Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn một vài traỉ nghiệm dạy luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.27 KB, 15 trang )

MỘT VÀI TRAỈ NGHIỆM DẠY LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
CHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
I.

Đặt vấn đề:

Trong trường Tiểu học phân mơn Tập đọc có vị trí đặc biệt quan trọng, nó
hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc. Làm cơ sở, nền móng cho mọi
sự phát triển, đặc biệt là cơ sở, nền móng để tiếp thu các mơn học khác. Dạy đọc
chiếm phần lớn thời gian trên lớp đối với học sinh. Biết đọc con người đã nhân
khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Biết đọc giúp cho con người hiểu biết, tiếp thụ
được nền văn minh của loài người, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, có thể tự học cả
đời. Đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Vì vậy dạy đọc đúng, đọc
hiểu và đọc hay (đọc diễn cảm) là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Mục tiêu của dạy tập đọc lớp 5 là:
- Củng cố phát triển kĩ năng tốc độ đọc ở các lớp dưới, tăng cường tốc độ
đọc, nâng cao khả năng đọc diễn cảm.
- Phát triển kĩ năng đọc- hiểu lên mức cao hơn, hiểu ý nghĩa bài từ đó phát
hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
- Mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người để góp phần hình thành
nhân cách của con người mới và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trên thực tế qua nhiều năm dạy học ở khối lớp 5, tôi nhận thấy cơ bản các
em đã có kiến thức sơ giản về các mơn học, đã dần hồn thiện các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết ở mơn Tiếng Việt. Tuy nhiên việc đọc diễn cảm cảm của các em còn

skkn


hạn chế dẫn đến hạn chế về cảm thụ bài văn, bài thơ., các em chưa phát huy hết
được năng lực học tập của mình. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ đọc
đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt cịn ít.


- Thời gian dành cho đọc sách, báo cịn ít, lứa tuổi các em thích xem hình
ảnh hơn là đọc văn bản. Hơn nữa, thời đại công nghệ thông tin như hiện nay các
em thích các hoạt động trên internet hơn là đọc sách .
- Lứa tuổi các em có khả năng tập trung chưa cao, chưa chủ động, chưa kiên
nhẫn và chưa có ý thức tự giác học tập.Hầu hết gia đình học sinh là con nhà nơng,
phụ huynh ít có thời gian theo dõi việc học của các em thường xuyên. Từ những
thực trạng đã nêu, để nâng cao các kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, đại diện
cho tổ 5 trường tiểu học Trần Đình Tri, tơi xin nêu ra một số biện pháp luyện đọc
diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong dạy phân môn tập đọc.
II. Nội dung dạy học phân môn tập đọc lớp 5:
1. Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh.
Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí,
khoa học, trong đó có 46 bài văn xi( 4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ ( có 4
bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn tập đọc ở lớp 5 tiếp tục
củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn
cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.

skkn


Qua phần hướng dẫn cuối mỗi bài tập đọc ( bao gồm mục giải nghĩa từ, câu
hỏi và bài tập tìm hiểu, phân tích bài), phân mơn tập đọc cịn giúp học sinh nâng
cao kĩ năng đọc- hiểu văn bản, cụ thể là:
– Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.
– Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.
– Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn
chương.
Cùng với các phân môn Kể chuyện,Tập làm văn, phân mơn Tập đọc cịn
xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách cơng cụ( tự
điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.

2. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho
học sinh.
- Nội dung các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 5 phản ánh một số vấn
đề lớn đang đặt ra trước nhân dân ta và toàn nhân loại thơng qua ngơn ngữ văn
học và những hình tượng giàu chất thẫm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở
rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm và nhân cách cho học sinh.
IV. Một số phương pháp luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5:
1. Một số phương pháp thường sử dụng:
Để học sinh cảm thụ tốt văn bản, đọc diễn cảm tốt thì chúng tôi sử dụng một
số phương pháp sau:

skkn


Phương pháp quan sát:                                                                                  
    

Là phương pháp quan sát đối tượng qua tranh ảnh, băng hình, vật thật hoặc

thơng qua hệ thống câu hỏi theo mục đích sự vật, sự việc; đối tượng quan sát phải
phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
Phương pháp đàm thoại ( hỏi đáp ): Là phương pháp tổ chức trò chuyện
giữa giáo viên và học sinh, giữa HS với HS dựa trên một hệ thống câu hỏi trong
bài học hoặc các câu hỏi đã được GV chuẩn bị thêm.Tuy nhiên các câu hỏi phải
ngắn gọn, chính xác, có thể kích thích tư duy độc lập của học sinh.
      Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp chia HS thành các nhóm
nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một
vấn đề nào đó dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng, để các em hiểu về nội dung
văn bản.

Phương pháp trò chơi: Là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những
thao tác, hành động thích hợp với bài học thơng qua một trị chơi nào đó.
   

Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện:   Tuỳ từng bài mà GV và

HS kết hợp các phương pháp dạy, học sao cho phù hợp với trình độ học sinh và
điều kiện địa phương.
  

2. Các hình thức tổ chức luyện đọc diễn cảm:
2.1. Phân loại học sinh theo mức độ: Cho học sinh ngồi theo cặp một em

đọc tốt với một em đọc chưa tốt để giúp bạn cùng tiến bộ.
2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.

skkn


a) Luyện đọc đúng:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc phù hợp
với trình độ đọc của học sinh.
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối
tiếp ở mỗi vòng đọc.
- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 lần:
+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp nghe và phát hiện để rèn HS
phát âm đúng từ HS đọc chưa chính xác. Do cách phát âm theo phương ngữ,
thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:
+ Các lỗi phụ âm đầu: s/x ; tr/ch ; v/d và r/g. Ví dụ : sổ/xổ, sứ/xứ,… ;
chao/trao,… ; vàng/dàng, … ; rổ/gỗ,…

+ Các lỗi về âm cuối: n/ng và t/c. ví dụ : man/mang, bàn/bàng, … ; bát/bác,
mắt/mắc,…
- Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi.
Ví dụ : suy nghĩ/ nghỉ hè; nghĩ ngợi/ nghỉ ngơi…
Sau đó cho học sinh luyện từ khó đọc, câu khó đọc
- Câu khó đọc : là những câu văn dài, ngắt nhiều dấu phẩy, dấu chấm phẩy
hoặc
câu cảm, câu hỏi. VD: Đoạn đối thoại trong bài Chuỗi ngọc lam:
- Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?
- Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!

skkn


Bài Hạt gạo làng ta. Từ dòng thơ 1 ( Hạt gạo làng ta) chuyển sang dịng
2( Có vị phù sa) có ngắt nhịp tương đương 1 dấu phẩy. Từ dịng 2 ( Có vị phù
sa) ) sang dịng 3 (Của sơng Kinh Thầy) hai dịng thơ đọc gần như liền
mạch...Những dòng thơ sau ( Những trưa tháng sáu, Nước như ai nấu, Chết cả cá
cờ) đọc khá liền mạch. Hai dịng thơ tiếp có ý đối lập( Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em
xuống cấy) cần đọc ngắt giọng, ngưng lại rõ rệt gây ấn tượng về sự chăm chỉ, vất
vả của người mẹ để làm ra hạt gạo.
+ Lần 2: HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp HS nắm nghĩa của từ ở chú giải
hoặc từ khó và rèn cho HS đọc đúng. ( Có thể minh họa thêm tranh cho HS hiểu
nghĩa từ). Cụ thể bài Hạt gạo làng ta, GV có minh họa thêm tranh để HS hiểu rõ
hơn về: sông Kinh Thầy, hào giao thông và trành.
+ Lần 3: HS đọc theo cặp. Từ đó, HS giúp đỡ, đánh giá lẫn nhau và GV
đánh giá sự tiến bộ của HS.( Tùy theo mức độ đọc tốt của lớp hay tùy theo bài tập
đọc ta có thể sử dụng bước luyện đọc theo cặp hoặc không sử dụng)
- Một HS đọc cá nhân: GV nên chọn một trong những học sinh đọc tốt của
lớp để đọc toàn bài, cả lớp cùng đọc thầm theo giúp cả lớp bước đầu có cảm thụ

bài văn.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm:
+ GV đọc mẫu toàn bài văn.
+ Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc.
+ Đọc mẫu đòi hỏi GV phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp.

skkn


+ GV đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc tạo tình huống cho học sinh
nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
Muốn đọc diễn cảm tốt và thu hút HS tham gia đọc diễn cảm tốt thì GV
phải
thường xuyên rèn đọc các bài trong chương trình để làm sao khi giáo viên đọc
diễn cảm luôn cuốn hút HS vào bài đọc thì học sinh mới tập trung trong lúc giáo
viên đọc bài và có những học sinh bắt chước được giọng đọc của giáo viên làm
cho giờ học thêm sinh động hơn.
VÍ dụ: Bài Hạt gạo làng ta, giáo viên đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng
nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ nói đến vị phù sa hương
sen, lời hát, bão, mưa, giọt mồ hôi, chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của những
người làm ra hạt gạo.
b) Các hình thức luyện đọc :
- Đọc cá nhân ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt)
- Đọc theo cặp
- Đọc theo phân vai ( đổi với các bài tập đọc có từ 2 nhân vật trở lên)
2.3. Khai thác giọng đọc của học sinh thơng qua việc tìm hiểu nội dung
bài.
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm hoặc đọc
thành tiếng và trả lời đúng nội dung. Giáo viên có thể chia tách câu hỏi 1 thành


skkn


các ý nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời được các
câu hỏi.
- Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 trong bài “Mùa thảo
quả” để trả lời câu hỏi 1. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
Câu hỏi 1 trong bài “Trồng rừng ngập mặn” (lớp 5) nên tách thành 2 ý nhỏ
để học sinh dễ trả lời.
+Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn ?
+Nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
2.4.Luyện tập thực hành đọc diễn cảm:
- Bằng nhiều hình thức khác nhau, GV tạo điều kiện cho HS luyện đọc diễn
cảm một cách tích cực.
Sau khi nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung
bằng giọng đọc của học sinh. Từ đó, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm ra
cách đọc hợp lý cho đoạn văn đó.
Ví dụ: Khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta: Đọc liền mạch các dòng thơ:
dòng 4 và dòng 5, dòng 6 và dòng 7, dòng 8 và dòng 9. Em cần chú ý nhấn giọng
ở những từ ngữ ( bão, mưa, mồ hôi, ngoi lên bờ, xuống cấy)…
Hoặc: Qua nội dung bài Mùa thảo quả, em hãy xác định giọng đọc chung
của toàn bài? ( toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi rõ ở những câu ngắn:

skkn


gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp
hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.)

- Tùy theo nội dung mỗi bài tập đọc mà GV dẫn dắt, gợi mở giúp HS hiểu
biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm
xúc, tính cách nhân vật trong bài, xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục
đích thơng báo.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ.
GV cho HS luyện đọc theo trình tự các bước:
+ HS đọc và nêu từ nhấn giọng trong đoạn (khổ thơ).
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Học sinh luyện đọc thuộc lòng diễn cảm cả bài (đối với các bài thơ, đoạn
thơ theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.)
+Giáo viên tiến hành các bước như trên.
+Học sinh đọc cá nhân – HS và GV nhận xét đánh giá.
* Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể
hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai.
Giáo viên nên hướng dẫn như sau :
- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác
định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

skkn


- Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình
(hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện)
- Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên.
VD: Bài tập đọc Lòng dân( tuần 3)
HS nêu được đoạn kịch có mấy nhân vật? Nêu giọng đọc của từng nhân
vật?
Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.

Giọng dì Năm và chú cán bộ tự nhiên ( ở đoạn đầu) than vãn khi bị trói,
nghẹn ngào khi bị dọa bắn chết.
Giọng An: thể hiện giọng một đứa trẻ đang khóc.
2.5.Tổ chức trò chơi thi đọc diễn cảm
- Sau khi học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm, giáo viên cho đại diện
các nhóm lên thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV cần cho các em chọn đoạn để thi,
những em cùng chung 1 đoạn lên thi đọc diễn cảm. VD: HS thi đọc diễn cảm khổ
thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- Tất cả các nhóm cịn lại theo dõi để nhận xét về tốc đọc, ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ, nhấn giọng những từ ngữ cần thiết trong khổ thơ đó đồng thời theo dõi
ngữ điệu đọc của đại diện các nhóm. VD: Bạn đọc diễn cảm khổ thơ 2 đọc to,
phát âm rõ ràng, đúng tốc độ, có nhấn giọng đúng các từ gợi tả…
- Riêng đối với các bài thơ dài, GV cho các thi đọc thuộc lòng nhiều cặp HS
để các em nhanh thuộc bài tại lớp.

skkn


- Sau mỗi nhóm thì GV cho HS nhận xét đánh giá cùng với lời nhận xét của
GV kịp thời rồi tới nhóm khác. Để khuyến khích nhiều học sinh tham gia thi đọc
thì GV cần nhận xét cụ thể tuyên dương khuyến khích các em kể cả những HS
đọc chưa hay.
Tóm lại, để tiết học tập đọc thêm sinh động, học sinh hiểu bài, đọc tốt thì
hình thức thi đọc diễn cảm rất quan trọng, đòi hỏi GV phải đọc thật diễn cảm,
phải lập kế hoạch cụ thể cho từng bài học và tổ chức tốt các hoạt động học tập
nhằm giúp các em cảm thụ tốt bài văn, bài thơ...
    

VI. Kết luận: Trên đây là một số hình thức tổ chức luyện đọc diễn cảm cho


học sinh mà bản thân giáo viên trong tổ chuyên môn chúng tôi thực hiện và có kết
quả trong q trình dạy Tiếng Việt ở trường, chắc sẽ cịn nhiều hình thức tổ chức
hay hơn trong kinh nghiệm giảng dạy của các quý thầy cơ. Qua q trình trải
nghiệm và nghiên cứu khơng khỏi thiếu sót mong q thầy cơ nhiệt tình góp ý cho
chuyên đề hoàn thiện để chúng ta cùng vận dụng đạt hiệu quả hơn.

***************************************

BÀI SOẠN MINH HỌA
 Tập đọc:

HẠT GẠO LÀNG TA

skkn


I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ công sức của
nhiều người là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến
tranh.
( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2- 3 khổ thơ )
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1/ Bài cũ: KT bài: Chuỗi ngọc lam


-2HS đọc và trả lời câu hỏi ( trị chơi :
chuyền bóng)

2/ Bài mới: a)Giới thiệu bài.
b) Tìm hiểu bài
Hoạt động1: Luyện đọc
- HD đọc nối tiếp lần 1

- Đọc nối tiếp lần 1, luyện đọc từ khó,

- HD từ khó, câu khó:

câu khó:

Giọt mồ hơi sa

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu/

Những trưa tháng sáu/

Nước như ai nấu

Nước như ai nấu

skkn



Chết cả cá cờ/

Chết cả cá cờ/

Cua ngoi lên bờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy//

Mẹ em xuống cấy//

- HD đọc lần 2

- Đọc nối tiếp lần 2
- Giải nghĩa từ SGK (xem thêm tranh
minh họa)

- Giải nghĩa thêm từ :

- phù sa: Đất, cát mịn và có nhiều chất
màu được cuốn trơi theo dịng nước
hoặc lắng đọng lại ở bờ sông, bãi bồi…
- tiền tuyến: Nơi trực tiếp chiến đấu với
địch.
- Đọc nối tiếp lần 3, luyện đọc N2

- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài: Giọng
nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm
-1 HS đọc cả bài.

- Đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động2: Tìm hiểu nội dung.
Câu hỏi 1: Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt - N2 đọc thầm khổ thơ 1
gạo được làm nên từ những gì?

- Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của
đất, của nước, và cơng lao của con

Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên

skkn


nổi vất vả của người nông dân?

người…
- 1 HS đọc khổ thơ 2
- Giọt mồ hôi sa/Những trưa tháng sáu/

Câu hỏi 3: Tuổi nhỏ đã góp cơng sức Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua
như thế nào để làm ra hạt gạo?

ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy
- HS đọc thầm khổ thơ 4.

- Cho Hs xem tranh minh họa về việc - Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến
làm của các bạn nhỏ.

trường gắng sức lao động……làm ra hạt


Câu hỏi 4: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là gạo.
hạt vàng?

- HS đọc lướt khổ thơ cuối.
- N4 : Vì hạt gạo rất q, hạt gạo đựơc
làm nên nhờ đất, nhờ nước. Nhờ mồ hôi,
-GV đặt câu hỏi rút ý nghĩa

công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu
nhi. Hạt gạo cịn đóng góp vào chiến
thắng chung của dân tộc.
*HS nêu ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên

Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm- từ công sức của nhiều người, là tấm
HTL

lòng của hậu phương với tiền tuyến

skkn


-HD đọc diễn cảm: Khổ 2

trong những năm chiến tranh.

- Đọc nối tiếp khổ.
- Từ nhấn giọng: bão, mưa, mồ hôi,
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.

ngoi lên bờ, xuống cấy.


- GV tổ chức HS thi HTL.

- Luyện đọc diễn cảm CN sau đó tổ
chức đọc diễn cảm N2

Hoạt động 4: Củng cố

- Tham gia thi đọc diễn cảm

-Liên hệ, giáo dục: GDHS yêu quý - HS đọc nhẩm từng khổ, cả bài.
thành quả của người lao động.

- Xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ

- Nhận xét tiết học.

hoặc cả bài.

- Tiết sau: Bn Chư Lênh đón cơ giáo. - HS nghe bài hát Hạt gạo làng ta (sáng
tác của nhạc sĩ Trần Viết Bình)

skkn



×