Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.8 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIỀU TRINH

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số cn: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tƣờng Vy
Học viên: Nguyễn Kiều Trinh
Lớp: Cao học Luật, khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
chưa được công bố ở các cơng trình nghiên cứu khác, việc sử dụng tài liệu tham
khảo của tác giả khác được sử dụng trích dẫn đúng quy định. Bản án được sử
dụng để bình luận là có thật, thực tiễn trong q trình xét xử và đã có hiệu lực
pháp luật trên cả nước. Nếu không đúng như đã nêu, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Kiều Trinh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết tắt

1

Bộ luật hình sự

BLHS

2

Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS


3

Hội đồng thẩm phán

HĐTP

4

Hội đồng xét xử

HĐXX

5

Hình sự phúc thẩm

HSPT

6

Hình sự sơ thẩm

HSST

7

Tịa án nhân dân

TAND


8

Tịa án nhân dân Tối Cao.

TANDTC

9

Trách nhiệm hình sự

TNHS

10

Thơng tư liên tịch

TTLT

11

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

STT


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI

PHÉP CHẤT MA TUY ....................................................................................... 8
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép chất
ma tuý ................................................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm tội vận chuyển trái phép chất ma túy ................................... 8
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ........ 13
1.2. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý với một số tội phạm
khác trong Luật hình sự Việt Nam................................................................ 21
1.2.1. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) và
Tội mua bán trái phép chất ma tuý(Điều 251 BLHS) .................................... 21
1.2.2. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) với
Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý(Điều 249 BLHS)..................................... 22
1.3. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của tội vận chuyển trái
phép chất ma tuý trong pháp luật hình sự Việt Nam .................................. 23
1.3.1. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ năm
1945 đến trước năm 1985 .............................................................................. 23
1.3.2. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ sau năm
1985 đến trước năm 1999 .............................................................................. 26
1.3.3. Pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý từ năm
1999 đến nay .................................................................................................. 28
1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới với các quy định về tội
vận chuyển trái phép chất ma tuý ................................................................. 31
1.4.1. Vấn đề nội luật hóa các quy định của các quy định trong các Công
tước quốc tế về kiểm soát ma túy ................................................................... 31
1.4.2. Tội vận chuyển, mua bán chất ma túy trong Bộ luật hình sự nước
Cộng hịa nhân dân Trung Hoa ..................................................................... 33


1.4.3. Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự
Liên Bang Nga. .............................................................................................. 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 36

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VẬN CHUYỂN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ .......................................................................... 37
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội vận
chuyển trái phép chất ma tuý ........................................................................ 37
2.1.1. Tổng quan tình hình xét xử Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ..... 37
2.1.2. Đánh giá kết quả đạt được .................................................................. 42
2.2. Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của
BLHS hiện hành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ......................... 42
2.2.1 Nhầm lẫn trong việc định tội giữa tội tàng trữ trái phép chất ma tuý(
Điều 249 ) và tội vận chuyển trái phép chất ma tuý(Điều 250) .................... 43
2.2.2. Vướng mắc trong việc xác định tình tiết định tội theo loại chất ma túy
....................................................................................................................... 50
2.2.3. Vướng mắc trong việc xác định trọng lượng/ hàm lượng chất ma túy 52
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ....................................................... 55
2.3.1. Nhu cầu và các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định Luật hình sự
Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ........................................ 55
2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy định của Luật hình sự Việt Nam
về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý ........................................................ 59
2.3.3. Ban hành án lệ về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý..................... 63
2.3.4. Giải pháp vể công tác tổ chức cán bộ ................................................. 64
2.3.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan tiến hành tố
tụng đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử.
....................................................................................................................... 66


2.3.6. Đào tạo phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Tạo điều kiện cho đội ngũ luật
sư tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng........................................ 67

2.3.7. Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma túy là hiểm họa của toàn nhân loại, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và
hạnh phúc của con người, ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế, văn hóa, chính
trị xã hội của các quốc gia. Trước những tác hại và lo ngại về xu hướng gia tăng
các tội phạm về ma túy, Liên Hợp Quốc (LHQ) - tổ chức liên chính phủ đã có
những hành động thiết thực như ban hành các cơng ước kiểm sốt ma túy1; thành
lập Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm; tổ chức các Phiên họp đặc biệt
của Đại hội đồng LHQ về vấn đề ma túy tồn cầu và thơng qua Tun bố chính
trị khẳng định nhận thức và cam kết tăng cường các hoạt động phịng, chống ma
túy trên tồn cầu.
Việt Nam với vai trò là thành viên của LHQ đã tham sự phiên họp Phiên
họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về vấn đề ma túy toàn cầu 2016 tại trụ sở
LHQ, New York, Hoa Kỳ. Tại phiên họp này, Việt Nam cùng với các nước
ASEAN và Ban Thư ký ASEAN xây dựng và hoàn thiện Tuyên bố chung
ASEAN về vấn đề ma túy toàn cầu, đồng thời chia sẻ quan điểm với các nước
ASEAN coi ba công ước quốc tế về kiểm soát ma túy tiếp tục là nền tảng của
chính sách kiểm sốt ma túy tồn cầu; nhấn mạnh không khoan nhượng với ma
túy và theo đuổi mục tiêu hướng tới một khu vực và thế giới khơng có ma túy;
khơng chấp nhận xu hướng hợp pháp hóa sử dụng ma túy.
Theo đó, những khẳng định về quyết tâm đấu tranh đối với tội phạm ma
túy của Việt Nam đã được cụ thể hóa trong BLHS năm 2015. So với BLHS
1999 tội phạm ma túy đã được quy định cụ thể hơn về cấu thành tội phạm và

định lượng đối tượng tác động, hậu quả do tội phạm gây ra, cá thể hóa trách
nhiệm hình sự các hành vi phạm tội. Trong đó, nhằm thực hiện chủ trương
giảm quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm về ma túy, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc định tội và cá thể hóa hình phạt BLHS năm 2015 đã
tách Điều 194 BLHS năm 1999 về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội độc lập (Tội tàng trữ trái phép
Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước Về các chất hướng thần năm 1971 và Công
ước LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988.
1


2
chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất
ma túy).
Tuy nhiên, ngày 05/11/2019, phát biểu tại Phiên thảo luận Kỳ họp thứ
Tám, Quốc hội khóa XIV, đại tướng Tơ Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Bộ Cơng an đã nhấn mạnh nước ta còn đang gặp phải những thách
thức lớn trong cơng tác phịng chống tội phạm về ma túy hiện nay, một trong
số đó là thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đang bộc lộ những bất cập, phát
sinh nhiều quan điểm khác nhau về hình phạt giữa các tội phạm ma túy, đặt ra
vấn đề về hình phạt được quy định trong BLHS năm 2015 tương ứng với mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội?, đặc biệt là quy định về hình
phạt giữa Tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 250 BLHS
năm 2015 so với quy định về hình phạt của các tội phạm ma túy khác. Hành
vi vận chuyển trái phép chất ma túy là một trong những nguyên nhân gây ra
tình hình diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh chóng các tội phạm về ma túy
hiện nay, cho thấy tính chất nguy hiểm cao độ của tội phạm này trong nhóm
các tội phạm về ma túy. Bên cạnh một số vấn đề về mặt lý luận thì việc chưa
có văn bản hướng dẫn về áp dụng pháp luật đối với tội phạm này theo BLHS
năm 2015 làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng hình sự trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, nghiên
cứu có hệ thống về lý luận và thực tiễn xét xử đối với “Tội vận chuyển trái
phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam” là cần thiết, góp phần
nâng cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh, phịng chống tội vận chuyển trái
phép chất ma túy ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật các tội phạm về ma túy nói chung, tội vận chuyển trái phép
chất ma túy nói riêng được quy định từ rất sớm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
nhóm tội phạm này được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Liên quan đến
đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiếp thu những cơng trình nghiên cứu sau:
1) Dưới góc độ Giáo trình, Sách tham khảo
Trường Đại học Luật Tp.HCM, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam-Phần
Các Tội phạm, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam,2012; GS.TS Nguyễn


3
Ngọc Hòa, chương XXV - Các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng
cộng, trong sách "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam" của Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội,2000; "Giáo trình luật hình sự Việt
Nam" (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003; "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
1999" (Phần các tội phạm) của PGS. TS Phùng Thế Vắc, PGS.TS.Trần Văn
Luyện, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, TS.Nguyễn Đức Mai, Thạc sĩ Nguyễn Sĩ
Đại, Thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;" Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự", Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên
sâu) của Thạc sĩ Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002; "Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự", PGS.TS Trần Minh Hưởng chủ biên, Nxb Lao động,
Hà Nội, 2009; v.v...
2) Dưới góc độ các luận án, luận văn thạc sỹ:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Lai Châu” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Học viên Khoa học xã hội- Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Trung Hiếu, Học viên Khoa học xã hội - Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Đắk
Lắk” của tác giả Phan Thị Hồng Thắng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Sơn La”, của tác giả Mai Ngọc Chính, Học viện khoa học xã hội, năm 2017.
- Luật văn Thạc sỹ Luật Học: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực
tiễn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”, của tác giả Nguyễn Sỹ Quản, Học viện
khoa học xã hội, năm 2019.


4
- Luận văn Thạc sĩ Luật Học: “Tội mua bán trái phép chất ma túy theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn
Thành Tất, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018
3) Nhóm các bài viết, bài báo khoa học
TS. Phạm Minh Tuyên, “Một số vấn đề lý luận về các tội phạm ma túy
theo Bộ luật hình sự năm 2015 và hướng dẫn áp dụng”– Tạp chí Tịa án nhân
dân số 15, 16 năm 2016; “Một số vấn đề về giám định hàm lượng chất ma túy
theo công văn số 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 của TAND tối cao” – Tạp
chí Tịa án nhân dân số 21/2014; “Những điểm mới cơ bản đối với các tội phạm
về ma túy theo Bộ luật hình sự 2015 – một số vướng mắc, kiến nghị”- Tạp chí

Tịa án nhân dân số 12 năm 2017; Nguyễn Tuyết Mai, “Bộ luật hình sự năm
2015 hồn thiện quy định về các tội phạm về ma túy” – Tạp chí Tòa án nhân dân
số 18 năm 2017; Quách Quỳnh Dung, “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết
những vụ án ma túy có từ hai chất ma túy trở lên theo quy định của Bộ luật hình
sự năm 2015” – Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2019; Dương Văn Thịnh, “Bàn về
việc áp dụng tình tiết phạm tội 02 lần trở lên và đối với 02 người trở lên trong
các tội phạm về ma túy” – Tạp chí Kiểm sát số 22 năm 2019; Trần Thanh Duẩn,
“Bất cập trong việc xử lý đồng phạm về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy” –
Tạp chí kiểm sát số 18 năm 2019; Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (2015), “Hoàn
thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học pháp luật, số 06, trang 42 – 48; Phạm Quốc
Khánh (2015), “Tội phạm về ma túy trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)”,
Tạp chí Kiểm sát, số 20, trang 48 – 51; Mã Văn Hùng (2018),” Việc định tội
danh đối với hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy”, Tạp chí Kiểm
sát, số 15, trang 47 – 49; Trần Minh Hưởng, Đặng Thu Hiền (2015), “Một số
vướng mắc, bất cập trong áp dụng chương các tội phạm về ma túy và các văn
bản hướng dẫn thi hành”, Tạp chí Kiểm sát, số 11, trang 43 - 47.
Nhận xét về các công trình khoa học đã nghiên cứu
Qua nghiên cứu các tài liệu trên, tác giả nhận thấy các cơng trình trên
đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật cơ bản về các tội ma túy nói


5
chung, tội vận chuyển trái phép ma túy nói riêng. Một số cơng trình như các
luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu so sánh quá trình áp dụng thực tiễn của nhóm
tội ma túy, đưa ra những vướng mắc, kiến nghị, đây là nguồn tài liệu quý báu
mà tác giả được kế thừa. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu của các cơng
trình trên chủ yếu trên cơ sở BLHS năm 1985 hoặc BLHS năm 1999 nên
những cập nhật về áp dụng pháp luật vào thực tiễn đến nay không cịn giá trị

thực tiễn.
Chính vì vậy, khi thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa một số quan điểm
của các tác giả trên để củng cố về lý luận và định hướng kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn xét xử
các vụ án đã xảy ra trong thực tế để phân tích những khó khăn, vướng mắc trong
áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Từ
đó, tác giả đưa ra các kiến nghị hồn thiện quy định của pháp luật về tội vận
chuyển trái phép chất ma túy, góp phần nâng cao chất lượng xét xử và cơng tác
đấu tranh phịng, chống tội phạm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả thực hiện các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của
tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Thứ hai, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam, những
tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội vận
chuyển trái phép chất ma túy
Thứ ba, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện về tội vận chuyển trái
phép chất ma túy


6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận, pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vận chuyển
trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lí luận: Làm rõ lí luận về tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong
quy định tại Điều 249 BLHS 2015; làm rõ lí luận về định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong phạm vi
cả nước, thời gian là giai đoạn từ năm 2016 - 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được học viên triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước về các vấn đề tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phịng, chống tội
phạm; lý luận về tội phạm học, Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Ngồi ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu, đánh giá, logic... để làm sáng tỏ
các vấn đề của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa các cơng trình khoa học đã được công bố,
Tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống; góp phần làm sáng tỏ các vấn đề
lý luận về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu
tham khảo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với tội vận chuyển trái
phép chất ma túy. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những giải
pháp khoa học phục vụ cho hoạt động thực tiễn áp dụng BLHS Việt Nam liên
quan đến tội vận chuyển trái phép chất ma túy, qua đó góp phần nâng cao hiệu


7
quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội này trong phạm vi cả nước trong giai
đoạn hiện nay và thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 2 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng và một số giải pháp bảo đảm áp dụng
đúng pháp luật hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.


8
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUY
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép
chất ma tuý
1.1.1. Khái niệm tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- Khái niệm về chất ma túy
Ma túy là hiểm họa của tồn nhân loại. Nó khơng chỉ là vấn đề mang
phạm vi quốc gia mà mang tính tồn cầu. Tệ nạn ma túy có ảnh hưởng, tác động
sâu sắc đến kinh tế, xã hội, tình hình an ninh trật tự và nòi giống, tàn phá thể
trạng, não bộ của người sử dụng.
Ma túy là gì, xuất hiện từ khi nào và tại sao lại có tác động lớn đến con
người và đời sống xã hội? Từ xa xưa, khi nền y học chưa phát triển, việc chữa
bệnh chủ yếu dựa vào việc sử dụng một số loại cây cỏ trong tự nhiên, dùng để
đặc trị một số bệnh và có giá trị lưu truyền đến nay, trong số các loài cây chữa
bệnh có cả cây thuốc phiện, cây cần sa và cây cơca. Trong q trình sử dụng, con
người phát hiện và nhận thức được tác hại của các loại cây này. Ban đầu, khi
nhìn từ góc độ y học, ma túy là một loại dược phẩm có thể chữa một số bệnh,
giảm đau, tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều
lượng và tần suất không phù hợp, loại dược phẩm này làm con người khơng làm
chủ được hành vi, có nhiều hành xử lệch chuẩn với đạo đức, bị xã hội lên án; về
lâu dài gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.

Cho đến nay, có nhiều tài liệu đề cập đến ma túy hoặc chất ma túy dưới
các góc độ khác nhau như: “Ma túy là tên gọi chung các chất kích thích, gây
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện như thuốc phiện,
hêrôin”2; “Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây
ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”3; “Ma tuý là bất kỳ một dạng chất nào,
khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý thức và hành vi như là kết quả tác
động của chất đó lên hoạt động của não”
2
3

Viện Ngôn ngữ (1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Trung tâm Từ điển học, tr.583.
Viện Ngôn ngữ (1996), tlđd (2), tr. 583.


9
Trong các Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về kiểm sốt ma túy chưa
có khái niệm chung về “chất ma túy” mà thay vào đó Cơng ước định nghĩa theo
phương pháp liệt kê các chất ma túy và chất hướng thần bị kiểm sốt. Theo đó,
tại điểm j Khoản 1 Điều 1 Công ước năm 1961quy định: “Ma túy” nghĩa là bất
kỳ chất liệu nào trong bảng I và II, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp; Điểm n,
Điểm e Điều 1 Công ước liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất
ma tuý và chất hướng thần năm 1988 (gọi tắt là Công ước 1988) quy định: “Ma
tuý” có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay tổng hợp quy định trong các phụ
lục I và II của Công ước 1961.
Tại Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” được sử dụng trong các văn bản pháp
luật, như tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định
“Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
Danh mục do Chính phủ ban hành”4 qua đó cho thấy rằng cụm từ “chất ma túy”
được định nghĩa và giải thích gián tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và
“chất hướng thần”. “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ

gây tình trạng nghiện đổi với người sử dụng” và “Chất hướng thần là chất kích
thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới
tình trạng nghiện đối với người sử dụng”.5
Khái niệm về ma túy hay chất ma túy thì có nhiều cách lý giải khác nhau,
chưa thống nhất cách gọi tên “ma túy” hay “chất ma túy” đồng thời nội hàm khái
niệm cũng chưa có sự thống nhất, tuy nhiên các quan điểm đã đưa ra được thuộc
tính chung nhất của ma túy hay chất ma túy là tính chất gây nghiện, có nguồn
gốc tự nhiên hay nhân tạo, được quy định trong các Danh mục chất ma túy do
Chính phủ ban hành.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm ma túy
như sau: Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng, nó là chất kích
thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, được quy định trong các Danh mục do
Chính phủ ban hành. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay
đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng, có thể dẫn đến
trình trạng lệ thuộc, gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng.
4
5

Xem mục 1.1. Thông tư liên tich số 17/2007/TTLT/BCA- VKSNDTC -TANDTC -BTP
Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2021


10
- Phân loại các chất ma tuý
Các chất ma tuý được xác định dưới nhiều hình thức khác nhau, mặt khác
khi xã hội càng phát triển thì việc tinh chế các chất ma tuy càng phong phú. Vì
vậy, việc phân loại các chất ma tuý có ý nghĩa quan trọng trong việc định lượng
khi định tội danh và quyết định hình phạt. Có nhiều cách phân loại, song theo
quan điểm của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Xuân Yêm và Phó giáo sư Tiến sỹ Trần
Văn Luyện thì có một số dạng phân loại bản sau:

Một là, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm:
ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
1. Ma túy tự nhiên: Là các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên, có được
bằng cách thu hái từ các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng, từ các sản phẩm
tách chiết, tinh chế từ các sản phẩm thu hái đó.
2. Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được điều chế từ các chất là
sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được chất
ma túy có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu.
3. Ma tuý tổng hợp: Là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học tồn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là
các chất amphetamin, ví dụ: methadon (dolophin); dolargan (pethidin)...
Hai là, căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng, ma túy
được chia ra làm hai nhóm; ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp
(ma túy nặng, ma túy nhẹ).
Ba là, dựa vào tác dụng sinh lý trên cơ thể người, ma túy được chia ra làm
tám nhóm sau:
- Các chất gây êm dịu, đam mê (các chất ma túy chính gốc). Trong nhóm
này là thuốc phiện và các chế phẩm (opiates) như Morphin, Hê-rô-in, Dioni,
Thebain, Methadon, Dolargan...
- Cần sa và các sản phẩm của Cần sa.
- Coca và các sản phẩm của Coca.
- Thuốc ngủ: có các loại như Barbiturat, Methaqualon và Mecloqualon ...
Các chất này có tác dụng ức chế thần kinh.


11
- Các chất an thần: Bao gồm các chất thuộc dẫn xuất của Benzodiazepin,
Meprobamat, Hydroxyzin.
- Các chất kích thích: Bao gồm Amphetamin và các dẫn xuất của nó.
- Các chất gây ảo giác điển hình: Gồm LSD, Mescalin, nấm Psilosybe và

Psilocylin, các dẫn xuất của Tryptamin... Dung môi hữu cơ và các thuốc xông.
Bốn là, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý,
các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm
nhóm sau:
Nhóm 1: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (Opiates);
Nhóm 2: Ma túy là các chất từ cây Cần sa (Canabis);
Nhóm 3: Ma túy là các chất kích thích (Stimulants);
Nhóm 4: Ma túy là các chất ức chế (Depresants);
Nhóm 5: Ma túy là các chất gây ảo giác (Hallucinorens).
Việc phân chia theo năm nhóm như trên vừa ngắn gọn, vừa chặt chẽ, dễ
vận dụng trong thực tiễn cơng tác phịng, chống ma túy.
Như vậy về khái niệm và phân loại các chất ma tuý hiện nay trong nước
cũng như trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản
những đặc điểm chung của các chất ma tuý thì các quốc gia đều có những điểm
thống nhất chung, bởi vấn đề đấu tranh và phòng chống tội phạm về ma tuý là
vấn đề toàn cầu.
- Khái niệm về tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Theo Từ điển tiếng Việt thơng dụng năm 1997 thì “vận chuyển là đem,
chuyển từ nơi này đến nơi khác”. Theo Từ điển tiếng Việt năm 2011 thì “vận
chuyển là mang chuyển đồ vật, hàng hóa đến một nơi khác tương đối xa bằng
phương tiện nào đó”.
Nghiên cứu Điều 250 BLHS năm 2015 cho thấy, điều luật không quy định
khái niệm cụ thể về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tại mục 3.2, II Thơng tư
số 17/2007/ TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC có đưa ra khái niệm vận chuyển
trái phép chất ma tuý như sau: “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi


12
chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình
thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…;

trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi
quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà khơng
nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Về mặt lý luận, trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay, có nhiều
quan điểm về khái niệm vận chuyển trái phép chất ma túy. Có quan điểm cho
rằng: “Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi đưa chất ma túy từ
địa điểm này đến địa điểm khác mà khơng có giấy phép hợp lệ. Hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào
như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, đường hàng khơng...” 6 Quan
điểm này có điểm hợp lý là phù hợp với các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam, nhưng dưới góc độ khoa học, khái niệm đã nêu vẫn chưa đưa ra được dấu
hiệu chủ thể của tội phạm. Quan điểm khác lại cho rằng: Hành vi “vận chuyển
trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma túy khơng nhằm
mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong
những trường hợp được quy định tại Điều 250 BLHS”7. Mặc dù đã có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tuy
nhiên các quan điểm này mới chỉ nêu ra được một cách khái quát mà chưa nêu
được một cách đầy đủ khái niệm của tội này một cách khoa học.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và tổng hợp từ những quan
điểm của các nhà khoa học, tác giả xin đưa ra khái niệm về tội vận chuyển trái
phép chất ma túy như sau: Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi
chuyển dịch trái phép chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình
thức nào mà khơng nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất
ma túy do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm chế độ quản lý độc quyền của Nhà
nước về ma túy.
Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, tr.138
7

Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nxb Đại học Quốc
Gia Hà Nội, tr.4.
6


13
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
Tội phạm là sự hợp thành của bốn yếu tố cấu thành bao gồm: khách thể,
mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan; bốn yếu tố này có mặt quan trọng khác
nhau, có nội dung biểu hiện khác nhau và chính sự khác nhau này quyết định
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tội vận chuyển
trái phép chất ma tuý là một tội phạm cụ thể nên cũng có đầy đủ bốn yếu tố cấu
thành tội phạm, cụ thể:
a) Các dấu hiệu định tội của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý
- Khách thể
Các tội phạm ma tuý xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước
về các chất ma tuý; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và xâm phạm sức khoẻ
con người.
Đối tượng tác động của tội vận chuyển trái phép chất ma túy bao gồm:
Lá, thân, rễ cây cần sa, quả cây thuốc phiện tươi, khô... bao gồm các chất được
quy định trong Danh mục các chất ma tuý do Chính phủ quy định tại Nghị định
số 126/2015/NĐ-CP ngày 09/12/2015; Nghị định số 73/2018/NĐ-CP gồm 515
chất ma túy và 47 tiền chất ma túy và Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày
29/5/2020 sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành
kèm Nghị định 73/2018/NĐ-CP.
- Về mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ
bản, là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Khơng có hành vi khách quan sẽ khơng có
những dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm, và như vậy sẽ khơng có
tội phạm. Đối với các tội phạm về ma tuý việc xác định hành vi khách quan có ý

nghĩa quan trọng trong việc phân biệt các tội danh khác nhau trong nhóm các tội
phạm về ma tuý như:vận chuyển, tàng trữ, mua bán. Hành vi khách quan“Vận
chuyển trái phép chất ma túy” được hiểu là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất
ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương
tiện khác nhau như ơ tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể


14
để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý
như vali, túi xách v.v…) mà khơng nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất
trái phép chất ma túy khác. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy chỉ bị coi là
tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 01 gam
trở lên;
- Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 0,1 gam trở lên;
- Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối lượng từ
10 kilơgam trở lên;
- Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 05 kilơgam trở lên;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilơgam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít trở lên;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương
với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h
khoản 1, 2, 3,4 Điều 250 BLHS 2015.
- Về chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào từ đủ

16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội này nếu là tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng. Theo đó, thì người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma
túy theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 250 BLHS năm 2015, và
người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái
phép chất ma túy theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 250 BLHS
năm 2015.


15
- Về mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Tội phạm là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Nếu
mặt khách quan là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là hoạt
động tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
- Dấu hiệu lỗi
Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý được thực hiện với lỗi cố ý trực
tiếp, dấu hiệu về lỗi của tội vận chuyển trái phép chất ma túy được biểu hiện
như sau:
+ Về lý trí: Người phạm tội khi thực hiện hành vi vận chuyển trái phép
chất ma túy đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả do hành vi của mình sẽ gây ra đó là xâm phạm sự quản lý độc
quyền về các chất ma túy của Nhà nước.
+ Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra
- Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội trong tội vận chuyển trái phép chất
ma túy phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc định tội.
b) Các dấu hiệu định khung tăng nặng
- Các dấu hiệu định khung tăng nặng theo loại và trọng lượng chất ma túy
Khung hình
phạt

Chất ma túy

Nhựa thuốc phiện,
nhựa cần sa hoặc
cao côca

Khoản 2 (tù từ
07 năm đến 15
năm)

Khoản 3 (tù từ
15 năm đến 20
năm)

Khoản 4 (tù 20
năm, tù chung
thân hoặc tử
hình)

500 gam đến
dưới 01 kilơgam

01 kilơgam đến
dưới 05 kilôgam

05 kilôgam
trở lên

30 đến dưới
100 gam


100 gam
trở lên

Hêrôin hoặc
côcain,
05 gam đến dưới
Methamphetamine.
30 gam
Amphetamine,
MDMA, XLR-11


16
Lá, rể, thân, cành
hoa, quả cây cần sa
hoặc lá cây côca

10 kilôgam đến
dưới 25 kilôgam

25 kilôgam đến
dưới 75 kilôgam

75 kilôgam
trở lên

Quả thuốc phiện
khô


50 kilôgam đến
dưới 200
kilôgam

200 kilôgam đến
dưới 600
kilôgam

60 kilôgam
trở lên

Quả thuốc phiện
tƣơi

10 kilôgam đến
dưới 50 kilôgam

50 kilôgam đến
dưới 150
kilôgam

150 kilôgam
trở lên

Các chất ma tuý
khác ở thể rắn

20 gam đến dưới
100 gam


100 gam đến
dưới 300 gam

300 gam
trở lên

Các chất ma tuý
khác ở thể lỏng

100 mililít đến
dưới 250 mililít

250 mililít đến
dưới 750 mililít

750 mililít
trở lên

Ngồi các dấu hiệu định khung tăng nặng theo định lượng nêu trên thì
trong các Khoản của điều luật còn quy định các dấu hiệu định khung tăng nặng
khác, cụ thể như sau:
- Các dấu hiệu định khung tăng nặng khác theo Khoản 2 Điều 250 BLHS
Theo quy định tại khoản 2 Điều 250 BLHS năm 2015 thì khung hình phạt
này là phạt tù từ 7 đến 15 năm, áp dụng cho các trường hợp:
- “Có tổ chức”, trong Điều luật khơng giải thích rõ. Tuy nhiên, thông qua
các quy định khác trong BLHS như tại khoản 2 Điều 17 BLHS 2015 có quy
định: "Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm"; và theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ
sung Nghị quyết số 02- HĐTP ngày 05/01/1986 thì phạm tội có tổ chức được
giải thích là phải có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự

nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm, phải có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm như những người đồng phạm.
Để nhận diện và đánh giá đúng trường hợp đồng phạm là phạm tội có tổ
chức, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã có hướng dẫn một số trường hợp được
coi là phạm tội có tổ chức, đó là sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực


17
hiện tội phạm như sau: Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều
lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Những người đồng phạm chỉ thực
hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện theo một kế hoạch đã được
tính tốn kỹ càng, chu đáo có chuẩn bị phương tiện hoạt động và cả kế hoạch che
dấu tôi phạm. Với những đặc điểm đã nêu trên, phạm tội có tổ chức có nhiều khả
năng phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy nhiều lần gây ra những hậu quả
lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội trên nhiều mặt.
- “Phạm tội 02 lần trở lên” được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều
250 BLHS năm 2015. Phạm tội từ hai lần trở lên được hiểu là trước lần phạm
tội này, người phạm tội đã thực hiện tội phạm này ít nhất một lần trước đó và
chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội lần này là sự lặp lại tội mà người đó đã phạm
trước đó nên thể hiện mức độ nguy hiếm cao hơn so với trường hợp bình
thường. Mức độ tăng nặng của tình tiết này tùy thuộc vào số lần phạm tội trước
đó cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà người đó đã thực
hiện trong từng lần.
- “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, Là tình tiết thể hiện việc sử dụng chức
vụ, quyền hạn như một thủ đoạn để người phạm tội thực hiện tội phạm. Trong
phạm vi chức vụ, quyền hạn của mình người phạm tội có được uy tín, sức ảnh
hưởng đối với người khác, vì vây họ đã lợi dụng điều này để thực hiện tội phạm
gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền lợi ích hợp pháp
của cơng dân gây ảnh hưởng đến uy tín của người cán bộ, uy tín của Nhà nước.
Do đó, trường hợp phạm tội này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những

trường hợp bình thường khác nên cần phải tăng nặng TNHS, mức độ tăng nặng
phụ thuộc vào tầm quan trọng của chức vụ, quyền hạn và mức độ lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó của người phạm tội.
- “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” Tình tiết này được hiểu là
người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức nơi họ công tác hoặc
làm việc để thực hiện hành vi phạm tội. Đây là trường hợp người phạm tội
thông qua cơ quan tổ chức mà mình là thành viên để thực hiện hành vi phạm
tội.Thông thường trong trường hợp này người phạm tội thông qua các hợp đồng
mua bán, hợp đồng vận chuyển để vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội khơng phải là người có chức vụ


18
quyền hạn mà chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để vận chuyển trái
phép chất ma túy.
- “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội”. Sử dụng người dưới
16 tuổi vào việc phạm tội là trường hợp người phạm tội đã dụ dỗ, xúi giục,
mua chuộc, hăm dọa, khống chế, lôi kéo... người dưới 16 tuổi thực hiện hành
vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Nếu xúi giục người dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, mà người bị xúi giục chưa đủ
tuổi chịu TNHS thì người phạm tội vẫn bị coi là sử dụng trẻ em vào việc
phạm tội. Việc điều luật quy định tình tiết tăng nặng TNHS này bởi trẻ em là
người chưa phát triển đầy đủ về tâm lý, nhận thức của các em còn hạn chế nên
việc dụ dỗ, mua chuộc, khống chế… các em thực hiện hành vi vận chuyển trái
phép chất ma tuý là rất nguy hiểm cho xã hội,đặc biệt là đối với các tỉnh miền
núi phía Bắc khi trẻ em thất học, gia đình hồn cảnh khó khăn nên người
phạm tội thường lợi dụng hồn cảnh này để lơi kéo các em vào việc vận
chuyển trái phép chất ma tuý.
- “Qua biên giới”. Đây là tình tiết tăng nặng định khung bởi đối với hành
vi vận chuyển trái phép chất ma t là hành vi đặc thù có tính xun quốc gia rất

cao, tội phạm mang tính tồn cầu. Đặc biệt khi Việt Nam là một trong những
quốc gia nằm trong tam giác Vàng - là trung tâm bào chế ma t của thế giới.
Theo ước tính của Văn phịng Tội phạm và Ma tuý Liên Hợp Quốc (UNODC)
nguồn ma tuý tổng hợp được sản xuất tại các nước Đông Nam Á có giá trị từ 30
tỷ đến 60 tỷ USD mỗi năm. Các băng đảng ma tuý hoạt động trong khu vực có
mối liên hệ với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia khác ở Nhật Bản, Việt
Nam, Nigeria và cả những băng đảng Nam Mỹ. Tội phạm cũng bị thu hút bởi
bn bán ma t vì đây là ngành kinh doanh có lợi nhuận khơng hẳn là cao,
nhưng rất ổn định và lâu dài.
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương
với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n
khoản này.
- “Tái phạm nguy hiểm”, đây là tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân
không tốt của người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội


×