Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.59 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA

THẾ QUYỀN
SAU KHI THỰC HIỆN THAY NGHĨA VỤ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THẾ QUYỀN
SAU KHI THỰC HIỆN THAY NGHĨA VỤ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Đỗ Văn Đại
Học viên: Nguyễn Đình Nghĩa
Lớp: Cao học Luật khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs. Ts. Đỗ Văn Đại. Những luận điểm, nhận
xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan tổ chức sử dụng trong Luận văn đều được
trích dẫn rõ ràng, đầy đủ. Các kết luận nghiên cứu trong Luận văn được trình bày
trung thực, có tính kế thừa một số quan điểm khoa học và chưa từng được cơng bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Đình Nghĩa


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BLDS 1995

Bộ luật dân sự số 44-L/CTN ngày 28/10/1995

BLDS 2005

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005

BLDS 2015

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015

Bộ luật hàng hải 2015


Bộ luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày
25/11/2015

Luật các công cụ
chuyển nhượng 2005

Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11
ngày 29/11/2005

Luật kinh doanh bảo
hiểm 2000

Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày
09/12/2000


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẾ QUYỀN SAU KHI THỰC
HIỆN THAY NGHĨA VỤ .........................................................................................9
1.1. Điều kiện phát sinh thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ ............... 9
1.1.1. Có thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu ...............................................9
1.1.2. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm .....................................................12
1.1.3. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ......................................................16
1.1.4. Sau khi bồi thường thiệt hại ...................................................................19
1.1.5. Sau khi trả nợ thay .................................................................................24
1.2. Hệ quả pháp lý của thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ.............. 27
1.2.1. Thay đổi chủ thể quyền, khơng cịn vai trị của chủ thể quyền ..............27
1.2.2. Duy trì biện pháp bảo đảm .....................................................................30
1.2.3. Duy trì ràng buộc giữa các bên..............................................................34

1.3. Phạm vi thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ................................. 37
Kết luận chương 1 ...................................................................................................42
CHƯƠNG 2. NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ THẾ QUYỀN SAU
KHI THỰC HIỆN THAY NGHĨA VỤ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........44
2.1. Bất cập và kiến nghị trong quy định về thế quyền trong bảo hiểm ........ 44
2.1.1. Liên quan yếu tố lỗi ................................................................................44
2.1.2. Thỏa thuận chuyển quyền bồi hoàn ........................................................49
2.1.3. Yếu tố khác .............................................................................................52
2.2. Thiếu quy định cụ thể và kiến nghị về trường hợp thế quyền theo pháp
luật ........................................................................................................................ 55
2.2.1. Trường hợp thế quyền địi bồi hồn trong bảo lãnh ..............................55
2.2.2. Trường hợp địi bồi hồn sau khi bồi thường thiệt hại ..........................58


2.2.3. Trường hợp trả nợ thay ..........................................................................61
2.2.4. Trường hợp người mua bất động sản dùng số tiền mua bất động sản để
trả cho chủ nợ ...................................................................................................65
2.2.5. Trường hợp một người đứng ra trả món nợ mà anh ta nợ cùng những
người khác ........................................................................................................67
2.2.6. Trường hợp người thừa kế trả món nợ liên quan di sản thừa kế ...........71
Kết luận chương 2 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự gồm hai bên, bên có quyền và bên có

nghĩa vụ. Với mong muốn đạt được lợi ích nhất định, theo đúng ý chí của mình,
thơng thường các chủ thể trong giao dịch sẽ muốn tự mình thực hiện quyền hoặc
nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì phương thức giao lưu dân sự cũng
ngày càng đa dạng và phong phú. Khi hoàn cảnh thay đổi, có thể xuất hiện trường
hợp mà một trong các bên nhận thấy việc tiếp tục thực hiện giao dịch khơng cịn
mang lại lợi ích hay kỳ vọng ban đầu. Lúc này, người có quyền hoặc có nghĩa vụ sẽ
khơng cịn mong muốn trực tiếp thực hiện quyền hay nghĩa vụ của mình hay nói
cách khác là muốn tự giải phóng khỏi quan hệ giao dịch.
Khi quan hệ nghĩa vụ đang tồn tại, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, có
thể xuất hiện những nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan khiến
cho những chủ thể đã tham gia vào quan hệ nghĩa vụ không thể tiếp tục đóng vai
trị là chủ thể của quan hệ nghĩa vụ để thực hiện quyền yêu cầu hay nghĩa vụ của
mình. Để tạo sự linh hoạt, thuận tiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, khi
cần thiết có thể thay đổi chủ thể quyền hoặc chủ thể nghĩa vụ trong quan hệ
nghĩa vụ. Việc thay đổi chủ thể có quyền gọi là việc chuyển giao quyền yêu cầu.
Việc thay đổi chủ thể có nghĩa vụ gọi là chuyển giao nghĩa vụ1. Ở đây, có sự
chuyển giao sang chủ thể thứ ba (chủ thể nhận chuyển giao quyền hoặc nghĩa
vụ). Người thứ ba thực hiện quyền yêu cầu không phải với ý nghĩa là bên được
ủy quyền, mà với tư cách pháp lý là bên thay thế bên có quyền yêu cầu (được gọi
là bên thế quyền)2.
Thực tiễn cho thấy có những trường hợp người đứng ra thực hiện thay nghĩa
vụ (như trả nợ thay, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại thay cho
người khác...) nhưng lại rất khó khăn trong việc thu hồi lại những gì mình đã bỏ ra.
Dù pháp luật cũng đã có những cơ chế, quy định để bảo vệ cho người thực hiện thay
nghĩa vụ nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ. Tư duy thế quyền đã được vận dụng trong
một số phán quyết của các cấp Toà án nhưng việc bảo vệ cho người thực hiện thay
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.56.
2
Tưởng Duy Lượng (2018), “Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự”, Tạp chí Kiểm

sát, (16), tr.4.
1


2
nghĩa vụ vẫn còn bất cập. Vấn đề đặt ra ở đây là: Người thực hiện thay nghĩa vụ của
người khác để đáp ứng yêu cầu của người có quyền thì có được thế vào người có
quyền để u cầu người có nghĩa vụ thanh tốn?
Như vậy, có thể thấy thực tiễn đặt ra nhu cầu đối với thế quyền và luật dân sự
cũng đã có quy định (BLDS 1995 tại mục 4 từ Điều 315 đến Điều 320, BLDS 2005
tại mục 4 từ Điều 309 đến Điều 314 và BLDS 2015 tại mục 5 từ Điều 365 đến Điều
369). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các quy định của pháp luật hiện hành đã cụ thể,
đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hay chưa. Đặc biệt,
BLDS 2015 được kỳ vọng có những thay đổi nhưng những quy định về “thế quyền”
vẫn chưa thực sự rõ nét, tương xứng với nhu cầu thực tiễn phong phú và sinh động.
Các quy định về thế quyền theo pháp luật hạn chế trong một số trường hợp (thừa kế,
bảo hiểm), cần được nghiên cứu bổ sung.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thế quyền sau khi thực hiện
thay nghĩa vụ”, để có thể đóng góp vào việc hồn thiện các quy định của pháp luật
hiện hành liên quan đến thế quyền, giúp phương thức này phát huy hiệu quả trong
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề thế quyền đã được phân tích trong các nghiên cứu của nhiều tác giả,
trình bày trong các bài viết khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình...
Đầu tiên, các cơng trình được xuất bản thành sách, tiêu biểu có:
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình pháp
luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội:
Vấn đề thế quyền được trình bày trong phần về Thay đổi chủ thể trong quan
hệ nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong phần này cũng chỉ chủ yếu phân tích xoay quanh vấn

đề chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận giữa các bên mà chưa đề cập các
trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu hay thế quyền theo pháp luật như trong quan
hệ bảo hiểm, trong thừa kế hay các trường hợp khác. Luận văn sẽ đi sâu phân tích,
làm rõ nét hơn các trường hợp thế quyền theo pháp luật thông qua quy định cũng
như từ thực tiễn xét xử, qua đó cho thấy vai trị của phương thức này trong việc bảo
vệ người thực hiện thay nghĩa vụ.


3
Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam –
Bản án và bình luận bản án - Tập 2 (Xuất bản lần thứ tư), Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam, Hà Nội:
Thông qua việc bình luận hai bản án về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra, tác giả đã phân tích và đưa ra giải pháp vận dụng tư duy thế
quyền để giải quyết hiệu quả vấn đề bồi hồn khi khơng đủ điều kiện áp dụng các
quy định về bồi thường thiệt hại do người khác gây ra trong BLDS. Cụ thể, sau
khi chủ sở hữu phương tiện tham gia vào tai nạn bồi thường cho người bị thiệt hại
và người bị thiệt hại thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu cho chủ sở hữu thì chủ
sở hữu được quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi hoàn. Đây là trường hợp thế
quyền theo thỏa thuận như quy định tại khoản 2 Điều 309 BLDS 2005 (khoản 2
Điều 365 BLDS 2015). Trong trường hợp khơng có thỏa thuận như vừa nêu thì tác
giả đề xuất nên vận dụng tương tự quy định của pháp luật, như quy định đối với
bảo hiểm. Cơng trình này đã đưa ra một góc nhìn từ thực tiễn cũng như lý luận về
thế quyền trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại, là một nguồn tham khảo hữu ích cho
luận văn.
Đỗ Văn Đại (2020), Luật nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và bình luận bản án
(Xuất bản lần thứ tư), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội:
Thông qua việc bình luận nhiều trường hợp thực tiễn xét xử, tác giả đã đưa ra
những phân tích chi tiết và tương đối bao quát về vấn đề thế quyền từ trường hợp
theo thỏa thuận đến theo pháp luật. Kết hợp so sánh với pháp luật nước ngoài, tác

giả đã chỉ ra những điểm sơ sài, chưa rõ ràng hay còn thiếu sót của quy định pháp
luật về thế quyền hiện nay để có thể giải quyết tốt các trường hợp thực tiễn (sự thiếu
vắng của những quy định chi tiết về chuyển giao quyền yêu cầu theo pháp luật).
Tuy nhiên, trong tổng thể cơng trình nghiên cứu về luật nghĩa vụ này cịn có những
khía cạnh mà luận văn có thể tiếp tục khai thác, phát triển.
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân
sự năm 2015 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb. Cơng an
nhân dân, Hà Nội:
Trong cơng trình này, các tác giả đã đưa ra một số phân tích về quy định
chuyển giao quyền yêu cầu trong BLDS 2015. Chỉ ra, khác với việc thực hiện
quyền yêu cầu thông qua người thứ ba (ủy quyền), trong việc chuyển giao quyền


4
yêu cầu, khi quyền yêu cầu được chuyển giao thì quan hệ nghĩa vụ giữa bên chuyển
quyền và bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt và sẽ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ mới
giữa người thế quyền với người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, các phân tích về thế quyền
trong nghiên cứu này còn khá sơ lược và chủ yếu mang tính giải thích quy định của
pháp luật. Luận văn sẽ tiếp tục đào sâu làm rõ hơn các quy định cũng như đánh giá
các trường hợp thực tiễn để có cái nhìn đầy đủ hơn về thế quyền.
Tiếp theo, các bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật, tiêu biểu:
Tưởng Duy Lượng (2018), “Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ dân sự”, Tạp chí Kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (16):
Trong bài viết này, tác giả phân tích một số quy định của BLDS 2015 về
chuyển giao quyền yêu cầu nhằm góp phần nhận thức thống nhất về các quy định
này (về việc thông báo, nghĩa vụ cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ, về vấn đề
chuyển giao biện pháp bảo đảm, những quyền dân sự được phép chuyển giao). Dưới
góc độ của nhà nghiên cứu cũng như là một người từng làm công tác thực tiễn lâu
năm, tác giả cũng đưa ra những bình luận, phân tích về hướng xử lý của Tòa án
trong một trường hợp cụ thể (Quyết định xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

số 11/2014/QĐ-PQTT ngày 04/11/2014 của TAND TP. Hà Nội). Tuy nhiên, bài
viết như trên đã nói, chủ yếu tập trung giải thích nhằm mang lại nhận thức thống
nhất về các quy định hiện hành chứ chưa chỉ ra những tồn tại bất cập và cũng chưa
bao quát đầy đủ các khía cạnh của thế quyền - điều mà luận văn hướng tới.
Trương Thị Mỹ Hạnh (2015), “Trở thành người thế quyền khi đã thực
hiện thay nghĩa vụ trong quan hệ dân sự”, Khoa học Kiểm sát – Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội, (2):
Bài viết hệ thống hóa những quy định của Bộ luật dân sự liên quan chuyển
giao quyền yêu cầu theo pháp luật còn “tản mạn” trong các trường hợp thừa kế
(Điều 636 BLDS 2005), bảo hiểm (Điều 557), bảo lãnh (Điều 367). Bên cạnh việc
phân tích các quy định pháp luật nói trên, tác giả cũng trình bày một số trường hợp
thực tiễn liên quan cho thấy bất cập của quy định, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về thế quyền. Bài viết ra đời khi BLDS 2015 chưa có hiệu lực và
vẫn còn những vấn đề chưa được đào sâu phân tích để làm rõ. Tuy nhiên, đây cũng
là một tham khảo hữu ích cho luận văn trong việc hướng tới cái nhìn tổng thể các
khía cạnh liên quan thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ.


5
Đỗ Văn Đại (2014), “Chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật dân sự”,
Tạp chí Kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (3):
Bài viết tập trung phân tích hai vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền yêu
cầu (thế quyền): cách thức chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân
sự và trường hợp có thể chuyển giao quyền yêu cầu. Tác giả có sự so sánh điểm
khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, đưa ra hướng bổ sung
hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật thế giới.
Tuy giới hạn dung lượng trong khn khổ một bài viết trên tạp chí khoa học nhưng
đã đặt ra những vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu, đào sâu, ví dụ như các trường
hợp thế quyền đương nhiên (theo pháp luật).
Nguyễn Thị Hồng (2011), “Bàn về thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ

trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Bộ tư pháp, (3):
Trong bài viết, tác giả trình bày một trường hợp thực tiễn theo đó người được
thi hành án là cá nhân chết và người thừa kế của người được thi hành án tiếp tục
làm đơn yêu cầu thi hành án (chuyển quyền yêu cầu theo pháp luật). Từ đó chỉ ra
những bất cập của quy định trong pháp luật thi hành án dân sự liên quan vấn đề
chuyển giao quyền. Đây là góc nhìn từ thực tiễn trong lĩnh vực thi hành án dân sự
liên quan vấn đề thế quyền, là một nguồn tham khảo bổ sung hữu ích cho hướng
nghiên cứu của luận văn.
Chi cục thi hành án dân sự huyện Gia Lâm TP. Hà Nội (2011), “Chuyển
giao quyền yêu cầu thi hành án khi người được thi hành án là cá nhân chết”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Bộ tư pháp, (7):
Bài viết này cũng đưa ra một trường hợp thực tiễn trong lĩnh vực thi hành án,
khi những người được thi hành án là cá nhân chết và người phải thi hành án phản đối
việc chuyển giao quyền yêu cầu thi hành án cho những người thừa kế. Tuy nhiên, bài
viết cũng chỉ xoay quanh một vấn đề, đó là quyền yêu cầu được thi hành án của những
người thừa kế hay thế quyền trong thi hành án, và chủ yếu là thể hiện việc vận dụng
pháp luật hiệu quả của người làm công tác thực tiễn trong bối cảnh những quy định
pháp luật còn chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng (mang tính dẫn chiếu, thiếu văn bản hướng
dẫn). Trong bối cảnh các nghiên cứu liên quan thế quyền, đặc biệt là thế quyền theo
pháp luật vẫn còn chưa nhiều, thì bài viết cũng là một nguồn tham khảo bổ sung cần
thiết cho việc tìm hiểu các khía cạnh khác nhau về thế quyền mà luận văn hướng tới.


6
Nguyễn Thị Thủy (2008), “Chuyển giao quyền yêu cầu bồi hồn trong bảo
hiểm tài sản”, Tạp chí Khoa học pháp lý – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, (5):
Tác giả phân tích một số quy định liên quan trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản,
chỉ ra những điềm còn bất cập trong quy định về chuyển quyền trong Luật kinh
doanh bảo hiểm 2000, bất cập của Bộ luật hàng hải 2005 liên quan vấn đề này. Bài
viết đóng góp góc nhìn về chuyển giao quyền u cầu trong bảo hiểm, cụ thể là

chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn. Đây là một tham khảo về vấn đề thế quyền trong
bảo hiểm, một trường hợp thế quyền theo pháp luật mà luận văn sẽ đi vào làm rõ.
Phan Hải Hồ (2007), “Áp dụng chế định chuyển giao quyền yêu cầu qua
thực tiễn một vụ án dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (21):
Tác giả viện dẫn một bản án mà Tòa án nhận định chuyển giao quyền yêu cầu
chỉ là một hình thức ủy quyền. Từ đó chỉ ra sự chưa rõ ràng của các quy định pháp
luật về vấn đề thế quyền dẫn đến cách hiểu chưa chính xác của người áp dụng pháp
luật. Việc hoàn thiện các quy định về thế quyền là điều mà luận văn hướng tới, để
cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất, giúp chế định thế quyền phát huy hiệu
quả vai trò bảo vệ người thực hiện thay nghĩa vụ trong thực tiễn.
Nguồn tham khảo khác:
Nội dung buổi tọa đàm “Thế quyền trong pháp luật dân sự” do Khoa Luật
Dân sự (Trường Đại học Luật TP.HCM) phối hợp cùng GS. Alain GHOZI (Đại học
Paris II, Cộng hịa Pháp) tổ chức, trong đó GS. Alain GHOZI trình bày quan điểm
về vấn đề này như sau: “Chuyển giao quyền yêu cầu và thế quyền tuy đều là việc
thay thế người có quyền ban đầu nhưng lại mang đến những hệ quả pháp lý khác
nhau. Chuyển giao quyền yêu cầu thực chất là một hợp đồng mua bán – tài sản được
bán ở đây chính là quyền yêu cầu và cơ chế này có thể được xem là một cơng cụ tìm
kiếm lợi nhuận. Ngược lại, trong thế quyền, quyền yêu cầu đối với người thứ ba
không quan trọng, họ chỉ quan tâm đến việc được thụ hưởng biện pháp bảo đảm mà
người có quyền ban đầu nhận được từ người có nghĩa vụ”. Như vậy, dưới góc độ
pháp luật dân sự Pháp thì chuyển giao quyền yêu cầu chính là hợp đồng mua bán có
đối tượng là một quan hệ pháp luật, trong khi đó thế quyền có thể xem như một cơ
chế bảo đảm cho việc trả một khoản tiền. Pháp luật Pháp có sự phân biệt rạch rịi
giữa chuyển giao quyền u cầu và thế quyền (Điều 1346 BLDS Pháp), trong khi
pháp luật Việt Nam khơng có cơ chế rõ ràng về vấn đề này. Học tập vấn đề này từ


7
pháp luật dân sự Pháp và đi vào nghiên cứu chế định thế quyền trong pháp luật dân

sự Việt Nam sẽ có thể trả lời cho câu hỏi đặt ra.
Những nghiên cứu nêu trên dù vẫn còn chưa nhiều nhưng đã đóng góp những
khía cạnh khác nhau về vấn đề thế quyền và sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho tác giả
trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu các quy định liên quan đến thế quyền
trong pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng các quy định đó. Từ đó hình thành nên
một cái nhìn tổng thể về thế quyền, làm sáng tỏ những bất cập, thiếu sót của các quy
định, góp phần bổ sung hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan vấn đề này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm những quy định liên quan đến thế quyền
trong BLDS, các luật chuyên ngành khác có liên quan, văn bản hướng dẫn thi hành;
một số trường hợp thực tiễn liên quan đến thế quyền ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến thế
quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá một số trường hợp thực tiễn
liên quan đến thế quyền ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong q trình thực hiện đề
tài:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tác giả áp dụng phương pháp
phân tích và phương pháp tổng hợp các văn bản, tài liệu lý luận liên quan đến vấn
đề thế quyền để cho cái nhìn từ cụ thể đến tổng quát về các khía cạnh khác nhau của
vấn đề này. Phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu tài liệu,
ngoài ra cũng được sử dụng đan xen trong các phần khác của đề tài.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phương pháp phân loại
được sử dụng để phân loại kiến thức tìm hiểu được cùng với việc hệ thống hóa một
cách hợp lý làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa



8
lý thuyết được sử dụng kết hợp cùng phương pháp phân tích tổng hợp trong q
trình nghiên cứu tài liệu, cũng như xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn.
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu những quy định khác nhau liên quan đến thế quyền. Giúp tìm kiếm, rút
ra những kinh nghiệm từ lịch sử, quy định của các bộ luật qua các thời kỳ (Bộ dân
luật Trung kỳ, Bộ dân luật Bắc kỳ,…). Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở
chương 1, giúp có một cái nhìn xun suốt, sâu sắc, cụ thể hơn, hiểu được cặn kẽ
hơn về pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề thế quyền.
- Phương pháp so sánh luật học: Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm
mục đích so sánh quy định của pháp luật về thế quyền theo quy định của một số quốc
gia khác với quy định của nước ta trong quá trình nghiên cứu tài liệu và tại chương 2
của luận văn. Phương pháp này giúp ích cho việc đề xuất kiến nghị hồn thiện pháp
luật thơng qua tham khảo những quy định tiến bộ của pháp luật nước ngồi.
- Phương pháp phân tích, bình luận bản án: Được sử dụng để xác định, nhận
diện vấn đề pháp lý cần nghiên cứu, đánh giá đường lối xét xử của Tòa án trong các
trường hợp thực tiễn xét xử liên quan vấn đề thế quyền. Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu trong chương 2 của đề tài.
6. Các điểm mới, đóng góp mới về mặt lý luận
Hệ thống được các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thế quyền,
đồng thời có sự so sánh với pháp luật một số quốc gia để thấy được sự giống và
khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về thế quyền. Từ đó nhận
định được những điểm còn hạn chế để đề ra giải pháp bồ sung, hoàn thiện pháp luật
(như quy định về thế quyền theo pháp luật). Bên cạnh đó, việc đánh giá bình luận
một số trường hợp thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cũng góp phần tìm ra phương
hướng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật liên quan.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận
văn có kết cấu gồm hai chương:

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ
Chương 2. Những bất cập trong quy định về thế quyền sau khi thực hiện thay
nghĩa vụ và kiến nghị hoàn thiện


9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẾ QUYỀN
SAU KHI THỰC HIỆN THAY NGHĨA VỤ
Trong quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được yêu cầu người có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Thơng thường người có quyền sẽ tự mình thực
hiện quyền yêu cầu này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì quyền yêu cầu của
bên có quyền đối với bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao cho người khác. Chẳng
hạn, sau khi một người đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ để đáp
ứng yêu cầu của người có quyền thì người có quyền có thể thỏa thuận chuyển giao
quyền yêu cầu của mình cho người đã thực hiện thay nghĩa vụ. Đó chính là trường
hợp thế quyền theo thỏa thuận. Ngồi ra, cũng có trường hợp sau khi thực hiện thay
nghĩa vụ mà giữa người có quyền và người thực hiện thay nghĩa vụ khơng có thỏa
thuận chuyển giao quyền yêu cầu. Lúc này câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì thế quyền
sau khi thực hiện thay nghĩa vụ tồn tại? Kèm theo đó là những vấn đề cần quan tâm
như: Khi thế quyền tồn tại thì phát sinh hệ quả pháp lý gì? Phạm vi thế quyền sau
khi thực hiện thay nghĩa vụ ra sao? Những câu hỏi này có thể được làm rõ thơng
qua phân tích các quy định pháp luật và những trường hợp thực tiễn sau đây.
1.1. Điều kiện phát sinh thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ
Một điều hiển nhiên có thể thấy là không phải trong bất cứ trường hợp nào
mà một người thực hiện thay nghĩa vụ cho người khác cũng được thế vào người có
quyền trong mối quan hệ với người có nghĩa vụ. Đơn cử như trường hợp thực hiện
cơng việc khơng có ủy quyền, trong đó một người cũng đứng ra thực hiện nghĩa vụ
thay người khác nhưng trong chế định này khơng có sự thay thế chủ thể quyền,
khơng có việc chuyển giao quyền u cầu. Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là khi nào

thì thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa vụ có thể xảy ra?
1.1.1. Có thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu
Trong phần ba BLDS 2015, ngay tại điều đầu tiên của Mục 5 nói về “chuyển
giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ” đã ghi nhận như sau: “bên có quyền
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế
quyền theo thỏa thuận” (khoản 1 Điều 365 BLDS 2015). Quy định trên cho thấy thế
quyền có thể xảy ra theo thỏa thuận, lúc này ngồi bên có quyền và bên có nghĩa vụ
sẽ xuất hiện thêm bên thứ ba là người thế quyền. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 365


10
BLDS 2015 ghi nhận: “khi bên có quyền chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế
quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu”. Như vậy, trong trường
hợp một người thực hiện nghĩa vụ của người khác để đáp ứng yêu cầu của người có
quyền và người có quyền có thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu cho người thực
hiện thay nghĩa vụ thì thế quyền sẽ xảy ra. Nói cách khác, thế quyền trong tình
huống thực hiện thay nghĩa vụ có thể xảy ra nếu có thỏa thuận chuyển giao quyền
yêu cầu (trừ các trường hợp không được chuyển giao như: quyền yêu cầu cấp
dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín… quy định tại khoản 1 Điều 365 BLDS 2015).
Ngoài ra, như đã trình bày thì ở đây vốn có ba bên (bên có quyền, bên có
nghĩa vụ, bên thế quyền) nên vấn đề đặt ra là sự thế quyền này có cần sự đồng ý của
bên có nghĩa vụ hay khơng. BLDS cũng đã đề cập “việc chuyển giao quyền yêu cầu
không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ” (khoản 2 Điều 365 BLDS 2015). Qua
đó, cho thấy vai trị của bên có nghĩa vụ là khá mờ nhạt khi việc chuyển giao quyền
khơng phụ thuộc vào ý chí của bên có nghĩa vụ. Về vấn đề này, có lý giải như sau:
“Việc thay đổi chủ thể có quyền hồn tồn khơng gây ra bất cứ một sự
thay đổi nào về nội dung nghĩa vụ phải thực hiện của bên có nghĩa vụ.
Những yếu tố về nhân thân của người thế quyền không ảnh hưởng đến việc
thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ và bên chuyển giao quyền yêu cầu

không cần thiết phải xem xét thái độ của bên có nghĩa vụ. Người có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ trước người có quyền hoặc người thế quyền thì nội dung
của nghĩa vụ phải thực hiện đều như nhau, khơng có gì thay đổi. Vì vậy, về
ngun tắc, việc chuyển giao quyền u cầu khơng cần có sự đồng ý của
người có nghĩa vụ”3.
Bởi vì khơng cịn vai trị của bên có nghĩa vụ nữa nên trong thỏa thuận
chuyển giao lúc này chỉ cịn có hai bên là bên có quyền (ban đầu) và bên thế quyền.
Tuy nhiên, thực tế cũng có thể có trường hợp thế quyền được thực hiện trên cơ sở
sự thống nhất của cả ba chủ thể nêu trên. Theo tác giả Đỗ Văn Đại:
“Trong chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận có ba chủ thể,
trong đó có bên có nghĩa vụ nhưng chúng ta đã thấy chuyển giao quyền yêu
cầu không cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ nên các bên trong thỏa thuận
3

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2020), tlđd (1), tr.58.


11
chuyển giao hiển nhiên là người có quyền (ban đầu) và người thế quyền.
Điều đó khơng có nghĩa là, trong chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận,
người có nghĩa vụ không thể tham gia vào thỏa thuận chuyển giao. Trong
thực tế, người này có thể cùng với người có quyền và người thứ ba xác lập
thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu. Nói cách khác, trong thỏa thuận
chuyển giao quyền yêu cầu, người có nghĩa vụ có thể tham gia nhưng nếu họ
không tham gia vào xác lập thỏa thuận chuyển giao thì chuyển giao quyền
u cầu vẫn có thể tồn tại hợp pháp”4.
Để thấy rõ điều này có thể xem xét Bản án số 55/2010/DSPT ngày 15/01/2010
của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh5:
Theo nội dung bản án, ngân hàng Phương Nam cho bà Ngoan vay tiền, nên
giữa bà Ngoan và ngân hàng tồn tại một nghĩa vụ dân sự đó là trả tiền vay và lãi

suất. Sau đó, cơng ty Phương Nam ký kết hợp đồng mua bán nợ với bà Ngoan, theo
đó cơng ty mua lại hai hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng Phương Nam với bà
Ngoan. Hợp đồng mua bán nợ cũng thể hiện thỏa thuận giữa bà Ngoan, ngân hàng
và cơng ty Phương Nam trong đó cơng ty Phương Nam thế quyền của ngân hàng.
Cụ thể, Tòa án đã xác định “đây là số tiền bà Ngoan nợ ngân hàng Phương Nam và
ngân hàng đã chuyển giao quyền yêu cầu cho công ty Phương Nam theo hợp đồng
mua bán nợ ngày 24-01-2007”. Thế quyền đã được tiến hành trên cơ sở thoả thuận
của cả ba chủ thể và ở đây Tòa án đã áp dụng quy định về chuyển giao quyền yêu
cầu theo thỏa thuận (Điều 309 BLDS 2005).
Dù việc thế quyền theo thỏa thuận như phân tích ở trên khơng phụ thuộc vào
ý chí của người có nghĩa vụ, nhưng với phương thức thế quyền này thì người thực
hiện thay nghĩa vụ vẫn cần có thỏa thuận chuyển giao quyền với người có quyền thì
mới được thế quyền. Nếu sau khi thực hiện nghĩa vụ xong mà có thỏa thuận như
trên thì sự việc sẽ đơn giản, nhưng nếu khơng có thỏa thuận thì vấn đề đặt ra là có
hướng nào để cho người thực hiện thay nghĩa vụ có thể địi bồi hồn hay khơng.
BLDS Pháp trước đây tại Điều 1249 ghi nhận: “Người thứ ba đã thực hiện nghĩa vụ
đối với người có quyền sẽ thay thế người có quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật”. Trong BLDS Pháp sửa đổi năm 2016, “thế quyền theo thỏa
Đỗ Văn Đại (2020), Luật nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam, Hà Nội, tr.368.
5
Đỗ Văn Đại (2020), tlđd (4), tr.358-360.
4


12
thuận vẫn được duy trì (Điều 1346-1). Khi chủ nợ nhận được khoản thanh toán từ
bên thứ ba, anh ta có thể cho phép sự thế quyền của bên thứ ba. Điều này giờ đây
khơng cịn được quan tâm thực sự nữa vì việc thế quyền theo pháp luật diễn ra một
cách có hệ thống khi bên thứ ba thanh tốn khoản nợ của người khác, trừ khi lợi ích

của bên thứ ba trong việc thanh toán khoản nợ của người khác là bất hợp pháp
(Điều 1346)”6. Có thể thấy, BLDS Pháp đã ghi nhận cụ thể hai cách thức thế quyền
sau khi thực hiện thay nghĩa vụ, đó là thế quyền theo thỏa thuận và thế quyền theo
pháp luật. BLDS Việt Nam dù chưa có quy định nói rõ có hai cách thức thế quyền
như vậy nhưng bên cạnh thế quyền theo thỏa thuận, “pháp luật dân sự còn có quy
định về thế quyền hay chuyển giao quyền yêu cầu mà khơng phụ thuộc vào ý chí
của các chủ thể liên quan (tức là thế quyền hay chuyển giao quyền yêu cầu theo
pháp luật)”7.
1.1.2. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 577 BLDS 2005 về “chuyển u cầu hồn trả” thì
“trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và
bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có
quyền u cầu người thứ ba hồn trả khoản tiền mình đã trả”. Như vậy, quyền u
cầu hồn trả được chuyển cho bên bảo hiểm khi mà bên bảo hiểm đã trả tiền bảo
hiểm cho bên được bảo hiểm. Có thể hiểu, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm thì
bên bảo hiểm được thế vào vị trí của người mua bảo hiểm (bên có quyền trong quan
hệ bồi thường) đối với người thứ ba gây thiệt hại (bên có nghĩa vụ) nên có quyền
yêu cầu người thứ ba bồi thường. Thông thường người gây ra thiệt hại chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc người nào gây thiệt hại thì người đó bồi
thường (Điều 604 BLDS 2005). Khi thiệt hại xảy ra cho người mua bảo hiểm thì sẽ
xuất hiện mối quan hệ nghĩa vụ bồi thường giữa người mua bảo hiểm (người bị thiệt
hại) và người gây thiệt hại. Ở đây, bên bảo hiểm đã đứng ra thực hiện bồi thường.
Xét về bản chất thì đây cũng là trường hợp thế quyền sau khi thực hiện thay nghĩa
vụ, và không phải là một trường hợp thế quyền theo thỏa thuận vì các bên khơng
cần có sự tha thun mi cú th quyn.
Clộment Franỗois, Prộsentation des articles 1346 à 1346-5 de la nouvelle sous-section 4 “Le paiement avec
subrogation””, La réforme du droit des contrats présentée par l'IEJ de Paris 1, [v-paris1.
fr/openaccess/reforme-contrats/titre4/chap4/sect1/ssect4-paiement-subrogation/] (truy cập ngày 11/3/2021).
7
Đỗ Văn Đại (2014), “Chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Kiểm sát - Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, (3), tr.40.
6


13
Về vấn đề này, theo tác giả Trương Thị Mỹ Hạnh:
“Trong trường hợp bảo hiểm tài sản, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì
cơng ty bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
bên bị thiệt hại (bên mua bảo hiểm) trong giới hạn giá trị tài sản đã được mua
bảo hiểm và sau đó cơng ty bảo hiểm có quyền u cầu bên thứ ba (bên có
lỗi gây ra sự kiện bảo hiểm) có trách nhiệm hồn trả lại thiệt hại mà mình đã
bỏ ra để bồi thường cho bên mua bảo hiểm. Trong trường hợp này hồn tồn
khơng cần sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua bảo hiểm tại thời điểm bồi
thường mà ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm thì quyền này của
bên bán bảo hiểm đã hình thành (quyền tương lai), nhưng khơng có nghĩa là
mọi trường hợp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đều phát sinh tình huống
“chuyển u cầu bồi hồn”. Quyền thế quyền của bên bán bảo hiểm chỉ xảy
ra khi có lỗi của “bên thứ ba” đã gây ra thiệt hại thông qua sự kiện bảo hiểm,
đây là trường hợp đương nhiên được thế quyền hay nói cách khác đây là
chuyển quyền u cầu theo pháp luật”8.
BLDS 2015 khơng cịn duy trì quy định về chuyển u cầu hồn trả trong bảo
hiểm. Hiện nay, có thể tìm thấy tư duy thế quyền như vậy trong quy định của pháp luật
bảo hiểm, theo đó: “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm
thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền u cầu người thứ ba bồi hồn khoản tiền
mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm” (khoản 1 Điều 49 Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000). Ngoài ra, tại Điều 326 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm
2015 cũng quy định: “Khi đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo
hiểm được quyền truy địi người có lỗi gây ra tổn thất đó (sau đây gọi là người thứ ba)
trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối

với người được bảo hiểm”. Như vậy, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì cơng ty bảo hiểm
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm và sau đó, thơng qua “chuyển
quyền”, cơng ty bảo hiểm có quyền yêu cầu bên thứ ba gây ra sự kiện bảo hiểm hồn
trả lại phần mà mình đã bồi thường cho bên mua bảo hiểm. Việc chuyển yêu cầu bồi
hoàn từ bên mua sang bên bán bảo hiểm sau khi bồi thường chính là cơ chế thế quyền
theo pháp luật. Để thấy rõ điều này có thể xem xét trường hợp thực tiễn sau.
Trương Thị Mỹ Hạnh (2015), “Trở thành người thế quyền khi đã thực hiện thay nghĩa vụ trong quan hệ dân
sự”, Khoa học Kiểm sát – Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, (2), tr.54-55.
8


14
Bản án số 125/2010/KDTM-PT ngày 14/7/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội9:
Theo nội dung bản án này, cơng ty ximăng Chinfon Hải Phịng có hợp đồng
vận chuyển với Cơng ty Hải Phịng và trong q trình vận chuyển thì tài sản của
Cơng ty ximăng Chinfon Hải Phòng đã bị thiệt hại. Và Tòa án cho rằng đủ căn cứ
để xác định Công ty Hải Phịng phải chịu trách nhiệm bồi thường tồn bộ tổn thất
hàng hóa. Nghĩa vụ bồi thường đã hình thành giữa cơng ty Hải Phịng là bên có
nghĩa vụ và cơng ty ximăng Chinfon Hải Phịng là bên có quyền (u cầu bồi
thường). Tuy nhiên, thay vì tự mình thực hiện quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối
với bên có nghĩa vụ thì trước đó cơng ty ximăng Chinfon Hải Phịng đã được cơng
ty bảo hiểm Bảo Việt bồi thường toàn bộ thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm ký giữa
hai bên. Và theo quy định của pháp luật bảo hiểm thì khi bên bảo hiểm đã trả tiền
bồi thường thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi
hoàn cho bên bảo hiểm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu các bên khơng có thỏa
thuận cụ thể về việc chuyển quyền yêu cầu thì bên bảo hiểm có được trực tiếp yêu
cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay không. Và câu trả lởi của Tòa
phúc thẩm là: “Theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005,
khoản 1 Điều 577 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 49 Luật kinh doanh

bảo hiểm thì việc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam thế quyền của Cơng ty ximăng
Chinfon Hải Phịng để kiện Cơng ty Hải Phịng với u cầu buộc Cơng ty Hải
Phịng (bên thứ ba) phải bồi thường theo phạm vi số tiền đã trả cho Cơng ty ximăng
Chinfon Hải Phịng, với tư cách thực hiện quyền này theo quy định của người được
bảo hiểm là Cơng ty ximăng Chinfon Hải Phịng. Do đó, Tịa án cấp sơ thẩm xác
định quan hệ pháp luật của vụ án là “Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa có
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải” là đúng”. Với các căn cứ vừa nêu, Tòa
án đã chấp nhận việc Bảo Việt thế quyền của cơng ty ximăng Chinfon Hải Phịng
trong quan hệ bồi thường. Hay có thể nói, quyền u cầu của cơng ty xi măng
Chinfon Hải Phòng đã được chuyển cho Bảo Việt nên Bảo Việt được kiện cơng ty
Hải Phịng để địi bồi thường. Sự chuyển giao quyền này dựa trên cơ sở các quy
định của pháp luật hay đây chính là thế quyền theo pháp luật.
Thế quyền sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm cũng được ghi nhận trong
pháp luật nước ngoài. Đơn cử, khoản 1 Điều 387 BLDS Liên bang Nga quy định
9

Đỗ Văn Đại (2020), tlđd (4), tr.386-392.


15
quyền của người có quyền trong một nghĩa vụ sẽ được chuyển giao cho người khác
theo pháp luật trong trường hợp: “bên bảo hiểm thế quyền của người có quyền đối
với người có nghĩa vụ, người chịu trách nhiệm về việc xảy ra sự cố được bảo hiểm”.
Tại khoản 3 Điều 1251 BLDS Pháp (trước năm 2016) quy định thế quyền diễn ra
theo pháp luật “vì lợi ích chính đáng của người trả món nợ mà anh ta nợ cùng
những người khác hoặc trả thay cho những người khác”. Quy định thế quyền này có
thể được áp dụng trong trường hợp bảo hiểm, khi bên bảo hiểm đã đứng ra thanh
tốn cho người được bảo hiểm (cũng là người có quyền trong quan hệ bồi thường)
thay cho người gây thiệt hại (người có nghĩa vụ). Thực tế, “căn cứ vào Điều này
(1251), án lệ Pháp cho rằng các công ty bảo hiểm chỉ có thể được thay thế quyền

của người được bảo hiểm nếu tiền bồi thường bảo hiểm được chi trả. Ngồi ra, cơng
ty bảo hiểm phải có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng để được hưởng lợi từ việc
thế quyền”10. Thế quyền cũng được ghi nhận trong Luật bảo hiểm Pháp, theo đó
“người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường bảo hiểm được thế quyền, với số tiền bồi
thường này, trong các quyền và hành động của người được bảo hiểm đối với bên
thứ ba mà bằng hành vi của họ đã gây ra thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm của
người bảo hiểm” (Điều L121-12). Để khẳng định cho quyền thế quyền của người
bảo hiểm, điều luật vừa nêu cũng quy định: “Công ty bảo hiểm có thể từ chối tồn
bộ hoặc một phần trách nhiệm của mình đối với người được bảo hiểm, nếu do hành
vi của người được bảo hiểm mà việc thế quyền khơng thể diễn ra vì lợi ích của
người bảo hiểm”.
Có thể thấy tư duy thế quyền rộng mở hơn, như phân tích của tác giả Mỹ:
“Đáng lưu ý, tất cả sự thế quyền ở đây đều có liên quan đến thiệt hại.
Mặc dù có nhiều loại thiệt hại khác nhau thường xun lặp lại trong tình
huống thế quyền nói chung - ví dụ: thiệt hại của người cho vay đối với một
khoản nợ khơng được thanh tốn, hóa đơn y tế của người bị thiệt hại do tai
nạn, hoặc tài sản bị tiêu hủy bởi hỏa hoạn - một số cách thức gây ra thiệt hại
luôn xuất hiện. Thiệt hại đó nhất thiết phải bao gồm ba bên: (1) bên gây ra
thiệt hại ban đầu, tức là người gây thiệt hại; (2) bên gánh chịu thiệt hại, tức là
người bị thiệt hại; và (3) bên có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại,
tức là người bảo hiểm thiệt hại. Ví dụ, trong tình huống bảo lãnh, con nợ
Carole Sportes, “Court of Cassation rules on legal subrogation in insurance contracts”, [https://www.
internationallawoffice.com/Newsletters/Insurance/France/BOPS-SCP-Bouckaert-Ormen-Passemard-Sportes
/Court-of-Cassation-rules-on-legal-subrogation-in-insurance-contracts] (truy cập ngày 11/3/2021).
10


16
không trả được là người gây ra thiệt hại, chủ nợ là người bị thiệt hại, và
người bảo lãnh là người bảo hiểm thiệt hại. Trong trường hợp thương tích cá

nhân, người tạo ra thương tích là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại là
nguyên đơn đòi bồi thường, và người bảo hiểm thiệt hại là một công ty bảo
hiểm y tế. Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kể tình huống nào theo phân loại
của chúng tơi, thuật ngữ “thế quyền” dùng để chỉ những biện pháp khắc phục
cho phép người bảo hiểm thiệt hại được bồi hoàn khoản bồi thường mà họ đã
thực hiện cho người bị thiệt hại”11.
Mối quan hệ ba bên như được đề cập ở phân tích trên bao hàm khơng chỉ
trường hợp bảo hiểm mà còn các trường hợp thực hiện thay nghĩa vụ khác có tính
chất tương đồng như trong bảo lãnh, trong bồi thường thiệt hại.
1.1.3. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Điều 367 BLDS 2005 quy định “khi bên bảo lãnh đã hồn thành nghĩa vụ thì
có quyền u cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi
bảo lãnh” hay Điều 340 BLDS 2015 quy định “bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên
được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã
thực hiện”. Như vậy, sau khi bên bảo lãnh đứng ra thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận
bảo lãnh (thay bên được bảo lãnh) thì bên bảo lãnh được quyền yêu cầu bên được bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Ở đây, quy định khơng cho thấy có sự chuyển
giao quyền yêu cầu từ bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sang bên thực hiện thay
nghĩa vụ (bên bảo lãnh). Tuy nhiên, trong thực tiễn đã có Tịa án theo hướng cho
phép bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thế vào vai trị của bên có
quyền ban đầu nên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình.
Xét Bản án số 1061/2007/DS-PT ngày 14/9/2007 của Tịa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh12:
Theo nội dung bản án này, bà Phụng bảo lãnh cho bà Phương vay tiền bà
Dung để trả nợ tiền chuyển nhượng sạp kinh doanh KA4 chợ TB của bà Phụng. Bà
Phương cũng thế chấp giấy đăng ký kinh doanh sạp KA4 chợ TB cho bà Dung giữ
để bảo đảm trả nợ. Như vậy, nghĩa vụ trả tiền vay của bà Phương đối với bà Dung
Maher B.S., Pathak R.A. (2008), “Understanding and Problematizing Contractual Tort Subrogation”,
Loyola University Chicago Law Journal 40, (1), tr.54.
12

Đỗ Văn Đại (2021), Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và bình luận bản
án - Tập 2, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.566-568.
11


17
được bảo đảm bằng hai biện pháp: bảo lãnh của bà Phụng và việc bà Phương thế
chấp giấy đăng ký kinh doanh sạp KA4 chợ TB cho bà Phụng giữ. Do đến hạn bà
Phương khơng có khả năng trả nợ nên bà Phụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh –
trả nợ thay cho bà Phương – và kiện đòi bà Phương (người được bảo lãnh). Tòa
phúc thẩm đã chấp nhận quyền yêu cầu của bà Phụng đối với bà Phương với nhận
định: “Bà Phụng đã trả nợ thay cho bà Phương, nên bà Dung đã giao giấy nợ và
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bà Phụng giữ để đảm bảo địi nợ. Do đó,
bà Phụng chỉ phải trả cho bà Phương giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi
bà Phương trả hết số nợ, nếu quá thời hạn trả nợ bà Phụng có quyền yêu cầu Cơ
quan thi hành án phát mãi một phần sạp kinh doanh nêu trên để bảo đảm thi hành án
theo quy định của pháp luật”. Có thể thấy biện pháp bảo đảm thứ hai mà bà Dung
nắm giữ đã được chuyển sang cho bà Phụng. Tòa án cho phép bà Phụng có thể xử lý
biện pháp bảo đảm này nếu đến hạn bà Phương không trả hết số nợ.
Từ phán quyết trên có thể thấy rằng nếu chỉ “có quyền yêu cầu” theo như quy
định tại Điều 367 BLDS 2005 (Điều 340 BLDS 2015) thì khơng thể lý giải được
việc bà Phụng được hưởng biện pháp bảo đảm vốn là của bà Dung (bên có quyền).
Do đó, có thể hiểu Tịa án đã cho phép người bảo lãnh thế vào vị trí của người có
quyền (bên nhận bảo lãnh) để có quyền truy địi người có nghĩa vụ (bên được bảo
lãnh) và vì vậy người bảo lãnh lúc này cũng có những gì mà người có quyền ban
đầu đã có (biện pháp bảo đảm).
Thực tế, thế quyền trong quan hệ bảo lãnh đã từng được ghi nhận cụ thể trong
các bộ dân luật ở Việt Nam. Đơn cử, Điều thứ 1320 Bộ Dân Luật Bắc Kỳ ban hành
năm 1931 quy định: “Người bảo - lĩnh nào đã giả nợ cho người mắc nợ, thì được thế
vào quyền - lợi người chủ nợ; nhất là được hưởng các khoản đảm - bảo về vật quyền của món nợ đó”. Hay như quy định tại Điều thứ 1339 Bộ Dân Luật Việt Nam

Cộng Hịa ban hành năm 1972 thì “người bảo lãnh đã trả nợ được kế vị chủ nợ
trong tất cả quyền lợi của người này”. Các quy định này đều nói rõ, người bảo lãnh
sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thế vào “tất cả các quyền lợi” của chủ nợ
ban đầu. Điều 1320 của Bộ Dân Luật Bắc Kỳ còn nhấn mạnh, người bảo lãnh trả nợ
thay cho người mắc nợ được hưởng các “khoản đảm - bảo về vật - quyền của món
nợ đó”. Có thể thấy, người bảo lãnh sau khi thực hiện thay nghĩa vụ đã được thế vào
vị trí của người có quyền nên được hưởng vật quyền bảo đảm mà người có quyền
ban đầu đã có.


18
Liên quan vấn đề này, theo tác giả Mỹ: “Với nghĩa rộng nhất của nó, “thế
quyền” mơ tả những tình huống mà Bên A có được quyền từ việc khắc phục cho sự
làm sai của Bên B đối với Bên C. Ví dụ truyền thống xảy ra trong trường hợp bảo
lãnh, liên quan đến con nợ, chủ nợ và người bảo lãnh. Chủ nợ gia hạn một khoản vay
cho con nợ và người bảo lãnh cam kết với chủ nợ rằng người bảo lãnh sẽ trả nếu con
nợ không thể trả. Nếu con nợ không trả được nợ và chủ nợ địi nợ từ người bảo lãnh,
thì người bảo lãnh có thể cố gắng thu hồi từ con nợ ban đầu số tiền mà người bảo
lãnh đã trả để giải phóng khoản nợ. Quyền của người bảo lãnh để thu hồi số tiền mà
họ đã thanh toán là một quyền thế quyền cổ điển và được cơng nhận từ lâu”13.
Có thể thấy sự ghi nhận thế quyền trong quan hệ bảo lãnh từ các quy định của
pháp luật nước ngoài, đơn cử theo Điều 2306 BLDS Pháp (sửa đổi năm 2016) thì
“người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được thay thế người có quyền về tất cả các
quyền mà người này đã có đối với người có nghĩa vụ”. Bên cạnh đó, Điều 2314 của
bộ luật này cũng quy định: “Người bảo lãnh hết trách nhiệm nếu do lỗi của người có
quyền mà việc thay thế các quyền, quyền thế chấp và quyền ưu tiên của người có
quyền khơng thể được thực hiện vì lợi ích của người bảo lãnh. Mọi điều khoản khác
được coi là vô hiệu”. Quy định này khẳng định quyền thế quyền của người bảo lãnh
khi cho phép bảo vệ người bảo lãnh trước người có quyền nếu việc thế quyền khơng
thể thực hiện được do lỗi của người có quyền.

Trong pháp luật Mỹ, BLDS bang Louisana (2019) cũng ghi nhận về quyền
thế quyền của người bảo lãnh: “người bảo lãnh đã thanh toán nghĩa vụ chính thì
được thế quyền theo pháp luật vào quyền của chủ nợ” (Điều 3048)14. Ngoài ra, tại
khoản 3 Điều 1829 BLDS bang Louisiana (2019) quy định “thế quyền xảy ra theo
theo luật cho lợi ích chính đáng của người trả món nợ mà anh ta đã nợ cùng những
người khác hoặc nợ vì những người khác và người có quyền địi lại những người
khác do khoản thanh tốn đó”15. Điều luật cho phép sự thế quyền trong trường hợp
một người có nghĩa vụ vì những người khác, đã đứng ra thực hiện nghĩa vụ. Theo
một tác giả Mỹ: “Bảo lãnh khơng phải là ví dụ duy nhất về người có nghĩa vụ vì
những người khác. Người thế chấp tài sản của mình để bảo đảm cho khoản nợ của
Maher B.S., Pathak R.A. (2008), tlđd (11), tr.52-53.
Art. 3048: “The surety who pays the principal obligation is subrogated by operation of law to the rights of
the creditor”.
15
Art. 1829 (3): “Subrogation takes place by operation of law: In favor of an obligor who pays a debt he
owes with others or for others and who has recourse against those others as a result of the payment”.
13
14


19
người khác cũng là người có nghĩa vụ, do đó nếu người đó trả khoản nợ được bảo
đảm thì người đó được hưởng lợi từ việc thế quyền của chủ nợ đối với người có
nghĩa vụ chính”16. Có thể thấy trong trường hợp một người có nghĩa vụ vì những
người khác (như một người có nghĩa vụ vì đã bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ
của người khác) và đã đứng ra thực hiện nghĩa vụ, pháp luật Mỹ cho phép người
thực hiện nghĩa vụ này được thế vào vị trí của người có quyền để u cầu người có
nghĩa vụ thanh tốn.
BLDS Liên bang Nga quy định quyền của người có quyền trong một quan hệ
nghĩa vụ sẽ được chuyển giao cho người khác theo pháp luật trong trường hợp:

“người bảo lãnh hoặc người cầm cố không phải là người có nghĩa vụ đã thực hiện
nghĩa vụ” (Khoản 1 Điều 387). Những quy định từ các hệ thống pháp luật khác
nhau nêu trên đều cho thấy có sự ghi nhận thế quyền sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Và khơng có lý do gì để khơng chấp nhận thế quyền theo pháp luật trong
trường hợp này, để cho người bảo lãnh sau khi đứng ra thực hiện nghĩa vụ (vốn là
của người có nghĩa vụ ban đầu) được “đứng trên đơi giày” của người có quyền, có
các quyền mà người này đã có đối với người có nghĩa vụ. Qua đó tạo thuận lợi cho
người đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ trong việc thu hồi những gì mình đã bỏ ra.
1.1.4. Sau khi bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp bồi thường thiệt hại do người khác (người của pháp nhân;
người làm công, người học nghề) gây ra, luật cho phép pháp nhân sau khi bồi
thường thiệt hại được quyền yêu cầu người có lỗi gây ra thiệt hại hồn trả lại cho
mình. Cụ thể, Điều 622 BLDS 1995 quy định: “nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt
hại, thì có quyền u cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hồn trả khoản
tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Các
Điều 618 BLDS 2005 hay Điều 597 BLDS 2015 có một điều chỉnh khi ghi nhận:
“nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc
gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Tương tự,
các quy định tại Điều 626 BLDS 1995 (Điều 622 BLDS 2005, Điều 600 BLDS
2015) về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra cũng cho
phép pháp nhân sau khi bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu người có lỗi trong
việc gây ra thiệt hại hồn trả. Có thể thấy từ các quy định trên là luật đã yêu cầu
16

Saul Litvinoff (1990), “Subrogation”, Louisiana Law Review 50, (6), tr.1164.


×