Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT

MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN
TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN
TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thƣ
Học viên: Châu Thị Ngọc Tuyết
Lớp: Cao học Luật, Khóa 30

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Châu Thị Ngọc Tuyết, lớp Cao học Luật khóa 30, chuyên ngành
Luật Kinh tế, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan Luận
văn Thạc sĩ “Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thƣ, đảm bảo tính trung thực, khách
quan khi phân tích, trích dẫn tài liệu tham khảo. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm cho
lời cam đoan của mình.
Tác giả

Châu Thị Ngọc Tuyết


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

LTM 2005

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005

BLDS 2015

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm
2015

BLHH 2015


Bộ luật Hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 được
sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018

Luật GTĐTNĐ

Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày
15/06/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 48/2014/QH13
ngày 17/06/2014, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số
35/2018/QH14 ngày 20/11/2018

Luật HKDDVN

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày
29/06/2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
61/2014/QH13ngày 21/11/2014

Luật GTĐB

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày
13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 48/2014/QH13
ngày 17/06/2014

Nghị định
163/2017/NĐ-CP

Nghị định số 163/2017/ND-CP của Chính phủ ngày
30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Nghị định
87/2009/NĐ-CP


Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
19/10/2009 về vận tải đa phương thức, được sửa đổi bởi Nghị
định số 89/2011/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP

Nghị định
10/2020/NĐ-CP

Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/01/2020
quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô

Thông tư
22/2018/TTBGTVT

Thông tư số 22/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
ngày 02/05/2018 quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt
quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt
quốc gia

HĐXX

Hội đồng xét xử


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 4

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận ............................ 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ
GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH
VỤ LOGISTICS ........................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm ........................... 7
1.1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm .............................................................. 7
1.1.2. Khái niệm về giới hạn trách nhiệm ......................................................... 8
1.2. Khái quát về dịch vụ logistics ........................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm dịch vụ logistics ..................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics ............................................................. 13
1.3. Cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thƣơng
nhân kinh doanh dịch vụ logistics ...................................................................... 16
1.3.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics ............................................................................... 16
1.3.2. Cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics ............................................................................................................... 18
1.3.3. Cơ sở lý luận về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics .................................................................................................. 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA
THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS- KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN ......................................................................................................... 24
2.1. Thực trạng pháp luật về miễn trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh
dịch vụ logistics .................................................................................................... 24
2.1.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm ................. 24
2.1.2. Phạm vi trách nhiệm được miễn của thương nhân kinh doanh dịch vụ



logistics ............................................................................................................... 26
2.1.3. Các căn cứ được miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics ............................................................................................................... 27
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trách
nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics ...................................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 48
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS - KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN ......................................................................................................... 49
3.1. Thực trạng pháp luật về giới hạn trách nhiệm của thƣơng nhân kinh
doanh dịch vụ logistics......................................................................................... 49
3.1.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được giới hạn trách nhiệm............ 49
3.1.2. Phạm vi trách nhiệm được giới hạn ......................................................... 49
3.1.3. Các căn cứ được giới hạn trách nhiệm .................................................... 55
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giới hạn
trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics ............................ 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, logistics là một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Theo Hiệp hội Doanh
nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics ở
Việt Nam những năm gần đây đạt 14-16%, với quy mô 40-42 tỉ USD/năm. Tham
gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25
tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức. Thị trường

logistics của Việt Nam tương đương 21-25% GDP, nhưng 80% thị phần này rơi vào
tay doanh nghiệp nước ngồi1.
Để phát triển dịch vụ logistics, chính sách pháp luật chính là một trong
những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất. Quy định pháp luật phù hợp, minh bạch, đảm
bảo được lợi ích cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ góp phần thúc đẩy
sự phát triển của ngành dịch vụ này. Tuy nhiên, dịch vụ logistics là hoạt động tiềm
ẩn nhiều rủi ro, thương nhân có thể phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại rất lớn
trong q trình cung ứng dịch vụ. Hàng hóa trong q trình dịch chuyển đó có thể
xảy ra hư hại do xếp dỡ, nâng hạ, vận chuyển với nhiều lý do chủ quan hoặc khách
quan. Ví dụ, đại dịch Covid 19 vào đầu năm 20202, tàu Ever Given mắc kẹt ở Suez
vào đầu năm 20213,… những sự kiện này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
logistics toàn cầu. Do đó, để đảm bảo an tồn pháp lý cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics trước những rủi ro có thể gặp phải, pháp luật cần có những quy
định rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics. Đó chính là lý do để quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được đặt ra nhằm bảo vệ các
thương nhân khi gặp phải những rủi ro không thể lường trước được và đảm bảo cân
bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, vấn đề miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
được quy định trong LTM 2005 cịn mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng. Bên
cạnh đó, quy định giữa các luật chun ngành cịn có sự chồng chéo trong quy định
“Logistics cộng hưởng 2 làn sóng”, truy cập
ngày 30/5/2021
2
Ngô Khắc Lễ, “Coronavirus và hạn chế rủi ro trong giao nhận, vận tải”,
truy cập ngày 6/5/2021
3
Nguyễn Tương & Ngô Khắc Lễ, “Tắc nghẽn kênh đào Suez: Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nặng”,
truy
cập ngày 23/5/2021

1


2

giới hạn trách nhiệm trong dịch vụ vận tải đa phương thức và quy định về vấn đề
giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải ô tô chưa rõ ràng. Do đó, gây ra nhiều
khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên
quan đến miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trên cơ sở quy định của pháp luật
thương mại Việt Nam và thực tiễn áp dụng nhằm tìm ra những bất cập từ đó đề xuất
hướng giải quyết, kiến nghị hồn thiện pháp luật là vấn đề cần thiết. Đó là lý do tác
giả lựa chọn đề tài: “Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đã có một số cơng trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài này. Tuy khơng nhiều nhưng các cơng trình nghiên cứu cũng đề
cập và nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề miễn trách nhiệm,
giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể như sau:
 Sách:
- Giáo trình thương mại hàng hóa và dịch vụ, trường Đại học luật Thành phố
Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam, năm 2017 (tái bản
lần thứ 1, có sửa đổi bổ sung). Giáo trình này đã đề cập và phân tích quy định pháp
luật về hoạt động logistics nói chung, trong đó có miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Tuy nhiên, chưa phân
tích sâu về phần lý luận của miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng như thực tiễn áp dụng.
 Luận văn, Luận án:

- Đào Thị Cấm (2020), Pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Trong Luận án này, tác giả đã tập trung
nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics, thực tiễn giao kết
và thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics, điều kiện giao dịch chung và hợp đồng dịch
vụ logistics theo mẫu của một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với
quy định miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, tác giả chỉ phân tích một cách khái quát, chưa đi sâu phân tích về
lý luận và thực tiễn của vấn đề này.
- Hà Việt Hưng (2017), Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường


3

biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nghiên cứu quy
định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trong
đó, tác giả đã có những phân tích về trách nhiệm của người chuyên chở nhưng chưa
đi vào nghiên cứu cụ thể vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
- Lê Văn Chung (2015), Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu
chính ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung
nghiên cứu vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vưc bưu chính. Tuy
nhiên, luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm trong lĩnh vực bưu chính.
- Phạm Minh Đức (2010), Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đã nghiên cứu cụ thể về quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực bưu chính. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu dựa vào Pháp lệnh Bưu
chính viễn thơng năm 2002 và hiện nay đã bị hết hiệu lực bởi sự ra đời của Luật
Bưu chính 2010.

- Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Trách nhiệm của người vận chuyển trong
hợp đồng vận tải đa phương thức, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu về trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận tải
đa phương thức. Bên cạnh đó, tác giả có phân tích về giới hạn trách nhiệm của
người vận chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức nhưng cơng trình này đã
nghiên cứu dựa trên văn bản quy phạm pháp luật đã bị hết hiệu lực và hiện nay quy
định này đã được thay thế bằng nghị định mới.
- Nguyễn Thị Hạ Vy (2007), Pháp luật về kinh doanh logistics tại Việt Nam,
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Luận văn này, tác
giả nghiên cứu một cách tổng quát về quy định của pháp luật về dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích về lý luận và thực tiễn của vấn đề miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Vấn đề giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics của Luận
văn này được nghiên cứu theo quy định của nghị định cũ và hiện nay nghị định này
đã bị thay thế bằng nghị định mới.
 Khóa luận tốt nghiệp:
- Dương Hồi My (2020), Nguyễn Thị Thu Diệu (2020), Đinh Thị Thùy


4

Linh (2019), Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những bài nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản của
miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu này chưa đi sâu tìm hiểu về mặt lý luận của vấn đề này. Ngoài ra, các khóa luận
chỉ tập trung nghiên cứu phần lý thuyết mà chưa phân tích sâu vào phần thực tiễn.
 Báo, tạp chí:
- Tác giả Vũ Thị Nhung, “Hồn thiện pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt

Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 7 (232)/ 2011, tr. 32-36. Tác giả đã phân
tích và đưa ra một số bất cập trong quy định của pháp luật. Trong đó, tác giả đã đưa
ra một bất cập cụ thể trong quy định của pháp luật liên quan đến giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là không nói rõ giới hạn tổn
thất cho khách hàng là giới hạn tổn thất hiện tại hay giới hạn tổn thất tương lai. Tuy
nhiên, tác giả chưa có sự đối chiếu với thực tiễn và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về dịch vụ logistics còn chung chung.
- Đào Thị Cấm, “Cần sửa đổi một số quy định để minh bạch hóa hoạt động
logistics ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 9 (282)/2015, tr. 28-29 và
Lê Thành Trung, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật dịch vụ logistics
ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 8 (221)/2010, tr. 9-16. Các tác giả
đã đưa ra một số bất cập trong quy định của pháp luật thương mại và đề xuất kiến
nghị sửa đổi. Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến những vấn đề pháp lý liên quan
đến miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics.
Những cơng trình trên đã nghiên cứu một cách khái quát về các quy định của
pháp luật đối với dịch vụ logistics nói chung nhưng chưa đi sâu nghiên cứu những
khía cạnh cụ thể như vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, những quy định pháp luật trong
một số cơng trình nghiên cứu trước đây hiện nay đã hết hiệu lực và đã được sửa đổi
bổ sung bằng các quy định mới. Như vậy, đến thời điểm hiện tại chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn áp dụng của quy
định miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được điều chỉnh trong các văn bản mới đang có hiệu lực.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


5

 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, những quy định pháp luật về miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Trên cơ sở đó, đưa ra đề xuất các kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật về miễn
trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm, giới hạn trách
nhiệm, dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và những vấn đề
lý luận về trách nhiệm bồi thiệt hại, miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics để từ đó lý giải được nguyên nhân tại sao
quy định của pháp luật lại trao cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quyền
được miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm.
- Nghiên cứu quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của LTM 2005
Nghị định 163/2017/NĐ-CP và quy định của các pháp luật chuyên ngành trong lĩnh
vực logistics như BLHH, Luật GTĐTNĐ, Luật HKDDVN, Luật Bưu chính,…
nhằm làm rõ chủ thể, phạm vi và căn cứ được miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
thông qua các tranh chấp liên quan đến dịch vụ logistics nhằm chỉ ra những bất cập
đã xảy ra trên thực tế liên quan đến đề tài và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm
hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm riêng của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định
trong Điều 237, Điều 238 LTM 2005, Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP và quy

định của pháp luật chuyên ngành về dịch vụ logistics như BLHH, Luật HKDDVN,
Luật GTĐTNĐ, Luật Bưu chính 2010, Luật GTĐB, Luật Đường sắt 2017 Nghị định
87/2009/NĐ-CP.


6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, bình luận: phương pháp này được sử dụng trong
các chương của Luận văn để phân tích các vấn đề lý luận, các quy định của pháp
luật, các vụ việc thực tiễn liên quan đến miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng
phương pháp bình luận để đưa ra nhận xét, đánh giá sự phù hợp của các quy định
pháp luật liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu trong
Chương 2 và Chương 3 để so sánh những quy định pháp luật thương mại về vấn đề
miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics so với quy định pháp luật chuyên ngành về từng lĩnh vực cụ thể và so sánh
các quy định pháp luật chuyên ngành với một số Cơng ước Quốc tế. Ngồi ra, tác
giả sử dụng phương pháp này để đối chiếu giữa thực tiễn và cơ sở lý luận, từ đó
thấy rõ những điểm bất cập giữa thực tiễn và luật hoặc ngược lại.
- Phương pháp tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp
những quan điểm của tác giả đối với luật thực định, thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật và hướng kiến nghị hoàn thiện. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp
này để tóm tắt và đưa ra kết luận nội dung từng chương và kết luận chung của Luận
văn.
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
So với tình hình nghiên cứu hiện nay, Luận văn có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm, giới

hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Thứ hai, Luận văn làm rõ vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay bao
gồm các quy định pháp luật hiện hành trong LTM 2005, Nghị định 163/2017/NĐCP, các luật chuyên ngành. Luận văn nêu được bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn
thiện quy định của pháp luật về chủ thể được miễn trách nhiệm và giới hạn trách
nhiệm, các trường hợp được miễn trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm được giới hạn
trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và sự chồng chéo của
pháp luật chuyên ngành đối với vấn đề này.


7

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM
CỦA THƢƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
1.1.1. Khái niệm về miễn trách nhiệm
Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm “miễn trách nhiệm” trong hợp
đồng thương mại cũng như trong hợp đồng kinh doanh dịch vụ logistics mà chỉ nêu
ra các trường hợp các bên tham gia hợp đồng được miễn trách nhiệm tại Điều 294,
Điều 237 LTM 2005, Điều 151 BLHH 2015, Điều 41 Luật Bưu chính 2010,… Tuy
nhiên, ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác ở Việt Nam và trên thế giới
không sử dụng cụm từ “miễn trách nhiệm” mà lại sử dụng “khơng phải chịu trách
nhiệm”. Theo đó, BLDS 2015 sử dụng cụm từ “không phải chịu trách nhiệm”4 dùng
để chỉ những trường hợp bên vi phạm được loại trừ trách nhiệm khi có hành vi vi
phạm hợp đồng. Ngoài ra, Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức
cũng sử dụng “không chịu trách nhiệm” để thể hiện nội dung loại trừ trách nhiệm
cho thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức. Mặc dù, quy định pháp luật sử
dụng nhiều cụm từ khác nhau, nhưng bản chất ý nghĩa của “miễn trách nhiệm” và

“không phải chịu trách nhiệm” đều mang nghĩa là loại trừ trách nhiệm cho bên vi
phạm khi bên này có hành vi vi phạm hợp đồng.
Do đó, để hiểu rõ về “miễn trách nhiệm” tác giả đã tham khảo một số định
nghĩa sau: theo Từ điển tiếng Việt “miễn là cho khỏi phải chịu, khỏi phải làm”5,
theo Baron’s Law Dictionary định nghĩa điều khoản miễn trách nhiệm là “điều
khoản trong một văn bản pháp lý miễn trừ trách nhiệm cho một bên cho hành vi của
bên này trừ những hành vi vi phạm cố ý hoặc bất cẩn nghiêm trọng”6. Bên cạnh đó,
theo tác giả Lê Thị Tuyết Hà “miễn trừ trách nhiệm là việc người có quyền trong
hợp đồng thương mại khơng áp dụng một phần trách nhiệm hoặc tồn bộ trách
nhiệm cho bên có nghĩa vụ khi bên này có hành vi vi phạm hợp đồng”7. Theo tác giả
Đỗ Văn Đại, miễn trách nhiệm được hiểu là “trách nhiệm đã phát sinh nhưng được

Khoản 2, Khoản 3 Điều 351 và Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015
Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 631
6
Steven H. Gifis (2010), Baron’s Law Dictionary, sisxth edition, Baron’s Educational Series, Inc, p. 196.
7
Lê Thị Tuyết Hà (2016), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ,
Học viện khoa học xã hội, tr.70
4
5


8

miễn nên không phải chịu trách nhiệm”8. Từ những quan điểm nêu ở trên, miễn
trách nhiệm có nghĩa là miễn toàn bộ trách nhiệm. Miễn trách nhiệm được áp dụng
theo các căn cứ miễn trách nhiệm do luật định, theo sự thỏa thuận của các bên hoặc
bên bị vi phạm chủ động không áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với bên có hành vi
vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Để hiểu được khái niệm “miễn trách nhiệm” cần xuất phát từ khái niệm
“trách nhiệm pháp lý”. Theo đó, trách nhiệm pháp lý được hiểu là “hậu quả pháp lý
bất lợi về vật chất hoặc tinh thần được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với các chủ thể vi phạm pháp luật”9. Khái niệm trách nhiệm pháp lý này
được hiểu theo nghĩa hẹp vì cho rằng trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm
pháp luật. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật chỉ là một trong các nguồn làm phát sinh
trách nhiệm pháp lý10. Trách nhiệm pháp lý khơng chỉ phát sinh khi có hành vi vi
phạm pháp luật mà cịn có nguồn gốc từ vi phạm hợp đồng trong các quan hệ pháp
luật khác như dân sự, thương mại, lao động,… Tuy nhiên, trong nội dung của Luận
văn, tác giả đang xét đến trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm
pháp lý do vi phạm hợp đồng phát sinh khi bên có nghĩa vụ vi phạm dưới hình thức
khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng cam kết đối với bên
có quyền11. Do đó, có thể hiểu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả
pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. Vì vậy, từ những phân
tích trên, tác giả đưa ra khái niệm miễn trách nhiệm là bên vi phạm khơng phải chịu
tồn bộ trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm.
1.1.2. Khái niệm về giới hạn trách nhiệm
Theo từ điển Tiếng Việt, “giới hạn là phạm vi, mức độ nhất định, không thể
hoặc không được phép vượt qua”12. Giới hạn trách nhiệm là phạm vi trách nhiệm
nhất định mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu đối với bên bị vi phạm. Mức
giới hạn trách nhiệm có thể là mức tối đa hoặc mức tối thiểu hay có thể gọi là mức
giới hạn dưới hoặc mức giới hạn trên. Tùy vào quy định của luật, sự thỏa thuận của
các bên, mức giới hạn trách nhiệm có thể được xác định là mức tối đa hoặc mức tối
Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam Bản án và Bình luận tập 2, Nxb, Hồng Đức- Hội luật gia Việt
Nam, tr. 520
9
Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Hoàng Thị Kim Quế, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr.397
10
Nguyễn Văn Quân (2018), “Góp phần nhận thức lại về trách nhiệm pháp lý dưới gốc độ lý luận”, Tạp chí

Luật học, tập 34, số 1 (2018), tr.2
11
Khúc Thị Trang Nhung (2014), Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội tr.7
12
Hoàng Phê, tlđd (5), tr. 405
8


9

thiểu. Chẳng hạn như trong LTM 2005 xác định giới hạn cho thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics được xác định là mức tối đa không vượt quá tổn thất đối với
tồn bộ hàng hóa13. Tuy nhiên, theo quy định trong lĩnh vực bưu chính, pháp luật lại
xác định mức giới hạn trách nhiệm dựa theo mức trách nhiệm tối thiểu14. Ngoài ra,
theo tác giả Lê Nết “Một biến thể của điều khoản miễn trừ trách nhiệm là điều
khoản hạn chế trách nhiệm (limitation clause)”15. Do đó, xét về bản chất, giới hạn
trách nhiệm được hiểu là miễn một phần trách nhiệm cho bên có hành vi vi phạm.
Khác với trường hợp miễn trách nhiệm, pháp luật thương mại Việt Nam có
quy định khái niệm về giới hạn trách nhiệm. Tuy nhiên, pháp luật không quy định
về khái niệm giới trách nhiệm nói chung mà chỉ quy định về về khái niệm giới hạn
trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể “Giới hạn trách
nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong
quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này”16.
Qua đó, có thể thấy giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics được xác định là hạn mức trách nhiệm tối đa mà thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics phải chịu. Từ đó, theo tác giả, giới hạn trách nhiệm là miễn một
phần trách nhiệm pháp lý cho bên có hành vi vi phạm.
1.2. Khái quát về dịch vụ logistics

1.2.1. Khái niệm dịch vụ logistics
Để tìm hiểu về khái niệm dịch vụ logistics, trước hết cần phải tìm hiểu về
khái niệm dịch vụ và khái niệm logistics. Đối với khái niệm dịch vụ, theo Philip
Kotler và Kellers (2006): “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để
trao đổi, chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực
hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất17”. Bên
cạnh đó, từ điển Tiếng Việt đưa ra cách giải thích tương đối ngắn gọn: “Dịch vụ là
công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và
được trả cơng”18. Từ đó, có thể hiểu dịch vụ là những công việc và kết quả mà một
bên (được gọi là bên cung cấp) có thể cung cấp cho bên kia (được gọi là bên sử
Khoản 1 Điều 238 LTM 2005
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP
15
Lê Nết (2005), “Góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về điều khoản miễn trừ trách nhiệm và hạn chế
quyền lợi trong hợp đồng”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2 (27)/2005, tr. 14.
16
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP
17
Kotler, P., & Keller, K.L., (2006). Marketing Management. Pearson Prentice 105 Hall, USA
18
Hoàng Phê, tlđd (5), tr. 256
13
14


10

dụng) nhằm thỏa mãn nhu cầu của bên sử dụng và nhận thanh toán.
Về mặt lịch sử, thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ - được
sử dụng trong toán học từ thế kỷ XVII với tên gọi “logistikos”19 có nghĩa là kỹ năng

tính tốn. Trong lĩnh vực quân sự, “logistikos” được gọi là hậu cần. Trong các cuộc
chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã, những chiến binh với chức danh là
logistikas chịu trách nhiệm chu cấp, phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm đảm bảo
điều kiện cho quân sĩ hành qn an tồn từ bản doanh đến các vị trí khác20. Cơng
việc hậu cần này có ý nghĩa rất quan trọng đến cục diện của chiến tranh khi các bên
tìm mọi cách để duy trì, bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá
nguồn cung ứng của đối phương. Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics”
càng được khẳng định21. Nhờ đội quân hậu cần thực hiện cơng việc cung ứng nhu
yếu phẩm, vũ khí, đạn dược một cách có hiệu quả nên quân đội Mỹ và đồng minh
đã nhiều lần chiếm ưu thế trước quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ
khí, đạn dược và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian bằng những phương thức
tối ưu. Qua đó có thể hiểu “logistics” được sử dụng trong quân đội với nghĩa là
công tác hậu cần.
Ngày nay, thuật ngữ “logistics” không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quân
sự mà còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế. Trong hoạt động kinh tế,
dịch vụ logistics đã ra đời, tồn tại, phát triển một cách nhanh chóng và đang từng
ngày trở thành hoạt động quan trọng trong giao thương quốc tế. Trên thế giới, thuật
ngữ “logistics” đã được sử dụng phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có một khái
niệm thống nhất về dịch vụ logistics. Hiện nay trên thế giới, logistics được biết đến
với những khái niệm chủ yếu như:
- Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (The Council of Logistics
Management) năm 1991 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Logisitics là quá trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt một cách có hiệu quả về mặt chi phí của
q trình lưu chuyển và dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
cùng những thông tin liên quan từ điểm xuất phát của quá trình sản xuất đến nơi
tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được u cầu của khách hàng”22. Định
Đồn Thị Hồng Vân (2010), Logistics những vấn đề cơ bản, Nxb. Lao động- Xã hội, tr.25
Lê Thành Trung, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật dịch vụ logistics ở Việt Nam”, Tạp chí
Dân chủ & Pháp luật, số 8 (221)/2010, tr. 9
21

“Logistics là gì?”, truy cập ngày 24/03/2021
22
Donal F. Wood, Logistics Business, truy
cập ngày 26/03/2021.
19
20


11

nghĩa này đưa ra một cái nhìn tổng thể về hoạt động logistics trong quá trình kinh
doanh, từ việc lên kế hoạch, tổ chức, thực hiện đến việc vận chuyển và tiêu thụ sản
phẩm. Bên cạnh đó, định nghĩa này còn đề cao vai trò của khách hàng xuyên suốt
trong q trình vận hành, hướng đến mục đích duy nhất là đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
- Theo tài liệu giảng dạy của World Maritime University 1999, logistics dưới
góc nhìn của quản trị chuỗi cung ứng được định nghĩa như sau: “Logistics là q
trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên / yếu tố đầu vào từ
điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ
đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”23.
Định nghĩa này cho thấy đối tượng tác động của logistics không phải là hàng hóa
mà logistics chỉ thực hiện việc chu chuyển hàng hóa từ khi còn là yếu tố đầu vào
cho đến khi trở thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Theo Martin Christopher (UK) “Logistics là quá trình quản trị chiến lược
thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và
dịng thơng tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của cơng ty
để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thơng qua việc hồn tất các đơn hàng
với chi phí thấp nhất”24. Quan điểm này cho rằng logistics chính là q trình quản
trị chiến lược từ khâu chuẩn bị nguyên vât liệu để sản xuất đến việc phân phối sản
phẩm nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và hồn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất.

- Tại Việt Nam, theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân đã đưa ra quan điểm về
dịch vụ logistics như sau: “Logistics là q trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm
vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”25.
Quan điểm này đã nhấn mạnh mục đích của hoạt động logistics là chu chuyển các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối
đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất.
Qua các định nghĩa trên cho thấy, logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ.
Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ liên quan đến hàng hóa như: làm các thủ tục
giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát
23

Ma Shuo (1999), Logistics and Supply Chain Management, Tài liệu giảng dạy của World Maritime
University
24
Christopher, M. (1986), “Implementing Logistics Strategy”, International Journal of Physical Distribution
& Materials Management, Vol. 16 No. 1, pp.52-62
25
Đoàn Thị Hồng Vân, tlđd (19), tr.31


12

hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau26. Chính vì vậy,
khi nói tới logistics người ta bao giờ cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ
(logistics system chain).
Từ khái niệm logistics và khái niệm dịch vụ, có thể hiểu dịch vụ logistics là
một chuỗi các dich vụ liên quan đến hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức
vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hóa
(nguyên liệu hay thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau do bên cung cấp dịch vụ

thực hiện theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và được nhận thù lao.
Bên cạnh đó, trong quy định của pháp luật Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm
dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Cụ thể tại Điều 233 LTM 2005 quy định
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Theo khái niệm “dịch vụ logistics” trong
LTM 2005, dịch vụ logistics bao gồm các cơng việc liên quan đến hàng hóa như
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan tới hàng hóa. Khái niệm này cũng tương tự đối với thông lệ
quốc tế và quan điểm trong lĩnh vực kinh tế được nêu ở trên. Thương nhân chỉ cần
cung cấp một dịch vụ trong các dịch vụ như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa cũng
được pháp luật công nhận là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Hiện nay ở
Việt nam, số lượng thương nhân cung cấp một dịch vụ trong chuỗi các dịch vụ
logistics chiếm phần lớn. Bởi vì, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở
Việt Nam đa số có quy mơ vừa và nhỏ chưa thể đáp ứng được đầy đủ điều kiện về
vật chất, trang thiết bị để cung ứng một số hoặc toàn bộ các dịch vụ trong chuỗi
cung ứng logistics. Cụ thể, theo số liệu thống kê, ở Việt Nam hiện nay có trên 70%
doanh nghiệp logistics đang hoạt động hiện nay có quy mơ vốn vừa và nhỏ, chỉ có
7% doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó nhóm vốn lớn chủ yếu là các

26

Châu Thị Ngọc Tuyết (2020), Pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện,
Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020, tr 614



13

doanh nghiệp đa quốc gia27. Do đó, LTM 2005 đưa ra khái niệm logistics trên là
phù hợp với thông lệ quốc tế và thực trạng nền kinh tế hiện nay của nước ta. Vì vậy,
theo quan điểm của tác giả, dịch vụ logistics là việc thương nhân cung cấp một hoặc
một số dịch vụ bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong Luận văn
này.
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics
- Chủ thể của dịch vụ logistics bao gồm chủ thể cung ứng dịch vụ logistics
và khách hàng. Chủ thể cung ứng dịch vụ logistics và khách hàng thiết lập mối
quan hệ thông qua hợp đồng dịch vụ logistics. Cụ thể, khách hàng là bên sử dụng
dịch vụ logistics, thanh toán thù lao cho bên cung ứng dịch vụ và bên cung ứng dịch
vụ là bên thực hiện cơng việc đối với hàng hóa theo mong muốn, chỉ dẫn của khách
hàng để hưởng thù lao.
+ Chủ thể cung ứng dịch vụ logistics: Đây là bên thực hiện cơng việc đối với
hàng hóa theo mong muốn và chỉ dẫn của khách hàng. Chủ thể cung ứng dịch vụ
logistics là thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện một hoặc một số hoạt
động logistics cụ thể. Thương nhân chính là chủ thể thường xuyên và chủ yếu trong
hoạt động thương mại. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh28.
Trong đó, tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo
Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư kinh doanh29. Cá
nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xun và có đăng ký kinh doanh đó
chính là hộ kinh doanh30. Do đó, thương nhân bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã,

liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Logistics là một loại hình dịch vụ bao gồm nhiều công việc khác nhau liên
Bộ Công thương (2019), Báo cáo logistics Việt Nam 2019- logistics nâng cao giá trị nông sản, Hà Nội, tr.
51
28
Khoản 1 Điều 6 LTM 2005
29
Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020
30
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh
nghiệp.
27


14

quan đến hàng hóa. Cho nên, trong thực tế, khơng có thương nhân đăng ký kinh
doanh dịch vụ logistics nói chung mà thương nhân sẽ phải đăng ký cụ thể những
lĩnh vực logistics mà mình mong muốn thực hiện. Trong đó, một số dịch vụ thuộc
ngành nghề kinh doanh có điều kiện như các dịch vụ vận tải, dịch vụ chuyển
phát31,… nhưng một số dịch vụ khác lại không thuộc ngành nghề kinh doanh có
điều kiện như lưu kho, lưu bãi, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu…Vì vậy, khi muốn
thực hiện một hoặc một số dịch vụ logistics cụ thể, thương nhân phải đăng ký kinh
doanh đối với từng dịch vụ cụ thể và đáp ứng điều kiện đối với những dịch vụ kinh
doanh có điều kiện32. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics muốn kinh
doanh vận tải biển nội địa thì một trong những điều kiện mà doanh nghiệp này phải
đáp ứng là phải có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch
Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải ban hành33.
+ Khách hàng: là cá nhân, tổ chức có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có

nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics. Pháp luật không đặt cho chủ thể này bất kì một
yêu cầu nào cả. Vì vậy, khách hàng có thể là thương nhân, hoặc khơng phải là
thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc khơng phải là chủ sở hữu hàng
hóa.
- Nội dung của dịch vụ logistics bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau liên
quan đến sự dịch chuyển hàng hóa và kiểm sốt hàng hóa từ nơi sản xuất đến điểm
tiêu thụ cuối cùng. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm “dịch vụ
xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay; dịch vụ kho bãi container
thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương
thức vận tải, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; dịch vụ đại lý
làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan…”34. Danh sách các dịch vụ
thuộc lĩnh vực logistics bao gồm các dịch vụ vận tải mà Việt Nam đã cam kết mở
cửa trong WTO như vận tải đường biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường
bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không, vận tải đa phương thức35. Dịch vụ
logistics bao gồm nhiều công việc khác nhau bởi vì bản chất của dịch vụ logistics là
một chuỗi các dịch vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ cung ứng nguyên vật liệu
Phụ lục IV, Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tư 2020
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP
33
Điều 6 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP
34
Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP
35
Biểu cam kết dịch vụ, số 318/WTO/CK ngày 27/10/2006
31
32


15


cho đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, logistics
khơng phải là một hoạt động đơn lẻ mà nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nên
thuật ngữ logistics bao giờ cũng ở dạng số nhiều.
- Dịch vụ logistics có tính rủi ro cao.
Như đã nêu ở đặc điểm trên, dịch vụ logistics rất đa dạng gồm một chuỗi các
dịch vụ gắn liền với hàng hóa như vận chuyển, phân phối, lưu kho bãi...của hàng
hóa trong nước và ngồi nước. Hay nói cách khác dịch vụ logistics bao gồm những
hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải hoặc hỗ trợ hoạt động vận tải.
Có thể nhận thấy đối tượng của dịch vụ logistics khơng phải là hàng hóa, mà là
những cơng việc liên quan trực tiếp đến hàng hóa. Dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch
vụ vận tải chịu rủi ro rất lớn từ các yếu tố khách quan và đặc biệt là chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi thiên nhiên như bão, sóng lớn, biển động và tai nạn như mắc cạn, chìm
đắm, cháy nổ hay đâm va36. Trên các tuyến đường vận chuyển, rủi ro rất dễ xảy ra
và có thể dẫn đến thiệt hại rất lớn về hàng hóa. Mức độ rủi ro trên đường biển sẽ
khác mức độ rủi ro trên đường thủy nội địa, đường hàng không, đường bộ, đường
sắt. Mỗi loại hình dịch vụ trong chuỗi logistics có mức độ rủi ro khác nhau nên quy
định pháp luật đối với mức độ gánh chịu rủi ro của các dịch vụ cũng sẽ khác nhau.
Điều này dẫn đến quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm cũng sẽ
khác nhau giữa các loại hình dịch vụ. Các trường hợp miễn trách nhiệm và giới hạn
trách nhiệm trong dịch vụ vận tải được quy định riêng trong từng luật chuyên ngành
và những quy định này khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của từng loại hình
vận tải. Cịn vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics thực hiện những dịch vụ khác như chuyển phát, đại lý làm
thủ tục hải quan, kho bãi,… thì áp dụng quy định của Luật Bưu chính 2010 và LTM
2005.
- Dịch vụ logistics là hoạt động cung ứng những công việc liên quan đến
hàng hóa, khơng tác động đến số lượng, chất lượng của hàng hóa. Bản chất của
dịch vụ logistics chính là loại hình dịch vụ được thực hiện với rất nhiều công đoạn
khác nhau từ nhận hàng, vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, đóng gói, ghi ký mã hiệu,... Đặc thù của dịch vụ logistics là người làm dịch

vụ có nghĩa vụ quản lý tồn bộ hàng hóa do khách hàng hoặc người được khách
hàng ủy quyền giao. Công việc mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực
Các loại rủi ro phổ biến trong vận tải đường biển truy cập ngày 30/4/2021
36


16

hiện cho khách không trực tiếp tác động đến hàng hóa, khơng làm gia tăng giá trị
của hàng hóa một cách trực tiếp. Trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, hàng
hóa khơng phải là đối tượng trong quan hệ hợp đồng này mà đó chính là cơng việc
được thực hiện, cụ thể đó là những cơng việc liên quan đến hàng hóa như giao nhận,
vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan... Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa
thì bên bán phải có trách nhiệm đối với chất lượng và số lượng hàng hóa khi hàng
hóa khơng đúng với thỏa thuận, tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ logistics
thì thương nhân thực hiện các cơng việc liên quan đến hàng hóa. Trong khi đó,
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ và thực hiện theo những chỉ
dẫn của khách hàng đưa ra mà khơng có tồn quyền xử lý các tình huống liên quan.
Điều đó dẫn đến tình trạng vượt q tầm kiểm soát của thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics đối với hàng hóa của khách hàng. Cho nên, pháp luật thương mại
quy định thêm một số trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được
miễn trách nhiệm khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của dịch vụ logistics. Một ngành dịch vụ
được xem là dịch vụ logistics khi và chỉ khi nó mang trong mình những đặc điểm
trên. Ngồi ra, những đặc điểm này còn dùng để phân biệt hoạt động kinh doanh
dịch vụ logistics với các hoạt động thương mại khác.
1.3. Cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thƣơng
nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1.3.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics

Bồi thường thiệt hại là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi
ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách
tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng37. Đây là chế tài nhằm buộc
bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả đã gây ra cho bên bị thiệt hại
bằng cách đền bù bằng vật chất đối với những tổn thất gây ra cho bên bị thiệt hại.
Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng dựa trên ngun tắc bồi thường
tồn bộ. Có nghĩa là bên có hành vi vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực
tế, trực tiếp và các khoản lợi mà bên bị phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có
hành vi vi phạm. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ trong chế tài bồi thường thiệt hại là

Nguyễn Đô (2018), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở
Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, tr.16
37


17

hệ luận của nguyên tắc pacta sunt servanda38. Cụ thể, theo nguyên tắc pacta sunt
servanda thì các bên phải thực hiện đúng cam kết như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, có nghĩa là bên đó khơng thực
hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng
mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi
thường thiệt hại cho những tổn thất mà bên này phải gánh chịu. Có thể nhận thấy
chế tài bồi thường thiệt hại có ý nghĩa thay thế nghĩa vụ phải thực hiện đúng hợp
đồng bằng việc phải trả một khoản tiền tương ứng với thiệt hại mà bên bị vi phạm
phải gánh chịu trong trường hợp bên vi phạm đã không thực hiện đúng nghĩa vụ
trong hợp đồng. Do đó, nguyên tắc bồi thường thiệt hại là bồi thường toàn bộ các
thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng.
Ngun tắc bồi thường tồn bộ đóng vai trò là nguyên tắc cơ bản trong chế
tài bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp nguyên tắc

này được áp dụng một cách tuyệt đối mà nó có thể được áp dụng một cách linh hoạt
và mềm dẻo thơng qua những trường hợp bên có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại
nhưng họ được hưởng quyền miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm. Các trường
hợp miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics là một ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
nói chung. Bởi vì xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ
mang tính rủi ro cao cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại chỉ phát sinh
khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế
và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hậu quả39. Qua đó, có thể thấy yếu tố lỗi
không phải là căn cứ bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hoạt động thương mại. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dịch vụ
logistics là trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung
trong hoạt động thương mại. Đối với dịch vụ logistics, yếu tố lỗi đóng vai trị hết
sức quan trọng. Bởi vì, yếu tố lỗi là căn cứ để xác định thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics có được hưởng quyền miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm
hay không. Cụ thể, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng quyền
miễn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa trong trường hợp tổn thất đó xả ra là do
Bùi Thị Thanh Hằng (2017), Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Tạp chí Đại học Quốc
gia Hà Nội: Luật học,, tập 33, số 2 (2017), tr.41
39
Điều 303 LTM 2005
38


18

lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền, do làm theo đúng chỉ
dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền, do khuyết tật của hàng
hóa40. Đối với quyền được hưởng giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh

dịch vụ logistics, yếu tố lỗi được dùng làm căn cứ xác định thương nhân có được
hưởng quyền giới hạn trách nhiệm hay khơng. Theo đó, thương nhân sẽ không được
hưởng quyền giới hạn trách nhiệm dành riêng cho dịch vụ logistics nếu thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics có lỗi cố ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã
hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư
hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra41.
1.3.2. Cơ sở lý luận về miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics
Miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là miễn
trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh. Trách nhiệm về những
tổn thất đối với hàng hóa thuộc vào loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo mục
1.1.1, miễn trách nhiệm là bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có
hành vi vi phạm. Cho nên, miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics là thương nhân kinh doanh kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổn thất hàng hóa khi có thiệt hại xảy ra.
Việc thừa nhận các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại dành
riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xuất phát từ việc áp dụng một
cách linh hoạt, mềm dẻo nguyên tắc pacta sunt servanda. Miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là trường hợp ngoại
lệ của chế tài bồi thường thiệt hại. Theo nguyên tắc pacta sunt servanda, hợp đồng
ràng buộc các bên nên bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi
phạm của mình trong q trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, nếu áp dụng cứng
nhắc nguyên tắc pacta sunt servanda trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của
khách hàng hoặc thiệt hại xảy ra nằm ngồi tầm kiểm sốt42 của thương nhân là trái
với công lý và tạo ra sự bất công đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Do đó, pháp luật hợp đồng cũng cịn dựa trên ngun tắc cơng bằng43, theo đó trong
một số trường hợp bên có hành vi vi phạm có thể được hưởng quyền miễn trách
Điểm a, b, c khoản 1 Điều 237 LTM 2005
Khoản 3 Điều 238 LTM 2005
42

Bùi Thị Thanh Hằng, tlđd (38), tr.44
43
Đại học Luật Tp. HCM (2017), Giáo trình thương mại hàng hóa và dịch vụ, Phan Huy Hồng, NXB Hồng
Đức- Hội Luật gia Việt Nam, tr. 440
40
41


19

nhiệm, có nghĩa là họ khơng phải chịu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm.
Trong nhiều trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không
thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, gây tổn thất cho khách
hàng. Tuy nhiên, không phải tổn thất nào thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
cũng phải chịu trách nhiệm. Bởi vì, đối với những tổn thất gây ra cho khách hàng
khơng do ý chí chủ quan hoặc khơng do lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics thì ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm chung dành cho các chủ thể
hoạt động thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn được hưởng
các trường hợp miễn trách nhiệm dành riêng cho mình.
Vấn đề miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xuất
phát từ bản chất dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại với đặc thù riêng
biệt. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong q trình cung ứng dịch vụ
ln phải chịu những rủi ro khách quan, đặc biệt là trong hoạt động vận tải. Bên
cung ứng dịch vụ logistics còn phải chịu ảnh hưởng nhiều từ những yếu tố khách
quan và lệ thuộc nhiều vào những chỉ dẫn của khách hàng cũng như khơng thể kiểm
sốt được những vấn đề liên quan đến chất lượng bên trong của hàng hóa, đặc biệt
là trong điều kiện vận tải container ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài đặc điểm
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đối mặt với nhiều rủi ro khi thực
hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics, công việc thương nhân thực hiện là hoạt
động liên quan đến hàng hóa, khơng tác động đến số lượng, chất lượng của hàng

hóa. Do đó, đối với những thiệt hại liên quan đến hàng hóa khơng phải do ý chí chủ
quan, khơng phải do sự bất cẩn, tắc trách của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics gây ra thì thương nhân sẽ được miễn trách nhiệm. Đó là những hợp tổn thất
hàng hóa xảy ra do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền, do
khuyết tật của hàng hóa, do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là đúng theo
chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. Những trường hợp
miễn trách nhiệm dành cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đưa ra dựa
trên nguyên tắc cơng bằng. Bởi vì, sẽ là khơng cơng bằng cho thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics nếu họ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi họ thực hiện công
việc đúng với thỏa thuận và mẫn cán nhưng thiệt hại đối với hàng hóa xảy ra khi
thương nhân đó khơng có lỗi và nằm ngồi sự mong muốn của họ. Ngồi ra, trong
q trình cung cấp dịch vụ logistics có những tổn thất xảy ra đối với hàng hóa phần
lớn không xuất phát từ hành vi vi phạm của thương nhân mà là do lỗi của khách
hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền, do khuyết tật của hàng hóa, do thương


×