VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HÒA PHÁP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: LUẬT HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỘNG HÒA PHÁP
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 938.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS VÕ KHÁNH VINH
HÀ NỘI – NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan.
Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân
thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS Võ Khánh Vinh,
là thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức vô
cùng quý báu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thầy cô Khoa
Luật, Phòng Quản lý đào tạo và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cám ơn lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo những điều kiện
tốt nhất để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại học viện Khoa học xã hội
(Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam).
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực
để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ................................................................................................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ....................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................................17
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu .............................................................................24
1.4. Các giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..............................................26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ CỘNG HÒA PHÁP .....................................................................................29
2.1. Lý luận về so sánh quy định của pháp luật hình sự về hình phạt .....................29
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm của so sánh quy định về hình phạt trong
pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hòa Pháp .........................................................49
CHƯƠNG 3: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ CỘNG
HOÀ PHÁP .......................................................................................................................69
3.1. Nguồn luật quy định hình phạt .............................................................................69
3.2. Quy định khái niệm và mục đích của hình phạt .................................................71
3.3. Quy định về hệ thống hình phạt ...........................................................................74
3.4. Quy định về các loại hình phạt .............................................................................81
3.5. Quy định về hình phạt đối với các chủ thể đặc biệt ........................................ 103
3.6. Các quy định về quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam và
pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp ............................................................................. 109
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ SO SÁNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CHÍNH SÁCH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............ 118
4.1. Nhận xét kết quả so sánh quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự Việt
Nam và Cộng hoà Pháp.............................................................................................. 118
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách hình phạt của Việt Nam................. 125
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
: Bộ luật hình sự
CH Pháp
: Cộng hoà Pháp
CSHS
: Chính sách hình sự
HP
: Hình phạt
LHSSS
: Luật hình sự so sánh
LSS
: Luật so sánh
NCS
: Nghiên cứu sinh
PLHS
: Pháp luật hình sự
TNHS
: Trách nhiệm hình sự
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình phạt là chế định quan trọng của pháp luật hình sự. Hình phạt vừa thể
hiện thái độ của Nhà nước đối với người có hành vi phạm tội vừa là hậu quả pháp lý
mà người có hành vi phạm tội phải gánh chịu. Sự hình thành và phát triển của hệ
thống hình phạt ở mỗi quốc gia gắn liền với lịch sử của mỗi quốc gia đó.
Ngày nay, hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trong phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự di trú của các nhóm, tổ chức tội phạm từ
quốc gia này sang quốc gia khác càng làm cho tình hình tội phạm xuyên quốc gia
phức tạp hơn. Như vậy, tội phạm có yếu tố nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp
cùng với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Để chống lại tội phạm có yếu
tố nước ngoài hiệu quả, các quốc gia buộc phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau.
Để có thể hợp tác hiệu quả, các quốc gia phải có sự am hiểu về pháp luật
hình sự của nhau trong đó có chế định hình phạt. Sự hiểu biết về pháp luật hình sự
trong đó có hình phạt của nhau cũng tạo sự thuận lợi cho các quốc gia trong ký kết
các điều ước quốc tế về hình sự và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Việc
tham gia các điều ước quốc tế về hình sự và tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình
sự còn là một trong những giải pháp quan trọng để các quốc gia bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân của nước mình ở nước ngoài. “Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân Việt Nam nói chung và công dân Việt Nam ở nước ngoài
nói riêng là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này sẽ kém hiệu lực, hiệu quả nếu không có
sự bổ trợ của tập quán và pháp luật quốc tế. Thực tế trên đòi hỏi Việt Nam phải tăng
cường hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc đàm phán, ký kết và thực
hiện các điều ước quốc tế song phương và đa phương nhằm tạo cơ sở pháp lý cho
việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo cho người di cư có được
đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng cả về vật chất lẫn tinh thần.”[10, tr.71]
Hiện nay, số lượng người Việt học tập, làm ăn, sinh sống tại Pháp rất lớn.
1
Bên cạnh đó, Pháp cũng là địa điểm đến lý tưởng của người nhập cư trái phép từ
Việt Nam [93, tr.4]. Bởi vì Pháp là một quốc gia phát triển, cái nôi của tri thức nhân
loại nên có sức hút lớn đối với người Việt Nam sang học tập, làm việc và định cư.
Ngược lại, số lượng người Pháp đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam cũng rất
lớn. Như vậy, sự hợp tác giữa Việt Nam và cộng hoà Pháp trong ngăn ngừa, phòng
và chống các tội phạm có yếu tố nước ngoài là cần thiết. Hiện nay, hai nước đã ký
kết hiệp định về dẫn độ tội phạm và tương trợ tư pháp hình sự. Tuy nhiên, hiệp định
này vẫn đang trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý để có hiệu lực pháp luật.
Để việc hợp tác hiệu quả và thuận lợi, rất cần những công trình khoa học
nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ so sánh về tội phạm và hình phạt theo
pháp luật hình sự của Việt Nam và cộng hoà Pháp. Công trình khoa học này có
nhiệm vụ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật của Việt Nam và cộng
hoà Pháp về tội phạm và hình phạt để các nhà đàm phán hai bên tìm ra được tiếng
nói chung nhằm thống nhất các nội dung của điều ước quốc tế song phương. Ngoài
ra, sự hiểu biết pháp luật của nhau cũng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng của
hai bên phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, tránh những xung đột hoặc vướng mắc
không cần thiết.
Bên cạnh đó việc so sánh các quy định về hình phạt của Việt Nam và Cộng
hoà Pháp sẽ góp phần nâng cao nhận thức lý luận về hình phạt, đúc rút kinh nghiệm
quý báu trong hoạt động lập pháp về hình phạt của Cộng hoà Pháp, từ đó góp phần
hoàn thiện các quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam.
Việc Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm lập pháp và thực tiễn của
cộng hoà Pháp cũng xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Mặc dù
pháp luật hình sự của Việt Nam có những đặc thù riêng, tuy nhiên do Việt Nam đã
từng là thuộc địa của cộng hoà Pháp, cho nên những tư tưởng và học thuyết pháp
luật Châu Âu lục địa vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến pháp luật Việt Nam. Vì vậy,
so với pháp luật hình sự của các nước thuộc họ pháp luật Châu Âu lục địa, thì pháp
luật hình sự của cộng hoà Pháp trong đó có chế định hình phạt ít nhiều gần gũi với
pháp luật hình sự Việt Nam hơn. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm và cấy ghép
2
pháp luật (nếu có) của cộng hoà Pháp sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn so với việc
học hỏi kinh nghiệm và cấy ghép pháp luật của các nước họ pháp luật Châu Âu lục
địa khác.
Cho đến nay, mặc dù đã có một số công trình khoa học ít nhiều so sánh một
hoặc một số khía cạnh của pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự Pháp
nhưng chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ tiến sĩ luật học nghiên cứu
một cách toàn diện và đầy đủ dưới khía cạnh so sánh luật học về hình phạt theo
pháp luật hình sự của Việt Nam và cộng hoà Pháp. Vì lẽ đó, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài: “So sánh các quy định về hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam và
pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp” để làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra mục đích nghiên cứu sau đây: rút ra được những bài học kinh
nghiệm trong lập pháp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình phạt của
cộng hoà Pháp để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hình
phạt của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện được các nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, giải quyết những vấn đề lý luận về so sánh các quy định về hình
phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và pháp luật hình sự của Cộng hoà Pháp.
Thứ hai, làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định về
hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và pháp luật hình sự của Cộng hoà
Pháp. Bên cạnh đó, luận án sẽ nỗ lực đưa ra một số nguyên nhân của sự tương đồng và
khác biệt trong quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và pháp
luật hình sự của Cộng hoà Pháp.
Thứ ba, chỉ ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong lập pháp và áp
dụng pháp luật về hình phạt của Cộng hoà Pháp, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định về hình phạt của Việt Nam.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các quy định về hình phạt
trong pháp luật hình sự của Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Vì đây là một đề tài
rộng lớn và phức tạp, nên nghiên cứu sinh chỉ thực hiện luận án này trong phạm
vi những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ khoa học luật hình sự. Luận án không
nghiên cứu các hình phạt áp dụng cho từng tội phạm cụ thể mà chỉ tập trung
nghiên cứu các quy định chung về hình phạt. Ngoài ra, luận án chỉ tập trung so
sánh các quy định về mục đích của hình phạt, hệ thống hình phạt, một số hình
phạt cơ bản và quyết định hình phạt. Về thời gian nghiên cứu, luận án tập trung
nghiên cứu so sánh các quy định thực định về hình phạt của Việt Nam và Cộng
hoà Pháp trong giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay.
Để làm cơ sở khoa học cho việc so sánh các quy định về hình phạt trong
pháp luật hình sự của Việt Nam và Cộng hoà Pháp, luận án sẽ làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận cơ bản về so sánh các quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự
Việt Nam và pháp luật hình sự Cộng hoà Pháp.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng về xây dựng pháp
luật và cải cách tư pháp trong nhà nước pháp quyền… để nghiên cứu về hình phạt
của pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp.
Đặc biệt, Luận án còn dựa trên phương pháp luận nghiên cứu Luật so sánh
đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước phát triển. Tác giả Michael Bogdan
(1994) trong tác phẩm Luật so sánh của nhà xuất bản Kluwer Norstedts Juridik
Tanto (Người dịch: PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Ths. Dương Thị Hiền) đã nhận định
“Hạt nhân của luật so sánh là so sánh, nghĩa là xem xét các yếu tố có tính chất so
sánh của hai hay nhiều hệ thống luật và xác định các điểm tương đồng và khác biệt
giữa các yếu tố đó”[4, tr.44]. Theo tác giả, điều thú vị nhất của luật so sánh là cố
gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt ấy. Các yếu tố tạo nên sự
4
tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật là: (1) hệ thống kinh tế; (2) hệ
thống chính trị và hệ tư tưởng; (3) tôn giáo; (4) yếu tố lịch sử và địa lý; (5) yếu tố
dân số học; (6) tác động phối hợp của các biện pháp kiểm soát khác; (7) những yếu
tố ngẫu nhiên. GS.TS Võ Khánh Vinh (2012) trong tác phẩm Giáo trình luật so
sánh của Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2012 đã chỉ ra khách thể của Luật so
sánh bao gồm: (1) hiện thực pháp luật; (2) các hiện tượng và thiết chế pháp luật; (3)
các học thuyết, các quan điểm và các quan niệm pháp luật; (4) các hệ thống pháp
luật của các quốc gia; (5) các văn bản và tổng thể pháp luật được hình thành trong
các liên minh quốc gia; (6) các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia; (7) các
ngành, tiểu ngành và các loại văn bản quy phạm pháp luật; (8) các chế định pháp
luật; (9) các quy phạm pháp luật; (10) kỹ thuật pháp lý [44, tr.120].
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội
dung của luận án. Khi áp dụng phương pháp này. Thông qua phương pháp so sánh,
những tương đồng và khác biệt giữa các quy định về hình phạt trong pháp luật hình
sự Việt Nam và cộng hoà Pháp sẽ được làm sáng tỏ và lý giải cụ thể. Phương pháp
so sánh luật học cũng giúp luận án tìm ra những bài học có giá trị từ pháp luật về
hình phạt của Cộng hoà Pháp để đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các
quy định về hình phạt theo pháp luật hình sự của Việt Nam.
Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử cũng được sử dụng thường xuyên. Theo đó,
những vấn đề lý luận, pháp luật thực định về hình phạt của Việt Nam và Cộng hoà
Pháp được nghiên cứu, đối chiếu với sự vận động không ngừng của hoàn cảnh kinh tế,
xã hội và văn hóa ở cả hai nước. Phương pháp lịch sử giúp hiểu sâu sắc hơn chính sách
hình phạt của Cộng hoà Pháp và Việt Nam, để từ đó có những luận giải và kiến nghị có
ý nghĩa thực tế cho việc hoàn thiện pháp luật về hình phạt của Việt Nam.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp xã hội học pháp luật và phương
pháp kinh tế luật để lý giải mối quan hệ của hình phạt với các yếu tố kinh tế, xã hội,
cũng như xác định xu hướng vận động của các quy định về hình phạt của Việt Nam
và Cộng hoà Pháp.
5
Ngoài các phương pháp vừa nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu truyền thống của luật học, đó là phương pháp nghiên cứu phân tích pháp
lý, tổng hợp và phương pháp thống kê, so sánh số liệu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những điểm mới sau đây trong khoa học và thực tiễn:
Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện những vấn
đề lý luận về so sánh các quy định của hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam
và pháp luật hình sự của Cộng hoà Pháp. Trong đó, luận án làm sáng tỏ đối tượng
so sánh, mục đích so sánh, mục tiêu so sánh, vai trò của việc so sánh, mối liên giữa
pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự Cộng hoà Pháp, các yếu tố ảnh
hưởng đến chính sách hình sự của Việt Nam và Cộng hoà Pháp.
Thứ hai, luận án chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong các
quy định về mục đích của hình phạt, hệ thống hình phạt, mối quan hệ giữa các hình
phạt, quyết định hình phạt. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra một số nguyên nhân
của sự tương đồng và khác biệt đó.
Thứ ba, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về hình phạt
trong pháp luật hình sự của Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt, đặc
biệt là hình phạt tiền.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một hệ
thống tri thức, hiểu biết phong phú và toàn diện hơn về quy định hình phạt của pháp
luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp. Luận án cũng xây dựng khung lý thuyết
cơ bản ban đầu về luật hình sự so sánh đặc biệt là các vấn đề về so sánh chế định
hình phạt trong pháp luật hình sự của Việt Nam và Cộng hoà Pháp qua đó cung cấp
những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách hình phạt của
Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng gợi mở một số hướng nghiên cứu mới về so sánh
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam với các quốc gia khác.
Trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng, các nhà khoa học pháp lý Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng của so
6
sánh luật học. Thông qua so sánh luật học, các lý thuyết, học thuyết pháp lý, pháp
luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật của các hệ thống pháp luật được đối
chiếu, so sánh. Từ đó, những tinh hoa trong khoa học pháp lý của mỗi nước sẽ được
chắt lọc, phát triển nhằm làm hoàn thiện hơn nữa lý thuyết và học thuyết pháp lý
chung trên toàn thế giới, cũng như bản thân khoa học pháp lý của mỗi nước. Trong
công tác đào tạo, việc để sinh viên tiếp cận các chuyên ngành pháp lý dưới khía
cạnh so sánh luật học sẽ giúp các em có được kiến thức toàn diện của chuyên
ngành, nâng cao năng lực tư duy pháp lý và khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề
ở nhiều môi trường pháp lý khác nhau. Vì vậy, trong chuyên ngành luật hình sự,
luật hình sự so sánh là một bộ môn khoa học không thể thiếu đối với tất cả các sinh
viên. Trong các nội dung của luật hình sự so sánh thì so sánh về hình phạt là một
trong những nội dung quan trọng nhất.
Ý nghĩa thực tiễn: Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau
đây gọi là Bộ luật hình sự năm 2015) đã được ban hành để thay thế Bộ luật hình sự
năm 1999. So với Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về hình phạt và hệ thống
hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều điểm tiến bộ và phù hợp với xu
thế chung của thời đại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quy định về hình
phạt và hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã hoàn thiện. Trong thế
giới hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, dẫn đến các
nhân tố của đời sống kinh tế - xã hội cũng thay đổi theo. Hình phạt cũng không nằm
ngoài xu thế vận động đó. Ngoài ra, sự tăng lên nhanh chóng về dân số, sự ô nhiễm
môi trường, gánh nặng ngân sách quốc gia, sự tăng lên của các tội phạm kinh tế và
tội phạm công nghệ cao…cũng đã làm cho các nhà làm luật đã có những thay đổi
trong quan niệm và chính sách hình phạt. Các hình phạt nghiêm khắc như tử hình,
tù chung thân, tù có thời hạn đang giảm dần và được thay thế bởi các hình phạt
khác. Pháp luật của các nước phát triển trong đó có Pháp về hình phạt phản ánh rõ
xu thế này. Những vấn đề mà các nước đang gặp phải như trên cũng đang diễn ra ở
Việt Nam, vì vậy hệ thống hình phạt của Việt Nam cần tiếp tục được hoàn thiện
nhằm phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội. Nghiên
7
cứu so sánh các quy định về hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà
Pháp cũng giúp cho các nhà làm luật tìm ra được những quy luật phát triển chung
của hệ thống hình phạt, mối quan hệ gắn bó giữa hệ thống hình phạt với nền tảng
kinh tế - xã hội,…Nghiên cứu so sánh các quy định về hình phạt của pháp luật hình
sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp còn giúp cho các nhà làm luật đúc rút được những
bài học kinh nghiệm trong lập pháp của Cộng hoà Pháp góp phần vào việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hình phạt nhằm bảo đảm hệ thống
hình phạt của Việt Nam phù hợp với thực tiễn vận động và phát triển của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình công bố của tác giả,
Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 04 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài
Chương 2: Những vấn đề lý luận so sánh quy định về hình phạt trong
pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp
Chương 3: Những tương đồng và khác biệt trong các quy định về hình
phạt của pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp
Chương 4: Kết quả so sánh và những vấn đề đặt ra đối với chính sách
hình phạt trong luật hình sự Việt Nam
Kết luận
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về so sánh các quy định về hình phạt trong
pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp
Ở nước ngoài, số lượng các công trình khoa học nghiên cứu về LSS rất đồ
sộ, trong đó có một số công trình tiêu biểu như sau: Jean Pradel (2008), Droit pénal
comparé, Nxb. Dalloz ; (Luật hình sự so sánh của Jean Pradel, 2008) ; Peter de
Cruz (1999), Comparative law in a changing world, Cavendish Publishing Limited
(Luật so sánh trong một thế giới chuyển động của Peter de Cruz, Nxb. Cavendish,
năm 1999); Pierre Legrand & Roderick Munday (2003), Comparative Legal
Studies: Traditions and Transitions, Cambridge University Press (Nghiên cứu Luật
so sánh: Truyền thống và Chuyển tiếp, Nxb. Đại học Cambridge năm 2003); Sir
Basil Markesinis & Jörg Fedtke (2009), Engaging with Foreign Law, Hart
Publishing Ltd (Kết nối với luật nước ngoài của Sir Basil Markesinis & Jörg
Fedtke, Nxb. Hart, năm 2009); Mark Van Hoecke (2004) , François Ost & Luc
Wintgens, Epistemology and Methodology of Comparative Law, Hart Publishing
Ltd (Nhận thức luận và phương pháp luận của Luật so sánh, Nxb. Hart, năm 2004)
và nhiều công trình khoa học khác.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu về LSS đều khẳng định LSS là một
khoa học với đối tượng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng. Các
công trình khoa học nghiên cứu chung về LSS tạo nền tảng khoa học để phát triển
LHSSS. Ở nước ngoài, có các công trình sau: Jean Pradel (2008), Droit pénal
comparé, Nxb. Dalloz ; (Luật hình sự so sánh của Jean Pradel); Le droit pénal à
l’aube du troissième millénaire, Mélanges offerts à Jean Pradel, Nxb. Cujas, 2006;
(Luật hình sự đầu thiên niên kỷ thứ ba, chuyên khảo dành tặng Jean Pradel, năm
2006) ; Kevin Jon Heller and Markus D. Dubber (edited) (2011), The handbook of
comparative criminal law, Stanford University Press (Cẩm nang về Luật hình sự so
9
sánh của Kevin Jon Heller và Markus D. Dubber, Nxb. Đại học Stanford, năm
2011); Terance D. Miethe & Hong Lu (2005), Punishment – A Comparative
Historical Perspective, Cambridge University Press (Sự trừng phạt – cách tiếp cận
lịch sử so sánh của Terance D. Miethe & Hong Lu, Nxb. Đại học Cambridge năm
2005); và Warren Young and Mark Brown (1993), Cross-national Comparisons of
Imprisonment, Crime and Justice, Vol. 17 (1993) (So sánh xuyên quốc gia về hình
phạt tù, Tạp chí Tội phạm và công lý, tập 17 năm 1993).
Các tác giả Kevin Jon Heller và Markus D. Dubber (2011) trong tác phẩm
The handbook of comparative criminal law, Stanford University Press (Cẩm nang
về Luật hình sự so sánh của Kevin Jon Heller và Markus D. Dubber, Nxb. Đại học
Stanford, năm 2011) có đề cập đến LHSSS với tư cách là một phân tích so sánh
PLHS. Như vậy, các tác giả này chưa xác định rõ LHSSS có phải là một khoa học
pháp lý hay không. Thực chất, cuốn sách này chỉ trình bày về PLHS của một số
nước trên thế giới trong đó có Pháp [72, tr. 215].
Bắt đầu tiếp cận LHSSS từ hai phương diện: phương diện nội dung và
phương diện địa lý, tác giả Jean Pradel (2008) trong tác phẩm Droit pénal comparé
(Luật hình sự so sánh ), Nxb. Dalloz , năm 2008 đã đưa ra định nghĩa ban đầu về
LHSSS như sau: LHSSS là các nghiên cứu về sự khác biệt và tương đồng giữa hai
hay nhiều hệ thống PLHS. Từ đó, tác giả đặt vấn đề : như vậy, liệu LHSSS có phải
là một ngành khoa học pháp lý độc lập hay chỉ đơn thuần là một phương pháp
nghiên cứu? Jean Pradel đã phân tích quan điểm thứ nhất được ủng hộ bởi R. David
và H.C. Gutteridge cho rằng LSS (trong đó có LHSSS) chỉ là một phương pháp; tác
giả cũng phân tích quan điểm thứ hai cho rằng LSS (trong đó có LHSSS) là một
ngành khoa học pháp lý độc lập, đứng ngang hàng với các ngành khoa học pháp lý
khác theo cách tiếp cận được hình thành từ thế kỉ 19 và thế kỷ 20 bởi hai nhà luật
học người là Pháp Edouard Lambert và Raymond Saleilles.
Từ những phân tích đó, tác giả Jean Pradel (2008) đưa ra kết luận rằng LSS
(bao gồm LHSSS) không chỉ là một phương pháp mà còn là một môn khoa học
pháp lý thực thụ với tư cách là một phương pháp trình bày, xem xét nghiên cứu và
10
tiếp cận pháp luật. Tuy nhiên, ngành khoa học này không được hình thành từ những
quy định pháp luật thực định bởi vì LSS chỉ là sự đối chiếu những quy định pháp
luật rút ra từ những ngành luật đã tồn tại trước đó. Vậy nên, LHSSS không phải là
một ngành luật mới hoặc một ngành luật độc lập như luật thương mại, luật dân sự
hay gần gũi nhất là luật hình sự. LHSSS là một khoa học dưới góc nhìn là phương
pháp nghiên cứu, một phương pháp khoa học quan trọng nhưng không dễ sử dụng
trên thực tế [119, tr.4].
Vì vậy, tác giả cho rằng việc so sánh PLHS trước tiên cần được bắt đầu bằng
việc chuẩn bị các nguồn tài liệu và sau đó phải đảm bảo rằng những tài liệu này có
thể được sử dụng vào mục đích so sánh. Các nguồn tài liệu theo tác giả bao gồm
pháp luật thực định do cơ quan lập pháp và cơ quan xét xử ban hành như các luật,
bộ luật, các tuyển tập án lệ (trong đó có các nguồn án lệ từ các điều ước quốc tế mà
quốc gia là thành viên như án lệ của Toà án nhân quyền Châu Âu), các học thuyết
bao gồm các chuyên khảo, các số liệu điều tra (có bảng hỏi và xử lý số liệu), các tạp
chí chuyên ngành (có thể kể tên như Tạp chí về luật hình sự và tội phạm học của
Mỹ (The journal of criminal law and criminology) , Tạp chí về thi hành HP tù và
luật hình sự (la Revue pénitentiaire et de droit penal), tạp chí khoa học luật hình sự
và LHSSS của CH Pháp (la Revue de science criminelle et de droit pénal compare ).
Khi khai thác các nguồn tài liệu trên cần lưu ý những điều sau: (1) bối cảnh kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia khác nhau: bao gồm tình trạng tội phạm, việc áp dụng pháp
luật trên thực tế, hệ tư tưởng (ví dụ triết lý PLHS nằm sau các HP là gì: sự răn đe,
nhằm loại bỏ hay để cải tạo, giáo dục), yếu tố tâm lý, tôn giáo, môi trường chính trị
(bất ổn thường xuyên bị khủng bố hay không) thậm chí nhân sinh quan của xã hội
đối với một hiện tượng xảy ra trong xã hội đó; (2) các khía cạnh thực tế của các quy
định pháp luật (ví dụ ở Pháp, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua một thực tiễn là thẩm phán
của CH Pháp dựa trên các tình tiết khách quan có thể tiểu hình hoá các tội mà theo
quy định pháp luật là trọng tội) ; (3) nghĩa của các thuật ngữ sử dụng (rất nhiều
thuật ngữ tương tự về hình thức (như cùng gốc la tinh) nhưng mang nội dung khác
và ngược lại). Về cách thức và các bước sử dụng để so sánh, cần lưu ý : (1) các
11
công cụ sử dụng để so sánh, bao gồm: (i) các yếu tố quyết định của một hệ thống
PLHS (các yếu tố này là một số các quy tắc tạo thành hệ thống pháp luật và chi phối
các chế định còn lại như các nguyên tắc pháp chế, tính không hồi tố của đạo luật
hình sự, phân loại tội phạm, TNHS của pháp nhân…) ; (ii) sự tương đương của các
thiết chế sử dụng (đối với một hành vi vi phạm các quốc gia có thể xếp vào các loại
tội với khách thể khác nhau hoặc có quốc gia xử lý bằng con đường hình sự, có
quốc gia lại áp dụng xử phạt hành chính) ; (2) lĩnh vực thực hiện so sánh, theo đó
các nhà so sánh có thể sử dụng hai phương pháp so sánh tuỳ theo tiếp cận từ góc độ
tĩnh hay động. Phương pháp tĩnh phân tích hệ thống PLHS tại một thời điểm nhất
định, thời gian dừng lại tại thời điểm nhà so sánh tiến hành việc so sánh. Ngược lại,
phương pháp động quan tâm đến cả xu hướng phát triển và tiến trình lịch sử của vấn
đề so sánh, thời gian không ngừng lại và nhà so sánh phải nhìn nhận cả nguyên do
và hệ quả của các quy định pháp luật. Rõ ràng là phương pháp động có yêu cầu cao
hơn, cân nhắc đến cả các xu hướng của cơ quan lập pháp và cơ quan xét xử, do đó
phong phú, chính xác và thiết thực hơn [119, tr.38].
Tác giả X. Blanc-Jouvan (2006) trong bài viết Où va le droit comparé ?
Mélanges J. Pradel, Le droit pénal à l’aube du troisième millénaire, Nxb.
Cujas (Tương lai nào của Luật so sánh?, trong chuyên khảo dành tặng Jean Pradel
với nhan đề Luật hình sự đầu thiên niên kỷ thứ ba, năm 2006, Nxb Cuja năm 2006)
đã lo ngại rằng, vì là một khoa học tương đối mới mẻ, LSS cần phải đề phòng mối đe
doạ bị trộn lẫn với các ngành khoa học không mang tính pháp lý khác và nguy cơ bị
nhầm lẫn với việc thống nhất hoá hoặc hài hoà hoá pháp luật [132, tr.709]. Do vậy,
phương pháp của LHSSS cần phải được xác định rõ.
Một số công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài cũng đã làm sáng tỏ ít
nhiều về vai trò của LHSSS.
Tác giả Michael Bogdan (1994) trong cuốn Luật so sánh (do PGS.TS Lê
Hồng Hạnh, Ths. Dương Thị Hiền dịch) đã chỉ ra vai trò của LSS trong lĩnh vực
luật hình sự quốc tế. Theo tác giả: “Việc so sánh pháp luật nước ngoài với luật nội
địa cũng cần thiết đối với ngành luật hình sự quốc tế. Ở nhiều nước, thông thường
12
một người không thể bị trừng phạt vì hành vi thực hiện ở nước ngoài nếu như hành
vi đó không thể bị trừng phạt theo pháp luật của quốc gia nơi hành vi đó được thực
hiện và thông thường thì HP áp dụng không thể nghiêm khắc hơn HP nghiêm khắc
nhất mà quốc gia đó áp dụng. Hơn thế nữa, việc dẫn độ ra nước ngoài chỉ diễn ra
khi hành vi dẫn độ tới yêu cầu tương đương với một loại tội nghiêm trọng nhất định
theo pháp luật của nước đòi dẫn độ. Trong từng vụ việc cụ thể, không thể xác định
thế nào là “HP nghiêm trọng nhất” hay “loại tội phạm tương đương” nếu không có
sự so sánh giữa luật nội địa và luật nước ngoài” [4, tr.27]. Tuy nhiên, quan điểm
này chưa phải là lý luận đầy đủ về vai trò của LHSSS.
Các tác giả Kevin Jon Heller và Markus D. Dubber (2001) trong tác phẩm,
The handbook of comparative criminal law, Stanford University Press (Cẩm nang
về Luật hình sự so sánh, Nxb. Đại học Stanford, năm 2001) cũng đã làm rõ vai trò
tích cực của phân tích so sánh PLHS đối với hoạt động lập pháp, tư pháp, nghiên
cứu và giảng dạy. Các tác giả cũng chỉ ra rằng sự phát triển của luật hình sự quốc tế
cũng gắn liền với LHSSS. Với những quy định có nội dung rộng của Quy chế Rome
về tòa án hình sự quốc tế đòi hỏi phải có những khảo sát so sánh về TNHS và các
vấn đề khác. Các tác giả khẳng định rằng phân tích so sánh làm giàu thêm nữa các
học thuyết về luật hình sự [72, tr. 215].
Tác giả Jean Pradel (2008) trong công trình nghiên cứu về Luật hình sự so
sánh đề cập ở trên cũng đã đề cập đến lợi ích của LHSSS khi phân tích những nhân tố
có lợi cho sự phát triển của LHSSS. Theo đó LHSSS có các lợi ích: (1) cung cấp một
kiến thức tốt hơn về luật hình sự nói chung; (2) giúp các nhà nghiên cứu hiểu biết sâu
hơn về chính hệ thống PLHS của quốc gia mình; (3) mang giá trị áp dụng thực tiễn
(lợi ích quan trọng nhất) trong những trường hợp đòi hỏi sự hiểu biết pháp luật nước
ngoài khi mà thẩm phán không những phải nắm rõ văn bản pháp luật mà còn phải
nắm rõ cả quá trình áp dụng pháp luật; thông qua kiểm tra đánh giá pháp luật nước
ngoài, các quốc gia có thể hoàn thiện luật pháp của quốc gia mình từ đó cho phép sự
xích lại gần nhau giữa các hệ thống PLHS quốc gia. Ngoài ra, LHSSS còn rất cần
thiết cho cả việc xây dựng các quy phạm hình sự quốc tế (ví dụ của Liên minh châu
Âu và Liên Hợp Quốc) [119, tr 10].
13
Cho đến nay, không có nhiều công trình khoa học công bố ở nước ngoài
nghiên cứu sâu lý luận về so sánh các quy định về HP trong PLHS của các nước.
Tác giả Richard S. Frase (1990) trong tác phẩm Comparative Criminal Justice as a
Guide to American Law Reform: How do the French do it, How can we Find out,
and Why Should we Care, 78 Cal. L. Rev. 539 (1990) (Tư pháp hình sự so sánh,
cẩm nang hướng dẫn công cuộc cải cách pháp luật tại Mỹ: người Pháp làm điều đó
như thế nào, chúng ta có thể phát hiện ra như thế nào, và tại sao chúng ta nên quan
tâm năm 1990) đề cập đôi nét về so sánh HP. Khi đề cập đề phương pháp so sánh
về HP, tác giả đưa ra các nguyên tắc sau: Thứ nhất, nhà nghiên cứu cần nghiên cứu
mỗi hệ thống một cách riêng lẻ và toàn diện. Thứ hai, hệ thống nước ngoài phải
được nghiên cứu bởi nhiều nguồn bao gồm các nguồn chính thống chứa đựng quy
phạm pháp luật, các tài liệu mô tả thực tiễn áp dụng pháp luật; và các số liệu. Thứ
ba, nhà nghiên cứu phải nghiên cứu bản thân hệ thống pháp luật của nước mình cả
về lý thuyết và thực tiễn, để xác định những điểm khác biệt với hệ thống của nước
ngoài. Cuối cùng, việc nghiên cứu và cải cách cần phải chú trọng đến những khác
biệt nhỏ giữa hệ thống pháp luật của quốc gia của nhà nghiên cứu với hệ thống pháp
luật nước ngoài, bởi vì những khác biệt nhỏ đó có thể có giá trị thực tế để có thể vay
mượn, cấy ghép [85, tr.553].
Khi so sánh các quy định về HP trong PLHS của Việt Nam và PLHS của CH
Pháp, không thể không đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến CSHS của mỗi quốc
gia cũng như mối liên hệ giữa PLHS của Việt Nam và CH Pháp. Đây là những yếu
tố lý giải cho sự tương đồng và khác biệt giữa quy định về HP trong PLHS của Việt
Nam và HP trong PLHS của CH Pháp. Hiện nay trên thế giới đã có một số công
trình nghiên cứu dưới góc độ so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách HP của
quốc gia. Các tác giả Warren Young và Mark Brown (1993) trong tác phẩm Crossnational Comparisons of Imprisonment, Crime and Justice, Vol. 17 (1993); (So
sánh xuyên quốc gia quốc gia về hình phạt tù đăng trên Tạp chí tội phạm và Công
lý, tập 17, năm 1993) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến HP tù. Các yếu tố đó là:
Năng lực chứa của nhà tù: Theo các tác giả sự quá tải của nhà tù dẫn đến
thẩm phán hạn chế áp dụng HP tù hoặc việc miễn giảm thời hạn chấp hành HP tù.
14
Tỷ lệ thất nghiệp: Các tác giả cho rằng thất nghiệp dẫn đến sự giận dữ của xã
hội và sự bất ổn của xã hội, do đó dẫn đến hiện tượng các HP được tăng cường. Qua
so sánh tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ người ngồi tù, các tác giả cho thấy mối quan hệ
giữa hai yếu tố này là khác nhau ở các nước khác nhau. Như ở Pháp, tỷ lệ thất
nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ người bị tạm giam hơn là người bị phạt tù.
Như vậy, theo các tác giả tỷ lệ thất nghiệp chỉ là công cụ hữu hiệu để đánh giá xu
hướng sử dụng HP tù ở trong một quốc gia hơn là so sánh giữa các quốc gia.
Chính sách: Theo các tác giả bản chất và tính nghiêm khắc của HP có thể
được xác định bởi cấu trúc của nền kinh tế và những mối quan tâm của xã hội, các
hình thức của quyền lực trong xã hội, các cách thức thực hiện quyền lực nhà nước
[96, tr.40].
Thái độ của công chúng: Các tác giả chỉ ra rằng có mối liên hệ nhất định
giữa tỷ lệ HP tù trên đầu người với sự ủng hộ của công chúng.
Văn hóa: Ở các quốc gia mà chủ nghĩa cá nhân và cạnh tranh được đề cao và
dựa trên quan điểm cơ hội công bằng và khoảng cách giàu nghèo cao thường có xu
hướng nghiêm khắc hóa HP. Các quốc gia phát triển hệ thống phúc lợi xã hội mà ít
chú trọng đến cấu trúc phần thưởng vật chất (less materialistic reward structure) lại
có xu hướng mềm hóa HP [96, tr.41-42].
Khi nghiên cứu về HP tử hình dưới góc độ so sánh, các tác giả Austin Sarat
và Christian Boulanger (2005) trong tác phẩm The cultural lives of capital
punishment: comparative perspectives, Stanford University Press (Đời sống văn
hoá của HP tử hình: từ góc nhìn so sánh, Nxb. Đại học Stanford, năm 2005) cho
rằng HP phản ánh các yếu tố văn hóa và chính trị xã hội và là biểu tượng rõ ràng
của văn hóa. Theo các tác giả thì tử hình bị bãi bỏ ở Châu Âu là do tử hình không
thể được chấp nhận ở các quốc gia văn minh. Qua nghiên cứu so sánh, các tác giả
chỉ ra rằng các yếu tố như tỷ lệ phạm tội, kinh tế chính trị, chế độ, tôn giáo và quan
điểm chung của cộng đồng ảnh hưởng đến việc duy trì hay không duy trì HP tử
hình. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong công trình này là những cơ sở
khoa học quan trọng để khi tiến hành so sánh quy định về HP của Việt Nam và CH
Pháp, yếu tố văn hóa là yếu tố không thể không xem xét, đối chiếu.
15
Các tác giả Michael Tory và Richard S. Frase (2001) trong tác phẩm
Sentencing and Sanctions in Western Countries, Oxford University Press (Quyết định
hình phạt và hình phạt tại các nước phương tây, Nxb. Đại học Oxford năm 2001)
cũng chỉ ra các yếu tố dẫn đến xu hướng HP tăng lên là tỷ lệ tội phạm tăng lên, quan
điểm của xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng giúp việc xác định thủ
phạm dễ dàng hơn, áp lực từ xã hội đối với việc ra quyết định về HP, sự bất ổn của xã
hội gia tăng, tái cấu trúc kinh tế, một số quốc gia tăng HP với mục đích cạnh tranh
với quốc gia khác nhằm ngăn chặn tội phạm xâm nhập vào nước mình [78, tr. 265].
Có thể thấy rằng những nghiên cứu trên tạo nền tảng cho việc nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến so sánh các quy định về HP trong PLHS của Việt Nam và CH
Pháp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cần những công trình khoa học nghiên cứu một
cách đầy đủ và toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến so sánh các quy định về HP
trong PLHS của Việt Nam và CH Pháp.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu những tương đồng và khác biệt của các quy định về
hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự Cộng hoà Pháp
Cho đến nay, không có nhiều công trình khoa học ở nước ngoài so sánh trực
diện các quy định về HP trong PLHS của Việt Nam và PLHS của CH Pháp.
Tập 3 và 4 trong bộ sách gồm 4 tập của các tác giả Marcelo F. Aebi,
Véronique Jaquier, Graeme R. Newman (2011), Crime and Punishment around the
World – ASIA AND PACIFIC (Volume 3), ABC-Clio (Tội phạm và trừng phạt trên
thế giới – Châu Á và Thái Bình Dương năm 2011) và Crime and Punishment
around the World – EUROPE (Volume 4), ABC-Clio (Tội phạm và trừng phạt trên
thế giới – Châu Âu) trình bày về PLHS của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây là
bộ sách dưới dạng bách khoa thư, trình bày những nét cơ bản của PLHS của các
nước trên thế giới. Trong hai tập 3 và 4 của bộ sách này, các tác giả cũng trình bày
một cách tóm tắt hệ thống HP của Việt Nam, CH Pháp. Hệ thống HP của Việt Nam
theo BLHS năm 1999 được trình bày ngắn gọn trong tập 3. Trong khi đó, hệ thống
HP theo pháp luật của CH Pháp được trình bày tóm tắt trong tập 4. Các tác giả chỉ
ra sự đang dạng của hệ thống HP của CH Pháp. Trong đó có HP tù chung thân, tù
có thời hạn, phạt tiển,…Ngoài ra, BLHS và các đạo luật chuyên ngành còn quy định
các HP khác nhẹ hơn, tạo cơ sở pháp lý để thẩm phán lựa chọn các HP theo xu
16
hướng giảm nhẹ. Bên cạnh HP tù, hệ thống HP của CH Pháp còn có phạt tiền theo
ngày, lao động công ích, thực tập tư cách công dân, hạn chế một số quyền nhất
định….Pháp luật của CH Pháp có cơ chế đình chỉ chấp hành HP tù và phạt tiền.
Kèm theo cơ chế đình chỉ chấp hành HP tù là cơ chế giảm sát (án treo). Ngoài cơ
chế đình chỉ chấp hành HP, tòa án còn được quyền miễn HP trong trường hợp thiệt
hại do tội phạm gây ra đã được khắc phục và những xáo trộn trật tự xã hội do hành
vi phạm tội gây ra đã chấm dứt. Theo nghiên cứu của các tác giả thì phạt tiền là HP
được sử dụng nhiều nhất trong thực tiễn.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về kết quả so sánh và những vấn đề đặt ra đối với chính
sách hình phạt trong luật hình sự Việt Nam
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào ở nước ngoài nghiên cứu các
quy định về HP trong PLHS của Việt Nam và CH Pháp dưới góc độ so sánh có phê
phán để tìm ra những điểm hợp lý cũng như những hạn chế của chế định HP của
PLHS CH Pháp để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp
luật về HP của Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về lý luận của việc so sánh các quy định về hình phạt
trong pháp luật hình sự Việt Nam và Cộng hoà Pháp
Cho đến nay, ở Việt Nam chỉ có một số công trình nghiên cứu về LHSSS
chẳng hạn như cuốn Thông tin khoa học pháp lý (1999), Tư pháp hình sự so sánh
(tủ sách Luật so sánh), Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; PGS.TS.
Hồ Sỹ Sơn (2011), Một số nhận thức ban đầu về Luật hình sự so sánh, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 5/2011; và PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự so sánh
(sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.
Trong các công trình vừa nêu trên thì PGS.TS Hồ Sỹ Sơn là một trong những
tác giả có công trình khoa học trong nước trình bày một cách toàn diện về các vấn đề
lý luận của LHSSS. PGS.TS Hồ Sỹ Sơn (2011) trong bài viết Một số nhận thức ban
đầu về Luật hình sự so sánh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2011 đã đưa ra
được khái niệm về LHSSS. Theo tác giả “LHSSS là khoa học chủ yếu sử dụng
phương pháp của LSS để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình PLHS như thực tiễn
17
xây dựng và áp dụng PLHS, các chế định PLHS (trong đó có hành vi tội phạm, lỗi,
chủ thể của tội phạm, năng lực TNHS, HP, quyết định HP v.v.) cũng như các học
thuyết và phạm trù về PLHS”[28, tr.39]. Ngoài ra, trong bài viết của mình, tác giả
cũng chỉ ra các phương pháp của LHSSS, xác định các mối quan hệ giữa LHSSS với
các khoa học pháp lý khác.
Tác phẩm Thông tin khoa học pháp lý (1999), Tư pháp hình sự so sánh (tủ
sách Luật so sánh), Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, năm 1999 có
đề cập đến ba phương pháp so sánh, đó là phương pháp lịch sử, phương pháp chính
trị và phương pháp miêu tả. Các tác giả khẳng định: “Để hiểu được hệ thống tư
pháp hình sự của một nước, chúng ta phải hiểu hệ thống chính trị của nó”[35, tr.13].
Về phương pháp mô tả, các tác giả chỉ ra hai kỹ thuật được sử dụng. “Thứ nhất, đó
là kỹ thuật phân tích theo từng nước…Và thứ hai là kỹ thuật phân tích theo từng
chủ để (mỗi chủ để là một bộ phận của của hệ thống tư pháp hình sự và sẽ lấy nhiều
nước làm ví dụ minh họa)”[35, tr.14]. Bên cạnh đó, các tác giả còn đề cập đến so
sánh qua phân loại.
Về phương pháp của LHSSS, theo PGS.TS Hồ Sỹ Sơn (2011) các phương
pháp thường được sử dụng trong quá trình đối chiếu so sánh là phương pháp tư duy
trừu tượng và phương pháp lịch sử pháp lý cụ thể (so sánh khía cạnh lịch sử của
pháp luật). Tác giả cũng chia so sánh pháp luật thành ba cấp độ là so sánh quy phạm
pháp luật (so sánh vi mô), so sánh các chế định và ngành luật thuộc các hệ thống
pháp luật và so sánh các hệ thống pháp luật (so sánh vĩ mô). PGS.TS Hồ Sỹ Sơn
(2011) cũng chỉ rõ một số vai trò của LHSSS, như làm sáng tỏ được những điểm
khác biệt trong hoạt động xây dựng PLHS, làm sáng tỏ tính đặc thù của những “lỗ
hổng pháp luật” cũng như những nội dung mà nhà làm luật tại các quốc gia khác
nhau “bọc chúng trong những thuật ngữ nhất định”[28, tr.39].
Cuốn sách chuyên khảo “Luật hình sự so sánh” của PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn
(2018) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản năm 2018 là sự phát
triển sâu hơn những vấn đề lý luận về LHSSS đã được PGS.TS Hồ Sỹ Sơn đặt ra
trong công trình nghiên cứu đã được nhắc tới ở trên.
18
Qua nghiên cứu, mặc dù NCS nhận thấy các công trình khoa học đã công bố
chưa trực tiếp đề cập đến cách thức tiếp cận về so sánh các quy định về HP trong
LHS Việt Nam và LHS CH Pháp, nhưng kết quả nghiên cứu đã công bố tạo nền
tảng lý luận quý báu để NCS phát triển các vấn đề về cách thức tiếp cận so sánh các
quy định về HP trong LHS Việt Nam và LHS CH Pháp.
Khi nghiên cứu so sánh quy định về HP trong LHS của Việt Nam và LHS của
CH Pháp, không thể không nghiên cứu mối liên hệ giữa LHS của Việt Nam và LHS
của CH Pháp.
GS.TS Võ Khánh Vinh (2014) đã dành chương III Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam – Phần chung để trình bày về lịch sử phát triển của luật hình sự Việt Nam
từ tháng 9/1945 cho đến nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, tác giả đều phân tích hoàn cảnh
lịch sử với tư cách là nền tảng của PLHS của giai đoạn đó. Trong nội dung nghiên
cứu về PLHS của Việt Nam, tác giả cũng có một số nội dung phân tích về HP qua các
thời kỳ.
Chuyên đề “Quá trình hình thành và phát triển hệ thống HP trong PLHS Việt
Nam (từ 1945 đến 1985) thuộc công trình khoa học Tòa án nhân dân tối cao năm
1996 là một công trình trình bày g một số điều
của BLHS để đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì sẽ gây tốn kém và phức tạp về thủ tục
hành chính (mỗi lần sửa, dù chỉ 01 điều cũng phải bổ sung chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh; thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập riêng và việc soạn thảo, chuẩn
bị hồ sơ dự án luật, thẩm định, thẩm tra dự án luật thường kéo dài thời gian). Việc
129