Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận: xác định quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.3 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Các hình thức pháp luật được các Nhà nước sử dụng đó là
tiền lệ pháp, tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
nhưng có thể nói tiến bộ và hiện đại nhất của các hình thức
pháp luật thì đó là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy
phạm pháp luật là phương tiện để nhà nước thể chế hóa và
thực hiện hóa sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của
nhân dân. Trong đời sống pháp luật, văn bản quy phạm pháp
luật có vai trị vô cùng quan trọng nên không thể quản lý xã hội
nếu như thiếu đi nó. Để có thể biết được văn bản quy phạm
pháp luật có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt đối với việc xác định
quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm
pháp lý, giáo dục pháp luật thì tơi đã đi sâu vào nghiên cứu vấn
đề này.
I. PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Theo điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2020 quy định:


“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành
khơng đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định
trong Luật này thì khơng phải là văn bản quy phạm pháp luật.”
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các
quyết định pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy
tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất
định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc


thực hiện văn bản đó khơng làm chấm dứt hiệu lực của nó.
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dùng để ban
hành, thay thế, bổ sung và bãi bỏ các quy phạm pháp luật và
văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao
gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.
Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội 2014, Luật tổ chức Tòa Án,…
Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của
pháp luật, do đó nó có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển


lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu đặt ra là
phải xây dựng được những văn bản quy phạm pháp luật có chất
lượng, phù hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.
2. Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật
Thứ nhất, Đối với việc xác lập quan hệ pháp luật
Trước hết nên hiểu thế nào là quan hệ pháp luật thì quan hệ
pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập,
phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp
luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật
quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
Ví dụ quan hệ mua bán ô tô giữa anh A và chị M, hoặc quan
hệ giáo dục và đào tạo giữa Trường đại học với sinh viên thì ý
chí của nhà nước thể hiện thông qua xác định quan hệ xã hội
cần điều chỉnh bằng pháp luật thông qua quy định các điều
kiện các chủ thể them gia vào quan hệ đó và quy định quyền,
nghĩa vụ cho Trường đại học, sinh viên.



Như vậy có thể hiểu quan hệ pháp luật là các quan hệ xã
hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật – đây là đặc
điểm giúp phân biệt giữa quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật.
Do đó các quan hệ pháp luật được nảy sinh trên cơ sở của
quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật mà cụ
thể hơn là quy phạm pháp luật của văn bản quy phạm pháp
luật đã dự liệu những tình huống xảy ra và tình huống ấy làm
nảy sinh những quan hệ pháp luật. Từ đó cịn xác định được các
chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật ấy cũng như quyền và
lợi ích của họ và các bên khi tham gia quan hệ pháp luật sẽ bị
ràng buộc bằng các quyền và lợi ích trên. Quyền và lợi ích của
của các chủ thể đó sẽ được Nhà nước bảo đảm thậm chí bằng
biện pháp cưỡng chế.
Sự khác biệt của quan hệ pháp luật so với quan hệ xã hội
đó là quan hệ pháp luật tồn tại trên cơ sở các quy định pháp lý
và do quy phạm pháp luật điều chỉnh còn quan hệ xã hội tồn tại
ở các mối quan hệ cá nhân với tổ chức, giữa các nhân với cá
nhân, được phong tục tập quán, quy phạm đạo đức, xã hội điều
chỉnh,…
Thứ hai, đối với việc thực hiện pháp luật


Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích
làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở
thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp
luật.
Từ khái niệm trên cho thấy phải có các văn bản quy phạm
pháp luật được quy định từ trước có tính bắt buộc đối với từng
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Ví dụ về thực hiện pháp luật như sinh viên trong kì thi thì
khơng sử dụng tài liệu khi đề thi khơng cho phép.
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể được tiến hành
phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức không trái,
không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện
pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành
bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự
có tính thụ động nghĩa là không thực hiện vượt quá xử sự bị
pháp luật cấm.
Bằng việc thực hiện pháp luật mà các quy định pháp luật
trong các văn bản pháp luật được đi vào đời sống, trở thành
hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.


Việc thực hiện pháp luật ngoài những yếu tố khách quan và
chủ quan tác động thì sự hợp pháp, hợp lý của quy định pháp
luật. Nghĩa là các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với
thực tiễn để việc thực hiện pháp luật dưới các hình thức: tuân
theo pháp luật, áp dụng pháp, thi hành pháp luật, sử dụng pháp
luật.
Thứ ba, đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền
lực nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm
quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật
Ví dụ đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý: một người vi
phạm an tồn giao thơng thì bị cảnh sát giao thơng ra quyết
định xử phạt hành chính đối với người có hành vi vi phạm như
vậy cảnh sát đã truy cứu trách nhiệm pháp lý với người có hành
vi vi phạm.

Việc đưa ra trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm chính
thì trước đó đã phải có quy phạm pháp luật quy định để người
có thẩm quyền áp dụng. Vì truy cứu trách nhiệm trách nhiệm
pháp lý chính là cá thể hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp
luật. Nói cách khác đó chính là cơ quan có thẩm quyền hay nhà


chức trách có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà
nước.
Chính vì đặc điểm trên mà văn bản quy phạm pháp luật
phải có bộ phận chế tài quy định (dự liệu trước tình huống vi
phạm pháp luật xảy ra trong thực tiễn và có chế tài xử lý) về
hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm. Và để truy cứu trách
nhiệm pháp lý cần phải tiến hành theo trình tự, thủ tực hết sức
chặt chẽ mà pháp luật quy định. Để tránh việc xảy ra những sai
lầm, oan sai, bỏ lọt tội phạm thì văn bản quy phạm pháp luật
cần quy định một trình tự, thủ tục chặt chẽ để nhà chức trách
áp dụng.
Do đó văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố quan trọng
đưa đến việc có truy cứu trách nhiệm pháp lý hay khơng xử lý
một hành vi xảy ra trong thực tiễn.
Thứ tư, đối với việc giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là q trình tác động một cách có hệ
thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con
người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định
để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác
xử sự theo yêu cầu của pháp luật.


Để giáo dục pháp luật đối với con người thì pháp luật điều

chỉnh hành vi của họ. Qua đó để nâng cao tư tưởng, nhận thức
và thay đổi hành vi của chủ thể trong xã hội.
Pháp luật vừa là động lực, vừa là cơ sở, vừa là mục đích của
nhận thức pháp luật. Pháp luật với tính chất cơng khai thì một
khi đã được cơng bố u cầu các thành viên trong xã hội phải
nắm bắt được nó.
Bên cạnh đó chính đời sống đã đặt ra yêu cầu với các thành
viên trong xã hội buộc các thành viên trong xã hội phải có
những tri thức về pháp luật. Thơng qua các quy phạm pháp
luật, thông qua việc tham gia vào quan hệ mà pháp luật điều
chỉnh, thông qua giao tiếp thì mọi cơng dân hiểu được như thế
nào là trái pháp luật.
Có thể nói các quy phạm pháp luật tác động đến ý thức
cũng như điều chỉnh hành vi của con người qua việc giáo dục
pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật đã chỉ ra những tư
tưởng, nhận thức để mọi người đều có thể học và noi theo.
Từ đó việc giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức,
định hướng tư tưởng cũng như từ đó làm thay đổi hành vi của
các chủ thể trong toàn xã hội.


Ngoài ra các quy phạm pháp luật cũng là cơ sở làm hình
thành nên ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp
luật, sống và làm việc tuân theo pháp luật, tạo nên những thói
quen về ý nghĩ, hành động tốt, phù hợp với pháp luật. Thông
qua các quy phạm pháp luật thì các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ pháp luật biết được quyền, nghĩa vụ cũng như trách
nhiệm của chính mình từ đó là cơ sở cho hành vi của bản thân.
Qua các văn bản pháp luật nhằm giáo dục ý thức của công
dân, làm hình thành một người cơng dân ý thức về bổn phận,

trách nhiệm của công dân đối với đất nước, của cá nhân đối với
cộng đồng.
Cũng bằng biện pháp cưỡng chế mà các văn bản quy phạm
pháp luật tạo ra một sức cản đối với tư tưởng, hành vi vi phạm
pháp luật. Bên cạnh đó việc khen thưởng, khuyến khích các chủ
thể tự giác, luôn không bị thụ động khi tham gia quan hệ pháp
luật và thực hiện những hành vi hợp pháp.
3. Giải pháp để nâng cao vai trò của văn bản quy
phạm pháp luật và có
Cần có tính đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật
bằng những giải pháp sau:


Thu gọn và làm đơn giản hệ thống pháp luật
Nghiên cứu để đơn giản hóa hệ thống Văn bản quy phạm
pháp luật trong Luật theo hướng đơn giản hóa cả về hình thức
và thẩm quyền ban hành.
Về hình thức Văn bản quy phạm pháp luật cần giảm tối đa
mặt hình thức để mỗi chủ thể được ban hành một hình thức Văn
bản quy phạm pháp luật; Về thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, cần xem xét bỏ quy định về thẩm quyền ban
hành Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp
xã, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm
sát tối cao, Tổng kiểm tốn nhà nước
Hạn chế tình trạng ban hành “luật khung”, “luật ống”
Để tránh tình trạng mâu thuẫn giữa văn bản của cấp trên
và cấp dưới thì khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì
khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan cấp trên
cần có văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết
Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách phù hợp, đồng bộ

Ngoài ra đối với quy trình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật thì cần đổi mới quy trình xây dựng Văn bản quy phạm
pháp luật đối với một số giai đoạn trong quy trình:


Phân tích chính sách, đánh giá tác động: Cần phân biệt rõ
quy trình xây dựng, phân tích chính sách với quy trình soạn
thảo văn bản, trong đó chú trọng đầu tư và thực chất đến quy
trình phân tích, hoạch định chính sách coi hoạt động phân tích
chính sách và đánh giá tác động mới được tập trung, nâng cao
được chất lượng. Bên cạnh đó khơng ngừng nâng cao trình độ,
nhận thức của cán bộ, công chức, đại biểu Quốc hội.
Đối với việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật,
truy cứu trách nhiệm pháp lý, giáo dục pháp luật thì giải pháp
để nâng cao ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đó là:
Trước hết với xác lập quan hệ pháp luật thì cần xác định
được quan hệ xã hội nào thường xuyên diễn ra cần có những
quy định nhất định để điều chỉnh. Bên cạnh đó cần dự liệu
những quan hệ xã hội có thể xảy ra để không bị bất ngờ khi cần
luật điều chỉnh.
Thứ hai, với việc thực hiện pháp luật thì cần quy định một
cách cụ thể rõ ràng, dễ hiểu để người thực hiện pháp luật một
cách chính xác, phù hợp với quy định pháp luật.
Thứ ba, đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý thì cần cơ
quan có thẩm quyền và nhà chức trách hiểu và đối chiếu xem


xét một cách toàn diện, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp
dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.
Thứ tư, với việc giáo dục pháp luật thì cần có một văn bản

với từ ngữ không đa nghĩa, mập mờ, trừu tượng, chung chung
không gây khó khăn cho chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Văn bản quy phạm pháp luật với những quy phạm pháp
luật được quy định một cách chi tiết có ý nghĩa quan trọng đối
với việc thực hiện pháp luật, xác định quan hệ pháp luật, truy
cứu trách nhiệm pháp lý, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên bên
cạnh đó văn bản quy phạm pháp luật vẫn tồn tại những hạn
chế cần khắc phục để nâng cao vai trò của văn bản quy phạm
pháp luật đối với mọi lĩnh vực trong đời sống.


IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp
2. Hướng dẫn ôn và thi Môn Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, NXB Tư Pháp



×