VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ THỊ BÍCH
HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ
(Nghiên cứu tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ THỊ BÍCH
HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ
(Nghiên cứu tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng)
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 60310301
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Học viện Khoa học Xã hội,
đặc biệt là những người thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân Thị xã Dĩ An, Ban an toàn giao thông thị xã
Dĩ An và Đội cảnh sát giao thông công an thị xã đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp
cận các số liệu, văn bản báo cáo để phục vụ điều tra khảo sát và sử dụng dữ liệu để
viết luận văn.
Nhân đây, tôi xin cảm ơn lãnh đạo Đài truyền thanh thị xã Dĩ An (nơi tôi
đang công tác) và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người đã hết lòng giúp đỡ
và động viên tôi suốt thời gian qua, để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng cả sự nhiệt tình và năng
lực. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp quý báu
của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn.
Học viên thực hiện
Võ Thị Bích
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh. Mọi trích dẫn từ các tài liệu đều được ghi xuất
xứ rõ ràng: các sự kiện, tư liệu trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì sai sót,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Võ Thị Bích
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU HÀNH VI THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ................................................................................. 12
1.1 Các khái niệm làm việc ....................................................................................... 12
1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu .......................................................... 15
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 18
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƢỜNG
BỘ CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ...... 21
2.1 Đặc điểm của nhóm nhập cư tại địa bàn thị xã Dĩ An ........................................ 21
2.2 Thực trạng tình hình TNGT trên địa bàn thị xã Dĩ An ....................................... 27
2.3 Nhóm hành vi vi phạm trật tự ATGT gây hậu quả nghiêm trọng ....................... 29
2.4 Nhóm hành vi vi phạm trật tự ATGT gây hậu quả ít nghiêm trọng ................... 34
Chƣơng 3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ TẠI THỊ XÃ DĨ
AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ..................................................................................... 41
3.1 Nguyên nhân từ phía người tham gia giao thông ................................................ 41
3.2 Nguyên nhân từ phía địa phương nơi người nhập cư sinh sống ......................... 60
3.3 Khuyến nghị các giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông
trong đối tượng người nhập cư tại thị xã Dĩ An ........................................................ 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Diễn giải
1.
ATGT
An toàn giao thông
2.
Ban ATGT
Ban an toàn giao thông
3.
BCA
Bộ công an
4.
CSGT
Cảnh sát giao thông
5.
ĐT
Đường Tỉnh
6.
HĐND
Hội đồng nhân dân
7.
KCN
Khu công nghiệp
8.
NĐ-CP
Nghị Định-Chính Phủ
9.
TNGT
Tai nạn giao thông
10.
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
11.
TT
Thông tư
12.
UB ATGT quốc gia
Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
13.
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng ............................... 29
Bảng 2.2: Mức độ vi phạm hành vi “Điều khiển xe máy khi bị say rượu“ theo tình
trạng hôn nhân ........................................................................................................... 34
Bảng 2.3: Mức độ hành vi vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng ............................ 35
Bảng 2.4: Mức độ vi phạm hành vi “Chở theo 02 người trên xe” theo tình trạng hôn
nhân ........................................................................................................................... 35
Bảng 2.5: Tình huống cần tham gia giao thông không có mũ bảo hiểm theo trình độ
học vấn ...................................................................................................................... 37
Bảng 2.6: Mức độ vi phạm hành vi “Sử dụng dù, điện thoại di động khi lái xe” theo
tình trạng hôn nhân.................................................................................................... 38
Bảng 3.7: Các nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trên lĩnh vực giao thông
đường bộ từ người tham gia giao thông .................................................................... 42
Bảng 3.8: Nhận biết các Biển báo giao thông ........................................................... 43
Bảng 3.9: Nhận định về thói quen làm ảnh hưởng đến hành vi tham gia giao thông
theo tình trạng hôn nhân ............................................................................................ 51
Bảng 3.10: Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm giao thông do “chưa quen
đường” theo tình trạng hộ khẩu Anova ..................................................................... 52
Bảng 3.11: Nguyên nhân vi phạm giao thông do nhiều người cùng vi phạm theo
trình độ học vấn ........................................................................................................ 55
Bảng 3.12: Thái độ vi phạm luật giao thông theo tình trạng hôn nhân..................... 57
Bảng 3.13: Thái độ vi phạm Luật giao thông theo tình trạng hộ khẩu .................... 58
Bảng 3.14: Thái độ vi phạm luật giao thông theo tình trạng quê quán .................... 59
Bảng 3.15: Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của
người nhập cư từ phía địa phương nơi họ sinh sống ................................................. 61
Bảng 3.16: Nhận định về hệ thống hạ tầng giao thông theo giới tính ..................... 63
Bảng 3.17: Nguyên nhân “Luật chưa nghiêm” theo trình độ học vấn ................. 65
Bảng 3.18: Ý kiến Người nhập cư tăng là nguyên nhân gia tăng số vụ TNGT theo
tình trạng hôn nhân ................................................................................................... 68
Bảng 3.19: Ý kiến người trả lời về các tính khả thi của các biện pháp tuyên truyền
giao thông tại thị xã Dĩ An ........................................................................................ 69
Bảng 3.20: Tham gia tuyên truyền Luật giao thông đường bộ tại nơi ở và nơi làm
việc theo tình trạng hộ khẩu ...................................................................................... 71
Bảng 3.21: Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi vi phạm luật giao thông .................. 72
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Phân nhóm tuổi của người trả lời khảo sát ........................................... 22
Biểu đồ 2.2: Thể hiện tỷ lệ giới tính của người trả lời .............................................. 22
Biểu đồ 2.3: Thể hiện tỷ lệ tình trạng hôn nhân của người trả lời ............................ 23
Biểu đồ 2.4: Thể hiện tỷ lệ tình trạng học vấn của người trả lời .............................. 23
Biểu đồ 2.5: Thể hiện tỷ lệ tình trạng nhân hộ khẩu của người trả lời ..................... 24
Biểu đồ 2.6: Thể hiện tỷ lệ tình trạng quê quán của người trả lời ............................ 25
Biểu đồ 2.7: Thể hiện tỷ lệ tình trạng việc làm của người trả lời ............................. 26
Biểu đồ 2.8: Thể hiện tỷ lệ tình trạng khu vực làm việc của người trả lời ............... 26
Biểu đồ 2.9: Tình huống khi đi ngược chiều sẽ giảm khoảng cách đoạn đường đi .. 31
Biểu đồ 2.10 : xử lý tình huống trong trường hợp say rượu và phải về nhà ............. 33
2.4 Nhóm hành vi vi phạm trật tự ATGT gây hậu quả ít nghiêm trọng ................... 34
Biểu đồ 2.11 : Tình huống cần tham gia giao thông khi không có mũ bảo hiểm ..... 36
Biểu đồ 3.12: Ý thức chấp hành biển báo khi tham gia GT ...................................... 44
Biểu đồ 3.13: Xử lý tình huống khi giao đường ưu tiên, không ưu tiên, đường
nhánh, đường chính ................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.14: Xử lý khi gặp vòng xuyến .................................................................. 46
Biểu đồ 3.15: Mức độ kéo đẩy xe khác, vật khác khi tham gia giao thông .............. 46
Biểu đồ 3.16: Xử lý khi có xe sau xin vượt và đủ điều kiện an toàn ........................ 47
Biểu đồ 3.17: Nhận định về thói quen làm ảnh hưởng đến hành vi tham gia giao
thông đường bộ của người nhập cư ........................................................................... 50
Biểu đồ 3.18: Thái độ của người khảo sát khi vi phạm luật giao thông ................... 56
Biểu đồ 3.19: Thái độ khi nhiều người vi phạm giao thông ..................................... 56
Biểu đồ 3.20: Nhận định về chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông tại thị xã Dĩ An .. 62
Biểu đồ 3.21: Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hành vi vi phạm Luật
giao thông đường bộ.................................................................................................. 66
Biểu đồ 3.22: Ý kiến về nhận định người nhập cư tăng là nguyên nhân gia tăng số
vụ TNGT ................................................................................................................... 67
Biểu đồ 3.23: Tham gia tuyên truyền Luật giao thông tại nơi ở và nơi làm việc .... 70
Biểu đồ 3.24: mô tả % trường hợp của bảng Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi vi
phạm luật giao thông ................................................................................................. 72
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tai nạn giao thông đã và đang trở thành nỗi đau của nhiều gia đình và
toàn xã hội. Theo thống kê, nước ta trung bình mỗi ngày TNGT cướp đi sinh mạng
của 24 người và làm khoảng 60 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời.” [18].
Truy cập từ khóa “Tai nạn giao thông” trên công cụ Google chỉ trong vòng
0,57 giây đã cho ra khoảng 700.000 kết quả với số liệu, hình ảnh, thông tin dày đặc
về số vụ TNGT nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thảm khốc…
Theo báo cáo năm 2016 của Cục Cảnh sát giao thông về nguyên nhân các vụ
TNGT đường bộ chủ yếu xuất phát từ các hành vi vi phạm trật tự ATGT dẫn đến
TNGT như: đi không đúng làn đường, phần đường quy định, chạy quá tốc độ,
chuyển hướng không đúng quy định, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Mô
tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ tai nạn khi chiếm tới 66,7%. Tỷ
lệ thương vong TNGT chủ yếu đều trong độ tuổi lao động [2].
Thị xã Dĩ An là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam của Tỉnh Bình Dương,
với 06 khu và 01 cụm công nghiệp cùng với việc đa dạng hóa lĩnh vực thương mại,
dịch vụ. Là địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh lại giáp ranh các khu đô thị lớn:
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Thành phố Thủ
Dầu Một (Tỉnh Bình Dương), thị xã Dĩ An có nhiều tuyến đường huyết mạch giao
thương kinh tế thuận lợi… tạo sức hút lớn đối với lực lượng dân nhập cư trong độ
tuổi lao động từ các tỉnh thành trong cả nước đến Dĩ An sinh sống và làm việc.
Tính đến ngày 01/10/2015, dân số tại địa phương là 394.522 người, trong đó
dân tạm trú là 247.345 người chiếm 62,69% [6]. Phương tiện giao thông cá nhân
cũng từ đó mà gia tăng, chỉ tính riêng số lượng phương tiện xe máy, mô tô bình
quân hằng năm số đăng ký mới trên 10.000 đầu xe [7]. Ngoài ra còn có lượng lớn
phương tiện do người nhập cư từ nơi khác mang đến Dĩ An đi lại và hàng ngàn
phương tiện vãng lai qua lại địa bàn mỗi ngày. Tất yếu gây nên những áp lực đến hạ
tầng giao thông đường bộ. Đồng thời với sự đa dạng của các thành phần dân cư dẫn
đến sự khác biệt trong hành vi ứng xử của những người tham gia giao thông.
1
Trong những năm qua, thị xã đã triển khai nhiều chủ trương chính sách quy
hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đô thị nhằm tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị xã Dĩ an nói
riêng và tỉnh Bình Dương nói chung đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh từ
hoạt động giao thông: ùn tắc giao thông kéo dài, tình trạng vi phạm trên lĩnh vực
giao thông đường bộ, TNGT ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Trong đó chiếm đến
70% trở lên số vụ TNGT tại thị xã Dĩ An là do người nhập cư gây ra [4].
Vậy thực tế hiện nay, thực trạng hành vi tham gia giao thông đường bộ của
người nhập cư tại Thị xã Dĩ an như thế nào, những nguyên nhân nào dẫn đến hành
vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người nhập cư tại địa phương?
Liệu rằng người dân nhập cư có phải là nhóm gây TNGT cao hay không, họ có
thường vi phạm Luật giao thông đường bộ hay không? Vấn đề này vẫn chưa có số
liệu bóc tách ra được, tuy nhiên một trong những điều cần quan tâm là sự hiểu biết
các quy định pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ và nhận thức, thái độ
cùng ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của người nhập cư hiện
nay như thế nào,… sẽ phần nào dự đoán được khả năng xảy ra TNGT. Đó là lý do
tác giả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Hành vi tham gia giao thông đƣờng
bộ của ngƣời nhập cƣ tại thị xã Dĩ an, tỉnh Bình Dƣơng”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân đã có nhiều tác
giả nghiên cứu, mỗi hành vi gắn liền với nhận thức và thái độ ứng xử của người
tham gia giao thông. Và cũng đã có tác giả nghiên cứu về thực trạng và các nguyên
nhân dẫn đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ với khách thể là
học sinh, sinh viên hoặc người dân ở một tỉnh hoặc thành phố, nhưng với khách thể
nghiên cứu là người nhập cư đến giờ tác giả vẫn chưa tìm thấy ai đề cập đến. Đây là
vấn đề khó và mới; tác giả đã và đang kế thừa, vận dụng các công trình có mục tiêu
nghiên cứu gần giống để tìm ra cái mới nhằm phục vụ cho luận văn của mình.
2
2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài [12, tr.36-44]
Nghiên cứu của Gregersen và cộng sự (1996) chỉ rõ tuổi, giới tính, tình trạng
thể chất, giáo dục, đào tào, trải nghiệm, lối sống, tình trạng cảm xúc, sự mệt mỏi,
thời gian phản ứng, tầm nhìn, sự đề phòng và tốc độ lái xe cũng đóng vao trò quan
trọng và cần thiết để thiết lập đến các liên hệ các nhân tố rủi ro đối với TNGT.
Nghiên cứu của Hermann Nabi và cộng sự (2000) cũng cho thấy rằng, việc
điều khiển xe quá tốc độ ở trên đường giao thông nông thôn, nghe điện thoại khi
điều khiển và ngủ gật cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Nghiên cứu của Cheng-qiu Xie và cộng sự (2002) và nghiên cứu của Bener
và cộng sự (2005), các vụ tai nạn giao thông xảy ra thường liên quan đến đặc điểm
của hành vi cá nhân. Có 90% của tất cả các vụ tại nạn đều liên quan đến đặc điểm
hành vi của người tham gia giao thông.
Nghiên cứu của Roni Factor và cộng sự (2006): nghiên cứu sự ảnh hưởng
của các đặc điểm văn hóa xã hội đến tai nạn xe hai bánh. Nghiên cứu này phát triển
mô hình xã hội để giải thích sự va chạm giữa hai tài xế hay nhiều hơn. Nhóm xã hội
có những đặc điểm văn hóa riêng biệt bao gồm thế giới quan và cách hành xử có
ảnh hưởng đến những thành viên của nó. Những đặc điểm văn hóa này có thể khiến
người điều khiển phương tiện ở những nhóm khác nhau, diễn giải một tình huống
được đặt ra với họ, một cách khác nhau. Do đó, họ có thể có những quy định mâu
thuẫn và dẫn đến TNGT.
Nói về cảm xúc của người điều khiển phương tiện giao thông thì nghiên cứu
của Vladimir Jevtic và cộng sự (2012) cũng đã chỉ rõ, người lái xe mô tô thường có
nguy cơ xảy ra TNGT nhiều hơn so với người điều khiển xe ô tô. Tác giả này lý giải
rằng, người lái xe mô thường có cảm xúc như vui vẻ, phấn khích khi lái xe và điều
này khiến cho người điều khiển xe mô tô dễ lái xe với tốc độ cao.
Nghiên cứu Yannis và cộng sự (2014) về hành vi gây tai nạn giao thông của
người điều khiển các phương tiện giao thông đã kết luận rằng, người điều khiển
giao thông thường bị chi phối bởi việc nghe điện thoại hoặc nói chuyện trong lúc lái
xe thì sẽ bị phân tán tư tưởng và dễ xảy ra TNGT. Ngoài ra, nhóm tác giả này còn
3
phân tích sự khác nhau về mức độ phân tán và thời gian xử lý tình huống khi tham
gia trên các tuyến đường giao thông nông thôn, thành thị và đường cao tốc.
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra khá nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động
đến hành vi của người tham gia giao thông đường bộ, từ các yếu tố liên quan đến
đặc điểm cá nhân của người tham gia giao thông cho đến tâm trạng, cảm xúc, lối
sống cũng như cơ chế kiềm chế sự phấn khích của người tham gia giao thông. Có
thể nói, hành vi của người tham gia giao thông đường bộ không chỉ chịu tác động từ
những yếu tố trên mà còn liên quan đến đặc điểm văn hóa xã hội, nhận thức, thái
độ, kiểm soát của xã hội… đối với người tham gia giao thông. Trong phạm vi
nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng một số nhân tố trong những công trình nghiên cứu
trên để nghiên cứu cho đề tài của mình.
2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hành vi sai lệch xã hội của người tham
gia giao thông đường bộ tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam” của Ths Dương Thuận và
Ths Dương Thị Ngọc Thu (2005). Hai tác giả đã phân tích các yếu tố tác động đến
hành vi sai lệch xã hội của người tham gia giao thông bao gồm: yếu tố giới tính,
tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhận thức, thái độ kiểm soát xã hội. Qua đó
đề xuất giải pháp để kiểm soát hành vi sai lệch của người tham gia giao thông [21].
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu chưa cho thấy tác động của nguyên nhân “thói
quen ở quê” đến hành vi tham gia giao thông của người dân. Vì người tham gia giao
thông tại các tỉnh, thành, khu đô thị lớn hiện nay có cả người dân đến các vùng
miền trong cả nước trong đó có chiếm phần đông là người dân ở các vùng nông
thôn vốn quen với đồng quê, nương rẫy, tập quán “băng đồng lội ruộng”, đi bộ trên
đường làng, đường xã nhỏ hẹp nên khi hội nhập vào những khu đô thị sầm uất với
hệ thống giao thông đường bộ hiện đại, nhiều làn xe, phương tiện lưu thông đông
đúc, trong khi đó người dân ở quê lại chưa quen với quy tắc trật tự ATGT hay
những hiệu lệnh của CSGT... Tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hành vi tham giao thông
của họ. Tác giả sẽ đề cập đến vấn đề này trong nghiên cứu của mình.
4
Đối với các nghiên cứu về hành vi tham gia giao thông của người dân có ba
tác giả bao gồm: Dư Phước Tân (2008) có đề tài nghiên cứu “Các hành vi ứng xử
của cư dân đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp để xây dựng
lối sống văn minh hiện đại” đã nhận dạng các hành vi ứng xử trong khi điều khiển
phương tiện giao thông trên đường, đã xác định mức độ vi phạm theo từng hành vi
cụ thể, đồng thời xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng vi phạm, từ đó xây
dựng một hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, có xác định lộ trình thực hiện
tương ứng với các đối tượng liên quan khác nhau [22]. Nghiên cứu “Hành vi tham
gia giao thông của sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng“ của Ths
Ngô Thị Lệ Thủy (2010) với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp trò
chuyện, quan sát. Tác giả đã nêu ra được thực trạng, đề xuất những biện pháp tác
động thay đổi hành vi tham gia giao thông theo hướng tích cực hơn cho sinh viên.
Tuy nhiên chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể về giáo dục hành vi tham gia giao
thông an toàn cho sinh viên [23]. Ths Tô Nhi A (2012) có đề tài “Hành vi tham giao
thông của sinh viên một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”. Qua
nghiên cứu tác giả đã đưa ra các khái niệm về “Hành vi” và “Hành vi tham gia giao
thông” bao gồm cả biểu hiện phù hợp và không phù hợp với các quy định trong
Luật giao thông đường bộ, kết luận của đề tài cho thấy đa số sinh viên có nhân thức
đúng đắn về luật lệ ATGT, có thái độ nghiêm túc trong tham gia giao thông, nhưng
thái độ chưa tích cực. Hầu hết các sinh viên đều bị tác động bởi nguyên nhân khách
quan và chủ quan trong lưu thông. Tác giả cũng đưa ra được những kiến nghị các
biện pháp giáo dục ATGT trong đối tượng sinh viên [1].
Nghiên cứu “Văn hóa giao thông đường bộ của người dân tại thành phố Hồ
Chí Minh: thực trạng và những yếu tố tác động” của Ths Phạm Hoàng Phước
(2013). Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phân tích
tổng hợp thông tin sẳn có, khảo sát xã hội học để mô tả bức tranh toàn cảnh về thực
trạng văn hóa giao thông của người dân thành phố, khuyến nghị các giải pháp xây
dựng văn hóa giao thông phù hợp cho từng nhóm khách thể [14]. Đây là những yếu
tố rất quan trọng giúp cho chúng tôi bổ sung về mặt lý thuyết cho đề tài, từ đó có
5
thể vận dụng trong việc đi tìm các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tham gia
giao thông đường bộ của người nhập cư.
Nghiên cứu “Phân tích hành vi sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông”
của Tiến sĩ Lê Thu Huyền (2014). Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả của hành vi sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông từ đó đưa ra
các giải pháp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây TNGT của người tham gia giao thông [9].
Chúng tôi có thể đề cập đến nguyên nhân trong đề tài của tác giả để vận dụng cho
nghiên cứu của mình. .
Qua các đề tài mà tác giả đã tổng quan ở nội dung trên cho thấy, các đề tài
chủ yếu tập trung nghiên cứu các hành vi chấp hành các quy định của pháp luật về
Trật tự ATGT của người dân khi tham gia giao thông, đây là một trong hai nội dung
định hình nên chủ đề văn hóa giao thông. Còn vấn đề nghiên cứu hành vi tham gia
giao thông đường bộ của người nhập cư chưa được đề cập một cách toàn diện. Các
kết quả nghiên cứu có liên quan chủ yếu tập trung vào vấn đề xây dựng ý thức giao
thông nói chung của người dân. Điểm khác biệt mà đề tài nghiên cứu này mang lại
chính là tập trung nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm
trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ cách tiếp cận của chính những người tham
gia giao thông là người nhập cư đang sinh sống, học tập, lao động tại thị xã Dĩ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích: Nhằm mang lại sự hiểu biết tương đối có hệ thống về thực
trạng hành vi tham gia giao thông đường bộ của người nhập cư tại thị xã Dĩ An và
các nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tạo
cơ sở đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo tình hình trật tự ATGT trên
địa bàn thị xã Dĩ An hiện nay qua đây góp phần điều chỉnh hành vi tham gia giao
thông đường bộ của người nhập cư theo hướng tích cực và an toàn hơn. .
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Mô tả thực trạng các nhóm hành vi tham gia giao
thông đường bộ của người nhập cư tại thị xã Dĩ An bao gồm những nhóm hành vi vi
phạm trật tự ATGT gây hậu quả nghiêm trọng và nhóm hành vi vi phạm trật tự
6
ATGT gây hậu quả ít nghiêm trọng, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hành
vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm nguyên nhân từ phía
những người tham gia giao thông và nguyên nhân từ địa phương nơi người nhập cư
đang sinh sống, làm việc, khuyến nghị các giải pháp nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật giao thông trong đối tượng người nhập cư tại địa bàn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hành vi tham gia giao thông đường bộ của người nhập cư tại Thị
xã Dĩ an và những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường bộ của người nhập cư tại thị xã Dĩ An.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Người nhập cư đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Thị xã Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu hành vi tham giao thông đường bộ
của người nhập cư tại thị xã Dĩ an, không mở rộng ra các địa phương khác ở trong
và ngoài Tỉnh Bình Dương. Thời gian khảo sát: tháng 11/2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng các phương pháp luận và hướng tiếp cận của xã hội học. Các
lý thuyết được áp dụng phù hợp cho từng nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó hướng
tiếp cận tổng quát cũng mang lại cái nhìn khách quan cho vấn đề nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu: trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu sưu
tầm liên quan đến lĩnh vực này cùng các báo cáo của Ban ATGT, Đội CSGT công
an thị xã, Đồ án quy hoạch chung đô thị loại III của UBND thị xã Dĩ An, các quy
định pháp luật về cư trú và các quy định pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường
bộ hiện hành. Tác giả kế thừa và vận dụng những thông tin về vấn đề nghiên cứu.
5.2.2 Phương pháp định tính: phỏng vấn sâu 11 trường hợp tại thị xã Dĩ An,
7
trong đó có 09 người nhập cư bao gồm cả nam và nữ có độ tuổi, ngành nghề và thời
gian tạm trú... khác nhau và 02 cảnh sát giao thông thị xã Dĩ An để khai thác các
khía cạnh nội dung nghiên cứu sâu sắc hơn giúp cho việc nắm bắt tình hình một
cách thực tế và khách quan.
5.2.3 Phương pháp quan sát: Phương pháp này hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm
những thông tin đã được thu thập và là cơ sở ban đầu để đưa ra các giả thuyết và
hướng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này tác giả chọn địa bàn phường An Bình
để thực hiện phương pháp quan sát (đây là địa bàn có số lượng dân nhập cư chiếm
tỷ lệ cao nhất so với 6 phường còn lại của thị xã Dĩ An, bình quân số lượng dân
nhập cư gấp 8 lần dân thường trú, địa bàn này là địa phương đầu tiên phát triển khu
công nghiệp của tỉnh Bình Dương thu hút rất đông công nhân lao động nhập cư đến
làm việc, sinh sống, nhu cầu đi lại tăng cao).
5.2.4 Phương pháp điều tra bảng hỏi (định lượng): đề tài sử dụng phương
pháp điều tra chọn mẫu thuận tiện với dung lượng mẫu là 200 người nhập cư bao
gồm diện thường trú và diện tạm trú dài hạn KT3 và ngắn hạn KT4 tại 7/7 phường
của thị xã Dĩ An (Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình An, An Bình, Bình Thắng, Tân
Bình, Đông Hòa). Phương pháp này nhằm tìm ra những thông tin thực tế, khách
quan và là những căn cứ cần thiết cho những kết luận nghiên cứu khoa học.
5.2.5 Xử lý thông tin: tác giả dùng phần mềm tin học SPSS để xử lý thông tin
thu thập từ bảng câu hỏi, sau đó mã hóa số liệu và phân tích kết quả; Gỡ băng
phỏng vấn và tổng hợp, sắp xếp theo các khía cạnh nội dung nghiên cứu; Các thông
tin quan sát và phân tích văn bản được tập hợp và phân tích, phân loại; Các số liệu
thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu: tính điểm
trung bình, phần trăm; Kiểm nghiệm Anova; T-test ; Chi - Square để làm rõ sự khác
biệt về hành vi tham gia giao thông đường bộ của người nhập cư giữa các biến số
khác nhau được lựa chọn trên thông tin chung của mẫu nghiên cứu.
5.3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hành vi tham gia giao thông đường bộ của người nhập cư tại thị
xã Dĩ An hiện nay như thế nào?
8
Đâu là những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ của người nhập cư tại Thị xã Dĩ an hiện nay?
5.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Thực trạng hành vi tham gia giao thông của người nhập cư tại
thị xã Dĩ An chưa tốt thể hiện qua sự hiểu biết các quy định pháp luật trên lĩnh vực
giao thông đường bộ chưa đầy đủ, ý thức tự giác trong chấp hành ATGT chưa cao.
Giả thuyết 2: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ của người nhập cư tại thị xã Dĩ An. Trong đó, có các nguyên
nhân từ người tham gia giao thông và từ địa phương nơi người nhập cư sinh sống,
làm việc, học tập, lao động (đó là các nguyên nhân từ hạ tầng giao thông, kiểm soát
giao thông, các vấn đề về ngập úng cục bộ, ùn tắc giao thông).
9
5.4 Khung phân tích: Dựa trên cơ sở lý thuyết của đề tài và phương pháp
nghiên cứu, tác giả thiết kế khung phân tích như sau:
Ngƣời nhập cƣ tại thị
xã Dĩ An
Thực trạng hành vi tham gia giao thông đƣờng bộ
Tai nạn giao thông,
ảnh hƣởng đến trật
tự an toàn giao
thông
Các nhóm hành vi
vi phạm trên lĩnh
vực giao thông
đƣờng bộ
Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm trên lĩnh vực giao thông đƣờng bộ
Từ phía địa
phƣơng nơi ngƣời
nhập cƣ sinh sống,
làm việc, học tập
Từ phía ngƣời
tham gia giao
thông là ngƣời
nhập cƣ
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận: Thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người dân là vấn đề được nhiều tác
giả nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá cụ thể về vấn
đề này trong đối tượng là người nhập cư. Mong rằng những kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần xây dựng và bổ sung thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về chủ đề
trật tự ATGT ở những địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh thu hút đông đảo người
dân từ nhiều nơi khác đến định cư, làm việc, học tập.
10
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Đảm bảo trật tự ATGT đô thị chính là nhiệm vụ chính
trị trọng tâm của Đảng bộ và chính quyền thị xã Dĩ An trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Do vậy, các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT cần được thực hiện
lâu dài, sâu rộng và mang tính bền vững trong cộng đồng xã hội nhất là vào giai
đoạn thị xã đang phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2018. Để làm được
điều này đỏi hỏi phải có nghiên cứu khoa học nghiêm túc về thực trạng hành vi
tham gia giao thông đường bộ của người nhập cư tại thị xã Dĩ An. Kết quả của đề
tài nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về trật tự ATGT đô thị cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Những kết quả nghiên cứu cũng giúp Ban ATGT Thị xã có thêm cơ sở khoa học
trong thực hiện các biện pháp đảm bảo tình hình trật tự ATGT đô thị tại địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
7.1 Phần mở đầu
7.2 Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận trong nghiên cứu hành vi tham gia giao thông
đường bộ.
Chương 2: Thực trạng hành vi tham gia giao thông đường bộ của người nhập
cư tại thị xã Dĩ An.
Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ của người nhập cư tại thị xã Dĩ an.
7.3 Kết luận
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU HÀNH VI THAM GIA
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1 Các khái niệm làm việc
Hành vi, Nhận thức, Ý thức, Thái độ
Theo từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Tôn Nhan – Phú Văn Hẳn đồng chủ biên
(2014 ) nêu định nghĩa như sau:
Hành vi là những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể (Hành vi phạm tội) [13, tr.466].
Nhận thức là quá trình hoặc kết quả của sự hiểu biết sự vật, hiện tượng
(Nhận thức sai lầm). Nhận ra và biết được, hiểu được ( Nhận thức được vấn đề khó
khăn) [13, tr.789]. Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc của
con người. Vật chất và ý thức là hai phạm trù cơ bản của triết học.
Ý thức là sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân. Là
sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có. Nâng cao ý thức
kỷ luật. Có ý thức về việc gì (Anh ta ý thức được công việc đang làm) [13, tr.1241].
Thái độ nói chung là những biểu hiện bên ngoài của một người (như là nét
mặt, cử chỉ, hành vi) đối với ai hoặc sự việc nào đó (Một số công chức có thái độ
hống hách với người dân). Là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo hướng
nào đó trước một vấn đề, sự việc (có thái độ tích cực trong cuộc sống) [13, tr.1003].
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương
tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ
trên đường bộ. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe
thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ [16].
Như vậy Hành vi tham gia giao thông là những phản ứng, cách cư xử biểu
hiện ra ngoài của một người trong tham gia giao thông qua đó thể hiện nhận thức,
thái độ và ý thức của họ đối với vấn đề về trật tự ATGT.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Theo khoản 2,
Điều 1, Nghị Định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính Phủ thì vi phạm
12
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ
chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách
cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính, bao gồm: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường
bộ; Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Các
hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Các hành
vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường
bộ; Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; Các hành vi vi phạm khác
liên quan đến giao thông đường bộ [8].
Tai nạn giao thông: Theo Điều 05 Thông tư 58/2009/TT-BCA ngày
28/10/2009 của Bộ Công An quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng
cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ quy định Tai nạn
giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên
mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính
mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân [3, tr.2-4].
TNGT gồm: Va chạm giao thông; Vụ TNGT gây hậu quả ít nghiêm trọng;
Nghiêm trọng; Rất nghiêm trọng; Đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể:
Vụ TNGT gây hậu quả ít nghiêm trọng: không làm chết người, chỉ gây tổn
hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật dưới 31%; hoặc nhiều người
nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này dưới 41%; Gây thiệt hại về
tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng.
Vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng; Rất nghiêm trọng và Đặc biệt nghiêm
trọng: làm chết người, gây tổn hại cho sức khỏe cho con người từ 31% trở lên; hoặc
nhiều người với tỷ tổng tỷ lệ thương tật từ 41% đến trên 200%; Gây thiệt hại về tài
sản từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên.
Trật tự an toàn giao thông: là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng,
nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến
13
mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một yêu cầu
và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần thiết để phát triển
kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội [24].
Người nhập cư: Dưới góc độ địa lý, nhập cư là sự chuyển đến của một
người hoặc một nhóm người từ một đơn vị địa lý khác, vượt qua biên giới hành
chính, chính trị với mục đích cư trú lâu dài hoặc tạm thời. Nhập cư có thể diễn ra
giữa nước này với nước khác, hoặc giữa vùng này với vùng khác trong cùng một
nước. Theo Đại từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin: Nhập cư
là đến định cư ở một nơi khác. Theo Từ điển Wikipedia Tiếng Việt: Nhập cư là hoạt
động di chuyển chỗ ở đến một vùng hoặc quốc gia mới, Người nhập cư (immigrant)
là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hay sinh sống có
hoặc không có hộ khẩu thường trú.
Tựu trung các khái niệm, định nghĩa trên tuy có những ý kiến khác nhau
nhưng có thể thấy một số điểm chung và cơ bản trong nội hàm khái niệm “Nhập
cƣ” là sự di chuyển đến của một người hay một nhóm người qua biên giới hành
chính quốc gia với mục đích thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc với mục đích khác;
Sự chuyển đến này có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc; Việc cư trú tại quốc gia tiếp
nhận có thể dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú [10, tr.227-229].
Trong phạm vi đề tài thực hiện, chúng tôi tập trung nghiên cứu đối tượng
người nhập cư là người chuyển từ các tỉnh thành trong cả nước đến Thị xã Dĩ an
sinh sống, học tập, lao động và làm việc thuộc diện Thường trú (tức đã có nhập hộ
khẩu thường trú tại thị xã Dĩ An), diện tạm trú dài hạn KT3 (hộ, nhân khẩu, người
lao động, học tập ở tỉnh khác đến tại Thị xã Dĩ an từ 06 tháng trở lên nhưng chưa
được đăng ký hộ khẩu thường trú) và diện tạm trú ngắn hạn KT4 (hộ, nhân khẩu,
người lao động, học tập không ổn định dưới 06 tháng tại thị xã).
Tóm lại, khái niệm hành vi tham gia giao thông đường bộ của người nhập cư
trong đề tài này được thao tác hóa thành các chỉ báo cụ thể như:
Hành vi tham gia giao thông được thể hiện qua việc chấp hành tốt hoặc chưa
tốt các quy định pháp luật về trật tự ATGT khi tham gia giao thông đường bộ của
người nhập cư.
14
Hành vi tham gia giao thông được thể hiện qua mức độ hành vi vi phạm các
quy định trên lĩnh vực giao thông đường bộ gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự
ATGT đô thị và gây TNGT của người nhập cư.
Trong quá trình thao tác hóa khái niệm và thiết kế bảng hỏi, tác giả bám sát
vào các chỉ báo này. Bên cạnh đó, việc tham khảo từ các nghiên cứu khác cũng giúp
tác giả hình thành nên bảng hỏi khảo sát nhằm đi đúng mục tiêu của đề tài.
1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
Trong đề tài này tác giả sử dụng Hướng tiếp cận xung đột văn hóa cùng Lý
thuyết về phát triển đô thị bền vững và Lý thuyết kiểm soát xã hội để làm cơ sở lý
luận cho đề tài nghiên cứu.
1.2.1 Hướng tiếp cập “Xung đột văn hóa”
Theo S.Huntington: các cuộc xung đột lớn, quan trọng và nguy hiểm nhất
hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa không phải xuất phát từ lợi ích kinh tế hay
những bất đồng về hệ tư tưởng, mà do sự khác biệt giữa các dân tộc thuộc về các
chỉnh thể văn hóa hoặc các nền văn minh khác nhau.
Xung đột văn hóa về cơ bản được bắt đầu từ tình trạng không hiểu biết giữa
các nhóm người, các quốc gia, dân tộc. Đây là thuật ngữ chung để chỉ những căng
thẳng, đụng độ và bất hòa trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Người ta nhận thấy
trong cuộc sống hằng ngày mỗi người hoặc một nhóm người thường không muốn
hoặc không biết cách hiểu các nhu cầu và khả năng của những người khác. Điều đó
tạo ra thái độ nghi ngờ, thiếu đồng thuận, rồi không chấp nhận, không dung hòa lẫn
nhau và hệ quả sau cùng là giữa các bên đã xảy ra sự xung đột [11, tr.255-256].
Trong phạm vi nghiên cứu đề hành vi tham gia giao thông đường bộ của
người nhập cư, chúng tôi chọn xem xét xung đột văn hóa ở góc độ của sự đối lập về
giá trị của các nền văn hóa và các nền văn minh. Nói cách khác đó là sự khác biệt
về cấu trúc xã hội, thiết chế xã hội và văn hóa giữa xã hội cổ truyền và xã hội hiện
đại tạo nên những xung đột văn hóa, tác động đến nhận thức, hành vi của mỗi cá
nhân người nhập cư khi từ nông thôn ra thành thị.
15
Những xung đột văn hóa còn xảy ra ở những môi trường, những không gian
rộng lớn. Ví như trên đường có hai người đang lưu thông, họ vốn xuất phát từ hai
nền văn hóa và trước đó chưa một lần gặp gỡ hay quen biết nhau. Rồi một “sự cố”
nào đó xảy ra. Lúc ấy theo phản xạ tự nhiên, mỗi người lập tức quay về truyền
thống văn hóa của mình để tìm lời giải đáp. Do điểm tựa của hai người là hai nền
văn hóa không tương đồng nên giữa họ có hai cách hiểu, hai cách lý giải và kéo
theo đó là hai cách ứng xử khác nhau. Các cách ứng xử này có thể không tương
hợp, thậm chí là trái chiều nhau, trong khi đó cả hai không ý thức được rằng họ đã
dựa trên những nguyên tắc nền tảng không giống nhau, và do đó họ không thể hiểu
hoặc đã hiểu lầm một cách tai hại về nhau. Tất nhiên xung đột sẽ xảy ra và sự lan
tỏa của nó có thể mở rộng đến nhiều lĩnh vực khác [11, tr.257].
Lý thuyết xung đột văn hóa cho rằng, mỗi người được sinh ra và lớn lên
trong một hoàn cảnh, với những sắc tộc, tôn giáo, khu vực, giới tính, lứa tuổi, giai
tầng cụ thể. Do đó, chúng ta vừa tiếp nhận những nội dung xã hội hóa nói chung,
vừa được nhào nặng bởi những giá trị và chuẩn mực riêng của cái tiểu văn hóa mà
chúng ta sở thuộc. Chúng thấm vào hành vi ứng xử của chúng ta mạnh đến mức ta
không cảm thấy điều đó nữa và mỗi khi hành động thì những tập tục đó đã trở thành
bản năng của chúng ta. Chính cái xã hội mà từ đó chúng ta được sinh ra và lớn lên
đã nhào nặng nên toàn bộ nhận thức, tình cảm của chúng ta. Cho nên khi gặp nền
văn hóa khác, chúng ta không thể tìm thấy những điểm quy chiếu quen thuộc. Đây
chính là cơ sở khách quan dẫn đến mọi bất đồng, căng thẳng hay xung đột văn hóa,
nhất là đối với những người thuộc các nền văn hóa khác nhau [11, tr.258-259].
1.2.2 Lý thuyết phát triển đô thị bền vững
Lý thuyết này lấy sự tăng trưởng kinh tế làm mục đích cho sự phát triển. Con
người đô thị vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển, hoàn thiện mối quan hệ giữa
cá nhân và xã hội và với tự nhiên. Theo David C.Korten, để phát triển đô thị bền
vững cần có hệ thống các biện pháp, chính sách hoàn thiện, đồng bộ. Các yếu tố tạo
thành sự phát triển phải được điều phối mang tính hệ thống mới đạt được kết quả
mong muốn [25, tr.21]. Vận dụng quan điểm của lý thuyết này để giải thích ở cấp
16
độ xã hội về sự phát triển của đô thị Dĩ An có tác động đến hành vi tham gia giao
thông đường bộ của người nhập cư, bởi thực tế, dân nhập cư đông, làm gia tăng các
phương tiện cá nhân tất yếu gây áp lực lên hạ tầng giao thông, việc đa dạng các
thành phần dân cư cũng dẫn đến sự khác biệt trong hành vi ứng xử của người dân.
1.2.3 Lý thuyết kiểm soát xã hội
Đại diện tiêu biểu của trường phái kiểm soát xã hội là Albert J. Reiss, Walter
C. Reckless, Travis Hirschi, Michael R. Gottfredson và John Hagan. Lập luận
chính của thuyết kiểm soát xã hội là sự phạm tội bắt nguồn sâu xa từ sự yếu kém
trong khả năng tự kiểm soát hành vi của cá nhân và thiếu vắng các biện pháp kiểm
soát phù hợp từ phía xã hội. Sự tiếp xúc với các biện pháp kiểm soát có thể khác
nhau theo địa bàn cư trú hoặc theo từng thời kỳ khác nhau và đây có thể là nguyên
nhân của sự khác biệt về tỷ lệ tội phạm giữa các khu vực hoặc giữa các giai đoạn
phát triển xã hội khác nhau [19, tr.66-69]
Trong bất kỳ xã hội nào, để tôn trọng và bảo vệ các lợi ích chung của Nhà
nước, của cộng đồng, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đòi hỏi mỗi
cá nhân công dân phải tôn trọng trật tự xã hội. Các cơ chế bảo đảm cho trật tự xã hội
chính là những thiết chế xã hội. Những thiết chế xã hội như: Gia đình, tôn giáo, chính
trị, kinh tế, giáo dục... thông qua chức năng kiểm soát của mình các cá nhân phải tuân
thủ theo chuẩn mực giá trị xã hội, các quy định hạn chế đối với hành vi. Đến lượt mình,
thông qua chức năng kiểm soát xã hội, những thiết chế xã hội bảo đảm sự ổn định trong
hiện tại, dự đoán trong tương lai và định hướng các hành vi cá nhân, bảo đảm quyền lợi
cho mỗi người trong khi tuân thủ trật tự và các thiết chế xã hội, cũng như ngược lại,
nếu như bất kỳ ai vi phạm nó sẽ làm giảm bớt sự ổn định và trật tự xã hội, đồng thời sẽ
bị kiểm soát và ràng buộc tuân thủ bởi các thiết chế xã hội tương ứng.
Kiểm soát xã hội có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống văn hóa, xã hội và
luôn tác động và ảnh hưởng đến sự lựa chọn hành vi hoặc xử sự của mỗi cá nhân và
các nhóm. Đối với bất kỳ ai nếu có hành vi lệch lạc, khi có kiểm soát xã hội sẽ ngăn
chặn các hành vi này, phê phán loại bỏ nó đưa những người có hành vi lệch lạc đó
trở lại trật tự, khuôn phép đã có.
17