Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC MỸ DUYÊN

HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số chuyên ngành: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Đại
Ngƣời thực hiện: Lê Ngọc Mỹ Duyên
Lớp: CHL.K30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo
pháp luật Việt Nam” này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các nội dung và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực. Để hồn thành
Luận văn tơi có tham khảo, sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ các số liệu
của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và đều tuân thủ các quy định về trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu khơng đúng với cam đoan, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài
của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Ngƣời thực hiện luận văn

Lê Ngọc Mỹ Duyên

năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU LỰC CỦA PHÁN
QUYẾT TRỌNG TÀI ............................................................................................... 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của ph n quy t trọng tài ....................................... 8
1.1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài .................................................................. 8
1.1.2. Các loại quyết định trọng tài được xác định là phán quyết trọng tài ........ 9
1.1.3. Đặc điểm c ph n quyết trọng t i – phân iệt v i c c quyết định trọng
t i h c ............................................................................................................... 11
1.2. Hiệu lực của ph n quy t trọng tài trong mối quan hệ giữa các bên ....... 14

1.2.1. Hiệu lực chung thẩm c
1.2.2. Hiệu lực c

phán quyết trọng tài ........................................ 14

sự việc đã được giải quyết ằng phán quyết trọng tài c

phán quyết trọng tài (Res judicata) .................................................................... 16
1.2.3. Hiệu lực thi hành c

phán quyết trọng tài .............................................. 22

1.3. Hiệu lực của ph n quy t trọng tài trong mối quan hệ với bên thứ ba ... 24
1.3.1. Bên thứ ba trong tố tụng trọng tài ............................................................ 24
1.3.2. Phán quyết trọng tài xâm hại t i người thứ ba ........................................ 28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP VÀ HƢỚNG HOÀN
THIỆN ...................................................................................................................... 33
2.1. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về tính chung thẩm của
phán quy t trọng tài ........................................................................................... 33
2.1.1. Những vấn đề ất cập ............................................................................... 33
2.1.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................ 36
2.2. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực của sự việc đã
đƣợc giải quy t bằng phán quy t trọng tài ...................................................... 36


2.2.1. Những vấn đề ất cập ............................................................................... 36
2.2.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................ 38
2.3. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực thi hành của

phán quy t trọng tài ........................................................................................... 43
2.3.1. Những vấn đề ất cập ............................................................................... 44
2.3.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................ 49
2.4. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực của phán quy t
trọng tài trong mối quan hệ với bên thứ ba ..................................................... 53
2.4.1. Những vấn đề ất cập ............................................................................... 53
2.4.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................ 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ng y nay, trọng t i đ trở th nh một phƣơng thức giải quyết tranh chấp
không thể thiếu trong các hoạt động thƣơng mại, không ch giới hạn trong t ng
quốc gia m c n vƣ t ra kh i biên giới l nh thổ. Một trong những lý do quan trọng
khiến các bên trong tranh chấp ngày càng ƣu tiên lựa chọn trọng tài là phƣơng thức
giải quyết cho các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại của
mình chính là ƣu thế về hiệu lực của phán quyết trọng tài. So với bản án của Tòa án,
phán quyết trọng tài có hiệu lực ngay sau khi ban hành, ràng buộc các bên có th a
thuận, là quyết định cuối cùng chứa đựng toàn bộ nội dung giải quyết tranh chấp và
chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài, không bị kháng cáo, kháng nghị, không thể bị
xem xét lại bởi bất kỳ thủ tục cao hơn nào.
Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 đƣ c ban hành đ hoàn thiện hành lang
pháp lý đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của phƣơng thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài tại Việt Nam trên thực tế. Tuy nhiên, sau quá trình gần mƣời năm áp
dụng Luật, chúng ta đ nhận thấy những hạn chế cả về mặt quy định lẫn thực tiễn

dẫn đến việc hiệu lực của phán quyết trọng tài không đƣ c bảo đảm – là một
nguyên nhân làm mất đi l i thế của tố tụng trọng tài so với tài phán Tòa án. Luật
Trọng tài thƣơng mại đ quy định rằng phán quyết trọng tài có giá trị “chung thẩm”,
thế nhƣng Luật này cũng đồng thời đặt ra cơ chế hủy phán quyết cho phép Tòa án
quyền chấm dứt hiệu lực của phán quyết ngay lập tức mà khơng có cơ chế giám sát
lại. Pháp luật trọng tài thƣơng mại Việt Nam hiện nay cũng chƣa ghi nhận hiệu lực
của sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài một cách đầy đủ, rõ ràng
dẫn đến việc một bên hoàn tồn có quyền u cầu giải quyết lại một vụ tranh chấp
đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài có hiệu lực tại trọng tài hoặc Tịa
án. Chính sự thiếu đi một quy định cần thiết về vấn đề này đ dẫn đến nguy cơ xâm
phạm hiệu lực chung thẩm của phán quyết, tồn tại các bản án và phán quyết cùng
giải quyết một vấn đề. Bên cạnh đó, hiện nay chế định hủy phán quyết trọng tài
đang tạo ra một “khoảng hở” để các bên l i dụng việc yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài nhằm trì hỗn giá trị thi hành của phán quyết. Tình trạng hủy phán quyết tràn lan
và tùy tiện xuất phát t bất cập trong các quy định về hủy phán quyết trọng tài và do
cả sự lạm dụng các bất cập đó t phía cơ quan Tịa án và các chủ thể liên quan khi


2
áp dụng và thực thi các quy định đó cũng là một “mối nguy cơ” đối với việc bảo
đảm hiệu lực của phán quyết trọng tài. Đặc biệt, vấn đề hiệu lực phán quyết trọng
tài mối quan hệ với ngƣời thứ ba cho đến nay vẫn là một vấn đề mới mẻ và chƣa có
quy định điều ch nh trong pháp luật trọng tài, dẫn đến trên thực tế không có cơ chế
bảo vệ ngƣời thứ ba trƣớc những phán quyết có nguy cơ xâm phạm quyền và l i ích
của bên này. Những hạn chế, bất cập nói trên ch là một phần nh trong những vấn
đề còn tồn đọng cần đƣ c giải quyết nhằm đảm bảo hiệu lực của phán quyết nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Hiệu lực của phán quyết trọng tài quyết định tính hiệu quả của cả q trình tố
tụng trọng tài nói riêng và của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thƣơng mại nói chung. Để đảm bảo cho việc vận h nh hiệu quả phƣơng thức giải

quyết tranh chấp bằng Trọng t i với những ƣu thế vốn có của nó, việc nghiên cứu v
ho n thiện các cơ chế đảm bảo hiệu lực của phán quyết trọng tài là vơ cùng cần thiết,
đồng thời vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo cần có của phƣơng thức này.
Chính vì những lý do nêu trên, tác giả đ chọn vấn đề “Hiệu lực của phán
quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đ n đề tài
Phát triển tài phán trọng tài đang dần trở thành xu hƣớng tất yếu của các nền
pháp luật tiến bộ. Trong những cơng trình nghiên cứu liên quan đến trọng tài, hiệu
lực của phán quyết trọng tài là một nội dung cơ bản. Tiêu biểu có các cơng trình sau
đây nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phán quyết trọng tài và hiệu lực của phán
quyết trọng tài:
C c công tr nh nghiên cứu tiêu biểu liên quan đ n pháp luật trọng tài
thƣơng mại sau khi Luật Trọng tài năm 2010 đƣợc ban hành:
Sách chuyên khảo “Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại” của
nhóm tác giả Đỗ Văn Đại và Trần Hồng Hải do Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia – Sự thật phát hành năm 2011 là một cơng trình nghiên cứu khá cơng phu, có
tính hệ thống những vấn đề pháp lý về Trọng tài. Trong tác phẩm, có riêng một
chƣơng viết về phán quyết Trọng tài (Chƣơng E của Phần I). Trong nội dung này,
các tác giả đ nghiên cứu về t nh chung thẩm v hiệu lực thi h nh của Phán quyết
Trọng t i.


3
Luận án Ti n sĩ Luật học “Hủy phán quyết trọng tài” của Phan Thông
Anh do Nguyễn Thị Mơ hƣớng dẫn năm 2016 tại Đại học Luật TP. HCM. Trong
Chƣơng 5 của Luận án, tác giả thông qua việc phân tích hệ quả pháp lý của hủy
phán quyết trọng tài đ đi đến kết luận rằng hủy phán quyết trọng tài là cơ chế đặc
thù tác động trực tiếp tới hiệu lực chung thẩm của phán quyết Trọng tài. Bản chất
của hủy phán quyết trọng tài là nhằm thay đổi hoặc chấm dứt hiệu lực của phán

quyết trọng tài. Hủy phán quyết trọng tài chính là việc Tịa án ra quyết định hủy b
một phán quyết trọng tài đ đƣ c một Hội đồng trọng tài công bố, cũng tức là làm
cho phán quyết đó khơng có giá trị pháp lý và khơng cịn giá trị thi hành trên thực
tế. T đó, tác giả giải quyết câu h i: Liệu việc hủy phán quyết trọng tài có phá vỡ
nguyên tắc về tính chung thẩm trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay
khơng?. Bên cạnh đó, tác giả cịn khẳng định pháp luật trọng tài Việt Nam hiện nay
nói chung và Luật Trọng tài thƣơng mại nói riêng chƣa thực sự đảm bảo đƣ c giá trị
hiệu lực và giá trị thi hành của các phán quyết trên thực tế. Tác giả đ đề xuất
những kiến nghị hoàn thiện về mặt quy định pháp luật và việc thực thi có hiệu quả
cơ chế thủy phán quyết Trọng tài nhằm đảm bảo hơn tính chung thẩm và giá trị thi
hành của phán quyết.
Năm 2018, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam xuất bản Bộ
sách chuyên khảo gồm 2 tập “Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản
án và bình luận bản án” của tác giả Đỗ Văn Đại. Trong tập 2 của bộ sách có đi
sâu vào nghiên cứu về hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài khi bị một bên yêu
cầu hủy. Thơng qua việc phân tích quy định của pháp luật trọng tài hiện hành và các
bản án, tác giả đ đi đến kết luận rằng hệ quả của việc yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài là các bên sẽ khơng phải thi hành phán quyết đó trong giai đoạn Tòa án xem xét
yêu cầu hủy phán quyết. Điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài sẽ tạo ra một khồng thời gian vơ hiệu hóa giá trị thi thành của phán quyết.
Tác giả cho rằng hƣớng nhƣ trên sẽ thúc đẩy bên thua kiện yêu cầu hủy phán quyết
nhằm trì hỗn việc thi hành phán quyết, gây ảnh hƣởng đến giá trị thi hành của phán
quyết. T việc phân tích kinh nghiệm của các nƣớc khác về vấn đề này, tác giả đ
đƣa ra những phƣơng án hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm chống lại việc u
cầu hủy nhằm mục đ ch trì hỗn thi hành phán quyết. Bên cạnh đó, trong tập 2 tác
giả Đỗ Văn Đại cũng đ có nội dung phân tích về và trƣờng h p phán quyết trọng
tài ảnh hƣởng đến ngƣời thứ ba. Theo đó, trong một số trƣờng h p hiệu lực của
phán quyết trọng tài sẽ xâm phạm đến quyền và l i ích của bên thứ ba không tham



4
gia tố tụng trọng tài. T đó, tác giả đề xuất xây dựng cơ chế riêng để bảo vệ ngƣời
thứ ba trƣớc hiệu lực chung thẩm của phán quyết, trao cho ngƣời thứ ba quyền yêu
cầu không công nhận phán quyết trọng tài khi phán quyết xâm phạm tới quyền l i
của ngƣời thứ ba, đồng thời còn đƣ c quyền phản tố khi bị khởi kiện trên cơ sở
những gì đ đƣ c phán xét trong phán quyết trọng tài. Tác phẩm là nguồn tài liệu có
giá trị to lớn trong việc nghiên cứu toàn diện về trọng tài thƣơng mại nói chung và
hiệu lực của phán quyết trọng tài nói riêng và là một nguồn tƣ liệu vơ cùng quan
trọng của tác giả trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Mới đây nhất, năm 2021, tác giả Đỗ Văn Đại có bài vi t với nhan đề “Sự
việc đã được giải quyết bằng phán quyết trọng tài” đăng trên Tạp chí Khoa học
pháp lý số 6(145)/2021, Đại học Luật TP. HCM. Đây là một cơng trình nghiên cứu
với nội dung vô cùng mới chƣa đƣ c nghiên cứu nhiều trƣớc đây bởi các học giả
Việt Nam. Bài viết tập trung vào phân tích sự cần thiết của việc ghi nhận giá trị
pháp lý của sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài cũng nhƣ cơ chế
xử lý trƣờng h p Tòa án hay Trọng tài giải quyết lại nội dung vụ tranh chấp đã
đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài đang có hiệu lực pháp luật. Trên cơ
sở phân tích kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, tác giả kiến nghị bổ sung quy
định về hiệu lực sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài. Đó sẽ là cơ
sở để các bên u cầu Tịa án hoặc Trọng tài t chối giải quyết lại một sự việc đ
đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài. Trong trƣờng h p trọng tài hay Tòa
án giải quyết lại nội dung đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài có hiệu
lực, quyết định sau của trọng tài hay Tòa án thuộc trƣờng h p bị hủy để tránh tổn tại
hai quyết định có cùng hiệu lực. Những đóng góp của tác giả trong vấn đề này đ
góp phần khơng nh vào việc hồn thiện và bảo vệ hiệu lực của phán quyết trọng tài
và giải quyết những bất cập trong thực tiễn liên quan đến hiệu lực của phán quyết
trọng tài. Đây nguồn tƣ liệu quý giá mà tác giả đ tham khảo và đƣa vào luận văn để
phục vụ cho mục đ ch nghiên cứu của mình.
Và một số các cơng trình nghiên cứu có liên quan nhƣ:
Bài vi t “Hồn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam hiện nay” của tác giả

Nguyễn Thị Hoa đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12, tháng 6/2021. Bài
viết có đề cập đến vấn đề hoãn thi hành phán quyết trọng tài khi yêu cầu huỷ phán
quyết trọng tài. Tác giả cho rằng điều này có thể bị l i dụng bởi bên khơng thiện chí
nhằm kéo dài thời gian thi hành phán quyết trọng tài. T đó tác giả đƣa ra những


5
biện pháp khắc phục theo hƣớng chống lại việc yêu cầu hủy ch nhằm trì hỗn hiệu
lực thi hành của phán quyết. Nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa to lớn cho việc bảo
đảm giá trị pháp lý và giá trị thi hành của phán quyết trọng tài.
Những bài viết, sách chuyên khảo, luận văn, luận án nói trên đ tạo nên một
nền tảng lý luận đồ sộ và giá trị liên quan đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài nói chung và vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài nói riêng. Đó
chính là nguồn tƣ liệu quý báu cần đƣ c lĩnh hội, kế th a trong quá trình nghiên
cứu của những tác giả đi sau khi nghiên cứu về trọng tài. Tuy nhiên trong hầu hết
các cơng trình đ đề cập, vấn đề hiệu lực và giá trị thi hành của phán quyết trọng tài
thƣờng đƣ c xem xét, phân tích một cách gián tiếp thơng qua các khía cạnh có liên
quan, chứ chƣa đƣ c tập trung nghiên cứu nhƣ một nội dung độc lập và tồn diện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở làm rõ những quy định của pháp luật về hiệu lực của phán quyết
trọng tài, phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam và
những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định liên quan đến vấn đề
đảm bảo hiệu lực của phán quyết trọng tài. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những
giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo giá trị pháp lý và giá trị thi hành của
phán quyết trọng tài, nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả hoạt động của phƣơng thức
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài đƣ c đặt ra trong tố
tụng trọng tài ở giai đoạn sau khi phán quyết đƣ c ban hành, đây là vấn đề liên quan

đến giá trị pháp lý và việc thực thi phán quyết trên thực tế, chịu tác động của mối
quan hệ giữa trọng tài, Tòa án và các bên trong tranh chấp. Những vấn đề nói trên
đƣ c quy định trong Luật Trọng tài thƣơng mại, Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn
bản có liên quan. Với phạm vi rất rộng của các quy định của pháp luật về hiệu lực
của phán quyết trọng tài, trong luận văn này tác giả sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu
tập trung vào các vấn đề liên quan đến hiệu lực của phán quyết trọng tài, những cơ
chế đặt ra nhằm đảm bảo tính chung thẩm và hiệu lực thi hành của phán quyết trọng
tài, hạn chế sự tác động tiêu cực của các chủ thể khác có liên quan đến hiệu lực và
giá trị của phán quyết trọng tài.


6
Về không gian, đề tài sẽ nghiên cứu tham khảo quy định của pháp luật một số
nƣớc thuộc cả hai hệ thống Common law và Civil law liên quan đến hiệu lực của
phán quyết Trọng tài để rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật
trọng tài cho Việt Nam.
Về thời gian, để tạo sự chiều sâu cần có cho các vấn đề đƣ c nghiên cứu, luận
án sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng nhƣ thực tiễn áp dụng bắt đầu t năm
2003 – thời điểm Việt Nam ban hành Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại cho đến nay.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng h p lý thuyết
Tác giả áp dụng phƣơng pháp phân tích để nghiên cứu các tài liệu, các quy
định của pháp luật Việt Nam cũng nhƣ các hệ thống pháp luật nƣớc ngoài liên quan
đến hiệu lực của phán quyết trọng tài. T đó và đƣa ra bình luận của tác giả về vấn
đề đƣ c nghiên cứu, tổng h p thành một hệ thống những lý thuyết đầy đủ, logic và
sâu sắc về đối tƣ ng nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣ c sử dụng xuyên suốt trong
toàn bộ luận văn, nhƣng tập trung ở Chƣơng I nhằm làm rõ các vấn đề cơ bản về
hiệu lực của phán quyết trọng tài.
- Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phƣơng pháp phân loại đƣ c sử dụng để phân loại kiến thức tìm hiểu đƣ c

cùng với việc hệ thống hóa một cách h p lý làm cơ sở để nghiên cứu đề tài, đƣ c sử
dụng kết h p cùng phƣơng pháp phân tích tổng h p trong q trình nghiên cứu tài
liệu, cũng nhƣ xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn. Phƣơng pháp này đƣ c sử
dụng chủ yếu ở Chƣơng 1 nhằm sắp xếp, tập h p các vấn đề cơ bản có cùng bản
chất và hƣớng phát triển, tạo thành một hệ thống các vấn đề cơ bản logic và chặt
chẽ về hiệu lực của phán quyết trọng tài.
- Phƣơng pháp lịch sử
Phƣơng pháp lịch sử đƣ c sử dụng trong luận văn nhằm tìm hiểu, phân tích
những quy định liên quan đến việc hiệu lực của phán quyết trọng tài trong những
giai đoạn khác nhau của pháp luật Việt Nam t đó rút ra những điểm tiến bộ cần giữ
lại và phát huy cũng nhƣ những hạn chế, bất cập cần loại b , hoàn thiện trong pháp
luật trọng tài thƣơng mại. Phƣơng pháp này đƣ c sử dụng chủ yếu ở Chƣơng II
nhằm nêu ra những bất cập và đƣa ra những phƣơng án hoàn thiện hệ thống pháp
luật trọng tài thƣơng mại.


7
- Phƣơng pháp so sánh luật học
Phƣơng pháp so sánh đƣ c sử dụng nhằm mục đ ch so sánh quy định của
pháp luật liên quan đến hiệu lực phán quyết trọng t i trong hệ thống pháp luật của
một số quốc gia khác với nhau và với Việt Nam, t đó rút ra những bài học kinh
nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trọng tài. Phƣơng pháp này
sử dụng chủ yếu ở chƣơng II của đề tài để đƣa ra những bài học thực tiễn về kinh
nghiệm hoàn thiện các quy định về hiệu lực của phán quyết.
5. Dự ki n các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
Thơng qua việc phân tích thực trạng của hệ thống pháp luật trọng tài thƣơng
mại Việt Nam hiện hành và kinh nghiệm của một số quốc gia về lĩnh vực trọng tài,
Luận văn sẽ có các đóng góp mới về mặt lý luận nhƣ sau:
Hoàn ch nh hệ thống lý luận về hiệu lực phán quyết trọng tài thông qua việc
làm rõ nội hàm của khái niệm hiệu lực phán quyết trọng tài, phân tích hiệu lực của

phán quyết trọng tài trong mối quan hệ giữa các bên và mối quan hệ với ngƣời thứ
ba. Trong mối quan hệ giữa các bên, Luận văn sẽ làm rõ tính chung thẩm của hiệu
lực phán quyết trọng tài, hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết
trọng tài và hiệu lực thi hành của phán quyết. Trong mối quan hệ với bên thứ ba,
Luận văn sẽ làm rõ sự xâm phạm của phán quyết trọng tài đối với bên thứ ba và cơ
chế để bảo vệ bên thứ ba.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
này có phần nội dung bao gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU LỰC CỦA PHÁN
QUYẾT TRỌNG TÀI
Chƣơng 2: HIỆU LỰC CỦA PH N QUYẾT TRỌNG T I THEO PH P
LU T VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT C P VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN.


8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU LỰC
CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của ph n quy t trọng tài
1.1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài
Trọng tài thƣơng mại là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại
thông qua việc các bên trong tranh chấp th a thuận đƣa vụ việc ra xem xét bởi Hội
đồng trọng tài theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật trọng tài thƣơng
mại quy định. Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp sẽ là một quyết định
cuối cùng đƣa ra bởi Hội đồng trọng tài nhằm giải quyết toàn bộ nội dung vụ việc
và đây cũng là bƣớc cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài trƣớc khi chuyển
sang giai đoạn thi hành, quyết định này chính là phán quyết trọng tài. Vậy “phán
quyết trọng tài” là gì? Theo T điển Tiếng Việt, phán quyết đƣ c hiểu là “quyết
định để mọi người phải tuân theo”1. Theo Đại t điển kinh tế thị trƣờng, “phán

quyết trọng tài là quyết định mà trọng tài viên hoặc cơ quan trọng tài, theo trình
tự luật định, sau khi xét xử, đư ra đối v i vụ việc đôi bên đương sự tranh chấp”2.
Hiện nay, trên thế giới chƣa có một định nghĩa chung về thuật ngữ “phán quyết
trọng tài”. Tại các công ƣớc quốc tế về trọng tài nhƣ Công ƣớc New York hay
Luật Mẫu UNCITRAL cũng khơng có định nghĩa chung về thuật ngữ này. Công
ƣớc New York, là công ƣớc điều ch nh việc công nhận và thi hành phán quyết
trọng tài, ch đƣa ra định nghĩa về phán quyết trọng tài nhƣ sau: Thuật ngữ “các
phán quyết trọng tài” bao gồm không ch những phán quyết đƣa ra bởi các trọng
tài viên đƣ c ch định cho t ng vụ việc mà còn bao gồm các phán quyết đƣa ra bởi
các tổ chức trọng tài thƣờng trực đƣ c các bên đƣa vụ việc ra giải quyết. Ở Việt
Nam, phán quyết trọng tài đƣ c định nghĩa là “quyết định c hội đồng trọng tài
giải quyết toàn ộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài” (khoản
10 Điều 3 Luật Trọng tài thƣơng mại).
Nhƣ vậy, có thể đƣa ra khái niệm về phán quyết trọng tài thƣơng mại nhƣ
sau: phán quyết trọng tài thƣơng mại là quyết định của hội đồng trọng tài thƣơng
mại giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp giữa các bên tranh chấp và chấm dứt
1

Hồng Phê (2012), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngơn ngữ học, NXB T điển Bách khoa, H Nội, tr.983.
Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển inh tế thị trường (t i liệu dịch để th m hảo), Viện nghiên cứu v
phổ biến tri thức bách khoa, H Nội, tr. 1995.
2


9
tố tụng trọng tài, ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. Hay nói khác hơn,
phán quyết trọng tài chính là kết quả của q trình lao động pháp lý nghiêm túc của
Trọng tài, là thành quả kết tinh của cả q trình tố tụng trọng tài, trong đó chứa
đựng toàn bộ nội dung giải quyết tranh chấp – cũng chính là mục đ ch cuối cùng mà
các bên mong muốn khi tham gia tố tụng trọng tài. Với vai trò là “một bộ phận h p

thành của tài phán”3, phán quyết trọng tài là sự hiện thực hóa những quyết định của
Hội đồng trọng tài trên thực tế, trực tiếp th a mãn mục đ ch giải quyết tranh chấp
của các bên khi tìm đến trọng tài.
1.1.2. Các loại quyết định trọng tài được xác định là phán quyết trọng tài
Thuật ngữ “phán quyết trọng tài” xuất hiện cùng với sự ra đời của Luật
Trọng tài thƣơng mại, là một trong những điểm mới của luật so với Pháp lệnh
Trọng tài thƣơng mại trƣớc đây. Việc Luật trọng tài thƣơng mại chính thức ghi nhận
khái niệm phán quyết trọng tài nhƣ một chế định độc lập đ khẳng định tầm quan
trọng và những đặc trƣng pháp lý riêng biệt khá phức tạp của phán quyết trọng tài.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài có thể ban hành rất nhiều các
quyết định, trong đó có hai loại quyết định đƣ c xác định là phán quyết trọng tài
theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP:
Thứ nhất, quy t định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng
trọng tài quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010
Trong q trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thƣơng lƣ ng, th a
thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa
giải để các bên th a thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp4. Khi các bên th a
thuận đƣ c với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài phải lập
biên bản hòa giải thành. Biên bản cần thể hiện rõ thời gian địa điểm tiến hành hòa
giải và nội dung hai bên đ th a thuận đƣ c với nhau về giải quyết vụ tranh chấp.
Hội đồng trọng tài có vai trị hƣớng dẫn các bên điều ch nh nội dung th a thuận rõ
ràng và cụ thể nhất. Cuối cùng tất cả các bên tranh chấp ký vào biên bản hòa giải
thành và Trọng tài viên xác nhận. Trên cơ sở biên bản th a thuận giải quyết tranh
chấp của các bên, Hội đồng trọng tài ra quyết định cơng nhận sự th a thuận đó.
Quyết định này là kết quả của quá trình Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải giữa
3

Đ o Tr Úc (2010), “Thẩm quyền của Hội đồng trọng t i v vai tr của T a án trong quá trình tố tụng trọng
t i”, Tạp chí Kho học ĐHQGHN, Luật học 26, tr. 276.
4

Điều 9 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.


10
các bên tranh chấp theo yêu cầu của các bên, đƣ c Hội đồng trọng tài ban hành khi
các bên th a thuận đƣ c với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp. Quyết
định này là chung thẩm và có giá trị nhƣ phán quyết trọng tài. Do đó, nó cũng là đối
tƣ ng mà đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án xem xét hủy. Tuy nhiên, vì trong
trƣờng h p này đƣơng sự đ tự nguyện th a thuận, là ý chí lựa chọn của hai bên
trong tranh chấp về mọi vấn đề liên quan nhƣ tổ chức có thẩm quyền giải quyết,
cách thức tố tụng trọng tài đƣ c tiến hành, pháp luật áp dụng cũng nhƣ về nội dung
giải quyết tranh chấp... nên thủ tục xem xét hủy phán quyết trọng tài đối với trƣờng
h p này cũng có những điểm đặc biệt cần lƣu ý sẽ đƣ c nói rõ ở phần sau.
Thứ hai, quy t định trọng tài đƣợc ban hành trên cơ sở hoạt động xét xử
của hội đồng trọng tài sau khi đã giải quy t toàn bộ nội dung tranh chấp (Đây
cũng chính là loại phán quyết trọng tài trọng tâm mà tác giả sẽ nghiên cứu trong
phạm vi Luận văn của mình).
Trong trƣờng h p các bên khơng th a thuận đƣ c với nhau về việc giải quyết
tranh chấp và cũng không xảy ra các trƣờng h p đình ch giải quyết tranh chấp5 thì
Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết trọng tài trên cơ sở kết quả của phiên họp giải
quyết tranh chấp cuối cùng. Thời hạn ban hành phán quyết tối đa là 30 ngày, kể t
ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. phán quyết trọng tài sẽ ghi nhận toàn bộ kết quả
giải quyết tranh chấp và phải đƣ c ban hành theo trình tự thủ tục nhất định, tuân thủ
những quy định về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 61 Luật Trọng tài
thƣơng mại 2010.
Phán quyết trọng tài phải đƣ c lập bằng văn bản và phải có các nội dung chủ
yếu nhƣ sau đây6:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
- Tên, địa ch của nguyên đơn và bị đơn;
- Họ, tên, địa ch của Trọng tài viên;

- Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
- Căn cứ để ra phán quyết, tr khi các bên có th a thuận khơng cần nêu căn
cứ trong phán quyết;
5
6

Các trƣờng h p quy định tại Điều 60 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.
Điều 61 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.


11
- Kết quả giải quyết tranh chấp;
- Thời hạn thi hành phán quyết;
- Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
- Chữ ký của Trọng tài viên.
1.1.3. Đặc điểm c
trọng t i h c

ph n quyết trọng t i – phân iệt v i c c quyết định

Thuật ngữ “phán quyết trọng tài” ch xuất hiện khi Luật Trọng tài thƣơng
mại ra đời, là điểm mới so với Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại trƣớc đây. Luật
Trọng tài thƣơng mại 2010 tại Khoản 10 Điều 3 có giải thích: “Phán quyết trọng tài
là quyết định c Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và
chấm dứt tố tụng trọng tài” và khoản 09 Điều 3 nêu ra định nghĩa: “Quyết định
trọng tài là quyết định c Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh
chấp”. Nhƣ vậy, phán quyết trọng tài là một trong những quyết định của Hội đồng
trọng tài bên cạnh rất nhiều quyết định khác đƣ c Hội đồng trọng tài đƣa ra trong
suốt quá trình giải quyết tranh chấp nhƣ: Quyết định về thẩm quyền của Hội đồng
trọng tài đối với việc giải quyết vụ việc tranh chấp; quyết định của Hội đồng trọng

tài về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định đình ch giải quyết
tranh chấp,… Tuy nhiên, việc Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 tại Điều 3 – điều
khoản giải thích - quy định tách riêng phán quyết trọng tài ra kh i các quyết định
trọng tài còn lại đ khẳng định phán quyết trọng tài là một quyết định đặc biệt,
mang những tính chất đặc thù so với các quyết định thông thƣờng khác ban hành
bởi Hội đồng trọng tài. Một quyết định của Hội đồng trọng tài ch đƣ c coi là phán
quyết trọng tài khi nó hàm chứa đủ hai yếu tố:
Thứ nhất, phán quy t trọng tài giải quy t toàn bộ nội dung vụ tranh
chấp đƣợc nêu trong đơn kiện
Phán quyết trọng tài đƣ c xem nhƣ một quyết định trọng tài cuối cùng, có
tính tồn diện và ch có đƣ c sau khi Hội đồng trọng tài đ giải quyết xong tồn bộ
vụ tranh chấp. Tính tồn diện của phán quyết trọng tài thể hiện ở chỗ: phán quyết
trọng tài là quyết định duy nhất trong suốt quá trình tố tụng trọng tài của Hội đồng
trọng tài thể hiện đầy đủ kết quả giải quyết tranh chấp trong đó chứa đựng nội dung
giải quyết tất cả các yêu cầu của các bên đƣa ra trong đơn khởi kiện7 của nguyên
7

Điều 30 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.


12
đơn, đơn kiện lại8 của bị đơn và những yêu cầu khác đƣ c các bên trình bày trong
suốt quá trình tố tụng. Những yêu cầu này là vấn đề trọng tâm của một vụ kiện tại
trọng tài, là mấu chốt làm phát sinh tranh chấp cần đƣ c giải quyết. Nếu tại kết quả
giải quyết tranh chấp thể hiện trong phán quyết trọng tài, Hội đồng Trọng tài b sót
một hoặc một số u cầu của các bên thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng
tài ra phán quyết bổ sung. Theo đó, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra
phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu đƣ c trình bày trong q trình tố tụng
nhƣng khơng đƣ c ghi trong phán quyết9. Ngƣ c lại, nếu nội dung giải quyết tranh
chấp trong phán quyết trọng tài vƣ t quá các yêu cầu do các bên đƣa ra ban đầu,

đồng nghĩa với việc Hội đồng trọng tài đ vƣ t quá thẩm quyền của mình trong việc
giải quyết tranh chấp, thì đây có thể trở thành một căn cứ để Tịa án có thẩm quyền
xem xét hủy phán quyết trọng tài nói trên. Do đó, trong q trình xem xét giải quyết
tranh chấp để đƣa ra quyết định cuối cùng thể hiện tại phán quyết trọng tài, Hội
đồng trọng tài nên giải quyết đầy đủ và chính xác các vấn đề trong phạm vi.
Nhƣ vậy, kết quả giải quyết tranh chấp chính là nội dung chính bắt buộc phải
có của phán quyết trọng tài, và kết quả này phải giải quyết toàn diện và đầy đủ các
nội dung tranh chấp. Trong khi đó, quyết định trọng tài là những quyết định do Hội
đồng trọng tài đƣa ra về một số vấn đề cụ thể có liên quan phát sinh hoặc diễn ra
trong q trình giải quyết tranh chấp, đó có thể là những quyết định mang tính chất
tạm thời, t ng phần nhằm bổ tr cho quá trình xem xét tìm ra phƣơng án giải quyết
tranh chấp của Hội đồng trọng tài. Những quyết định trọng tài này không hàm chứa
nội dung kết quả giải quyết tranh chấp, không trực tiếp giải quyết yêu cầu của các
bên mà ch nhằm bổ tr cho q trình tố tụng trọng tài diễn ra sn sẻ hơn. Nhƣ
vậy, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài, Hội đồng
trọng tài có thể ban hành nhiều quyết định trọng tài phục vụ cho nhiều mục đ ch
khác nhau, nhƣng ch có một phán quyết trọng tài đƣ c đƣa ra nhằm giải quyết toàn
bộ vụ tranh chấp.
Thứ hai, việc ban hành quy t định này dẫn đ n chấm dứt toàn bộ quá
trình tố tụng trọng tài và chấm dứt nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài
Thời điểm ra đời của phán quyết trọng tài cũng chính là thời điểm kết thúc
của q trình tố tụng trọng tài. Điều đó có nghĩa là một khi Hội đồng trọng tài đ
8
9

Điều 36 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.
Khoản 4 Điều 63 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.


13

ban hành phán quyết trọng tài, họ không thể quay lại đối với những gì họ đ quyết
định tr trƣờng h p ch nh sửa lỗi kỹ thuật theo luật định10; phán quyết trọng tài là
bằng chứng pháp lý rõ ràng nhất cho thấy vụ việc đ đƣ c xét xử thơng qua một thủ
tục tố tụng hồn ch nh, do đó sẽ khơng đƣ c u cầu xét xử lần nữa, tr trƣờng h p
phán quyết trọng tài bị hủy bởi Tịa án11.
Trong khi đó, quyết định trọng tài là những quyết định do Hội đồng trọng tài
đƣa ra liên quan đến một số vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình giải quyết tranh
chấp và quá trình tố tụng trọng tài vẫn đƣ c tiếp diễn sau khi những quyết định đó
đƣ c ban hành. Nói cách khác, những quyết định trọng tài đƣ c Hội đồng trọng tài
ban hành nhằm tạo điều kiện thuận l i, hỗ tr cho quá trình xem xét giải quyết tranh
chấp nhằm đƣa đến một kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng
tài chính là mục đ ch cuối cùng quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, là
thành quả của toàn bộ các hoạt động tố tụng trọng tài đƣ c tiến hành bởi Hội đồng
trọng tài nhƣ nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, lấy lời khai nhân chứng, nghe
các bên trình bày, tranh luận giữa các trọng tài viên và b phiếu theo nguyên tắc đa
số, trong đó bao gồm cả việc ban hành những quyết định trọng tài.
Tóm lại, “phán quyết trọng tài” và “quyết định trọng tài” là hai thuật ngữ
riêng biệt tƣơng ứng với hai loại quy phạm điều ch nh khác nhau, quyết định giá trị
pháp lý của chúng. Trong số các quyết định của Hội đồng trọng tài, ch có phán
quyết trọng tài mới có hiệu lực chung thẩm và có thể trở thành đối tƣ ng của thủ tục
hủy phán quyết trọng tài. Tịa án có quyền hủy một phán quyết trọng tài nếu một
bên đƣa ra đƣ c bằng chứng cho thấy phán quyết này thuộc trƣờng h p bị hủy theo
pháp luật trọng tài thƣơng mại. Tuy nhiên, nếu đó ch là một quyết định trọng tài thì
khơng đƣ c áp dụng các quy định hủy. Do đó, việc phân biệt rõ phán quyết trọng tài
với các quyết định trọng tài khác rất quan trọng trong trƣờng h p xem xét hủy vì ch
có phán quyết trọng tài mới là đối tƣ ng của thủ tục hủy phán quyết trọng tài thực
hiện bởi cơ quan Tịa án.
Ở cả hai hình thức tố tụng trọng tài và tố tụng Tịa án, q trình xét xử tranh
chấp đều đƣ c kết thúc bằng việc trọng tài hoặc Tòa án sẽ ra một quyết định cuối
cùng, đƣ c gọi là bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết trọng tài. Tuy

10

Điều 63 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.
Trung tâm thƣơng mại quốc tế UNCTAD/WTO (2001), Trọng t i v c c phương thức giải quyết tr nh
chấp được lự chọn, Dịch v Hiệu đ nh bởi VIAC năm 2008.
11


14
nhiên xuất phát t sự khác biệt trong tính chất công – tƣ của hai phƣơng thức giải
quyết tranh chấp nói trên, phán quyết của trọng tài và bản án, quyết định của Tịa án
có những điểm khác nhau cơ bản.
1.2. Hiệu lực của ph n quy t trọng tài trong mối quan hệ giữa các bên
Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định một cách tập trung và thống
nhất về “hiệu lực của phán quyết trọng t i”, mà những đặc điểm về hiệu lực của
phán quyết trọng tài đƣ c phản ánh qua một số quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng
dân sự và Luật Trọng tài thƣơng mại. Phán quyết trọng tài chính là kết quả của quá
trình lao động pháp lý nghiêm túc của Hội đồng trọng tài, là kết tinh của cả q
trình tố tụng trọng tài, trong đó chứa đựng tồn bộ nội dung giải quyết tranh chấp –
là mục đ ch cuối cùng mà các bên mong muốn khi tham gia tố tụng trọng tài. Chính
vì thế, hiệu lực của phán quyết trọng tài đối với các bên tranh chấp là mục tiêu đầu
tiên và quan trọng nhất mà cả quá trình giải quyết tranh chấp hƣớng đến.
Trong phần này của luận văn, hiệu lực của phán quyết trọng tài trong mối
quan hệ với các bên trong tranh chấp sẽ đƣ c phân tích ở mặt giá trị pháp lý và mặt
giá trị thi hành trên thực tế. Giá trị pháp lý và giá trị thi hành là hai mặt của hiệu lực
phán quyết trọng tài, cùng tồn tại song song, làm tiền đề và bổ sung cho nhau12. Giá
trị về mặt pháp lý là cơ sở của hiệu lực thi hành, hay nói cách khác, một phán quyết
trọng tài cần có hiệu lực pháp lý để có thể thi hành trên thực tế. Ngƣ c lại, hiệu lực
thi hành là sự cụ thể hóa của giá trị pháp lý trên thực tế, hay nói khác đi, phán quyết
trọng tài sẽ khơng có ý nghĩa gì nếu ch có giá trị pháp lý mà không thể thi hành

trên thực tế. Do đó, để nghiên cứu về hiệu lực của phán quyết trọng tài, cần quan
tâm đầy đủ đến cả giá trị pháp lý và khả năng thi hành của phán quyết đó thơng qua
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật trọng tài. Tính chung thẩm
và hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết là đặc thù quan trọng thuộc về giá trị
pháp lý của phán quyết trọng tài. Trong khi đó, hiệu lực thi hành của phán quyết lại
phản ánh khả năng thực thi của phán quyết trọng tài trên thực tế. Cụ thể:
1.2.1. Hiệu lực chung thẩm c

phán quyết trọng tài

Nguyên tắc về tính chung thẩm của phán quyết trọng tài đƣ c quy định tại
khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 “Ph n quyết trọng tài là chung
12

H. C. Alvarez (2008), Journal of International Arbitration 669, The Implementation of the New York
Convention in Canada, tr.102.


15
thẩm” và Khoản 5 Điều 61 Luật này một lần nữa khẳng định “phán quyết trọng tài
là chung thẩm và có hiệu lực ể từ ngày ban hành”13. Thế nhƣng pháp luật Việt
Nam lại ch mới ghi nhận tính chung thẩm chứ chƣa có giải thích rõ ràng về tính
chung thẩm của hiệu lực trọng tài. Theo một số nghiên cứu thì: “Chung thẩm ở đây
đƣ c hiểu là vụ việc đ đƣ c trọng tài giải quyết không thể bị xét xử lại theo thủ tục
phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm”14. Những quy định của pháp luật trọng tài
thƣơng mại Việt Nam cũng cho thấy các bên không đƣ c quyền kháng cáo, kháng
nghị đối với phán quyết trọng và cũng khơng có một cấp xét xử phía trên nào để
xem xét lại nội dung vụ tranh chấp đó. Nhƣ vậy, bản chất của tính chung thẩm là
phán quyết ngay lập tức có hiệu lực sau khi đƣ c ban hành và không thể bị kháng
cáo, kháng nghị và vụ việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài này sẽ

không bị xem xét lại bằng bất kỳ một thủ tục cấp trên nào khác.
Tính chung thẩm là một đặc thù của hiệu lực phán quyết trọng tài và cũng
chính là ƣu thế vƣ t bậc của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này so với các
phƣơng thức khác nhƣ tố tụng tại Tòa án. Theo đó, việc Hội đồng trọng tài ban hành
phán quyết trọng tài đồng nghĩa với việc kết thúc toàn bộ q trình tố tụng và đây
chính là kết quả giải quyết tranh chấp cuối cùng và không thể bị xem xét lại về mặt
nội dung bởi một thủ tục cấp trên nào khác. Trong khi đó, giải quyết tranh chấp
bằng Tòa án phải trải qua rất nhiều giai đoạn và cấp xét xử bao gồm sơ thẩm, phúc
thẩm và bản án/quyết định của Tịa án sau khi ban hành hồn tồn có thể bị kháng
cáo, kháng nghị bởi các chủ thể có quyền và có thể đƣa xem xét lại theo trình tự thủ
tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Một vụ tranh chấp thƣơng mại nếu đƣ c đƣa ra giải
quyết tại Tịa án có thể phải trải qua rất nhiều giai đoạn xét xử, bị ràng buộc bởi các
quy tắc tố tụng nghiêm ngặt, tuân thủ nhiều yêu cầu mang tính nghi thức cố định
dẫn đến việc kéo dài thời gian đạt đến kết quả cuối cùng mà các bên mong muốn.
Đặc trƣng về tính chung thẩm cho phép quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài sẽ ngay lập tức biểu thị rõ tính hiệu quả của mình trên thực tế. Các trƣờng h p
hủy phán quyết trọng tài do có sai sót liên quan đến thủ tục tố tụng ít khi xảy ra. Để
một phán quyết trọng tài đạt đƣ c tính hiệu lực chung thẩm nhƣ trên, phán quyết
trọng tài phải là kết quả của một quá trình giải quyết khách quan và tuân theo các
quy định của pháp luật.
13

Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng t i thƣơng mại 2010.
Đỗ Văn Đại - Trần Ho ng Hải (2011), Ph p luật Việt N m về Trọng t i thương mại, NXB Ch nh trị quốc
gia – Sự thật, tr.320.
14


16
Hiệu lực chung thẩm của phán quyết trọng tài mang lại những l i ích quan

trọng: Một là cho xã hội, có thể giải quyết những tranh chấp nhanh chóng, t đó duy
trì nên tài phán lành mạnh, hiệu quả và gọn nhẹ; Hai là cho các bên có tranh chấp,
họ cũng tiết kiệm đƣ c thời gian công sức để có đƣ c những kết quả giải quyết
tranh chấp nhanh chóng và có hiệu lực ngay lập tức, khơng phải trải qua các giai
đoạn tố tụng cấp trên. Ƣu điểm này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh thƣơng mại vì nó giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian, tăng cƣờng
quan hệ đối tác.
Ngày nay, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài là một trong những
nguyên tắc cơ bản của trọng tài thƣơng mại đƣ c ghi nhận trong các văn bản luật
trọng tài quốc tế và trong luật trọng tài của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại
Điều 34 Bản Quy tắc trọng tài UNCITRAL ngày 15/12/1976 (sửa đổi, bổ sung ngày
06/12/2010) của Uỷ ban Liên H p Quốc về Luật Thƣơng mại Quốc tế quy định:
“Phán quyết trọng tài phải được lập ằng văn ản và là chung thẩm và ràng uộc
các bên, các bên cam ết thi hành phán quyết khơng chậm trễ”. Nhƣ vậy tính chung
thẩm của phán quyết trọng tài đ đƣ c công nhận một cách rộng rãi và trở thành
chuẩn mực trong nhiều hệ thống pháp luật trọng tài15.
Các trung tâm trọng tài của Việt Nam khi xây dựng bản quy tắc tố tụng trọng
tài của mình cũng khẳng định giá trị chung thẩm của phán quyết để phù h p với
nguyên tắc cơ bản của Luật Trọng tài thƣơng mại. Tại Điều 31 Bản quy tắc tố tụng
trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) quy định “Quyết định
trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực ể từ ngày cơng ố. Các bên phải thi hành
quyết định trọng tài theo quy định c pháp luật”. Quy tắc tố tụng của Trung tâm
Trọng tài Thƣơng mại phía Nam (STAC) cũng ghi nhận nguyên tắc này tại Điều 31:
“Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực ể từ ngày ban h nh”. Nhƣ vậy,
hiệu lực chung thẩm của phán quyết đ đƣ c công nhận rộng rãi nhƣ một nguyên
tắc đặc thù của tố tụng trọng tài.
1.2.2. Hiệu lực c sự việc đã được giải quyết ằng phán quyết trọng tài c
phán quyết trọng tài (Res judicata)
Ngƣời ta thƣờng sử dụng “Res judicata” - một thuật ngữ lấy t tiếng Latin để nhằm ch “hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết”, một vấn đề cuối cùng đ
15


Trần Dự Yến (2006), Hiệu lực c quyết định Trọng t i đối v i vấn đề thi h nh trong ph p luật v thực
tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật TP.HCM, tr. 64.


17
đƣ c quyết định một cách công bằng và xứng đáng dựa trên pháp luật và không thể
bị kiện một lần nữa bởi các bên. Cách giải thích trên nhấn mạnh đến hiệu lực chung
thẩm của một phán quyết đ đƣ c ban hành thể hiện thông qua việc sẽ khơng có
một phiên xét xử nào khác hoặc một cấp xét xử cao hơn chẳng hạn nhƣ thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm diễn ra nhằm xem xét lại vụ tranh chấp nếu vụ
việc đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết đó. Đối với phán quyết trọng tài, “res
judicata” có thể hiểu về mặt pháp lý là hiệu lực ngăn chặn các bên yêu cầu xét xử
lại một sự việc đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài.
Nghiên cứu lịch sử pháp luật về trọng tài cho thấy việc ghi nhận hiệu lực của
sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài không đƣơng nhiên16. Thực tế,
“trong một thời gian dài, chúng ta nghi ngờ về khả năng ghi nhận hiệu lực của sự
việc đ đƣ c giải quyết cho phán quyết trọng tài, đó là vì chúng ta vẫn tự h i rằng
các phán quyết trọng tài có tính chất tài phán hay khơng”. Ngày nay, nhìn chung
tính tài phán của phán quyết trọng tài khơng cịn gây tranh luận nữa và “trong pháp
luật so sánh, phán quyết trọng tài đƣ c ghi nhận rộng rãi là có hiệu lực đối với sự
việc đ đƣ c giải quyết”17. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu lực của phán quyết
trọng tài đ đƣ c công nhận một cách rộng rãi.
Tóm lại, trong phạm vi tài phán trọng tài, có thể hiểu hiệu lực của sự việc đ
đƣ c giải quyết (hay Res judicata) là hiệu lực ngăn cấm việc xét xử lại một tranh
chấp đ đƣ c giải quyết xong bằng một phán quyết trọng tài.
Thực trạng của pháp luật Việt Nam
“Khác với nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới (nhƣ Áo, Đức hay Pháp),
điều ch nh tố tụng tại Tòa án và tố tụng tại trọng tài trong Bộ luật Tố tụng dân sự,
pháp luật Việt Nam có văn bản riêng về trọng tài tồn tại song song với Bộ luật Tố

tụng dân sự về tố tụng tại Tịa án”18. Văn bản này chính là Luật Trọng tài thƣơng
mại. Trong khi Bộ luật Tố tụng dân sự có những quy định rõ ràng về hiệu lực của sự
việc đ đƣ c giải quyết tại Tòa án và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì Luật
Trọng tài thƣơng mại lại chƣa thực sự rõ ràng về vấn đề này liên quan đến phán
quyết trọng tài.
16

Đỗ Văn Đại (2021), “Sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng t i”, Tạp chí Kho học ph p lý số
6(145)/2021, Đại học Luật TP. HCM, tr. 2.
17
Đỗ Văn Đại (2021), tlđd (16), tr. 2.
18
Đỗ Văn Đại (2021), tlđd (16), tr. 2.


18
Cụ thể, pháp luật trọng tài Việt Nam hiện nay ch mới ghi nhận “tính
chung thẩm và có hiệu lực từ ngày ban hành” của phán quyết trọng tài (tại khoản
5 Điều 4 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010) chứ chƣa có quy định nào giải thích rõ
ràng về khái niệm “tính chung thẩm” của hiệu lực trọng tài. Nghĩa là, pháp luật
Việt Nam chƣa ghi nhận giá trị pháp của sự việc đƣ c giải quyết bằng phán
quyết trọng tài một cách đầy đủ và thống nhất, khơng có quy định cấm giải quyết
lại một lần nữa vụ việc đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài đang có
hiệu lực. T đó, câu h i đặt ra là tranh chấp đ đƣ c giải quyết bằng một phán
quyết trọng tài có đƣ c coi là “sự việc đ đƣ c giải quyết” để cấm giải quyết lại
lần nữa khơng?19.
Trên thực tế đ có trƣờng h p một bên yêu cầu trọng tài hoặc Tòa án giải
quyết tải lại nội dung tranh chấp đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài
đang có hiệu lực pháp luật. Chúng ta sẽ phân tích bất cập trong cả hai trƣờng h p
nói trên:

(i) Trường hợp yêu cầu trọng tài giải quyết lại
Nhƣ đ nói, Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 khơng có quy định cấm hay
khơng cấm trọng tài giải quyết lại nội dung đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết
trọng tài đang có hiệu lực. Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 ch quy định cho phép
Hội đồng trọng tài đ giải quyết vụ tranh chấp đƣ c quay lại “sử chữ và giải thích
phán quyết. Phán quyết ổ sung” (ở Điều 63) đối với phán quyết do mình ban hành.
Ngồi ra, Luật này cũng có quy định cho phép trọng tài đƣ c giải quyết lại nội dung
đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài với điều kiện phán quyết trọng tài đó
đ bị Tòa án tuyên hủy (theo khoản 8 Điều 71). Đó là “trường hợp Hội đồng xét
đơn yêu cầu ra quyết định h y phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏ thuận lại
để đư vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài hoặc một bên có quyền hởi iện
tại Tịa án”. Tóm lại, khác với luật tố tụng dân sự có quy định cụ thể về vấn đề này
đối với bản án đang có hiệu lực, pháp luật trọng tài hầu khơng khơng có quy định
nào rõ ràng về việc trọng tài không đƣ c giải quyết lại một lần nữa sự việc đ đƣ c
giải quyết trọng một phán quyết trọng tài đang có hiệu lực.
Trong thực tiễn, đ có trƣờng h p một bên yêu cầu trọng tài giải quyết lại
nội dung đ đƣ c giải quyết trong một phán quyết trọng tài đang có hiệu lực và
19

Đỗ Văn Đại (2021), tlđd (16), tr. 2.


19
trọng tài đ giải quyết lại tranh chấp đ đƣ c giải quyết trọng phán quyết trọng
tài20. Đó là trƣờng h p tranh chấp giữa công ty NICON và Công ty VDA. Vào
năm 2018, Công ty NICON khởi kiện VDA tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt
Nam (VIAC) với nội dung liên quan đến khối lƣ ng công việc đ thực hiện và yêu
cầu thanh toán khối lƣ ng cơng việc hồn thành theo H p đồng số 07 giữa hai
bên. Vụ kiện này đ đƣ c VIAC giải quyết xong bằng phán quyết trọng tài số
69/18HCM đƣ c ban hành vào tháng 4/2019. Thế nhƣng đến tháng 6/2019 công ty

VDA lại tiếp tục khởi kiện NICON về cùng nội dung tranh chấp nói trên tại Trung
tâm Trọng tài thƣơng mại TP.HCM (TRACENT). Lúc này phán quyết trọng tài do
VIAC ban hành vẫn đang có hiệu lực. Đến tháng 12/2019, TRACENT ban hành
phán quyết trọng tài với nhận định khác với nhận định trong phán quyết trọng tài
của VIAC. Công ty NICON đ phản đối thẩm quyền của TRACENT và u cầu
Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh hủy phán quyết trọng tài của TRACENT.
Trong vụ việc này, rõ ràng công ty VDA đ l i dụng việc pháp luật trọng tài
khơng có quy định cấm u cầu trọng tài khác giải quyết lại một tranh chấp đ
đƣ c giải quyết bởi một phán quyết trọng tài đang có hiệu lực để khởi kiện
NICON tại TRACENT trong khi tranh chấp này đ đƣ c VIAC giải quyết bằng
một phán quyết đang có hiệu lực. VDA đ vận dụng quy định tại Khoản 3 Điều 43
Luật Trọng tài thƣơng mại 2010: “trường hợp các bên đã có thỏ thuận trọng tài
nhưng khơng chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức
trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏ thuận lại về hình thức
trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏ
thuận được thì việc lự chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp
được thực hiện theo yêu cầu c nguyên đơn”. Khi xem xét yêu cầu hủy phán
quyết của TRACENT, Tòa án TP. HCM đ nhận xét rằng “VIAC đã ban hành
phán quyết trọng tài số 69/18HCM. Phán quyết trọng tài này là chung thẩm, ràng
uộc các Bên và có hiệu lực ể từ ngày lập phán quyết. Các bên khơng có u cầu
h y phán quyết trọng tài này. Như vậy, nội dung trong phán quyết trọng tài số
69/18HCM c VIAC đã có hiệu lực thi hành. Các bên khơng có thỏ thuận lại về
tranh chấp liên quan đến Hợp đồng số 07 sẽ do TRACENT giải quyết. Công ty
NICON đã phản đối thẩm quyền c TRACENT giải quyết vụ tranh chấp liên quan
đến hợp đồng số 07 vì đã được VIAC thụ lý giải quyết trư c đó rồi. Do đó, Hội
20

Đỗ Văn Đại (2021), tlđd (16), tr. 2.



20
đồng Trọng tài TRACENT khơng có thẩm quyền giải quyết lại những nội dung mà
VIAC đã nhận định, xem xét và giải quyết trong phán quyết trọng tài c VIAC
nêu trên” 21. T những lập luận trên, Tòa án TP. HCM đ chấp nhận yêu cầu hủy
phán quyết số 06/2019/PQ-TT ngày 11/12/2019 của Hội đồng Trọng tài
TRACENT trên cơ sở các quy định tại Điểm a,c Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài
thƣơng mại.
Nhƣ vậy, trong trƣờng h p cụ thể nêu trên, “T a án theo hƣớng sự việc đ
đƣ c giải quyết trong phán quyết trọng tài trƣớc đang có hiệu lực cần đƣ c Trọng
tài sau tơn trọng, Trọng tài sau khơng có thẩm quyền đối với nội dung đ đƣ c giải
quyết trong phán quyết của Trọng tài trƣớc ch ng nào phán quyết của Trọng tài
trƣớc còn hiệu lực”22. Nhƣ vậy, hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết bằng một
phán quyết trọng tài phải đƣ c giải thích theo hƣớng: khơng có bên nào có quyền
yêu cầu trọng tài khác giải quyết cùng một nội dung tranh chấp đ đƣ c giải quyết
trong phán quyết trọng tài đang có hiệu lực.
(ii) Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết lại
Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành có quy định Tịa án phải trả lại đơn khởi
kiện hay đình ch vụ án khi “Sự việc đã được giải quyết ằng ản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật c Tịa án hoặc quyết định đã có hiệu lực c cơ quan nhà
nư c có thẩm quyền”. Điều này đồng nghĩa với việc các bên khơng thể khởi kiện ra
Tịa án sự việc đ đƣ c giải quyết bằng bản án, quyết định đ có hiệu lực của Tịa
án hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Câu h i đặt ra là, vậy các bên có đƣ c
quyền u cầu Tịa án giải quyết lại một tranh chấp đ đƣ c giải quyết bởi một phán
quyết trọng tài có hiệu lực không? Câu trả lời chƣa đƣ c làm rõ trong quy định của
pháp luật trọng tài hiện hành. Phán quyết trọng tài khơng là bản án hay quyết định
“c Tịa án” và cũng không là quyết định “c cơ quan nhà nư c” bởi vì trọng tài
là cơ quan phi chính phủ, “khi ban hành phán quyết, trọng tài khơng nhân danh
Nhà nư c như trong ản án, quyết định c Tòa án”23.
Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 mở ra một khả năng cho phép Tòa án giải
quyết lại nội dung tranh chấp đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài. Đó là

trƣờng h p sau khi phán quyết đó bị Tịa án tun hủy và một bên khởi kiện vụ tranh
21

Quyết định số 851/2020/QĐ-PQTT ng y 25/6/2020 của T a án nhân dân TP. Hồ Ch Minh.
Đỗ Văn Đại (2021), tlđd (16), tr. 2.
23
Đỗ Văn Đại (2021), tlđd (16), tr. 2.
22


×