Tải bản đầy đủ (.docx) (217 trang)

Giao trinh ky sinh trung y hoc (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 217 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Ký sinh trùng học (Parasitology) là một mơn khoa học nghiên cứu về các
loài ký sinh trùng (parasites), vật chủ (host) của chúng và mối quan hệ giữa ký
sinh trùng – vật chủ. Trước đây, ký sinh trùng là bộ môn nghiên cứu bao gồm tất
cả các loại vi sinh vật (vi khuẩn, virus), động vật đơn bào và động vật đa bào ký
sinh, nấm ký sinh... Nhưng ngày nay vi sinh vật đã được tách ra thành một
ngành học riêng. Trong phạm vi rất rộng như vậy, Ký sinh trùng y học là lĩnh
vực chỉ nghiên cứu riêng các loại ký sinh trùng gây bệnh trên người. Trong ký
sinh trùng y học, vật chủ bị ký sinh là người, do đó đối tượng nghiên cứu của ký
sinh trùng y học là những ký sinh trùng sống nhờ vào cơ thể của người và truyền
bệnh (vector) hoặc trực tiếp gây bệnh cho người, bao gồm các động vật đơn bào,
giun sán, tiết túc, côn trùng và nấm ký sinh.
Có rất nhiều bệnh nguy hiểm ở người do ký sinh trùng gây ra ở Việt Nam
và trên thế giới như bệnh sốt rét (do ấu trùng sốt rét Plasmodium), viêm gan (do
sán lá gan lớn Fasciola gigantica), giun chui ống mật (do giun đũa), phù chân
voi, phù bộ phận sinh dục (do loài giun chỉ bạch huyết), bệnh nhiễm nấm
Candida... Các bệnh do ký sinh trùng gây ra không kém phần nguy hiểm đối với
đời sống con người, nhiều bệnh còn gây ra dịch trên diện rộng, giết chết hàng
triệu người. Ví dụ, mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh sốt rét, trong
đó có 1-3 triệu người tử vong, đa số là trẻ em ở khu vực Châu Phi (theo Tổ chức
Y tế thế giới WHO). Vì vậy, ký sinh trùng y học đóng một vai trị quan trọng
trong chuẩn đoán và điều trị dịch tễ học, các bệnh nhiệt đới ở nước ta. Tuy
nhiên, đặc điểm chung của các bệnh do ký sinh trùng gây ra là bệnh diễn ra một
cách thầm lặng, kéo dài gây mệt mỏi cho người bệnh; các biểu hiện do bị nhiễm
ký sinh trùng cũng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh khác;
sự biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào vòng đời phát triển và đời sống của lồi ký
sinh trùng đó. Vì vậy, việc hiểu biết về chức năng, cấu tạo, đặc điểm sinh học,
sinh thái học và vịng đời phát triển của các lồi ký sinh trùng chủ yếu gây bệnh
ở người (và vật nuôi) sẽ giúp chúng ta tốt hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị
các bệnh do ký sinh trùng trong y học.


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KÝ SINH TRÙNG Y HỌC
1.1. KHÁI NIỆM KÝ SINH TRÙNG
Ký sinh trùng (parasites) (vt. KST) là những sinh vật sống trong cơ thể của
một sinh vật khác, gọi là vật chủ (host), hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ thể của
vật chủ mà không trực tiếp giết chết vật chủ đó. Ví dụ, Giun đũa (Ascaris
lumbricoides) sống trong ruột người thì người gọi là vật chủ, còn giun đũa là
KST. Giun đũa sống ký sinh và hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ ruột khiến
người bị nhiễm giun đũa gầy gò, da xanh, mất máu, dị ứng..., nhưng bệnh do
giun đũa không trực tiếp gây chết người đó.
Giữa KST và vật chủ có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. Một số lồi KST
chỉ ký sinh trên một hoặc một vài đối tượng vật chủ nhất định, hoặc một số lồi
có vịng đời phát triển phức tạp với sự thay đổi qua nhiều lần vật chủ (như các
lồi sán lá). KST có thể sống ở những vị trí khác nhau của cơ thể vật chủ: ở
ngồi da, trong mơ cơ quan hoặc ký sinh trong nội tạng cơ thể vật chủ. Dựa vào
hình thái ký sinh có thể phân chia thành hai nhóm:
Ngoại ký sinh: là những KST chỉ sống ở trên bề mặt hoặc trong các hốc tự
nhiên (như miệng, âm đạo) của cơ thể vật chủ. Ví dụ các loại tiết túc, KST ghẻ
(Sarcoptes scabiei), trùng roi âm đạo (Trichomanas vaginalis), loại amip ký sinh
ở răng miệng (Entamoanba gingivalis), các nấm ký sinh ngoài da và nấm men
âm đạo (Candida albicans) đều là những ngoại KST.
Nội ký sinh: Là những KST sống ở trong các tổ chức hoặc nội tạng của cơ
thể vật chủ. Ví dụ các loại giun sán, KST sốt rét, các loại đơn bào đường tiêu
hóa và nội tạng đều là nội KST.
Đa số các ngoại KST như côn trùng tiết túc chỉ khi nào chiếm thức ăn (ví
dụ khi đốt, hút máu) chúng mới bám vào vật chủ; cịn lại phần lớn thời gian
chúng sống tự do ngồi thiên nhiên. Những lồi KST đó gọi là KST tạm thời.
Những KST khác, toàn bộ cuộc đời của chúng hoặc trong một giai đoạn lâu dài

phải sống nhờ vào vật chủ được gọi là KST vĩnh viễn. Tất cả các nội KST như
giun sán, sốt rét, đơn bào đều là KST vĩnh viễn.
Bản thân KST tuy sống nhờ vào vật chủ nhưng cũng có thể bị những KST
khác sống bám trên cơ thể chúng. Ví dụ, muỗi là KST nhưng muỗi có thể bị sinh
vật khác sống như nấm, culicoides ... Những sinh vật ký sinh trên một KST được
gọi là Bội KST.
Về mặt bệnh tật, có thể phân biệt KST thành 2 nhóm:
2


- KST gây bệnh là những KST trực tiếp gây các triệu chứng bệnh thông
qua các hoạt động sống của chúng, ví dụ như giun đũa, sán lá ruột, KST sốt rét
ký sinh trong cơ thể người gây bệnh trực tiếp cho con người.
- KST truyền bệnh (vector) là những KST đóng vai trị trung gian mơi giới
truyền bệnh ví dụ như: muỗi truyền bệnh sốt rét, giun chỉ; chấy, rận, bọ chét
truyền các bệnh sốt hồi quy phát ban hoặc bệnh dịch hạch... Tuy nhiên có thể
gặp những KST tuy gọi là KST truyền bệnh nhưng chúng cũng có thể trực tiếp
gây bệnh, ví dụ như các vết đốt của muỗi hoặc bọ chét có thể gây dị ứng, khó
chịu hoặc mẩn ngứa, song mức độ gây bệnh khơng nghiêm trọng nên vẫn được
sắp xếp vào nhóm KST truyền bệnh.
Trong chuẩn đốn bệnh KST, có thể xảy ra những trường hợp nhầm lẫn
trong khi nhận định, vì vậy cần phân biệt KST thực thụ và KST giả hiệu. KST
thực thụ gây bệnh, cịn KST giả hiệu khơng gây bệnh. KST giả hiệu có thể là do
những sinh vật khác bị tạp nhiễm vào bệnh phẩm hoặc các dị vật thấy được
trong q trình xét nghiệm, ví dụ trong bệnh phẩm lẩn các thức ăn khơng tiêu có
Hình thể giống như ấu trùng hoặc trứng giun sán.
1.2. KHÁI NIỆM VẬT CHỦ
Vật chủ (host) là những sinh vật bị nhiễm KST. Có 2 dạng vật chủ cơ bản:
- Vật chủ chính (hay vật chủ cuối cùng – definitive host) là những vật chủ
mà KST ở giai đoạn trưởng thành, có thể giao phối và sinh sản được.

- Vật chủ trung gian (hay vật chủ phụ - secondary/intermediate host) là vật
chủ mà KST chỉ ký sinh trong một giai đoạn nhất định trong vịng đời phát triển
của chúng, sau đó chuyển sang ký sinh ở vật chủ khác (vật chủ chính) cho tới
dạng trưởng thành. Ví dụ, con trưởng thành của lồi Sán lá gan lớn (Fasciola
gigantic) ký sinh ở gan người hoặc ruột trâu bò, sinh sản và đẻ trứng. Tuy nhiên,
ở giai đoạn ấu trùng (Cecaria) chúng ký sinh ở các loài động vật nước ngọt như
cua, ốc, cá… Như vậy, ốc là vật chủ trung gian của Sán lá gan lớn, còn con
người và trâu, bò là vật chủ chính của nó.
Đứng về mặt bệnh tật người ta cịn dùng danh từ vật chủ trung gian để chỉ
những vật chủ (hoặc chính hoặc phụ) làm trung gian truyền bệnh từ người này
sang người khác. Ví dụ muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét hay ốc là
vật chủ trung gian truyền các bệnh sán lá. Cần phân biệt vật chủ trung gian với
Sinh vật môi giới truyền bệnh (vector). Sinh vật mơi giới truyền bệnh có thể là
vật chủ, hoặc khơng là vật chủ. Ví dụ, đối với bệnh sốt rét muỗi là vật chủ trung
3


gian hoặc môi giới truyền bệnh, nhưng trong bệnh lỵ amip, ruồi chỉ là mơi giới
truyền bệnh vì ruồi vận chuyển bào nang của amip từ nơi này đến nơi khác làm
cho bệnh lây lan nhưng ruồi hồn tồn khơng phải là vật chủ của amip (vì bào
nang amip có thể dính vào cơ thể ruồi nhưng khơng ký sinh ở ruồi, khơng thay
đổi và phát triển trong q trình bám vào cơ thể ruồi).
1.3. CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA KÝ SINH TRÙNG
Tồn bộ các q trình phát triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau ở
bên trong hoặc bên ngoài cơ thể vật chủ, từ dạng ban đầu là trứng cho tới dạng
trưởng thành có khả năng sản sinh ra thế hệ tiếp theo, được gọi là chu kỳ phát
triển (Life cycle).
Có 3 dạng chu kỳ phát triển của KST, bao gồm:
- Chu kỳ phát triển thực hiện hoàn toàn bên ngoài tự nhiên: Thường xảy ra
ở những lồi KST tạm thời như muỗi, ruồi, bọ xít hút máu... Ví dụ muỗi đẻ

trứng, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy chuyển thành quăng và quăng chuyển
thành muỗi trưởng thành. Muỗi đực và muỗi cái giao hợp, muỗi cái lại đẻ trứng;
tồn bộ q trình vừa nêu hợp thành chu kỳ của muỗi (Hình 1).

Hình 1. Chu kỳ phát triển của Muỗi

- Chu kỳ phát triển thực hiện hoàn toàn bên trong cơ thể vật chủ: Thường
xảy ra ở các lồi KST vĩnh viễn, ví dụ như KST sốt rét, giun chỉ bạch huyết
(Hình 2). Tồn bộ các giai đoạn phát triển từ trứng, ấu trùng, nang cho tới trưởng
thành của KST đều diễn ra bên trong cơ thể vật chủ.

4


Hình 2. Chu kỳ phát triển của KST sốt rét P. falciparum

- Chu kỳ phát triển có giai đoạn ấu trùng sống tự do ngồi tự nhiên: Thơng
thường ở các lồi KST có sự thay đổi 1-2 lần vật chủ, ví dụ như ở các lồi Sán
lá, sán dây, giun trịn... (Hình 3).

Hình 3. Chu kỳ phát triển Sán lá gan lớn Fasciola gigantica

Ngồi ra cịn một kiểu chu kỳ đặc biệt, KST chỉ lây truyền sang một loài
vật chủ và do tiếp xúc, ví dụ KST ghẻ lây lan do tiếp xúc, trùng roi âm đạo lây
lan do giao hợp.
Việc hiểu biết về chu kỳ phát triển của KST rất quan trọng đối với y học,
giúp chúng ta xác định được các đối tượng truyền và nguồn gây bệnh, phương
5



thức truyền bệnh, dịch tễ học.. từ đó dự đốn được chính xác tình hình diễn biến
của bệnh KST, đề xuất các biện pháp thích hợp trong phịng ngừa, điều trị các
bệnh KST gây ra. Chu kỳ phát triển của KST có nhiều giai đoạn, chỉ cần một
giai đoạn khơng có hoặc bị phá vỡ là chu kỳ khơng thể thực hiện được. Ví dụ có
thể cắt đứt đường chu kỳ của KST từ vật chủ ra ngoại cảnh, từ ngoại cảnh vào
vật chủ mới; hoặc diệt KST ở trên vật chủ bằng cách điều trị đối với người hoặc
vật chủ có ích (như trâu, bị...) hoặc diệt ngay những vật chủ có hại (như chuột,
ruồi, muỗi...).
1.4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG KÝ SINH TRÙNG
Đặc điểm về hình thể: KST có kích thước nhỏ bé, đa số có dạng hình
thoi hoặc hình trịn, thích hợp cho việc xâm nhập vào cơ quan nội tạng, đường
máu... của vật chủ. Các loài sán lá thì có cơ thể dẹt thích nghi với việc bám vào
thành nội quan hoặc thành xoang cơ thể.
Đặc điểm về cấu tạo cơ thể: KST có sự biến đổi về một vài cấu tạo cơ
thể để thích nghi với đời sống ký sinh như sau:
- Tiêu giảm một số cơ quan khơng cần thiết, thường là những cơ quan tiêu
hóa, vận động, cảm giác. Ví dụ, Sán lá sống những nơi trong cơ thể có nguồn
thức ăn chọn lọc sẵn nên khơng cần có bộ máy tiêu hóa hồn chỉnh và ống tiêu
hóa chỉ là những ống đơn giản khơng có đường thải bã ra ngồi cơ thể. Sán dây
cũng sống bằng những thức ăn chọn lọc nên khơng có ống tiêu hóa và tiêu hóa
bằng phương pháp thẩm thấu.

Hình 4. Sự biến đổi phần đầu có nhiều gai thích nghi với việc bám vào thành ruột
của giun sán ký sinh. (1), Đầu giun đầu gai Acanthocephala có nhiều gai; (2), Đầu lồi
sán dây Taenia solium có gai và 4 giác bám.

6


- Phát triển các cơ quan đặc biệt cho đời sống ký sinh: Do cách sống ký

sinh, KST phát triển những cơ quan đặc biệt bảo đảm cho việc sống ăn bám
được thuận lợi. Những cơ quan được hoàn chỉnh thường là những cơ quan thực
hiện chức năng để bám vào cơ thể vật chủ như móc bám, giác bám… (Hình 4);
cơ quan truy tìm vật chủ, chiếm thức ăn ở vật chủ, giúp cho sinh sản dễ dàng
trên vật chủ hoặc ở ngoại cảnh. Ví dụ ở muỗi, nhờ những phân tích giác quan
đặc biệt muỗi dễ dàng tìm được vật chủ; muỗi dễ dàng bám vào vật chủ nhờ
chân có túi bám bai và móng. Khi muỗi hút máu ở vật chủ, vịi muỗi có những
tuyến tiết chất chống đơng máu đồng thời có những bộ phận giúp cho máu chảy
dễ dàng vào vòi.
Đặc điểm về sinh sản: KST có nhiều hình thức sinh sản để phát triển
nhân lên. Đơn giản nhất là sinh sản vơ tính, ví dụ như KST sốt rét, amip có thể
tự phân chia làm hai hoặc thành nhiều KST mới.
Nhiều lồi KST có thể lưỡng tính, tức là có cả hai bộ phận sinh dục đực
và cái trên cùng một cơ thể, do đó chúng có thể thực hiện giao phối và sản sinh
ra những thế hệ sau trong những điều kiện khó khăn.
Cũng có trường hợp ấu trùng của KST có khả năng sinh sản: đó là Hình
thức phơi tử sinh. Ví dụ, ấu trùng sinh của sán lá (metacecarica) có dạng bọc,
bên trong bọc có nhiều ấu trùng có đi hoặc lơng có thể di chuyển được
(cecaria).
Do điều kiện sống ký sinh khắc nghiệt, khả năng ký sinh trên cơ thể vật chủ
khó khăn cho nên đa số các lồi KST sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng, phát
triển theo Quy luật số lớn. Ví dụ Giun đũa hàng ngày có thể đẻ tới 200.000
trứng. Ruồi, muỗi mỗi lứa đẻ cũng sản sinh ra hàng trăm trứng.
Đặc điểm về phân vùng địa lý và khí hậu: Mỗi một lồi KST hoặc
nhóm KST có sự phân vùng địa lý riêng, phù hợp với những điều kiện sinh thái
mơi trường nhất định. Ví dụ, loài trùng roi đường ruột phân vùng chủ yếu ở các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á..., những
ca nhiễm ở các nước ôn đới như Châu Âu chủ yếu là do sự lây lan qua con
đường du lịch. Do phụ thuộc vào mơi trường, nên những biến động thời tiết khí
hậu đều có thể ảnh hưởng đến sự có mặt và mật độ của KST. Ở Việt Nam, ruồi,

muỗi phát triển nhiều, từ tháng 4 đến tháng 9 là những tháng có khí hậu nóng
ẩm thích hợp.
Từ yếu tố mơi trường đã hình thành mơn y học địa lý, y học khí hậu trong
đó được tách ra mơn KST học địa lý, KST học khí hậu. KST và bệnh KST ở trên
7


thế giới cũng như ở Việt Nam đã hình thành những khu vực phân bố địa lý rõ
rệt. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, số lượng ca nhiễm sốt rét trên toàn thế giới
tập trung chủ yếu ở các nước có khí hậu nóng, mạnh nhất là ở Châu Phi và Tây
Á, Ấn Độ (là những nơi có điều kiện vệ sinh dịch tễ kém), và gần như khơng có
ở các nước có khí hậu lạnh như Châu Âu hay Mỹ, Canada (Hình 5).

Hình 5. Số lượng ca nhiễm sốt rét trên toàn thế giới năm 2010 (Theo WHO)

1.5. DỊCH TỄ HỌC KÝ SINH TRÙNG Y HỌC
1.5.1. Đặc điểm bệnh KST
Bệnh do KST ở người có bốn đặc điểm:
- Bệnh KST có tính phổ biến theo vùng: Vùng nào có những yếu tố khí hậu,
địa lý, nhân sự, thuận lợi cho KST nào phát triển thì vùng đó sẽ phổ biến bệnh
này. Ví dụ: trong phạm vi tồn thế giới, những vùng nóng, ẩm thuộc các nước
châu Á, Phi, Mỹ Latinh là những vùng có nhiều bệnh KST nhất.
- Bệnh KST hầu hết đều mang tính chất thời hạn rõ rệt: Hầu hết bệnh do
KST gây ra là ở giai đoạn trưởng thành của lồi KST đó, ví dụ như các bệnh
giun đũa, giun móc, giun chỉ, giun kim. Mỗi lồi KST đều có tuổi thọ nhất định,
ví dụ như giun đũa sống khoảng một năm trong ruột người; giun kim sống
khoảng hai tháng. Vì vậy, bệnh KST có thời hạn tồn tại phụ thuộc vào tuổi thọ
của KST. Tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh KST trong những thời gian
rất dài do người bệnh bị tái nhiễm liên tục.
- Bệnh KST thường kéo dài: Nhưng khác hẳn với một số bệnh truyền nhiễm

có thời hạn ngắn như sởi, thủy đậu, bệnh KST thường diễn biến lâu dài hàng
8


tháng, hằng năm. Điều này chủ yếu do sự tái nhiễm liên tục hoặc do nhiều lồi
KST có vịng đời phát triển khép kín trong cơ thể vật chủ.
- Bệnh KST thường diễn biến thầm lặng: Bệnh KST thường biểu hiện thầm
lặng, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, và chỉ biểu hiện cấp tính khi
số lượng KST trong cơ thể quá nhiều gây suy yếu bệnh nhân, hoặc gây tắc
nghẽn một cơ quan bộ phận nào đó (ví dụ giun đũa gây tắc ống mật). Vì vậy, cần
phải theo dõi và chữa trị dứt điểm tránh tình trạng tái nhiễm nếu phát hiện thấy
bệnh KST.
1.5.2. Ảnh hưởng của KST đối với vật chủ
Có thể có một số KST khơng gây ảnh hưởng gì đặc biệt đối với vật chủ
như amip Entamoeba coli ký sinh ở ruột người khơng gây tác hại gì đặc biệt.
Tuy nhiên nói chung hầu hết KST đều gây hại với vật chủ. Những ảnh hưởng tác
hại của KST đối với vật chủ có thể xếp làm 6 loại: chiếm thức ăn, gây độc, gây
chấn thương, gây tắc cơ học, gây kích thích và vận chuyển mầm bệnh khác vào
cơ thể.
- KST chiếm thức ăn của vật chủ: Muốn sống và phát triển, KST phải
nhờ vào vật chủ để lấy thức ăn. Lượng thức ăn bị tiêu hao phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: loại KST, khả năng phục hồi của cơ thể và số lượng KST.
- KST gây độc đối với cơ thể vật chủ: Trong quá trình tồn tại trên vật chủ,
KST tiết ra nhiều chất và những chất này có thể gây độc đối với cơ thể. Ví dụ
giun đũa tiết ra chất ascaron có thể gây hiện tượng nhiễm độc nặng.
- Tác hại gây tắc cơ học do KST: Một loại KST có kích thước nhất định
nên có thể gây tắc tại chỗ ký sinh. Ví dụ giun đũa gây tắc ruột, gây viêm tắc ống
mật. Hiện tượng này tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể đối với sự xâm nhập của
KST và số lượng KST.
- Tác hại gây chấn thương của KST: KST sử dụng móc, giác hoặc gai để

bám vào một vị trí nhất định của cơ thể vật chủ và gây tổn thương nhất định đối
với cơ thể vật chủ. Ví dụ: giun tóc phải cắm sâu đầu vào thành ruột của vật chủ,
giun móc phải ngoạm vào niêm mạc ruột. Mức độ tổn thương có thể thay đổi tùy
theo từng loại KST, tùy theo những viêm nhiễm kết hợp với tổn thương.
- Tác hại gây kích thích do KST: Do tổn thương, do những độc tố và do
cả những cơ chế khác, KST có thể gây cho vật chủ những kích thích rất khác
nhau. Ví dụ kích thích ngứa gây ra bởi những giun kim cái tới cái nếp nhăn
quanh hậu mơn để đẻ. Ngồi kích thích tại chỗ, KST có thể gây kích thích đối
9


với tồn cơ thể, ví dụ như các hiện tượng dị ứng toàn thân xảy ra khi cơ thể bị
KST xâm nhập.
- Tác hại vận chuyển các mần bệnh mới vào cơ thể: Trong quá trình
xâm nhập vào cơ thể vật chủ, KST có thể mang trên thân chúng một số mầm
bệnh khác. Ví dụ ấu trùng giun có thể mang vi khuẩn than, vi khuẩn lao để gây
bệnh cho vật chủ.
1.5.3. Phản ứng của cơ thể đối với KST
Cơ thể vật chủ không chịu đựng một cách thụ động toàn bộ những ảnh
hưởng của KST mà sẽ phản ứng lại theo những mức độ khác nhau. Cơ thể phản
ứng lại với KST bằng hai hình thức:
Phản ứng tại chỗ: là những phản ứng tế bào của cơ thể như viêm, dị ứng,
sốt, tăng sản, loạn sản....
Phản ứng toàn cơ thể: là những thay đổi như tăng thân nhiệt, thay đổi
chức năng và phản xạ tự vệ để chống trả lại với sự xâm nhập của KST.
Kết quả của ảnh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ có thể dẫn tới: KST bị
chết hoặc KST không hoạt động và không gây bệnh. Tùy theo mức tác hại gây
ra do KST mà xảy ra bệnh KST với những diễn biến khác nhau.
Bệnh KST có những đặc điểm riêng, có những hội chứng riêng và có
những nét riêng về diễn biến, dịch tể học, chuẩn đốn, điều trị và phịng chống.

Cũng vì vậy, bệnh KST có những phạm trù chung của bệnh học, đồng thời lại có
những sắc thái riêng.
1.5.4. Hội chứng bệnh KST
Tuy mỗi bệnh KST có những đặc điểm, triệu chứng riêng, nhưng do tính
thống nhất của ảnh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ nên bệnh KST vẫn có
những biểu hiện chung. Hội chứng bệnh KST thể hiện dưới hình thức của bốn
triệu chứng lớn:
- Hiện tượng viêm: Từ chỗ xâm nhập của KST vào cơ thể hoặc tại nơi ký
sinh nhất thiết phải có hiện tượng viêm. Hiện tượng viêm do KST gây nên tại
chỗ hoặc do phản ứng của tế bào của tổ chức vật chủ đối với KST. Có khi do cả
hai phản ứng cộng lại để tạo nên hiện tượng viêm.
- Hiện tượng nhiễm độc: Triệu chứng này thường xuyên gặp vì KST nói
chung đều tiết ra những độc tố. Hiện tượng nhiễm độc mang tính chất chung là
kéo theo dài và mạn tính. Cũng có những trường hợp nhiễm độc cấp như khi bị
ve đốt hoặc ruồi vàng đốt.
10


- Hiện tượng hao tổn dưỡng chất: Do KST thường xuyên chiếm những
chất của cơ thể làm thức ăn cho chúng nên cơ thể vật chủ bị hao tổn các chất
một cách thường xuyên và kéo dài. Hiện tượng hao tổn các chất thường dẫn đến
suy dinh dưỡng và thiếu máu.
- Hiện tượng dị ứng: Hiện tượng dị ứng hầu như bao giờ cũng xảy ra
trong bệnh KST với những mức độ biểu hiện khác nhau như tăng bạch cầu toan
tính, nổi mẩn dị ứng. Lợi dụng tính chất này có thể chuẩn đốn bệnh bằng
phương pháp tiêm kháng ngun trong da.
1.5.5. Diễn biến của bệnh KST
- Hình thức diễn biến: Từ những ảnh hưởng qua lại khác nhau, bệnh KST
sẽ có 3 hình thức diễn biến như sau:
+ Tự diễn biến: Trong trường hợp tự diễn biến, có hai khả năng: diễn biến

tốt và diễn biến xấu. Cơ thể vật chủ vượt lên những tổn hại do KST gây ra, thậm
chí khơng có những biểu hiện bệnh và chỉ là một trạng thái nhiễm KST. Sau một
thời gian vật chủ sẽ tiêu diệt KST hoặc KST tự hết sau khi hết tuổi thọ. Trong
trường hợp diễn biến xấu, bệnh KST sẽ biểu hiện với những mức độ bệnh khác
nhau.
+ Diễn biến có can thiệp: Đối với những trường hợp có can thiệp điều trị,
bệnh KST vẫn có thể có những diễn biến xấu nếu việc điều trị không đạt kết
quả. Đối với những trường hợp điều trị có kết quả, bệnh sẽ mất đi sớm hoặc
muộn tùy theo tác động điều trị.
+ Diễn biến sau điều trị: Sau khi khỏi bệnh, bệnh vẫn có thể để lại những
di chứng như phù voi sau khi mắc bệnh giun chỉ. Những bệnh KST sau khi mắc
có thể để lại một trạng thái miễn dịch tuy nhiên mức độ miễn dịch thường khơng
cao và khơng bền vững.
- Tính chất miễn dịch của các bệnh KST: Trước kia người ta cho rằng
bệnh KST không tạo nên miễn dịch. Quan niệm này dựa vào những nhận xét
lâm sàng của người có mắc bệnh sốt rét hoặc giun sán nhiều lần, do đó bệnh có
tính chất tái nhiễm dễ dàng, thậm chí có người suốt đời mang bệnh do tính chất
tái nhiễm liên tiếp. Trừ một số rất ít bệnh có tạo miễn dịch, bệnh KST đều có
khả năng bị mắc lại. Hiện nay, quan niệm trên đây đã thay đổi căn bản. Các nhà
nghiên cứu cho rằng bệnh KST có miễn dịch, dựa vào những cơ sở sau đây:
+ Bệnh KST giảm dần theo tỷ lệ tuổi, tuy mức độ vệ sinh và phòng bệnh
khơng có sự cách biệt lớn theo các lứa tuổi. Ví dụ: các bệnh giun sán ở lứa tuổi
11


trên 9 tuổi giảm rõ rệt cho đến tuổi già. Hiện tượng giảm dần theo tuổi chứng tỏ
rằng sau những lần tái nhiễm, miễn dịch cũng dần được kiến lập.
+ Đối với một số bệnh KST như là sốt rét, mức độ của bệnh lần tái nhiễm
bao giờ cũng nhẹ hơn lần mắc trước. Ở những nơi đã khơng cịn sốt rét, hiện
tượng sốt lâm sàng nặng dễ chuyển thành ác tính, vì lúc đó người ta đã mất miễn

dịch (do nhiều năm đã không mắc bệnh sốt rét).
+ Đối với một số bệnh của gia súc, hiện tượng miễn dịch lại càng rõ hơn:
bệnh giun đũa nghé, bệnh giun đũa lợn chỉ mắc khi gia súc còn non. Các bệnh
nói trên khơng gây nhiễm được cho những gia súc ở lứa tuổi cao.
+ Dùng phương pháp gây nhiễm thực nghiệm, người ta thấy sau một số lần
tái nhiễm không thể nào gây lại được bệnh nữa. Như vậy chứng tỏ ràng những
lần tái nhiễm được nhắc lại có tạo một miễn dịch chắc chắn, có hạn định.
+ Với những phương pháp thăm dị miễn dịch học ngày nay, ví dụ: xác
minh kháng thể, xác minh khả năng thực bào tăng, người ta có thể thấy khá rõ
các hiện tượng xuất hiện kháng thể sau khi mắc bệnh KST, cũng như có hiện
tượng tăng thực bào sau lần mắc bệnh KST.
Tuy có miễn dịch nhưng miễn dịch KST khơng cao và không bền vững,
phải mất một thời gian dài mới kiến lập được. Chính vì tính chất này nên đa số
bệnh vẫn có tái nhiễm và phải chờ cho tới sau nhiều lần tái nhiễm, miễn dịch đã
được tạo ra đến mức tương đối thì lúc đó mới có khả năng bảo vệ được cơ thể
chống lại bệnh. Người ta thấy miễn dịch tự nhiên nói chung của các bệnh KST
khơng có hoặc khơng đáng kể. Các nghiên cứu ở một vùng bệnh lưu hành nặng,
thấy có những người khơng mắc bệnh, thì đó khơng phải là những trường hợp
miễn dịch tự nhiên, mà chỉ là do số lượng KST q ít khơng gây biểu hiện lâm
sàng, hoặc do thể trạng tốt nên bệnh không phát ra. Cần phân biệt miễn dịch tự
nhiên và trạng thái không tiếp thu bệnh: sinh vật này không tiếp thu những bệnh
của sinh vật khác. Nếu có trường hợp mắc bệnh thì chỉ là hiện tượng ký sinh bất
thường, lạc chủ.
Tuy khơng có miễn dịch tự nhiên nhưng sau khi mắc bệnh KST hoặc sau
khi được dự phòng bằng vaccin, cơ thể sẽ chọn sự kích thích của kháng ngun
và từ đó tạo ra kháng thể. Trong các loại kháng thể, cần phân biệt ra kháng thể
phản ứng và kháng thể bảo vệ. Kháng thể phản ứng khơng nhất thiết là có khả
năng bảo vệ. Miễn dịch có được là do kháng thể bảo vệ. Những kháng thể có
tính chất bảo vệ tùy theo mức độ hiện diện sẽ làm cho bệnh được giảm nhẹ ở lần
mắc sau, hoặc làm cho không thể mắc lại được bệnh, bệnh “mụn miền đông” do

12


Leishmania và truyền bởi muỗi cát không thể tái nhiễm. Đối với bệnh “mụn
miền đơng” vaccin dự phịng cũng đã thành cơng từ lâu và đó cũng là vaccin
KST đầu tiên được ứng dụng. Hiện nay, các thành tựu về miễn dịch học đã được
áp dụng có hiệu quả nghiên cứu KST và rất có thể có khả năng tạo được những
vaccin KST như vaccin sốt rét.

CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI KÝ SINH TRÙNG Y HỌC
Có thể phân chia các loại KST gây bệnh ở người thành hai nhóm: Nhóm
KST thuộc Giới động vật (Animalia) bao gồm KST đơn bào (như amip, trùng
roi, trùng sốt rét…) và đa bào (giun sán, tiết túc); và nhóm KST thuộc Giới nấm
(Fungi) bao gồm các loài nấm ký sinh.
2.1. KÝ SINH TRÙNG ĐỘNG VẬT
2.1.1. Ký sinh trùng đơn bào
Động vật đơn bào (Protozoa) hay còn gọi là động vật nguyên sinh
(Protista) là những sinh vật mà cơ thể chỉ gồm một tế bào, có khả năng chuyển
động và dị dưỡng. Động vật đơn bào là một dạng sống vơ cùng đơn giản, khơng
có những tế bào biệt hố đảm nhận những vai trị khác nhau trong cơ thể như
động vật đa bào. Theo thống kê có khoảng 40,000 lồi động vật đơn bào, đa số
chúng có đời sống tự do ở ngồi mơi trường tự nhiên. Một số loại đơn bào thích
nghi với đời sống ký sinh ở trong các vật chủ là người và động vật gọi là KST
đơn bào.
Đặc điểm cấu tạo: Mỗi đơn bào được bao bọc bởi một lớp màng
(membrane) có vai trị trong sự vận động và bảo vệ cơ thể (ngoại trừ các đơn
bào thuộc lớp Giả túc Rhizopoda hoặc amip thì khơng có màng tế bào bao bọc).
Cấu tạo đơn bào giống như tế bào động vật hay thực vật, tức là có một lớp ngoại
và nội nguyên sinh chất và nhân. (Hình 6).


13


Hình 6. Cấu tạo cơ thể chung của một đơn bào

Chức năng của ngoại nguyên sinh chất là chuyển động, tiêu hóa thức ăn,
hơ hấp và bảo vệ cơ thể. Chức năng của nội nguyên sinh chất là dinh dưỡng và
sinh sản. Trong nội nguyên sinh chất có hai loại không bào với chức năng khác
nhau: loại không bào co bóp (Constractile vacuole) có chức năng điều chỉnh áp
lực thẩm thấu, điều chỉnh sự bài tiết và loại không bào tiêu hóa (Food vacuole)
để giúp cho việc dự trữ và tiêu hoá thức ăn.
Nhân (nuclear) ở trung tâm tế bào, có màng nhân bao bọc. Một vài loại
đơn bào như amip màng nhân mang những hạt ăn màu hoặc hạt nhiễm sắc
(Cromatina granule). Ở trùng lơng (Balantidium), đơn bào có 2 nhân, một nhân
lớn và một nhân nhỏ nằm ngay cạnh nhân lớn.
Chức năng vận động: Đơn bào được thực hiện nhờ sự kéo dài của ngoại
nguyên sinh chất dưới hình thức của những cơ quan vận động (Locommotor
organ), cụ thể là:
- Các chân giả (Pseudopode) như đối với amip.
- Các lông chuyển (Cilia) đối với trùng lông.
- Các roi (Flagellum) và màng vây (Ondulante membrane) đối với các
loại trùng roi.
Các đơn bào thuộc lớp bào tử trùng như KST sốt rét (Plasmodium), cung
trùng (Toxoplasma) khơng có cơ quan chủ động. Chúng ký sinh cố định trên các
tế bào của cơ thể vật chủ.
Chức năng dinh dưỡng: Đơn bào dinh dưỡng theo 3 cách thông thường:
- Thẩm thấu tiếp thu các chất dinh dưỡng qua màng.
- Xâm chiếm theo kiểu thực bào.
14



- Cách hấp thu tự nhiên như kiểu dinh dưỡng thực vật. Cách này chỉ gặp ở
một số rất ít đơn bào hết sức thô sơ và chức năng chuyển hóa lục diệp tố, ví dụ
như các đơn bào Suctoria.
Chức năng hơ hấp: Đơn bào khơng có những cơ quan biệt hóa và tế bào
có thể tiếp thu oxy, thải khí cacbonic bằng khuếch tán; nhưng đơn bào thơ xơ có
thể tiếp thu oxy thơng qua sự tiếp thu khi cacbonic (CO2) như kiểu thực vật.
Chức năng sinh sản: Động vật đơn bào có hai hình thức sinh sản cơ bản:
vơ tính hoặc hữu tính. Các hình thức Sinh sản vơ tính như phân đơi (như trường
hợp của các amip, các trùng roi); phân chia liên tục (như trong giai đoạn phân
liệt của Plasmodium ở người); và phân chia cắt ngang (ở trùng lơng Balantidium
coli).
Sinh sản hữu tính ở động vật đơn bào là sự kết hợp và thụ tinh giữa giao tử
đực và giao tử cái kèm theo hiện tượng thốt roi dẫn đến sự hình thành trứng của
KST sốt rét ở trong cơ thể côn trùng. Một số loại đơn bào khác ở trong lớp
Sporozoa như Isospora, Toxoplasma đều có khả năng sinh sản tạo bào tử. Trong
trường hợp giao bào đực và cái kích thước bằng nhau thì đó là sinh sản đồng thể;
nếu giao tử đực và giao tử cái kích thước khác nhau (giao tử cái thường lớn hơn
và còn goi là giao tử lớn) thì đó là sinh sản khơng đồng thể.
Hiện tượng tạo thành bào nang của đơn bào: Một vài loài đơn bào có
đặc tính trong một số điều kiện nhất định có khả năng chuyển thành thể bào
nang. Bào nang thường hình trịn hoặc hình bầu dục và bao giờ cũng có một
màng dày bao bọc. Vì vậy những bào nang này có khả năng tồn tại ở ngoại cảnh
trong một thời gian dài và đồng thời đồng thời chúng cũng có thể nhiễm bệnh
(Infectious form). Các loại amip, trùng lơng và một số trùng roi đường tiêu hóa
đều có khả năng tạo thành bào nang.
Đặc điểm về chu kỳ của đơn bào: Chu kỳ của các loại đơn bào đường
ruột và sinh dục tiết niệu tương đối đơn giản. KST không cần vật chủ trung gian
(Intermediary host) để phát triển chu kỳ. Đó là trường hợp chu kỳ của amip,
trùng lơng, trùng roi đường tiêu hóa và sinh dục tiết niệu. Những KST không

cần vật chủ trung gian trong chu kỳ phát triển được gọi là KST đơn chủ
(Monoxenic parasite).
Các loại đơn bào khác ở đường máu và tổ chức phải cần đến vật chủ trung
gian là côn trùng truyền bệnh (Insect vector) trong chu kỳ phát triển vì vậy
chúng là những KST đa chủ (Heteroxenic parasite). Đó là trường hợp chu kỳ
của Plasmodium, Trypanosoma và Leishmania.
15


Sự đáp ứng miễn dịch trong các bệnh do động vật đơn bào: Đa số các
đơn bào khi xâm nhập cơ thể vật chủ đều tạo ra cho cơ thể vật chủ có một sự đáp
ứng miễn dịch tự nhiên. Tuy vậy hiện tượng miễn dịch này không được bền
vững và ổn định đủ đề phòng những đợt miễn dịch bệnh sau đó. Chỉ có 1 loại
trùng roi đường máu và nội tạng Leishmania tropica gây bệnh mụn miền cân
đông sau khi nhiễm vào cơ thể vật chủ chỉ một lần đầu là có thể gây miễn dịch
bền vững. Bệnh nhân không bị các các lần nhiễm tiếp theo.
Tuy nhiên mức độ sinh kháng thể trong các bệnh này đủ để làm những
phản ứng chuẩn đoán huyết thanh (Serodiagnoisis). Cho đến nay đã có được
nhiều xét nghiệm chẩn đốn huyết thanh cho khoảng 24 loại bệnh KST, trong đó
có nhiều bệnh do đơn bào.
Phân loại: Có thể phân chia động vật đơn bào thành 4 lớp dựa vào đặc
điểm cấu tạo của cơ quan vận động và phương thức vận động như sau:
A. LỚP CHÂN GIẢ (RHIZOPODA)
Thuộc ngành Trùng biến hình (Amoebozoa). Chân giả bao gồm các loại
amip cử động bằng cách phình phần tế bào chất lên phía trước, gọi là pseudopod
(Hình 7). Các lồi trong lớp amip chân giả phân biệt nhau bởi cấu tạo bên trong
của những pseudopod này. Để điều chỉnh áp suất thẩm thấu, nhất là các lồi
amip nước ngọt, chúng có một khơng
bào co bóp để điều chỉnh lượng nước
dư thừa trong tế bào. Các nguồn thực

phẩm của amip là khác nhau. Một số
amip ăn thịt và sống bằng cách ăn vi
khuẩn và sinh vật nguyên sinh khác.
Một số là sinh vật phân huỷ và ăn các
Hình 7. Cấu tạo amip Amoeba
chất hữu cơ chết. Amip dinh dưỡng
bằng thực bào, mở rộng giả hành để bao vây và nuốt chửng lấy thức ăn.
Các dạng hình thể:
- Thể hoạt động ăn hồng cầu: Đó là thể gây bệnh thường thấy trong phân
người bị bệnh lỵ do amip, hoặc khu trú trong các áp xe ở thành ruột, hoặc trong
các tổn thương ở các phủ tạng khác do amip di chuyển tới và gây nên. Thể ăn
hồng cầu này có kích thước từ 20 – 40 µm, soi tươi thấy nó di chuyển nhanh
theo một hướng nhất định bằng cách phóng ra một chân giả trong suốt. Trong

16


nội nguyên sinh chất có chứa những hồng cầu do amip ăn vào, do đó mới có tên
gọi là thể ăn hồng cầu. (Hình 8B). Thể ăn hồng cầu là thể độc và gây bệnh.

Hình 8. Amip lỵ (E. hystolitica): A – Amip sống đang di chuyển; B – Cá thể nuốt và
chưa nuốt hồng cầu; C – Bào nang 1 nhân và 4 nhân (từ Ghillarov).

- Thể hoạt động minuta: Thể này sống hoại sinh trong lòng ruột và có thể
thấy trong phân người khơng có lỵ. Chúng cũng di chuyển bằng cách phóng
chân giả. Nhân cũng giống như chân của thể ăn hồng cầu, nhưng kích thước của
thể này nhỏ hơn, chỉ từ 10 – 12 µm chúng không ăn hồng cầu mà chỉ ăn các cặn
của thức ăn hoặc vi khuẩn, do đó trong nội nguyên sinh chất khơng thấy có hồng
cầu (Hình 8A).
- Thể bào nang (hoặc thể kén của amip): Đó là thể bảo vệ và phát tán

amip. Bào nang có hình cầu, bất động, có thành dày và chiết quang. Bào nang
non chỉ chứa 1 hoặc 2 nhân, 1 không bào và một cài hình que có 2 đầu tầy, chiết
quang, đó là các thể ưu sắt. Bào nang già có 4 nhân (Hình 8C), kích thước bào
nang từ 10 – 12 µm. Bào nang được thải ra theo phân và cũng là mẫu phát tán
bệnh.
Sức đề kháng của các thể này khác nhau, các thể hoạt động khơng có sức
đề kháng đối với nhiệt và độ hanh khô như thể bào nang. Bào nang cịn có thể
sống nhiều ngày trong nước. Acid chlohydric ở dạ dày khơng có tác động gì đối
với bào nang, nhưng lại phá hủy nhanh các thể hoạt động của amip, làm cho các
thể này không nhiễm được qua đường miệng.
Một số amip chân giả gây bệnh phổ biến cho người và gia súc bao gồm
(Hình 9):
17


- Entamoeba histolytica (amip lỵ): ký sinh ở ruột, gây bệnh lỵ amip
(amoebiasis).
- E. gingivalis: ký sinh ở chất bám ở nứu răng, tìm thấy trong 95% những
người bị bệnh nứu răng. Amip lây lan do hôn nhau hoặc do ăn chung thức ăn.
- E. coli: (không nên nhầm lẫn với vi khuẩn Escherichia coli) ký sinh
trong ruột nhưng không lây bệnh, dễ nhầm lẫn với loài amip lỵ E. histolytica.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu người ăn thịt nấu chưa chín bị nhiễm
chủng E. coli O157:H7 cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa nặng, thậm chí gây tử
vong.
- E. polecki: ký sinh ở ruột lợn và khỉ, hiếm gặp ở người.
- Entamoeba hartmanni, Endolimax nana, Iodamoeba butschlii,
Dietamoeba fragilis: ký sinh trong ruột người, gây tiêu chảy cấp hoặc mãn tính.
Bệnh cũng dễ nhầm lẫn với bệnh amip lỵ.
- Naegleria fowleri (amip ăn não) là một loài amip nước ngọt, có thể gây
tử vong cho con người nếu xâm nhập qua đường mũi.

- Acanthamoeba có thể gây ra viêm giác mạc amip và viêm não ở người.
- Balamuthia mandrillaris là nguyên nhân gây ra viêm não màng não
amip u hạt (thường gây tử vong).

Hình 9. Hình thể các loại amip đường ruột (theo Brooke and Melvin, 1964)

Các amip tự do có thể gây bệnh ở người: Các amip tự do là các đơn bào
chân giả gặp ở tất cả các mơi trường tự nhiên và có bất thường ở các động vật,
18


các lồi có vú và nhất là ở người, ở đó chúng sẽ gây ra các biểu hiện bệnh lý mà
tiên lượng thường là nặng. Có 2 giống rất ưa người là giống Naegleria và giống
Acanthamoeba, phổ biến ở trong thiên nhiên (nước ngọt, nước mặn, đất, khơng
khí) và cả ở trong môi trường nhân tạo như các nuôi cấy tế bào. Chúng khơng có
các sinh vật dự trữ nhưng nhiều sinh vật sống có thể là vật chủ bất thường mang
chúng trong đường mũi – họng và ruột sau khi bị nhiễm từ mơi trường ngoại
cảnh.
Trong giống Naegleria thì loài N. fowleri là đáng quan tâm nhất do khả
năng gây ra các biểu hiện cấp tính cực nhanh ở bộ máy thần kinh của các bệnh
nhân còn khả năng miễn dịch. Bệnh viêm màng não – não tiên phát do N.
fowleri đặc trưng bởi sự xuất hiện rất nặng ở trẻ em, hay gặp nhất sau khi tắm
bằng nước bị ô nhiễm. Bệnh tiến triển cấp chỉ trong vài ngày.
Với giống Acanthamoeba, hiện nay có các lồi gây bệnh phổ biến như A.
polyphaga, A. castellanie và A. thamoeba. Acanthamoeba thường gây bệnh mạn
tính ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Các biểu hiện do Acanthamoeba
gây ra thường là Viêm màng não – não hạt, tiến triển cũng gây chết người; bệnh
do Acanthamoeba ở mắt (viêm giác mạc) là bệnh thứ phát hoặc do một chấn
thương bất thường ở mắt; Viêm tai, loét da, viêm cơ tim, viêm phổi...
Chẩn đốn: Chẩn đốn lâm sàng thường rất khó do sự thiếu thông tin của

các nhà lâm sàng, các nhà sinh họa và điều trị học. Chẩn đoán sinh học dựa trên
sự tìm thấy tác nhân gây bệnh, kết quả thay đổi theo lâm sàng, với các kỹ thuật
sau:
- Viêm màng não – não tiên phát do amip: xét nghiệm dưới kính hiển vi
nước não tủy cấy trong mơi trường thạch 2% ở 37°C, có phủ Enterobacter sp.
- Viêm màng não – não hạt do amip: kỹ thuật trên không mang lại kết quả,
chuẩn đoán chủ yếu là mổ tử thi.
- Bệnh do Acanthamoeba ở mắt: Xét nghiệm các phiến đàn giác mạc trải
trên phiến kính nhuộm Gram và cấy ở 30°C các phiến đàn giác mạc hoặc mảnh
ghép giác mạc.
- Các khu trú khác: nuôi cấy đơn thuần.
Điều trị: Điều trị thường thất bại do amip này có sức đề kháng rất lớn:
- Với các khu trú ở não: Dùng amphotericin B.
- Các khu trú ở mắt: ngoài ghép giác mạc điều trị bằng liệu pháp lạnh và
bằng isothionate propamidine.
19


B. TRÙNG ROI (FLAGELLATA)
Trùng roi là những nguyên sinh động vật có một hoặc nhiều roi (flagella),
có vai trị trong sự vận động. Chúng sống tự do trong nước ngọt hoặc nước biển,
một số sống ký sinh. Đặc điểm chung của trùng roi là di chuyển nhờ roi, vừa tự
dưỡng vừa dị dưỡng (ở các trùng roi thực vật) hoặc chỉ dị dưỡng (ở các trùng roi
động vật), hô hấp qua màng cơ thể, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu bằng
khơng bào co bóp, sinh sản vơ tính bằng cách phân đơi. Những lồi trùng roi
sống tự do là sinh vật có lợi, chúng chỉ thị về độ sạch cho môi trường nước, là
thức ăn cho nhiều loài thuỷ sinh vật khác.
Phân loại: Chủ yếu gồm hai nhóm chính là Trùng roi thực vật và Trùng
roi động vật (Euglenozoa):
- Trùng roi thực vật bao gồm Trùng roi xanh (Euglena viridis) và Tập

đồn trùng roi (hay cịn gọi là tập đồn Vơn-vốc). Trùng roi xanh là đơn bào cỡ
nhỏ (khoảng 0,05 mm) có cơ thể hình thoi, đi nhọn và có một roi dài xốy vào
nước giúp cơ thể vừa tiến vừa lui (Hình 10). Chúng tạo thành các mảng váng
xanh trên bề mặt ao, hồ. Tập đoàn trùng roi (vơn-vốc) là tập hợp hàng nghìn cá
thể trùng roi hình quả lê, có 2 roi xếp thành một lớp bề mặt, roi hướng ra ngoài
giúp tập đoàn di chuyển. Tập đồn trùng roi vừa sinh sản vơ tính (mỗi cá thể tự
phân chia) vừa sinh sản hữu tính (một số cá thể thành giao tử đực, cái). Tập đồn
trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng chỉ được coi là một nhóm động vật đơn
bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đồn trùng roi được
coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động
vật đa bào.
Ở nơi có ánh sáng, nhờ các hạt dự trữ mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự
dưỡng như thực vật, còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ khả năng đồng hoá các
chất như động vật. Trùng roi có tính hướng sáng, cảm nhận ánh sáng nhờ điểm
mắt và bơi về chỗ sáng nhờ roi bơi.

20


Hình 10. Cấu tạo trùng roi xanh E. Viridis và tập đoàn Von-vốc

- Trùng roi động vật: Gồm nhiều loài ký sinh ở động vật, cơ thể khơng có
hạt lục lạp cho nên có khả năng bắt mồi hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ thể
vật chủ. Các loài trùng roi ký sinh đều thuộc trùng roi động vật.
Các loài Trùng roi ký sinh phổ biến ở người:
- Loài Trichomonas intestinalis, có hình dạng trái lê, kích thước 10-15
µm, có từ 3-5 roi. Đây là một loại trùng roi rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, ký
sinh trong ống dẫn mật, tá tràng và ruột non của người. Chúng gây các cơ đau
bụng quằn quại và ỉa chảy nặng. Bệnh lan truyền chủ yếu qua nước nhiễm mầm
bệnh từ phân người.

- Loài T. buccalis gặp trong miệng người, ký sinh trong các tổ chức tổn
thương viêm lợi có mủ và còn gặp trong đờm, trong các tổ chức hoại tử của
phổi. Vai trò gây bệnh của loại này chưa được rõ ràng nhưng dù sao cũng thấy
nó có liên quan đến bệnh học của răng và lợi.
- Loài T. vaginalis (trùng roi âm đạo) ký sinh ở âm đạo và nước tiết âm
đạo, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục. Ở trạng thái tươi, T.
vaginalis có hình dạng khơng đồng nhất, có khi dạng trịn, bầu dục hoặc hình
quả lê, có 3 – 5 roi. Thơng thường là 1 roi, có 1 roi đi về phía sau tạo thành
màng vây ngắn và xếp thành nếp, có một sống thân; sống thân này ở bên nhân
đối với bên có màng vây.
- Trypanosoma ký sinh trong máu của động vật có xương sống, gây bệnh
“ngủ li bì” rất nguy hiểm ở Châu Phi, làm chết trên 1 triệu người trong 30 năm
đầu của thế kỷ 21. Mầm bệnh được tích trữ trong cơ thể sơn dương (vật chủ
chứa). Ruồi xê-xê (Glossina morsitans và G. palpalis) là những loài ruồi truyền
bệnh. Ở nước ta bệnh do Trypanosoma mới chỉ gặp ở gia súc do loài T. evansi
21


gây bệnh Sura cho trâu bị, lồi mịng Tabanus rubidus là vật chủ trung gian
truyền bệnh.
- Leishmania ký sinh trong tế bào. Có hai lồi Leishmania ký sinh gây
bệnh nguy hiểm ở người là L. donovano gây bệnh hắc nhiệt (Kalaaza) chủ yếu ở
trẻ em vùng nam Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á và L. tropica gây bệnh “mụn
phương đông” lở lt ngồi da, gặp ở vùng có khí hậu khơ nóng như Ai Cập,
Siri, Bắc Ấn, Palestin... Vật chủ chứa của bệnh này là chó và chuột.
C. TRÙNG LƠNG (CILIOPHORA)
Ngành đơn bào Trùng lơng (Ciliophora) hay cịn gọi là mao trùng, là những
nguyên sinh động vật có cơ thể được bao phủ bên ngồi bởi một lớp lơng có
chức năng trong vận động. Có khoảng 3500 lồi trùng lơng được mô tả, tuy
nhiên cho đến hiện nay mới chỉ phát hiện được duy nhất loài Balantidium coli

ký sinh ở ruột người gây ra bệnh balantidiasis.
Cấu tạo cơ thể: Trùng lơng B. coli có kích thước trung bình 70 x 45 µm,
đặc biệt có 2 nhân, nhân to (macronucleus) có chức năng dinh dưỡng và nhân
nhỏ (micronucleus) có chức năng sinh sản. Cơ thể trùng lơng gồm có một màng
bao, trong ngun sinh chất có những khơng bào có khả năng co bóp, có lỗ
miệng, trong nguyên sinh chất có những khơng bào có cả hồng cầu. Trùng lơng
sinh sản bằng hình thức chia đơi, nhưng đặc biệt cũng sinh sản bằng sự tiếp hợp
giữa hai trùng lông với nhau; với những điều kiện đặc biệt, chúng cũng có khả
năng thành bào nang.
B. coli có 2 giai đoạn phát triển, giai đoạn tự dưỡng (trophozoite) và giai
đoạn nang (cyst). Ở thể tự dưỡng, hai nhân tách rời và có thể quan sát rõ, nhưng
ở thể nang, chúng chồng lấn lên nhau và thường chỉ quan sát được mỗi nhân
macronucleus (Hình 11).

22


Hình 11. Cấu tạo cơ thể trùng lơng B. coli

Vai trị của Trùng lơng trong y học: B. coli sống trong manh tràng và
đại tràng của con người, lợn, chuột và động vật có vú khác. Điều đặc biệt B. coli
khơng dễ dàng nhiễm vào một lồi vật chủ vì nó địi hỏi một khoảng thời gian
nhất định để điều chỉnh cơ thể thích nghi với đời sống ký sinh ở trong cơ thể vật
chủ. Tuy nhiên, một khi nó đã thích nghi với cơ thể vật chủ, trùng lơng B. coli có
thể trở thành một tác nhân gây bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ở người. Bệnh
nhân có thể bị thủng đại tràng và tử vong do sự mất nước của phân. Người bị
nhiễm trùng lông do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm. Thông thường
bệnh trở nên cấp tính xảy ra ở những người bị suy dinh dưỡng do nồng độ axit
dạ dày thấp hoặc những người có hệ miễn dịch kém. Trong bệnh cấp tính, tiêu
chảy có thể xảy ra thường xun hai mươi phút một lần, gây mất nước, thủng

đại tràng và có thể nguy hiểm tới tính mạng.
D. TRÙNG BÀO TỬ (SPOROZOA)
Bao gồm các loại đơn bào sống ký sinh, đặc biệt khác với các loại đơn
bào của 3 lớp trên ở những đặc điểm như: (1) ký sinh trong cơ thể động vật.
Trong chu kỳ phát triển có giai đoạn bào tử có vỏ bảo vệ; (2) có cơ quan đỉnh
(vịng miệng) giúp trùng bào tử xâm nhập vào các tế bào vật chủ (Hình 12); (3)
có hiện tượng xen kẽ giữa các thế hệ sinh sản vơ tính và hữu tính, giai đoạn sinh
sản hữu tính thường ở cơn trùng truyền bệnh nên cơn trùng là vật chủ chính, ví
dụ với trùng sốt rét Plasmodium, muỗi là vật chủ chính. Thực ra chu kỳ hữu tính
đã bắt đầu có mầm sống từ các giao tử được sinh ra từ thể tự dưỡng
(Trophozoite) trong chu kỳ vơ tính ở người.
23


Phân loại và vai trị của các nhóm Trùng bào tử trong y học: Trùng
bào tử có 3 nhóm lớn, bao gồm:
- Trùng hai đoạn (Gregarinida): Có cơ
thể tương đối lớn, ký sinh ngoài tế bào trong
khoang ruột hoặc thể xoang của động vật
không xương sống (như côn trùng, giun đất).
Cơ thể có phần thắt ngang tạo thành đoạn
trước và đoạn sau. Nhóm này chưa phát hiện
thấy ký sinh ở người.
- Trùng hình cầu (Coccidiida): Ký sinh
trong tế bào mơ bì ruột, gan, thận.. Chúng là
trùng bào tử ký sinh chun hóa hẹp, tức là
Hình 12. Hình thể của các loại
mỗi lồi địi hỏi một lồi vật chủ nhất định,
Trùng bào tử
thậm chí chỉ ký sinh trong phạm vi của một cơ

quan.
Các loại Trùng hình cầu liên quan đến y học như Eimeria stiedae ký sinh ở
thỏ nhà và thỏ rừng, có khi cả ở người gây bệnh ở gan, tai mũi họng.
Cryptosporidium Sarcocystis (gây bệnh Coccidi ở ruột) và Toxoplasma gondii
ký sinh trong tế bào nội mô, gây tổn thương hệ bạch huyết, thần kinh, giác quan
và có triệu chứng gần giống bệnh Thương hàn (bệnh Toxoplasma) ở người và
gia súc.
- Trùng bào tử máu (Haemosporidia): Có hàng trăm lồi, ký sinh trong tế
bào nội mơ của động vật có xương sống. Chu kỳ phát triển của chúng hồn tồn
trong cơ thể vật chủ, khơng qua mơi trường ngồi. Vật truyền bệnh là chân khớp
hút máu (như Ruồi, muỗi...).
Các loại bào tử trùng ký sinh đường máu (Bemosporidi) bao gồm các giống
Plasmodium (gây bệnh sốt rét) và Babesia (gây bệnh Babesia).
2.1.2. Ký sinh trùng đa bào
KST đa bào bao gồm các loài Giun sán ký sinh (parasitic helminthes) và
tiết túc (Arthropod Parasites).
A. GIUN SÁN KÝ SINH (HELMINTHES)
Giun sán ký sinh là thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các loài Giun sán ký sinh
ở người và động vật, bao gồm Sán lá (Trematodes) và Sán dây (Cestodes) thuộc
24


ngành Giun dẹp (Platyhelminthes), Giun tròn (Nematodes) thuộc ngành Giun
tròn (Nematoda) và Giun đầu gai thuộc ngành Giun đầu gai (Acanthocephala).
Giun sán ký sinh trong y học chủ yếu là các lồi sán lá, sán dây và giun trịn,
trong khi các loài giun đầu gai mới chỉ phát hiện thấy ký sinh ở các loài chim,
thú và lưỡng cư mà chưa có ghi nhận nào ký sinh ở người. Giun sán là những
loài nội ký sinh, ký sinh trong các bộ phận nội tạng của vật chủ như ruột, gan,
phổi, ống mật…
Bệnh giun sán có tác hại với đa số người một cách thầm lặng và lâu dài

cũng giống như các bệnh Ký sinh trùng khác. Bệnh giun sán tác hại tới mọi lứa
tuổi, tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em. Bệnh giun đũa,
giun kim đang gây ra tình trạng suy dưỡng ở trẻ em hiện nay. Bệnh giun móc,
mỏ gây ra tình trạng thiếu máu. Bệnh giun chỉ tuy đã có giảm tỷ lệ người mắc,
tuy nhiên cá biệt một số vùng phía bắc nhân dân vẫn cịn mang bệnh giun chỉ
dẫn đến hiện tượng phù voi, đái ra dưỡng chất. Các bệnh do sán (sán lá gan, sán
lá phổi, sán xơ mít...) tuy là ít người mắc hơn so với bệnh giun, nhưng vẫn cịn
tồn tại và vẫn có thể dẫn tới tử vong. Bệnh sán lợn cũng có thể gây ra bệnh ấu
trùng sán lợn não dẫn tới tử vong, mà những năm gần đây người ta cũng đã thấy
bệnh xuất hiện rải rác ở các tỉnh phía Bắc ở Việt Nam.
Phân loại (Hình 11):
- Sán lá: Cơ thể dẹt, có hình lá. Hầu hết các lồi sán lá có đời sống ký sinh
ở trong nội tạng của các động vật có xương sống như chim, thú, cá… Sán lá là
lồi lưỡng tính, trên một cơ thể có đầy đủ cả cơ quan sinh dục đực và cái. Chu
kỳ phát triển của sán lá khá phức tạp, với sự thay đổi vật chủ một lần (sán lá đơn
chủ - Monogenea, ký sinh ở cá hoặc lưỡng cư) hoặc có sự thay đổi hai lần vật
chủ (Sán lá song chủ - Digenea, ký sinh ở các động vật có xương sống). Nhiều
loài sán lá ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người như Sán lá gan lớn, sán lá gan
nhỏ, sán lá ruột, sán lá phổi…
Thân sán lá khơng có xoang, bên trong có những cấu tạo của ống tiêu hóa,
cơ quan thần kinh, cơ quan sinh dục. Lớp vỏ của thân sán lá là lớp vỏ nhẵn,
thường không cứng và có một số sán có vỏ là lớp có nhiều kiểu cơ: cơ vòng, cơ
dọc và cơ chéo. Thân sán có những bộ phận giúp cho sán bám ký sinh gọi là
giác hút. Sán lá ký sinh ở người nói chung có hai giác hút: Giác miệng ở phía
trước vừa có chức năng bám vừa có chức năng là miệng tiêu hóa và Giác bụng ở
vùng giữa, thường chỉ có chức năng đơn thuần để bám ký sinh.
Các loài sán lá gây bệnh nguy hiểm cho người và gia súc như Sán lá gan
lớn (Fasciola hepatica), Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), Sán phổi
25



×