Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài tập nhóm trình bày quan hệ pháp luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.53 KB, 22 trang )

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI – MƠI TRƯỜNG
MÃ HỌC PHẦN: BBL 2020 2
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

HÀ NỘI - 2022


2
Phân công công việc cho từng thành viên như sau:
ST

Nội dung

Thành viên được giao

Đánh giá

T
Tổng quan:
1

(Bao gồm: Khái niệm, đặc

Tốt

điểm, chủ thể và khách thể, vị
trí, nguyên tắc, ý nghĩa)
2



Nội dung, cơ sở pháp lý và thực

Tốt

trạng

3

Quan điểm của nhóm

Cả nhóm đưa ra ý kiến

Tốt

4

PowerPoint

Tốt

5

Tổng hợp nội dung và bản word

Tốt

6

Thuyết trình


Tốt


3
Bài làm
A.

TỔNG QUAN

1. KHÁI NIỆM
Quan hệ đất đai là một trong mối quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế. Quan hệ
đất đai ở Việt Nam trước hết là quan hệ giữa người với người trong việc quản
lý, khai thác hưởng dụng đất đai, trong đó Nhà nước giữ vị thế người đại diện
chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Tuy nhiên, người đại diện chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng
đất, bởi vậy, người sử dụng đất đóng vai trị trung tâm trong việc khai thác
nguồn tài nguyên đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Nhà nước XHCN Việt Nam khẳng định quyền sở hữu đất đai chỉ có một
chủ thể duy nhất đó là Nhà nước. Nhà nước ta cũng là người thống nhất quản lý
tồn bộ đất đai. Cho nên, chỉ có thể trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, có hiệu lực cao thì chế độ sở hữu tồn dân và chức năng quản lý thống
nhất toàn bộ đất đai mới thực hiện một các hiệu quả.
Từ đó, rút ra khái niệm của quan hệ pháp luật đất đai như sau: “Quan hệ
pháp luật đất đai là những quan hệ xã hội do các quy phạm pháp luật đất đai
điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ đều có quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý mà quyền và nghĩa vụ này được Nhà nước đảm bảo thực hiện”.
2. ĐẶC ĐIỂM
Quan hệ pháp luật đất đai có các đặc điểm sau:
● Quan pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người (các quan hệ xã

hội). Quan hệ này có thể là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà
nước với người sử dụng đất, quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau,
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
và quản lý nhà nước về đất đai;


4
● Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ được các quy phạm pháp
luật đất đai điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định;
● Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo thực hiện bằng
cưỡng chế Nhà nước.
3. CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ
3.1. Chủ thể:
Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai bao gồm Nhà nước và người sử
dụng đất.
3.1.1. Nhà nước:
● Tham gia quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là chủ sở hữu đại diện và
thống nhất quản lý tồn bộ đất đai.
● Thơng qua cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà
nước và cơ quan chuyên môn, Nhà nước ra các quyết định mang tính chất quyền
lực của mình nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai.
● Tư cách chủ thể của Nhà nước là chủ thể thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu và chủ thể quản lý đất đai.
3.1.2. Người sử dụng đất:
● Với tư cách là chủ thể sử dụng đất, các tổ chức trong nước, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được Nhà nước xác lập quyền sử dụng đất
thơng qua các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất.
● Do hình thức sử dụng đất của người sử dụng không giống nhau nên cần

phân biệt dưới các dạng sau:
- Chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất: là đối tượng sử dụng
đất thơng qua các hình thức giao đất, cho th đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất hoặc đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Và được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy
định của pháp luật đất đai.


5
- Chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất: là đối tượng thể hiện tư
cách chủ thể của người sử dụng đất bởi tính hợp lệ của những giấy tờ do Nhà
nước cấp cho người sử dụng thể hiện thơng qua các quyết định hành chính về
giao đất, cho thuê đất của cơ quan quản lý đất đai, bản án của tòa án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật hoặc
thơng qua nguồn gốc hợp pháp của quyền sử dụng đất được chính quyền cơ sở
xác nhận (Điều 100, Luật Đất đai 2013).
- Chủ thể được xem xét công nhận quyền sử dụng đất: đối tượng này không
đủ giấy tờ theo quy định nhưng việc sử dụng đất được ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận về thời điểm sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất, khơng có tranh chấp, khiếu nại về đất đai và làm thủ tục để được Nhà
nước công nhận quyền sử dụng đất (Điều 101, Luật Đất đai 2013).
⮚ Chủ thể sử dụng đất là người thực thực đang chiếm hữu đất đai do Nhà
nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước
công nhận quyền sử dụng đất.
3.2. Khách thể:
Đất đai trước hết là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, là mặt bằng để thực hiện q trình đó. Nhu cầu sử
dụng đất luôn tăng lên nhưng phạm vi không gian của nó lại có hạn. Bởi vậy,
điều tiết mâu thuẫn này như thế nào chính là vai trị của Nhà nước.
Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai được tạo thành bởi toàn bộ vốn

đất đai quốc gia được xác lập bởi các chế độ pháp lý nhất định khi Nhà nước
giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng.
Phân loại chế độ pháp lý:
- Đất nông nghiệp là khách thể của chế độ pháp lý đất nông nghiệp;
- Đất phi nông nghiệp là khách thể của chế độ pháp lý đất phi nông nghiệp;
- Đất chưa sử dụng là khách thể của chế độ pháp lý đất nông nghiệp và đất
phi nơng nghiệp.
4.

VỊ TRÍ


6
Quan hệ pháp luật đất đai là những quan hệ xã hội do các quy phạm pháp
luật đất đai điều chỉnh. Bởi vậy ta có thể hiểu, quan hệ pháp luật đất đai chính là
đối tượng điều chỉnh của luật đất đai. Khi luật đất đai thực hiện điều chỉnh sẽ
phát sinh ra các quyền và nghĩa vụ thuộc các quan chủ thể xã hội trong quan hệ
pháp luật đất đai.

5.

NGUYÊN TẮC

- Nguyên tắc chi phối các quan hệ pháp luật được nêu ở điều 4, Luật đất
đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu
thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng theo
quy định của Luật này”
- “Sở hữu toàn dân” xuất hiện đầu tiên trong Hiến Pháp Liên Xô vào năm
1936. Khái niệm này được phát triển dưới thời Stalin dưới sự tiếp nguồn của tư
tưởng Karl Marx về công hữu. Tới năm 1959, khái niệm này được du nhập.

Năm 1980, Hiến Pháp tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều thú vị là,
như ơng Nguyễn Đình Lộc ngun bộ trưởng bộ Tư Pháp thuật lại thì khi thơng
qua bản Hiến Pháp này nhiều đại biểu Quốc Hội vẫn nghĩ rằng :“đất đai thuộc
sở hữu toàn dân nghĩa là mỗi người có một mảnh đất, khi giơ tay thơng qua bản
Hiến pháp năm 1980 họ không hiểu rằng tuyên bố sở hữu toàn dân về đất đai
tức là đồng nghĩa với quốc hữu hóa đất đai”.
Kết luận: Trong nguyên tắc này người dân được nhà nước giao cho
quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng khơng có quyền định đoạt. Quyền định đoạt
thuộc về nhà nước.
6.

Ý NGHĨA

Đất đai đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển, tác động mạnh mẽ tới
đời sống của con người, mối quan hệ giữa người với nhau trong xã hội. Đất đai
là bất động sản có giá trị lớn, được đông đảo các tầng lớp quan tâm và nhu cầu


7
điều chỉnh rất cao vậy nên hình thành rất nhiều các quan hệ pháp luật. Pháp luật
đất đai là căn cứ cơ bản để các cơ quan nhà nước thực thi quyền đại diện chủ sở
hữu toàn dân về đất đai. Các quan hệ pháp luật đất đai cho thấy bản chất, sự
phân hóa phát triển của xã hội và luật pháp.

B. NỘI DUNG, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG
1. NỘI DUNG
Nội dung quan hệ pháp luật đất đai chính là các quyền và nghĩa vụ pháp
lý của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai. Chủ thể ở đây nhìn nhận một
cách khái quát gồm: Nhà nước và người sử dụng đất.
a. Đối với Nhà nước

Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai,
các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước rất đặc trưng.
● Có các quyền của người đại diện chủ sở hữu, đặc biệt là:
- Quyền chiếm hữu đất đai;
- Quyền sử dụng đất đai;
- Quyền định đoạt đất đai;
- Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thơng qua chính sách tài chính
về đất đai và phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử
dụng đất đầu tư.
● Các nghĩa vụ của Nhà nước gắn với các nội dung quan trọng trong quản
lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai năm 2013.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;


8
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
b. Đối với người sử dụng đất
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, quyền và nghĩa vụ pháp lý của người
sử dụng đất sẽ phân chia theo từng loại chủ thể, cụ thể là: tổ chức trong nước, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất.
Hiện nay, kết cấu quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất gồm
3 phần:
-


Phần 1: Những quyền và nghĩa vụ chung nhất của mọi đối tượng sử dụng

đất không phân biệt hình thức sử dụng đất do Nhà nước xác lập (Điều 166 Luật
Đất đai năm 2013).
- Phần 2: Quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất và gắn liền với những
nghĩa vụ phù hợp với hình thức sử dụng đất mà họ lựa chọn.
- Phần 3: Những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất khi thực
hiện các giao dịch dân sự về đất đai.
Ví dụ: Chuyển nhượng => Phát sinh hợp đồng chuyển nhượng => Điều
khoản thỏa thuận giữa các bên tham gia chuyển nhượng.
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
● Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai:
- Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


9
- Hợp đồng cho thuê đất: Các chủ thể tham gia vào quan hệ sử dụng đất có
thể ký kết những hợp đồng sử dụng đất trên cơ sở hợp tác xã hội chủ
nghĩa với nhau. Các hợp đồng này cần phải đăng ký tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để Nhà nước thực hiện việc quản lý các hợp đồng.
- Các quyết định nội bộ trong tổ chức nhằm giao một phần đất cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng có thời hạn.
● Cơ sở pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật đất đai:
- Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để
chuyển cho văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất, nếu ở nơng thơn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất
để chuyển cho văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất

Như vậy, việc thực hiện các chức năng cụ thể không chỉ đối với đất nông
nghiệp mà còn đối với mọi loại đất. Tuy nhiên, các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp được thực hiện rộng rãi đối với hộ gia
đình, cá nhân.
Nhà nước không cho phép chuyển nhượng trong 3 trường hợp sau:
- Đất sử dụng khơng có giấy tờ hợp pháp
- Đất giao mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng đất
- Đất đang có tranh chấp
● Cơ sở pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai:
- Quan hệ pháp luật đất đai sẽ chấm dứt thông qua các quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất. Về nguyên tắc, cơ quan
nhà nước nào có thẩm quyền giao đất thì cơ quan đó có thẩm quyền thu
hồi đất, trừ một vài trường hợp khẩn cấp do Nhà nước đang trong tình
trạng chiến tranh hoặc do tình hình chống thiên tai thì việc trưng dụng
đất do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết
định. Hết thời hạn trưng dụng, nguời sử dụng đất được trả lại đất và
được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng đó gây ra.


10
- Việc thu hồi đất để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác phải đúng
theo quy định và kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
MỘT SỐ VĂN BẢN, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT:


Hiến pháp năm 2013 (Điều 53 và Điều 54);




Luật Đất đai 2013 (hiệu lực 01/07/2014);

● Nghị định của Chính phủ số 43/2104/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi
hành Luật Đất đai;
● Nghị định của Chính phủ số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
về phương pháp xác định giá đất và khung các loại đất;
● Nghị định của Chính phủ 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền
sử dụng đất;
● Nghị định của Chính phủ 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền
thuê đất;
● Nghị định của Chính phủ 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
● Nghị định của Chính phủ 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử
phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
● Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về thu tiền
SDĐ, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
● Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP
và Nghị định 44/2014/NĐ-CP.
3. THỰC TRẠNG
Vì các mối quan hệ trên đều xoay quanh nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu
toàn dân” nên chúng ta sẽ phải đưa ra các ưu và nhược điểm về sở hữu toàn dân
so với việc cho tư hữu đất đai.
3.1. Ưu điểm:


11
Thứ nhất là sự thể hiện đúng bản chất của đất đai là khơng của riêng ai
mà nó là tạo hóa của thiên nhiên.
Thứ hai là chế độ này phù hợp với quan điểm chính trị của quốc gia: “
Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân “. Bởi lẽ để có được đất đai như ngày hơm

nay là nhờ thành công giữ nước dựng nước của cả dân tộc, chính vì lẽ đó đất đai
sẽ khơng thuộc chủ quyền của bất kỳ cá nhân nào mà mà thuộc sở hữu chung
của tồn dân và sử dụng nhằm mục đích chung của toàn dân tộc.
Thứ ba, ngoài phù hợp với quan điểm chính trị của quốc gia, quan điểm
này cịn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện tại là cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, q trình này địi hỏi chuyển một diện tích đất
nơng nghiệp sang đất sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp. Và với vấn đề này
cần địi hỏi có sự giúp sức của nhà nước để làm việc với dân dễ dàng hơn.
3.2.

Nhược điểm:

Thứ nhất, vì như ở trên đề cập thì đất đai thuộc sở hữu của tồn dân chứ
khơng của riêng ai dó đó nhiều người khơng có động lực, ý thức để đầu tư và
phát triển nó một cách nghiêm túc.
Thứ hai, hiện nay, quyền định đoạt đất đai thuộc về quyết định của cơ
quan nhà nước, chính quyền địa phương nên việc lạm dụng quyền hạn can thiệp
vào các vấn đề như: thu hồi đất, bồi thường với giá rẻ,… là điều khó tránh khỏi.
Từ đó, việc tham nhũng, lạm quyền là điều tất yếu.
Thứ ba, là sự bất cập của các quy định pháp luật. Hiện tại, các quy định
pháp luật còn chồng chéo, gây khó hiểu từ định nghĩa thế nào là sở hữu tồn
dân, định nghĩa chưa rõ ràng, mơng lung dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó
khăn. Vấn đề này phát sinh do nguyên tắc là “sở hữu toàn dân” nhưng càng
ngày càng nhiều sự biến đổi và yêu cầu chúng ta tìm về chủ sở hữu đích thực
của khối đất khổng lồ “sở hữu tồn dân” đó.
a. Quyền sử dụng đất
Sau khi ban hành Hiến pháp năm 1980, các rắc rối dần xuất hiện trong
chế độ quản lý đất đai. Nhà nước tuy tự nhận là đại diện chủ sở hữu duy nhất,



12
song không thể trực tiếp sử dụng và khai thác hàng trăm triệu ô thửa đất lớn nhỏ
trên quốc gia này. Ban đầu Nhà nước cấm mua bán đất đai, mọi chuyển nhượng
cần được Nhà nước chấp thuận như một hình thức phân phối hàng hóa.
Sau năm 1986, cụ thể là từ năm 1993, Nhà nước từng bước trao lại các
quyền ngày càng rộng rãi hơn cho các cá nhân và tổ chức đang sử dụng những ô
thửa đất của mình. Tuy khơng có quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối, song chủ nhân
của hàng trăm triệu ô thửa đất ở Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều quyền
tài sản trên đất/hoặc gắn liền với đất, nới rộng dần qua các lần sửa đổi Luật Đất
đai. Ngoại trừ nông dân với đất nông nghiệp và người thuê đất trả tiền thuê hàng
năm có quyền tài sản tương đối hạn chế, chủ nhân của quyền sử dụng các loại
đất khác nước tư bản. Thậm chí, trong bối cảnh quản lý nhà nước còn yếu kém,
hệ thống đăng ký bất động sản còn phân tán, những người thâu gom đất chưa bị
đánh thuế tài sản đáng kể, người giàu bởi tích tụ đất đai đã không phải chịu thuế
đáng kể cho nền tài chính cơng quốc gia.
Như vậy, trên thực tế, quan niệm “sở hữu tồn dân” về đất đai, nếu khơng
được cụ thể hóa bằng những chính sách-pháp luật quản lý chặt chẽ, có nguy cơ
trở nên trống rỗng. Quan niệm “sở hữu nhà nước” về đất đai cũng chưa chắc tạo
ra thực quyền cho Nhà nước, bởi các quyền tài sản mang tính tư hữu gắn với
nhiều loại đất đã được trao cho cá nhân, tổ chức đang chiếm hữu. Như đười ươi
giữ ống, một khi đã trao cho tư nhân và khơng cịn là đất cơng, Nhà nước muốn
thu hồi lại các quyền tài sản tư ấy cũng phải kinh qua nhiều thủ tục rắc rối đơi
khi cịn dẫn tới nhiều mâu thuẫn.

b. Quyền điều tiết của nhà nước
Ở nước ta, Nhà nước có quyền định đoạt cuối cùng đối với đất đai và Nhà
nước có quyền buộc các chủ sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh
thu hồi đất. Trong ngơn ngữ hành chính xuất hiện cách dùng từ xem thường
người sử dụng đất hiện hữu. Ví dụ “thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cưỡng chế”,



13
tựa như họ là chướng ngại vật của các dự án phát triển đất đai. Thiếu một quan
niệm sở hữu tư nhân mạch lạc về đất đai đã tạo cho Nhà nước một quyền định
đoạt đáng kể. Nguồn gốc của mọi bất công về phúc lợi trong khai thác và hưởng
dụng đất trong ba chục năm qua, suy cho cùng, đã bắt đầu từ quyền tài sản dễ bị
tổn thương của người dân, nhất là nông dân với đất nông nghiệp và quyền lực
chưa bị kiểm soát một cách chặt chẽ của nhà nước khi Nhà nước tiến hành phân
phối đất đai thơng qua các mệnh lệnh hành chính.
Ví dụ: Tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức: Nhà nước
thu hồi đất theo Điều 64, Luật đất đai 2013:
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm
quyền
⇨ Đây là bài học đắt giá từ sự yếu kém trong quản lý đất đai.
Theo Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ,
Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 10/11/1981 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà
Sơn Bình, Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của Ủy ban Nhân
dân thành phố Hà Nội, tồn bộ đất sân bay Miếu Mơn là đất quốc phòng, được
các đơn vị quân đội sử dụng vào mục đích quốc phịng, cắm mốc giới bêtơng
cốt thép, lập các sơ đồ, bản đồ quản lý đất sân bay với mốc giới, tọa độ theo quy
chuẩn.
Thông báo của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ: Từ năm 1981 đến nay,
tồn bộ diện tích đất sân bay Miếu Mơn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm
do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý,
sử dụng, các đơn vị quốc phịng cũng như Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã
buông lỏng quản lý trong một thời gian dài.
Các đơn vị quốc phòng đã ký hợp đồng canh tác đất tăng gia hàng năm
với Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, để Ủy ban đã có hàng chục quyền tài sản
có tính chất loại trừ chẳng khác gì tài sản tư nhân. Quyền sử dụng đất ở đô thị

mang lại cho người chủ của nó những quyền lợi chẳng khác gì đất tư ở các quốc


14
gia Nhân dân xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nơng nghiệp; chưa thực
hiện di dời một số hộ dân đã ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các
hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng cơng trình trái phép mà đơn
vị quốc phịng khơng có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để.
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã buông lỏng quản lý để
các hộ dân xây dựng khơng phép trên đất quốc phịng; từ năm 2003 đến năm
2010, Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã xác nhận các hồ sơ thừa kế, cho, tặng,
chuyển nhượng của các hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng là trái thẩm quyền
và vi phạm pháp luật về quản lý đất đai.
Sai phạm nối tiếp sai phạm, một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm còn
thao túng việc cấp, giao, bán và xác nhận lịch sử sử dụng đất trái quy định của
pháp luật. Những sai phạm này được một số cán bộ ở Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Mỹ Đức tiếp tay, bằng việc ký xác nhận để đề nghị Ủy ban Nhân
dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


15

C. QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM
1. Nâng cao bảo hộ quyền tài sản của từng chủ đất
Xét về quyền năng khai thác, hưởng dụng và định đoạt, trên thực tế hàng
triệu mảnh đất ở Việt Nam đã được sở hữu không khác các tài sản tư, dấu hiệu
đa sở hữu về quyền tài sản liên quan đến đất đai là một thực tế khó có thể đảo
ngược. Nếu mạnh dạn chấp nhận thực tế đó, cần tìm cách lùi dần khỏi “sở hữu
toàn dân” mà quay trở về với truyền thống đa sở hữu đối với đất đai. Dù khơng
cịn nắm sở hữu về đất đai, với tư cách là quyền lực cơng cộng, Nhà nước ln

giữ nhiều cơng cụ chính sách để phân phối phúc lợi khai thác và hưởng dụng
đất đai. Vì những lý do chính trị, chắc rằng khơng thể bỏ được “sở hữu tồn
dân”, cho nên về mặt pháp lý chiến lược phù hợp nhất là nâng khái niệm này
thành một quan niệm chính trị. Sau đó, bằng các kỹ thuật pháp lý, cụ thể hóa
khái niệm chính trị “sở hữu tồn dân” bằng các cơng cụ thực tế, mạch lạc hơn
2. Đất cơng phải có chủ rõ ràng
Tùy theo pháp luật các nước, bờ biển, thềm lục địa, vùng trời, rừng tự
nhiên, sông suối, nguồn nước, tài ngun trong lịng đất, các dải đất ven sơng…
có thể được tuyên bố là tài sản quốc gia, bị cấm hoặc giám sát cực kỳ chặt chẽ
việc chuyển nhượng chúng. Bờ biển, các nguồn nước của Việt Nam hiện đã bị
chia cắt bởi vô số các tổ chức và doanh nghiệp, được khai thác vì lợi ích các tổ
chức đó, có nghĩa là vì lợi ích tư nhân. Hiến pháp năm năm 2013 và sau đó là
BLDS năm 2015 chỉ quy định về sở hữu tồn dân, mà khơng phân tách sở hữu
quốc gia và sở hữu của chính quyền địa phương. Đồng thời, với xu thế ghi nhận
tự chủ ngân sách, tự quản địa phương, đã đến lúc cần thảo luận và ghi nhận
quyền sở hữu công sản một cách tách biệt của chính quyền các địa phương.
3. Quản lý đất chung từng cấp chính quyền
Đất cơng có thể thuộc sở hữu của chính quyền trung ương hoặc địa
phương. Nên xem một cấp chính quyền là một pháp nhân công tách biệt, các cơ


16
quan có tính giúp việc của một cấp chính quyền khơng phải là pháp nhân cơng.
Ví dụ, một bộ là cơ quan của Chính phủ, tồn bộ chính quyền trung ương là một
pháp nhân công, song từng bộ không phải pháp nhân cơng độc lập.
Vì thế, nên chấm dứt việc cấp sổ đỏ cho từng cơ quan nhà nước, ví dụ
cho một bộ. Đất cơng thuộc sở hữu của chính quyền từng cấp phải được quản lý
tập trung, thuộc sở hữu của quốc gia (chính quyền TW) hoặc địa phương (của
một tỉnh, một đô thị, một làng cụ thể). Về ngun tắc tồn bộ quỹ đất cơng của
chính quyền trung ương hoặc quỹ đất của các chính quyền đơ thị hay các tỉnh

(tự trị địa phương) phải được giao cho những cơ quan quản lý công sản quản lý
tập trung của từng cấp chính quyền. Cơ quan ấy được ủy nhiệm thực thi các
quyền của chủ sở hữu công. Làm được như vậy sẽ hạn chế được nguy cơ khai
thác phân tán, ví dụ, các bộ đổi đất lấy cơng trình một cách tương đối tràn lan
trong thời gian vừa qua (tư nhân tiếp nhận và khai thác thương mại các lô đất ở
trung tâm để đổi lấy việc phát triển, xây dựng, bàn giao các trụ sở mới cho cơ
quan nhà nước).


17
NHÓM 7– NHÓM PHẢN BIỆN VỀ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
NHĨM

STT Họ và tên

Mã sinh
viên

1

18061187

2

18061175

3


18061212

4

18061348

5

18061115

6

18061235

7

18061071

8

18061199

9

18061292

10

18061282


11

18061341

Phân cơng cơng việc
Tất cả thành
viên nhóm
cùng làm bài
tập: mỗi bạn
tìm 3-5 câu
hỏi trắc
nghiệm và 1
câu tình
huống. Sau
đó sẽ tổng
hợp, cả
nhóm thống
nhất và lựa
chọn 10 câu
trắc nghiệm,
2 câu tình
huống phù
hợp nhất

Làm powerpoint

Đánh giá của
nhóm trưởng
10
9


Tổng hợp câu hỏi

10
9
9
9
9
9

Thuyết trình câu
hỏi tình huống

10
9

Thuyết trình câu
hỏi trắc nghiệm

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VỀ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn nhận định đúng nhất trong các nhận định sau:

10


18
A: Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với đất đai trong việc khai
thác, hưởng dụng đất đai.

B: Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với nhà nước, trong việc
quản lý, khai thác, hưởng dụng đất đai.
C: Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người, trong việc quản
lý, khai thác, hưởng dụng đất đai.
D: Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với mọi chủ thể khác, trong
việc quản lý, khai thác, hưởng dụng đất đai.
Câu 2: Quan hệ pháp luật đất đai bao gồm tất cả các quan hệ xã hội có liên
quan đến đất đai. Nhận định trên là đúng hay sai?
Nhận định này sai. Vì quan hệ pháp luật đất đai khơng đồng nhất với
quan hệ xã hội đất đai, có một số quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai quan
hệ pháp luật đất đai không điều chỉnh như việc cho mượn đất, cầm cố đất đai,
hoặc quan hệ xã hội đất đai có liên quan đến quốc tế.
Câu 3: Chọn nhận định đúng nhất khi nói về tư cách của nhà nước trong
quan hệ pháp luật đất đai:
A: Là một chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai
B: Đại diện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
C: Là bên xét xử các tranh chấp về đất đai
D: Cả A và B
Câu 4: Nhận định nào sau đây không là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan
hệ pháp luật đất đai?
A: Quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
B: Quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C: Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các quyết định nội bộ trong tổ chức nhằm giao một phần đất cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng có thời hạn.
Giải thích:


19
Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ chấm dứt Quan

hệ pháp luật đất đai. Về nguyên tắc, cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giao
đất thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi đất.
Câu 5: Chọn 2 nhận định sai trong số các nhận định sau:
A: Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai là đất đai
B: Có 3 chủ thể chính trong quan hệ pháp luật đất đai
C: Quan hệ pháp luật đất đai là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai.
D: Nhà nước chỉ đóng vai trị là đại diện chủ sở hữu đất đai
Câu 6: Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất không bao gồm các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành lập tại Việt Nam. Nhận định trên
đúng hay sai?
Nhận định này đúng. Vì theo Khoản 1 điều 3 Luật Đất đai “Tổ chức trong
nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Câu 7: Nhận định sau đúng hay sai: “Người có quyền trực tiếp sử dụng đất
được coi là chủ thể sử dụng đất trong quan hệ pháp luật đất đai.”
- Nhận định sai. Ví dụ như trường hợp cho người được Nhà nước cho thuê
đất sau đó cho người khác th lại thì người th lại này mặc dù là người trực
tiếp khai thác đất đai nhưng quyền sử dụng đất này là do bên được nhà nước
cho thuê chuyển giao có giới hạn, bên cho thuê lại này vẫn thực hiện nghĩa vụ
với nhà nước và được đứng tên trong GCN.
Câu 8: Chủ thể người sử dụng đất đang là người chiếm hữu đất đai do nhà
nước giao, cho thuê thuộc loại chủ thể người sử dụng đất nào?
A. Chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất
B. Chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất
C. Chủ thể được xem xét công nhận quyền sử dụng đất



20

Câu 9: Nhà nước là chủ thể thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu cũng đồng
thời là chủ thể trực tiếp sử dụng đất. Đúng hay sai?
Nhận định này sai. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao cho tổ
chức, cá nhân sử dụng.
Câu 10: Quyền định đoạt đất đai giống với quyền định đoạt các tài sản
khác. Đúng hay sai?
Nhận định này sai. Đất đai là tài sản đặc biệt, nhà nước là đại diện chủ sở
hữu chỉ thực hiện việc quyết định số phận pháp lý của đất thơng qua các hình
thức pháp lý là quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
trong khi đối với các tài sản khác chủ sở hữu có quyền định đoạt thơng qua các
giao dịch dân sự mà hình thức pháp lý là hợp đồng dân sự.
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: A có một người bạn là công dân Mỹ tên B. B muốn mua đất
ở Hà Nội để xây nhà ở vì có dự định sẽ sinh sống tại Việt Nam. Theo quy
định của Luật đất đai 2013 thì B có được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hay không?
Nếu khơng thì có giải pháp gì cho B khi B có nhu cầu sinh sống tại Việt
Nam?
Trả lời:
Tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 có quy định về người sử dụng đất như sau:
“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

5. Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc



21
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ
chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc
tịch;
…”
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngồi khơng được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hay nhận chuyển quyền sử dụng
đất.
Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy
định của Luật nhà ở 2014 (chương IX về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của
tổ chức, cá nhân nước ngoài).
Vậy nên giải pháp cho người bạn nước ngoài là nên mua nhà nếu muốn sinh
sống tại Việt Nam.
Tình huống 2: Chị C đã từng có quốc tịch Việt Nam nhưng cách đây 5 năm
chị đã lấy chồng ở Hàn Quốc nên đã nhập quốc tich Hàn Quốc và thôi quốc
tịch Việt Nam nhưng mẹ và người nhà chị C thì vẫn đang ở Việt Nam, và
hiện tại thì mẹ chị C muốn cho chị mảnh đất. Theo quy định của Luật đất
đai 2013 thì chị C có được nhận và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất?
Trả lời:
Điều 5 Luật Đất đai 2013 có quy định về người sử dụng đất như sau:
“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc
tịch;
…”

Vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu như thế nào?
Khoản 4 điều 3 Luật quốc tịch 2008 quy định: “Người gốc Việt Nam định cư ở
nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra


22
quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của
họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”
Như vậy chị C là người Việt Nam định cư ở nước ngồi vì đã từng có quốc tịch
Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Chính vì thế chị C có thể
đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



×