Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CHÍ THI

BIỆN PHÁP TẠM GIAM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP TẠM GIAM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên : Nguyễn Chí Thi
Lớp: Cao Học Luật, Phú n Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ Luật học “Biện pháp tạm giam theo
luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Võ Thị Kim Oanh. Các nội dung, thông tin, số liệu và
vụ án được trình bày trong luận văn là trung thực, được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Chí Thi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

BPTG

Biện pháp tạm giam

CQĐT

Cơ quan điều tra

HĐXX


Hội đồng xét xử

TAND

Tòa án nhân dân

VKS

Viện kiểm sát


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ...........................................................................7
1.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền áp dụng
biện pháp tạm giam .............................................................................................. 7
1.2. Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về
thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam .......................................................... 9
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam .................... 22
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................27
CHƢƠNG 2. THỜI HẠN TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM .........................................................................................................................28
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thời hạn tạm giam ....
.............................................................................................................................. 28
2.1. Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về
thời hạn tạm giam ............................................................................................... 33
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 về thời hạn tạm giam ........................................................... 43

Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................47
KẾT LUẬN ..............................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tố tụng hình sự, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn
được quy định trong BLTTHS, biện pháp này do các chủ thể có thẩm quyền áp
dụng đối với bị can, bị cáo nhằm các mục đích khác nhau như bảo đảm hiệu quả của
các hoạt động tố tụng hình sự, ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc gây
khó khăn cản trở cho các hoạt động tố tụng cũng như bảo đảm cho công tác thi hành
án. Tạm giam được coi là biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc nhất trong
số các biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng biện pháp này sẽ góp phần bảo đảm hiệu
quả các hoạt động tố tụng, nhưng đồng thời nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các
quyền con người của bị can, bị cáo được quy định trong hiến pháp và pháp luật. Ở
Việt Nam, biện pháp tạm giam là một biện pháp được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Theo Nghị quyết số 48 về chiến lược xây dựng pháp luật và Nghị quyết
49 về chiến lược cải cách tư pháp thì việc hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về
BPTG được chỉ ra như sau: Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng tạm
giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết
định việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam1. Báo cáo chính trị của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của
Đảng nêu rõ: Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư
pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác
điều tra, bắt, tạm giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những
trường hợp oan, sai2.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ
quyền con người nói chung và của bị can, bị cáo nói riêng, BLTTHS năm 2015 đã

quy định chặt chẽ và cụ thể về đối tượng, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục và thời hạn
tạm giam. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy BPTG theo quy định của BLTTHS năm
2015 vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế nhất định về thẩm quyền và thời hạn tạm
giam như: Về thẩm quyền tạm giam còn quy định tương đối rộng, chưa mang tính
thực chất, chưa quy định cụ thể thẩm quyền áp dụng trong một số trường hợp; về
thời hạn tạm giam cịn chưa có sự thống nhất, chưa hợp lý trong quy định về thời
Nghị quyết số 48/ NQ – TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
1


2
hạn tạm giam để điều tra, tạm giam để bảo đảm thi hành án, chưa có sự phân hóa về
thời hạn tạm giam được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi theo loại tội phạm…
Những tồn tại và hạn chế nêu trên đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án, xâm
phạm quyền và lợi ích của bị can, bị cáo.
Với mục đích làm sáng tỏ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn tạm giam, từ đó đưa ra các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, góp phần bảo đảm quyền con người
trong tố tụng hình sự, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp tạm giam theo luật Tố tụng
hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình tìm hiểu về các cơng trình khoa học pháp lý có liên quan đến
BPTG trong tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả nhận thấy có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu có liên quan, có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

- Về giáo trình, sách chun khảo, bình luận có các cơng trình như: Trường
Đại học Luật TP. HCM (2018), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB.
Hồng Đức; Nguyễn Ngọc Chí, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), NXB. Đại học Quốc gia; Võ Khánh Vinh (2004),
Bình luận khoa học BLTTHS, NXB. Công an nhân dân; Trần Quang Tiệp (2004),
Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, NXB. Chính trị
quốc gia; Nguyễn Ngọc Chí, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Trường Đại học
Luật Hà Nội (2014), NXB. Công an nhân dân; Nguyễn Mai Bộ (1997), Các biện
pháp ngăn chặn trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Cơng an nhân dân, Hà
Nội; Nguyễn Trọng Phúc (2015), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật Tố
tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Thuân, (1999), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng
hình sự - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB. Công an nhân dân… Đây là
các sách, giáo trình tiếp cận về các vấn đề cơ bản của luật Tố tụng hình sự nói
chung và BPTG nói riêng, trong đó BPTG chỉ được đề cập ở mức độ cơ bản trong
các giáo trình và sách được liệt kê ở trên.
- Về luận án, luận văn, bài viết tạp chí có thể liệt kê các cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu như sau:
+ Về luận án, luận văn thạc sĩ: Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp
ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự - Thực trạng, nguyên nhân


3
và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội), Hà Nội;
Hoàng Tám Phi (2020), Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đăng Dũng
(2014), Biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự, Luận văn Thạc sĩ Luật
học (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh Loan
(2015), Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm của chế định các biện pháp
ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận

văn Thạc sĩ luật học (Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội; Nguyễn
Phương Linh, (2020), Biện pháp tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Luật TP. HCM; Châu Văn Mỹ, (2019), Biện pháp
tạm giam trong xét xử vụ án hình sự theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Trường Đại học Luật TP.HCM; Phạm Thanh Hòa, (2020), Biện pháp tạm
giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Trường Đại học Luật TP. HCM…
+ Về bài viết tạp chí: Nguyễn Ngọc Chí (2014), “Hiến pháp 2013 và việc
hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự”, Tạp
chí Khoa học ĐHQG Hà Nội - Chuyên san Luật học, (03); Vũ Huy Thuận, Bùi Thị
Tú Oanh, (2017), “Tăng cường các biện pháp kiểm sát bảo đảm việc bắt, tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân”, Tạp chí Kiểm sát, (09); Hồng Tám Phi (2019), “Một số kiến
nghị hoàn thiện quy định về thời hạn tạm giam trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (03); Nguyễn Phương Thảo, Tăng Trần Quỳnh
Phương, (2021), “Pháp luật tố tụng hình sự Đức về biện pháp tạm giam và kinh
nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (02); Hà Thái Thơ & Võ Thị
Ánh Trúc, (2017), "Biện pháp tạm giam đối với bị cáo, bị can là người dưới 18 tuổi
theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015", Tạp chí Tịa án nhân dân,
(07); Nguyễn Hồng Thiện, (2016), “Một số quy định về biện pháp tạm giam trong
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, (23)….
Qua nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy có những
cơng trình đã nghiên cứu trực tiếp về BPTG là rất đa dạng với nhiều cấp độ và
phạm vi khác nhau. Đối với các luận văn, luận án, bài viết, tạp chí, đây là những
cơng trình nghiên cứu chun sâu của các tác giả viết về các biện pháp ngăn chặn
nói chung và BPTG nói riêng. Trong số các cơng trình kể trên, có cơng trình nghiên
cứu của tác giả Hồng Tám Phi, (2020), Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố


4

tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và
Nguyễn Phương Linh, (2020), Biện pháp tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Luật TP. HCM có tên gọi giống với đề tài
luận văn của tác giả. Nhưng luận án tiến sĩ của tác giả Hồng Tám Phi có phạm vi
nghiên cứu rất rộng, bao gồm tất cả các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên
quan đến BPTG (trong đó có thẩm quyền và thời hạn tạm giam). Đối với luận văn
của tác giả Nguyễn Phương Linh lại tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về
BPTG đối với bị can về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt
tù từ 02 năm và thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố theo quy định
BLTTHS năm 2015. Qua đó, đề xuất các biện pháp khắc phục hoàn thiện và bảo
đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về BPTG. Như vậy, chưa có cơng trình
nào tập trung nghiên cứu chun sâu về thẩm quyền và thời hạn tạm giam dưới góc
độ của luận văn ứng dụng. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của các cơng trình
nêu trên này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả tham khảo khi thực hiện luận
văn này, bảo đảm tính khoa học và kế thừa trong hoạt động nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích nghiên cứu sau đây:
- Làm sáng tỏ quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn
tạm giam;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm
quyền và thời hạn tạm giam.
- Xác định những vướng mắc, bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2015
và thực tiễn áp dụng về thẩm quyền và thời hạn tạm giam.
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của
pháp luật về thẩm quyền và thời hạn tạm giam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu được đề ra ở trên, luận văn này
xác định các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn

tạm giam;
- Phân tích, khảo sát thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về
thẩm quyền và thời hạn tạm giam. Nghiên cứu các giải pháp khác nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về các vấn đề trên.


5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định của
BLTTHS năm 2015, thực tiễn áp dụng và giải pháp nâng cao về thẩm quyền và thời
hạn tạm giam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: BPTG trong tố tụng hình sự bao gồm nhiều nội dung
khác nhau như căn cứ áp dụng, đối tượng, thẩm quyền, thời hạn và thủ tục áp dụng.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về thẩm quyền và
thời hạn áp dụng BPTG.
+ Phạm vi về thời gian: Để bảo đảm tính kế thừa và toàn diện trong hoạt
động nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu các số liệu và vụ án điển hình trong thời
gian từ năm 2015 - 2020. Mặc dù BLTTHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật từ ngày
01/01/2018, tuy nhiên các quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền và thời
hạn tạm giam vẫn mang tính kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003.
+ Phạm vi về không gian: Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tiễn
áp dụng quy định của của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn tạm giam
trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, tác giả sẽ sử dụng một số vụ việc điển hình ở
một số địa phương cụ thể để đảm bảo tính xác thực nhằm minh chứng cho các vấn
đề được nêu ra trong luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Đồng thời sử dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và

quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp làm nền tảng cho hoạt động
nghiên cứu. Bên cạnh đó, các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học pháp
lý được sử dụng trong luận văn gồm:
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá các
vấn đề cần nghiên cứu, khái quát hóa kết quả nghiên cứu đã đạt được của luận văn;
Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm tương đồng và
khác biệt về các vấn đề nghiên cứu trong luận văn;
Phương pháp thống kê và phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình được sử
dụng để xử lý các số liệu và các vụ án điển hình trên thực tế nhằm chứng minh cho
những vấn đề nghiên cứu được đưa ra trong luận văn.


6
6. Đóng góp của luận văn
Đối với hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học: Luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu khoa học cho các giảng viên, sinh viên,
học viên trong lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự.
Đối với hoạt động lập pháp: Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ làm rõ
những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự
và thực tiễn áp dụng về thẩm quyền, thời hạn tạm giam. Trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định này trên thực tế. Vì vậy,
đề tài có thể được sử dụng để tham khảo trong hoạt động lập pháp nhằm góp phần
vào việc hồn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn
tạm giam.
Đối với hoạt động áp dụng pháp luật: Các giải pháp trong luận văn này có thể
được tham khảo áp dụng trên thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng
quy định của pháp luật của những người làm công tác thực tiễn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm hai chương:

Chương 1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự
Việt Nam.
Chương 2. Thời hạn tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam.


7
CHƢƠNG 1
THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền áp
dụng biện pháp tạm giam
BPTG là một trong các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước trong lĩnh vực tố
tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp này sẽ bảo đảm hiệu quả của các hoạt động tố
tụng, ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, gây khó khăn, cản trở cho các hoạt
động tố tụng, bảo đảm hoạt động thi hành án hình sự. Tuy vậy, tạm giam là biện
pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc, việc áp dụng biện pháp này sẽ tác động,
ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền con người, quyền công dân của bị can, bị cáo
được hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong số các biện pháp ngăn chặn,
tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất, biện pháp
này cách ly người bị áp dụng ra khỏi mơi trường xã hội bình thường trong một thời
gian tương đối dài, buộc họ phải chịu sự quản lý giam giữ tại các cơ sở giam giữ
theo quy định của pháp luật, bị hạn chế một số quyền tự do cơ bản. Vì vậy, để bảo
đảm tính thống nhất, chặt chẽ trong việc áp dụng biện pháp này, hạn chế sự tùy tiện,
lạm quyền trong việc áp dụng, BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể về thẩm
quyền áp dụng BPTG.
Theo Từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định
đoạt một vấn đề theo pháp luật”3. Theo Từ điển Luật học, “thẩm quyền là tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ, hành động, quyết định của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống
bộ máy nhà nước do pháp luật quy định”4. Việc giải quyết vụ án hình sự trải qua
một quá trình và theo một trình tự nhất định. Q trình đó bao gồm nhiều hoạt động,

trải qua các bước khác nhau do các chủ thể khác nhau thực hiện. Quá trình này có
thể được phân chia thành những giai đoạn mang tính tuần tự, logic và nối tiếp nhau
trong một chuỗi tố tụng thống nhất. Mỗi giai đoạn tố tụng đều có đặc thù riêng về
nhiệm vụ của giai đoạn; chủ thể của giai đoạn; hành vi, văn bản, quyết định tố tụng
của giai đoạn và thời gian kéo dài của giai đoạn5. Như vậy, mỗi giai đoạn tố tụng sẽ
được giao cho các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác nhau thực
hiện. Trong từng giai đoạn tố tụng các chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết
Hoàng Phê (2020), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.1239.
Từ điển Luật học (1999), Nxb. Bách Khoa, tr.459.
5
Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr. 20.
3
4


8
định việc áp dụng BPTG nhằm bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hiệu
quả vụ án, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu thẩm quyền áp dụng BPTG trong tố
tụng hình sự là quyền hạn của các chủ thể theo quy định của pháp luật tố tụng hình
sự được xem xét, quyết định việc áp dụng BPTG đối với bị can, bị cáo.
Trong tố tụng hình sự, việc áp dụng BPTG được quy định cho các chủ thể
khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng. Việc quy định thẩm quyền áp dụng
BPTG phù hợp với chức năng của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, phù
hợp với tính chất của BPTG sẽ góp phần giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện
vụ án, hạn chế oan sai trong việc áp dụng biện pháp này. Xuất phát từ tính chất của
BPTG và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành
tố tụng, BLTTHS năm 2015 đã quy định thẩm quyền áp dụng BPTG tại khoản Điều
119 dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 113 BLTTHS như sau:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp. Trường hợp này, lệnh tạm

giam phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện
trưởng VKS quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tịa án quân
sự các cấp; HĐXX.
So với BLTTHS năm 2003, thẩm quyền áp dụng BPTG trong BLTTHS năm
2015 khơng có nhiều sự thay đổi. Chỉ có sự thay đổi trong việc xóa bỏ thẩm quyền
áp dụng BPTG đối với chức danh Chánh tịa, Phó Chánh tịa tịa phúc thẩm TAND
tối cao. Vì có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống TAND nên chức danh này
đã bị xóa bỏ, nên những người này khơng cịn được quy định là người có thẩm
quyền ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo.
Theo quy định trên, trong giai đoạn điều tra, thẩm quyền áp dụng BPTG thuộc
về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp. Trường hợp này, lệnh tạm giam phải
có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành. Điều này xuất phát từ quy
định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Không ai bị bắt nếu khơng
có quyết định của Tồ án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS nhân dân,
trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định”. Như vậy,
trong giai đoạn điều tra, lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT phải
có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành. BPTG là biện phạm ngăn chặn
mang tính nghiêm khắc, để bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp trong việc áp dụng


9
biện pháp này, hạn chế việc tùy tiện, lạm quyền dẫn đến oan sai trong việc áp dụng,
Hiến pháp năm 2013 và BLTTHS năm 2015 đã quy định lệnh tạm giam của Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi
hành. Như vậy, nếu VKS không phê chuẩn lệnh tam giam của Thủ trưởng, Phó Thủ
trường CQĐT thì lệnh này sẽ khơng có giá trị pháp lý và khơng được phép thi hành.
VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn trong thời hạn
03 ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên

quan đến việc tạm giam. Ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn, VKS phải hoàn
trả hồ sơ cho CQĐT (khoản 5 Điều 119 BLTTHS năm 2015).
Trong giai đoạn truy tố, thẩm quyền áp dụng BPTG thuộc về Viện trưởng,
Phó Viện trưởng VKS nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân sự các
cấp. Trong giai đoạn xét xử, thẩm quyền áp dụng thuộc về Chánh án, Phó Chánh án
TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; HĐXX. Đối với việc
áp dụng BPTG trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thuộc về Chánh án, Phó Chánh án
Tịa án, cịn tại phiên tịa thì thuộc về HĐXX.
Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy, thẩm quyền áp dụng BPTG được quy
định cho những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong các cơ quan tiến
hành tố tụng. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất nên việc áp dụng
biện pháp này được quy định cho một số ít các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố
tụng bảo đảm sự thận trọng trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp này.
Các quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp dụng BPTG đã tương đối cụ
thể, chặt chẽ, điều này tạo ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất, đúng đắn
pháp luật, góp phần bảo đảm hiệu quả giải quyết vụ án, hạn chế oan sai trong việc áp
dụng BPTG nói riêng và q trình giải quyết vụ án hình sự nói chung.
1.2. Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam
- Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền áp
dụng biện pháp tạm giam:
Trong phạm vi luận văn này, tác giả khảo sát về thực tiễn áp dụng quy định
của BLTTHS năm 2015 vể thẩm quyền áp dụng BPTG trong phạm vi cả nước từ
năm 2015 đến năm 2020 trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng và nghiên cứu những vụ án điển hình về việc áp dụng
BPTG. Qua các số liệu báo cáo, có thể thấy tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn
tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền được thể hiện qua bảng số liệu sau:


10

Năm
Tổng số ngƣời bị khởi tố Tổng số ngƣời bị tạm giam Tỉ lệ %
2015
139.182
129.759
93
2016
127.843
116.416
91
2017
121.642
106.676
88
2018
125.421
102.106
81
2019
110.289
70.482
64
2020
124.589
78.855
63
Tổng số
748.966
604.294
81

Bảng 1.1. Bảng số liệu về tình hình và tỷ lệ áp dụng BPTG trên phạm vi cả
nước từ năm 2015-2020 (Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKSNDTC).
Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ áp dụng BPTG của các chủ thể có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật trong các giai đoạn tố tụng. Trong giai đoạn từ năm
2015 đến 2020, theo thống kê của Cục thống kê và Công nghệ thông tin VKS nhân
dân tối cao, số người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam có xu hướng giảm,
cao nhất là năm 2015 với 93% và thấp nhất là năm 2020 với tỷ lệ 63%. Tuy nhiên,
số người bị áp dụng BPTG trung bình qua các năm chiếm tỷ lệ là 81%. Như vậy, có
thể nhận thấy BPTG vẫn là một biện pháp phổ biến được các cơ quan có thẩm
quyền áp dụng trong số các biện pháp ngăn chặn.
BPTG là một trong số các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật
tố tụng hình sự mà khi áp dụng biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động tố tụng của các chủ thể có thẩm quyền trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử,
cũng như để bảo đảm hoạt động thi hành án hình sự. Việc các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng BPTG bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp trong các giai đoạn tố tụng
sẽ có tác dụng ngăn chặn bị can, bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho các hoạt động tố
tụng, góp phần vào việc bảo đảm giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án.
Đồng thời, việc áp dụng BPTG bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp cũng sẽ góp phần
đảm bảo quyền con người của trong quá trình tố tụng hình sự, đặc biệt là quyền con
người của bị can, bị cáo.
Có thể khẳng định việc áp dụng BPTG của các chủ thể có thẩm quyền trong
thời gian qua đã bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, góp phần khơng nhỏ
vào cơng cuộc đấu tranh, phịng chống tội phạm. Theo số liệu thống kê của VKS
nhân dân tối cao từ năm 2015-2020 cho thấy, tỷ lệ giải quyết vụ án hình sự trong
phạm vi cả nước đạt tỷ lệ cao ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tất nhiên tỷ lệ giải
quyết án đạt tỷ lệ cao do sự tác động tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau nhưng


11
trong đó khơng thể phủ nhận hiệu quả của việc áp dụng BPTG của các chủ thể có

thẩm quyền. Rõ ràng nếu trong quá trình giải quyết vụ án, nếu cơ quan có thẩm
quyền áp dụng BPTG tùy tiện, khơng bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp thì sẽ xâm
phạm quyền con người của người bị áp dụng, nhưng nếu cơ quan có thẩm quyền áp
dụng BPTG đúng theo quy định của pháp luật thì khơng những góp phần bảo đảm
quyền con người mà còn đảm bảo hiệu quả giải quyết vụ án trong các giai đoạn tố
tụng. Tỷ lệ giải quyết án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền trong các giai đoạn
tố tụng từ năm 2015 - 2020 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020 Tổng

Tỷ lệ (%) giải quyết trong
giai đoạn điều tra

83.5

84.4

84.4


82.9

83.1

81.3

83.2

Tỷ lệ (%) giải quyết trong
giai đoạn giai đoạn truy tố

98.7

99.0

99.2

98.9

99

99.3

99

Tỷ lệ (%) giải quyết trong
giai đoạn XXST

83.1


84.8

84.6

92.1

91.6

82.1

86,3

Tỷ lệ (%) giải quyết trong
63.7 65.7 63.8
67
66
56.6 63,8
giai đoạn XXPT
Bảng 1.2. Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ giải quyết vụ án trong các giai đoạn tố
tụng, (Nguồn: Cục Thống kê và Công nghệ thông tin VKS nhân dân tối cao).
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong các giai đoạn tố tụng từ giai đoạn điều
tra đến giai đoạn xét xử phúc thẩm các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
ln bảo đảm hồn thành tốt các chỉ tiêu được đặt ra, tỷ lệ giải quyết án trên cả
nước trung bình qua các năm ở giai đoạn điều tra là 83,2%; ở giai đoạn truy tố là
99%; ở giai đoạn xét xử sơ thẩm là 86,3% và giai đoạn xét xử phúc thẩm là 63,8%.
- Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền áp
dụng biện pháp tạm giam:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thực tiễn thực hiện quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền áp dụng BPTG như đã trình bày ở trên, thì
thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng

mắc như sau:
+ Việc áp dụng BPTG của các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải
quyết vụ án vẫn còn ở mức cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án đã giải
quyết, chưa phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về hạn chế áp dụng BPTG. Theo
bảng số liệu ở trên (xem bảng 1.1) cho thấy, mặc dù xu hướng áp dụng biện pháp


12
ngăn chặn tạm giam của các chủ thể có thẩm quyền trong thời gian qua có xu hướng
giảm, tuy nhiên tỷ lệ trung bình qua các năm vẫn ở mức cao (chiếm 81%). Tạm
giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến nhất được áp dụng, tiếp đến là
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, còn các biện pháp ngăn chặn khác như bảo lĩnh,
đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm rất ít được áp dụng. Số bị can, bị cáo không bị áp
dụng biện pháp ngăn chặn chiếm tỷ lệ rất thấp, có địa phương hầu như khơng có6.
Như vậy, có thể thấy trong q trình tố tụng hình sự, BPTG vẫn là biện pháp
chủ yếu được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng so với các biện pháp ngăn chặn
khác như bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cứ trú. Điều này chưa đáp ứng được định
hướng chung về cải cách tư pháp ở Việt Nam. BPTG là biện pháp ngăn chặn mang
tính nghiêm khắc nhất, biện pháp này nên là lựa chọn cuối cùng, khi các biện pháp
ngăn chặn khác không bảo đảm hiệu quả. Theo định hướng cải cách tư pháp trong
việc hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về BPTG cần bảo đảm: Xác định rõ căn cứ
tạm giam; hạn chế việc áp dụng tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối
tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Đồng thời, đối với việc thực thi áp dụng BPTG cần hình thành cơ chế thực thi pháp
luật có hiệu quả, bảo đảm chất lượng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam
trong đó chú trọng đến các điều kiện bảo đảm thực thi pháp luật về tạm giam. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động
của cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp
trong công tác điều tra, bắt, tạm giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy

ra những trường hợp oan, sai7. Như vậy, tinh thần chung của việc áp dụng BPTG cần
theo hướng ngày càng rút ngắn về thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam, thu hẹp thẩm
quyền cũng như quy định chặt chẽ về căn cứ, trình tự, thủ tục nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất việc bị áp dụng biện pháp này. Định hướng tôn trọng, ghi nhận, bảo đảm,
bảo vệ quyền con người cần được quán triệt khi áp dụng pháp luật, nâng cao chất
lượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự. Định hướng này địi hỏi mọi quy định của pháp luật tố tụng hình sự về BPTG phải
hướng tới mục đích ngăn chặn tội phạm, đồng thời, do việc áp dụng biện pháp này
tạm thời hạn chế quyền tự do cá nhân của người bị tạm giam, nên cần quy định rõ các
Hoàng Tám Phi (2020), Biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.137.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
6


13
trường hợp, các căn cứ để cho rằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như
cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là khơng
hiệu quả, khơng có tác dụng ngăn chặn tội phạm, và do đó việc áp dụng BPTG cần
nhận thức đây là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không thể đạt hiệu quả8.
Rõ ràng, việc các cơ quan có thẩm quyền quá coi trọng việc lựa chọn, thậm chí ưu
tiên áp dụng BPTG trong quá trình giải quyết vụ án là điều dễ hiểu vì hiệu quả mà
biện pháp này mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng, không phải
mọi trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc càng cao thì
càng mang lại mang lại hiệu quả như mong muốn9. Mặt khác, việc lạm dụng việc áp
dụng BPTG của các chủ thể có thẩm quyền sẽ làm ảnh hưởng xấu tính ưu việt, bản
chất nhân đạo, dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến quyền con
người của các chủ thể bị áp dụng biện pháp này.

+ Ở một số địa phương, CQĐT và VKS có thẩm quyền áp dụng BPTG đều
có những thiếu sót, vi phạm trong việc áp dụng BPTG dẫn đến việc xâm phạm các
quyền và lợi ích của người bị áp dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án.
Điều này được chứng minh qua một số vụ án như sau:
Vụ án 1: Do mâu thuẫn cá nhân giữa anh Vũ Khắc Chung, sinh năm 1966, trú
tại: Tổ Trữ Khê 1, phường Quán Trữ, quận Kiến An với Vũ Hữu Thảo. Khoảng 15h
ngày 20/9/2015, anh Chung đang ngồi chơi cùng ông Chuyên và ông Bùi Đức Hiền
tại trước cửa nhà ơng Chun thì Vũ Hữu Thảo đi bộ đến trước mặt anh Chung và hét
lên “Mày thích chết này” rồi dùng tay trái đập lên mũ cối anh Chung đang đội và ấn
đầu anh Chung xuống, tay phải cầm một nửa chiếc kéo có 01 lưỡi sắc đâm vào cổ bên
phải của anh Chung theo hướng từ trái sang phải, từ dưới chếch lên phía trên, anh
Chung giằng co và đẩy Thảo ra lòng đường, sau đó vùng ra và bỏ chạy được khoảng
20m thì gục xuống đường, anh Chung được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu, đến
ngày 22/9/2015 thì chết. Sau khi đâm anh Chung xong, Thảo cầm theo nửa chiếc kéo
bỏ trốn khỏi địa phương. Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 08/10/2015 Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an quận Kiến An đã ra quyết định khởi tố vụ án, ngày 14/10/2015
khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Hữu Thảo về tội giết
người, quy định tại Điều 93 BLHS. Sau khi gây án, Vũ Hữu Thảo bỏ trốn đến ngày
13/12/2015 ra đầu thú tại Công an phường Tràng Minh, quận Kiến An. Tiến hành xét
hỏi bị can Vũ Hữu Thảo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như nội dung nêu trên.
8
9

Hoàng Tám Phi (2020), tlđd (6), tr.159.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), tlđd (5), tr.281.


14
Vụ án 2: Do mâu thuẫn từ trước, nên khoảng 14h30’ ngày 23/7/2015, Đào
Phú Dũng đi xe đạp từ nhà tại tổ Đồng Tử 2, phường Phù Liễn, quận Kiến An ra

đường Nguyễn Lương Bằng theo đường Đồng Tử, khi đi Dũng có lấy 01 vỏ chai
bia Hà Nội cho vào giỏ xe. Khi đi qua nhà bà Lê Thị Vương Quốc (tức Cúc, sinh
năm 1968, chỗ ở: số 6 tổ Đồng Tử 2, Phù Liễn, Kiến An, Hải Phòng), Dũng nhìn
thấy ơng Trần Văn Khanh đang đứng nói chuyện với Quốc tại trước cửa nhà bà
Quốc, Dũng dựng chân chống xe giữa đường, tay phải cầm vỏ chai bia, đi đến
cách ông Khanh khoảng 0,8m, Dũng dùng tay trái vịn vai phải của ông Khanh và
dùng tay phải đập vỏ chai bia vào đầu ông Khanh, vỏ chai bia vỡ làm rách da ở
vùng má hàm trái của ông Khanh. Sau đó, Dũng bng tay trái khỏi vai ơng
Khanh, ơng Khanh chạy thốt được, cịn Dũng bỏ đi. Ơng Khanh được mọi người
đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Kiến An, kết quả giám định ông Trần Văn Khanh bị
thương tích làm giảm 05% (năm) sức khỏe. Ngày 20/10/2015, ơng Khanh có đơn
đề nghị xử lý hình sự đối với Đào Phú Dũng, cùng ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra
– Công an quận Kiến An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 40; Quyết định
khởi tố bị can số 83 và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đào Phú Dũng về tội
Cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 1, Điều 104 Bộ luật Hình sự. Ngày
09/12/2015, ơng Trần Văn Khanh đã nhận được tiền bồi thường, cùng ngày, ông
Trần Văn Khanh có đơn xin rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và xin miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đào Phú Dũng. Căn cứ khoản 2, Điều 105,
Điều 34 và Điều 94 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an
quận Kiến An đã ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra bị
can đối với Đào Phú Dũng.
Trong cả hai vụ án này, CQĐT và VKS quận K đều áp dụng không đúng quy
định của pháp luật về biện pháp bắt tạm giam và tạm giam đối với bị can. Qua công
tác thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, vừa qua, VKS nhân
dân thành phố H đã ban hành thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát
khởi tố vụ án hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với CQĐT và VKS nhân
dân quận K như sau: Cả hai vụ án đều đã rõ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội,
sau khi phạm tội cả hai đều bỏ trốn khỏi địa phương (CQĐT đã tiến hành xác
minh), nhưng khi ra quyết định khởi tố bị can đồng thời CQĐT ra lệnh bắt bị can để
tạm giam và đề nghị VKS phê chuẩn. VKS quận Kiến An đã ra quyết định phê

chuẩn theo đề nghị của CQĐT. Như vậy, CQĐT và VKS nhân dân quận K đã
không thực hiện đúng khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 13 ngày 09/10/2012 của Bộ


15
Công an, Bộ Tư pháp, VKS nhân dân tối cao, TAND tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định của BLTTHS và Luật Thi hành án hình sự về truy nã10.
Vụ án 3: Ngày 10/2/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can đối
với Lị Văn Bình về tội "Giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng" và
cùng ngày VKS nhân dân huyện Điện Biên Đông đã ra Quyết định phê chuẩn Quyết
định khởi tố bị can. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Lò Văn Bình phạm tội: Giết người
do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, quy định tại Điều 96 BLHS do VKS nhân
dân huyện Điện Biên Đông chuyển giải quyết theo thẩm quyền. VKS nhân dân tỉnh
Điện Biên nhận thấy: Trong q trình thực hành quyền cơng tố, kiểm sát điều tra, cơ
bản đơn vị đã chú trọng, kiểm sát chặt chẽ căn cứ khởi tố, trình tự tố tụng theo đúng
quy định của pháp luật, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như
sau: Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Điện Biên
Đông không áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, trong đó có tạm giam đối với bị
can mà lại ban hành quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, lần thứ hai đối với bị
can Lị Văn Bình và đều được VKS nhân dân huyện Điện Biên Đông phê chuẩn. Việc
áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với bị can Lò Văn Bình là trái với quy định
của BLTTHS, trong trường hợp này một người phạm tội không thể tham gia với tư
cách vừa là bị can vừa là người tạm giữ. Sau đó, quyết định thay thế biện pháp ngăn
chặn số 01 ngày 16/02/2016 của VKS nhân dân huyện Điện Biên Đông cũng không
đúng. Tại phần Quyết định: Thay thế BPTG bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
đối với bị can Lị Văn Bình trong khi đang áp dụng biện pháp tạm giữ11. Như vậy,
trong vụ án này, thay vì áp dụng BPTG với bị can thì CQĐT lại ra quyết định gia hạn
tạm giữ lần 1 và lần 2 đối với bị can, điều đáng nói là VKS cũng phê chuẩn quyết
định gia hạn tạm giữ của CQĐT, đồng thời VKS cũng áp dụng không đúng khi ra

quyết định thay thế BPTG bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong khi bị can
đang bị áp dụng biện pháp tạm giữ chứ không phải BPTG.
+ Chất lượng áp dụng BPTG của một số chủ thể có thẩm quyền trong một số
vụ án còn chưa bảo đảm, một số chủ thể ra lệnh, quyết định tạm giam chưa đảm bảo
tính có căn cứ và hợp pháp. Theo số liệu, báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền
cho thấy, trong quá trình giải quyết vụ án, việc áp dụng BPTG của các chủ thể có
10

TH, Rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, truy cập 22/10/2021.
11
VKS nhân dân tỉnh Điện Biên, (2016), Thông báo rút kinh nghiệm số 538/TB-VKS-P2, nguồn: http://
vksnddienbien.gov.vn/news/VKSND-Tinh-Dien-Bien/Thong-bao-rut-kinh-nghiem-114/, truy cập 22/10/2021.


16
thẩm quyền vẫn tồn tại tình trạng các lệnh, quyết định áp dụng BPTG (chủ yếu của
CQĐT) chưa bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp nên dẫn đến VKS không phê
chuẩn lệnh tạm giam; hoặc không chấp nhận đề nghị gia hạn tạm giam. Ngược lại,
có những bị can thuộc trường hợp cần phải áp dụng BPTG để ngăn chặn nhưng
CQĐT lại không áp dụng dẫn đến việc VKS phải yêu cầu áp dụng. Điều này được
thể hiện như sau12:
Trong các năm từ năm 2015-2020, còn tồn tại nhiều trường hợp CQĐT có
thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng không được VKS phê chuẩn, cụ
thể: Năm 2015, số bị can mà CQĐT ra lệnh, quyết định tạm giam nhưng không
được VKS phê chuẩn là 303 bị can; năm 2016 là 468 bị can; năm 2017 là 227 bị
can; năm 2018 là 321 bị can; năm 2019 là 262 bị can; năm 2020 là 239 bị can.
Mặt khác, trong quá trình điều tra, một số trường hợp CQĐT đề nghị gia hạn
tạm giam đối với bị can nhưng không được VKS chấp nhận, cụ thể: Năm 2015, số
bị can mà CQĐT đề nghị gia hạn tạm giam nhưng không được VKS chấp nhận là
11 bị can; năm 2016 là 63 bị can; năm 2017 là 30 bị can; năm 2018 là 13 bị can;

năm 2019 là 67 bị can; năm 2020 là 64 bị can.
Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số lượng nhất định số bị can thuộc trường
hợp phải áp dụng BPTG nhưng CQĐT không áp dụng dẫn đến việc VKS phải yêu
cầu CQĐT áp dụng, cụ thể: Năm 2015 số bị can mà VKS yêu cầu CQĐT ra lệnh,
quyết định tạm giam là 88 bị can; năm 2016 là 49 bị can; năm 2017 là 30 bị can;
năm 2018 là 57 bị can; năm 2019 là 69 bị can; năm 2020 là 68 bị can.
+ Qua công tác kiểm sát trực tiếp của VKS đối với các trại tạm giam, nhà tạm
giữ, VKS cũng thường xuyên phát hiện các vi phạm, sai sót của các cơ quan có
thẩm quyền trong việc áp dụng BPTG, từ đó VKS nhân dân tối cao đã ra thơng báo
rút kinh nghiệm đối với các cơ quan có thầm quyền áp dụng BPTG, ví dụ: Năm
2019, VKS nhân dân tối cao đã ra thông báo rút kinh nghiệm về công tác trực tiếp
kiểm sát việc tạm giam tại cơ sở giam giữ, trong văn bản này đã chỉ ra một số thiếu
sót, vi phạm của CQĐT, TAND các cấp trong việc áp dụng BPTG như: Một số địa
phương, CQĐT có những vi phạm như: Ghi khơng đầy đủ các nội dung của lệnh
tạm giam, ghi không đúng căn cứ, thời điểm, thời hạn tạm giam (Thành phố Hồ Chí
Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai…). Đối với TAND các cấp chủ yếu là việc chậm gửi
quyết định tạm giam (có 41 trường hợp chậm gửi quyết định tạm giam trong đó
TAND cấp cao 52, cấp tỉnh 5, cấp huyện là 1); chậm gửi hồ sơ có kháng cáo, bản án
12

Cục Thống kê và Công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2015 – 2020.


17
phúc thẩm hoặc lạm dụng việc tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa dẫn đến tạm
giam vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử nên có thời điểm việc tạm giam khơng có
căn cứ pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích của người bị tạm giam13.
+ Vướng mắc về thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm thi
hành án sau khi kết thúc phiên tồ sơ thẩm trong vụ án hình sự giải quyết theo thủ
tục rút gọn. Theo quy định tại Điều 463 BLTTHS năm 2015 thì phiên tịa xét xử sơ

thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành và theo Điều 329 BLTTHS
năm 2015 thì trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy
cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị
cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật
này. BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể thẩm quyền ra quyết định tạm giam
sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm đối với vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn,
nên việc áp dụng quy định này trên thực tế chưa có sự thống nhất. Hiện nay, có hai
quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thẩm phán chủ tọa phiên toà xét xử theo thủ
tục rút gọn có thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên toà.
Bởi vì: Phiên tịa xét xử do một Thẩm phán tiến hành nên trong trường hợp này,
HĐXX do một Thẩm phán tiến hành thì Thẩm phán đó có thẩm quyền ra quyết định
tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Chánh án, Phó Chánh án Tịa án có thẩm quyền
ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm. Bởi các lý do sau:
Một là, theo quy định tại khoản 1 Điều 459 BLTTHS về tạm giam để điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn quy định: “Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục
tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này” mà theo Điều 278 BLTTHS
quy định về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, thì
sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
BPTG do Chánh án, Phó Chánh án Tịa án quyết định; Hai là, khoản 1 Điều 329
BLTTHS quy định trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét
thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạm giam
bị cáo. Theo quy định tại Điều 254 BLTTHS thì “HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm
phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì
13

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Thơng báo số 875/TB-VKSTC, Rút kinh nghiệm về công tác trực
tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ, tr. 3.



18
HĐXX có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm”. Như vậy, HĐXX là do tập thể và
ít nhất là ba người, cịn phiên tồ xét xử theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến
hành nên không được xem là HĐXX. Mặt khác, theo biểu mẫu số 07-HS ban hành
kèm theo Nghị quyết số 05/2017/HĐTP, ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao thì việc ra quyết định tạm giam phải căn cứ vào biên bản
nghị án của HĐXX. Tuy nhiên, vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút
gọn do một Thẩm phán tiến hành và không tiến hành nghị án. Do đó, Thẩm phán
khơng có thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án14. Như
vậy, rõ ràng vẫn cịn có sự chưa thống nhất trong cách hiểu và áp dụng quy định của
BLTTHS năm 2015 về vấn đề này. Tác giả cho rằng quan điểm thứ hai phù hợp với
quy định của BLTTHS nhưng lại mang tính sự phiền hà, phức tạp về mặt thủ tục, vì
phiên tịa đang được tiến hành bởi một Thẩm phán, trong trường hợp cần áp dụng
biện pháp tạm giam đối với bị cáo nhưng Thẩm phán này lại khơng có thẩm quyền áp
dụng, mà thẩm quyền áp dụng lại thuộc về Chánh án, Phó Chánh án Tịa án. Vậy làm
sao để Thẩm phán có thể có được quyết định tạm giam từ Chánh án, Phó Chánh án
khi đang điều hành phiên tòa? Trong khi pháp luật cho phép Thẩm phán này áp dụng
hình phạt thì việc cho phép họ áp dụng biện pháp tạm giam là cần thiết và hợp lý.
+ Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm giam đối với
bị cáo khi HĐXX sơ thẩm trả hồ sơ điều tra bổ sung. Thực tiễn hiện nay, giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng còn nhận thức khác nhau. Như đã phân tích ở trên, theo quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 278 BLTTHS năm 2015, thẩm quyền áp dụng
BPTG trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thuộc về Chánh án, Phó Chánh án Tịa án. Đối
với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu
xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì HĐXX ra lệnh tạm giam
cho đến khi kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi kết thúc phần
nghị án, HĐXX ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung, nếu vụ án đơn
giản thì ngay trong ngày Tịa án phải làm các thủ tục giao hồ sơ cho VKS và VKS

phải nhận hồ sơ để ra quyết định tạm giam đối với bị cáo kể từ ngày nhận hồ sơ.
Nhưng đối với các vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo, hồ sơ nhiều bút lục thì ngay trong
ngày Tịa án khơng thể làm kịp các thủ tục và sắp xếp hồ sơ để giao hồ sơ cho VKS
mà phải có thời gian. Như vậy, trong trường hợp HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra
Nguyễn Văn Anh-TAND thị xã Buôn Hồ, Vướng mắc về thẩm quyền ra quyết định tạm giam bị cáo sau khi
kết thúc phiên toà sơ thẩm trong vụ án hình sự giải quyết theo thủ tục rút gọn, nguồn: />trao-doi-nghiep-vu/vuong-mac-ve-tham-quyen-ra-quyet-dinh-tam-giam-bi-cao-sau-khi-ket-thuc-phien-toa-sotham -trong-vu-an-hinh-su-giai-quyet-theo-thu-tuc-rut-gon-5156.html, truy cập 12/10/2021.
14


19
bổ sung (theo điểm c Khoản 6 Điều 326 BLTTHS) thì phiên tịa đã kết thúc hay
chưa? Và thẩm quyền áp dụng BPTG bị cáo thuộc về HĐXX hay thuộc về Chánh án,
Phó Chánh án. Vấn đề này hiện nay có 02 quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tại khoản 3 Điều 278 BLTTHS năm 2015
không quy định cụ thể thời gian bắt đầu phiên tòa và thời gian phải kết thúc phiên
tòa. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 299 BLTTHS chỉ quy định việc quyết định bắt tạm
giam bị cáo phải được HĐXX thảo luận thơng qua tại phịng nghị án mà khơng quy
định thời gian tạm giam bị cáo là bao lâu và việc tạm giam này được hiểu cho đến
khi kết thúc phiên tòa. Mặt khác, theo khoản 2 Điều 246 BLTTHS: Nếu quyết định
trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung khơng có căn cứ thì VKS có văn bản nêu rõ lý do,
giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án và theo Khoản 3 Điều
280 BLTTHS quy định: Trường hợp VKS không bổ sung được những vấn đề mà
Tòa án yêu cầu và vẫn giữ ngun quyết định truy tố thì Tịa án tiến hành xét xử vụ
án. Như vậy, trong trường hợp HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng VKS không
chấp nhận và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì theo viện dẫn các quy định nêu
trên xác định trong trường hợp này phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo vẫn chưa
kết thúc nên thẩm quyền ra lệnh tạm giam đối với bị cáo thuộc về HĐXX mà khơng
phải của Chánh án hoặc Phó Chánh án.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 278
BLTTHS năm 2015 được hiểu là trong mọi trường hợp trước khi mở phiên tòa, kể cả

trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng phiên tòa chưa được mở (thời
gian bắt đầu phiên tòa được ấn định trong quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì thẩm
quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPTG phải do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
quyết định. HĐXX chỉ ra lệnh tạm giam khi phiên tòa được mở cho đến khi kết thúc
phiên tịa. Mặc dù khoản 3 Điều 278 BLTTHS khơng quy định cụ thể thời gian bắt
đầu phiên tòa và thời gian phải kết thúc phiên tòa, tuy nhiên việc kết thúc phiên tòa
được chấm dứt khi HĐXX tiến hành nghị án xong và ra một trong các quyết định
được qui định tại khoản 6 Điều 326 BLTTHS, trường hợp có bản án thì HĐXX mới
có các thẩm quyền tiếp theo được qui định từ Điều 327 đến 329 BLTTHS. Trường
hợp qua nghị án, HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì luật chỉ quy định
HĐXX phải thơng báo cho những người có mặt tại phiên tịa và người tham gia tố
tụng vắng mặt tại phiên tòa. Như vậy, trong trường hợp này, hoạt động của HĐXX sơ
thẩm đã chấm dứt nên HĐXX khơng có quyền quyết định các vấn đề khác của vụ án
kể cả việc tạm giam đối với bị cáo. Nếu vụ án được VKS truy tố lại theo yêu cầu điều


20
tra bổ sung của HĐXX thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm
phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo Khoản 2 Điều
277 BLTTHS) và việc xét xử sơ thẩm (lại) được HĐXX sơ thẩm thực hiện kể từ khi
mở lại phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa. Mặt khác, theo quy định của
BLTTHS thì sau khi điều tra bổ sung, VKS có thể tiếp tục truy tố bị can (bị cáo mà
HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung) hoặc ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ
án, đồng thời thẩm quyền áp dụng BPTG hay không cũng thuộc về VKS mà khơng
thuộc thẩm quyền của Tịa án và đương nhiên khơng thuộc thẩm quyền của HĐXX
sơ thẩm. Do đó, khi ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX khơng có thẩm
quyền ra lệnh tạm giam mà thẩm quyền này thuộc về Chánh án hoặc Phó Chánh án15.
Như vậy, rõ ràng vẫn cịn có sự chưa thống nhất, chặt chẽ trong quy định của
BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp dụng BPTG trong trường hợp HĐXX quyết
định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Điều này đã phát sinh những cách hiểu

và áp dụng pháp luật chưa thống nhất trong thực tiễn.
Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện quy
định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp dụng BPTG.
Qua phân tích ở trên, có thể nhận thấy việc áp dụng quy định của BLTTHS
năm 2015 về thẩm quyền áp dụng BPTG đã đạt được những kết quả quan trọng,
góp phần vào hiệu quả của các hoạt động tố tụng. Nhưng bên cạnh những kết quả đã
đạt được, việc áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp dụng
BPTG vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập. Điều này làm ảnh hưởng đến
hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị
can, bị cáo. Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng
hình sự về thẩm quyền áp dụng BPTG xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, có nguyên nhân từ sự chưa hoàn thiện của pháp luật tố tụng hình sự về
thẩm quyền tạm giam, cụ thể:
Một là, theo quy định tại Điều 119 dẫn chiếu về khoản 1 Điều 113 BLTTHS
năm 2015 thì thẩm quyền áp dụng BPTG trong giai đoạn điều tra thuộc về Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Tuy nhiên, lệnh tạm giam của các chủ thể này phải
được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Tác giả đồng tình với quan điểm
cho rằng quy định về việc VKS phê chuẩn lệnh tạm giam trong giai đoạn điều tra
của CQĐT đã bộc lộ sự bất hợp lý khi CQĐT là cơ quan trực tiếp thu thập các
Lương Thanh Tú Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi, Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, nguồn:
chantam-giam-3151/, truy cập 12/10/2021.
15


×