Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu định cỡ mạng truy nhập vô tuyến trong mạng di động thế hệ thứ 4 LTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 12 trang )

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


NGUYỄN VĂN SAN

NGHIÊN CỨU ĐỊNH CỠ MẠNG TRUY NHẬP
VÔ TUYẾN TRONG MẠNG DI ĐỘNG
THẾ HỆ THỨ 4 LTE
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 60.52.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Đình Viên

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI - 2012

2

GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN
 Lý do chọn đề tài
Theo số liệu thống kê từ bộ Thông Tin và Truyền Thông 2011
lượng thuê bao di động của nước ta đã đạt 111.570.201 thuê bao đạt
mức 127,68 máy trên di động trên 100 dân. Trong đó thị phần thuê
bao GSM chiếm chủ đạo với gần 98% thuê bao di động(GSM: Viettel
36,72%, MobiFone 29,11 %, VinaPhone 28,71%, VNM 3,18%, Gtel
0,53%. CDMA: EVNTelecom 1,59%, STP 0,53%)[1]. Như vậy
chúng ta có thể thấy GSM đang chiếm vai trò quan trọng trong hệ
thống thống thông tin di động của nước ta.


LTE là tiêu chuẩn mới nhất trong nhóm công nghệ di động của
3GPP, là phiên bản kế tiếp cho các mạng di động. LTE với nhiều cải
tiến lớn có thể cung cấp tốc độ đường xuống lên tới 100 Mbit/s,
đường lên cao nhất là 50 Mbit/s. Công nghệ LTE hỗ trợ sóng mang từ
1,4 MHz tới 20 MHz và hỗ trợ đa truy nhập phân chia theo tần số
(FDD) hoặc theo thời gian TDD. Do vậy việc nghiên cứu định cỡ
mạng truy nhập vô tuyến tạo tiền đề cho quá trình triển khai LTE tại
nước ta, nên đề tài: “Nghiên cứu định mạng truy nhập vô tuyến
trong mạng di động thế hệ thứ 4 – LTE” là cần thiết thực đối với
thạc sỹ kỹ thuật viễn thông.
 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết quá trình định cỡ mạng vô tuyến, và quá
trình thực hiện định cỡ mạng truy nhập trong LTE. Đồng thời tập
3

trung nghiên cứu chi tiết định cỡ vùng phủ sóng cũng như dung
lượng.
Tìm hiểu hiện trạng mạng di động tại nước ta đồng thời nghiên
cứu triển vọng cũng như xu thế phát triển lên LTE, kết hợp với các
kết quả định cở để có được những dự tính ban đầu cho mạng LTE tại
Việt Nam trong những năm tới.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công nghệ di động LTE, lý thuyết định cỡ, và các chuẩn hóa bởi
3GPP.
 Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp tài liệu, kết quả các công trình nghiên cứu LTE trên
thế giới, các tiêu chuẩn của 3GPP. Điều tra, tổng hợp việc sử dụng
băng tần, giấy phép của các nhà khai thác tại Việt nam.
Tìm hiểu các ứng dụng và công cụ sử dụng trong việc quy hoạch
mạng LTE, cũng như các tham số cần thiết cho qua trình tính toán.

Áp dụng vào thực tiễn của mạng viễn thông Việt Nam nói chung
và các mạng di động nói riêng. Đề xuất một số kết quả định cỡ góp
phần từng bước phát triển công nghệ mạng di động LTE ở Việt Nam.
 Kết quả nghiên cứu đạt được
Nội dung của luận văn tập trung vào nghiên cứu quá trình định
cỡ mạng truy nhập, đồng thời xây dựng công cụ định cỡ vùng phủ
sóng góp phần vào quá trình quy hoạch mạng LTE tại Việt Nam.
4

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LTE

1.1 Giới thiệu
1.2 Mạng di động tiên tiến LTE
3GPP bắt đầu làm việc về thế hệ tiến hóa của các hệ thống di
động 3G từ tháng 11 năm 2004. Nhân dịp khai trương triễn lãm về
mạng truy nhập tại Toronto, 3GPP đã giới thiệu tất cả các tổ chức
quan tâm, các thành viên và không thuộc thành viên của 3GPP về
công nghệ truy cập thế hệ kế tiếp. Điều này dẫn đến sự tham gia của
hơn 40 đề xuất từ các hãng dịch vụ di động khác nhau cũng như các
viện nghiên cứu về hế thệ mạng truy nhập (Universal Terrestrial
Radio Access Network). Kiến trúc tổng quan mạng LTE được thể
hiện như hình 1.6.


Hình 1.1: Kiến trúc mạng LTE/SAE [13]


21


KẾT LUẬN

3GPP đã phát triển thế hệ mạng di động thứ 4 – LTE với những
bước tiến dài về mặt công nghệ. Thành công của LTE đã được minh
chứng bởi tộc độ triển khai mạng nhanh chưa từng thấy đối với các
thế hệ mạng trước đó, chỉ trong thời gian ngắn LTE đã được sử dụng
rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam chúng ta đã có
nhiều nghiên cứu cũng như thử nghiệm ban đầu để tiến tới thế hệ
mạng viễn thông sau 3G. Vì vậy việc định cỡ mạng truy nhập vố
tuyến trong mạng di động thế hệ thứ 4 – LTE là rất cần thiết. Luận
văn đã đạt được một số kết quả chính như sau:
- Giới thiệu tổng quan về mạng và nêu vắn tắt các công
nghệ tiến tiến trong mạng LTE.
- Giới thiệu quy trình định cỡ mạng truy nhập.
- Xây dựng mô hình mô phỏng kênh truyền tải bằng phần
mềm Matlab.
- Xây dựng công cụ định cỡ vùng phủ sóng bằng Excel.
- Tính toán ban đầu cho mạng viễn thông Việt Nam.

20

3.6 Kết luận chương
Chương ba đã tập trung phân tích làm rõ xu thế phát triển LTE
trên phạm vi toàn thế giới từ đó khái quát chung nhất tình hình phát
triển cũng như xu hướng lựa chọn công nghệ LTE phù hợp với bối
cảnh hiện nay. Đồng thời làm rõ nhu cầu thiết thực đối với LTE tại
nước ta cũng như sự phát triển của các dịch vụ nội dung trong nước.
Ngoài ra nội dung chương cũng đề cập một số khó khăn trong việc
lựa chọn tần số tại nước ta và kết quả định cỡ vùng phủ sóng với bộ
tham số đầu vào điển hình của mạng LTE.


5

1.3 Kết luận chương
Chương một đã trình bày vai trò cũng như tính cấp thiết của việc
định cỡ mạng truy nhập. Với mục tiêu xây dựng công cụ định cỡ
mạng truy nhập đơn giản thuật tiện, dễ dàng sử dụng trong quá trình
quy hoạch cũng như tối ưu mạng truy nhập vô tuyến LTE. Ngoài ra
nội dung chương còn nêu bật các khía cạnh kỹ thuật liên quan để làm
nền tảng cho quá trình xây dựng cũng như nghiên cứu phương pháp
tính toán trong phần tiếp theo. Chương hai sẽ đi sâu nghiên cứu quy
trình và phương pháp định cỡ mạng truy nhập vô tuyến LTE.
6

Chương 2
NGUYÊN LÝ ĐỊNH CỠ MẠNG TRUY NHẬP
2.1 Nguyên lý định cỡ mạng vô tuyến
Định cỡ là đánh giá đầu tiên nhằm nhanh chóng xác định cấu
hình mạng vô tuyến cần thiết bao gồm cả cấu phần mạng truy nhập
vô tuyến và mạng lõi. Đối với mạng truy nhập cần xác định được các
thông số: vùng phủ sóng và số lượng trạm thu phát, dung lượng của
trạm, tốc độ dữ liệu cho phép đối với người sử dụng và cấu hình giao
diện mạng truy nhập với mạng lõi. Và trong thực tiễn, quy hoạch là
một quá trình lặp đi lặp lại các khâu bao gồm phân tích, thiết kế, xây
dựng và triển khai hệ thống. Với mục tiêu thiết yếu của quá trình quy
hoạch là cung cấp một phương pháp thiết kế mạng di động không
dây đạt được các yêu cầu đề ra. Đây là một quá trình rất quan trọng
trong việc triển khai mạng di động nói chung, và tùy vào điều kiện
thực tế có thể có các thay đổi nhưng xét tổng quan toàn bộ quá trình
quy hoạch có khái quát bao gồm các bước như hình 2.1.

Định cỡ
Yêu cầu:
vùng phủ
sóng và
dung lượng
Quy hoạch chi tiết
QH vùng
phủ sóng,
lựa chọn
BTS
Yêu cầu về
dung lượng
Cấu hình
định cỡ
Tối ưu
Phân tích
chất lượng
Hình 2.1: trình quy hoạch mạng vô tuyến [8]

19

Đầu vào
Băng thông (MHz)
5
Băng tần (MHz)
2600
Loại địa hình City
Mô hình kênh Okumura-Hata
Suy hao tối đa dB 140.1572837
Kết quả

Bán kính ô km 0.846236339
Omi directional site Km2 1.861901448
Bi-sector site Km2 2.420471882
Tri -sector site Km2 3.630707823
KẾT QUẢ ĐỊNH CỠ

a) Mô hình Okumura-Hata
Đầu vào
Băng thông (MHz)
5
Băng tần (MHz) 2600
Loại địa hình City
Mô hình kênh COST 231 Hata
Suy hao tối đa dB 140.1572837
Kết quả
Bán kính ô km 0.235052988
Omi directional site Km2 0.143649759
Bi-sector site Km2 0.186744687
Tri -sector site Km2 0.28011703

b) Mô hình COST 231 Hata
Đầu vào
Băng thông (MHz)
5
Băng tần (MHz) 2600
Loại địa hình City
Mô hình kênh
COST 231 Walfisch-Ikegami NLOS
Suy hao tối đa
dB 140.1572837

Kết quả
Bán kính ô km 0.19037602
Omi directional site Km2 0.094231876
Bi-sector site Km2 0.122501438
Tri -sector site Km2 0.183752157

c) Mô hình COST 231 Walfsch-Ikegami
Hình 3.6: Bán kính ô thu được
18

Ngôn ngữ Vietnamese
Băng thông (MHz) 5
Băng tần (MHz) 2600
Quỹ năng lượng đường truyền UL DL
Công suất phát (dBm) 23
46
Độ lợi ăng ten (dB) 8
14
Suy hao hệ thống (dB) 0
0
Suy hao bộ thu (dB) 0 0
Nhiễu nhiệt (dB) -174 -174
Phía thu
Độ lợi ăng ten (dB) 18 0
Hệ số nhiễu (dB) 4 8
Độ lợi phân tập (dB) 0
0
Suy hao bộ thu (dB) 1
0
Xuyên nhiễn

Tải ô lân cận (%) 50
Xác xuất vùng phủ sóng (%) 90
Mô hình kênh
Loại địa hình City
Độ cao angten phát (m) 30
Độ cao angten thu (m) 1.5
Độ cao của tòa nhà (m) 30
Góc nhìn (độ) 30
Khoảng cách các tòa nhà (m) 80
Độ rộng đường phố (m) 30
Okumura-Hata
Thông số hệ thống
ĐỊNH CỠ VÙNG PHỦ SÓNG
Ước tính vùng phủ sóng
Thông số khác

Hình 3.4: Thông số đầu vào quá trình định cỡ
7

2.2 Định cỡ mạng truy nhập LTE
Quá trình định cỡ LTE bắt đầu với việc tính toán quỹ năng lượng
đường truyền LBR, nhằm xác định suy hao đường truyền cho phép
tối đa. Kết quả của bước này phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình
truyền sóng được sử dụng. Từ đó giúp ước tính bán kính ô lớn nhất
có thể phủ sóng được và quy đổi ra diện tích phủ sóng để xác định
lượng trạm thu phát gốc cần tính, tiếp đến ước tính được sơ bộ số
lượng eNB yêu cầu, quá trình định cỡ được thể hiện như hình 2.3.
Hình 2.3: Quy trình định cỡ mạng truy nhập [9],[14]
2.3 Định cỡ vùng phủ sóng
Vùng phủ sóng được thực hiện dựa trên tính toán RLB, sẽ xác

định được suy hao đường truyền tối đa cho phép. Hay nói cách khác
chính là xác định khoảng cách lớn nhất được phép truyền đi để đảm
bảo phía thu nhận được tín hiệu ở mức cho phép. Suy hao đường
truyền tối đa được sử dụng để tính toán khoảng cách tối đa bằng cách
8

sử dụng các mô hình truyền dẫn thích hợp. Đây chính là bán kính của
ô nhằm sử dụng để tính số lượng ô cần thiết để phủ sóng vùng cần
quy hoạch.
Hình 2.2: Quỹ năng lượng đường truyền RLB [21]
Hình 2.2 minh họa việc tính toán quỹ năng lượng đường truyền.
Ăng ten phát bức xạ năng lượng theo hướng của ăng-ten nhận. Công
suất nhận được tại phía ăng ten thu phụ thuộc vào công suất của phía
phát và định hướng của phía phát, ngoài ra còn phụ thuộc vào việc
phân tập phát cũng như suy hao gặp phải do môi trường truyền bao
gồm cả suy hao không gian tự do và chướng ngại vật như nhà cửa,
cây cối …. Trong hình 2.2 suy hao không gian tự do được mô tả bởi
đường màu xanh, suy hao trong nhà là đường màu hồng. Ngòai ra
phải tính tới nhiễu do các nguồi khác gây ra cũng như nhiễu nhiệt của
17

3.5 Kết quả định cỡ
Trong phần này sẽ minh họa áp dụng công cụ định cỡ để tính
vùng phủ sóng với các thông số phù hợp với điều kiện tại nước ta. Bộ
tham số đầu vào được lựa chọn để minh họa công cụ định cỡ như
hình 3.4.
Kết quả thu được bán kính ô như hình 3.6 ở trang tiếp theo. Ứng
với mô hình truyền sóng Okumura-Hata kết quả thu được như hình
3.6 a, COST 231 Hata tương ứng với hình 3.6 b và kết quả hình 3.6 c
tương ứng với mô hình COST 231 Walfisch-Ikegami. Bán kính ô sẽ

được sử dụng để tính số lượng ô cần dùng như công thức 2.23.
Kết quả cho thấy với mô hình Okumura-Hata thu được bán kính
ô lớn nhất. Mô hình COST 231 Hata với các tham số được hiệu chỉnh
để phù hợp hơn với tần số cao do vậy vùng phủ sóng cũng bé hơn.
Đối với mô hình COST 231 Walfisch-Ikegami bán kính thu được bé
nhất. Từ đó kết quả trên, Việt Nam nên áp dụng mô hình Okumura-
Hata cho các vùng nông thôn, mô hình COST 231 Hata cho các
thành phố với mật độ dân lớn hơn. Và đối với các thành phố lớn như
Hà Nội và Hồ Chí Minh với kiến trúc đô thị phức tạp nên sử dụng
mô hình COST 231 Walfisch-Ikegami.

16

3.3 Băng tần LTE tại Việt Nam
3.4 Thực hiện mô phỏng kênh truyền
Để thực hiện xác định SINR yêu cầu cần tiến hành thực thi mô
hình mô phỏng kênh truyền trong LTE bởi mô hình đã được mô tả
chi tiết ở phần 2.3.3. Quá trình thực hiện mô phỏng với mức tỷ lệ mã
1/3 và mã hóa QPSK, đây là MCS yêu cầu giá trị BER thấp nhằm
tăng vùng phủ sóng của ô và kênh truyền sử dụng cấu hình MIMO
2x2 để đơn giản hóa tính toán và đây cũng là một cấu hình thực tế
phù hợp với các thiết bị di động, giá trị BER được tính toán như là
kết quả mô phỏng ở hình 3.2.

Hình 3.2: Thực thi mô phỏng kênh truyền.






9

bản thân hệ thống máy thu. Sau khi tính toán tất cả các yếu tố trên,
các độ lợi được cộng vào và suy hao trừ đi chúng ta có được công
suất nhận được ở phía thu.
2.4 Công cụ định cỡ
Excel được lựa chọn để thực hiện định cỡ vùng phủ sóng mạng
Long Term Evolution (LTE). Phần mềm sẽ thực hiện những tính toán
cần thiết để đưa ra kết quả cuối cùng là bán kính ô cũng như số lượng
trạm thu phát gốc cần thiết. Excel được lựa chọn là công cụ chính,
kết hợp với sự hỗ trợ mô phỏng của MATLAB để thực hiện quá trình
định cỡ. Excel là một ứng dụng bảng tính với các tính năng đặc biệt
để thực hiện tính toán và cung cấp một loạt các đồ họa thân thiện
cũng như dễ sử dụng đối với người dùng, chính điều đó đã tạo nên
tính phổ biến rộng rãi của ứng dụng này [20].
Bảng tính được thiết kế riêng biệt từng trang, các tính toán trung
gian và công thức chi tiết được đặt trên các trang tách biệt. Do đó,
người dùng có thể sử dụng công cụ mà không cần thiết đi vào chi tiết
từng công thức. Lý tưởng nhất, người dùng chỉ phải nhập thông số
đầu vào ở trang yêu cầu đầu vào và thu được kết quả đầu ra ở trang
kết quả cuối cùng. Ngoài ra bảng tính còn được xây dựng với hai
ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt, người sử dụng có thể lựa chọn
ngôn ở trang nhập dữ liệu đầu tiên để thiết lập ngôn ngữ trong toàn
bảng tính. Giao diện đầu vào như hình 2.12, tính toán RLB như hình
2.13 và kết quả đầu ra như hình 2.14.
10


Hình 2.12: Thông số đầu vào công cụ định cỡ
15


Tốc độ tăng trưởng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G khá cao, chỉ sau
một năm đi vào hoạt động cứ 10 thuê bao thì có 1 thuê bao sử dụng
dịch vụ 3G đó là một tỷ lệ ấn tượng so với mặt bằng chung của các
nước trong khu vực. Trong đó có một số dịch vụ đạt được tỷ lệ sử
dụng đáng chú ý như bảng 3.1.
Với hơn một trăm triệu thuê bao di động, cộng với sự phát triển
ngày càng tăng của các nội dung số, dịch vụ dữ liệu trên nền điện
thoại di động hứa hẹn sẽ mạng lại doanh thu to lớn trong những năm
tới.
Bảng 3.1: Thống kê một số dịch vụ dữ liệu [23]
Dịch vụ Tỷ lệ
Mobile Internet 5%
Tải nhạc chuông 5%
Tải hình ảnh 4%
Nghe nhạc trực tuyến 4%
Tải bản nhạc hoàn chỉnh 3%
Tín nhắn MMS 2%
Tin nhắn cập nhật 2%
Chat 2%
Tải nội dung lên 1%
Tải trò chơi 1%
Xem video trên điện thoại 1%
14

Hình 3.1: Thống kê LTE trên toàn cầu [24]
3.2 Nhu cầu phát triển LTE tại VIỆT NAM
Kể từ khi khai trương dịch vụ 3G ở Việt Nam (WCDMS /
UMTS, WCDMA/HSPA, WCDMA/HSPA+) tới nay lượng thuê bao
cũng như lưu lượng sử dụng dịch vụ dữ liệu không ngừng gia tăng.

Người dùng di động có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều lựa chọn
phong phú về dịch vụ với chất lượng tốt hơn. Và yêu cầu về băng
thông sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới do khả năng xử lý
của đầu cuối người dùng không ngừng tăng nền và người dùng luôn
yêu cầu các dịch vụ với trải nghiệm cao hơn. Các dịch vụ trước đây
chỉ có thể thực hiện trên máy tính, nay có thể thực hiện trên đầu cuối
di động. Việc phát triển các dịch vụ dưới dữ liệu mới sẽ là động lực
để phát triển công nghệ LTE tại Việt Nam.
11

Thông số Đơn vị UL Mô tả DL
Công suất phát
dBm
23 a 46
Độ lợi ăng ten
dB
8 b 14
Suy hao hệ thống
dB
0 c 0
Độ lợi phân tập
dB
0 d 0
Suy hao khác
dB
0 e 0
EIRP
dB
31 D=a+b-c+d-e 60
Băng tần

Mhz
2600 2600
Băng thông
Mhz
5 5
Độ hiệu dung Băng tần
%
90 90
Băng tần khả dụng
Mhz
4.5 Eff_BW=BW*BW_eff 4.5
Tổng số sóng mang con 300 300
Mật độ nhiễu nhiệt
dBm/Hz
-174 -174
Tổng nhiễu nhiệt
dBm
-107.47 G=No * W -107.47
Độ lợi ăng ten
dB
18 h 0
Hệ số nhiễu
dB
4 i 8
Suy hao phía thu
dB
1 j 0
UE (độ lợi, suy hao)
dB
13 K=h-i-j -8

Tải ô lân cận 50 l 50
Nhiễu từ các ô lân cận 3.0103 m 3.0103
SINR yêu cầu
MSC QPSK 1/3
64QAM 1/3
Kết quả mô phỏng
SINR yêu cầu tại biên ô
dB
5 S 12
Công thức Shannon
Số bít trong mỗi giây (Kb/s) 8400 p 25200
Tỷ lệ mã 0.33333 q 0.3333
Độ hiệu duụng tần số
bps/Hz
0.56 SE=1000*p*q/BW 1.68
Alpha 0.38 Alph 0.38
SINR yêu cầu tại biên ô
dB
2.49761
S=10*log10(2^(SE/Alph)-1)
13.101
SINR yêu cầu
dB
5 S 13.101
Tổn thất 1 143.458 L1=D-G+K-S 143.36
Tổn thất 2
dB/Km
0 0
SD of SF
dB

6.5 6.5
Dự trữ fading
dB
3.9 3.9
Tổng suy hao
dB
139.558 L 139.46

Hình 2.13: Quỹ năng lượng đường truyền RLB
12

Đầu vào
Băng thông (MHz) 5
Băng tần (MHz) 2600
Loại địa hình City
Mô hình kênh Okumura-Hata
Suy hao tối đa
dB
Kết quả
Bán kính ô
km
Omi directional site
Km2
Bi-sector site
Km2
Tri -sector site
Km2
KẾT QUẢ ĐỊNH CỠ

Hình 2.14: Kết quả đầu ra

2.5 Kết luận chương
Chương hai đã tập trung phân tích làm rõ phương pháp định cỡ
mạng truy nhập cũng như vai trò của định cỡ trong quá trình quy
hoạch mạng vô tuyến. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu quy trình định cỡ
vùng phủ sóng cũng như các thông số liên quan tới quá trình tính
toán định cỡ vùng phủ sóng, đồng thời xây dựng công cụ định cỡ dựa
trên phần mềm tính toán Excel. Trong chương tiếp theo sẽ tập trung
phân tích khả năng ứng dụng LTE tại nước ta cũng như bước đầu
định cỡ.
13

Chương 3
ỨNG DỤNG TRONG LTE TẠI VIỆT NAM
3.1 Xu thế phát triển LTE trên thế giới
Công nghệ di động LTE mang lại nhiều cải tiến vượt trội như:
LTE đạt mức tải xuống 100Mb/giây trong khi tốc độ tối đa của 3G
chỉ là 7,2Mb/giây, cũng như đạt độ trễ thấp (10 - 20 ms) và có khả
năng sử dụng nhiều băng tần khác nhau [12]. Bên cạnh đó, LTE được
phát triển dựa trên kiến trúc mạng hiện có nên giảm thiểu chi phí đầu
tư xây dựng mạng. Chính vì vậy LTE đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn hẳn so với các thế mạng trước đó như 2G hay 3G.
Cho tới nay chỉ tính riêng trong năm 2012 trên phạm vi toàn thế
giới đã có 42 nhà mạng khai trương dịch vụ LTE. Và dự báo đến hết
năm 2012 sẽ khoảng 150 nhà mạng trên 64 quốc gia hoàn thành triển
khai LTE. Cũng theo số liệu từ hiệp hội các nhà cung cáp dịch vụ di
động GSA (Global Mobile Suppiers Association), hiện nay có
khoảng 338 nhà mạng tại 101 quốc gia trên toàn thế giới đang đầu tư
mạng LTE, đó là một thành tựu đáng kinh ngạc sau bốn năm LTE đi
vào thực tiễn [31]. Hình 3.1 thể hiện bức tranh toàn cảnh về LTE trên
toàn thế giới hiện nay.

×