Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phân tích tình hình tài chính của Tổng CTCP Dệt may Hà Nội năm 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 57 trang )

Đề tài: Phân tích tình hình của Tổng CTCP Dệt may Hà Nội dựa vào số liệu
trên báo cáo tài chính của cơng ty trong 2 năm 2019 – 2020
MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU CÔNG TY

1

B. SỐ LIỆU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÀ NỘI TRONG NĂM 2019 VÀ NĂM 2020 .

3

1. Trích bảng Cân đối kế tốn của cơng ty.

3

2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

4

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

5

C. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CỦA CƠNG TY THƠNG QUA:

6

1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.


6

2. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.

11

3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty.

16

4. Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.

19

5. Phân tích khả năng sinh lời rịng tài sản (ROA) của công ty theo các nhân tố: Hệ số đầu tư
ngắn hạn; số vòng luân chuyển vốn lưu động; hệ số sinh lời hoạt động.

23

6. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty theo các nhân tố: Hệ số tự tài
trợ, Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và Hệ số chi phí.

27

7. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty theo các nhân tố: Hệ số tự tài
trợ, Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và Hệ số chi phí.

32

8. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của công ty


36

D. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN, KIẾN NGHỊ

40

1. Ưu điểm.

40

2. Hạn chế và nguyên nhân.

41

a. Hạn chế

41

b. Kiến nghị:

43

3. Nguyên nhân.

45

4. Đề xuất giải pháp.

46



A. GIỚI THIỆU CƠNG TY
Tổng Cơng ty cổ phần Dệt May Hà Nội
(HANOSIMEX)
I. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của công ty là Nhà máy Sợi Hà Nội bắt đầu hoạt động
từ năm 1984. Đến năm 1991, Nhà máy được đổi tên thành Xí nghiệp
Liên hiệp Sợi dệt kim Hà Nội (Hanosimex). Năm 2003, Xí nghiệp Liên
hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội được đổi tên thành Công ty Dệt may Hà Nội.
Từ năm 2007, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình cơng ty
mẹ-cơng ty con với tên gọi Tổng công ty Dệt may Hà Nội và chuyển
sang hoạt động theo mơ hình cổ phần từ năm 2008.
Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội được đánh giá là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. Qua gần
30 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty CP Dệt may Hà Nội đã
đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Tổng Công ty luôn đẩy mạnh hệ
thống nghiên cứu phát triển các sản phẩm dệt may theo hướng phù hợp
với thị hiếu cũng như xu hướng cạnh tranh hiện nay. Với 16 đơn vị
thành viên và hơn 4.000 cán bộ nhân viên, Hanosimex có năng lực sản
xuất bình qn đạt 22.000 tấn sợi các loại/năm, 2.600 tấn vải dệt

Thông tin

Tên đầy đủ: Tổng Công ty Cổ
Phần Dệt May Hà Nội
Tên quốc tế: Ha Noi Textile
and Garment Joint Stock
Corporation

Mã chứng khoán: HSM
Trụ sở chính: Số 25, ngõ 13
đường Lĩnh Nam, Phường Mai
Động, Quận Hoàng Mai, Thành
phố Hà Nội
Điện thoại: 024 3862 1225
Fax: 024 3862 1224

kim/năm, sản phẩm may dệt kim đạt 11 triệu chiếc/năm phục vụ nhu

Email:

cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong những năm qua, Tổng



công ty liên tục được Đảng-Nhà nước trao tặng những danh hiệu cao

Website:

quý.
/>
Mã số thuế: 0100100826

1


II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Đối thủ cạnh tranh


Hiện nay, Tổng Cơng ty là một trong số ít đơn vị có chuỗi
cung ứng Sợi - Dệt - May hàng đầu Việt Nam. Đồng thời cơng
ty cịn mở rộng kinh doanh thương mại ở nhiều nghành nghề và
đa lĩnh vực như sau:
• Kinh doanh ngun liệu bơng, xơ, phụ liệu, hóa chất (Trừ hóa
chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc cơng
nghiệp, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su, các mặt hàng tiêu
dùng;
• Kinh doanh các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, thiết
bị, phụ tùng, bao bì ngành dệt may;
• Xuất nhập khẩu ngun liệu bơng, xơ, phụ liệu, hóa chất (Trừ
hóa chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc
cơng nghiệp, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su, các mặt hàng
tiêu dùng;
• Xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu,
thiết bị, phụ tùng, bao bì ngành dệt may;
• Xây dựng nhà ở, văn phịng cho th;
• Xây dựng nhà dành cho sản xuất cơng nghiệp;
• Lập dự án đầu tư xây dựng nhà, văn phịng cho th;
• Quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu chung
cư, khu đơ thị, khu dân cư tập trung;
• Quản lý, khai thác và kinh doanh bãi đỗ xe;
• Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải
trí;
Một số cơng ty con và cơng ty liên kết của Tổng cơng ty Dệt
May Hà Nội:
• Cơng ty Cổ phần Dệt may Hồng Thị Loan
• Cơng ty Cổ phần Thời trang Hanosimex
• Cơng ty Cổ phần May Halotexco
• Cơng ty Cổ phần Dệt Hà Đơng Hanosimex

• Cơng ty Cổ phần Dệt kim Hanosimex
• Cơng ty Cổ phần Thương mại Hải Phịng Hanosimex
• Cơng ty Cổ phần Vinatex Hồng Lĩnh
• Cơng ty Cổ phần May Đơng Mỹ Hanosimex
Tỷ lệ góp vốn của Tổng cơng ty cho các cơng ty nêu trên lên
đến 75%

2

Công ty Cổ phần May 10
Công ty Cổ phần may Sông
Hồng
Công ty Cổ phần Đầu tư và
thương mại TNG
Công ty Cổ phần Dệt may Thành
Công
Thị Phần

Đối với thị trường trong nước,
mỗi năm công ty sản xuất hơn
20 loại sợi gồm sợi xe và sợi
đơn. Chủ yếu được tiêu thụ ở thi
trường miền Nam ( chiếm 75%
tỉ trọng)
Đối với xuất khẩu, các nước
thuộc khối EU là những thị
trường mà hàng dệt may của
công ty xuất khẩu sang có giá trị
kim nghạch lớn. Bên cạnh đó
cịn có Mỹ, Nhật Bản,….

Vị thế

Trải qua bao nhiêu thăng trầm,
Hanosimex từng bước phát triển
đi lên để khẳng định vị thế của
mình trong nghành dệt-may ở
Việt Nam.
Với những nỗ lực trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh,
công ty đã và đang tạo ra những
sản phẩm chất lượng, giá thành
phù hợp, đáp ứng nhu cầu phong
phú và đa dạng trên thị trường
trong nước và thế giới.


B. Số liệu trên Báo cáo tài chính của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội trong
năm 2019 và năm 2020 .
1. Trích bảng Cân đối kế tốn của công ty.
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn

3. Phải thu về cho vay ngắn hạn
4. Phải thu ngắn hạn khác
5. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn khác
1. Phải thu dài hạn khác
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
Ngun giá
Giá trị hao mịn lũy kế
2. Tài sản cố định th tài chính
Ngun giá
Giá trị hao mịn lũy kế
3. Tài sản cố định vơ hình
Ngun giá
Giá trị hao mịn lũy kế
III. Tài sản dở dang dài hạn

3

31/12/2020

31/12/2019


31/12/2018

490.304
17.656
8.685
8.971
220.800
220.800
127.813
92.738
21.904
20.780
(7.609)
110.339
114.840
(4.501)
13.696
939
11.530

494.399
19.869
9.839
10.030
78.800
78.800
154.272
115.542
26.294

2.000
15.344
(4.908)
228.190
234.932
(6.742)
13.268
456
11.891

670.287
28.565
4.065
24.500
148.098
148.098
116.620
94.210
9.294
4.000
13.408
(4.292)
367.716
375.189
(7.473)
9.288
110
8.036

1.227


921

1.142

991.927
8.412
8.412
722.330
684.204
1.115.742
(431.538)
26.066
31.971
(5.905)
12.060
14.481
(2.421)
6.870

990.757
7.834
7.834
677.476
639.038
1.031.754
(392.716)
26.074
28.488
(2.414)

12.364
14.480
(2.116)
40.729

1.024.424
1.418
1.418
721.633
700.962
1.064.099
(363.137)
8.002
8.068
(66)
12.669
14.481
(1.812)
232


1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV. Đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào cơng ty con
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
4. Dự phịng đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn


6.870
127.570
150.379
1.906
24.000
(48.715)
126.745
126.745

40.729
151.221
175.155
1.905
24.000
(49.839)
113.497
113.497

232
175.822
175.155
26.906
24.000
(50.239)
125.319
125.319

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

1.482.231


1.485.156

1.694.711

C. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán ngắn hạn
2. Người mua phải trả tiền trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn
6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
7. Phải trả ngắn hạn khác
8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Người mua trả tiền trước dài hạn
2. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
3. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
4. Dự phòng phải trả dài hạn
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
Cổ phiếu phổ thơng có quyền biểu quyết
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

1.061.447

609.533
118.760
3.615
781
35.039
5.814
1.069
16.010
407.448
20.997
451.914
5.399
593
421.256
24.666
420.784
420.784
205.000
205.000
45.751
2.537
30.564

1.066.387
607.692
107.396
2.793
721
32.024
6.075

12.231
425.182
21.270
458.695
9.258
1.066
423.705
24.666
418.769
418.769
205.000
205.000
38.613
2.538
35.686

1.276.556
795.835
91.207
2.267
1.142
45.328
5.158
48.108
580.857
21.768
480.721
886
411.833
68.002

418.155
418.155
205.000
205.000
29.845
2.538
43.840

LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

24.623

24.100

6.837

5.941
136.932

11.586
136.932

37.003
136.932

1.482.231

1.485.156

1.694.711


LNST chưa phân phối kỳ này
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT: triệu đồng
4


Chỉ tiêu
1. Doanh thu về bán hàng và CCDV
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lai
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CC dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. CP thuế TNDN hiện hành
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VND/cp)
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu

Năm 2020

Năm 2019

969.460
5.600

1.191.204
3.681

5.600
963.860
909.994
53.866
50.270
39.485
31.023
23.249
48.010
-6.608
31.800
14.319
17.481
10.873
4.932
5.941
324


3.681
1.187.523
1.155.167
32.356
24.290
42.996
40.092
23.440
37.089
-46.879
61.185
730
60.455
13.576
1.990
11.586
-479

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Mã số

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
2. Điều chỉnh cho các khoản
Khấu hao tài sản cố định và BDS đầu tư

Các khoản dự phòng
...
Chi phí lãi vay
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
trước thay đổi vốn lưu động
Tăng, giảm các khoản phải thu
Tăng, giảm hàng tồn kho

1

8

5

Thuyết
minh

Năm 2020

Năm 2019

10.873

13.576

56.512
-664

64.370
-43.850


31.022

40.092

58.054

64.727

20.608
120.092

-44.471
140.257


Tăng giảm các khoản phải trả
...
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCD
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCD
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của
đơn vị khác
...
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính
1. Tiền thu từ đi vay

2. Tiền trả nợ gốc vay
...
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
(50=20+30+40)
Tiền và tương đương tiền đầu kì
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đối quy
đổi ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kì
(70=50+60+61)

-3.880

12.551

142.715

129.833

-47.993
1.779

-68.253
2.533

-215.000

-89.012


-126.310

43.513

832.964
-844.575

1.025.772
-1.162.214

40

-18.612

-182.038

50

-2.207

-8.692

60

19.869

28.565

61


-6

-4

70

17.656

19.869

20

30

C. Phân tích tình hình của cơng ty thơng qua:
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2019

Tăng/giảm

Tỷ lệ (%)

LCT
Tài sản BQ

1. Hskd
TSNH BQ
2.Hđ
3. SVlđ

trđ
trđ
Lần
trđ
Lần
Vòng

1,045,930
1,483,693.5
7.050
492,352
3.318
2.1244

1,272,998
1,589,933.5
8.007
582,343
3.663
2.1860

-227,068
-106,24
-957
(89,991.5)

-344
-616

-17.84%
-6.68%
-11.95%
-15.45%
-9.40%
-2.82%

4. MĐAH của Hđ đến Hskd

Lần

-753

Lần

-205

Lần

-957

5. MĐAH của SVlđ đến
Hskd
Tổng hợp MĐAH của các
nhân tố

6



Bảng 1: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của Tổng công ty Cổ
phần Dệt may Hà Nội (ĐVT: triệu đồng)

❖ Phân tích khái quát:
Dựa vào bảng tính trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
đã giảm từ 0,8007 lần xuống 0,705 lần (giảm 0,00957 lần với tốc độ giảm là 11,95%) vào
năm 2020. Chỉ tiêu này cho biết, trong năm 2019, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, công ty thu được 0,8007 đồng tổng doanh thu, thu nhập; trong
năm 2020, bình quân cứ 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu
được 0,705 đồng doanh thu thu nhập. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm
2020 so với năm 2019 của doanh nghiệp đã bị sụt giảm. Để có được những phân tích chính
xác, ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu trên.
❖ Phân tích chi tiết:
Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ):
Với điều kiện nhân tố khác không đổi thì hệ số đầu tư ngắn hạn giảm 0,0344 lần làm
cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm 0,0753 lần. Như vậy có thể thấy hệ số đầu tư
ngắn hạn có ảnh hưởng cùng chiều với Hskd và hệ số đầu tư ngắn hạn giảm gây ảnh
hưởng giảm đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Đây cũng được xem là nhân tố ảnh
hưởng chính đến việc giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Hệ số đầu tư ngắn hạn năm 2020 là 0,3318 lần, năm 2019 là 0,3663 lần. Như vậy hệ
số đầu tư ngắn hạn năm 2020 so với năm 2019 giảm 0,0344 lần với tỷ lệ giảm 9,4%. Hệ số
đầu tư giảm là do trong năm 2020 chính sách đầu tư của cơng ty có xu hướng giảm tỷ
trọng đầu tư Tài sản ngắn hạn (từ 33,29% tại thời điểm đầu năm 2020 xuống chỉ còn
33,08% tại thời điểm cuối năm 2020), và tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn (từ
66,71% tại thời điểm đầu năm 2020 lên 66,92% tại thời điểm cuối năm 2020).
Cụ thể:
Ở cả năm 2020 và năm 2019, hệ số đầu tư ngắn hạn đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy doanh
nghiệp tập trung đầu tư cho loại tài sản dài hạn là chủ yếu. Do hoạt động kinh doanh chính

của doanh nghiệp là kinh doanh, sản xuất và xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm liên
quan đến dệt may… nên việc doanh nghiệp tập trung đầu tư cho tài sản dài hạn sẽ giúp
doanh nghiệp nâng cao năng suất và sản lượng làm ra, đồng thời mở rộng quy mô kinh
7


doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn đầu tư cho nguyên
vật liệu một cách hợp lí để có thể dự trữ ngun vật liệu duy trì sản xuất, tránh bị gián
đoạn và khơng bị ảnh hưởng nặng nề do sự biến động về giá cả. Hệ số đầu tư ngắn hạn của
doanh nghiệp có sự thay đổi như vậy là do cơ cấu đầu tư vốn của doanh nghiệp thay đổi.
Về tài sản ngắn hạn, công ty đang gia tăng đầu tư vào đầu tư tài chính ngắn hạn
(tăng 142.000 triệu đồng với tỷ trọng tăng từ 15,94% năm 2019 lên đến 45,03% năm
2020) và trong năm 2020 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng số tài sản ngắn hạn. Đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào các khoản vốn lưu
động khác như Hàng tồn kho, Phải thu ngắn hạn,..
Hàng tồn kho của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm giảm 117.851 triệu đồng
với tỷ lệ giảm 51,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch Covid-19 lây lan tồn thế giới làm
cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm tuy nhiên đến khoảng tháng
10/2020, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó nên giảm được tình trạng ứ đọng hàng tồn kho.
Khoản mục “Phải thu ngắn hạn của khách hàng” năm 2020 là 92.738 triệu đồng,
năm 2019 là 115,542 triệu đồng, giảm 22.804 triệu đồng với tỷ lệ giảm 19,7%. Mặc dù
giảm nhưng khoản mục phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các khoản
phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi được một phần
vốn bị chiếm dụng.
Đối với tài sản dài hạn, tài sản dài hạn của công ty cuối năm so với đầu năm tăng
lên (tăng 1.170 triệu đồng với tỷ lệ tăng 0,12%) do công ty đang đầu tư vào xây dựng tài
sản cố định; cùng với đó, tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng
lên nhiều nhất (cuối năm so với đầu năm tăng 14,4%). Cho thấy cơng ty đang có xu hướng
mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số đầu tư ngắn hạn năm 2020 so với năm 2019 giảm 0,0344 lần với tỷ lệ giảm là
9,4%. Trong khi đó số vịng quay vốn lưu động của cơng ty năm 2020 so với năm 2019
giảm 0,0616 lần tỷ lệ giảm 2,82%. Như vậy tỷ lệ giảm của số vòng quay vốn lưu động
chậm hơn so với tỷ lệ giảm của hệ số đầu tư ngắn hạn; bên cạnh đó hệ số đầu tư ngắn hạn
giảm làm giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Do đó, việc giảm hệ số đầu tư ngắn hạn
của doanh nghiệp trong năm 2020 có thể được coi là chưa hợp lý. Vì hệ số đầu tư ngắn
8


hạn có tác động cùng chiều với hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, do đó doanh nghiệp cần
có các chính sách làm tăng hệ số đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý.
Nhân tố số vòng quay vốn lưu động (SVlđ):
Số vịng quay vốn lưu động của cơng ty năm 2020 là 2,1244 vòng, năm 2019 là
2,1860 vòng. Như vậy số vòng quay vốn lưu động năm 2020 so với năm 2019 giảm
0,0616 vòng, tỷ lệ giảm là 2,82%. Nhân tố này có tác động cùng chiều với hiệu suất sử
dụng vốn kinh doanh. Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, số vịng quay
vốn lưu động trong năm 2020 giảm 0,0616 vòng, làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh giảm 0,0205 lần.
Số vòng quay vốn lưu động năm 2020 so với năm 2019 giảm 0,0616 vòng, tỷ lệ
giảm là 2,82%. Số vòng quay vốn lưu động giảm là do vốn lưu động bình quân của công
ty năm 2020 so với năm 2019 giảm 89.991,5 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 15,45%, đồng
thời tổng doanh thu thu nhập năm 2020 so với năm 2019 giảm 227,068trđ, tỷ lệ giảm
17,84%. Tỷ lệ giảm của tổng doanh thu thu nhập nhanh hơn tỷ lệ giảm của vốn lưu động
bình quân cho nên trong năm 2020 về cơ bản cơng ty chưa sử dụng vốn có hiệu quả vốn
lưu động so với năm 2019. Điều này cho thấy có thể trong năm 2020 cơng tác tiêu thụ sản
phẩm, thực hiện các hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh thu thu nhập của công ty là
chưa tốt. Ngun nhân khác có thể là do trình độ quản trị vốn lưu động của cơng ty cịn
hạn chế, vốn lưu động chưa được sử dụng 1 cách có hiệu quả, cịn lãng phí hoặc chậm ln
chuyển. Ngồi ra cịn do môi trường khách quan như dịch Covid-19 và chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung đã làm cho thị trường tiêu thụ sợi của công ty bị sụt giảm mạnh. Cần kết

hợp với tài liệu chi tiết để xác định nguồn vốn nào đang được sử dụng chưa hiệu quả, bị ứ
đọng, chậm luân chuyển ở khâu nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra
giải pháp quản trị vốn lưu động phù hợp góp phần thúc đẩy doanh thu thu nhập của doanh
nghiệp.
❖ Kết luận chung:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2020 giảm so với năm 2019
nguyên nhân là do trình độ quản trị vốn lưu động của cơng ty còn hạn chế dẫn đến vốn lưu
động chưa được sử dụng một cách hiệu quả; đồng thời chính sách đầu tư của công ty trong

9


năm 2020 cần được cải thiện hơn nhằm khắc phục những khó khăn cả khách quan và chủ
quan mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Dựa trên phân tích đánh giá từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh thì có thể đưa ra các biện pháp kiến nghị đối với công ty như sau:
+ Công ty cần xác định nhu cầu vốn lưu động một cách hợp lý, xây dựng định mức dự trữ
cụ thể cho từng loại vốn lưu động như tiền, tương đương tiền, hàng tồn kho để đảm bảo
lượng vốn dự trữ ở các khâu ở mức phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và mục tiêu
chiến lược của công ty cũng như các yếu tố mơi trường kinh doanh bên ngồi, để tránh gây
lãng phí dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cần kết hợp với tài liệu chi tiết để xác
định được loại hình đầu tư tài chính ngắn hạn nào đang được sử dụng chưa hiệu quả và
đưa ra biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp.
Từ đó xác định cụ thể loại vốn lưu động nào đang tồn đọng, chậm luân chuyển
hoặc gia tăng bất hợp lý để có biện pháp xử lý và giải phóng các loại vốn lưu động đó,
giúp cơng ty có tỷ lệ tăng của vốn lưu động ln nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng của tổng
doanh thu thu nhập, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho doanh
nghiệp.
+ Công ty cần nâng cao hơn nữa năng lực quản trị các khoản công nợ phải thu đặc biệt là

nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng nhằm giảm thiểu nguồn vốn bị chiếm dụng, từ đó gia
tăng được nguồn vốn sẵn có phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết kiệm được
chi phí sử dụng vốn, cơng ty cần quản trị công nợ thu theo từng đối tượng cụ thể, từ đó
đánh giá tình hình thực hiện cơng nợ của từng đối tượng theo định kỳ để có những chính
sách tín dụng, điều khoản thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
+ Cần kết hợp với tài liệu chi tiết để xác định các loại doanh thu và thu nhập và loại hình
nào đang chiếm tỷ trọng chủ yếu hoặc đang tăng chậm nhất trong tổng doanh thu thu nhập
của doanh nghiệp để từ đó xác định được nguyên nhân cụ thể để có những biện pháp thúc
đẩy doanh thu góp phần tăng số vịng quay vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh.
+ Cần xem xét cụ thể số lượng, giá bán và các khoản giảm trừ doanh thu của từng loại
thành phẩm tiêu thụ trong kỳ của công ty để xác định xem yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến
10


tốc độ tăng trưởng doanh thu, dựa vào đó đưa ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng doanh
thu cho các kỳ tiếp theo.
2. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm N

1. Tổng luân chuyển thuần (LCT)

Trđ

1.045.930


2. Số dư bình quân vốn lưu động (Slđ)

Trđ

492.351,5

3. Số vòng luân chuyển VLĐ (SVlđ)
(3) = (1) / (2)

Vòng

2,124

4. Kỳ luân chuyển VLĐ (Klđ)
(4) = 360/ (3)

Ngày

169,463

Năm N-1
1.272.998

Tỷ lệ
(%)

Tăng/giảm
(227.068)

-17,84%


(89.991,5)

-15,45%

2,186

(0,062)

-2,82%

164,685

4,778

2,90%

582.343,0

5. MĐAH của Slđ đến SVlđ
ΔSVlđ(Slđ) =

Vòng

ΔSVlđ(Slđ) = 0,400 =

Ngày

ΔKlđ(Slđ) =


Vòng

ΔSVlđ(LCT) = = (0,461)

Ngày

ΔKlđ(LCT) = = 30,228

6. MĐAH của Slđ đến Klđ
ΔKlđ(Slđ) =

7. MĐAH của LCT đến SVlđ
ΔSVlđ(LCT) =

8. MĐAH của LCT đến Klđ
ΔKlđ(LCT) =

ΔSVlđ = ΔSVlđ(Slđ) + ΔSVlđ(Slđ) = (0,062)
ΔKlđ = ΔKlđ(Slđ) + ΔKlđ(LCT) = 4,778

9. Tổng hợp MĐAH của các nhân tố
9. Vốn lưu động tiết kiệm (lãng phí)
= ΔKlđ x

= (25,449)

Trđ

= 4,778 x =13.882,55


Bảng 2: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà
Nội (ĐVT: triệu đồng)

❖ Phân tích khái qt:
Số vịng quay vốn lưu động của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội năm 2020
là 2,124 vòng, năm 2019 là 2,186 vòng. Kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty năm
2020 là 169,463 ngày, năm 2019 là 164,685 ngày. Như vậy, số vòng luân chuyển vốn lưu
động năm 2020 giảm so với năm 2019 là 0,062 vòng với tốc độ giảm khá chậm là 2,82%
và kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 4,778 ngày với tỷ lệ tăng 2,90%. Điều này cho thấy,
trong năm 2019, bình qn vốn lưu động quay được 2,186 vịng và một vòng luân chuyển
lưu động trong năm hết 164,685 ngày, tuy nhiên đến năm 2020 thì bình quân vốn lưu động
chỉ quay được 2,124 vòng và một vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm hết 169,463
11


ngày. Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 đã giảm so với năm
2019, từ đó làm lãng phí một lượng vốn lưu động là 13.882,55 triệu đồng. Từ đó đã làm
cho doanh nghiệp phải kéo dài thêm chu kỳ vòng quay vốn lưu động. Đây là diễn biến
khơng tốt cho doanh nghiệp. Để có được đánh giá chính xác cần đi sâu vào phân tích các
chỉ tiêu trên.
❖ Phân tích chi tiết:
Nguyên nhân tốc độ luân chuyển vốn lưu động của tổng công ty giảm là do tác động
của 2 nhân tố: số dư vốn lưu động bình quân và tổng luân chuyển thuần. Cụ thể ta đi phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vịng quay vốn lưu động:
Nhân tố Số dư bình quân vốn lưu động (Slđ):
Số dư bình quân vốn lưu động của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội trong
năm 2020 là 492.351,5 triệu đồng, năm 2019 là 582.343 triệu đồng. Như vậy, Số dư bình
quân vốn lưu động năm 2020 so với năm 2019 giảm 89.991,5 triệu đồng với tỷ lệ giảm là
15,45%. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì Số dư bình qn vốn lưu động
giảm 89.991,5 triệu đồng đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng 0,400 vòng và làm

cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 25,449 ngày. Như vậy có thể thấy Số dư bình qn
vốn lưu động có ảnh hưởng ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động và có ảnh
hưởng cùng chiều với kỳ luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể: Số dư bình quân vốn lưu động
giảm gây ảnh hưởng tăng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động và gây ảnh hưởng giảm đến
kỳ luân chuyển vốn lưu động.
Số dư vốn lưu động bình qn của Tổng cơng ty năm 2020 so với năm 2019 giảm
89.991,5 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 15,45% là do trong năm 2020 cơ cấu đầu tư của cơng
ty đã có sự thay đổi. Cụ thể: cuối năm 2020 so với đầu năm, Hàng tồn kho giảm 117.851
triệu đồng với tỷ lệ giảm là 51,65%, Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 26.459 triệu đồng
với tỷ lệ giảm 17,15%, Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 2.213 triệu đồng với tỷ
lệ giảm 11,14%, trong khi đó các loại vốn lưu động khác như Đầu tư tài chính ngắn hạn
tăng 142.000 triệu đồng với tỷ lệ tăng 180,20% và Tài sản ngắn hạn khác tăng 428 triệu
đồng với tỷ lệ tăng là 3,23%.
Cơ cấu vốn lưu động của cty cuối năm so với đầu năm thay đổi có thể xuất phát từ
cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan: công ty có
12


sự thay đổi về chính sách đầu tư, Số dư vốn lưu động bình quân giảm do doanh nghiệp đã
dự đốn nhu cầu sản xuất giảm đi do tình hình dịch COVID-19 trong năm 2020 diễn biến
ngày càng phức tạp, đặc biệt khi Việt Nam bước vào đợt dịch thứ 2 kéo dài từ 23/7/2020
đến đầu năm sau. Nguyên nhân chủ quan khác có thể xuất phát từ trình độ quản lý và sử
dụng vốn lưu động của công ty, vốn lưu động đc sử dụng chưa hiệu quả, còn lãng phí, gây
ra ứ đọng vốn, vốn chậm luân chuyển. Về nguyên nhân khách quan, cơ cấu đầu tư tài sản
của công ty thay đổi là do ảnh hưởng của các nhân tố từ mơi trường bên ngồi: nhu cầu thị
trường trong năm 2020 suy giảm làm cho doanh nghiệp ứ đọng hàng tồn kho, tình hình
kinh tế do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 cũng bị ảnh hưởng, trở nên khó
khăn, dẫn đến khơng thu hồi được các khoản nợ. Mặt khác, trong năm 2020, doanh nghiệp
đã giảm đầu tư trong ngắn hạn. Do nhân tố này có tác động ngược chiều với số vịng quay
vốn lưu động nên việc giảm đầu tư trong ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc độ luân

chuyển vốn lưu động. Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao
nên việc giảm Số dư bình quân vốn lưu động sẽ làm giảm khả năng thanh tốn của doanh
nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ đầu tư phân bổ một các hợp lý.
Nhân tố Tổng luân chuyển thuần (LCT):
Tổng doanh thu, thu nhập của Tổng công ty Dệt may Hà Nội năm 2020 là
1.045.930 triệu đồng, năm 2019 là 1.272.998 triệu đồng. Như vậy, tổng doanh thu thu nhập
của công ty năm 2020 so với năm 2019 giảm 227.068 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 17,84%.
Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì tổng doanh thu, thu nhập của cơng ty tăng
227.068 triệu đồng đã làm giảm số vòng quay vốn lưu động 0,461 vòng đồng thời làm tăng
kỳ luân chuyển vốn lưu động lên 30,228 ngày. Như vậy có thể thấy, Luân chuyển thuần có
ảnh hưởng cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động và có ảnh hưởng ngược chiều
với kỳ luân chuyển vốn lưu động. Cụ thể: Nhân tố Luân chuyển thuần giảm gây ảnh hưởng
giảm đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động và gây ảnh hưởng tăng đến kỳ luân chuyển vốn
lưu động.
Tổng doanh thu, thu nhập năm 2020 giảm 227.068 triệu đồng với tỷ lệ giảm là
17,84% có thể do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ
quan có thể là do sản phẩm của DN chưa có sự đổi mới, nâng cao mẫu mã cũng như chất
lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời do chính sách bán
13


hàng của doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả do đó chưa kích cầu người mua, cơng
tác tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh thu thu nhập của
công ty chưa tốt, làm giảm doanh thu, thu nhập. Nhất là trong năm 2020, cả nước phải đối
mặt 2 đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm, người dân thực hiện cách ly xã hội,
triển khai “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm may mặc lại càng sụt giảm mạnh hơn. Về nguyên nhân khách quan: luân chuyển
thuần giảm có thể do nhu cầu thị trường đối với sản phẩm may mặc của doanh nghiệp
giảm, làm doanh thu tiêu thụ sản phẩm giảm. Tình hình dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu
cực đến thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu, ngoài ra chiến tranh thương mại

Mỹ - Trung đã làm cho thị trường tiêu thụ sợi của công ty bị sụt giảm mạnh. Cụ thể: Tại
thời điểm năm 2020, Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 223.663 triệu
đồng với tỷ lệ giảm là 18,83%, Thu nhập khác giảm 29.385 triệu đồng với tỷ lệ giảm là
48,03%. Như vậy, luân chuyển thuần của công ty giảm là do sự sụt giảm của 2 loại doanh
thu, thu nhập là Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và Thu nhập khác. Điều
này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa đạt hiệu
quả. Bên cạnh đó, xét về cơ cấu tổng doanh thu thu nhập thì Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu (Trong đó: Cuối năm 2020 chiếm 92,15% và
đầu năm chiếm 93,29% trong tổng doanh thu, thu nhập). Như vậy, để gia tăng được tổng
doanh thu thu nhập thì cơng ty phải chú trọng đến gia tăng Doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các tài liệu chi tiết khác để xác
định nguồn vốn lưu động nào đang được sử dụng chưa hiệu quả, ứ đọng, chậm luân chuyển
ở khâu nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra các giải pháp quản trị vốn
lưu động phù hợp, góp phần thúc đẩy doanh thu thu nhập của doanh nghiệp.
Mặt khác, Số dư bình quân vốn lưu động năm 2020 so với năm 2019 giảm 89.991,5
triệu đồng với tỷ lệ giảm là 15,45%; Tổng luân chuyển thuần năm 2020 so với năm 2019
giảm 227.068 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 17,84%. Trong đó, Doanh thu thuần từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ giảm 223.663 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 18,83%. Như vậy, tỷ lệ giảm
của tổng doanh thu thu nhập nói chung và tỷ lệ của Doanh thu thuần tử bán hàng và cung
cấp dịch vụ nói riêng giảm nhanh hơn tỷ lệ giảm của Số dư bình quân vốn lưu động . Điều
này cho thấy việc gia tăng vốn lưu động bình qn của Tổng cơng ty Cổ phần Dệt May Hà
14


Nội trong năm 2020 đã được cải thiện đáng kể và sự gia tăng này về cơ bản được đánh giá
là có hợp lý.
❖ Kết luận:
Như vậy, nhìn chung Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Tổng công ty Cổ phần
Dệt may Hà Nội năm 2020 giảm so với năm 2019, đã làm lãng phí một lượng vốn lưu
động là 13.882,55 triệu đồng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 giảm

nguyên nhân là do trong năm 2020, tỷ lệ số dư vốn lưu động bình quân giảm chậm hơn tỷ
lệ giảm của tỷ lệ giảm của tổng doanh thu thu nhập của cơng ty. Hay nói cách khác là việc
mở rộng quy mô vốn lưu động của công ty trong năm 2020 đã được thiện đáng kể. Tuy
nhiên, tốc độ của doanh thu chưa tương xứng với tốc độ quy mô vốn, dẫn đến chưa đẩy
nhanh được tốc độ luân chuyển của vốn lưu động .
❖ Giải pháp:
Để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong các kỳ tiếp theo, có thể đề xuất
các giải pháp như sau:
+ Thực hiện rà sốt lại tồn bộ các loại vốn lưu động, để xác định loại vốn lưu động nào
đang bị tồn đọng, chậm luân chuyển hay đang gia tăng bất hợp lý để có những biện pháp
xử lý, giải phóng vốn lưu động đó kịp thời, giúp cơng ty có tỷ lệ tăng của vốn lưu động
nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng của doanh thu thu nhập, từ đó góp phần làm tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động. Cụ thể:
- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: Phân tích chi tiết từng khoản mục Hàng tồn
kho để xác định loại hình Hàng tồn kho nào đang gia tăng chủ yếu, loại hình Hàng tồn kho
nào đang chiếm tỷ trọng cao, từ đó xác định được loại Hàng tồn kho nào đang cịn tồn
đọng, chậm ln chuyển và có biện pháp xử lý kịp thời
- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu: Đối với công nợ phải thu ngắn
hạn đặc biệt là công nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng cần chi tiết công nợ theo từng
đối tượng cụ thể và thực hiện đánh giá công nợ theo đối tượng, theo kỳ để có các biện
pháp thu hồi và xử lý công nợ phù hợp, kịp thời, cũng như là đưa ra chính sách tín dụng,
điều khoản thanh toán phù hợp với từng đối tượng.
+ Rà soát các khoản liên quan đến doanh thu, cụ thể là Doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Cần xem xét chi tiết số lượng, giá bán, các khoản giảm trừ doanh thu
15


của từng loại thành phẩm tiêu thụ trong kỳ của công ty, để xác định yếu tố ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng doanh thu, từ đó xác định được nguyên nhân và đưa ra biện pháp thúc đẩy
tăng trưởng Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Tăng cường đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ để giảm thời gian sản xuất sản phẩm
cũng như nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ
+ Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm về may mặc do doanh
nghiệp sản xuất như sẽ tăng lên; tuy nhiên thu nhập của khách hàng do ảnh hưởng của dịch
bệnh sẽ giảm so với thời điểm trước; vì vậy mà việc áp dụng các chương trình khuyến mại,
giảm giá sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ của lượng lớn khách hàng sẽ đạt được hiệu quả.
+ Bên cạnh đó, trong thời điểm dịch bệnh, các cửa hàng thời trang hay trung tâm thương
mại đóng cửa, hay do ảnh hưởng của lệnh hạn chế tiếp xúc nơi đông người; thì cần đẩy
mạnh đa dạng hóa các kênh bán hàng như các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada,..;
facebook, website…
3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của cơng ty.
Bảng 3: Phân tích tốc độ ln chuyển hàng tồn kho
Chỉ Tiêu
1. GVHB

Năm 2020

Năm 2019

Chênh Lệch
Tuyệt Đối

Tỷ Lệ (%)

909.994

1.155.167

-245.173


-21,22

169.264,5

297.953

-128.688,5

-43,19

3. d = GVHB/360

2.527,7611

3.208,797

-681,04

-21,22

I. SVtk= GVHB/Stk

5,3761

3,8770

1.5

38,67


II. Ktk= Stkd

66.9622

92,855

-25,89

-27,89

2. HTK bình quân (Stk)

III. Mức Độ Ảnh Hưởng
Do Stk ảnh hưởng đến SVtk

2,9476

Do Stk ảnh hưởng đến Kt

-40,105

Do GVHB ảnh hưởng đến SVtk

-1,4485

Do GVHB ảnh hưởng đến Kt

14,2121

Tổng hợp ảnh hưởng


∆SVtk = 1,4991
∆Ktk = -25.8929

IV. VLĐ tiết kiệm = d1×∆Ktk= 65.451,0654
Bảng 3: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển Hàng tồn kho của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà
Nội (ĐVT: triệu đồng)

16


Qua bảng phân tích ta thấy, số vịng ln chuyển hàng tồn kho năm 2020 là 5,3761
vòng, tăng 1,5 vòng so với năm 2019. Từ đó làm cho thời kỳ luân chuyển hàng tồn kho
đã giảm từ 92,885 ngày xuống còn 66,9622 ngày. Như vậy tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho của công ty trong năm 2020 đã tăng so với năm 2019. Đây là diễn biến tốt của công
ty, để tìm hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu:
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của cơng ty có sự thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng của Giá vốn hàng bán và Hàng tồn kho bình quân.
Nhân tố Hàng tồn kho bình quân (Stk):
Nhân tố này có tác động ngược chiều với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể,
trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi, hàng tồn kho bình quân đã giảm
128.688,5 triệu (43,19%) đã làm cho số vòng quay vốn hàng tồn kho tăng 2,9476 vòng,
đồng thời làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 40,105 ngày.
Cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2020 so với 2019 thay đổi có thể xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
+ Nguyên nhân chủ quan có thể là do xuất phát từ trình độ quản trị vốn Hàng tồn kho,
quản trị vốn lưu động của công ty. Cụ thể trong trường hợp này, là trình độ quản trị hàng
tồn kho về quản lí và sử dụng hàng tồn kho đã đạt hiệu quả,không gây ứ đọng và làm tắc
nghẽn hàng tồn kho, hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn. Từ đó làm số dư hàng tồn kho
bình quân giảm đi.

+Về nguyên nhân khách quan, hàng tồn kho giảm cũng có thể là do cung cầu, cung nhỏ
hơn cầu và các quy luật cạnh tranh của cơ chế chính sách của mơi trường tự nhiên, cơ chế
chính sách nhà nước…
Ta cũng thấy do khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã giảm. Trong bối
cảnh đại dịch Covid 19, tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã có những phương pháp làm lượng
hàng hóa tiêu thụ tăng dần so với năm 2019 dẫn đến hàng tồn kho giảm hơn so với 2019.
Như vậy khi hàng tồn kho giảm, cơng ty đã làm giảm chi phí lưu kho, chi phí cất trữ, làm
giảm đi lượng hàng hóa bị hư hỏng do tồn đọng. Như vậy, doanh nghiệp cần tiếp tục phát
huy cũng như sử dụng một cách hợp lý để từ đó cân đối chính sách quản lý Hàng tồn kho
một cách hiệu quả.
Nhân tố Giá vốn hàng bán:
17


Nhân tố này có tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể
trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn hàng bán giảm 245175 triệu tương
ứng giảm 21,22% khi so sánh năm 2020 với 2019, làm cho tốc độ luân chuyển giá vốn
hàng bán giảm 1,4485 vòng, đồng thời kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 25,8929 ngày.
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy là là do ảnh
hưởng của các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khách quan là do đại dịch covid 19
sản lượng hàng hóa giảm, đồng thời các chi phí tư vấn , hộ nghị tiếp khách giảm.Nhà nước
cũng đề ra những chính sách thuế có lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan là trình
độ tay nghề lao động được cải thiện, công ty cũng đầu tư thêm nhà xưởng máy móc thiết
bị để gia tăng sản xuất.
❖ Đánh giá:
Số dư hàng tồn kho bình quân đã giảm so với năm 2019, với tỷ lệ giảm là 43,19%,
trong khi giá vốn hàng tồn kho cũng giảm 21,22%, như vậy hàng tồn kho bình quân giảm
nhanh hơn so với giá vốn hàng bán. Điều đó cho thấy yếu tố đầu ra tăng nhanh hơn so với
yếu tố đầu vào, tức là doanh nghiệp đã bán ra sử dụng hàng tồn kho nhiều hơn.
❖ Kết luận:

Như vậy, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2020 biến động theo chiều
hướng khá tích cực khiến cơng ty tiết kiệm được 65.451,0645 triệu đồng vốn lưu động. Có
thể thấy là trình độ quản trị hàng tồn kho đạt hiệu quả, hợp lý, giá vốn hàng bán cũng như
các chi phí được giảm, cũng góp phần làm cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty đạt
được hiệu quả.
❖ Giải pháp:
Để đẩy nhanh tốc độ quay hàng tồn kho, doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy cũng
như cần thêm một số biện pháp để gia tăng hiệu quả:
+ Thực hiện rà sốt tồn bộ lại các loại hàng hóa, để xác định hàng hóa nào bị tồn đọng,
chậm luân chuyển hay đang gia tăng bất hợp lý để có những biện pháp xử lý, giải phóng
hàng tồn kho đó kịp thời, giúp cơng ty có tỷ lệ hàng tồn kho nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng
của doanh thu, thu nhập từ đó góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Cụ thể:
+ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: Phân tích chi tiết từng khoản mục HTK để
xác định loại hình HTK nào đang gia tăng chủ yếu, loại hình HTK nào đang chiếm tỷ
18


trọng cao từ đó xác định được loại HTK nào đang cịn tồn đọng, chậm ln chuyển và có
biện pháp xử lý kịp thời.
+ Giải pháp đối với giá bán: cơng ty cần phân tích chi tiết số lượng tiêu thụ, giá vốn đơn vị
của từng loại thành phẩm (vì giá vốn hàng bán được cấu thành bởi số lượng tiêu thụ và giá
vốn đơn vị) = Xác định xu hướng tiêu thụ thành phẩm là gì, thành phẩm nào, số lượng
tiêu thụ cao, hay là giá bán cao, số lượng tiêu thụ thấp. Cơng ty phải có chính sách điều
chỉnh thành phẩm như vậy. Trên cơ sở đó, có phương án và kế hoạch phân phối tiêu thụ
cho từng loại thành phẩm, từng kênh bán cho phù hợp.
4. Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.
Chỉ tiêu
DTT từ BH và CCDV (triệu đồng)
Các khoản phải thu ngắn hạn BQ (Spt)
(triệu đồng)

I. Số vòng thu hồi nợ SVpt (vịng)
II. Kỳ thu hồi nợ bình qn Kpt (ngày)

Năm2020

Chênh
Tỷ lệ (%)
lệch
(223.663)
-18,83%

Năm 2019

963.860

1.187.523

141.042,5

135.446

5.596,5

4,13%

6,8338

8,7675

(1,9337)


-22,06%

52,6791

41,0607

11,6184

28,30%

III. Mức độ ảnh hưởng
Do Spt ảnh hưởng đến SVpt

ΔSVpt (Spt)

Do Spt ảnh hưởng đến Kpt

ΔKpt (Spt) =

- SV pt0 = (0,3479)
-K

pt0

=

Do DTT ảnh hưởng đến SVpt

ΔSVpt (DTT) = SVpt1 - (1,5858)


Do DTT ảnh hưởng đến Kpt

ΔKpt (DTT) = Kpt1 - 9,9218

1,6966

IV. Tổng hợp MĐAH của các nhân tố
ΔSVpt

ΔSVpt = ΔSVpt(Spt) + ΔSVpt(DTT) = (1,9337)

ΔKpt

ΔKpt = ΔKpt(Spt) + ΔKpt(DTT) = 11,6184
ST(+,-) = ΔKpt × d1 =

V. Số tiết kiệm hay lãng phí

31.106,9606

Bảng 4: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển Các khoản phải thu của Tổng công ty Cổ phần Dệt
may Hà Nội (ĐVT: triệu đồng)

❖ Phân tích khái quát:
Vòng quay các khoản phải thu năm 2020 là 6,8338 vòng so với năm 2019 là 8,7675
vòng; năm 2020 giảm so với năm 2019 là 1,997 vòng với tỷ lệ giảm 22,06%. Kỳ luân
19



chuyển các khoản phải thu năm 2020 là 52,6791; năm 2019 là 41,0607 ngày, năm 2020
tăng so với năm 2019 là 11,6184 với tỷ lệ tăng 28,3%. Điều này cho thấy năm 2019 bình
quân các khoản phải thu quay được 8,7675 vòng và một vòng luân chuyển các khoản phải
thu trong năm hết 41,0607 ngày. Nhưng đến năm 2020 thì bình qn các khoản phải thu
quay được 6,8338 vịng và một vòng luân chuyển các khoản phải thu trong năm hết đến
52,6791 ngày.
Từ đó thấy được năm 2020 tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty đang
biến động giảm đi, làm lãng phí một lượng vốn trong thanh toán là 31.106,9606 triệu
đồng. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm là do tác động của 2 nhân tố là doanh
thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản phải thu ngắn hạn bình qn. Cụ
thể:
❖ Phân tích chi tiết:
Các khoản phải thu ngắn hạn bình qn của cơng ty trong năm 2020 là 141.042,5
triệu đồng năm 2019 là 135.446 triệu đồng. Như vậy số dư bình quân các khoản phải thu
năm 2020 với năm 2019 tăng 5.596,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,13%. Trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng làm giảm số vòng
quay các khoản phải thu là 0,3479 triệu đồng và làm tăng kỳ luân chuyển 1,6966 ngày.
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng là do cả nguyên nhân chủ quan và khách
quan.
Về chủ quan: Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng chủ yếu do các khoản
phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu ngắn hạn khác tăng. Đặc biệt các
khoản trả trước cho người bán tăng mạnh do bối cảnh khó khăn chung nên để gia tăng sản
xuất, tạo niềm tin với các nhà cung cấp của mình cơng ty cần ứng trước một phần tiền
hàng. Các khoản phải thu khách hàng cuối năm 2020 đã có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn với giá trị lớn. Điều này có
thể xuất phát từ chính sách nới lỏng thanh tốn để thu hút khách hàng của cơng ty và chính
sách bán chịu với các nhóm khách hàng tiềm năng lâu năm để giữ chân khách hàng. Theo
đó thời hạn thanh tốn các khoản nợ thơng thường được kéo dài hơn, hợp đồng ký kết với
điều khoản thanh toán được chia làm nhiều đợt nhưng chủ yếu tập trung khi kết thúc hợp
đồng. Nhìn chung với chính sách này cơng ty đã có thêm các khách hàng mới và giữ chân

20


được khách hàng của mình, tuy nhiên lại đứng trước bài tốn khó phải đảm bảo cân bằng
khả năng thanh tốn, tìm kiếm các biện pháp phịng chống nợ xấu và phải cân đối các
khoản tín dụng thương mại, tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều.
Về khách quan: Trong tình hình dịch bệnh COVID lây lan tồn thế giới, các quốc
gia đóng cửa đi lại, người dân bị hạn chế ra đường dẫn đến nhu cầu về quần áo giảm
mạnh, các đơn hàng bị lùi ngày giao hàng, hủy, giảm số lượng, giá gia công ngày càng
cạnh tranh. Các khoản phải thu tăng do nhu cầu thị trường suy giảm làm cho khách hàng
gặp một số khó khăn về khả năng chi trả, chậm thanh toán.
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 963.860 triệu
đồng, giảm 223.663 triệu đồng so với năm 2019 với tỷ lệ giảm 18,83%. Nhân tố này có tác
động cùng chiều với số vòng quay các khoản phải thu. Trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm làm giảm số vòng quay các
khoản phải thu là 1,5858 triệu đồng và làm tăng kỳ luân chuyển 9,9218 ngày. Doanh thu
thuần giảm mạnh cho thấy hoạt động của công ty đang có dấu hiệu sa sút, kém hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh. Việc doanh thu thuần trong năm 2020 có sự thay đổi lớn như
vậy là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về nguyên nhân khách quan, do chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế quốc tế với tác
động kép của chiến trang thương mại Mỹ - Trung và Đại dịch Covid-19 dấn đến thị trường
sụt giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động một thời gian làm đứt
gãy chuỗi cung ứng dệt may, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
tiêu thụ sản phẩm. Khơng nằm ngồi những khó khăn chung đó, cơng ty phải đối mặt với
việc thị trường xuất khẩu sợi sang tất cả các nước đều suy giảm, kể cả thị trường Trung
Quốc, Ai Cập, Bồ Đào Nha… trong năm lượng sợi xuất khẩu giảm nhiều và duy trì ở mức
thấp nghiêm trọng, bên cạnh đó là mức giá ký kết được hợp đồng cũng rất cạnh tranh. Đối
với thị trường sợi nội địa, số lượng các công ty sản xuất sợi tăng nhanh, sản lượng đưa ra
ngày càng nhiều khiến công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh về cả giá và chất lượng. Đây
là một thách thức lớn do doanh thu ngành sợi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu

của công ty (năm 2020 chiếm 42,06% tổng doanh thu) và là mặt hàng quan trọng.
Ngoài nguyên nhân do nhu cầu thị trường giảm mạnh và xuất hiện nhiều đối thủ
cạnh tranh mới thì xét về mặt chủ quan, cơng ty đang chưa có chính sách bán hàng và tiêu
21


thụ sản phẩm phù hợp khiến cho không đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng
như thiếu nhạy bén trong việc xử lý những rủi ro tiềm tàng… từ đó làm ảnh hưởng đến kỳ
hạn thanh tốn của khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng, quy cách sản phẩm từ khâu sản
xuất đến vận chuyển, tiêu thụ chưa được đảm bảo biểu hiện ở Hàng bán bị trả lại năm
2020 so với năm 2019 tăng từ 3.681 triệu đồng lên đến 5.560 triệu đồng, tỷ lệ tăng
52,13%. Công ty cần tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm hơn để xây dựng được
chiến lược bán hàng có hiệu quả.
❖ Kết luận chung:
Ta thấy các khoản phải thu bình quân tăng với tỷ lệ 4.13% trong khi doanh thu
thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm với tỷ lệ 18,83%, điều này cho thấy công ty
đang bị ứ đọng vốn, sử dụng vốn không hiệu quả. Cơng ty cần có những động thái tích cực
để thu hồi các khoản nợ, có các biện pháp tăng cường tốc độ thu hồi nợ hơn. Như vậy tốc
độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty trong năm 2020 sụt giảm, kỳ thu tiền bình
quân tăng làm cho doanh nghiệp sử dụng 31.106,9606 lãng phí triệu đồng. Đây là dấu hiệu
cho thấy công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp kém hiệu quả.
❖ Biện pháp:
- Cần phải theo dõi chi tiết các khoản nợ của từng đối tượng kết hợp với chiến lược bán
hàng hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, và cả tình hình hoạt động kinh doanh của
cơng ty.
- Đánh giá lại tình hình thị trường chung về sản phẩm, dự đoán thị trường và tìm hiểu,
đánh giá các biện pháp khắc phục giai đoạn khó khăn của cơng ty, dự báo khả năng thành
công và các biện pháp khắc phục rủi ro nếu tình hình xấu xảy ra.
- Lên kế hoạch thu chi tiết theo từng đối tượng nếu xuất hiện các khoản công nợ lớn, kéo
dài, tập trung tại một vài khách hàng, tìm hiểu lý do và xử lý kịp thời thường xuyên đôn

đốc để thu hồi đúng hạn, đảm bảo vốn quay vịng nhanh.
- Tiếp tục trích lập dự phịng nợ khó địi, rà sốt phân loại các khoản phải thu đến hạn, quá
hạn và các khoản phải thu khó địi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả hơn tránh để tồn đọng hàng tồn kho, kích thích
tiêu thụ sản phẩm, có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng, chỉ tạo điều kiện
giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với những khách hàng lớn và vẫn thắt chặt với những
22


nhóm khách hàng nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém để hạn chế tình trạng khơng thu hồi
được nợ.
5. Phân tích khả năng sinh lời rịng tài sản (ROA) của công ty theo các nhân tố: Hệ số
đầu tư ngắn hạn; số vòng luân chuyển vốn lưu động; hệ số sinh lời hoạt động.
Chỉ tiêu

Năm 2020

LN sau thuế (trd)
Tài sản bình quân (trd)
1. ROA ( lần ) = LNs / TSbq
TSNH bình quân
2. Hđ ( lần ) = TSNHbq/TSbq
LCT (trd)
3. SVlđ ( vịng ) =
LCT/TSNHbq
Tổng chi phí = LCT - LNST
(trd)
4. ROS (lần) = LNST/LCT
5. MĐAH của Hđ đến ROA
(lần)

6. MĐAH của SVlđ đến ROA
(lần)
7. MĐAH của ROS đến ROA
(lần)
Tổng hợp MĐAH của các
nhân tố

Năm 2019

Tăng giảm

Tỷ lệ

5.941
1.483.693,5
0,004
492.352
0,3318
1.045.930

11.586
1.589.933,5
0,0073
582.343
0,3663
1.272.998

-5.645
-106.240
-0,0033

-89.991,5
-0,0344
-227.068

-48.72%
-6.68%
-45.05%
-15.45%
-9.40%
-17.84%

2.1244

2.1860

-0.0616

-2.82%

1.039.989

1.261.412

-221.423

-17.55%

0,0057

0,0091


-0,0034

-37.59%

ΔROA(Hđ)= (Hđ1 - Hđ0) x SVlđ0 x ROS0 = -0,0007
ΔROA(SVlđ)= Hđ1x (SVlđ1 - SVlđ0) x ROS0 = - 0,0002
ΔROA(ROS) = Hđ1 x SVlđ1 x ( ROS1 - ROS0) = - 0,0024
ΔROA= ΔROA(Hđ) + ΔROA(SVlđ) + ΔROA(ROS) = -0,0033

Bảng 5: Bảng phân tích khả năng sinh lời rịng tài sản của Tổng cơng ty Cổ phần Dệt may Hà
Nội theo các nhân tố (ĐVT: triệu đồng)
Có số liệu bổ sung thêm của các các công ty cùng ngành Dệt may như sau:
CTCP May Việt Tiến
ROA
ROS

Năm 2020
0.0351
0.0206

Năm 2019
0.0745
0.0344

Tăng giảm
-0.0395
-0.0137

Tỷ lệ

-52.93%
-40.00%

CTCP EVERPIA
ROA
ROS

Năm 2020
0.0211
0.0340

Năm 2019
0.0504
0.0739

Tăng giảm
-0.0293
-0.0398

Tỷ lệ
-58.12%
-53.95%

TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
ROA
ROS

Năm 2020
0.1101
0.1028


Năm 2019
0.1455
0.1316

23

Tăng giảm
-0.0304
-0.0288

Tỷ lệ
-24.32%
-21.88%


❖ Phân tích khái quát
Hệ số sinh lời tài sản ròng của Tổng CTCP May HN năm 2020 là 0,004 lần, năm
2019 là 0,0073 lần. Như vậy, so với năm 2019, hệ số sinh lời tài sản rịng của cơng ty năm
2020 đã giảm đi 0,0033 lần, có nghĩa là năm 2019, bình quân 1 đ vốn tham gia vào q
trình sản xuất kinh doanh thì cơng ty thu được 0,0073 đ LNST nhưng đến năm N thì bình
quân 1 đ vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cơng ty chỉ thu được 0,004 đ
LNST, so với năm 2019 thì hệ số sinh lời ROA đã giảm đi. So sánh với một số đơn vị
cùng ngành như CTCP May Việt Tiến, CTCP Everpia và Tổng công ty May Hưng Yên, ta
thây, nhìn chung hệ số sinh lời rịng tài sản của đa số cơng ty ngành may mặc năm 2020
đều giảm so với năm 2019. Tuy nhiên, ta thấy, hệ số sinh lời ròng tài sản của Tổng CTCP
May Hà Nội là thấp hơn so với 3 cơng ty cùng ngành nói trên. Hệ số ROA giảm đi nói trên
là do ảnh hưởng của các nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn, Số vòng luân chuyển vốn lưu
động, Hệ số sinh lời hoạt động.
❖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy:

Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) có tác động cùng chiều đến ROA , tức là khi các nhân
tố khác không đổi, hệ số đầu tư ngắn hạn tăng thì ROA tăng và ngược lại. Sự thay đổi của
hệ số đầu tư ngắn hạn đã làm cho hệ số sinh lời ròng tài sản giảm 0,0007 lần. Hệ số đầu tư
ngắn hạn trong năm 2020 là 0,3318 còn năm 2019 là 0,3663, giảm 0,0344 lần với tỷ lệ
giảm là 9,40% , Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm là do trong năm N cơng ty thay đổi chính
sách đầu tư theo xu hướng giảm tỷ trọng đầu tư vào TSNH ( từ 33,29% xuống 33,08% và
tăng tỷ trong đầu tư vào TSDH từ 66,71% đến 66,92%). Nguyên nhân khách quan: Năm
2020 thị trường có nhiều biến động, tình hình dịch Covid19 diễn biến phức tạp, sự tác
động của thị trường tài chính tiền tệ nhiều biến động. Nguyên nhân chủ quan: do chính
sách đầu tư của DN thu hẹp, do việc quản lí và sử dụng từng loại vốn kinh doanh. Bên
cạnh đó cịn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, mơi trường kinh doanh ngành May mặc
và chính sách của nhà nước. Chính sách đầu tư của cơng ty trong năm 2020 là chưa hợp lí
bởi vì sự thay đổi của chính sách nói trên chưa đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển Vốn
lưu động của công ty trong năm 2020. Để tăng khả năng sinh lời ròng tài sản, doanh
nghiệp cần có chính sách đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các loại vốn,
đồng thời quản lý và sử dụng tiết kiệm vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
24


×