BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Đề tài: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam. Làm thế nào để xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh trong giai đoạn hiện nay trong giai đoạn hiện nay.
Họ và tên: Nguyễn Trâm Anh
Mã sinh viên: 1454020008
Khoa kế tốn KT14-01
Hà Nợi, 3 /2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................................2
1 Hành trình đi tìm con đường cứu nước đúng đắn của người thanh niên Nguyễn
Ái Quốc..................................................................................................................2
2 Sự chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của
Đảng.......................................................................................................................4
3 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng và soạn thảo Cương lĩnh......8
II LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VÀ SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG
ĐẢNG VỮNG MẠNH HIỆN NAY..........................................................................9
1 Xây dựng một Đảng vững mạnh hiện nay...........................................................9
2 Sinh viên cần làm gì để xây dựng một Đảng vững mạnh hiện nay...................11
2.1 Thực trạng về “Tính Đảng” hiện nay trong đội ngũ Đảng viên..................11
2 .2Giải pháp của sinh viên để xây dựng một Đảng vững mạnh......................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................15
MƠ ĐÂU
Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên gieo hạt giống Mác – Lênin trên đất nước
Việt Nam, làm cho cách mạng Việt Nam nở hoa kết quả. Người đã sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam và dày công đào tạo cho Đảng ta một đội ngũ cán bộ
ưu tú, chăm lo xây dựng Đảng ta thành một khối đoàn kết, thống nhất, vững
mạnh.Để phân tích rõ hơn về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam, em xin chọn đề tài:” Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Làm thế nào để xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay trong giai đoạn hiện nay.”Với
dung lượng ngắn gọn, trong bài khó tránh được những sai sót rất mong rất
nhận được những lời nhận xét và sửa chữa từ phía thầy cô, em xin trân thành
cảm ơn!
NÔI DUNG
I CƠ SƠ LI LUÂN
1 Hanh trinh đi tim con đương cưu nươc đung đăn cua ngươi thanh niên
Nguyên Ai Quôc
Từ cuối thế kỷ XIX, do sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam từ
một quốc gia độc lập, thống nhất có chủ quyền bị thực dân Pháp xâm lược và
biến thành thuộc địa. Chế độ cai trị độc tài và chuyên chế đã làm cho xã hội
Việt Nam biến đổi toàn diện, mạnh mẽ, với sự lệ thuộc, lạc hậu của xã hội và
sự bần cùng của đại đa số dân cư. Với truyền thống yêu nước và tinh thần quật
cường dân tộc, ngay khi đất nước đối đầu với họa ngoại xâm, khi triều Nguyễn
ngày càng lún sâu vào vũng bùn đầu hàng, từ bỏ chủ quyền quốc gia cho thực
dân Pháp, nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra. Mục tiêu chung là bảo vệ,
khôi phục nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, chấn
hưng đất nước, tiêu biểu như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi
nghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế trong hệ tư
tưởng phong kiến cuối thế kỷ XIX, qua các phong trào Đông Du, Đông Kinh
nghĩa thục, Duy Tân theo xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX, phong trào
chống thuế ở Trung Kỳ… Tuy nhiên, các phong trào yêu nước đó đều đi đến
thất bại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước, song
nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa
học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và
nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc. Sự thất bại của các phong trào yêu nước thể hiện sự khủng
hoảng, bế tắc của các phương cách cứu nước truyền thống Việt Nam trước sự
chuyển biến của thời cuộc. Song sự thất bại đó không hề vô ích, nó là động lực
thôi thúc ý chí vươn lên sáng tạo của con người Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu
cầu cấp bách phải có một ánh sáng mới soi đường, dẫn dắt.
Từ khi còn ít tuổi, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đau xót
trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến.
Trước hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, với khát vọng
giải phóng dân tộc, ngày 05/6/1911, Người đã rời Bến cảng Nhà Rồng, thành
phố Sài Gòn – Gia Định sang phương Tây để học tập kinh nghiệm cách mạng
để “về giúp đồng bào”.
Suốt nhiều năm bôn ba, Người đã đặt chân đến nhiều nước, tiếp xúc với nhiều
lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Hướng đi của Người trước hết là
sang Pháp, Mỹ, Anh và nhiều nước thuộc địa của đế quốc, thực dân. Cuộc tìm
kiếm lịch sử và cuộc hành trình ra thế giới đã mở rộng nhận thức của Người về
vấn đề dân tộc và con người. Người đã thấy không chỉ dân tộc mình mất tự do
mà nhiều dân tộc khác cũng “cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược
của của chế độ thực dân” và không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà
nhân dân lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch
cũng “đều là nạn nhân của một kẻ sát nhân: chủ nghĩa tư bản đế quốc”, Người
nhận xét: “Vậy là dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có mỗi một tình
hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”. Có thể nói, nhận thức đó đã bổ
sung thêm tiêu chuẩn cho Người trong sự lựa chọn con đường cách mạng Việt
Nam, con đường đó phải giải quyết vấn đề dân tộc và con người không chỉ cho
dân tộc và con người Việt Nam mà cho tất cả các dân tộc bị áp bức và nhân
dân lao động bóc lột trên toàn thế giới.
2 Sư chuân bi nhưng điêu kiên vê tư tương chinh tri va tô chưc cho s ư ra
đơi cua Đang
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, đây là sự kiện rung
chuyển thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử loại người. Cuộc
cách mạng này đưa học thuyết của C.Mác từ sách vở trở thành hiện thực đầu
tiên, đưa cách mạng thế giới bước sang thời đại mới, thời đại quá độ từ Chủ
nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội. Cùng thời điểm đó, Người từ nước Anh trở
lại nước Pháp và tham gia các hoạt động chính trị. Với hành trang chủ nghĩa
yêu nước – nhân văn truyền thống và với những nhận thức mới về dân tộc và
con người, đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, một
chính đảng tiến bộ nhất lúc đó ở Pháp. Tháng 6/1919, các nước thắng trận họp
Hội nghị hòa bình ở Vécxây (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội những
người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách của
những người An Nam, bản yêu sách gồm 8 điểm, đòi Chính phủ Pháp thừa
nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, đây là
lần đầu tiên những quyền lợi cơ bản, chính đáng, thiết thực của nhân dân Việt
Nam được nêu ra trong diễn đàn quốc tế. Tuy nhiên, bản yêu sách không được
chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ ““chủ nghĩa Uynxơn” chỉ là một trò bịp
bợm lớn”. Từ thực tiễn đó, Người càng khẳng định ý tưởng phải giải quyết vấn
đề dân tộc và con người theo một học thuyết khoa học – cách mạng khác học
thuyết tư sản và bằng một con đường cách mạng triệt để. Trong quá trình hoạt
động, tư tưởng và lý luận của Người đã hướng đến sự thành công của Cách
mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác Lênin.
Tháng 7/1920, tại thủ đô Pa-ri nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản
“Sơ thảo luần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanite (Nhân đạo), số ra ngày 16 và
17/7/1920, Người đã đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu
nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất
nước khỏi ách đô hộ của thực dân sau gần mười năm tìm kiếm. Để nói lên
niềm vui và hạnh phúc của Bác khi bắt gặp Luận cương của Lênin, trong bài
thơ “Người đi tìm hình của nước” nhà thơ Chế Lan Viên đã viết “…Bác reo lên
một mình như nói cùng dân tộc: Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”. Bằng trí
tuệ thiên tài và quá trình hoạt động cách mạng của Người, vượt qua sự hạn chế
trong chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng tư sản đương thời, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và đi vào
con đường cách mạng vô sản. Người xác định thái độ ủng hộ việc gia nhập
Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12/1920),
tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ
ba (Quốc tế Cộng sản do V.I.Lênin thành lập). Đây là sự kiện Nguyễn Ái Quốc
trở thành một trong những người sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp và là người
cộng sản đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong
tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước
chuyển sang lập trường cộng sản. Từ một người yêu nước chân chính, Người
đã trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, những năm hoạt động trong phong
trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, tiếp tục
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của Đảng Cộng sản,
kinh nghiệm của Liên Xô - quê hương Cách mạng tháng Mười, Người đã tích
lũy được những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, và hình thành
dần dần đường lối cứu nước. Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”. Công lao vĩ đại đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là đã gắn phong trào cách
mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi
theo con đường chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin”. Được chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, Nguyễn Ái Quốc
“vụt lớn lên, ngang tầm sứ mệnh của con người làm ra lịch sử”
Trong những năm hoạt động ở nước ngoài, tâm hồn và nghị lực của Nguyễn Ái
Quốc luôn hướng về Tổ quốc Việt Nam, luôn ở bên cạnh đồng bào. Tên đồng
chí Nguyễn Ái Quốc, tờ báo “Người cùng khổ” và cuốn sách “Bản án chế độ
thực dân Pháp” nhắc lại thời kỳ hoạt động cách mạng rất có ý nghĩa của
Người. Người tranh thủ mọi cơ hội và vận dụng mọi khả năng, mọi hình thức
để dìu dắt phong trào cách mạng trong nước, để động viên và cổ vũ các tầng
lớp nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và thanh niên, đứng lên đấu tranh;
mặt khác Người tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân
đối với nhân dân thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh
giải phóng. Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước,
đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn
bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên
phong ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin đến với nhân dân Việt Nam như
đến với “người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”,
chủ nghĩa Mác - Lênin lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi vào con
đường cách mạng vô sản và làm dấy lên khắp trong nước một làn sóng dân tộc
và dân chủ mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng
chính trị độc lập. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng mang
tính thời đại của Nguyễn Ái Quốc, với phong trào đấu tranh quyết liệt của giai
cấp công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, cùng với phong trào
yêu nước của một dân tộc đang sục sôi cách mạng đã dẫn đến việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu
nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài
giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là
giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế
trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước xích dần
đến lập trường của giai cấp công nhân. Nội dung truyền bá là những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được cụ thể hóa cho phù hợp với trình độ
của các giai tầng trong xã hội. Những bài viết, bài giảng với lời văn giản dị, nội
dung thiết thực đã nhanh chóng được truyền thụ đến quần chúng. Đồng thời,
Người đã vạch trần bản chất xấu xa, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân
thuộc địa, nhân dân Việt Nam. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người tố
cáo thực dân Pháp đã bắt dân bản xứ phải đóng "thuế máu" cho chính quốc...
để "phơi thây trên chiến trường châu Âu"; "đày đọa" phụ nữ, trẻ em thuộc địa;
các thống sứ, quan lại thực dân "độc ác như một bầy thú dữ" v.v... Tác phẩm đã
"hướng các dân tộc bị áp bức" đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga,
tiêu diệt "hai cái vòi của con đỉa đế quốc" – một "vòi" bám vào giai cấp vô sản
ở chính quốc, một "vòi" bám vào nhân dân thuộc địa và đề ra cho dân Việt
Nam con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác – Lênin.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra
đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện,
đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu
(Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra
báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên đã giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất
thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người,
phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Người trong chuẩn bị về mặt tổ
chức cho Đảng ra đời.
3 Nguyên Ai Quôc chu tri Hôi nghi thanh lâp Đang va soan thao Cương
lĩnh
Mùa Xuân năm 1930, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, ngày 03/02/1930
Người đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Đông dương thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do
Người trực tiếp soạn thảo như: Chánh cương vắn tắt; Sách lược vắn tắt;
Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là
kết quả của sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, đường lối của Quốc tế
Cộng sản vào điều kiện cụ thể của nước ta, trở thành Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng ta. Đó là “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đường lối ấy gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính, gắn
cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng vô sản. Đường lối cách mạng Việt
Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước của Việt Nam đã được
Người vạch ra, sự đúng đắn ngay từ đầu của Nguyễn Ái Quốc đã được quá
trình cách mạng khảo nghiệm và khẳng định. Từ đó, cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở ra thời đại mới, thời đại rực rỡ nhất trong
lịch sử của dân tộc Việt Nam
II LIÊN HÊ VƠI THƯC TIÊN VA SINH VIÊN TRONG VIÊC XÂY DƯNG
ĐANG VƯNG MANH HIÊN NAY.
1 Xây dưng môt Đang vưng manh hiên nay
Thứ nhất, đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ
chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả.
Về hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị, kế thừa Đại hội XII, Đại
hội XIII bổ sung thêm một số nhiệm vụ, giải pháp mới; trong đó, đặc biệt nhấn
mạnh tới việc cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị.
Tổng kết các mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính
trị, khắc phục sự chồng chéo và những bất hợp lý trong tổ chức của Đảng và tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sơ kết, tổng kết, nhân rộng những mô hình
thí điểm có hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã và nghiên cứu triển khai thực hiện ở cấp tỉnh theo lộ trình phù
hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính các cấp
Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị, đặc biệt là đối với Nhà nước trong điều kiện mới.
Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong huy
động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thực hiện thắng
lợi các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng. Phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước là khâu quan trọng nhất, do vậy, cần tập trung đổi mới
theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng không bao biện, làm thay
Nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội, nhưng không xa rời sự lãnh đạo của
Đảng. Đổi mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng đối
với hệ thống chính trị; đồng thời, kết hợp chặt chẽ việc đổi mới phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo
nên sự đồng bộ, sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị nhằm thực hiện có
kết quả, đưa nghị quyết của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Thứ ba, đẩy mạnh thực hành dân chủ trong Đảng, xây dựng văn hóa Đảng là
nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Để xây dựng Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như mọi công việc khác,
“thực hành dân chủ rộng rãi” là phương thuốc để phát huy quyền làm chủ và
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh và loại trừ
những kẻ thoái hóa, biến chất, quan liêu - những kẻ “miệng nói dân chủ nhưng
làm việc theo lối quan chủ”. Muốn xứng đáng với vai trò tiền phong, Đảng
phải chú trọng công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tự đổi mới và chỉnh
đốn; trong đó, mọi hoạt động đều phải tuân thủ Điều lệ Đảng, nguyên tắc tập
trung dân chủ phải được thực thi và dân chủ phải được mở rộng.
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội.
2 Sinh viên cân lam gi đê xây dưng môt Đang vưng manh hiên nay
2.1 Thưc trang vê “Tinh Đang” hiên nay trong đôi ngu Đang viên
Sinh viên là bộ phận quan trọng, là hạt giống đỏ trong xây dựng đội ngũ Đảng
viên chuyên nghiệp sau này, tuy nhiên hiện nay lại có một số vấn đề khá nhức
nhối:
Hiện nay, ở một số tổ chức đảng, sinh hoạt đảng diễn ra một cách hình thức,
chiếu lệ, nội dung sinh hoạt nhàm chán, cách thức tổ chức, điều hành thiếu
khoa học… Trong các kỳ sinh hoạt đảng, gần như chỉ là ý kiến một chiều,
không có sự trao đổi, tranh luận, ý kiến đóng góp xây dựng tổ chức; có tình
trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; có trường hợp lợi dụng nguyên tắc tự
phê bình và phê bình để vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với
động cơ không trong sáng. Có cán bộ, đảng viên lợi dụng sinh hoạt đảng để đề
xuất những ý tưởng, quan điểm phục vụ lợi ích cá nhân, không tuân thủ
nguyên tắc tập trung dân chủ, nói và làm trái với quan điểm, đường lối và quy
định về những điều đảng viên không được làm… Có cán bộ, đảng viên
“mượn” kỳ sinh hoạt đảng như một diễn đàn để nịnh nọt, lấy lòng nhau vì mục
đích cá nhân. Có cán bộ, đảng viên do sợ bị trù dập, mất lòng cấp trên và đồng
nghiệp, sợ liên lụy đến bản thân, nên thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không
dám đấu tranh, không có quan điểm, chính kiến, chỉ im lặng…
Thái độ, hành vi của đảng viên trong sinh hoạt đảng thể hiện nhận thức, tinh
thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, tinh thần tự phê bình và phê bình, trình độ
văn hóa… của đảng viên trong quan hệ với tổ chức mà mình là thành viên. Nếu
đảng viên có thái độ, hành vi đúng đắn, chuẩn mực, có tinh thần xây dựng, vì
lợi ích chung sẽ góp phần xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững
mạnh; ngược lại, nếu cán bộ, đảng viên có thái độ thiếu đúng đắn, chưa chuẩn
mực, không vì lợi ích chung sẽ phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất, làm cho tổ
chức, cơ quan suy yếu…
2 .2Giai phap cua sinh viên đê xây dưng môt Đang vưng manh.
Thứ nhất, luôn ý thức được sinh viên là đội ngũ trẻ, là tấm gương, người dẫn
đầu, cổ vũ những cá nhân khác và trở thành nguồn lực quan trọng trong xây
dựng đội ngũ của bất kỳ một tổ chức, tập thể nào.
Thứ hai, trong đội ngũ sinh viên góp phần tìm ra những nhân tố quan trọng, có
tố chất trở thành đảng viên trong các chi đoàn. Bởi đảng viên sinh viên là
những người hiểu rõ nhất nguyện vọng của sinh viên muốn vào Đảng, từ đó
góp phần tuyên truyền, vận động và giải đáp những thắc mắc một cách thuyết
phục nhất, để từ đó các bạn có hướng phấn đấu rõ ràng hơn.
Thứ ba, sinh viên là đội ngũ gần gũi, tiếp xúc liên tục, trực tiếp sẽ giúp sinh
viên nắm bắt tư tưởng và kỷ luật trong sinh viên được thuận lợi hơn rất nhiều.
Từ đó sẽ có tham mưu cho chi bộ và Nhà trường một cách hiệu quả.
Thứ tư, sinh viên là những người nắm bắt được tinh thần, thái độ học tập và
rèn luyện của sinh viên. Phát hiện những thành phần có tư tưởng lệch lạc để
báo cáo lên cấp trên có hướng giải quyết kịp thời.
Thứ năm , tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về thái
độ, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt đảng nói
chung, trong công việc và trong đời sống cá nhân nói riêng, giúp họ hiểu được
trách nhiệm, bổn phận của người đảng viên, từ đó nâng cao ý thức, tinh thần
trách nhiệm, có những hành vi phù hợp, đúng đắn. Hành vi đúng đắn, chuẩn
mực chỉ có được khi bản thân mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần nguyên tắc,
quy định, điều lệ và trách nhiệm của bản thân trong tổ chức mà mình là thành
viên. Ngược lại, nếu cán bộ, đảng viên không nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa,
tầm quan trọng người đảng viên sẽ có những hành vi không đúng đắn, thiếu
chuẩn mực.
Thứ sáu , tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về trách nhiệm,
nghĩa vụ, nguyên tắc, chế độ, lề lối làm việc của đảng viên trong sinh hoạt
đảng. Các quy định, chế độ này cần nêu rõ yêu cầu, đề cao trách nhiệm, nghĩa
vụ, tinh thần, thái độ của người đảng viên trong sinh hoạt đảng. Mỗi ý kiến, lời
nói, hành vi của đảng viên phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, điều lệ
Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm; khuyến khích hành
vi xây dựng tổ chức, vì lợi ích chung; đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi,
lời nói, việc làm trái với các quy định, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước trong và ngoài các kỳ sinh hoạt đảng.
Cuối cùng, bản thân là một sinh viên em luôn ý thức được tầm quan trọng,
luôn luôn học tập rèn dũa trau dồi kĩ năng, kiến thức của bản thân để sau này
có thể xứng đáng đưuọc đứng trong hàng ngũ của Đảng, trở thành những người
có ích cho xã hội.
KÊT LUÂN
Trở thành một Đảng viên khi còn là sinh viên là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ.
Đó vừa là niềm vinh dự của bản thân vừa là niềm tự hào của gia đình. Đồng
thời, sinh viên được tạo điều kiện, giao việc để thử thách, thể hiện năng lực và
phẩm chất của mình, được học tập và rèn luyện ở môi trường tốt hơn, giúp
chúng ta tự tin hơn, năng động hơn, trưởng thành hơn trong mọi lĩnh vực. Vào
Đảng, chúng ta thường xuyên được bồi dưỡng về lập trường tư tưởng chính trị,
giúp chúng ta trưởng thành về phẩm chất chính trị, nâng cao vai trò tiên phong,
tinh thần trách nhiệm của bản thân trong mọi hoàn động đoàn thể. Là đảng
viên sinh viên, chúng ta có cơ hội để thể hiện bản thân và luôn không ngừng
phấn đấu hoàn thiện mình hơn nữa, để trở thành tấm gương sáng cho các đoàn
viên khác noi theo. Đây cũng là tiền đề quan trọng tạo nhiều cơ hội việc làm
tốt cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Cho dù là bạn học ở ngành nghề
nào thì hiện nay tất cả mọi lĩnh vực đều rất chú trọng đến công tác phát triển
Đảng, trau dồi kiến thức phát triển bản thân. Hiểu rõ bản chất, ý nghĩa lịch sử
của quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
DANH MUC TAI LIÊU THAM KHAO
1. Hồ Chí Minh toàn tập, t.1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
tr.191.200.
2. Hồ Chí Minh Sách đã dẫn, t.1.tr.266, 191, 416.
3.
Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại,
một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.14.