Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu mùi theo pháp luật của liên minh châu âu và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC ANH TIÊN

BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI
THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI
THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380108

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Học viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC ANH TIÊN
Lớp: Cao học Luật, Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của em, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong những cơng trình nào khác và
những số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Ngày

tháng

năm 2021

Học Viên

Nguyễn Ngọc Anh Tiên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Chữ viết tắt thay thế

1

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương

2

CTMR

Quy chế nhãn hiệu thương mại cộng đồng

3

ECJ

Tịa án cơng lý Châu Âu

4

EU

Liên minh châu Âu

5

EUIPO

Văn phịng sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu

6

EUTM


Nhãn hiệu Liên minh châu Âu

7

EUTMIR

Quy chế thực thi nhãn hiệu thương mại của châu Âu

8

EUTMR

Quy chế nhãn hiệu thương mại của châu Âu

9

INTA

Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế

10

OHIM

Văn phòng điều hòa thị trường nội địa (về nhãn
hiệu và sáng chế)

11

PTO


Văn phòng quản lý sáng chế và nhãn hiệu

12

SHTT

Sở hữu trí tuệ

13

TLT

Hiệp ước Luật nhãn hiệu năm 1994

14

TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ

15

USPTO

Cơ quan quản lý sáng chế và nhãn hiệu của Hoa Kỳ

16


WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU MÙI THEO
PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU .......................................................11
1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng nhãn hiệu mùi...................................11
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu mùi........................................................................ 11
1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu mùi .................................................................. 13
1.1.3. Chức năng của nhãn hiệu mùi ................................................................ 17
1.2. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu mùi ..............................................................19
1.2.1. Khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu mùi ............................................. 24
1.2.2. Khả năng phân biệt thông qua sử dụng của nhãn hiệu mùi ................... 24
1.3. Hình thức thể hiện và phạm vi bảo hộ nhãn hiệu mùi .............................26
1.3.1. Giai đoạn trước khi sửa đổi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Liên
minh châu Âu .................................................................................................... 27
1.3.2. Giai đoạn sau khi ban hành Quy chế nhãn hiệu thương mại châu Âu vào
năm 2016 .......................................................................................................... 29
1.4. Quy trình bảo hộ nhãn hiệu mùi ................................................................31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU MÙI THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM .........................................................................................................................39
2.1. Đánh giá tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu mùi ...............................................39
2.1.1. Đánh giá khả năng tự phân biệt của nhãn hiệu mùi .............................. 39
2.1.2. Đánh giá khả năng phân biệt thông qua sử dụng của dấu hiệu mùi ..... 47
2.2. Đánh giá hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi ..............................................52

2.2.1. Cơng thức hóa học của dấu hiệu mùi ..................................................... 55
2.2.2. Từ ngữ, hình ảnh mơ tả dấu hiệu mùi .................................................... 57


2.2.3. Mùi hương mẫu ...................................................................................... 59
2.2.4. Phương pháp phân tích sắc ký mùi hương ............................................. 59
2.2.5. Dữ liệu điện tử của mùi hương ............................................................... 60
2.2.6. Các hình thức phối hợp .......................................................................... 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Một trong những đối tượng quan
trọng của quyền SHTT là nhãn hiệu, theo đó, nhãn hiệu được hiểu là một dấu hiệu
có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác1. Thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ
được độc quyền trong sử dụng nhãn hiệu và có thể ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh
khác sử dụng nhãn hiệu này.
Hiện nay, nhãn hiệu chủ yếu được bảo hộ ở các hình thức có thể nhìn thấy
được2. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học cơng nghệ, nhà
sản xuất đã phát triển nhiều loại nhãn hiệu mới để thu hút người tiêu dùng, thường
được gọi là nhãn hiệu phi truyền thống. Khác với nhãn hiệu truyền thống, nhãn hiệu
phi truyền thống là những loại nhãn hiệu có thể được cảm nhận bằng tất cả các giác
quan thay vì chỉ được cảm nhận bằng thị giác. Văn phịng SHTT của Liên minh

Châu Âu (European Union Intellectual Property Office – EUIPO) đã liệt kê năm
loại nhãn hiệu phi truyền thống bao gồm: dấu hiệu ba chiều, hình ảnh ba chiều, màu
sắc, âm thanh, và cuối cùng là mùi hương3.
Nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống đang trở thành một xu thế mới ở
các quốc gia, trong đó có nhãn hiệu mùi. Loại nhãn hiệu này được sử dụng lần đầu
tiên vào năm 1990 tại Hoa Kỳ4 và sau đó được phổ biến ở nhiều nước khác trên thế
giới như Liên minh Châu Âu, Úc, Canada... Nhãn hiệu mùi đã được công nhận tại
Châu Âu là mùi cỏ mới cắt cho bóng tennis5 của cơng ty Vennootschap onder Firma
Senta Aromatic Marketing (gọi tắt là công ty Vennootschap). Tại Mỹ các đơn đăng
1

Trang web của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organisation), truy cập trên
trang vào ngày 28 tháng 12 năm 2019.
2
Khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPS.
3
Jacob Bolte (2016), The Removal of the Requirement for Graphical Representation of EU Trade Marks The
Impact of the Amending Trade Mark Regulation, Master Thesis, Örebro University Juridicum, Sweden, p.19
4
Mùi hương hoa đại (Plumeria) cho sản phẩm chỉ thêu và chỉ khâu của Clarke, tài liệu vụ kiện In Re Clarke
17 USPQ2d 1238 vào năm 1990, truy cập trên trang ngày 11
tháng 09 năm 2020.
5
Vụ kiện của công ty Vennootschap onder Firma Senta Aromatic Marketing, Case R 156/1998-2, Decision
of the Second Board of Appeal of the OHIM (11 Ferruary 1999). Nhãn hiệu đăng ký số 428870 tại Châu Âu.
thông tin chi tiết của vụ kiện được truy cập từ trang ngày
28 tháng 12 năm 2019.


2


ký bảo hộ nhãn hiệu mùi như mùi quả mâm xôi cho nhiên liệu động cơ6, mùi bạc hà
của miếng dán giảm đau7 của công ty Hitsamitsu, mùi kẹo cao su của sản phẩm giày
dép của công ty Grendene S.A8, mùi cherry, mùi nho và mùi dâu tây cho dầu nhờn
xe của Công ty DBA Manhattan Oil9,…Ở Anh, mùi hương hoa hồng được đăng ký
cho lốp xe của công ty Sumitomo Rubber10.
Hiện nay, mặc dù một số nước đã công nhận nhãn hiệu mùi nhưng khung pháp
lý về bảo hộ loại nhãn hiệu này chưa hoàn thiện. Khả năng bảo hộ nhãn hiệu mùi là
một vấn đề gây tranh cãi do khó có thể xác định được tính phân biệt của nhãn hiệu
mùi. Với những đặc điểm đặc thù, nhãn hiệu mùi là một loại dấu hiệu khơng nhìn
thấy được mà chỉ có thể cảm nhận chủ quan bằng khướu giác của người tiêu dùng. Vì
vậy, nhiều quan điểm cho rằng mùi hương không thể đăng ký bảo hộ như một nhãn
hiệu thơng thường. Do đó, vấn đề đặt ra là liệu một nhãn hiệu mùi hương có thể được
nhận biết và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác hay không. Xét về bản chất, nhãn hiệu chính là những dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Các nhà sản xuất cho rằng, dấu hiệu mùi cũng có thể
được xem là nhãn hiệu vì nó truyền tải được các thơng tin liên quan đến sản phẩm11.
Đồng thời, nhãn hiệu mùi cịn có khả năng tác động đến các nhóm đối tượng người
tiêu dùng đặc biệt, thậm chí nhãn hiệu mùi cịn được xem là “nhãn hiệu của người
mù”12. Do đó, nhãn hiệu mùi vẫn có thể được bảo hộ như nhãn hiệu thông thương và
nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu mùi đã gia tăng nhanh chóng khi các doanh nghiệp tìm
cách sử dụng những cách thức sáng tạo này để bảo vệ thương hiệu của họ13.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mùi còn gặp rào
cản vì yêu cầu về khả năng biểu thị bằng đồ họa. Trong vụ kiện của Ralf Sieckman,
Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) cho rằng một nhãn hiệu (trong trường hợp này là
6

United States Trade Mark Reg. No 2568512.
United States Trade Mark Reg. No 3589348.
8

United States Trade Mark Reg. No 4754435
9
United States Trade Mark Reg. No 2568512, 2596156, 2463044. Thông tin chi tiết về các đơn đăng ký
nhãn hiệu này được truy cập trang: />APPLICATION&caseType=SERIAL_NO&searchType=statusSearch , ngày 28 tháng 12 năm 2019
10
Sumitomo Rubber Co’s Application No. 2001416.
11
Eleonora R. (2018), “Scents and trade marks - The EU reform of olfactory marks and advances in odour
recognition techniques”, truy cập trên trang ngày 24 tháng 12 năm 2020.
12
Juhana Strandberg (2018), Scents As Trade Marks Today, Tallinn University Of Technology, p.35.
13
Saez C (2008), “Some See Rise In Non-Traditional Trade marks; National Registries Not Yet” truy cập trên
trang vào ngày 11 tháng 6 năm 2020.
7


3

nhãn hiệu mùi hương) phải được biểu thị bằng đồ họa, và việc thể hiện nhãn hiệu
phải “rõ ràng, chính xác, đầy đủ, dễ tiếp cận, dễ hiểu, ổn định và khách quan.”14 Yêu
cầu biểu thị bằng đồ họa rất khó để thực hiện trong thực tế đối với nhãn hiệu mùi nên
hầu hết các đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này đều không thể đáp ứng được15.
Đối mặt với sự cần thiết phải hài hòa các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn
hiệu để mở rộng khả năng bảo hộ đối với các nhãn hiệu phi truyền thống, Liên minh
châu Âu (EU) đã sửa đổi một số nội dung về tiêu chuẩn bảo hộ và hình thức thể
hiện của nhãn hiệu, đặc biệt là việc loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng đồ họa đối với
nhãn hiệu. Quy định này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2017. Những
cải cách trong hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu của EU đã thể hiện sự tiến bộ
trong tư duy lập pháp và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khi các loại nhãn

hiệu phi truyền thống được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới.
Trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương (gọi tắt là Hiệp định CPTPP) đã được Việt Nam phê chuẩn vào năm 2018,
một số loại nhãn hiệu mới phải được cấp bảo hộ như nhãn hiệu âm thanh và nhãn
hiệu mùi. Theo quy định tại Điều 18.18 của Hiệp định CPTPP về các loại dấu hiệu
có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện
để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như khơng Bên nào được từ
chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là
âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một
Bên có thể yêu cầu phải có bản mơ tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện
dưới dạng đồ họa của nhãn hiệu, hoặc cả hai nếu phù hợp.” Như vậy, Hiệp định
CPTPP yêu cầu các nước thành viên phải cấp bảo hộ cho nhãn hiệu âm thanh và
khuyến khích bảo hộ nhãn hiệu mùi. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam
hiện hành chưa có những quy định cụ thể để bảo hộ cho các loại nhãn hiệu này. Đặc
biệt đối với nhãn hiệu mùi, do đây là một loại nhãn hiệu có những đặc điểm riêng
biệt nên cần có khung pháp lý cụ thể về tiêu chuẩn bảo hộ, trình tự, thủ tục bảo hộ
và cách thức bảo hộ nhãn hiệu mùi. Vì vậy, việc nghiên cứu những điểm tiến bộ về
bảo hộ nhãn hiệu mùi trong pháp luật của EU và thông qua đối sánh với thành tựu
Vụ kiện Sieckmann, Case 273/00, para 55. Thông tin chi tiết của vụ kiện được truy cập từ trang
/>=lst&d%20ir=&occ=first&part=1&cid=624171 , ngày 29 tháng 12 năm 2019.
15
Karapapa S. (2010), “Registering scents as community trade marks”, tr.4, truy cập trên trang web:
ngày
11 tháng 9 năm 2020.
14


4

của pháp luật của một số quốc gia khác liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu mùi sẽ

mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong q trình hồn
thiện pháp luật về SHTT. Việc bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống (nói
chung) và nhãn hiệu mùi (nói riêng) sẽ là nhiệm vụ tất yếu trong lộ trình Việt Nam
thực hiện các cam kết ở lĩnh vực thương mại quốc tế.
Xuất phát từ những lý do cấp thiết như trên, đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu mùi
theo pháp luật của Liên minh châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam” được
chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tài liệu tiếng nước ngoài
Hiện nay, trên thế giới, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống, trong đó có
nhãn hiệu mùi đã được thực hiện qua nhiều cơng trình nghiên cứu với các hình thức
và quy mơ khác nhau, có thể kể đến các cơng trình như sau:
Sách “The Protection of Non – Traditional Trademarks” của Irene Calboli và
Martin Senftleben được xuất bản năm 2018 bởi NXB Đại học Oxford. Đây là tuyển
tập các bài viết về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống tại một số quốc gia trên
thế giới. Nội dung cuốn sách được khái quát từ định nghĩa về khái niệm nhãn hiệu
cho đến các quy định hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu của Hoa Kỳ, Châu Âu,
Canada, Úc, Trung Quốc,… Những chủ đề tranh luận trong cuốn sách rất đa dạng,
chủ yếu liên quan đến khả năng bảo hộ của các nhãn hiệu phi truyền thống như
nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi. Tác động của việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
thống đối với quyền tự do cạnh tranh cũng là nội dung được trình bày trong cuốn
sách thơng qua việc bình luận các vụ kiện thực tế. Đặc biệt, cuốn sách này cịn cung
cấp một cái nhìn tổng quan về các quan điểm tranh luận liên quan đến khả năng bảo
hộ nhãn hiệu phi truyền thống. Đây là những nội dung được sử dụng tham khảo
trong luận văn này để phân tích về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mùi theo pháp
luật quốc tế. Tuy nhiên, các nội dung trong mỗi bài viết của cuốn sách chỉ tập trung
phân tích và đánh giá khung pháp lý chung về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống
mà chưa đề cập chi tiết đến nhãn hiệu mùi. Vì vậy, luận văn này sẽ tập trung nghiên
cứu sâu hơn về nhãn hiệu mùi và cơ chế bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này.
Một cuốn sách khác liên quan đến đề tài bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống là

“Protection of nontraditional marks: Trademark rights in sounds, scents, colors,


5

motions and product design[s] in the U.S (Practice series)” của Thomas P Arden xuất
bản năm 2000 bởi Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (International Trademark Association INTA). Cuốn sách đã trình bày về các loại nhãn hiệu phi truyền thống như kiểu dáng
hoặc cấu hình sản phẩm, màu sắc, mùi hương, âm thanh, mùi vị, xúc giác và hình ảnh
chuyển động. Tác giả cũng phân tích các quy định liên quan đến việc áp dụng bảo hộ
nhãn hiệu phi truyền thống và những thách thức đối với việc đăng ký nhãn hiệu phi
truyền thống, trong đó có nhãn hiệu mùi. Do đó, khi nghiên cứu về cơ chế bảo hộ nhãn
hiệu mùi và thực tiễn áp dụng tại EU, luận văn này đã sử dụng cuốn sách làm tài liệu
tham khảo, tập trung chủ yếu ở các nội dung phân tích về rào cản khi bảo hộ nhãn hiệu
mùi. Tuy nhiên vì phạm vi nghiên cứu của cuốn sách chỉ được giới hạn ở hệ thống
pháp luật về nhãn hiệu hiện hành của Hoa Kỳ nên luận văn sử dụng một số nội dung
trong sách để mở rộng việc đối sánh với pháp luật của EU hiện hành.
Liên quan đến nhãn hiệu mùi, một số luận văn thạc sĩ cũng được thực hiện như:
Luận văn của tác giả Juhana Strandberg năm 2018 với đề tài “Scent as
trademarks today” tại Trường Đại học Tallinn, Estonia. Thơng qua việc phân tích
các quy định của Hoa Kỳ và EU, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện khung pháp lý bảo hộ nhãn hiệu mùi, chẳng hạn như việc mở rộng nội hàm
khái niệm nhãn hiệu để cho phép mùi hương được đăng ký bảo hộ như là nhãn hiệu.
Các giải pháp này phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ về hoàn thiện cơ chế bảo hộ
nhãn hiệu mùi của VN nên được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho luận văn này.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu này chỉ đánh giá rào cản bảo hộ nhãn hiệu là yêu
cầu biểu thị bằng đồ họa mà chưa đánh giá tổng thể về các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn
hiệu mùi và quy trình bảo hộ nhãn hiệu này.
Một cơng trình nghiên cứu khác về chủ đề này là “The future of Scents as
Trademarks in the European Community, Based on a comparison to the American
Experience”, được thực hiện bởi Linda Annika Erlandsson, Đại học Lund, Thụy

Điển. Nội dung của luận văn chủ yếu tập trung ở việc đánh giá giới hạn bảo hộ nhãn
hiệu mùi về đối tượng và phạm vi được bảo hộ. Trên cơ sở so sánh với pháp luật
Hoa Kỳ, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế của hệ thống pháp luật EU để đề xuất một
số giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý bảo hộ nhãn hiệu mùi hiện hành. Những
nội dung này là tài liệu tham khảo hữu ích cho q trình nghiên cứu luận văn này.
Luận văn của tác giả Garth Kallis năm 2017 được thực hiện với đề tài “The
Legal Protection of Sound, Scent and Colour Marks In South Africa: Lessons From


6

The European Union And The United States Of America”, Trường Đại học Western
Cape, Nam Phi. Tác giả đã phân tích các nội dung của quy định pháp luật liên quan
đến bảo hộ nhãn hiệu (nói chung) và những quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh,
mùi hương và màu sắc trong hệ thống pháp luật của EU và Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả
so sánh với pháp luật Nam Phi để chỉ ra những điểm khác biệt và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật nước này. Một số nội dung phân tích về tính cấp
thiết của việc loại bỏ yêu cầu biểu thị bằng đồ họa đã được sử dụng để tham khảo
trong quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù vậy, do phạm vi nghiên cứu giới hạn ở
Châu Phi nên luận văn này chỉ sử dụng để tham khảo trong quá trình đề xuất các
kiến nghị phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam.
Ngoài ra, một số luận văn tập trung viết về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
phi truyền thống, trong đó có đề cập đến nhãn hiệu mùi. Điển hình như luận văn của
tác giả Olga Morgulova năm 2017 với đề tài “Non-traditional trademarks”, Trường
Đại học USSAPLA, Thụy Điển đã phân tích những nội dung cơ bản và tiến bộ
trong pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của EU sau khi sửa đổi vào năm 2017. Thông
qua những vụ việc thực tế, tác giả cũng đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ
thống pháp luật Châu Âu trên cơ sở so sánh với pháp luật các nước khác để rút ra
những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo
hộ nhãn hiệu phi truyền thống. Do đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhãn hiệu

phi truyền thống nói chung nên chỉ có một số nội dung liên quan đến nhãn hiệu mùi
được sử dụng để tham khảo.
Ngoài ra, đề tài về bảo hộ nhãn hiệu mùi còn được thực hiện trong các bài
viết như:
Bài viết trên tạp chí WIPO với tựa đề “Smell, Sound and Taste – Getting a
Sense of Non-Traditional Mark”16 đã phân tích các nội dung liên quan đến việc bảo
hộ các nhãn hiệu âm thanh, mùi hương và mùi vị. Thông qua các vụ việc thực tế,
bài viết cũng đề xuất một số ý tưởng cho q trình hồn thiện hệ thống pháp luật về
bảo hộ các loại nhãn hiệu này.
Ngồi ra cịn có một số bài viết khác được đăng trên website của INTA như:
bài viết “Graphical Representation of a Mark and Olfactory Marks”17 của Candida
WIPO (2019), “Smell, Sound and Taste – Getting a Sense of Non-Traditional Mark” truy cập trên trang ,
ngày 28 tháng 12 năm 2019.
17
Volkert T. (2003), “Graphical Representation of a Mark and Olfactory Marks”, truy cập trang a.
org/INTABulletin/Pages/GraphicalRepresentationofaMarkandOlfactoryMarks.aspx ngày 29 tháng 12 năm 2019.
16


7

J. Hinton năm 2002, bài viết “Hmm…What’s That Smell? Scent Trademarks—A
United States Perspective”18 của Jay M. Burgett năm 2009, bài viết “EU
Trademark Law Reform Series: Implications for Nontraditional Marks”19 của Taras
Kulbaba năm 2016,…
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên thế giới về nhãn hiệu mùi chỉ
mới đề cập đến một số rào cản về bảo hộ nhãn hiệu mùi và cách tiếp cận giới hạn ở
từng góc độ riêng lẻ mà chưa có một nghiên cứu tổng thể về cơ chế bảo hộ nhãn
hiệu mùi. Do đó, trên cơ sở tham khảo những bài viết trên, luận văn này được thưc
hiện nghiên cứu ở quy mơ tồn diện về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi.

2.2. Tài liệu tiếng Việt
Ở Việt Nam, đề tài về bảo hộ nhãn hiệu mùi vẫn chưa được thực hiện rộng
rãi và nghiên cứu sâu, hiện chỉ mới được thực hiện trong một số bài bình luận như:
Bài viết “Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi ở các nước phát triển
và gợi ý cho Việt Nam”20 của tác giả Nguyễn Khánh Linh được đăng trên Tạp chí
Khoa học và cơng nghệ số tháng 4 năm 2020. Nội dung bài viết phân tích về khả
năng được bảo hộ của nhãn hiệu âm thanh và mùi hương. Từ đó, tác giả đề xuất một
vài gợi ý để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành.
Bài viết về nhãn hiệu mùi của Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư
vấn thuộc Cục SHTT21 đã phân tích các nội dung trong quy định về bảo hộ nhãn
hiệu của EU và Hoa Kỳ hiện nay. Thông qua việc đối sánh với pháp luật Hoa Kỳ và
Việt Nam cho thấy Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo hộ nhãn
hiệu để mở rộng khả năng bảo hộ nhãn hiệu mùi. Những nội dung về cách đánh giá
nhãn hiệu mùi khơng có khả năng phân biệt được sử dụng để tham khảo ở chương
hai của luận văn này.
Jay M. Burgett (2009), “Hmm…What’s That Smell? Scent Trademarks—A United States Perspective”, truy cập
trang web />Trademarks%E2%80%94AUnitedStatesPerspective.aspx ngày 29 tháng 12 năm 2019.
19
Taras Kulbaba (2016), “EU Trademark Law Reform Series: Implications for Nontraditional Marks”, truy cập
trang ngày 29 tháng 12 năm 2019.
20
Nguyễn Khánh Linh (2020), “Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi ở các nước phát triển và gợi ý
cho Việt Nam”, truy cập trên trang web: ngày 29 tháng 12
năm 2020.
21
Cục SHTT, “Bài 4. Bảo hộ nhãn hiệu mùi”, truy cập trên trang web ngày 30 tháng 12 năm 2020.
18


8


Bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu mùi (SCENT MARK)”22 được tổng hợp năm
2016 trên trang website của Văn phòng luật sư Phạm và liên danh đã thực tế về thực
trạng bảo hộ nhãn hiệu mùi trên phạm vi quốc tế hiện nay và trên cơ sở so sánh
pháp luật các nước Hoa Kỳ, Úc, EU, tác giả chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong
pháp luật của các quốc gia này. Các nội dung này là cơ sở tham khảo cho việc đề
xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật SHTT ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, nhìn nhận một cách tổng quát, đề tài về bảo hộ nhãn hiệu mùi còn
tương đối mới mẻ ở Việt Nam và thế giới. Một số cơng trình nghiên cứu chỉ đề cập
đến nhãn hiệu mùi ở một vài nội dung nhỏ trong nghiên cứu tổng thể về các nhãn
hiệu phi truyền thống. Các đề tài này chỉ mới được thực hiện giới hạn ở một số
nước, chủ yếu là pháp luật Hoa Kỳ mà chưa mở rộng ra pháp luật của các nước
khác, đặc biệt là EU. Vì vậy, luận văn này sẽ mang lại hướng tiếp cận mới cho việc
nghiên cứu về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi và đề xuất các giải pháp thiết thực cho
Việt Nam từ kinh nghiệm lập pháp của EU.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn
bảo hộ nhãn hiệu mùi của EU, trên cơ sở đối sánh với pháp luật Hoa Kỳ và một
số quốc gia khác như Anh, Úc,… để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam về hoàn
thiện cơ chế bảo hộ nhãn hiệu mùi nhằm phù hợp với các quy định của Hiệp
định CPTPP.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, những nội dung chủ yếu sau đây sẽ
được tập trung để giải quyết:
1. Nhãn hiệu mùi là gì? Loại nhãn hiệu này có những đặc điểm riêng biệt
nào? Nhãn hiệu mùi có thuộc phạm vi nội hàm của khái niệm về nhãn hiệu hiện
nay không?
2. Để được bảo hộ, nhãn hiệu mùi phải thỏa mãn những tiêu chuẩn bảo hộ
nào? Với những đặc điểm đặc thù của nhãn hiệu mùi, làm thế nào để đánh giá khả
năng phân biệt của nhãn hiệu mùi?
3. Quy trình bảo hộ nhãn hiệu mùi của EU hiện nay được thực hiện như

thế nào?
22

Truy cập trang web />htm ngày 29 tháng 12 năm 2019.


9

4. Yêu cầu về hình thức thể hiện nhãn hiệu bằng đồ họa hiện nay có hợp lý
khơng? Nếu khơng, hình thức nào được xem là phù hợp để biểu thị nhãn hiệu mùi?
5. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu mùi được giới hạn như thế nào? Làm thế nào để
xác định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu mùi?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn
hiệu mùi của EU và thực tiễn áp dụng qua các vụ việc thực tế, trên cơ sở so sánh
với một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ và một số nước khác.
Đồng thời, luận văn cũng xác định đối tượng nghiên cứu đối sánh là hệ thống
pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hiện hành của Việt Nam để rút ra kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Thực tế cho thấy có rất nhiều loại nhãn hiệu phi truyền thống nhưng vì trong
điều khoản của CPTPP và Việt Nam đã ký kết chỉ đề cập đến nhãn hiệu âm thanh
và nhãn hiệu mùi, đặc biệt nhãn hiệu mùi chưa được bảo hộ ở Việt Nam nên luận
văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu loại nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, nhãn hiệu mùi
có những đặc điểm riêng biệt nên có nhiều vấn đề phức tạp khi thực hiện việc đăng
ký bảo hộ nên được tập trung nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu
của luận văn được giới hạn ở nhãn hiệu mùi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn được sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản như:
Trong Chương một, phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên

cứu là phương pháp duy vật biện chứng dựa trên cơ sở các hiện tượng khách quan
và quy luật kinh tế xã hội để phân tích các đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu
mùi. Đồng thời, phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được vận dụng để nghiên
cứu các quy định pháp luật của EU về bảo hộ nhãn hiệu mùi. Trên cơ sở phân tích
và bình luận các điều khoản cụ thể, kinh nghiệm lập pháp của EU sẽ là nền tảng để
đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của pháp luật Việt Nam.
Trong Chương hai, phương pháp chính được sử dụng là phương pháp so sánh
pháp luật. Đây là phương pháp được vận dụng xuyên suốt đề tài để đánh giá mức
độ tương quan giữa pháp luật Châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong khi Châu Âu


10

có cách tiếp cận nghiêm khắc đối với việc bảo hộ nhãn hiệu mùi thì Hoa Kỳ có cách
tiếp cận tương đối thống hơn. Do đó, từ những ưu điểm và hạn chế của các hệ
thống pháp luật này, Việt Nam sẽ có thể rút ra các bài học kinh nghiệm để hoàn
thiện pháp luật SHTT và mở rộng khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu mùi.
Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê,… cũng được sử
dụng để làm rõ các nhận định trong các chương của luận văn.


11

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU MÙI
THEO PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng nhãn hiệu mùi
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu mùi
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ
hiện nay. Năm 1977, nhãn hiệu lần đầu tiên được sử dụng ở Anh và sau đó được

phổ biến trên tồn thế giới23. Riêng đối với nhãn hiệu mùi, vì có những đặc điểm
đặc thù nên loại nhãn hiệu này chỉ mới được biết đến vào năm 1999 tại châu Âu, đó
là nhãn hiệu “mùi cỏ tươi mới cắt” cho bóng tennis của cơng ty Vennootschap24. Do
đó, pháp luật EU chưa có những quy định riêng dành cho nhãn hiệu mùi và khái
niệm nhãn hiệu mùi cũng chưa được quy định cụ thể. Việc tìm hiểu khái niệm nhãn
hiệu mùi sẽ dựa trên định nghĩa về nhãn hiệu.
Hiểu theo nghĩa thông thường, một nhãn hiệu là một dấu hiệu có thể biểu thị
cho một thực thể nào đó với khả năng phân biệt hoặc có những đặc trưng nhất
định25. Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property
Organisation - WIPO), “nhãn hiệu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác”26.
Ở góc độ pháp luật quốc tế, khái niệm nhãn hiệu được thừa nhận và phát
triển qua từng giai đoạn khác nhau trong các điều ước quốc tế về nhãn hiệu 27. Cụ
thể, Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Thỏa ước Madrid về
đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế chưa đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu mà chỉ
quy định về điều kiện đăng ký nhãn hiệu28. Cho đến khi Hiệp định về các khía cạnh
Lê Nết (2016), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB. Hồng Đức, tr.273.
Vụ kiện Vennootschap Case R156/1998-2, tlđd (5).
25
The Oxford English Dictionary Online, truy cập trên trang ngày 08 tháng 06 năm 2020.
26
Website của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, truy cập trên trang />en/ vào ngày 28 tháng 12 năm 2019.
27
Hệ thống văn bản pháp luật quốc tế về nhãn hiệu bao gồm: Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp năm 1883, Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc tế năm 1891, Nghị định thư Madrid
liên quan đến Thỏa ước Madrid năm 1989, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền
sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 2005, Hiệp ước về luật nhãn hiệu năm 1994, Hiệp ước Singapore về luật nhãn
hiệu năm 2006.
28
Điều 6 Công ước Paris. Nhãn hiệu: Điều kiện đăng ký; sự độc lập của việc bảo hộ một nhãn hiệu tại

các nước khác nhau
(1) Điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được quy định tại luật quốc gia của mọi nước
thành viên của Liên minh.
23
24


12

liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết vào năm
1995, các nước thành viên mới đưa ra được định nghĩa cơ bản về nhãn hiệu. Đó là
“bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng
hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hố hoặc dịch vụ của các doanh
nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hố. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các
từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc
cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là
nhãn hiệu hàng hoá”29. Tuy nhiên, quy định này của Hiệp định TRIPS đã giới hạn
phạm vi bảo hộ nhãn hiệu chỉ là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được.
Ngày nay, khi các loại nhãn hiệu truyền thống đã quá quen thuộc với người
tiêu dùng, các nhà sản xuất phải nỗ lực tìm kiếm và đổi mới hình thức của nhãn
hiệu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của
trình độ khoa học công nghệ thế giới, các nhãn hiệu phi truyền thống ra đời và phổ
biến rộng rãi trên thị trường30. Nếu nhãn hiệu truyền thống là các loại nhãn hiệu có
khả năng nhìn thấy được như nhãn hiệu hình ảnh, từ ngữ hoặc sự kết hợp của các
dấu hiệu này thì định nghĩa về nhãn hiệu phi truyền thống rất rộng31 nhưng có thể
hiểu một cách khái quát, đây là những loại nhãn hiệu không chỉ được cảm nhận
bằng thị giác mà cịn bởi tồn bộ các giác quan khác của mỗi người. Chẳng hạn như
nhãn hiệu âm thanh được cảm nhận bằng thính giác hay như nhãn hiệu mùi được
cảm nhận bằng khướu giác. Để đảm bảo khả năng bảo hộ cho các loại nhãn hiệu phi
truyền thống này, khái niệm về nhãn hiệu trong pháp luật quốc tế và một số quốc

gia đã được sửa đổi, theo đó nhãn hiệu được hiểu là bất kì dấu hiệu32 nào có khả
năng phân biệt. Trong pháp luật quốc tế về SHTT, cụ thể theo quy định tại Điều 2
(2) Tuy vậy, một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp tại bất cứ
nước nào trong Liên minh cũng không thể bị từ chối - hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị huỷ bỏ
- với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ khơng có hiệu lực.
(3) Một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không phụ thuộc
vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên minh, kể cả nước xuất xứ.
29
Khoản 1, Điều 15, Hiệp định TRIP’S năm 1994: truy cập trên trang: />legal_e/27-trips_04_e.htm#2 ngày 08 tháng 06 năm 2020.
30
Carsten Schaal (2003), “The Registration of Smell Trademarks in Europe: another EU Harmonisation
Challenge”, p.1, truy cập trên trang smell-EU.htm ngày 10 tháng 6 năm 2020.
31
Roberto Carapeto (2016), “A Reflection About the Introduction of Non-Traditional Trademarks”, Waseda
Bulletin of Comparative Law Vol. 34, p.25, truy cập trên trang />2016/02/c35688e10d1c61201172065546b98301.pdf ngày 08 tháng 6 năm 2020.
32
Dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu được hiểu là bất kỳ kí hiệu nào được sử dụng để chỉ ra nguồn gốc
thương mại của sản phẩm. Các dấu hiệu có thể là từ, ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố
này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc, âm thanh, mùi hương, hình ảnh ba chiều,…


13

Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu năm 2006 quy định như sau: “Bất kỳ Bên ký
kết nào cũng sẽ áp dụng Hiệp ước này đối với các nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu
có thể được đăng ký là nhãn hiệu theo luật của mình”33.
Tương đồng với cách định nghĩa trên, khái niệm nhãn hiệu trong pháp luật của
EU đã được mở rộng phạm vi nội hàm trong Quy chế nhãn hiệu thương mại của EU
(EUTMR)34 năm 2016, theo đó, nhãn hiệu “bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào, cụ thể là các
từ, bao gồm tên cá nhân, hoặc kiểu dáng, chữ cái, chữ số, màu sắc, hình dạng của

hàng hóa hoặc của bao bì hàng hóa hoặc âm thanh”, miễn là các dấu hiệu đó thỏa mãn
các điều kiện về tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này35.
Từ đó, có thể suy ra rằng, nhãn hiệu mùi là bất kỳ dấu hiệu mùi nào được sử
dụng để phân biệt hàng hóa của chủ sở hữu với các đối thủ cạnh tranh khác36.
1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu mùi
Về cơ bản, nhãn hiệu mùi là một loại nhãn hiệu nên cũng có đặc điểm cơ bản
cho phép nhận diện nhãn hiệu, đó là tính phân biệt. Tuy nhiên, tính phân biệt của
nhãn hiệu mùi là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng mùi hương khơng
có khả năng phân biệt nên không được đăng ký bảo hộ như là nhãn hiệu 37. Điều này
do ảnh hưởng bởi các đặc điểm riêng biệt của nhãn hiệu mùi như sau:
Một là, tính chất chủ quan trong việc cảm nhận nhãn hiệu mùi
Nhãn hiệu mùi là một loại nhãn hiệu rất đặc biệt vì khơng được nhận biết bằng
thị giác mà chỉ tác động đến người tiêu dùng thông qua khướu giác. Đây là một trong
những giác quan tác động mạnh mẽ nhất trong việc khơi gợi trí nhớ và cảm xúc của
Điều 2 Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu năm 2006, truy cập trên trang />290019 ngày 08 tháng 06 năm 2020.
34
Regulation (EU) 2017/1001 of The European Parliament and of The Council of 14 June 2017 on the
European Union trade mark, truy cập trên trang />1506417891296&uri=CELEX:32017R1001 ngày 11 tháng 09 năm 2020.
35
Article 4 EUMTR. Signs of which an EU trade mark may consist
An EU trade mark may consist of any signs, in particular words, including personal names, or designs,
letters, numerals, colours, the shape of goods or of the packaging of goods, or sounds, provided that such
signs are capable of:
(a) distinguishing the goods or services of one undertaking from those of other undertakings; and
(b) being represented on the Register of European Union trade marks (‘the Register’), in a manner which
enables the competent authorities and the public to determine the clear and precise subject matter of the
protection afforded to its proprietor.
36
Garth Kallis (2018), The Legal Protection of Sound, Scent and Colour Marks in South Africa: Lessons
from The European Union and The United States of America, Mini – thesis, University of the Western Cape,

South Africa, p.45.
37
Juhana S (2018), tlđd (12), p.33.
33


14

mỗi người. Mùi hương tác động trực tiếp đến bộ não của con người và ảnh hưởng đến
tâm lý của người tiêu dùng, đồng thời có khả năng hấp dẫn hoặc gợi nhớ về sản phẩm
nhanh nhất.38 Nhờ đó, mùi hương có thể giúp người tiêu dùng phân biệt được sản
phẩm của các nhà sản xuất khác nhau ngay cả khi họ không nhớ tên của sản phẩm39.
Trên cơ sở này, các nhà sản xuất đã sử dụng những mùi hương độc đáo để làm nhãn
hiệu cho các sản phẩm của mình, nhằm tạo ấn tượng khác biệt cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy, với cùng một mùi hương nhưng
mỗi người có thể có những cảm nhận khác nhau bởi các yếu tố chủ quan40. Đây là
nguyên nhân làm cho mùi hương khó có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu do
không thể đánh giá chính xác khả năng phân biệt của nhãn hiệu mùi đối với cộng
đồng. Đối với những người có khướu giác nhạy cảm hơn những người khác thì sẽ
có khả năng nhận biết mùi hương chính xác hơn. Ngồi ra, mức độ cảm nhận mùi
hương còn bị chi phối bởi nhiều đặc điểm khác của mỗi người như độ tuổi, giới
tính, mơi trường sống, tình trạng sức khỏe,… Chẳng hạn như những người cao tuổi
sẽ có thể cảm nhận được các mùi phức hợp hơn là những người trẻ tuổi nhờ kinh
nghiệm sống phong phú hơn. Thậm chí nền tảng văn hóa cũng có thể tác động đến
nhận thức về mùi. Ngay cả khi đã loại trừ các yếu tố chủ quan này thì vẫn có sự
khác biệt lớn trong quá trình cảm nhận mùi hương của mỗi cá nhân41. Do đó, trong
q trình thẩm định nhãn hiệu mùi, các cơ quan quản lý nhãn hiệu thường gặp khó
khăn khi khơng thể đưa ra được kết luận chính xác và khách quan về mức độ tác
động của nhãn hiệu mùi đối với người tiêu dùng.
Hai là, tính khó khăn trong việc mô tả nhãn hiệu mùi

Thông thường, mùi hương khơng thể sử dụng từ ngữ hoặc hình ảnh để mô tả
như các loại nhãn hiệu truyền thống. Nguyên nhân chủ yếu là do mùi hương khơng có
tên gọi riêng mà chỉ được biết đến kèm với vật phát ra mùi này42. Chẳng hạn như mùi
của hoa hồng, mùi của quả dâu tây, mùi của quả mâm xôi,… Tuy nhiên, chính bởi
Danny Friedmann (2015), “EU Opened Door for Sound Marks, Will Scent Marks Follow?”, Journal of
Intellectual Property Law and Practice, Oxford University Press, truy cập trên trang />wp-content/uploads/2017/04/SSRN-id2717940-2.pdf ngày 10 tháng 6 năm 2020.
39
Carsten S (2003), tlđd (30), p.25.
40
Lorraine M. Fleck (2003), “What Makes Sense in One Country May Not in Another: A Survey of Select
Jurisdictions re Scent Mark Registration, and a Critique of Scents as Trade-marks”, p.20, truy cập trên trang
ngày 23 tháng 10 năm 2019.
41
Lorraine M. (2003), tlđd (40), pp.21 – 23.
42
Linda Annika Erlandsson (2004), The future of Scents as Trademarks in the European Community Based
on a comparison to the American Experience, Master Thesis, University of Lund, p.29
38


15

điều này nên các đơn đăng ký nhãn hiệu không thể đáp ứng u cầu mơ tả chính xác
tên nhãn hiệu mùi mà chỉ có thể được gọi tên mùi hương theo sản phẩm cụ thể. Nếu
đơn đăng ký bảo hộ sử dụng bản mô tả mùi hương là từ ngữ, hình ảnh của đối tượng
phát ra mùi thì cơ quan quản lý nhãn hiệu và người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn rằng
nhà sản xuất đang sử dụng nhãn hiệu từ ngữ, hình ảnh thay vì nhãn hiệu mùi. Từ đó,
cơ quan quản lý nhãn hiệu và người tiêu dùng khơng thể phân biệt được sản phẩm có
gắn các nhãn hiệu mùi này. Đặc điểm này là nguyên nhân chính khiến cho khả năng
bảo hộ của nhãn hiệu mùi bị hạn chế do khó để xác định được hình thức thể hiện nào

được đánh giá là phù hợp và đủ rõ ràng, chính xác để mơ tả về nhãn hiệu mùi.
Ba là, khả năng dễ bị nhầm lẫn của nhãn hiệu mùi
Như những đặc điểm đã phân tích, nhãn hiệu mùi được cảm nhận theo cách
chủ quan và khơng có tên gọi riêng nên thực tế cho thấy, có trường hợp người tiêu
dùng khơng thể xác định đúng tên của nhãn hiệu mùi được gắn với sản phẩm cụ thể.
Mặc dù mỗi người có thể có cùng cảm nhận về một mùi hương nhưng lại mô tả khác
nhau về mùi đó. Chẳng hạn như một sản phẩm được gắn thêm mùi trái táo để tạo ấn
tượng cho người tiêu dùng nhưng bị nhầm lẫn là mùi trái lê do hai mùi này tương tự
nhau. Hay như một sản phẩm được gắn mùi hương sô-cô-la để thu hút khách hàng
nhưng người tiêu dùng lại nhầm lẫn mùi hương này với mùi cola43. Các mùi phổ biến
như chanh, bạc hà và chuối cũng bị nhầm lẫn trong thực tế và thơng thường chỉ có
khoảng một phần ba mùi hương có thể gọi được tên chính xác44. Hệ quả là, người tiêu
dùng có thể bị nhầm lẫn khi lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mình. Trong
trường hợp này, người tiêu dùng cần sử dụng bao bì hoặc các nhãn hiệu trực quan
khác để nhận biết chính xác sản phẩm. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của việc sử
dụng dấu hiệu mùi để phân biệt sản phẩm và khơng phát huy được tính độc đáo về ý
tưởng của nhà sản xuất, bởi vì người tiêu dùng chỉ nhận biết được sản phẩm thông
qua kiểu dáng và bao bì mà bỏ qua nhãn hiệu mùi được gắn liền với sản phẩm.
Bốn là, tính biến đổi của nhãn hiệu mùi
Thông thường, một mùi hương không đủ bền hoặc ổn định để giữ nguyên
được trạng thái và tính chất như mùi gốc45. Mùi hương có thể thay đổi theo thời
gian do sự khuếch tán vào khơng khí. Do đó, việc lưu giữ và bảo quản các nhãn
Loraine (2003), tlđd (40), p. 24.
Linda A. (2003), tlđd (42), p.20.
45
Garth K (2018), tlđd (36), p.89.
43
44



16

hiệu mùi phải đảm bảo giảm thiểu khả năng thay đổi của mùi hương và tương đối
giữ nguyên được như tình trạng ban đầu. Thậm chí một số mùi phải được bảo quản
theo yêu cầu nghiêm ngặt như nhiệt độ, độ ẩm, dụng cụ lưu trữ,.. Quá trình bay hơi
của mùi hương làm cho mỗi người có thể cảm nhận thành nhiều mùi khác nhau ở
từng thời điểm riêng biệt. Hệ quả là, người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn khi lựa
chọn sản phẩm nếu tiếp xúc với nhãn hiệu mùi ở những thời điểm khác nhau. Đặc
điểm này của nhãn hiệu mùi là một trong những rào cản làm cho khả năng bảo hộ
của nhãn hiệu mùi bị hạn chế.
Ngoài ra, bên cạnh những đặc điểm riêng biệt, nhãn hiệu mùi cũng có đặc
điểm như nhãn hiệu thơng thường là tính giá trị.
Sau một thời gian dài hình thành và mở rộng trên thị trường, ngày nay, nhãn
hiệu đã trở thành một trong những tài sản vơ hình đặc biệt quan trọng của doanh
nghiệp. Kết quả một cuộc khảo sát về giá trị thương mại của nhãn hiệu cho thấy
trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhãn hiệu chiếm tới 39% giá trị khối tài sản vơ
hình46. Giá trị thương mại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân
các nhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trường47.
Riêng đối với nhãn hiệu mùi, do cách sử dụng loại nhãn hiệu này rất độc đáo và là ý
tưởng duy nhất của chủ nhãn hiệu nên giá trị thương mại của nhãn hiệu mùi lớn hơn
so với các nhãn hiệu thông thường.
Sau khi nhãn hiệu mùi được cấp bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu mùi được
hưởng độc quyền về nhãn hiệu này, bao gồm quyền sử dụng nhãn hiệu và quyền
chuyển nhượng cho bên thứ ba. Tất cả các hành động sử dụng nhãn hiệu bất hợp
pháp mà chưa có sự đồng ý của chủ nhãn hiệu thì bị xem là vi phạm48. Cụ thể, theo
Quy chế EUTMR, có thể hiểu rằng, hành vi xâm phạm nhãn hiệu mùi là hành vi của
bất kì một chủ thể nào sử dụng mùi hương tương tự hoặc giống hệt với nhãn hiệu đã
được cấp bảo hộ để gắn cho sản phẩm của mình49. Nếu các chủ thể khác muốn sử
dụng nhãn hiệu phải được sự chấp thuận của chủ nhãn hiệu. Khi đó, nhãn hiệu mùi
đã được bảo hộ có thể được xem như một dạng tài sản của doanh nghiệp50. Việc

Bộ Khoa học và cơng nghệ (2016), “Cẩm nang sở hữu trí tuệ”, Đặc san của Báo Khoa học và phát triển, tr. 16.
Phan Ngọc Tâm (2011), Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu
Âu và Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Luật TPHCM.
48
Linda A. (2003), tlđd (40), p.197.
49
Điều 10 Quy chế EUTMR, tlđd (34).
50
Dima Basma (2016), The Nature, Scope, and Limits of Modern Trademark Protection: A Luxury Fashion
Industry Perspective, Thesis, University of Manchester.
46
47


17

chuyển nhượng sẽ mang lại các giá trị thương mại cho chủ nhãn hiệu mùi và thể
hiện được tính giá trị của nhãn hiệu.
Như vậy, bên cạnh những đặc điểm như các nhãn hiệu thơng thường, nhãn
hiệu mùi có một số đặc điểm đặc thù. Như đã phân tích ở trên, nhãn hiệu mùi có
những đặc điểm hồn tồn khác biệt với các loại nhãn hiệu thông thường nên khả
năng phân biệt của nhãn hiệu thường không được biểu hiện một cách rõ ràng51. Vì
vậy, việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu mùi có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong quá trình thẩm định nhãn hiệu mùi.
Đồng thời, các hình thức thể hiện nhãn hiệu mùi cũng là một nội dung cần
được quy định cụ thể vì trong bối cảnh phát triển về khoa học công nghệ, mùi
hương có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng. Mỗi hình thức này thể
hiện nhãn hiệu mùi ở những mức độ khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng
biệt. Chỉ khi có các quy định rõ ràng và chính xác liên quan đến việc đăng ký và cấp
bảo hộ nhãn hiệu mùi thì mới có thể mở rộng và phát triển các loại nhãn hiệu mùi

hiện nay. Do đó, ngồi cơ chế bảo hộ chung dành cho mọi loại nhãn hiệu, nhãn hiệu
mùi cần có cơ chế bảo hộ riêng biệt.
1.1.3. Chức năng của nhãn hiệu mùi
Tương tự như nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu mùi cũng có chức năng cơ
bản là giúp người tiêu dùng xác định nguồn gốc thương mại của sản phẩm được sản
xuất bởi các chủ thể khác nhau52. Văn phòng điều hòa thị trường nội địa về sáng chế
và nhãn hiệu của Châu Âu (Office for Harmonization in the Internal Market OHIM) đã kết luận: dấu hiệu mùi có chức năng như một công cụ giao tiếp thông
qua giác quan của mỗi người53. Thông qua các nhãn hiệu mùi, người tiêu dùng có
thể phân biệt được sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau54 cũng như nhận biết
được các sản phẩm chất lượng gắn liền với các thương hiệu uy tín55.
Đối với các nhãn hiệu thơng thường, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy
được bao gồm từ, ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng
hoặc màu sắc. Vì được biểu thị ở các hình thức có thể nhìn thấy được nên khả năng phân biệt của các nhãn
hiệu thông thường rất rõ ràng.
52
Cornish, W and Llewelyn, D and Aplin T (2010), “Intellectual Property, Patents, Copyrights, Trademarks
and Allied Rights”, p.655, truy cập trên trang web ngày 29
tháng 12 năm 2020.
53
Karapapa (2010), tlđd (15), p.6
54
Carsten S.(2003), tlđd (30), p.123
55
Garth K. (2018), tlđd (36), p.9.
51


18

Ngồi ra, nhãn hiệu mùi cịn có chức năng là động lực quan trọng thúc đẩy

người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, đặc biệt đối với những sản phẩm không mùi.
Bởi vì, mùi hương có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tác động đến hành vi của
người tiêu dùng: “Mùi hương có sức thuyết phục lớn hơn từ ngữ hay hình thức bên
ngồi. Ảnh hưởng mạnh mẽ của một mùi hương khiến người ta khơng thể cưỡng lại
được; nó xâm nhập vào mỗi người giống như việc hít thở khơng khí vào phổi”56.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một mùi hương có thể được lưu lại trong trí nhớ
của mỗi người và ảnh hưởng đến tâm trí của người đó, thậm chí là ảnh hưởng đến
một tổ chức với hàng triệu người57. Những cảm nhận về mùi hương tạo ra các phản
ứng ý thức trong não bộ, từ đó gợi nhắc cho người tiêu dùng khi tiếp xúc với mùi
hương đó sau này. Đồng thời, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, mặc dù
con người chủ yếu tương tác với thế giới thơng qua hình ảnh và âm thanh nhưng
cũng phản ứng về ý thức và tiềm thức đối với mùi hương. Nhiều nghiên cứu khác
nhau cũng đã được tiến hành về ảnh hưởng của mùi đối với hành vi của con người.
Có những mùi tạo ra cảm giác êm dịu và thư thái cho mỗi người, ví dụ như mùi của
bãi biển giúp xua tan mọi lo âu, hay như mùi táo giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Chẳng hạn như việc sử dụng mùi hoa oải hương cho cửa hàng bán bánh pizza đã
làm tăng doanh số bán hàng và thu hút hơn 80% khách hàng58. Vì vậy, trong những
thập kỷ sau năm 1950, nhiều sản phẩm được bổ sung thêm mùi hương để thu hút
người tiêu dùng như mỹ phẩm, khăn giấy,…
Bên cạnh đó, nhãn hiệu mùi còn thể hiện chức năng như một cơng cụ bảo vệ
cho uy tín của các nhà sản xuất trên thị trường. Một số doanh nghiệp đã cố tình sử
dụng các nhãn hiệu của các chủ thể kinh doanh uy tín để tạo ra các sản phẩm giả
mạo và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đây là những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và gây thiệt hại đối với người tiêu dùng do sản phẩm giả mạo thường
kém chất lượng. Thông thường, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm chủ yếu dựa
trên lòng tin và kinh nghiệm về việc nhận biết các nhãn hiệu gắn liền với sản
phẩm. Việc sử dụng các mùi hương độc đáo để gắn với sản phẩm của mình sẽ hạn
chế khả năng giả mạo sản phẩm. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định
Danny F (2015), tlđd (38), p. 2.
Tanusree Roy, “Registrability of smell mark as trademark: a critical analysis”, Journal on Contemporary

Issues of Law [JCIL], Volume 4 Issue 3, p.122.
58
Abjijet Kumar (2016), “Protecting Smell Marks: Breaking Conventionality”, p.130, truy cập trên trang
ngày 29 tháng 12
năm 2020.
56
57


19

một cách dễ dàng khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình59. Nhiều
nhà sản xuất cịn cho rằng mùi hương có thể được coi là một vũ khí chiến lược cần
thiết cho kinh doanh60.
Một chức năng quan trọng của nhãn hiệu là động lực thúc đẩy nhà sản xuất
nâng cao chất lượng sản phẩm. Vào thế kỷ 17, cùng với những cải tiến công nghệ
sản xuất, hàng loạt sản phẩm ra đời và được phân phối đến người tiêu dùng mà
khơng cịn đích thân nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm. Nhãn hiệu được xem là
“phương tiện giao tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”. Thông qua nhãn hiệu,
nhà sản xuất khẳng định được uy tín và niềm tin đối với khách hàng. Khi đó, nhãn
hiệu đã trở thành tài sản có giá trị thương mại61. Cũng từ đây, nhà sản xuất nỗ lực
cải thiện chất lượng sản phẩm để mang lại sự trải nghiệm hiệu quả và ấn tượng
mạnh mẽ cho người tiêu dùng. Những sản phẩm được gắn nhãn hiệu đã khẳng định
được chất lượng và giá cả phù hợp với uy tín của nhà sản xuất thơng qua nhãn hiệu
đó62, và nhãn hiệu mùi cũng khơng ngoại lệ.
Tóm lại, nhãn hiệu mùi thể hiện được đầy đủ các chức năng của một nhãn
hiệu thơng thường, trong đó có chức năng phân biệt. Do đó, mặc dù có những đặc
điểm riêng biệt và khó để đánh giá tác động của các nhãn hiệu mùi nhưng không thể
loại trừ khả năng bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này. Việc bảo hộ nhãn hiệu mùi
không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của chủ nhãn hiệu mà cịn góp phần duy trì và phát

triển các tài sản trí tuệ trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
1.2. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu mùi
Để được cấp bảo hộ, nhãn hiệu mùi phải thỏa mãn những điều kiện bắt buộc
của tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu. Nếu một nhãn hiệu không thỏa mãn các tiêu chí
bảo hộ này thì sẽ bị từ chối bảo hộ theo Điều 7 (1) (a)63 của Quy chế EUTMR. Vì
Marilena Shambarta (2014), “Can non-traditional signs, such as colours, scents and sounds be protected under
Trade Mark law? If not, what are the alternatives to do so? A comparative analysis between Europe and United
States of America”, p.1, truy cập trên trang documents/Can_nontraditional_signs,_such_as_colours,_scents_and_sounds_be_protected_under_Trade_Mark_ Law.pdf, ngày 10
tháng 6 năm 2020.
60
Linda (2003), tlđd (40), p.10.
61
Kumar (2016), tlđd (58), p.1.
62
Franco Galbo (2017), “Making Sense of the Nonsensical: A look at Scent Trademarks and their
Complexities”, truy cập trên trang />id=91071/ ngày 30 tháng 12 năm 2020.
63
Điều 7 (1) (a) của Quy chế EUMTR. Cơ sở tuyệt đối để từ chối bảo hộ:
“Những trường hợp sau đây sẽ bị từ chối bảo hộ:
(a) Những dấu hiệu không thỏa mãn các yêu cầu được quy định tại Điều 4
59


×