lại kiến thức bài học.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Nhi khoa tập 1 – 2 , Trƣờng Đại Học Y Hà Nội 2000.
2. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2006.
3. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế - 2011.
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Trẻ 5 tuổi, phát triển bình thƣờng sẽ có cân nặng là:
A. 14,5 kg.
B. 15 kg.
C. 15,5 kg.
D. 16kg.
2. Chiều cao trung bình của trẻ 9 tuổi là:
A. 105 cm.
B. 110 cm.
C. 115 cm.
D. 120 cm.
3. Giới hạn vòng cánh tay của trẻ phát triển bình thƣờng trong lứa tuổi từ 1 đến 5
tuổi là:
A. 12 cm.
B. 12 – 14 cm.
C. Trên 14 cm.
D. Trên 16 cm.
4. Thóp trƣớc thƣờng kín khi trẻ đƣợc:
A. 6 – 8 tháng.
B. 8 – 10 tháng.
C. 10 – 12 tháng.
D. 12 – 18 tháng.

5. Đánh giá biểu đồ cân nặng trẻ, câu nào sau đây SAI:
A. Nếu đƣờng biểu diễn đi lên là trẻ bình thƣờng, phát triển tốt.
B. Nếu đƣờng biểu diễn đi ngang là dấu hiệu báo động cần khám và theo dõi.
C. Nếu đƣờng biểu diễn đi xuống là dấu hiệu báo động cần khám và theo dõi
D. Cân trẻ cùng một loại cân nhất định.
6. Đƣờng biểu diễn cân nặng nào của trẻ em nào sau đây, cần báo động cho bà mẹ
theo dõi, chăm sóc một cách chu đáo:
A. Đƣờng biểu diễn cân nặng có tăng, có giảm.
B. Đƣờng biểu diễn cân nặng nằm ngang.
9


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

C. Đƣờng biểu diễn cân nặng đi xuống.
D. Đƣờng biểu diễn cân nặng nằm dƣới 2 đƣờng song song chuẩn.
7. Cân trẻ đều đặn hàng tháng bằng một loại cân nhất định mới có giá trị theo dõi
tình trạng sức khỏe và phát hiện đƣợc kịp thời tình trạng bệnh của trẻ.
A. Đúng.
B. Sai

10


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng
Bài 2


ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT TRẺ EM
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày đƣợc cách chuẩn bị bệnh nhi để đánh giá sức khỏe trẻ.
2. Trình bày đƣợc quy trình thăm khám thể chất trẻ em.
B. NỘI DUNG
Các mốc quan trọng để đánh giá thể chất trẻ em:
-

Thứ nhất: chậm nhất là vào lúc 8 tháng tuổi trẻ biết ngồi (thƣờng thì từ 4 - 6 tháng
tuổi trẻ đã biết ngồi).

-

Thứ hai: vào khoảng 18 tháng tuổi, trẻ có thể tự đi lại (từ 9 – 14 tháng tuổi trẻ bắt
đầu tập đi).

-

Thứ ba: 24 tháng tuổi trẻ biết đƣợc khoảng 30 – 50 từ đơn giản.

-

Thứ tƣ: 30 tháng tuổi trẻ biết nói các câu ngắn từ 3 – 4 từ.

Ngƣời điều dƣỡng phải nắm các mốc quan trọng này để có những nhận định chính
xác về q trình phát triển của trẻ.
1. CHUẨN BỊ THĂM KHÁM TRẺ EM
-


Quy trình thăm khám phải đƣợc thực hiện ở phòng khám thuận tiện, an tồn, có
đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.

-

Đặt tất cả những dụng cụ có thể gây nguy hiểm ra ngoài tầm tay của trẻ, chuẩn bị
một số đồ chơi, búp bê thú nhồi bơng và các trị chơi phù hợp với trẻ.

-

Để trẻ ngồi trên bàn khám hoặc trong lòng bố mẹ, dành thời gian cho trẻ chơi và
làm quen với quá trình thăm khám.

-

Quan sát các dấu hiệu hành vi của trẻ chứng tỏ đã sẵn sàng hợp tác: bắt chuyện
với điều dƣỡng, tiếp xúc bằng mắt, chấp nhận các dụng cụ hoặc đồ chơi đƣa cho,
cho phép các tiếp xúc về cơ thể.

-

Giới hạn số ngƣời trong phòng khám, hạn chế các quấy rầy hoặc phá vỡ giữa
chừng khi thực hiện quy trình thăm khám.

-

Dùng giọng nói nhẹ nhàng, bình tĩnh và tự tin, khơng nên dọa nạt hoặc làm cho trẻ
sợ, giải thích các bƣớc thăm khám bằng những từ ngữ đơn giản, dùng các trò chơi
để khuyến khích trẻ thực hiện các động tác thăm khám.


-

Nếu phải kiểm tra nhiều trẻ trong một gia đình, hãy bắt đầu với trẻ hợp tác nhất để
làm mẫu cho những trẻ khác.

2. QUY TRÌNH THĂM KHÁM THỂ CHẤT TRẺ EM
Để thực hiện đƣợc quy trình thăm khám nhanh chóng, tồn diện và chính xác cần
phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thăm khám đúng chức năng, chính xác và phù hợp.
2.1. Nhận định sức khỏe của trẻ: thông qua giao tiếp với bố mẹ trẻ hoặc ngƣời chăm
sóc trẻ để khai thác tiền sử, bệnh sử của trẻ.
11


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

Trong phần khai thác bệnh sử bao gồm các vấn đề sau:
-

Vấn đề sức khỏe và lý do đƣa trẻ đến cơ sở điều trị:
 Trẻ bắt đầu ốm từ khi nào?
 Các dấu hiệu và triệu chứng gì?
 Vị trí đau ở đâu?
 Yếu tố làm tăng đau? Yếu tố làm giảm đau?
 Có dùng thuốc gì cho trẻ khơng?
 Các triệu chứng kèm theo?

Khai thác tiền sử, bao gồm:

-

Tiền sử bản thân:
 Quá trình sinh trƣởng của trẻ: trẻ là con thứ mấy? Sinh thƣờng hay
sinh mổ? Cân nặng lúc sinh? Các dị tật bẩm sinh nếu có? Ni
dƣỡng?
 Tiêm chủng đầy đủ không?
 Các bệnh mà trẻ mắc từ trƣớc? Các bệnh mạn tính? Những lần nhập
viện trƣớc đây?
 Dị ứng (thuốc, thức ăn).

-

Tiền sử gia đình: số ngƣời trong gia đình, tuổi, trình độ văn hóa của cha mẹ
trẻ, các bệnh có liên quan đến bệnh lý hiện tại của trẻ.

2.2. Các thủ thuật thăm khám
Theo mơ hình:
Nhìn → Sờ, nắn → Gõ → Nghe
Trong đó:
-

Nhìn: quan sát để xác định tình trạng sức khỏe trẻ. Quan sát từ đấu đến
chân về kích thƣớc, tình trạng da, mắt, nét mặt, ngực, bụng, tay, chân. Các
dấu hiệu và sự suy nhƣợc thần kinh.

-

Sờ, nắn: đánh giá nhiệt độ cơ thể trẻ, tình trạng da, tình trạng đau ở các
vùng bị tổn thƣơng, tình trạng xƣơng khớp (kích thƣớc, hình dáng, độ đàn

hồi)...

-

Gõ: gõ nhẹ và dứt khoát lên các bộ phận của cơ thể. Xác định vị trí, kích
thƣớc, độ dày các cơ quan. Xác định nếu có khơng khí hoặc dịch trong các
khoang cơ thể.

-

Nghe: dùng ống nghe để nghe những âm trong các bộ phận của cơ thể:
phổi, tim, mạch máu, ổ bụng.

2.3. Thăm khám tổng quát
-

Quan sát để đánh giá tổng trạng chung của trẻ.

-

Đo các dấu hiệu sống: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, cân nặng, chiều cao, vòng
ngực, vòng đầu, vòng cánh tay, lớp mỡ dƣới da của trẻ.
12


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

2.3.1. Cân trẻ:

-

Trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi: có thể nằm trong chiếc tã, buộc túm lại, treo lên cân

-

hoặc dùng đĩa đặt trẻ ở cân đồng hồ, nên cân trẻ mình trần, không mặc quần áo.
Trẻ lớn hơn (đứng đƣợc): dùng cân bàn đứng để cân, có thể cho trẻ mặc quần lót
hoặc áo mỏng khi cân.

2.3.2. Đo chiều cao
-

Đối với trẻ dƣới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thƣớc đo gỗ, đầu chạm sát
một cạnh của thƣớc đo. Một ngƣời giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một
ngƣời giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đƣa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân
thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.

-

Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lƣng vào tƣờng;
đầu, hai vai, mơng, bắp chân, gót chân áp sát tƣờng. Mắt nhìn thẳng ra phía trƣớc,
2 tay xi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vng góc với thƣớc đo.
Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.

2.3.3. Cách đo vịng đầu
-

Vòng đầu đƣợc đo đến khi trẻ đến 36 tháng tuổi hoặc bất cứ khi nào nghi ngờ kích
thƣớc vịng đầu.


-

Đo đầu ở vòng lớn nhất, thƣờng ở trên cung mày và vành tai và qua chỗ lồi lên ở
chẩm.

-

Vì hình dáng của đầu ảnh hƣởng đến vị trí vịng đầu tối đa nên cần đo vài vị trí
trên cung mày để tìm kích thƣớc lớn nhất.

-

Sử dụng thƣớc dây giấy hoặc thƣớc dây thép vì thƣớc dây vải có thể giãn nở làm
kết quả sai. Để kết quả chính xác nhất sử dụng thƣớc đo có đơn vị 1/10 cm.

2.3.4. Cách đo vòng ngực
-

Đo quanh ngực qua núm vú, lý tƣởng nhất là đo khi thở vào và thở ra rồi lấy giá
trị trung bình.

-

Vịng đầu và vịng ngực tƣơng đƣơng nhau lúc 1 – 2 tuổi, sau đó vịng đầu có thể
lớn hơn vịng đầu 5 – 7 cm.

2.3.5. Cách đo vòng cánh tay
-


Dụng cụ đo đƣợc sử dụng là thƣớc dây bằng nilon của thợ may với khoảng chia 1
mm. Đo lƣờng đƣợc tiến hành với đứa trẻ ở tƣ thế đứng với hai tay buông thõng.
Dùng mắt áng chừng để tìm điểm giữa của cánh tay. Chu vi vòng cánh tay đƣợc
đo theo mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm giữa của cánh tay trái và đƣợc ghi
nhận với độ chính xác 1 mm.

-

Vì thiếu số liệu chuẩn nên việc đo vịng cánh tay khơng nên sử dụng nhƣ một đo
lƣờng thƣờng quy mà chỉ theo dõi những trẻ có hoặc nguy cơ có béo phì và suy
dinh dƣỡng.

2.3.6. Cách đo độ dày lớp mỡ dƣới da

13


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

-

Cách đo nhƣng vòng đo cánh tay, khi tay treo tự do, giữ nếp gấp da giữa ngón tay
cái và ngón trỏ ở vị trí 1cm trên điểm giữa. Kéo nếp gấp nhẹ nhàng xa lớp cơ bên
dƣới và tiếp tục cho đến khi đo xong.

-

Đặt dụng cụ đo lên nếp gấp da ở điểm giữa.


-

Đọc kết quả chính xác đến 1 mm.

2.4. Thăm khám các cơ quan
2.4.1. Khám hô hấp
-

Hỏi xem trẻ có ho khơng? Tính chất ho? Có khó thở khơng? Có chảy mũi nƣớc
khơng? Có khị khè khơng? Có nghẹt mũi khơng?

-

Nhìn lồng ngực từ trƣớc và sau để đánh giá các đặc điểm: sự cân đối hai bên lồng
ngực, sự nhô lên của lồng ngực, cảm giác mạch đập, sự nhơ lên của các xƣơng
sƣờn, kích thƣớc và hình dáng?

-

Đếm tần số thở, tìm các dấu hiệu thở gắng sức nhƣ rút lõm lồng ngực, hõm ức,
phập phồng cánh mũi.

-

Nghe phổi để biết tiếng phổi bình thƣờng hay các ran trong các bệnh lý hô hấp.

2.4.2. Khám tim mạch
-


Hỏi xem trẻ có các dấu hiệu hồi hộp, tức ngực khơng?

-

Bắt và đánh giá mạch bình thƣờng hay bệnh lý.

-

Nghe tim để biết tiếng tim bình thƣờng hay tiếng tim bất thƣờng.

2.4.3. Khám tiêu hóa
-

Hỏi xem trẻ có ăn đƣợc khơng? Có buồn nơn hoặc nơn khơng? Tình trạng đi cầu,
tính chất phân? Tình trạng đau bụng?

-

Nhìn bụng để biết đƣợc kích thƣớc, hình dáng, đặc điểm da bụng, phù nề.

-

Nhìn xem trẻ có hậu mơn hay khơng, đánh giá độ chắc của các cơ quanh hậu môn.

-

Sờ nắn bụng để đánh giá: tính nhạy cảm đối với đau, độ lớn của bụng, sự phản
ứng của cơ bụng...

-


Nghe các âm ở bụng bằng ống nghe để xem âm ruột có tăng hay giảm, có tiếng
thổi bất thƣờng khơng?

2.4.4. Khám hệ tiết niệu – sinh dục
-

Hỏi xem trẻ có đau ở vùng thắt lƣng khơng? Đi tiểu có buốt rát khơng? Tính chất
và màu sắc nƣớc tiểu?

-

Sờ nắn để đánh giá: vị trí đau, mức độ đau...

-

Khám bộ phận sinh dục ngoài cẩn thận:
 Đối với trẻ gái: cần khám cả môi lớn, âm vật.
 Đối với trẻ trai: khám kỹ dƣơng vật và niệu đạo.

2.4.5. Khám thần kinh
-

Quan sát và đánh giá xem trẻ tỉnh táo hay lơ mơ, hôn mê, có yếu liệt khơng?
14


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1
-


Khoa: Điều dưỡng

Khám các dấu chứng màng não, dấu thần kinh khu trú, phản xạ gân xƣơng.

2.4.6. Khám cơ xƣơng khớp
-

Nhìn các cơ và so sánh với bên đối diện để đánh giá: giật nhẹ hoặc co giật tự
nhiên, kích thƣớc của cơ.

-

Sờ nắn các xƣơng và khớp để đánh giá: nhiệt độ, độ chắc của cơ, phù nề, tính
nhạy cảm đối với đau.

2.4.7. Khám tai mũi họng
-

Khám tai: nhìn và sờ nắn tai ngồi để đánh giá kích thƣớc, hình dạng, vị trí biến
dạng hoặc tổn thƣơng, phát hiện tính nhạy cảm đối với đau, sƣng nề các hạch.

-

Khám mũi: khám mũi ngoài để đánh giá về hình thể, kích thƣớc lỗ mũi. Sờ cánh
mũi và sụn mũi để đánh giá tính nhạy cảm đối với đau, sự thông suốt của hai lỗ
mũi...

-

Khám họng: nhìn họng đánh giá các đặc điểm của amyđan, thành sau khí quản.


C. HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY – HỌC
a. Nội dung:
 Trình chiếu Powerpoint
 Đặt vấn đề, trao đổi
b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa
lại kiến thức bài học.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2006.
2. Bài giảng Điều dƣỡng Nhi khoa, Trƣờng Đại học Y dƣợc Huế - 2011.
3. Growth and Development. Textbook of pediatrics. Robert D. Needlman 23 – 65.2000.
E. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Để đánh giá thể chất trẻ em có hiệu quả, cần chuẩn bị các nội dung sau, ngoại
trừ:
A. Thiết kế phòng khám phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
B. Có thể đặt tất cả dụng cụ gần với tầm tay của trẻ.
C. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với quy trình thăm khám.
D. Giới hạn số ngƣời trong phòng khám.
2. Để khai thác bệnh sử của trẻ chính xác và đầy đủ cần:
A. Để bệnh nhi và ngƣời nhà tự khai bệnh.
B. Tạo môi trƣờng giao tiếp trang trọng.
C. Chăm chú lắng nghe, không làm việc riêng khi hỏi bệnh.
15


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng

D. Giáo dục và tƣ vấn những vấn đề sức khỏe cần thiết.

3. Trình tự của một thủ thuật thăm khám:
A. Nhìn → Gõ → Sờ → Nghe.
B. Nhìn → Sờ → Gõ → Nghe.
C. Nhìn → Nghe → Gõ → Sờ.
D. Nhìn → Nghe → Sờ → Gõ.
4. Khi đo chiều cao trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lƣng
vào tƣờng; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tƣờng. Mắt nhìn lên phía
trên, 2 tay xi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vng góc với thƣớc
đo.
A. Đúng.

B. Sai.

5. Mốc quan trọng để đánh giá thể chất trẻ em, trong đó mốc quan trọng thứ nhất:
chậm nhất là vào lúc 10 tháng tuổi trẻ biết ngồi.
A. Đúng.

B. Sai.

6. Cách đo vòng ngực là đo quanh ngực qua núm vú, lý tƣởng nhất là đo khi thở
vào và thở ra rồi lấy giá trị trung bình.
A. Đúng.

B. Sai.

7. Dụng cụ đo vịng cánh tay đƣợc sử dụng là thƣớc dây bằng nilon của thợ may
với khoảng chia 1 mm.
A. Đúng.

B. Sai.


16


Môn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng
Bài 3

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu đƣợc các nguyên tắc chung về dùng thuốc cho trẻ em.
2. Trình bày đƣợc cách tính liều lƣợng thuốc cho trẻ em.
3. Trình bày đƣợc các đƣờng đƣa thuốc vào cơ thể.
B. NỘI DUNG
- Trẻ em có những đặc điểm giải phẫu và sinh lý khác hẳn với ngƣời lớn, cơ thể trẻ
em là cơ thể đang trƣởng thành. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non , đẻ yếu…các
chức năng gan, thận chƣa hoàn chỉnh nên một số thuốc sau khi dùng chƣa đƣợc
-

chuyển hóa và đào thải kịp thời gây ứ đọng trong máu và gây độc cho cơ thể.
Tất cả các loại thuốc sử dụng ở trẻ em đều hết sức thận trọng và phải đƣợc tính
tốn cho từng trẻ. Nhìn chung thì trẻ càng nhỏ tốc độ chuyển hóa càng cao, điều
này sẽ dẫn đến việc phải tăng liều khi cần thiết.

1. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DÙNG THUỐC CHO TRẺ EM
1.1. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định
- Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng.
-


Dùng vitamin khi có nguy cơ hoặc biểu hiện thiếu vitamin.
Bồi phụ nƣớc và điện giải khi có nguy cơ hoặc có biểu hiện mất nƣớc, mất điện
giải.
Dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ > 38,5˚C.
Dùng thuốc hạ huyết áp khi trẻ có tăng huyết áp.

1.2. Trƣớc khi cho trẻ dùng thuốc phải hiểu rõ
- Tác dụng của thuốc.
- Liều lƣợng thuốc.
- Tác dụng phụ của thuốc.
-

Đƣờng đƣa thuốc vào cơ thể.
Thời điểm của thuốc: lúc mấy giờ, trƣớc, sau hay trong khi ăn.
Không đƣợc pha trộn các loại thuốc với nhau một cách tùy tiện.

1.3. Theo dõi tác dụng phụ của thuốc
Trong và sau khi dùng thuốc, phải theo dõi tác dụng của thuốc, kể cả tác dụng
phụ. Một số trƣờng hợp, có thể hƣớng dẫn các bà mẹ cùng phối hợp với điều dƣỡng viên
theo dõi tác dụng của thuốc.
1.4. Cất giữ bảo quản thuốc
Phải hƣớng dẫn cho bà mẹ cất thuốc cẩn thận, để xa tầm với của trẻ, không để cho
trẻ tự ý lấy thuốc dùng, đề phòng ngộ độc thuốc.
17


Mơn: Điều dưỡng nhi khoa 1

Khoa: Điều dưỡng


2. CÁCH TÍNH LIỀU LƢỢNG THUỐC CHO TRẺ EM
- Việc kê đơn và xác định liều lƣợng thuốc chính xác là của các bác sỹ. Tuy nhiên
để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc cho bệnh nhi, ngƣời điều dƣỡng
cũng cần có những kiến thức cơ bản về các đặc tính sử dụng và tác dụng của
những loại thuốc thơng thƣờng cũng nhƣ phải biết tính liều lƣợng thuốc sao cho
phù hợp với từng trẻ.
Để xác định liều lƣợng thuốc cho trẻ có nhiều cơng thức khác nhau dựa vào tuổi,
cân nặng, diện tích bề mặt da…
2.1. Dựa trên diện tích bề mặt da: là phƣơng pháp đáng tin cậy nhất.
-

Liều lƣợng thuốc trẻ em = (Diện tích bề mặt da cơ thể (m2) x liều ngƣời lớn)/1,75
Trong đó diện tích bề mặt da cơ thể trẻ em có thể tính dựa vào cơng thức sau:
Diện tích bề mặt da (m2) = 4W + 7/W + 90
(W là trọng lƣợng cơ thể tính bằng kg) hoặc dựa vào tốn đồ WEST.
Hay: Diện tích da trẻ x 60 = % liều ngƣời lớn.
2.2. Dựa trên cân nặng: đây là cách tính liều lƣợng thƣờng dùng nhƣng tính chính xác
khơng cao.
Liều lƣợng thuốc trẻ em = (Cân nặng của trẻ (kg) x liều ngƣời lớn)/70 kg
2.3. Dựa vào tuổi:
Liều lƣợng thuốc trẻ em = (Tuổi của trẻ (năm) x liều ngƣời lớn)/ ( tuổi của trẻ + 12)
2.4. Tính theo mg/kg
- Nếu liều ngƣời lớn là 1mg/kg thì liều trẻ em là:
 Ngƣời lớn:
1
 12 tuổi:
1,25

-


 1 – 7 tuổi:
1,5
 2 tuần tuổi – 1 tuổi:
2
Phƣơng pháp thƣờng dùng nhất là xác định liều dựa trên liều chuyên biệt trên mỗi
kg thể trọng.

3. ĐƢỜNG ĐƢA THUỐC VÀO CƠ THỂ TRẺ
3.1. Đƣờng uống
- Uống là cách đƣa thuốc vào cơ thể sinh lý nhất vì ruột là hàng rào lý - hóa ngăn
cản đƣợc nhiều tác nhân có hại cho cơ thể, kể cả vi khuẩn. Mặt khác, khả năng
hấp thu của ruột rất tốt, uống thuốc không gây đau đớn cho trẻ, lại kinh tế và ít
gây tai biến.
18


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×