Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.29 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN
1. Nhận thức về “Đảng lãnh đạo” và “Đảng cầm quyền”
2. Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
II. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Những thuận lợi và nguy cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam khi cầm
quyền
2. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
3. Tính tất yếu để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong điều kiện
mới
4. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng phải quán triệt nhất quán một
số quan điểm
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
1. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong
giai đoạn hiện nay
2. Liên hệ về việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
bộ Thành phố QN hiện nay
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A. MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam tám mươi lăm năm qua là lịch sử đất nước lựa chọn và
khẳng định mục tiêu phát triển gắn với sự lựa chọn đảng chính trị lãnh đạo đất
nước vì mục tiêu đó. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử dân tộc, nhân dân


Việt Nam lựa chọn là người duy nhất cầm quyền, là người duy nhất lãnh đạo đất
nước, lãnh đạo xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong vơ vàn đảng
phái chính trị ở Việt Nam.
Từ năm 1930 tới nay, Đảng xuất hiện, đứng mũi chịu sào trước lịch sử và
gánh vác trọng trách nhân dân giao phó là hợp quy luật, hợp lịng dân và hợp với
xu thế phát triển của thời đại. Bởi, Đảng là "đứa con nịi" của giai cấp cơng nhân
và nhân dân dân lao động, được hun đúc trong lò lửa yêu nước thương nòi Việt
Nam, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, quyết phấn đấu và hy sinh vì
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, gánh vác trọng trách lịch sử là một tất yếu khơng gì cưỡng và
cản nổi. Và, thực tế hoạt động hơn 80 năm qua đặc biệt từ khi trở thành Đảng
cầm quyền càng khẳng định địa vị cầm quyền của Đảng một cách tất yếu, phù
hợp với lịch sử dân tộc, khát vọng của nhân dân và xu thế thời đại.
Bước vào thập kỷ thứ 2 thế kỷ XXI, quy mô, tốc độ và chiều sâu của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thế giới diễn biến
phức tạp, khôn lường, hơn bao giờ hết, đòi hỏi chúng ta tiếp tục phát huy sức
mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, đang đặt ra trước
Đảng những trọng trách mới, với những thời cơ mới to lớn và những thách thức
rất nặng nề. Con đường dân tộc đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, do Đảng lãnh đạo, đã rõ ràng, không thể đảo ngược nhưng
đang chất đầy những khó khăn, cản trở, chơng gai và cạm bẫy. Đó là quy luật.
Và cũng hợp lẽ tự nhiên, vị thế, vai trò, năng lực cầm quyền và trách nhiệm lịch
sử của Đảng vì thế, càng phải được tiếp tục khẳng định và không ngừng nâng
cao, ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mới. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn vấn
đề “Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn học
2


B. NỘI DUNG

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN
1. Nhận thức về “Đảng lãnh đạo” và “Đảng cầm quyền”
Trong hệ thống chính trị của bất kỳ quốc gia nào hiện nay đều có các bộ
phận cấu thành cơ bản, đó là: đảng chính trị; nhà nước; các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội. Đảng chính trị thực chất là các tổ chức chính trị thể hiện lợi
ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội liên kết những đại diện ưu tú
nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục tiêu và lý tưởng nhất
định. Mục tiêu của đảng chính trị nói chung trước hết là giành quyền lực nhà
nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các định hướng chính trị, đạt được
lợi ích của đảng. Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng đó trở thành đảng
cầm quyền.
Ở mỗi nước có thể có một hoặc nhiều đảng chính trị khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện khách quan của chế độ chính trị, đặc điểm hình thành và phát triển của hệ
thống chính trị. Đối với những nước có nhiều đảng, nói tới đảng cầm quyền tức là
nói tới vị thế của đảng trong sự so sánh với các đảng chính trị khác - những đảng
không cầm quyền. Ở nước ta, sau khi giành được chính quyền (1945), Đảng Cộng
sản trở thành đảng cầm quyền và cũng là đảng cầm quyền duy nhất từ đó đến nay.
Các cơng trình về Đảng Cộng sản cầm quyền trong thời gian gần đây đã gợi mở
nhiều điều để làm sáng tỏ hơn nội hàm khái niệm đảng cầm quyền ở nước ta. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ ra yếu kém trong công tác nghiên
cứu về vấn đề đảng cầm quyền: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”1.
Đảng cầm quyền là khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước phương
Tây ngay từ khi trong xã hội bắt đầu hình thành các đảng chính trị. Đảng cầm
quyền được hiểu là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ máy nhà nước để
kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi các chính sách quốc gia.

1


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI , NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr.172-173.

3


Đảng lãnh đạo là một khái niệm ít được sử dụng ở các nước phương Tây.
Đây là một khái niệm được các nhà kinh điển Mác - Lênin sử dụng bắt đầu vào
những năm nửa cuối của thế kỷ XIX. Khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
thành công, Đảng Cộng sản (Bơnsơvích) Nga trở thành đảng cầm quyền, có vai
trị lãnh đạo trong xã hội Nga. V.I.Lênin đã viết: Ở nước Nga “chỉ có một đảng
cầm quyền duy nhất đang lãnh đạo”2.
Như vậy, có thể thấy rằng, đảng cầm quyền và đảng lãnh đạo là hai khái
niệm không đồng nhất với nhau. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nêu lên khái niệm
lãnh đạo. Theo Người: “lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân” 3; “Đảng lãnh đạo, nghĩa
là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp
nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”4.
Ở nước ta, khi Đảng Cộng sản chưa giành được chính quyền, để có địa vị
lãnh đạo trong xã hội, tức giành được sự ủng hộ của đa số nhân dân, Đảng phải
trải qua cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, vơ cùng khó khăn và gian khổ. Khi đã
trở thành đảng cầm quyền, cuộc đấu tranh đó với hình thức khác để làm sao tiếp
tục giữ vững địa vị lãnh đạo trong xã hội cịn khó khăn, gian khổ hơn nhiều.
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh chống kẻ thù của chủ nghĩa cá nhân
chính là cuộc đấu tranh lâu dài, vơ cùng khó khăn và gian khổ nhất. Chỉ có chiến
thắng chủ nghĩa cá nhân, thực sự là người đày tớ trung thành của nhân dân thì
Đảng mới được dân tin. Dân có tin thì dân mới nghe theo và một lòng theo
Đảng, Đảng mới tiếp tục giữ vững được địa vị lãnh đạo trong xã hội. Và trên cơ
sở giữ vững địa vị lãnh đạo trong xã hội, Đảng mới có thể tiếp tục giữ vị thế là
Đảng cầm quyền.
Từ những điều phân tích ở trên đã cho thấy rõ hơn về khái niệm đảng cầm

quyền, đảng lãnh đạo ở nước ta hiện nay. Cũng từ nhận thức rõ hơn về các khái
niệm đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo; nội dung và phương thức cầm quyền, lãnh
đạo của Đảng ở nước ta, theo chúng tơi cần có sự chỉnh sửa cho chuẩn xác hơn
một số cụm từ trong Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
2

V.I.Lênin: Tồn tập, t.45, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr.136.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.222,
4
Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.557-558
3

4


Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013). Theo đó, thay cụm từ:
“Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thành
cụm từ: “Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng cầm quyền, có địa vị lãnh
đạo trong xã hội”.
2. Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1. Nội dung cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Với tư cách là đảng duy nhất cầm quyền, Đảng chịu trách nhiệm trước
nhân dân về vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Nội dung
cầm quyền của Đảng xác định vị trí cầm quyền của Đảng, thể hiện quyền
hạn và trách nhiệm của Đảng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước trong thời kỳ nhất định, và trong từng lĩnh vực cụ thể, trong
các mối quan hệ quyền lực cụ thể với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức đồn thể nhân dân.
Có thể nói nội dung cầm quyền của Đảng là một phạm trù có tính lịch
sử, có phạm vi, giới hạn và mức độ xác định trong từng mối quan hệ chính

trị và quyền lực cụ thể, với các đối tượng cụ thể. Trên thực tế, nội dung cầm
quyền của Đảng thể hiện rõ nhất trong cương lĩnh chính trị, chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo tính định hướng chính trị cho sự
phát triển đất nước hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Với ý nghĩa như vậy, việc xác định được nội dung cầm
quyền của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể của đất nước là rất quan trọng.
Nội dung cầm quyền của Đảng là toàn bộ hoạt động của đảng cầm
quyền, từ việc xác định mục tiêu chính trị của Đảng và dân tộc, cho đến nội
dung thực hiện mục tiêu chính trị đó; nó bao qt tồn diện cách lĩnh vực
của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phịng, an
ninh của đất nước.
Trong lĩnh vực chính trị, việc hoạch định đường lối chính trị là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của Đảng. Để cầm quyền, lãnh đạo, Đảng phải có
trách nhiệm xác lập thể chế chính trị - xã hội của đất nước trên các mặt: cơ

5


cấu tổ chức chính trị - xã hội, cơ chế vận hành xã họi và những điều kiện
đảm bảo cho vấn đề trên.
Trong lĩnh vực kinh tế, nội dung cầm quyền và lãnh đạo trọng tâm
của Đảng là việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây được xem la fmoo hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên
chủa nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một vấn đề có tính quyết định là phải đẩy
mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất bằng con đường cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế.
Trong lĩnh vực xã hội, với sứ mệnh của mình, Đảng phải lãnh đạo
phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh, bảo
đảm cơng bằng, bình đẳng xã hội, phát triển con người, xây dựng một xã hội

văn minh, con người hạnh phúc.
Trong lĩnh vực văn hóa, trên nền tảng của việc xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng phải định hướng xây dựng
một nền văn hóa chính trị nói chung và văn hóa cầm quyền của đảng nói
riêng. Văn hóa chính trị của Đảng, đến lượt mình, nó chỉ đạo việc lựa chọn
mục tiêu, lý tưởng chính trị; nó quy định đường lối, nội dung, chiến lược
phát triển đất nước.
Một nội dung quan trọng của Đảng cầm quyền là quan hệ giữa Đảng
với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng của
nhân dân. Đảng nắm Nhà nước bằng cách hóa thân vào Nhà nước, đưa người
vào giữ những chức vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước, lãnh đạo các
cơ quan đó vận hành theo chủ trương, đường lối của mình. Bằng phương
thức cầm quyền, lãnh đạo của mình, Đảng làm cho các cơ quan nhà nước
vận hành đúng và có hiệu quả chức năng, trách nhiệm của mình. Đảng cầm
quyền thành cơng là ở chỗ lãnh đạo vì dân, lãnh đạo một cách dân chủ, theo
pháp luật, bảo đảm tính khoa học.
2.2. Phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

6


Phương thức cầm quyền của Đảng là hệ thống phương pháp, hình
thức, biện pháp mà Đảng vận dụng để sử dụng Nhà, tác động vào Nhà nước
và bằng Nhà nước nhằm thực hiện nội dung cầm quyền, đạt mục tiêu cuối
cùng của Đảng.
Phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo của là những khái
niệm khác nhau, nhưng có nội dung đồng nhất với nhau. Đảng vẫn có thể
lãnh đạo nhân dân khi chưa giành được chính quyền, nhưng Đảng chỉ có thể
cầm quyền khi đã giành được quyền lực nhà nước về tay mình. Do vậy,
phương thức cầm quyền của Đảng thực chất chỉ là phương thức lãnh đạo của

Đảng trong điều kiện Đảng đã cầm quyền. Nếu không ở vị thế cầm quyền,
Đảng không thể nào thực hiện đầy đủ các phương thức lãnh đạo này, đặc
biệt là việc lãnh đạo Nhà nước thể chế đường lối của Đảng thành các chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Dù Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền, Đảng vẫn chỉ là tổ chức chính
trị, lãnh đạo chính trị. Các phương thức cầm quyền của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội bao gồm:
Thứ nhất, lãnh đạo thông qua các quan điểm, cương lĩnh chiến lược,
các đường lối, chủ trương, điều lệ, chỉ thụ và các quyết định khác của Đảng
đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
Thứ hai, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chủ
trương của Đảng thành các quyết định của cơ quan công quyền. Nhà nước
căn cứ vào nghị quyết của Đảng để cụ thể hóa thành kế hoạch kinh tế - xã
hội, các đạo luật, các nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy khác,
nhằm thực hiện nghị quyết trong thực tiễn.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các cơ quan lãnh đạo của
Đảng từ trung ương đến cơ sở.
Tứ tư, Đảng đưa người của Đảng vào những vị trí chủ chốt trong bộ
máy quyền lực nhà nước.
Thứ năm, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua công tác kiểm tra của
các tổ chức đảng.
7


Thứ sáu, Đảng lãnh đạo Nhà nươc thơng qua tính tiên phong gương
mẫu của đảng viên.
Thứ bảy, cầm quyền, lãnh đạo phải lấy dân làm gốc, dựa vào dân,
đoàn kết toàn dân, phát huy tối đa và hiệu quả sức mạnh của nhân dân.
Thứ tám, phương thức cầm quyền, lãnh đạo của Đảng khơng chỉ thể hiện
ở đường lối chính trị, cách thức điều hành Nhà nước và các tổ chức chính trị làm

theo mình. Đảng lãnh đạo một cách trí tuệ, khoa học và nghệ thuật.
Tồn bộ các phương thức cầm quyền của Đảng chủ yếu được thực hiện
thông qua sự lãnh đạo (với cách hiểu về thuật ngữ lãnh đạo như ở nước ta
hiện nay), là nhằm thể chế hóa ý chí của Đảng thành hiến pháp, pháp luật,
chính sách của Nhà nước và lãnh đạo tổ chức thực hiện ý chí đó.
II. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Những thuận lợi và nguy cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam khi
cầm quyền
Đảng ta là một Đảng duy nhất cầm quyền. Do đó, Đảng có nhiều thuận
lợi cơ bản, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ bên trong rất nguy hiểm, có
thể làm mất vai trị lãnh đạo của Đảng bất cứ lúc nào. Cụ thể là:
1.1. Về thuận lợi
Đảng khơng có các đảng phái chính trị đối lập, do đó Đảng khơng có
sự cạnh tranh về vai trò lãnh đạo đối với đất nước và xã hội;
Đảng hoạt động một cách công khai, hợp pháp, hợp hiến; vai trò lãnh
đạo của Đảng được Hiến pháp quy định (vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp nước CHXHCNVN);
Đảng có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Đảng có Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính
trị - xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
Bằng hoạt động thực tiễn hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam
được nhân dân thừa nhận là người tổ chức, lãnh đạo mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam; được nhân dân tin yêu, bảo vệ và coi Đảng là của mình .
8


Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với các Đảng
Cộng sản và Công nhân quốc tế; ngồi ra, Đảng cịn có quan hệ với nhiều
đảng cầm quyền khác trên thế giới; có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn

của bạn bè và nhân dân u chuộng hồ bình, tiến bộ trên thế giới.
1.2. Về nguy cơ
Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân và trở thành Đảng
cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ những suy thoái, hư hỏng của
một số cán bộ, đảng viên; đồng thời cảnh báo hai nguy cơ đối với Đảng là:
Nguy cơ sai lầm về đường lối và nguy cơ suy thoái, biến chất của đội ngũ
cán bộ, đảng viên.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và từ thực tiễn của đất nước, trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (năm 1991), Đảng
lại nhấn mạnh hai nguy cơ này và tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại
hội VII của Đảng (1/1994), Đảng đã bổ sung và xác định có 4 nguy cơ đối
với Đảng và cách mạng Việt Nam là:
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, do điểm xuất phát thấp;
Nguy cơ sai lầm đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa;
Nguy cơ tham nhũng và tệ nạn quan liêu, lãng phí;
Nguy cơ “Diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch, phản động.
Trong 4 nguy cơ nêu trên thì có hai nguy cơ bên trong rất nguy hiểm,
có thể làm mất vai trị lãnh đạo của Đảng bất cứ lúc nào, đó là:
Một là, nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây là nguy cơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi có những
biến động lớn ở trong nước hoặc trên thế giới và trong những bước ngoặt
của cách mạng. Tuy nhiên, việc sai lầm về đường lối chỉ có thể diễn ra ở
cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, bởi đây là cấp hoạch định ra chủ trương,
đường lối. Vì vậy, việc xây dựng một tập thể lãnh đạo cấp cao của Đảng đáp
ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong mỗi thời kỳ là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của Đảng; bởi nếu cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng vững
9



vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thì dù khơng thể nào làm thay
đổi được định hướng chiến lược và chủ trương, đường lối của Đảng.
Quán triệt quan điểm này, Hội nghị Trung ương 6 và 7 (khố XI) đã
thảo luận và thơng qua Đề án: “Quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà
nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”.
Hai là, nguy cơ về sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng
viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Khi Đảng đã trở thành Đảng
cầm quyền, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trở thành những cán
bộ có chức, có quyền trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và
nhiều cán bộ, đảng viên trở thành những người quản lý kinh tế của đất nước.
Đây là điều kiện dễ làm cho cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, chạy
theo chức, quyền, danh, lợi, dẫn đến phai nhạt lý tưởng, tham nhũng, xa rời
nhân dân và dễ xa vào những tệ nạn mà khi Đảng chưa giành được chính
quyền khơng có được. Những tệ nạn này nó khơng chừa một ai và dù người
đó làm gì, ở lĩnh vực nào, ở cấp cao hay thấp, nếu cán bộ đó khơng kiên trì
học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng thì đều có thể mắc phải.
Trong điều kiện mới hiện nay, nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức lối sống, đặc biệt là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra rất tinh
vi, phức tạp và ngày càng trở nên nghiêm trọng; nếu không kịp thời đấu tranh,
khắc phục sẽ làm cho Đảng xa dân, mất lòng tin của dân và tất yếu dẫn đến sự
suy vong của Đảng. Sự suy thối về tư tương chính trị và đạo đức lối sống
của đội ngũ cán bộ, đảng viên nó diễn ra một cách từ từ hàng ngày và đó cũng
chính là q trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hố” trong Đảng rất nguy hiểm,
phải ln ln cảnh giác đề phịng và không thể xem thường.
Như vậy, 4 nguy cơ mà Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra, đến nay vẫn còn ngun tính thời sự, nó
khơng chỉ cịn là nguy cơ, mà đã trở thành thách thức trong thực tế và ngày
càng trở nên bức thiết đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.


10


2. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, dù có một đảng hay nhiều đảng
chính trị thì ở quốc gia đó cũng do một đảng hoặc một số đảng liên minh với
nhau để cầm quyền và thực hiện vai trò lãnh đạo đất nước. Khi trở thành
Đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước (dù là Đảng Cộng sản hoặc khơng phải
Đảng Cộng sản) thì Đảng đó đều phải đề ra chủ trương, đường lối để xây
dựng, phát triển đất nước và lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ
trương, đường lối mà Đảng đã đề ra. Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ của Đảng đề ra chính là thước đo để đánh giá năng lực lãnh đạo và vai trò
cầm quyền của Đảng đó. Như vậy, nâng cao năng lực của một Đảng cầm
quyền được thể hiện tập trung trên 5 nội dung chủ yếu sau:
Một là, năng lực nhận thức quy luật khách quan của sự phát triển và
vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước để
đề ra chủ trương, đường lối cách mạng đúng đắn. Đồng thời, phải có năng
lực chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ
những vấn đề mới nảy sinh, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong
toàn Đảng.
Hai là, năng lực thể chế hoá, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của
Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, các chính sách, chương trình, kế hoạch,
nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phản ánh
được ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ba là, năng lực tổ chức, chỉ đạo đối với Nhà nước, mặt trận và các
đoàn thể nhân dân trong việc vận động, tập hợp quần chúng, phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi các chủ
trương, đường lối, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra. Đây
thực chất là năng lực lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước - công cụ chủ yếu,

mạnh mẽ nhất để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội.
Do đó, Đảng phải xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; có tổ
chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán
11


bộ, cơng chức có phẩm chất, năng lực, tồn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân,
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bốn là, năng lực kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của hệ thống
chính trị; kịp thời phát hiện và xử lý đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề
phức tạp nảy sinh trong thực tiễn để rút kinh nghiệm;
Năm là, năng lực phát hiện, đấu tranh để khắc phục sự suy thoái, biến
chất và những tiêu cực ở trong Đảng, trong xã hội và sự chống phá của các
thế lực phản động, thù địch.
Như vậy, khi nói đến năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền, tức là
một Đảng cầm quyền phải thể hiện đồng bộ và kết hợp được nhuần nhuyễn
cả 5 nội dung của năng lực nêu trên.
3. Tính tất yếu để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong
điều kiện mới
3.1. Đáp ứng têu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới,
xây dựng nhà nước pháp quyền
Yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân là rất lớn và có nhiều nội dung mới. Đảng
khơng thể sử dụng nguyên xi phương thức lãnh đạo của các giai đoạn cách
mạng trước để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đó.
Trước đây, sau khi giành thắng lợi trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười, V.I. Lênin đã nhận thấy nguy cơ của việc Đảng sử dụng phương
pháp lãnh đạo trong thời chiến để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế. Người đề ra nhiệm vụ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng:

"Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại
khác thì khơng nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của
ngày hôm qua" 5.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta bước vào
5

V.I. Lênin: Toàn tập, t. 44, Nxb Tiến bộ, M., 1978, tr. 398.

12


lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống
thực dân Pháp xâm lược. Trong khi phải tập trung lãnh đạo kháng chiến, với
rất nhiều công việc nặng nề, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành trí tuệ để suy
nghĩ về sự lãnh đạo của Đảng. Người đã đặc biệt quan tâm đến cách thức, lề
lối làm việc của Đảng, vào năn 1947, Người đã viết tác phẩm Sửa đổi lối
làm việc, trong đó chỉ ra nhiều điều bổ ích về phương thức lãnh đạo của
Đảng trong trong những năm tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Pháp và
đặt cơ sở cho việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện
Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc sau khi chiến
thắng thực dân Pháp xâm lược. Những chỉ dẫn quý báu của Người rất bổ ích
để Đảng đổi mới phương thức lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Từ năm 1986 Đảng bước vào lãnh đạo cơng cuộc đổi mới tồn diện
đất nước. Đảng đã đề ra mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc đổi mới đúng đắn,
sáng tạo. Nhiệm vụ của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước rất to lớn,
nặng nề, khác hẳn nhiệm vụ của các thời kỳ cách mạng trước đó. Để lãnh
đạo công cụôc đổi mới đạt kết qủa Đảng phải đổi mới và xác định phương
thức lãnh đạo phù hợp. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đã trở
thành vấn đề trọng tâm, nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách. phương thức lãnh
đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đã dần dần được hình thành đáp ứng

yêu cầu, mục tiêu đổi mới. Thực tiễn cho thấy, việc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đã trở thành một nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định
thắng lợi công cuộc đổi mới.
Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát phát
triển đất nước 5 năm 2006-2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, phát huy sức mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới,
huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước; phát triển văn hố; thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; tăng cường quốc
phòng và an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công
13


nghiệp theo hướng hiện đại"6.
Đại hội XI của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011-2020, với mục tiêu tổng quát cho cả thời kỳ quá độ, mục tiêu đêna
năm 2020.
.3.2. Sự phát triển của hệ thống chính trị xã hợi chủ nghĩa và các tổ
chức xã hợi nước ta; trình đợ dân trí đã được nâng lên một bước lớn
Trở thành Đảng cầm quyền, Đảng có hệ thống chính trị từ Trung ương
đến cơ sở, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị, lãnh đạo
hệ thống chính trị và tồn xã hội, Nhà nước là trụ cột, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nước
ta. So với thời kỳ trước đổi mới các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta
đã có sự phát tiển khá lớn về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, nội dung,
phương thức hoạt động và về số lượng các tổ chức thành viên.
Cùng với quá trình lãnh đạo và những thành tựu to lớn của công cuộc
đổi mới, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp và các lĩnh vực đời sống xã hội nước ta phát triển rất mạnh mẽ,
đa dạng, phong phú thích ứng dần với điều kiện và môi trường hoạt động

mới. Công cuộc đổi mới đang được tiến hành, ngày càng đi vào chiều sâu,
trình độ của các thành viên của các tổ chức trong hệ thống chính trị và trình
độ dân trí đã được nâng lên một bước khá lớn và sẽ tiếp tục được nâng lên,
dân chủ trong xã hội được mở rộng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã
và sẽ tiếp tục được đổi mới về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, nội
dung và phương thức hoạt động. Các lĩnh vực đời sống xã hội sẽ tiếp tục
phát triển... Hơn nữa, trình độ mọi mặt của nhân dân đã và sẽ được nâng lên.
Để lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân đạt kết
quả, vừa phát huy cao độ vai trò của từng tổ chức và cả hệ thống chính trị
trong thực hiện đường lối đổi mới; vừa giữ vững và tăng cường vai trị lãnh
đạo của mình, Đảng phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo cho phù
6

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.
2006, tr. 76.

14


hợp với sự phát triển của các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã
hội và các lĩnh vực đời sống xã hội.
3.3. Thành tựu khoa học - cơng nghệ, xu hướng dân chủ hóa; mở
cửa hợi nhập quốc tế
Hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới trong điều kiện
khoa học - công nghệ phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng. Đặc biệt là,
trong những thập niên gần đây, trên thế giới các ngành khoa học - công nghệ
và khoa học xã hội - nhân văn nói chung và khoa học lãnh đạo, quản lý nói
riêng đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Nhiều thành tựu khoa học
tiên tiến được nhanh chóng áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu
quả cao; cho ra đời các phương tiện phục vụ sự lãnh đạo, quản lý của các

chính đảng và người lãnh đạo, quản lý ở các nước trên thế giới và ở nước ta
rất hiện đại và rất tiện ích. Điều đó, địi hỏi Đảng phải đổi mới mạnh mẽ
phương thức lãnh đạo của mình nhằm sử dụng và khai thác triệt để các thành
tựu khoa học - công nghệ hiện đại phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và sự phát
triển đất nước. Khoa học xã hội và nhân văn cũng phát triển mạnh mẽ cung
cấp thêm cơ sở khoa học về sự phát triển của xã hội, đòi hỏi Đảng phải đổi
mới phương thức lãnh đạo.
Xu hướng dân chủ hóa mọi hoạt động của đời sống xã hội; mở cửa hội
nhập quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc muốn phát triển phải tăng cường
dân chủ và mở cửa, hội nhập quốc tế. Hiện nay, nước ta đã và đang mở
rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ với nhiều nước trên thế giới, không phân
biệt các nước có chế độ chính trị khác nhau, trên ngun tắc tôn trọng lẫn
nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đơi bên cùng có lợi, vì
sự phát triển của mỗi nước và tiến bộ của nhân loại... Những biến đổi căn
bản, to lớn đó, địi hỏi Đảng không thể sử dụng phương thức lãnh đạo của
các thời kỳ trước đây, mà phải đổi mới mạnh mẽ.
3.4. Yêu cầu phát huy ưu điểm, kết quả, khắc phục khuyết điểm, hạn
chế về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong những năm qua
Qua gần 30 năm đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đã được đổi
15


mới một bước, góp phần rất quan trọng vào thành tựu đổi mới to lớn và có ý
nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn
còn lúng túng và chậm so với đổi mới kinh tế. Để tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng đạt kết quả, vấn đề cấp bách phải giải quyết là phát
huy ưu điểm, kết quả, khắc phục khuyết điểm, hạn chế về đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng trong những năm qua.
4. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng phải quán triệt nhất
quán một số quan điểm

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn của các Đảng cầm quyền trên thế
giới, có thể rút ra kết luận: Để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cầm
quyền, Đảng phải đồng thời nâng cao cả 5 năng lực nêu trên, trong đó, việc
nâng cao năng lực hoạch định chiến lược, đề ra đường lối chính trị đúng đắn
và xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, Nhà nước của dân, do dân và
vì nhân dân là quan trọng nhất.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong những năm tiến
hành đổi mới, việc hoạch định chiến lược và đề ra đường lối cho mỗi thời kỳ
của cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt các quan điểm sau:
Một là, luôn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận
dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn của cách mạng Việt
Nam; phản ánh được ý chí và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Hai là, khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của
tồn Đảng, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp ; khơng
hoang mang, dao động trong bất cứ tình huống nào, kể cả những lúc khó
khăn, phức tạp nhất của tình hình thế giới.
Ba là, kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, kiên quyết đấu tranh
chống đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và các khuynh hướng giáo điều,
bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi mới vơ ngun tắc . Phải đổi
mới tồn diện nhưng cần có lộ trình và bước đi thích hợp; phải trên cơ sở
đổi mới về kinh tế mà từng bước đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp.
16


Bốn là, trong quá trình xây dựng, hoạch định đường lối, Đảng phải
quán triệt và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các nhiệm vụ lớn cách mạng trong
thời kỳ đổi mới là: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng
là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra phải

chú trọng xử lý và giải quyết tốt 8 mối quan hệ lớn sau : (1).Quan hệ giữa
đổi mới, ổn định và phát triển; (2). Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ
thống chính trị;(3). Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa;
(4). Giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng, hoàn thiện quan hệ
sản xuất; (5). Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội; (6). Giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; (7). Giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; (8).
Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Năm là, trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phải tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiên; kịp thời phát hiện và xử lý
đúng đắn những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Thường xuyên coi trọng việc
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm kịp thời, tạo sự
thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng, thực hiện có hiệu quả
chủ trương, đường lối, chính sách và các nhiệm vụ đã đề ra;
Sáu là, là một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo xã hội thông
qua Nhà nước. Đảng phải tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cho phù hợp, huy động
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi chủ
trương, đường lối của Đảng.

17


III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA
ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN
NAY
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp tất yếu
giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Việt Nam. Lịch sử 85 năm từ khi thành lập và 70 năm liên tục ở vị trí cầm
quyền và duy nhất cầm quyền, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã được khẳng định là “nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam” 7.
1. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng
trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức đúng đắn về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam, những điều kiện đảm bảo và những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực
cầm quyền của Đảng để từ đó có giải pháp nâng cao và tăng cường năng lực
cầm quyền của đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần phát triển lý
luận về đảng cầm quyền ở nước ta.
Cho tới nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về năng lực cầm quyền
của đảng, song một cách khái quát có thể xem: Năng lực cầm quyền của
Đảng Cộng sản Việt Nam là tổng hòa những phẩm chất, tri thức, kinh
nghiệm, phương thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng tạo thành sức mạnh,
uy tín giúp Đảng có thể tập hợp lực lượng, đáu tranh giành chính quyền
và tổ chức thực hiện thành cơng lý tưởng, mục tiêu chính trị, củng cố địa vị
cầm quyền của Đảng 8.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có
7

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc
gia, H.
8
Lý Tuấn Vũ ( Trung Quốc) cho rằng: Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bản lĩnh
của Đảng đề ra và vận dụng lý luận, đường lối, phương châm, chính sách và sách luợc đúng đắn, lãnh
đạo xây dựng và thực hiện hiến pháp và pháp luật, áp dụng chế độ lãnh đạo và phương thức lãnh đạo
khoa học, động viên và tổ chức nhân dân quản lý công việc của nhà nước và xã hội, sự nghiệp kinh tế và
văn hóa theo pháp luật, xây dựng đảng lãnh đạo đất nước và quân đội có hiệu quả, xây dựng đất nước

hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa- Học viện Báo chí và Tuyên truyền –FES (2009), Chính trị và phát triển
bền vững trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTHC, H, .tr 720

18


nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thách thức khó lường, để Đảng ta xứng
đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân
tộc, củng cố địa vị và nâng cao năng lực cầm quyền, thiết nghĩ cần thực hiện
tốt một số giải pháp sau:
1.1. Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững và tăng cường
bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chính trị của giai cấp cơng
nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Thiếu bản lĩnh chính trị, xa rời bản
chất giai cấp công nhân, Đảng dễ bị sai lầm, chệch hướng, khó vượt qua thử
thách, trở ngại để đi tới thành công. Đảng phải nắm vững và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu những kinh
nghiệm, tri thức của nhân loại, tham khảo kinh nghiệm các Đảng Cộng sản
trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn cách mạng nước ta. Biểu hiện cụ thể ở
việc hiểu sâu sắc về bản chất cách mạng và khoa học, phương pháp luận,
nắm vững tinh thần, lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, khơng phải là thuộc lịng các câu chữ trong các tác
phẩm kinh điển.
Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng. Mọi hoạt động gây chia rẽ, bè phái, mất đồn kết, bng lỏng
kỷ luật đều dẫn tới nguy cơ làm mất bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Tăng cường thành phần công nhân trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ
chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Cấp ủy, cán bộ lãnh
đạo quản lý các cấp tiêu biểu cho bản lĩnh chính trị của Đảng và của mỗi tổ

chức Đảng. Do vậy phải tăng cường giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, quan điểm của giai cấp công nhân và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho cấp ủy các cấp và cán bộ, đảng viên,
chống chủ nghĩa cá nhân, tranh quyền, ham tiền, vụ lợi. Xây dựng cấp ủy
các cấp thực hiện tốt vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị vững vàng.

19


1.2. Nâng tầm trí ṭ, khơng ngừng phát triển tư duy lý luận và tổng
kết thực tiễn của Đảng
Tầm trí tuệ của Đảng chính là trình độ trí tuệ của Đảng gắn với mỗi
giai đoạn lịch sử nhất định, là sự kết hợp chặt chẽ của bốn yếu tố: năng lực
tư duy, tri thức tích lũy được, sự sáng tạo phát hiện ra cái mới, sự vận dụng
các yếu tố của trí tuệ vào cuộc sống. Nâng tầm trí tuệ của Đảng, trình độ lý
luận của Đảng là phương thức hiệu quả nhất để khắc phục bệnh chủ quan,
duy ý chí. Đảng ta cần quan tâm tập trung một số nội dung sau:
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đảng, chống lại những quan điểm bôi nhọ, những luận điệu xuyên
tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan tâm tổng kết, rút ra
những bài học kinh nghiệm, thành công và không thành công từ thực tiễn
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta cũng như các Đảng Cộng sản trên thế giới
để bổ sung, phát triển học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giải
quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra trong q trình cầm quyền của Đảng
ta, từ đó tìm ra bản chất, quy luật vận động cơ bản của thực tiễn cách mạng
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Mặt khác, đấu tranh chống biểu hiện bảo thủ,
giáo điều khi vận dụng lý luận vào thực tiễn. Kịp thời thay đổi những chủ
trương, chính sách khơng phù hợp.
Phát huy tiềm năng, sáng tạo trong công tác nghiên cứu lý luận, nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu, các Viện nghiên cứu trong công tác

nghiên cứu lý luận của Đảng. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác lý
luận của Đảng trong đó trọng tâm là nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề
về đảng cầm quyền, về CNXH, con đường đi lên CNXH ở nước ta và những
vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới như mối quan hệ giữa đổi mới, ổn
định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan
hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong
điều kiện tồn cầu hóa …

20


Nâng cao năng lực nghiên cứu dự báo xu thế khách quan của sự phát
triển xã hội, của thế giới và khu vực, những nhân tố ảnh hưởng, tác động tới
sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
trong những thập niên tới. Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đặc biệt
quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp khơng
những giỏi trong chỉ đạo thực tiễn mà cịn có tư duy lý luận độc lập, sáng
tạo, có tầm nhìn xa trơng rộng, chủ động triển khai có hiệu quả các chỉ thị,
nghị quyết của đảng trong thực tiễn.
1.3. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới
Đổi mới, chỉnh đốn là việc Đảng quyết tâm từ bỏ những lạc hậu, lỗi
thời, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, giữ vững và tăng cường mối
liên hệ máu thịt với nhân dân, vững vàng trước mọi thử thách, tiếp tục đưa
sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi. Đây là bài học lớn nhất, cũng là vấn đề
sống cịn, có quan hệ đến sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước và
vận mệnh của bản thân Đảng. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ việc
thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và kiện toàn hệ thống tổ chức của
Đảng, đảm bảo cho Đảng có tổ chức chặt chẽ, đồn kết thống nhất và có sức

chiến đấu cao. Xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, đảng sẽ mất quyền lãnh
đạo, bị suy yếu nhanh chóng, thậm chí biến chất và tan rã. Do vậy, phải kịp
thời bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy trình để đảng viên được tham gia
trực tiếp vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Có cơ chế để cán bộ
lãnh đạo, nhất là người đứng đầu phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đảng
viên, cán bộ dưới quyền, kể cả những ý kiến trái chiều; trong những trường
hợp cần thiết cần tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các trung tâm,
viện nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định. Kiên quyết đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện kèn cựa, tranh giành địa vị, lợi lộc, cục bộ,
bản vị.

21


Đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay địi hỏi cấp thiết
phải phịng chống nguy cơ thối hóa, biến chất, tự diễn biến từ trong nội bộ
Đảng. Hồ Chí Minh coi mỗi sai lầm, khuyết điểm như một chứng bệnh, là kẻ
địch từ bên trong phát hoại Đảng, như “ giặc ở trong lòng”. Do vậy, Đảng
cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phịng
chống suy thối, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Đảng, chính quyền;
hồn thiện hệ thống pháp luật, các quy định của Đảng và Nhà nước trong
đấu tranh phòng chống tham nhũng; phát huy vai trò giám sát, phản biện của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của các phương tiện thông tin
đại chúng và dư luận xã hội trong xây dựng Đảng và Nhà nước.
Cấp ủy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp cần nêu gương trong việc
rèn luyện về đạo đức lối sống, giữ gìnbản thân trong sạch, trong sáng; kiên
quyết chống lại các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống, các hiện tượng tiêu cực, khắc phục hiện tượng nể nang, “dĩ hòa vi
quý”. Đảng và Nhà nước cần có các biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm

minh những cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất, bất kể là ai, bất kể ở
cương vị nào. Chống suy thối bên trong phải đi đơi với phịng chống “diễn
biến hịa bình” của các thế lực thù địch; phê phán, bác bỏ mọi luận điệu
xuyên tạc, chống đối nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng ta và chế độ XHCN
ở nước ta.
1.4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trọng tâm là phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Lãnh đạo bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước là một trong những
phương thức cầm quyền chủ yếu của Đảng. Đảng lãnh đạo nhưng không bao
biện, làm thay Nhà nước mà phải có cơ chế phát huy mạnh mẽ vai trò chủ
động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội. Nội dung
lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước phải được triển khai toàn diện trên các
mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp; trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

22


trong phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với các cấp tương ứng
của Nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong giai
đoạn hiện nay phải trên cơ sở quán triệt những quan điểm: Đảng là người
lãnh đạo, Nhà nước là người quản lý, nhân dân là người làm chủ; Nhà nước
ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Đảng
lãnh đạo Nhà nước nhưng Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp
luật, Đảng không đứng trên Nhà nước, trên pháp luật; Đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là nhằm giữ vững và tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, đồng thời xây dựng một nhà nước
trong sạch vững mạnh, hoạt động chủ động, năng động, có hiệu lực, hiệu
quả, và nhân dân được thực sự làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước phải đảm
bảo theo những nguyên tắc: Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng không điều
hành xã hội thay Nhà nước; Nhà nước điều hành xã hội, nhưng không xa rời
sự lãnh đạo của Đảng; kết hợp chặt chẽ đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng với đổi mới phương thức hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị-xã hội, đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà
nước, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên trong bộ máy của
Đảng và Nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay đòi
hỏi chúng ta phải quan tâm xây dựng và thực hiện tốt Quy chế làm việc của
các tổ chức Đảng, tiếp tục thể chế hóa trong hiến pháp về vai trò lãnh đạo
của Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị,
tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra việc cụ thể hóa, đưa
nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nâng cao năng lực của cấp ủy các cấp;
thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong toàn xã hội.
1.5. Đổi mới công tác tổ chức, công tác cán bộ trọng tâm là đội ngũ
cán bộ chủ chốt các cấp

23


Công tác tổ chức và cán bộ là hai nội dung trọng tâm trong nhiệm vụ
đổi mới Đảng về tổ chức. Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới Đảng về tổ chức
đòi hỏi phải tập trung lãnh đạo tiếp tục kiện toàn tổ chức của Đảng các cấp
trọng tâm là tổ chức cơ sở Đảng, phân định rõ bộ máy tổ chức Đảng với tổ
chức của Nhà nước cả về quy mơ và chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể hóa cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; các quy định về
nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng; mối quan hệ giữa tập thể và cá
nhân, nhất là người đứng đầu.
Đổi mới về tổ chức phải gắn kết chặt chẽ với đổi mới công tác cán bộ.

Những yếu kém, sai lầm, khuyết điểm trong công tác cán bộ là một trong
những nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm của
Đảng. Do vậy, Đảng phải quan tâm xây dựng một đội ngũ cán bộ có tầm trí
tuệ, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, được bố trí, sử dụng đúng để đường
lối đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống và không ngừng được bổ sung, phát
triển. Đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt các cấp phải vững vàng về tư
tưởng chính trị, lành mạnh về đạo đức lối sống, đủ bản lĩnh trong kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế thế giới... Đổi mới công tác cán bộ nhất là đối với
cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ở nước ta hiện nay cần chú ý một số định
hướng :
Đổi mới công tác cán bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, các tổ chức
đảng và cán bộ lãnh đạo các cấp. Đổi mới phải trên cơ sở phương châm dân
chủ, cơng khai, minh bạch, có tầm chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong đó chú
trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Tránh quan liêu, cửa quyền trong
việc lựa chọn, bố trí cán bộ; quan niệm đẳng cấp, chủ nghĩa cá nhân, đầu óc
địa vị, tư lợi, cục bộ, địa phương...
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác cán
bộ, phải đặc biệt quan tâm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ
kế cận có tâm, có tầm, có tài cho Đảng, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và
phát triển trong đội ngũ cán bộ; trọng dụng nhân tài cho sự phát triển đất
nước. Cụ thể hóa những tiêu chuẩn đối với cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt,
24


lãnh đạo quản lý các cấp trên cơ sở chức danh, cương vị công tác ( quan tâm
những tiêu chuẩn hiện nay mới dừng lại ở định tính).
Tiếp tục hồn thiện quy chế, quy trình lựa chọn, đánh giá, đề bạt, điều
động cán bộ, nâng cao chất lượng quản lý cán bộ. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Quốc hội khóa XIII ( kỳ họp thứ tư) về lấy phiếu tín nhiệm đối với
một số chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt đảm bảo thực chất.

1.6. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả
Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền đảm bảo cho Đảng khơng có sự
cạnh tranh quyền lực. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với Đảng ta do
nguy cơ sự tha hóa quyền lực mà biểu hiện cụ thể là sự độc đốn, chun
quyền, xa rời quần chúng. Chính vì vậy, để củng cố vị trí và nâng cao năng
lực cầm quyền, Đảng phải thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực một cách
hiệu quả.
Trước hết, cần quan tâm đến việc tự kiểm soát trong nội bộ Đảng.
Phát huy vai trò, năng lực kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp đối
với tổ chức đảng và đảng viên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những biểu
hiện mơ hồ, dao động, những việc làm không đúng quy định Điều lệ Đảng,
các quy chế, quy định của Đảng. Coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quy trình liên quan đến các khâu của công tác cán bộ, do đây là việc làm
phức tạp, nhạy cảm, dễ sinh ra các hiện tượng tiêu cực, chạy chức, chạy
quyền, không đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, từ đó dẫn đến giảm sút
năng lực lãnh đạo , cầm quyền của Đảng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế và phát huy vai trị của các đồn
thể chính trị-xã hội và quần chúng nhân dân trong giám sát và phản biện xã
hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động của tổ chức
Đảng, nhà nước và cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên giữ các cương vị
lãnh đạo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải trở thành
các lực lượng nịng cốt giám sát việc việc thực hiện chính sách của Đảng,
phản biện đối với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trên nền tảng đối thoại dân chủ. Đảm bảo những chủ trương, chính sách của
25


×