Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.31 KB, 16 trang )

Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc giải quyết
xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Nêu
hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước và cũng là
chế định quan trọng trong tư pháp quốc tế. về nguyên tắc, các quan hệ nảy sinh
trong phạm vi quốc gia nào thì do pháp luật của quốc gia đó điều chỉnh. Tuy nhiên
trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì nhiều quan hệ
về thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một nước. đó
là những quan hệ có yếu tố nước ngoài. Những quan hệ này thuộc phạm vi điiều
chỉnh của tư pháp quốc tế và thường nảy sinh trong các trường hợp: khi người để lại
thừa kế và người hưởng thừa kế mà tài sản đang ở nước ngoài, khi di chúc được lập
ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong đời sống quốc tế
ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, phức tạp. giải quyết tốt các vụ việc này có
tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân các nước
khác nhau, đồng thời góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia .
Chính vì tầm quan trọng của chế định thừa kế trong tư pháp quốc tế, trong bài tập
lớn của mình, em xin trình bày đề tài: “ Bình luận những quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài. Nêu hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này”.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về thừa kế và xung đột pháp luật về thừa kế trong TPQT
1. Một số khái niệm
¬ Thừa kế


Theo quan niệm truyền thống “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn sống thừa
hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có
tài



sản

chết.

Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là sự chuyển dịch tài
sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật .
Thừa kế là một quyền cơ bản của mỗi công dân - Điều 631 BLDS 2005.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp
luật quy định - Điều 674 BLDS 2005.
¬ Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế ít nhất phải có 1 trong 3
yếu tố sau:
- Về mặt chủ thể: Người để lại di sản phải là cá nhân nước ngoài hoặc người Việt
Nam định cư ở nước ngoài. Người thừa kế có thể là cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, cơ quan tổ chức Việt Nam hay nước ngoài.
- Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài hoặc theo
pháp luật nước ngoài
- Di sản thừa kế: đang tồn tại ở nước ngoài.
¬ Xung đột pháp luật về thừa kế: Khi điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, bao giờ cũng xuất hiện một tình huống mà người ta gọi là xung đột pháp luật.
Tức là, một quan hệ pháp luật có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau.


Như vậy, ta có thể hiểu xung đột pháp luật về thừa kế là hiện tượng hai hay nhiều hệ
thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ thừa kế có yếu
tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế .
1.2. Cơ sở pháp lý
Hiện nay ở Việt nam, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của

khá nhiều văn bản với các quy định nằm rải rác trong pháp luật Việt Nam: Điều 758
, 767. 768 Bộ luật dân sự năm 2005; Nghị định số 138/2006/NĐ-CP và trong các
Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước ghi nhận các quy phạm
xung đột và quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ thừa kế phát sinh giữa công
dân hai nước ký kết.
II. Bình luận giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật tại
Việt Nam
1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong TPQT Việt Nam
Trước ngày 1/7/1996, các vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài được pháp luật
Việt Nam quy định tại một số văn bản như: Quyết định 122/CP ngày 24/5/1997 của
Hội đồng chính phủ về chính sách đối với người ngoài cư trú và sinh sống tại Việt
Nam, Pháp lệnh về thừa kế ngày 30/8/1990, Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của
Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị,... Nhìn chung
những văn bản này mới chỉ quy định những vấn đề cơ bản (như nguyên tắc được
hưởng thừa kế của người nước ngoài đối với các tài sản có tại Việt Nam) mà chưa
quy định chi tiết về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Điều 8 Quyết định 122/CP quy định: “Ngoại kiều được quyền thừa kế tài sản theo
pháp luật Việt Nam”. Điều 37 Pháp lệnh về thừa kế quy định: “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài


sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều
ước quốc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”. Điều 21 Nghị định số 60:
“Chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam có quyền sử dụng, bán, tặng
cho, để thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam…”.
Đến ngày 1/7/1996, với sự ra đời và phát huy hiệu lực của Bộ luật Dân sự năm 1995
(BLDS 1995) thì các vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được ghi nhận ở
một văn bản pháp luật có hiệu lực cao. Bằng việc hình thành một chế định riêng về
thừa kế từ Điều 634 đến Điều 689, thì tại phần thứ bảy (Quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài) của Bộ luật không có bất kì một điều khoản nào quy định về việc giải

quyết xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài, nhưng thông qua quy định tại Điều
14 ( nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật), Điều 15 (khoản 3,4), cũng như Điều
826, 827 của BLDS 1995, các quy định của chế định thừa kế trong BLDS 1995
cũng được áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ngoài. Tuy nhiên,
việc áp dụng như vậy không phải là giải pháp thuyết phục và minh bạch cho quan
hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Với việc ra đời của BLDS 2005, các vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài đã
được pháp luật Việt Nam quy định một cách rõ ràng. Tại phần thứ bảy (quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài) đã có hai điều quy định trực tiếp việc giải quyết xung đột
pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài (Điều 767 và Điều 768 BLDS 2005). Cụ
thể là, giống như thừa kế ở trong nước và cách thức giải quyết xung đột về thừa kế
có yếu tố nước ngoài của các nước, pháp luật Việt Nam cũng quy định vấn đề thừa
kế theo hai hình thức: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo pháp luật được đặt ra trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc
không hợp pháp. Trong thừa kế theo luật, người được hưởng thừa kế (theo hàng
thừa kế), điều kiện, trình tự hưởng thừa kế đều do pháp luật quy định, hay nói cách
khác, thừa kế theo luật là thừa kế trên cơ sở can thiệp của Nhà nước thông qua pháp
luật về thừa kế. Hiện nay, để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng trong quan hệ thừa
kế theo pháp luật, tư pháp quốc tế các nước áp dụng 2 nguyên tắc: nguyên tắc phân


chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản; nguyên tắc thống nhất di sản
thừa kế.
Về thừa kế theo pháp luật, Việt Nam áp dụng nguyên tắc phân chia di sản thừa kế
để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Theo
Điều 767 BLDS 2005 thì : “1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của
nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. 2. Quyền thừa kế
đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
Như vậy, đối với di sản thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng
nguyên tắc Luật quốc tịch. Điều này có nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa

kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà
người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Pháp lật Việt Nam sẽ áp dụng đối
với các quan hệ thừa kế mà công dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là
động sản bất kể quan hệ này xảy ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào. Tuy
nhiên pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di
sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ việt nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt
Nam.
Riêng đối với thừa kế theo luật mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế
Việt Nam áp dụng nguyên tắc luật nơi có vât. Điều này có nghĩa là công dân Việt
Nam để lại di sản thừa kế là bất động sản thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp
dụng nếu bất động sản không hiện diện ở Việt Nam và ngược lại, pháp luật Việt
Nam sẽ được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản
hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.
Nếu trong trường hợp người để lại thừa kế có nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng quy
phạm xung đột đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch tại Khoản 2
Điều 760 BLDS: “… pháp luật áp dụng với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc
tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời
điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước


mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch
và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”.
¬ Nhược điểm và ưu điểm của các quy định trên:
Thứ nhất, quy định này dẫn đến phân chia di sản thành nhiều phần, do đó phải áp
dụng nhiều quan hệ pháp luật vào một quan hệ thừa kế theo pháp luật, đặc biệt là
khi người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau.
Thứ hai, theo quy định trên, khi tiến hành phân chia di sản, chúng ta phải phân biệt
đâu là bất động sản và đâu động sản. Tuy nhiên, các khái niệm về động sản và bất
động sản vẫn chưa được hiểu thống nhất giữa các hệ thống pháp luật hiện nay. Sự
khác nhau về khái niệm động sản và bất động sản trong pháp luật các nước dẫn đến

hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh, xung đột khái niệm pháp lý
hay còn được gọi là xung đột kín tùy theo thuật ngữ sử dụng cho hiện tượng xung
đột này.
Bên cạnh đó, việc quy định như vậy cũng mang lại điểm tích cực như sau: Pháp luật
Việt Nam cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh
quan hệ thừa kế về di sản. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng có thêm cơ hội được áp
dụng trong thực tế và không làm phật lòng các cơ quan pháp luật của nước nơi có di
sản. Ở một số nước trên thế giới, tư pháp quốc tế của họ không phân biệt di sản là
động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế
có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa là pháp luật
các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay
có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản. Vận dụng kỹ thuật dẫn
chiếu trở lại như phần trên, chúng ta có thể tạo thêm cơ hội áp dụng pháp luật Việt
Nam trong thực tế.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong một số hiệp định
tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia


Là một trong những nguồn cơ bản của Tư pháp quốc tế trong việc giải quyết các
xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, số lượng các Hiệp định
tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia ngày một gia tăng. Tính đến
năm 2006, Việt Nam đã kí 14 Hiệp định tương trợ tư pháp giải quyết các quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình giữa công dân, pháp nhân Việt
Nam với công dân, pháp nhân tham gia kí kết cùng. Có thể nói rằng, trong các Hiệp
định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được cụ thể hóa thành một hệ
thống các quy phạm pháp luật khá đầy đủ, điều chỉnh kịp thời các quan hệ thừa kế
phát sinh giữa các bên hữu quan.
Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là
nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế. Cụ thể là: Công
dân nước kí kết này bình đẳng với công dân nước kí kết kia trong việc lập hoặc hủy

bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước kí kết kia,
cũng như về khả năng được nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện
mà nước kí kết kia dành cho công dân nước mình vv...
Cùng với các quy định trong hiệp địnhlãnh sự, các hiệp định tương trợ tư pháp mà
nước ta đã kí kết cũng đưa ra thêm nhiều quy phạm thực chất thống nhất nhằm bảo
hộ quyền thừa kế và tài sản thừa kế của công dân các nước hữu quan, song, điểm
quan trọng nhất của chúng là đã ghi nhận các quy phạm xung đột nhằm giải quyết
xung đột pháp luật về thừa kế.
Theo các quy định tại Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Đức;
Điều 35 Hiệp định tương trợ giữa Việt Nam và Séc; Điều 34 Hiệp định giữa Việt
Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định giưa Việt Nam và Bungari; Điều 45 Hiệp định
giữa Việt Nam và Hunggari thì quyền thừa kế theo pháp luật được xác định đối với
từng loại tài sản cụ thể như sau:


- Đối với tài sản là động sản: Quyền thừa kế được xác định theo pháp luật nước kí
kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết.
- Đối với tài sản bất động sản: Quyền thừa kế được xác định theo pháp luật của
nước kí kết nơi có bất động sản.
Nhìn chung, trong việc phân biệt động sản và bất động sản, các hiệp định này ghi
nhận nguyên tắc: Pháp luật của nước kí kết nơi có tài sản thừa kế là pháp luật được
áp dụng. Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt
nam sẽ được áp dụng để xác định loại tài sản là động sản hay bất động sản.Nếu tài
sản nằm ở nước ngoài hữu quan thì áp dụng pháp luật nước đó.
Đối với các điều ước quốc tế đa phương, luật được áp dụng để điều chỉnh các quan
hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài kể cả đối với di sản là động sản hay bất động sản
đều là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, cụ thể là luật quốc tịch của
người để lại di sản thừa kế (Công ước Lahaye). Song, trên thực tế, những công ước
này vẫn chưa có hiệu lực, bởi lẽ, trong lĩnh vực thừa kế, quyền lợi của các nước tư
bản có sự đối chọi nhau gay gắt.

Ngoài ra, các hiệp định tương trợ tư pháp khác mà Việt Nam đã kí với Nga, Hàn
Quốc, Mông Cổ…đều quy định các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống
pháp luật một cách thống nhất.
3. Giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trong thực tế, khi áp dụng pháp luật thực chất của Việt Nam do quy phạm xung đột
của quốc gia khác dẫn chiếu để điều chỉnh quan hệ thừa kế xảy ra trường hợp một
công dân khi chết đi không có ai là người hưởng số di sản mà người đó để lại. Vậy
số di sản này sẽ giải quyết như thế nào?
Theo luật thực chất về thừa kế của hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam, đối với trường hợp trên thì di sản đó sẽ thuộc về Nhà nước. Cụ thể, Điều 644


BLDS VN 2005 quy định: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc,
theo pháp luật hoặc có nhưng không được hưởng quyền di sản, từ chối nhận di sản...
thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Quy định này cho thấy
quan điểm thống nhất của nhà nước ta, đó là: quyền của Nhà nước hưởng số di sản
vì lý do nào đó mà không có người thừa kế do công dân Việt Nam để lại là quyền
dân sự, quyền thừa kế của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam
không chỉ có quyền thừa kế đối với các di sản không người thừa kế do công dân
Việt Nam để lại trên lãnh thổ Việt Nam mà còn đối với cả các di sản của công dân
Việt Nam khi chết đi để lại ở nước ngoài. Trong mọi trường hợp, khi quy phạm
xung đột của pháp luật nước ngoài dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật Việt Nam để
điều chỉnh các quan hệ thừa kế thì số di sản này phải thuộc về Nhà nước Việt Nam,
kể cả những trường hợp pháp luật của nước nơi công dân Việt Nam chết hoặc nơi có
di sản thừa kế đó quy định khác.
Bên cạnh đó, về việc giải quyết số phận của “di sản không người thừa kế”, tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 767 BLDS quy định: “3. Di sản không có người thừa kế là
bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó. 4. Di sản không có người
thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch
trước khi chết”.

Ngoài các quy định của pháp luật quốc gia, vấn đề “di sản không người thừa kế”
còn được giải quyết thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp trong các lĩnh vực
dân sự, hôn nhân – gia đình và hình sự mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài. Có
thể thấy, các hiệp định này có chứa những quy phạm thực chất thống nhất, trực tiếp
giải quyết vấn đề “di sản không người thừa kế” mà không phải thông qua bất kỳ hệ
thống pháp luật nào. Do đó, việc tham gia ký kết các hiệp định sẽ giúp các quốc gia
dễ dàng, thuận tiện hơn trong quá trình giải quyết vấn đề trên.
Trong 7 hiệp định Việt Nam ký kết với Đức, Nga, Séc, Cu Ba, Hungari, Bungari, Ba
Lan đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn
nước nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước ký kết mà người để lại di


sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thuộc về nước ký kết nơi có bất động
sản. Như vậy, nếu công dân Việt Nam chết trên lãnh thổ một trong bảy nước này và
nếu luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế xác định rằng, di sản do công
dân Việt Nam để lại không còn người thừa kế thì giải quyết như sau: các di sản là
động sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, các di sản là bất động sản chuyển
giao cho Nhà nước nơi có bất động sản.
III. Thực tiễn và hoàn thiện pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật trong quan
hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
1. Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam
Trong những năm qua, số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt
Nam ngày càng nhiều và người Việt Nam làm ăn tại nước ngoài cũng ngày càng
tăng, do vậy vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài luôn được đặt ra đối với hệ thống
pháp luật nước ta.
Từ năm 2008 đến năm 2010 số lượng các việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài tăng
giảm không đồng đều. Năm 2008 tổng số vụ việc thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài là 55, trong đó: giải quết 20 vụ việc và còn lại là 35 vụ việc không được
giải quyết. Trong 20 vụ việc được giải quyết có 10 vụ việc bị đình chỉ, 5 vụ việc ủy

thác tư pháp, 3 việc được công nhận, 2 vụ việc đưa ra xét xử. Năm 2009 có 47 vụ
việc, trong đó có 15 vụ việc được giải quyết, còn lại 35 vụ việc. trong 15 vụ việc
được giải quyết thì có 7 vụ việc đình chỉ, 3 vụ việc ủy thác tư pháp, 2 vụ việc đưa ra
xét xử, 3 vụ việc công nhận. Năm 2010 tổng số là 53 vụ việc, trong đó giải quyết là
19 và còn lại là 34 vụ việc. Trong 19 vụ việc được giải quyết thì đình chỉ 13, ủy
thác tư pháp 5, đưa ra xét xử
Như vậy, trong những năm qua vấn đề giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố
nước ngoài ở nước ta giải quyết chưa được triệt để, vấn đề ủy thác tư pháp luôn


được đặt ra. Các tòa án áp dụng pháp luật còn nhiều thiếu sót và vướng mắc, số
lượng vụ việc được giải quyết ngày càng tăng, trong cùng một vụ việc nhưng phải
giải quyết nhiều lần và các bản án có hiệu lực pháp luật rồi nhưng bị đình chỉ.
Về vấn đề ủy thác tư pháp, thực tế, những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp
cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều trường hợp
không nhận được sự trả lời, ngay cả đối với các nước mà tòa án đã ký kết và gia
nhập Điều ước quốc tế. Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa
án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo
dài, vi phạm thời hạn xét xử.
Trong quá trình tố tụng, đương sự chết, tòa phải xác minh để đưa những người thừa
kế ở nước ngoài vào tham gia vụ án nhưng người trong nước không cung cấp đầy
đủ địa chỉ người thừa kế ở nước ngoài nên khó khăn khi làm hồ sơ. Tất cả đều dẫn
đến việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản, hoặc xác định tài sản ở nước ngoài của
tòa Việt Nam không thực hiện được, làm cho vụ án bị kéo dài. Tại TAND TP. Hồ
Chí Minh từng xảy ra trường hợp án đã xử và tống đạt ra nước ngoài, đến cả năm
sau đương sự mới gửi kháng cáo về, lúc này tòa phải lấy hồ sơ ra để giải quyết tiếp
theo thủ tục phúc thẩm.
2. Hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng, thực thi phù hợp chế độ đãi ngộ như công dân với người nước

ngoài tại việt nam.
Một trong những yêu cầu của phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan
hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là bảo đảm cho người nước ngoài
được hưởng các quyền và lợi ích ngang bằng với công dân Việt Nam trên cơ sở chế
độ đãi ngộ như công dân, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài trong các quan hệ dân sự nói chung. Như vậy, về


nguyên tắc, trong quan hệ thừa kế, người nước ngoài có quyền thừa kế bình đẳng
như công dân Việt Nam.Việc áp dụng cho người nước ngoài chế độ đãi ngộ như
công dân tạo cơ hội bình đẳng cho họ trong các giao lưu dân sự tại Việt Nam với
nhau hoặc với công dân Việt Nam.Đồng thời hạn chế đc việc các nước có thể áp
dụng sự phân biệt đối xử với công dân Việt Nam khi tham gia quan hệ dân sự với
nhau hoặc với người nước ngoài tại nước đó.
Thứ hai, đơn giản hóa nhằm đảm bảo việc dễ dàng thực hiện pháp luật.
Chúng ta phải đẩy mạnh việc tạo ra một hành lang pháp lý năng động, phù hợp với
thông lệ quốc tế, nhằm ổn định hóa và hỗ trợ, khuyến khích các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài phát triển, tạo cơ sở để Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh. Để
đáp ứng yêu cầu này, cần tiến hành rà soát một cách tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, tìm ra những tồn tại, bất
cập trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Thứ ba, nâng các hiệu quả của việc áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế, Tập
quán quốc tế và pháp luật nước ngoài.
Trình độ năng lực áp dụng pháp luật nước ngoài của thẩm phán Tòa án còn nhiều
hạn chế khi xét xử các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Do không am hiểu
về pháp luât, nhất là về xung đột pháp luật, cũng như không hiểu được nội dung
pháp luật nước ngoài, cho nên thẩm phán không thể áp dụng pháp luật nước ngoài
trong khi xét xử. Điều này vô hình chung đã làm cho các quy phạm xung đột dẫn
chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài trở nên hình thức, không được thực

hiện được trong thực tiễn.
Do đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước
ngoài phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong việc áp


dụng pháp luật và điều ước quốc tế, kể cả pháp luật nước ngoài, để giải quyết tranh
chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Thứ tư, tăng cường ký kết các Điều ước quốc tế, tham gia đàm phán, trao đổi,
thương lượng để ký kết các điều ước song phương và đa phương.Việc ký kết các
điều ước quốc tế tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp dễ dàng và
không tốn kém về thời gian.
KẾT LUẬN
Tư pháp quốc tế Việt Nam giải quyết vấn đề về thừa kế theo pháp luật còn thiếu
nhưng những quy định này tương đối theo kịp với một số nước trên thế giới. Tuy
nhiên, nhu cầu xây dựng một văn bản cụ thể về quy định giải quyết xung đột pháp
luật về thừa kế theo pháp luật vẫn là cần thiết. Cần đẩy mạnh việc giao lưu giữa các
quốc gia và xúc tiến hoạt động tương trợ tư pháp để việc áp dụng pháp luật không
chỉ trong khuôn khổ các điều ước mà còn hữu ích trên thực tế.



×