Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.57 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

ĐỊNH TỘI DANH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH TỘI DANH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ THAM GIA GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tƣờng Vy
Học viên: Nguyễn Thị Minh Trang
Lớp: Cao học Luật An Giang – Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa
học do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Tƣờng Vy. Các
nội dung, thơng tin được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
tháng
năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
CQĐT
CQTHTT
CTTP
HĐTP
HSPT
HSST
TAND
TANDTC
TNHS
TP
TP.HCM
UBND

VKSND

: Bộ Luật Hình sự
: Cơ quan điều tra
: Cơ quan tiến hành tố tụng
: Cấu thành tội phạm
: Hội đồng Thẩm phán
: Hình sự phúc thẩm
: Hình sự sơ thẩm
: Tịa án nhân dân
: Tịa án nhân dân tối cao
: Trách nhiệm hình sự
: Thành phố
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Ủy ban nhân dân
: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ THEO MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM ..
.....................................................................................................................................7
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về mặt khách quan của Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ ........................................................7
1.2. Một số vƣớng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đƣờng bộ theo mặt khách quan của tội phạm ............9
1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tội
danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ theo mặt
khách quan của tội phạm ...................................................................................27

Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................31
CHƢƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA NGƢỜI ĐIỀU
KHIỂN XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐƢỜNG BỘ MÀ GÂY THIỆT HẠI VỀ
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN CHO NGƢỜI KHÁC ...........................32
2.1. Quy định của pháp luật liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông...
..............................................................................................................................32
2.2. Một số vƣớng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của
ngƣời điều khiển xe công nông trên đƣờng bộ mà gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời khác ...........................................................34
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện ........................................................................47
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................49
KẾT LUẬN ..............................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một vấn
nạn của quốc gia và là nỗi lo, nỗi ám ảnh của nhiều người khi số lượng các vụ tai
nạn giao thông đường bộ không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Do đó, để bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ, Nhà nước đã quy định và sử
dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có pháp luật hình sự. Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy các vụ án tai nạn giao thơng xảy ra ngày càng nhiều, trong
đó, có những vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế, quy
định của pháp luật hình sự về vấn đề này, đặc biệt là Tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ cũng có những thay đổi nhất định nhằm khắc phục tình
trạng trên. Tuy BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định so với quy
định của BLHS năm 1999 nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, việc định tội danh đối

với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS năm
2015) hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả trong quy định của pháp luật hình
sự cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật như sau:
Thứ nhất, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thơng đường bộ cịn tồn tại một số hạn chế như: Việc phân biệt
giữa công trường đang thi công và đoạn đường bộ đang thi công để xác định hành
vi vi phạm là hành vi tham gia giao thông đường bộ hay là hành vi vô ý làm chết
người vẫn chưa được quy định và hướng dẫn rõ ràng; chưa có văn bản hướng dẫn
về việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng: “Không chấp hành hiệu lệnh của
người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều
260 BLHS nên trong một số trường hợp, cịn khó phân biệt tình tiết định khung tăng
nặng này với với hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ quy
định tại Điều 330 BLHS năm 2015; Điều 260 BLHS năm 2015 chưa có quy định về
trường hợp người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vừa gây ra
thiệt hại về tính mạng, vừa gây ra thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho người khác thì
xử lý như thế nào để phân hóa được chính xác mức độ trách nhiệm hình sự của
người phạm tội; xe cơng nơng có được coi là phương tiện tham gia giao thông
đường bộ hay không và người điều khiển xe cơng nơng có buộc phải có giấy phép
lái xe hay khơng hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn và việc áp dụng pháp luật là
tùy thuộc vào sự nhận định từ phía các chủ thể áp dụng pháp luật…


2
Thứ hai, thực tiễn định tội danh đối với Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ cho thấy trong nhiều trường hợp, người phạm tội tuy thực hiện
hành vi phạm tội tương tự như nhau nhưng có Tịa án thì xử lý về Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS), có Tịa án thì xử lý về Tội
vơ ý làm chết người (Điều 128 BLHS), có Tịa án lại xử lý về Tội chống người thi
hành công vụ (Điều 330 BLHS). Đồng thời, có nhiều trường hợp trong cùng một vụ
án nhưng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng lại áp dụng khung hình phạt cũng như

tình tiết định khung tăng nặng khác nhau mà chưa có sự thống nhất...Điều này đã
dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự khơng đúng đối với người có hành vi vi
phạm cũng như việc bỏ lọt tội phạm.
Xuất phát từ những vướng mắc, bất cập nêu trên cho nên việc nghiên cứu để
khắc phục những hạn chế trong quy định và áp dụng pháp luật về định tội danh đối
với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, từ đó đưa ra kiến nghị
nhằm hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội danh này là điều
cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Định tội danh Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thơng đường bộ theo Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp Cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, tìm hiểu có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
tác giả như sau:
1) Dưới góc độ các giáo trình, sách chun khảo: Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm –
Quyển 1, Quyển 2), (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức;
Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 2,
NXB Công an nhân dân; Trường Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa luật (2007), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội;
Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội
phạm, NXB Công an nhân dân; PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa – TS. Phan Anh
Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận khoa học những điểm mới của BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức…
Trong nội dung của các giáo trình, sách chuyên khảo này đã nêu ra định
nghĩa cũng như phân tích về các dấu hiệu pháp lý, dấu hiệu định khung tăng nặng
và hình phạt của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260


3
BLHS năm 2015) (trước đây, theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 là Tội vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ).
2) Dưới góc độ các Luận văn Thạc sỹ, Khóa luận tốt nghiệp: Nguyễn Đắc
Dũng (2011), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ
theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Ninh),
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Danh Đại
(2015), Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thơng đường bộ theo Luật Hình sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần
Văn Thảo (2013), Các tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ theo luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở các số liệu trên địa bàn tỉnh Bình Phước), Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Trần Hoài Thương (2019),
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ theo pháp luật hình sự Việt
Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP.HCM; Trần Thị
Niên (2018), Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ theo luật hình sự
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật TP.HCM;…
Nội dung của các luận văn thạc sỹ Luật và Khóa luận tốt nghiệp nêu trên đã
phân tích những vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ như khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này theo quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam và quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới; phân tích thực trạng áp dụng quy định của pháp luật và những bất cập còn tồn
tại; trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội phạm này và một số giải pháp nâng cao khác.
3) Dưới góc độ các bài viết, bài báo: Đinh Cơng Thành (2018), “Bình luận
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong BLHS năm 2015”,
Tạp chí Kiểm Sát, số 3/2018; Phạm Văn Báu (2019), “Bàn về Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015”, Tạp chí
Tịa án nhân dân, số 13/2019; Bùi Thanh Minh (2020), “Vướng mắc trong định tội
danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ”, Tạp chí Kiểm sát, số
16; Nguyễn Thành Thống (2019), “Một số ý kiến về việc xử lý Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thơng đường bộ”, Tạp chí Kiểm sát, số 18; Nguyễn Văn Lam
(2019), “Về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong BLHS

năm 2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 11; Đinh Văn Quế (2020), “Bình luận về
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ”, Tạp chí Kiểm sát, số 11;
Đinh Thị Thu Hằng (2018), “Bàn về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông


4
đường bộ trong Bộ luật hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12; Lê Đăng
Doanh (2018), “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260
Bộ luật Hình sự 2015) – Một số nội dung mới và những vấn đề đặt ra khi hướng dẫn
áp dụng trong thực tiễn”, Tạp chí Tịa án Nhân dân, số 18/2018; Lê Văn Luận
(2011), “Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với Tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 16/2011;…
Trong nội dung của các bài viết này đã phân tích quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ, trên cơ sở
đó, nêu ra các hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số kiến nghị hồn thiện.
Như vậy, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu về Tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay khá
phổ biến. Tuy nhiên, trong cơng trình nghiên cứu này của tác giả, tác giả sẽ đi sâu vào
nghiên cứu những vướng mắc, khó khăn trong việc định tội danh đối với tội phạm
này trên cơ sở thực tiễn các vụ án hình sự mà Tòa án đã xét xử để trên cơ sở thực tiễn
xét xử đó, phân tích những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó,
từ đó, đưa ra kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này cho
nên đây cũng là định hướng nghiên cứu mới trong Luận văn của tác giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua quy định của BLHS năm 2015
cũng như các bản án thực tế để phân tích những hạn chế, vướng mắc cịn tồn tại
trong lý luận và thực tiễn định tội danh đối với Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị hồn thiện

quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội danh này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ:
- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các dấu hiệu định tội
của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ. Trên
cơ sở đó, nêu ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trên thực tế và nguyên nhân
của những hạn chế đó.


5
- Đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định của Điều 260 BLHS năm 2015
về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và thực tiễn áp dụng định
tội danh đối với tội phạm này trên thực tế.
Về phạm vi nghiên cứu: Để làm sáng tỏ phạm vi nghiên cứu, tác giả nghiên
cứu một số bản án điển hình của các Tịa án liên quan đến các vấn đề định tội danh
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ và khung hình phạt tương
ứng được áp dụng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong
Luận văn để phân tích các nội dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái
quát các nội dung nghiên cứu, khái quát kết quả nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để thấy được sự tương đồng và
khác biệt trong quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng về cùng một vấn đề
cũng như các quan điểm khác nhau trong quá trình định tội danh đối với các hành vi
vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ.

- Phương pháp nghiên cứu án điển hình được tác giả sử dụng để phân tích các
vấn đề thực tiễn khi định tội danh đối với các hành vi vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ được áp dụng trong một số vụ án hình sự cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định nhưng tác giả hi vọng những kết quả
đạt được của Luận văn sẽ là một trong các nguồn tài liệu tham khảo cho những
người nghiên cứu, những người làm thực tiễn và những người có quan tâm về vấn
đề định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ trong Luật
Hình sự Việt Nam.
Trong hoạt động thực tiễn, tác giả mong rằng Luận văn có thể góp một phần
nhỏ vào việc nâng cao nhận thức của những người làm công tác điều tra, truy tố, xét
xử khi định tội danh đối với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Trong hoạt động lập pháp, nếu những kiến nghị của Luận văn được tham
khảo trong hoạt động lập pháp thì tác giả hi vọng có thể sẽ góp phần nhỏ vào việc
hồn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về việc định tội danh đối với
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.


6
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm hai chương:
Chƣơng 1. Định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo mặt khách quan của tội phạm.
Chƣơng 2. Định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông
trên đường bộ gây mà thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác.


7
CHƢƠNG 1

ĐỊNH TỘI DANH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về mặt khách quan của Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại
Điều 260 BLHS năm 2015, theo đó, tội phạm này được hiểu là hành vi tham gia
giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ gây thiệt
hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d
khoản 1 Điều 260 BLHS.1
Cấu thành tội phạm (CTTP) là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc
trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự.2 Bất kỳ tội phạm nào
cũng được hợp thành bởi bốn yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan của tội phạm. Mỗi yếu tố CTTP có thể bao gồm nhiều dấu hiệu. Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) cũng có bốn yếu tố CTTP,
trong đó, yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm được quy định như sau:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ là tội phạm có CTTP
vật chất,3 mặt khách quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu hành vi, hậu quả và
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an tồn
giao thơng đường bộ. Hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về
an tồn giao thơng đường bộ là hành vi của người điều khiển, sử dụng phương tiện
tham gia giao thông đường bộ; hành vi điều khiển, dẫn dắt súc vật; hoặc là hành vi của
người đi bộ trên đường bộ mà vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ được quy định
trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung).
Đối với hành vi tham gia giao thông đường bộ của người điều khiển, sử dụng
phương tiện tham gia giao thơng đường bộ thì cần xác định rõ:
Trường Đại học Luật TP.HCM (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần Chung (Tái bản lần thứ
nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức, tr.10-11.

2
Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 2)
(Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.93.
3
CTTP vật chất là CTTP mà mặt khách quan có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu
bắt buộc. Tội phạm có CTTP vật chất hồn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây ra hậu quả luật định.
Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (2), tr.100.
1


8
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông
đường bộ và xe máy chuyên dùng.4
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.5 Trong đó:
+ Phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy
kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai
bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.6
+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe
đạp máy), xe xích lơ, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe
tương tự.7
- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm
nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh có
tham gia giao thơng đường bộ.8
Các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ rất đa dạng.
Để xác định một hành vi có vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hay
không, cần căn cứ vào quy định của pháp luật về an tồn giao thơng đường bộ. Căn
cứ vào Luật giao thông đường bộ năm 2008, hành vi vi phạm quy định về an toàn
giao thơng đường bộ có thể chia làm hai loại là hành vi không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên

nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.9
Các hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thường được thể
hiện dưới các dạng hành vi như: Đi quá tốc độ; chở quá trọng tải; tránh vượt trái
phép; không đi đúng tuyến đường, phần đường, làn đường; khơng giữ khoảng cách
an tồn theo quy định; lùi xe, dừng xe, đỗ xe không đúng quy định…10
Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng
không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, cơng
trình đang thi cơng hoặc khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ không bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia
Khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
6
Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
7
Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
8
Khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
9
Khoản 1 Điều 3 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 Hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.
10
Xem Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
4
5


9
giao thông đường bộ tại Điều 260 BLHS mà bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng
khác nếu thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm đó như Tội vô ý làm chết người quy định
tại Điều 128 BLHS, Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy

tắc hành chính quy định tại Điều 129 BLHS hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao
động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 BLHS.11
 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
Theo quy định tại CTTP cơ bản của Điều 260 BLHS (khoản 1) thì hậu quả là
dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm. Hậu quả là dấu hiệu định tội của Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định trong cấu thành cơ bản của
Điều 260 BLHS là: Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.12
Nếu một người có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà
chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây ra thiệt hại về sức khoẻ, tài sản của
người khác theo quy định thì khơng CTTP, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều
260 BLHS. Khoản 4 Điều 260 BLHS quy định vi phạm quy định về tham gia giao
thơng đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại
một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 BLHS nếu khơng được ngăn chặn kịp
thời thì cũng bị coi là phạm tội này. Có thể nói, khoản 4 Điều 260 BLHS là CTTP bổ
sung (CTTP phụ) của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
 Dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và hậu quả đã
xảy ra phải có mối quan hệ với nhau. Theo đó, chính hành vi vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tài sản thì mới CTTP, cịn nếu hành vi vi phạm khơng phải là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thì không CTTP này.
1.2. Một số vƣớng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đƣờng bộ theo mặt khách quan của tội phạm
Thứ nhất, định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông gây tai nạn trên đoạn đường đang thi công, chưa cho phép các
phương tiện lưu thông.
11

12

Khoản 1 Điều 3 TTTL số 09/2013/TTLT – BCA – BQP – BTP – VKSNDTC – TANDTC ngày 28/8/2013.
Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015.


10
Thực tiễn cho thấy, việc xác định hành vi này là hành vi tham gia giao thông
đường bộ hay hành vi vơ ý làm chết người vẫn chưa có sự nhận thức và áp dụng
thống nhất trên thực tế. Chẳng hạn như trong vụ án sau:
Vụ án thứ nhất:13
Nội dung vụ án:
Đêm ngày 8/5/2018, sau khi ăn nhậu xong Hồ Văn T điều khiển xe mô tô chở
H và B lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam. Khi đến Km1038+200
thuộc thôn L, xã B, huyện B thì T điều khiển xe mơ tơ chuyển hướng qua phía Đơng
đi về phía Nam (phần đường mở rộng Quốc lộ 1A vừa thi công xong) để về nhà. Do
T đi vào phần đường vừa thi cơng xong ở phía Đông và không quan sát, không làm
chủ tốc độ nên đã tông vào xe mô tô do anh Trần Văn C điều khiển theo hướng
ngược chiều. Hậu quả anh C chết tại chỗ.
Công văn số 1457/SGTVT-QLCL về việc phúc đáp nội dung Công văn số
74/CV-CQCSĐT ngày 02/6/2018 của cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Công an
huyện B, Công văn số 1946/SGTVT-QLCL ngày 31/7/2019 của Sở Giao thông vận
tải tỉnh Quảng Ngãi và Công văn số 1340/BQL-QLDA1 ngày 12/8/2019 của Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thơng tỉnh Quảng Ngãi đều xác
định đoạn đường Km 1038+200 bên trái tuyến (phần đường mở rộng) thuộc gói
thầu 20-BS dự án đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 1A vừa thi công xong hạng
mục thảm nhựa mặt đường còn các hạng mục thuộc hệ thống an tồn giao thơng
trên tuyến chưa được triển khai thi cơng hoàn thiện nên đoạn đường này chưa hoàn
thành, chưa cho phép phương tiện giao thông lưu thông và đồng thời cũng khẳng
định đoạn đường này là đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Theo bản ảnh hiện trường và Công văn số 151/KT-CTY 545 ngày 30/7/2019
của Công ty Cổ phần xây dựng cơng trình 545 xác định: “Đoạn tuyến Km 1038+118Km 1038+800 (phần đường mở rộng) ngày 8/5/2018 đoạn tuyến này chúng tơi vẫn
chưa hồn thành, chưa cho phép thơng xe do hệ thống chưa an tồn giao thơng chưa
hồn thiện và chưa sơn vạch kẻ đường. Chúng tơi đã có bố trí biển báo 2 đầu đoạn
tuyến và hệ thống dải phân cách dẫn hướng nằm trên phần đường mở rộng để ngăn
cách giữa đường hiện trạng và đường mở rộng và tuyến đường này được ngăn cách
bởi các dải phân cách cứng giữa đường hiện trạng và đường mở rộng”.
Quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) và người tham gia tố
tụng về việc xác định tội danh đối với hành vi của Hồ Văn T như sau:
13

Xem Phụ lục số 01, Bản án số: 39/2019/HS-PT ngày 30/8/2019 của TAND tỉnh Quảng Ngãi.


11
- Tại bản án hình sự sơ thẩm (HSST) số 09/2019/HS-ST ngày 12/3/2019,
TAND huyện B, tỉnh Quảng Ngãi áp dụng điểm a khoản 2 Điều 260; điểm b, s
khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 38 BLHS năm 2015 xử phạt Hồ Văn T 36 tháng
tù về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
- Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hồ Văn T cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét
xử bị cáo về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại điểm a
khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 là không đúng tội, gây oan sai cho bị cáo.
- VKSND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng căn cứ vào Công văn số 1457/SGTVTQLCL về việc phúc đáp nội dung Công văn số 74/CV-CQCSĐT ngày 02/6/2018
của CQCSĐT Công an huyện B, Công văn số 1946/SGTVT-QLCL ngày 31/7/2019
của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi và Công văn số 1340/BQL-QLDA1
ngày 12/8/2019 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng
tỉnh Quảng Ngãi xác định đoạn đường xảy ra tai nạn thuộc đoạn Km1038+200 là
đường bộ. Bị cáo điều khiển xe mô tô nhưng khơng có giấy phép lái xe theo quy
định đi vào đoạn đường trên nhưng không đi bên phải theo chiều đi và khơng đi
đúng phần đường của mình dẫn đến tông vào xe mô tô của anh C đi ngược chiều,

hậu quả khiến anh C chết. Lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo. Do đó, đề nghị HĐXX
khơng chấp nhận kháng cáo của bị cáo T, giữ nguyên bản án HSST số 09/2019/HSST ngày 12/3/2019 của TAND huyện B.
- Luật sư Trịnh Văn H – người bào chữa cho bị cáo T cho rằng Tòa án cấp
sơ thẩm xét xử bị cáo T về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ” theo điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS là không đúng tội, gây oan sai cho bị
cáo và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án HSST số 09/2019/HSST ngày 12/3/2019 của TAND huyện B vì các lý do: (1) Xe của người bị hại
không bật đèn khiến bị cáo không thể quan sát xe đi ngược chiều phía trước,
nồng độ cồn trong máu của người bị hại là 120mg/100ml khí thở. Do đó, người
bị hại cũng có một phần lỗi trong vụ án. (2) Đoạn đường xảy ra tai nạn thuộc
đoạn Km1038+200 thuộc thôn L, xã B, huyện B, tỉnh Quảng Ngãi chưa cho phép
xe lưu thông và đây là một công trường đang thi công, nên không phải là mạng
lưới giao thông. (3) Bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 40/2018/GĐPY
của Phòng Giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi không đúng
với quy định của Luật giám định tư pháp. (4) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
phúc thẩm bị cáo tiếp tục hỗ trợ cho người nhà bị hại số tiền 20.000.000 đồng
nên đây là tình tiết giảm nhẹ mới.


12
- Tại bản án HSPT số 39/2019/HS-PT, TAND tỉnh Quảng ngãi cho rằng, căn
cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì đoạn đường xảy ra tai nạn chưa
cho phép xe lưu thông nhưng đây là đường bộ, không phải là một công trường biệt
lập để phục vụ cho cơng tác xây dựng, do đó, các phương tiện giao thông đi vào đoạn
đường này đều phải tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Do đó,
Tịa án cấp phúc thẩm khơng chấp nhận kháng cáo của bị cáo T, giữ nguyên bản án
HSST số 09/2019/HS-ST ngày 12/3/2019 của TAND huyện B, xử phạt T 36 tháng tù
về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 BLHS.
Như vậy, trong vụ án này có hai quan điểm khác nhau liên quan đến việc
định tội danh đối với hành vi vi phạm của Hồ Văn T như sau:
Một là, Tòa án cấp sơ thẩm, VKSND tỉnh Quảng Ngãi và Tòa án cấp phúc thẩm

đều cho rằng bị cáo T bị xét xử về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ” theo Điều 260 BLHS là đúng pháp luật. Theo đó, Tịa án cấp sơ thẩm,
VKSND tỉnh Quảng Ngãi và Tòa án cấp phúc thẩm đều dựa vào Công văn số
1457/SGTVT-QLCL về việc phúc đáp nội dung Công văn số 74/CV-CQCSĐT ngày
02/6/2018 của CQCSĐT Công an huyện B, Công văn số 1946/SGTVT-QLCL ngày
31/7/2019 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi và Công văn số 1340/BQLQLDA1 ngày 12/8/2019 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao
thơng tỉnh Quảng Ngãi để xác định đoạn đường Km 1038+200 (đoạn đường xảy ra tai
nạn) mặc dù đang được thi công, chưa hồn thành, chưa cho phép xe lưu thơng “nhưng
đây là đường bộ, không phải là một công trường biệt lập để phục vụ cho cơng tác xây
dựng; do đó, các phương tiện giao thông đi vào đoạn đường này đều phải tuân thủ
theo quy định của Luật giao thông đường bộ”. Do đây là đường bộ nên bị cáo T bị xét
xử về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” là đúng.
Hai là, bị cáo T và Luật sư bào chữa cho bị cáo đều cho rằng việc Tòa án
cấp sơ thẩm xét xử bị cáo T về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ” theo điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS là không đúng tội, gây oan sai
cho bị cáo. Trong các lý do mà Luật sư đưa ra để bào chữa cho bị cáo T, có thể
thấy lý do cơ bản mà Luật sư cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử không đúng tội
danh đối với bị cáo là: “Đoạn đường xảy ra tai nạn thuộc đoạn Km1038+200
thuộc thôn L, xã B, huyện B, tỉnh Quảng Ngãi chưa cho phép xe lưu thông và đây
là một công trường đang thi công, nên không phải là mạng lưới giao thông”. Tức
là Luật sư bào chữa cho rằng bị cáo T khơng có hành vi tham gia giao thơng
đường bộ vì đoạn đường xảy ra tai nạn là công trường đang thi công mà không


13
phải là đường bộ. Tuy nhiên, cả bị cáo và Luật sư đều đề nghị Tòa án cấp phúc
thẩm hủy toàn bộ bản án HSST số 09/2019/HS-ST ngày 12/3/2019 của TAND
huyện B vì cho rằng bị cáo bị oan sai mà khơng nêu rõ là bị cáo oan sai vì khơng
có tội hay là oan sai vì Tịa án xác định sai tội danh.
Theo quan điểm của tác giả, kháng cáo của bị cáo T và ý kiến của luật sư bào

chữa khơng phải là khơng có lý bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 TTLT số
09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 hướng dẫn
áp dụng quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn
giao thơng thì “trường hợp phương tiện giao thơng đường bộ di chuyển, hoạt động
nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong
trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì
người điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ không bị truy cứu TNHS về Tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS mà
bị truy cứu TNHS về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm
đó như Tội vơ ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS, Tội vô ý làm chết
người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều
129 BLHS hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an
tồn ở nơi đơng người quy định tại Điều 295 BLHS”. Như vậy, theo hướng dẫn này
thì nếu xác định được đoạn đường xảy ra tai nạn là cơng trường đang thi cơng thì T
khơng có hành vi tham gia giao thông đường bộ mà chỉ là đang di chuyển trong
cơng trường đang thi cơng. Do đó, hành vi của T không thể nào phạm Tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ như các CQTHTT đã xác định được.
Trong trường hợp này, nếu đoạn đường xảy ra tai nạn được xác định là công trường
đang thi cơng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 TTLT số 09/2013/TTLT-BCABQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, hành vi của Hồ Văn T có đủ dấu hiệu để cấu
thành Tội vơ ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 BLHS. Trong vụ án này,
rõ ràng đoạn đường nơi xảy ra tai nạn là đoạn đường đang thi công, chưa cho phép
các phương tiện giao thông lưu thông. Đồng thời, theo bản ảnh hiện trường và Công
văn số 151/KT-CTY 545 ngày 30/7/2019 của Cơng ty Cổ phần xây dựng cơng trình
545 cũng đã xác định công ty thi công cũng đã có bố trí biển báo 2 đầu đoạn tuyến
và hệ thống dải phân cách dẫn hướng nằm trên phần đường mở rộng để ngăn cách
giữa đường hiện trạng và đường mở rộng và tuyến đường này được ngăn cách bởi
các dải phân cách cứng giữa đường hiện trạng và đường mở rộng. Vì thế, theo tác
giả, đoạn đường xảy ra tai nạn là cơng trình đang thi cơng trên đường bộ, xe không



14
được phép lưu thông14 nên không thể xác định hành vi của T là hành vi tham gia
giao thông đường bộ như CQTHTT đã nhận định được mà hành vi của Hồ Văn T
chỉ là hành vi vi phạm các quy tắc chung trong việc bảo đảm an toàn về tính mạng
sức khỏe cho người khác nên sẽ cấu thành Tội vô ý làm chết người theo Điều 128
BLHS năm 2015.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong quan điểm của các
CQTHTT và quan điểm của bị cáo, Luật sư bào chữa cho bị cáo là ở chỗ đoạn
đường, nơi mà Hồ Văn T gây tai nạn là đường bộ hay công trường đang thi công.
Nếu xác định đoạn đường nơi xảy ra tai nạn là đường bộ thì Hồ Văn T đã có hành vi
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nên sẽ phạm tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) và ngược lại, nếu xác định
được đoạn đường nơi xảy ra tai nạn là công trường đang thi cơng thì Hồ Văn T
khơng có hành vi tham gia giao thông đường bộ, mà đây chỉ là hành vi vi phạm các
quy tắc chung trong việc bảo đảm an tồn về tính mạng sức khỏe cho người khác
nên sẽ cấu thành Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS năm 2015.
Thông qua vụ án này, một vấn đề pháp lý cần được xác định rõ ở đây là hiểu
như thế nào là công trường đang thi công. Nếu đoạn đường bộ đang được thi cơng
(chưa hồn thành), bên thi cơng chưa bàn giao và chưa cho phép xe lưu thơng thì
được coi là cơng trường đang thi công hay là đường bộ và người có hành vi di
chuyển, hoạt động trên đoạn đường bộ đang thi cơng đó có được coi là hành vi tham
gia giao thông đường bộ hay không. Liệu rằng để được coi là cơng trường đang thi
cơng thì có bắt buộc phải là “một công trường biệt lập để phục vụ cho công tác xây
dựng” như nhận định của TAND tỉnh Quảng Ngãi hay không. Hiện nay, pháp luật
không đưa ra khái niệm thế nào là công trường đang thi công mà chỉ đưa ra khái
niệm “đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.15
Dựa vào khái niệm đường bộ này, chúng ta cũng chưa phân biệt rõ được với khái
niệm “công trường đang thi công” trên đường bộ như trong vụ án trên được.
Thứ hai, định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ mà không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người

điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông và đã gây ra thiệt hại về tính mạng cho người
điều khiển hoặc hướng dẫn giao thơng đó do có hành vi vi phạm quy định về tham
gia giao thơng đường bộ.
14
15

Cũng có trường hợp, cơng trình đường bộ đang thi cơng nhưng xe vẫn được phép lưu thông.
Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.


15
Điều 260 BLHS năm 2015 có quy định tình tiết định khung tăng nặng: “Không
chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” tại điểm d
khoản 2 Điều 260 BLHS. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Điều 330 BLHS năm 2015 cũng có
quy định về Tội chống người thi hành công vụ: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của
họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt…”. Với quy định tại
khoản 1 Điều 330 BLHS thì hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ
là hành vi chống người thi hành công vụ thể hiện ở hành vi cản trở người thi hành công
vụ hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi
chống người thi hành công vụ chỉ CTTP khi kèm theo một trong các thủ đoạn là dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác.16 Trên thực tế, trong một số
trường hợp, việc xác định người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có
hành vi chống người thi hành cơng vụ và cấu thành Tội chống người thi hành công vụ
(Điều 330 BLHS năm 2015) hay là hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ với định tình tiết định khung tăng nặng: “Khơng chấp hành hiệu lệnh của
người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” tại điểm d khoản 2 Điều 260 BLHS vẫn
chưa có sự thống nhất. Điển hình như vụ án sau đây:
Vụ án thứ hai17
Nội dung vụ án:

Khoảng 19 giờ 15 phút ngày 15/4/2017, Trần Mạnh T là người có giấy phép
lái xe hạng C, điều khiển xe ô tô tải biển số 60C-107.62 vượt tải trọng 1.620kg lưu
thông trên Quốc lộ 1 hướng từ ngã tư Vũng Tàu đi TP.HCM. Thời điểm này, tổ
tuần tra của Đội Cảnh sát giao thông số 1 Cơng an tỉnh Đồng Nai, gồm có Lê
Quang M, Nguyễn Đình H và Hà Văn H đang thực hiện nhiệm vụ tại ngã tư Vũng
Tàu phát hiện xe do T điều khiển có dấu hiệu vi phạm nên ra hiệu lệnh dừng xe,
nhưng T không chấp hành, tiếp tục điều khiển xe đi về hướng TP.HCM. Thấy vậy
nên anh M nhờ anh A là người dân đang đứng gần đó dùng xe mơtơ chở anh M
đuổi theo. Khi đến trạm thu phí cầu Đồng Nai thuộc Km 1872 thì xe anh M vượt
lên chặn xe của T dừng lại trên làn đường số 11, tại đây anh M yêu cầu T xuống
xe xuất trình giấy tờ, T vẫn để máy xe hoạt động rồi xuống xe nhưng khơng xuất
trình giấy tờ theo yêu cầu của anh M. Sau đó, T đi vòng qua mở cửa bên phải, lên
Trường Đại học Luật TP.HCM (2021), tlđd (1), tr. 212-213.
Xem Phụ lục số 02, Quyết định giám đốc thẩm số 55/2018/HS-GĐT ngày 09/11/2018 của TAND cấp cao
tại TP.HCM về vụ án “Chống người thi hành công vụ” đối với bị cáo: Trần Mạnh T, sinh năm 1992.
Bản án số: 283/2017/HSPT ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai.
16
17


16
xe điều khiển đánh hết tay lái về bên phải để cho xe chạy vào làn số 10 bỏ chạy.
Thấy vậy, anh M chạy bộ đuổi theo, khi đến ngang cabin thì anh M cầm đèn pin
nhảy lên đánh vỡ kính chiếu hậu bên trái yêu cầu T dừng xe lại, lúc này T đánh lái
về bên trái để cho xe đi thẳng vào làn đường số 10, thì phần hông bên trái xe va
chạm vào người anh M, làm anh M ngã xuống đường và bị bánh sau bên trái xe
của T cán qua tử vong tại chỗ.
Quan điểm của các CQTHTT trong việc xác định tội danh đối với hành vi
của Trần Mạnh T như sau:
- VKSND TP. Biên Hòa truy tố T về tội “Chống người thi hành công vụ”

theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 257 BLHS 1999.18
- Tại Bản án HSST số 263/2017/HSST ngày 5/7/2017, TAND TP. Biên Hòa
áp dụng điểm d khoản 2 Điều 257, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS năm
1999 xử phạt T 6 năm tù về Tội “Chống người thi hành công vụ”.
- Tại Bản án HSPT số 283/2017/HSPT ngày 27/10/2017, TAND tỉnh Đồng Nai
áp dụng khoản 2 Điều 257; điểm b, p khoản l, khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999, Nghị
quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc Hội và khoản 3 Điều 7 BLHS năm
2015, xử phạt T 2 năm 6 tháng tù về Tội “Chống người thi hành công vụ”.
- Ngày 30/11/2017, VKSND tỉnh Đồng Nai có Báo cáo số 1446/VKS-P7 đề
nghị kháng nghị giám đốc thẩm, theo hướng hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại.
- Ngày 12/6/2018, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM ban hành
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 105/QĐ-VC5-V1 đối với Bản án HSPT số
283/2017/HSPT ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai; đề nghị Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án
HSPT nêu trên và bản án HSST số 263/2017/HSST ngày 5/7/2017 của TAND TP.
Biên Hòa để điều tra lại vụ án. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKSND cấp
cao tại TP.HCM đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM chấp nhận
kháng nghị Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM.
- Tại Quyết định giám đốc thẩm số 55/2018/HS-GĐT ngày 9/11/2018,
TAND cấp cao tại TP.HCM nhận định hành vi của T có đủ yếu tố cấu thành Tội “Vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với tình tiết định
khung tăng nặng là “Khơng chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều
khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 202 BLHS
Điểm d khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 quy định: “d) Gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong BLHS năm 2015, Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330; còn trong BLHS
năm 1999, Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257.
18


17

năm 1999,19 việc Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xét xử T về Tội chống người thi
hành công vụ là khơng chính xác. Vì thế, TAND cấp cao tại TP.HCM chấp nhận
kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM hủy Bản án HSPT số
283/2017/HSPT ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai và Bản án HSST số
263/2017/HSST ngày 05/7/2017 của TAND TP. Biên Hòa về phần tội danh và hình
phạt đối với bị cáo T; giao hồ sơ cho VKSND cấp cao tại TP.HCM để điều tra lại.
Như vậy, trong vụ án này có hai quan điểm khác nhau liên quan đến việc
xác định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của bị cáo
T như sau:
Một là, VKSND TP. Biên Hòa, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm
đều cho rằng T phạm Tội chống người thi hành công vụ quy định tại khoản 2 Điều
257 BLHS năm 1999. Trong đó, Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm d khoản 2 Điều
257 BLHS năm 1999 (gây hậu quả nghiêm trọng) vì cho rằng T đã gây ra cái chết
cho anh M. Đến phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng việc Tòa án
cấp sơ thẩm xét xử T theo điểm d, khoản 2, Điều 257 BLHS năm 1999 là chưa phù
hợp vì theo Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 41/2017 của Quốc hội đã sửa
đổi, bổ sung quy định thì trường hợp “Gây hậu quả nghiêm trọng” tại điểm d khoản
2 Điều 257 BLHS năm 1999 khơng cịn được quy định là tình tiết định khung tăng
nặng tại khoản 2 Điều 330 BLHS năm 2015 nữa. Theo quy định của BLHS năm
1999 với BLHS năm 2015 cùng về Tội “Chống người thi hành cơng vụ” thì việc áp
dụng BLHS năm 2015 sẽ có lợi cho người phạm tội, do đó HĐXX phúc thẩm áp
dụng Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội và căn cứ vào
khoản 3 Điều 7 của BLHS năm 2015 để xử phạt theo hướng có lợi cho người phạm
tội. Do đó, Tịa án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 xử
phạt T 2 năm 6 tháng tù về Tội chống người thi hành công vụ. Việc xác định tội
danh và khung hình phạt của VKSND TP. Biên Hịa, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
cấp phúc thẩm đối với T có một số vấn đề như sau:
- Về việc xác định tội danh: VKSND TP. Biên Hòa, Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án cấp phúc thẩm đều cho rằng T phạm Tội chống người thi hành cơng vụ vì T

đã có hành vi khơng chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ nhằm
cản trở người thi hành công vụ (anh M) thực hiện công vụ của họ. Hành vi này của T
Trong BLHS năm 2015, Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều
260; còn trong BLHS năm 1999, Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được
quy định tại Điều 202.
19


18
đã xâm phạm đến việc thực hiện công vụ của những người đang thi hành công vụ,
xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực giao
thông, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, T bị điều tra, truy tố, xét xử về Tội chống
người thi hành cơng vụ là có căn cứ.
- Về việc xác định tình tiết định khung: (1) Mục 5 Chương VI Nghị quyết số
04/HĐTP ngày 29/11/1986 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy
định trong Phần Các tội phạm của BLHS hướng dẫn hậu quả nghiêm trọng quy định
tại khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 có thể là “Người thi hành cơng vụ khơng
hồn thành được nhiệm vụ; việc chấp hành pháp luật ở địa phương hoặc khu vực
trở nên lỏng lẻo; kẻ xấu lợi dụng cơ hội reo rắc dư luận gây ảnh hưởng xấu”. Với
hướng dẫn của Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 có thể thấy, hậu quả
nghiêm trọng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 không bao
gồm hậu quả chết người. Do đó, VKSND TP. Biên Hịa, Tòa án cấp sơ thẩm áp
dụng điểm d khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 đối với T là không đúng. (2) Tịa
án cấp phúc thẩm khơng áp dụng điểm d khoản 2 đối với T vì áp dụng quy định mới
có lợi của BLHS năm 2015, theo đó, BLHS năm 2015 khơng quy định tình tiết định
khung tăng nặng “Gây hậu quả nghiêm trọng” nữa mà thay bằng “Gây thiệt hại về
tài sản 50.000.000 đồng” trở lên. Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn áp dụng
khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 đối với T mà không chỉ ra được tình tiết định
khung tăng nặng đối với T là tình tiết nào. Do đó, việc áp dụng khoản 2 này của Tòa
án cấp phúc thẩm đối với T là không đúng với quy định của pháp luật.

Hai là, TAND cấp cao tại TP.HCM lại cho rằng, tài liệu, chứng cứ có trong hồ
sơ vụ án xác định T khơng có hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống lại
anh M, làm anh M không hồn thành được nhiệm vụ của mình. Ngun nhân chính
làm anh M tử vong là do T không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, điều khiển xe bỏ
chạy để trốn tránh việc xử lý vi phạm. Hành vi bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh,
yêu cầu của người điều khiển giao thông của T đã vi phạm khoản 23 Điều 8, Điều 10
và Điều 11 Luật Giao thông đường bộ, dẫn đến hậu quả chết người. Do đó, hành vi
của T có đủ yếu tố cấu thành Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” với tình tiết định khung tăng nặng là “Khơng chấp hành hiệu lệnh
của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999. Các CQTHTT cấp sơ thẩm đánh giá
khơng đúng các tình tiết khách quan và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả của vụ
án. Từ đó dẫn đến sai lầm trong việc khởi tố, truy tố, xét xử, kết luận T phạm Tội


19
“Chống người thi hành cơng vụ” là khơng chính xác. Tịa án cấp phúc thẩm khi xét
xử khơng làm rõ, khắc phục vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm mà chỉ xét yêu cầu
kháng cáo của bị cáo, từ đó xét xử bị cáo T theo khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999
là không đúng tội danh, không đúng với chứng cứ đã thu thập trong vụ án, dẫn tới xử
mức hình phạt 2 năm 6 tháng tù là q nhẹ khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa.
Theo quan điểm của tác giả, tác giả đồng tình với quan điểm của TAND cấp
cao tại TP.HCM khi cho rằng hành vi của T có đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng là “Khơng
chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao
thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, tác giả lại
khơng đồng tình với nhận định của TAND cấp cao tại TP.HCM khi cho rằng trong vụ
án này, T khơng có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để cản trở anh M
làm nhiệm vụ nên không cấu thành Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257
BLHS). Theo tác giả, ở giai đoạn đầu, khi tổ tuần tra phát hiện xe do T điều khiển có

dấu hiệu vi phạm nên ra hiệu lệnh dừng xe, nhưng T không chấp hành, tiếp tục điều
khiển xe đi về hướng TP.HCM. Thấy vậy nên anh M nhờ anh A chở anh M đuổi
theo. Khi đến trạm thu phí cầu Đồng Nai thuộc Km 1872 thì xe anh M vượt lên chặn
xe của T dừng lại trên làn đường số 11, tại đây anh M yêu cầu T xuống xe xuất trình
giấy tờ, T vẫn để máy xe hoạt động rồi xuống xe nhưng khơng xuất trình giấy tờ theo
yêu cầu của anh M. Sau đó, T đi vòng qua mở cửa bên phải, lên xe điều khiển đánh
hết tay lái về bên phải để cho xe chạy vào làn số 10 bỏ chạy. Ở giai đoạn này, theo tác
giả, hành vi của T đã có đủ yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ. Bởi
Tội chống người thi hành công vụ là tội phạm có CTTP hình thức, mặt khách quan
chỉ cần người phạm tội có hành vi chống người thi hành cơng vụ. Hành vi chống
người thi hành công vụ phải được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn là dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công
vụ thực hiện công vụ của họ. Trong trường hợp này, T khơng có hành vi dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực chống lại anh M nhưng việc T không chấp hành hiệu lệnh và tự ý
lên xe bỏ chạy thì đây có thể được coi là “thủ đoạn khác” để cản trở người thi hành
công vụ thực hiện công vụ của họ và thực tế, đội tuần tra của M cũng như anh M đã
khơng hồn thành được nhiệm vụ của mình.20 Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị
“Thủ đoạn khác” như dùng số đông người lấy danh nghĩa thương binh cưỡng ép cán bộ quản lý thị trường
cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác trái phép đang bị
tạm giữ…Xem: Mục 5 Chương VI Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của HĐTP TANDTC hướng
dẫn áp dụng một số quy định trong Phần Các tội phạm của BLHS.
20


20
định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành cơng vụ thì: “Hành vi
chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không
chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm
cản trở người thi hành cơng vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi

hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”. Như vậy, rõ ràng ở giai đoạn
đầu này, nếu theo quy định tại Điều 257 BLHS năm 1999 thì T khơng có hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với anh M nhưng T đã “dùng thủ đoạn khác” cản
trở anh M thực hiện công vụ của mình; cịn nếu theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số
208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 thì T đã có hành vi “không chấp hành hiệu lệnh,
yêu cầu của người thi hành công vụ nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện
nhiệm vụ được giao” cho nên hành vi của T có đầy đủ yếu tố cấu thành Tội chống
người thi hành công vụ theo Điều 257 BLHS năm 1999.
Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, khi thấy T lên xe bỏ chạy, anh M chạy bộ đuổi
theo, khi đến ngang cabin thì anh M cầm đèn pin nhảy lên đánh vỡ kính chiếu hậu
bên trái yêu cầu T dừng xe lại, lúc này T đánh lái về bên trái để cho xe đi thẳng vào
làn đường số 10, thì phần hông bên trái xe va chạm vào người anh M, làm anh M
ngã xuống đường bị bánh sau bên trái xe của T cán qua tử vong tại chỗ. Ở giai đoạn
sau này, theo tác giả, nguyên nhân trực tiếp làm cho anh M tử vong là do anh T
không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, điều khiển xe bỏ chạy để trốn tránh việc xử lý
vi phạm. Hành vi bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người điều
khiển giao thông của Trần Mạnh T đã vi phạm khoản 23 Điều 8 “Hành vi vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương
tiện tham gia giao thông đường bộ”; Điều 10 (Hệ thống báo hiệu đường bộ) và
Điều 11 (chấp hành báo hiệu đường bộ) Luật Giao thông đường bộ, dẫn đến hậu
quả anh M chết. Do đó, ở giai đoạn sau này, hành vi của T có đủ yếu tố cấu thành
Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ”.
Tuy nhiên, vì Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ đã có quy định tình tiết định khung tăng nặng là “Không chấp hành hiệu
lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” tại điểm
d khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999; hơn nữa, các hành vi này xảy ra kế tiếp nhau
về mặt thời gian và nguyên nhân trực tiếp làm anh M tử vong là do T khơng chấp
Hoặc cũng có quan điểm hiểu rằng dùng thủ đoạn khác có thể là hành vi đe dọa sẽ công bố những tin tức, tài
liệu bất lợi cho người thi hành công vụ hoặc người thân thích của họ, đe dọa hủy hoại tài sản…Xem: Trường
Đại học Luật TP.HCM (2021), tlđd (1), tr.212-213.



×