1
THU HOẠCH-TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI SOI
SÁNG CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC THUỘC
ĐỊA VÀ PHỤ THUỘC
Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng vô
sản. Bản chất giai cấp của nó rất rõ rệt và sâu sắc.
Trong cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề chuyên chính
vơ sản là vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản. Cách mạng
tháng Mười Nga cũng đồng thời giải quyết một cách đúng đắn
và sáng tạo vấn đề dân tộc theo đúng những quan điểm của
chủ nghĩa Mác. Việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước Nga còn
mở ra cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới một con
đường giải phóng hồn tồn mới, đầy tương lai xán lạn. Không
chỉ trên mặt lý thuyết mà cả trong thực tiễn, khi Cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng Mười Nga mở được một cửa đột phá vào
hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, chuyển thế giới từ chỗ chỉ là
một hệ thống duy nhất – chủ nghĩa tư bản – sang trạng thái có
hai hệ thống xã hội đối lập – chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội – thì cuộc đấu tranh để tự giải phóng của tất cả các dân tộc
bị áp bức và bóc lột được đặt vào một thế so sánh lực lượng
mới, ngày càng có lợi cho họ. Đến nay, hệ thống thuộc địa cũ
2
của chủ nghĩa đế quốc về căn bản đã bị xố bỏ. Sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc bước vào một giai đoạn mới: giải
phóng dân tộc đồng thời giải phóng xã hội, giải phóng lao động,
giải phóng giai cấp.
1- Từ vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc…
a. Vấn đề dân tộc không phải là vấn đề chủ yếu trong
học thuyết của Mác. Chủ nghĩa Mác-Lênin coi vấn đề chun
chính vơ sản là vấn đề trung tâm của mình cũng như của sự
nghiệp cách mạng của giai cấp vơ sản trên tồn thế giới.
Nhưng như Mác và Ăngghen đã chỉ rõ trong “Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản”, “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một
cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu
tranh dân tộc”1. Các ơng cịn căn dặn: “Trong các cuộc đấu
tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ
đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích khơng phụ thuộc vào
dân tộc và chung cho tồn thể giai cấp vơ sản”2.
Cho nên những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin
không hề coi thường vấn đề dân tộc mà thấy nó là một vấn đề
phức tạp, có quan hệ mật thiết với cuộc đấu tranh để thiết lập
chun chính vơ sản.
Trước cách mạng tháng Mười Nga, V.I. Lênin cũng đã
chỉ rõ rằng đội tiên phong của giai cấp vô sản không bao giờ
3
đấu tranh một mình chống tư bản cả. Nó phải lôi cuốn được
đông đảo quần chúng lao động trong quốc gia (dân tộc hoặc
nhiều dân tộc) đứng về phía mình, hình thành một phong trào
quần chúng chống tư bản. Lênin cho rằng nếu khơng có phong
trào quần chúng thì khơng cuộc cách mạng nào có thể có được,
mà đã là phong trào quần chúng thì thế nào phong trào này
cũng sẽ có mặt “mang nhiều sắc thái, lộn xộn, nhiều màu sắc,
thoạt nhìn thì thấy khơng thống nhất”1. Đội tiên phong phải có
năng lực thống nhất nó lại, chỉ đạo nó, hướng nó vào cuộc đấu
tranh chống tư bản mà mọi người đều căm thù, mặc dù căm thù
vì nhiều lý do khác nhau.
Vấn đề dân tộc trong cách mạng Nga đã được Đảng
Bơn-sê-vích, do Lênin đứng đầu, đặt ra ngay từ trong cương
lĩnh đầu tiên khi thành lập đảng. Trong lĩnh vực này, Lênin đã
nắm vững những quan điểm của Mác, Ăng-ghen và khi vận
dụng đã phát triển thêm học thuyết đó trong giai đoạn mới của
lịch sử.
Chủ nghĩa Mác ra đời trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản
đang cịn ở thời kỳ phát triển đi lên. Đó cịn là thời kỳ hình thành
các quốc gia dân tộc độc lập tư bản chủ nghĩa. Trước đó, chủ
nghĩa phong kiến bao trùm nhiều quốc gia có nhiều dân tộc,
dưới sự thống trị của giai cấp phong kiến thuộc một dân tộc
nhất định. Chủ nghĩa tư bản phát triển từ trong lòng xã hội
4
phong kiến, phá vỡ xã hội đó và dẫn đến sự hình thành các
quốc gia tư sản-quốc gia dân tộc hoặc quốc gia nhiều dân tộc.
Một quốc gia rộng lớn về mặt kinh tế, bao giờ cũng
thuận lợi hơn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đó là
một quốc gia nhiều dân tộc. Giai cấp tư sản thuộc dân tộc nhỏ
yếu vẫn có thể bằng lịng với sự phát triển của mình trong quốc
gia đó. Nhưng khi nào sự chèn ép về mặt kinh tế của giai cấp tư
sản thuộc dân tộc thống trị trở nên không chịu nổi đối với giai
cấp tư sản dân tộc không thống trị thì lúc đó sẽ bùng lên các
phong trào dân tộc, địi giải phóng dân tộc, li khai với quốc gia
cũ về mặt chính trị để thành lập các quốc gia tư sản mới khác.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xã hội hoá lao động
và sản xuất đã vượt ra khỏi khuôn khổ quốc gia và đạt đến quy
mơ quốc tế ngày càng cao. Đó là xu hướng tất yếu mang tính
quy luật khơng gì cưỡng lại nổi. Tư bản là một thế lực quốc tế.
Do đó chủ nghĩa Mác giáo dục giai cấp vô sản tất cả các nước
đấu tranh theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản, dưới khẩu
hiệu: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”. Thực tiễn cuộc
sống hàng ngày cũng khiến người công nhân trong một nước
thấy rằng ách áp bức bóc lột giai cấp là trực tiếp. Họ quan tâm
trước hết đến tình trạng họ bị bóc lột hơn là tìm hiểu xem tên tư
sản bóc lột mình thuộc về dân tộc nào. Điều này đặc biệt rõ ở
những quốc gia tư sản nhiều dân tộc như nước Nga trước cách
mạng. Ở đó, giai cấp vơ sản cũng xuất thân từ nhiều dân tộc
5
khác nhau. Ngay cả những người công nhân thuộc dân tộc
thống trị cũng vẫn có thể bị giai cấp tư sản của dân tộc khác
bóc lột. Chủ nghĩa Mác đã làm sáng tỏ vấn đề giai cấp là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt lịch sử thành văn của xã hội loài người. Do đó,
nhận thức về giai cấp là cơ sở để giải quyết đúng đắn vấn đề
dân tộc.
Nhưng bây giờ, trước sự xuất hiện của các phong trào
tư sản đòi giải phóng dân tộc, địi li khai về chính trị, thì thái độ
của giai cấp vơ sản và đội tiên phong của nó cần phải như thế
nào? Vấn đề trở nên phức tạp, đặc biệt là khi giai cấp vô sản
trong quốc gia đó cũng thuộc nhiều dân tộc khác nhau.
Chính Mác lúc đầu cũng chưa phân định rõ ngay được
vấn đề này. Phải theo dõi việc Mác giải quyết vấn đề này mới
nắm được đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác. Cịn nếu chỉ
muốn trả lời vấn đề đó một cách đơn giản là “có” hoặc “khơng”
một cách máy móc và cứng nhắc, thì rất có thể phạm sai lầm,
ảnh hưởng không tốt đến cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản. Hãy xem thái độ của Mác trong “Vấn đề Ai-rơ-len” hồi
thế kỷ XVIII. Vấn đề được đặt ra cụ thể lúc đó là: giai cấp cơng
nhân Anh có ủng hộ phong trào dân tộc Ai-rơ-len địi tách khỏi
nước Anh đang thống trị Ai-rơ-len không? Thoạt đầu, Mác chưa
quan tâm mấy đến phong trào dân tộc tư sản này, vì ơng cho
rằng khơng phải phong trào này mà chính là phong trào cơng
nhân Anh (trong lịng dân tộc đi áp bức) mới giải phóng được
6
Ai-rơ-len, bởi vì ơng nghĩ rằng chỉ có thắng lợi của giai cấp cơng
nhân Anh mới có thể hồn tồn giải phóng được các dân tộc bị
nước Anh thống trị. Nhưng nghiên cứu sâu xa hơn, chỉ ít lâu
sau, Mác lại tin ngược lại. Mác thấy rằng “giai cấp công nhân
Anh sẽ khơng thể làm gì được, chừng nào nó chưa dứt bỏ
được Ai-rơ-len… thế lực phản động Anh trong nước Anh bắt
nguồn trong sự nô dịch Ai-rơ-len”1. Giai cấp tư sản Anh đã dùng
một phần nhỏ trong lợi nhuận thuộc địa, dùng các đảng tự do
để lôi cuốn công nhân Anh vào việc ủng hộ nó duy trì chế độ
thuộc địa. Để cho giai cấp cơng nhân Anh có thể hồn thành
được sứ mệnh lịch sử của mình thì phải dứt nó ra khỏi cái trị
bẩn thỉu đó của giai cấp tư sản Anh. Chính trong q trình giải
quyết “vấn đề Ai-rơ-len” mà Mác và Ăng ghen đã hình thành
quan điểm nổi tiếng: một dân tộc đi áp bức một dân tộc khác thì
chính dân tộc đi áp bức cũng là một dân tộc khơng có tự do.
Vấn đề giải phóng dân tộc lúc đó, theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác, là vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc, tức là
quyền được tự do phân lập thành một quốc gia độc lập khác.
Quyền đó cũng dự kiến cả trường hợp sau này quốc gia mới đó
lại liên hiệp lại với quốc gia kia dưới một hình thức nào đó.
Chính Mác cũng đã dự kiến cả trường hợp sau này Ai-rơ-len có
thể lập liên bang với nước Anh. Nhưng trong mọi trường hợp
tách ra hoặc nhập lại, tất cả đều cần phải tiến hành một cách tự
nguyện, thật sự dân chủ, có nghĩa là phải tiến hành từ dưới,
7
chống lại mọi thủ đoạn bạo lực. Lợi ích cơ bản của giai cấp
cơng nhân địi hỏi ngun tắc dân chủ này, vì chỉ có trải qua các
cửa ải khác nhau của cuộc đấu tranh cho dân chủ, giai cấp
công nhân mới đưa sự nghiệp của mình tới đích được. Dân chủ
tuy không phải là mục tiêu cao nhất nhưng là một phương tiện
cần thiết để phát triển cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô
sản.
Mác và Ăng ghen không chỉ nghiên cứu và nêu lên
những kiến giải mẫu mực về thái độ đối với các phong trào dân
tộc tư sản ở Tây Âu. Hai ông cũng đã nghiên cứu cả nhiều
nước ở Đông Âu, đặc biệt là nước Nga, cũng như đã đề cập tới
một số nước lớn ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ… lúc đó.
b. Đối với nước Nga, trong một bức thư (đề ngày 24-101869), khi nhắc lại vấn đề Ai-rơ-len, Ăngghen có viết: “Từ Ai-rơlen đến Nga, il n’y a qu’un pas (chỉ có một bước thơi)” 1. Tuy
nhiên, chúng ta cần nhớ rằng, từ sau khi Ăngghen mất (1895),
chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại đã một thời lũng đoạn
phong trào công nhân quốc tế, làm đảo lộn trắng đen trong
nhiều vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác. Vấn đề dân tộc cũng
bị phá hoại như vậy. Nó được đề lên hàng đầu, che lấp cả vấn
đề đấu tranh giai cấp và chun chính vơ sản. Lênin và đảng vơ
sản Nga đã kiên trì và quyết liệt đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa
Mác, phát triển nó trong hồn cảnh mới, khi chủ nghĩa tư bản
đã đi đến giai đoạn tột cùng là chủ nghĩa đế quốc. Trong không
8
khí các nước đế quốc chuẩn bị và thực tế đã tiến hành cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất hoàn tồn chỉ có tính chất đế quốc
chủ nghĩa, thì bọn cơ hội chủ nghĩa đã ra sức truyền bá chủ
nghĩa sô-vanh vào phong trào công nhân, lôi cuốn giai cấp công
nhân từng nước đi theo chủ nghĩa dân tộc tư sản “của nước
mình”. Dưới chiêu bài “bảo vệ Tổ quốc”, quần chúng lao động,
công nhân và nông dân bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn,
tranh giành quyền lợi cho giai cấp tư sản “nước mình”.
Lênin và Đảng vơ sản Nga đã phải đấu tranh kịch liệt để
khôi phục lại các quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác về
vấn đề giải phóng các dân tộc bị áp bức và đã phát triển sáng
tạo những quan điểm đó trong khi vận dụng vào thực tiễn cách
mạng Nga và cách mạng thế giới. Vấn đề đã được đặt ra và
giải quyết như thế nào?
Trong đảng, một số người đã lầm tưởng rằng vấn đề
dân tộc ở nước Nga Sa hoàng cũng giống như vấn đề dân tộc
trong đế chế Áo – Hung cùng thời, tức là các dân tộc ở đây
khơng có u cầu tách khỏi đế chế Áo – Hung. Vấn đề quyền tự
quyết của các dân tộc ở Áo – Hung do đó khơng cần được đặt
ra. Lênin đã đi sâu làm sáng tỏ nội dung vấn đề này và vạch ra
rằng cách giải quyết vấn đề dân tộc ở nước Nga có khác với Áo
– Hung lúc đó. Lênin chỉ ra rằng tuy cả hai đế chế này đều là
những quốc gia nhiều dân tộc, nhưng vấn đề được đặt ra trong
hai quốc gia đó lại hồn toàn khác nhau. Ở Áo, cuộc cách mạng
9
tư sản kết thúc từ năm 1867, ở đó người Áo, người Hung,
người Tiệp và về sau có thêm cả người Đức, người Xla-vơ
đang cố kết với nhau để tránh bị các nước lân cận mạnh hơn
thơn tính và bóp nghẹt. Tình hình nước Nga thì lại khác. Nước
Nga đã được mệnh danh là “nhà tù các dân tộc”, ở đó khơng có
tình hình “những người dị tộc” muốn thống nhất với những
người Đại Nga để tránh bị thơn tính như ở Áo-Hung. Năm 1914,
khi vấn đề quyền dân tộc tự quyết lại trở thành một vấn đề tranh
luận ở trong Đảng, Lênin đã vạch rõ 5 đặc điểm của tình hình
nước Nga (so với tình hình Áo-Hung): 1) “những người dị tộc”
chiếm đa số (57%) dân cư, so với 70 triệu người Đại Nga; 2)
“những người dị tộc” đó bị áp bức nặng nề hơn nhiều so với
tình hình ở những quốc gia lân cận; 3) nhiều dân tộc sống ở
vùng ngoại vi quốc gia lại có những người cùng dân tộc sống ở
bên kia biên giới và đang được hưởng một nền độc lập dân tộc
lớn hơn (người Phần Lan, người Thuỵ Điển …); 4) sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản và trình độ văn hố chung ở những vùng
ngoại vi đôi khi lại cao hơn ở trung tâm quốc gia; và cuối cùng
là: trong khi các quốc gia phía tây đã hồn thành cuộc cách
mạng tư sản thì các quốc gia châu Á láng giềng cũng đang mở
đầu thời kỳ những cuộc cách mạng tư sản và các phong trào
dân tộc, bao gồm một phần những dân tộc cùng huyết thống
với các dân tộc sống trong nước Nga.
10
Lênin kết luận: “Vậy là chính những đặc điểm lịch sử cụ
thể của vấn đề dân tộc ở Nga khiến ở nước ta, trong thời kỳ
chúng ta đang trải qua, việc thừa nhận quyền dân tộc tự quyết
có một tầm quan trọng đặc biệt”1.
Cuộc đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc
diễn ra rất phức tạp vì sự chống đối nổi lên từ nhiều phía. Các
giai cấp thống trị đang cầm quyền (tư sản, địa chủ) công khai
dùng bạo lực để bảo vệ cái “nhà tù các dân tộc”, vì quyền lợi
giai cấp ích kỷ của chúng. Các nhà tư tưởng của chúng cho
rằng tuyên truyền quyền tự quyết của các dân tộc là “làm tan rã
quốc gia”, cũng giống như việc tuyên truyền tự do kết hôn là
phá hoại gia đình! Cịn ở trong hàng ngũ những người cách
mạng có những lập luận rằng: đảng vơ sản ở Nga là một đảng
thống nhất, tập hợp những người ưu tú của giai cấp vô sản
không phân biệt dân tộc ở nước Nga; chủ trương cho các dân
tộc này có quyền tự quyết là tăng cường sức mạnh cho giai cấp
tư sản của các dân tộc bị trị và làm yếu giai cấp vô sản, làm yếu
đảng, bằng cách chia rẽ nó! Để phù hợp với tình hình cụ thể
các dân tộc ở nước Nga, họ chủ trương “quyền tự trị dân tộc về
văn hoá” và chống lại chủ trương quyền dân tộc tự quyết.
Lênin đã đặc biệt chỉ rõ sai lầm của chủ trương “quyền
tự trị dân tộc về văn hố”. Về thực tiễn chính trị, nó đã phủ nhận
quyền dân tộc tự quyết, tức là quyền tự do phân lập của các
dân tộc thành các quốc gia khác nhau. Chính nó lại chia rẽ giai
11
cấp cơng nhân vì đã chủ trương tập hợp giai cấp cơng nhân
trong một quốc gia theo nhiều nhóm dân tộc khác nhau.
Trong cuộc đấu tranh này, theo gương Mác, Lênin đã đi
sâu vào nội dung sinh động của quyền dân tộc tự quyết chứ
khơng chỉ nêu nó lên như một khẩu hiệu suông. Theo Lênin, đối
với nước Nga lúc đó, cũng như đối với tất cả các nước chưa
hồn thành những cuộc cải tạo dân chủ tư sản mà đảng vơ sản
độc lập đã xuất hiện, thì chính sách dân tộc của đảng phải có
hai mặt: 1)thừa nhận quyền tự quyết của tất cả các dân tộc; 2)
liên minh chặt chẽ nhất, keo sơn nhất trong cuộc đấu tranh giai
cấp, giữa tất cả những người vô sản tất cả các dân tộc của một
quốc gia nhất định trong tất cả những biến cố lịch sử của quốc
gia đó, dù cho giai cấp tư sản có sửa đi sửa lại biên giới các
quốc gia như thế nào đi nữa2.
Hai mặt của chính sách dân tộc đó của đảng vơ sản đã
được Quốc tế thứ nhất nêu ra từ cuối thế kỷ trước. Vận dụng
chính sách đó vào hồn cảnh cách mạng Nga đầu thế kỷ XX,
Lênin giải thích rõ thêm là: “Việc thừa nhận quyền tự quyết của
tất cả các dân tộc bao hàm một mức tối đa về chủ nghĩa dân
chủ và một mức tối thiểu về chủ nghĩa dân tộc” 1. Điều đó có
nghĩa là trong khi ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc,
những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin khơng hề có ý ủng hộ
chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản của dân tộc bị trị, đi theo
chủ nghĩa dân tộc đó, mà chỉ coi đó là một bước để giành dân
12
chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đảng vơ sản,
trong đó có quyền độc lập của chính đảng vơ sản, quyền chống
lại chính chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản nước mình.
Giai cấp vơ sản trong dân tộc đi thống trị cũng phải vận
dụng chính sách dân tộc trên và điều đó cũng là vì lợi ích cuộc
đấu tranh của chính mình, cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư
sản nước mình. Đó là chủ nghĩa quốc tế vơ sản chân chính.
Hơn nữa, khi chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế
quốc, đi thống trị các dân tộc khác thì chủ nghĩa dân tộc tư sản
ở các nước đế quốc cũng đã mất đi tính chất quần chúng của
nó. Lênin đã nêu một tấm gương cao quý khi Người nhiệt thành
ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc bị chế độ Nga hồng áp
bức, bóc lột, đồng thời với thái độ căm ghét chủ nghĩa dân tộc
Đại Nga, Người đã tuyên bố tử chiến với nó. Đó là lập trường
chính trị đúng đắn của giai cấp vô sản và quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin.
Như vậy là Đảng vô sản Nga, do Lênin đứng đầu, ngay
trong Cương lĩnh năm 1903 đã đề ra một cách đúng đắn quyền
tự quyết của các dân tộc. Trong quá trình đấu tranh, Đảng đã
kiên trì và quyết liệt chống lại mọi khuynh hướng dân tộc chủ
nghĩa Đại Nga ở trong và ngồi đảng. Đó là một quan điểm nhất
quán của Đảng, trước khi giai cấp vô sản giành được chính
quyền cũng như sau khi đã thành lập được Nhà nước Xô-viết.
13
c. Cách mạng tháng Mười đã thật sự hoàn toàn xố bỏ
ách áp bức và sự bất bình đẳng đối với các dân tộc khơng phải
Nga. Ngày 2-11-1917, Chính phủ Xô-viết công bố bản “Tuyên
ngôn về quyền của các dân tộc ở nước Nga” quy định về mặt
luật pháp sự phát triển tự do và quyền bình đẳng của các dân
tộc ở nước Nga. Quyền tự quyết tức là quyền phân lập thành
các quốc gia độc lập, được bảo đảm cho tất cả các dân tộc.
Tháng chạp năm đó, Chính phủ Xô-viết thừa nhận quyền độc
lập quốc gia của U-crai-na và Phần Lan dù chính quyền ở
những nơi này lúc đó vẫn cịn nằm trong tay các giai cấp địa
chủ, tư sản. Các lực lượng phản động ở trong nước nhân sự
kiện đó đã la ó lên rằng những người bơn-sê-vích đã phá hoại
nước Nga! Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc tư sản trong các
dân tộc không phải Nga thì ra sức đề cao chủ nghĩa dân tộc của
mình để chia rẽ các dân tộc khác với dân tộc Nga. Ngược lại,
công nhân và nông dân các dân tộc đều hoan nghênh chính
sách của Chính phủ Xơ-viết.
Thí dụ về U-cra-i-na đã cho thấy rõ sự đúng đắn của
chủ trương về quyền dân tộc tự quyết, bao gồm cả mặt tự do
phân lập lẫn mặt tự do liên kết. Ngay trong tháng chạp 1917,
công nhân và nông dân U-cra-i-na đã họp Đại hội lần thứ nhất
các Xơ-viết tồn U-cra-i-na tun bố xố bỏ chính quyền tư sản
và địa chủ thành lập nước Cộng hồ xơ-viết U-cra-i-na. Đại hội
14
đã long trọng tuyên bố kiến lập sự liên minh chặt chẽ giữa nước
Cộng hồ Xơ-viết U-cra-i-na với nước Nga Xơ-viết.
Cho đến tháng 3-1918, Chính quyền Xơ-viết cịn được
thành lập ở Bi-ê-lơ-ru-xi-a, E-xtơ-ni-a, một phần Lít-va khơng bị
qn Đức chiếm đóng, Crưm, Mơn-đa-vi-a, Ba-cu, một phần lớn
Ca-dắc-xtan, cùng các vùng dân tộc Tuốc-kê-xtan.
Sự phản kích của các thế lực phản động ở trong nước
cùng với sự can thiệp của bọn đế quốc bên ngoài đã đẩy lùi
được cách mạng ở một số nơi: tháng 2-1918, quân Đức chiếm
E-xtô-ni-a và lật đổ Chính quyền Xơ-viết ở đây; mùa thu năm
1918, qn Áo – Đức chiếm U-cra-i-na và lật đổ Chính quyền
Xơ-viết; tháng 9-1918 quân Anh đã bắn chết 26 chính uỷ ở Bacu, tức là tồn bộ chính phủ của nước A-déc-bai-gian Xơ-viết;
tháng 8-1919, Chính quyền Xơ-viết ở Lát-vi-a bị qn Đức và
bọn bạch vệ Ba-lan lật đổ, cho mãi đến năm 1940 mới khôi
phục được; năm 1920, các thế lực trên cùng với hạm đội Anh
vẫn còn lật đổ được Chính quyền Xơ-viết Lít-va, và cũng phải
đến năm 1940 Chính quyền Xô-viết ở đây mới được khôi phục.
Cuộc đấu tranh khốc liệt giữa cách mạng và phản cách
mạng diễn ra như trên đã khiến các lực lượng cách mạng tự
nguyện liên kết lại với nhau. Chính quyền Xơ-viết cơng nơng
non trẻ tại các nước tự thấy cần phải liên kết với nước Nga Xôviết để cùng nhau chống lại kẻ thù cũng như cùng giúp nhau
xây dựng đất nước trong tương lai. Nhưng liên kết theo hình
15
thức nào? Lúc đầu đã có ý kiến định đơn giản hoá vấn đề bằng
cách liên kết tất cả các dân tộc khác trong Liên bang Nga. V.I.
Lênin đã phản đối ý kiến này. Người chủ trương hình thức liên
bang giữa các nước cộng hồ xơ-viết bình đẳng. Nhân dân lao
động của các dân tộc nhiệt liệt tán thành chủ trương của Lênin.
Thể theo ý nguyện của công nông các nước, tức là tuyệt đại bộ
phận thành viên các dân tộc, ngày 30-12-1922, Liên bang cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Xơ-viết được thành lập. Hình thức liên
bang đó tồn tại cho đến ngày nay. Sau Cách mạng tháng Mười,
đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Chẳng
vậy mà tờ “Diễn đàn Si-ca-gô” (Mỹ) ngay ngày hôm sau, 31-121922, đã phải viết: “Từ ngày hôm qua, Liên bang các nước
cộng hồ Xơ-viết là sự kiện đã rồi. Từ nay, Lênin sẽ là người
đứng đầu liên minh của 14 dân tộc, bao gồm người Ba-sơ-ki-a,
Tác-ta, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian v.v…”
Cách mạng tháng Mười vĩ đại khơng những đã giải
phóng các dân tộc khỏi “nhà tù” của đế quốc Nga mà việc thành
lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xơ-viết cịn xác lập
một quan hệ kiểu mới mà lịch sử cho tới lúc đó chưa hề biết tới
giữa các dân tộc và quốc gia sau khi giai cấp vơ sản đã nắm
chính quyền. Những tư tưởng về quyền bình đẳng và chủ
quyền của các dân tộc, việc nghiêm cấm mọi đặc quyền dân tộc
cũng như mọi hạn chế sự phát triển của các dân tộc, là cơ sở
và cốt lõi của liên minh nói trên. Sự liên minh này đã được tiến
16
hành theo phương châm mà Lênin đã đề ra là phải hết sức kiên
trì, thận trọng, tiến hành từ dưới lên.
Trong 65 năm qua, kể từ khi thành lập Liên bang cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Xơ-viết, liên minh trên đã đạt được những
thành tựu to lớn, rực rỡ trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa,
cũng như trong thử thách lớn lao của cuộc Chiến tranh giữ
nước vĩ đại (1941-1945) chống bọn phát xít Hít-le. Sự nghiệp
củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc trong Liên bang Xô-viết
là dẫn chứng hùng hồn về sức sống và năng lực sáng tạo của
các dân tộc đã thoát khỏi cả ách áp bức giai cấp lẫn ách áp bức
dân tộc.
Sức mạnh của liên minh các dân tộc anh em ở Liên Xô
thể hiện đặc biệt rõ trong việc đẩy mạnh sự phát triển không
ngừng của những vùng lạc hậu trước kia. Dựa vào sự giúp đỡ
của cộng đồng các dân tộc trong liên bang, trước hết là của dân
tộc Nga, các nước kém phát triển thời Nga hồng nay đã có
nền kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật hùng mạnh. Có thể
lấy ví dụ về nước Ca-dắc-xtan, một trong những vùng lạc hậu
nhất của nước Nga Sa hoàng. Tổng sản lượng công nghiệp của
nước này hiện nay đã tăng 900 lần so với năm 1917, với hàng
chục thành phố và khu công nghiệp lớn; đây cũng là khu vực
lớn về ngũ cốc và thịt của Liên Xô. Tất cả các nước cộng hồ
xơ-viết khác trong 65 năm qua đều có những bước tiến khổng
lồ. Về kinh tế, khoa học kỹ thuật, họ đã sánh vai được với các
17
nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu có hàng trăm năm phát triển.
Trên nhiều mặt, họ đã vượt qua những nước này.
d. Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, vấn đề
quyền tự quyết của các dân tộc trong một quốc gia cho đến
ngày nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi. Chủ nghĩa Mác-Lênin
cho rằng sự phát triển của xã hội loài người cuối cùng sẽ đi tới
chỗ các dân tộc hoà hợp với nhau, thay do sự đối địch nhau.
Nhưng đó là cả một q trình lịch sử. Sự khác nhau về dân tộc,
“ngay cả sau khi nền chun chính của giai cấp vơ sản đã được
thiết lập trên phạm vi tồn thế giới, cũng vẫn cịn tồn tại trong
một thời gian lâu, rất lâu”1.
Như mọi người đều biết, trong quá trình phát triển của
chủ nghĩaơt bản có hai xu hướng lịch sử trong vấn đề dân tộc :
thứ nhất là xu hướng thức tỉnh của ý thức dân tộc, chống ách
áp bức dân tộc, thiết lập các quốc gia dân tộc; thứ hai là xu
hướng tăng cường các quan hệ dân tộc. Xu hướng thứ nhất
chiếm ưu thế trong lúc chủ nghĩa tư bản mới phát triển và xu
hướng thứ hai là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản đã già cỗi, sắp
chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa.
Đứng trên góc độ lịch sử tồn thế giới mà xem xét thì
ngày nay chủ nghĩa tư bản đã ở vào giai đoạn già cỗi. Nhưng
đứng riêng từng vùng, từng nước thì khơng phải xu hướng thứ
nhất đã khơng cịn đường phát triển. Trái lại, đồng thời với sự
tăng cường ngày càng mạnh mẽ của xu hướng thứ hai thì xu
18
hướng thứ nhất tiếp tục tồn tại và phát triển, đặc biệt là tại các
nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi. Từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai tới nay, đã có tới gần một trăm quốc gia độc lập
mới xuất hiện trên những thuộc địa và nửa thuộc địa cũ của chủ
nghĩa đế quốc. Nhiều phong trào dân tộc đang tiếp tục đấu
tranh đòi quyền tự quyết, chống lại chủ nghĩa thực dân cũ và
những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc mới.
Như đã thấy, chủ nghĩa Mác-Lênin không bao giờ quan
nịêm một cách giản đơn là “có” hay “khơng” đối với những vấn
đề tách ra hoặc nhập lại của các dân tộc, mà đòi hỏi những sự
phân tích cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào
tiêu chuẩn tiến bộ xã hội. Tính cụ thể càng là yêu cầu không thể
thiếu được đối với từng trường hợp cịn bởi vì chủ nghĩa đế
quốc ngày nay cũng đang tự vỗ ngực là những hiệp sĩ của
“quyền dân tộc tự quyết”. Người ta còn nhớ rằng sau khi Cách
mạng tháng Mười Nga tuyên bố và thực hiện quyền dân tộc tự
quyết, tiếp đến là việc thành lập Liên bang Xơ-viết năm 1922 thì
Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao của nước Mỹ lúc đó là
R.Lan-xinh đã lên án cái gọi là “nạn dịch về quyền dân tộc tự
quyết” và hô hào ngăn chặn nạn dịch đó!. Nhưng đến khi q
trình trên đã trở thành khơng thể đảo ngược được thì các nước
đế quốc lại tìm cách “thích nghi” với nó, dùng thủ đoạn “chia để
trị” cổ truyền của chúng hịng làm suy yếu q trình giải phóng
các dân tộc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi phải trao trả
19
độc lập cho Ấn-độ, đế quốc Anh đã chia cắt nước Ấn-độ thành
Ấn-độ và Pakixtan (gồm cả Băng-la Đét mà lúc đó gọi là Đơng
Pakixtan) cũng như ngày nay bọn đế quốc và phản động quốc
tế đang kêu gào “quyền dân tộc tự quyết” cho cái gọi là “nước
Kha-li-xtan” ở Ấn-độ, cho bọn Pôn Pốt ở Campuchia, bọn
UNITA ở Ăng-gô-la, bọn CONTORA ở Ni-ca-ra-goa v.v… Đây
chỉ là sự thay đổi nhãn hiệu cho ách áp bức dân tộc của bọn đế
quốc và phản động, khơng dính dáng gì đến quyền dân tộc tự
quyết chân chính cả. Cần phải chống lại những thủ đoạn nham
hiểm đó, vì quyền tự quyết thật sự của các dân tộc.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, thực tiễn Cách mạng tháng Mười
Nga và sự phát triển của Liên bang Xơ-viết đã soi sáng con
đường phát triển chân chính của các dân tộc, giúp giai cấp
công nhân và nhân dân lao động các dân tộc trên thế giới tiếp
tục định hướng đúng đắn cho sự nghiệp đấu tranh và xây dựng
của mình.
2 - …Đến cách mạng giải phóng thuộc địa
a. Vấn đề thuộc địa trong học thuyết Mác-Lênin được
phát triển từ lý luận về vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc.
Hai vấn đề này liên quan mật thiết với nhau và cùng soi sáng
cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản để giải phóng dân tộc và đi
tới chun chính vơ sản. Sự khác nhau giữa hai vấn đề đó là ở
chỗ : vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc được nêu ra từ
tình hình một quốc gia có nhiều dân tộc, cịn vấn đề thuộc địa
20
được nêu ra trên cơ sở học thuyết về chủ nghĩa đế quốc, giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản và trên một quy mô rộng
lớn hơn, quy mô thế giới.
Ách áp bức dân tộc đã có từ lâu trong lịch sử. Nó phát
sinh trên cơ sở ách áp bức bóc lột giai cấp. Khi nghiên cứu chủ
nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh, Mác và Ăngghen đã nói tới vấn đề này. Hai ơng khơng chỉ nói tới Ai-rơ-len
mà đã nói tới cả Ấn-độ và một số thuộc địa của chủ nghĩa tư
bản đế quốc chủ nghĩa. Tiếp tục học thuyết của Mác và Ăngghen trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lê-nin đã xây dựng
nên học thuyết của mình về chủ nghĩa đế quốc, trong đó vấn đề
hệ thống thuộc địa được nêu thành một trong số những đặc
điểm của chủ nghĩa đế quốc. Lê-nin đã phân biệt các đế quốc
hiện đại với các loại đế quốc trước đây, như đế quốc La Mã, hồi
trước công nguyên, đế quốc phong kiến Sác-lơ-ma-nhơ hồi thế
kỷ VIII và IX. Lê-nin đã gọi chủ nghĩa đế quốc ngày nay là chủ
nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa. Sự phân biệt đó là cần thiết để
hoạch định cương lĩnh đấu tranh cho đúng đắn và phù hợp với
thời kỳ cuộc đấu tranh giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc
lột-giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản-diễn ra trên phạm vi tồn
thế giới.
Tư bản là một thế lực quốc tế. Lao động cũng đã được
quốc tế hoá mạnh mẽ từ dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là
dưới chủ nghĩa đế quốc. Trong khi giai cấp tư sản mang trong
21
mình nó nhiều mâu thuẫn, thậm chí mâu thuẫn đối kháng, trong
các quan hệ giữa các dân tộc thì giai cấp vơ sản mang trong
mình nó chủ nghĩa quốc tế vơ sản cao cả, khơng có đối kháng.
Giai cấp vơ sản khơng gắn mình với chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất-nguồn gốc của đối kháng giai cấp và dân tộc-mang sứ
mệnh lịch sử giải quyết các quan hệ dân tộc theo một tinh thần
mới, tiến bộ. Cần phải làm cho giai cấp công nhân các nước đế
quốc thấy rõ bản chất này, bởi vì sống trong xã hội tư bản chủ
nghĩa mà chủ nghĩa dân tộc tư sản được coi là tư tưởng chính
thống, thống trị, thì giai cấp cơng nhân ở đó có thể bị tiêm
nhiễm ít nhiều sâu sắc những thiên kiến dân tộc chủ nghĩa.
Điều mà thế kỷ trước Mác và Ăng-ghen đã phát hiện thấy trong
giai cấp công nhân Anh là giai cấp không hiểu rõ nhiệm vụ của
mình đối với các dân tộc bị giai cấp tư sản Anh nơ dịch, thì cho
đến tận sau Cách mạng tháng Mười Nga, người công nhân Anh
bình thường vẫn cịn cho rằng giúp đỡ những cuộc khởi nghĩa
ở Ấn-độ là một “sự phản bội”1. Lê-nin đã đấu tranh chống lại
các quan điểm dân tộc chủ nghĩa đó ngay từ trong Quốc tế hai,
trước khi nổ ra cuộc Cách mạng tháng Mười, góp phần hình
thành cánh tả xã hội chủ nghĩa tại Hội nghị Xim-méc-van, Hội
nghị Ki-en-tan và đã hình thành được các đảng cộng sản tại các
nước tư bản chủ nghĩa về sau này.
Trong khi đó, giai cấp vô sản tại các nước thuộc địa và
phụ thuộc lại có thể nhìn nhân dân lao động các nước đế quốc
22
bằng những con mắt thiên kiến, có tính chất dân tộc hẹp hịi,
mà khơng theo quan điểm giai cấp đúng đắn. Thiên kiến này chỉ
có hại cho cuộc đấu tranh chung của giai cấp vô sản.
Việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước Nga trước và sau
Cách mạng tháng Mười đã khiến Lê-nin có đủ căn cứ để thuyết
phục những người cánh tả trong Quốc tế hai đoạn tuyệt với
thiên kiến đó và cùng nhau lập ra Quốc tế cộng sản năm 1919.
Tại Đại hội II của Quốc tế cộng sản (Đại hội I chỉ là Đại hội
thành lập Quốc tế). Đại hội quan trọng đầu tiên để hoạch định
chiến lược, sách lược của phong trào cộng sản quốc tế. Lê-nin
đã đưa ra những luận cương nổi tiếng của mình “Về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa”. Vấn đề thuộc địa đã được đặt đúng
tầm quan trọng của nó, sau vấn đề chun chính vơ sản.
Vấn đề chun chính vơ sản tại các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ, đặc biệt là những nước đế
quốc chủ nghĩa, được đặt gắn liền với cách mạng giải phóng
thuộc địa, bởi vì cách mạng vơ sản ở chính quốc “mà thống
nhất được cuộc tiến cơng cách mạng của hàng trăm triệu
người, từ xưa đến nay vẫn đứng ngoài lịch sử, vẫn chỉ được coi
là đối tượng của lịch sử thì nhất định chủ nghĩa đế quốc tồn
thế giới sẽ bị sụp đổ”1. “Nếu khơng có sự đoàn kết hoàn toàn và
hết sức chặt chẽ trong cuộc đấu tranh của công nhân chống tư
bản ở châu Âu và châu Mỹ với hàng trăm triệu người nô lệ “ở
23
thuộc địa” bị bọn tư bản ấy áp bức, thì phong trào ở các nước
tiên tiến, trên thực tế, chỉ là một sự lường gạt mà thôi”2.
Trên diễn đàn Đại hội, lần đầu tiên trong lịch sử, Lê-nin
còn tuyên bố rằng : “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của chúng ta là ngày nay phải suy nghĩ đến cách đặt nền móng
đầu tiên cho việc tổ chức phong trào Xô-viết trong các nước
không phải tư bản”3. Người dự kiến việc này là rất khó khăn, sẽ
khơng tránh khỏi sai lầm, cho nên phải “xây dựng hay chỉ ra
những cơ sở thực tiễn khiến cho công tác từ trước đến nay vẫn
chưa có tổ chức trong hàng trăm triệu người, sẽ trở nên có tổ
chức chặt chẽ và có hệ thống”4.
Đó là những vấn đề mang tính chất bước ngoặt đối với
vận mệnh của các dân tộc thuộc địa lúc đó đang chiếm tới 70%
số dân trên thế giới. Chỉ nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng
và cũng chỉ nhờ có Cách mạng tháng Mười Nga đã thành cơng,
đưa lại những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc, nhờ nước Nga Xô-viết (cũng như về sau là Liên-xơ) trở
thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới, thì sự phát
triển của cách mạng thuộc địa mới được nêu lên và đặt thành
vấn đề quan trọng như vậy trong phong trào cách mạng vô sản
chung của thế giới.
Quốc tế cộng sản còn bổ sung khẩu hiệu “Vơ sản tất cả
các nước, đồn kết lại!” được nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản” năm 1848 bằng khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước
24
và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” Nhưng khẩu hiệu sau đã
không phủ định khẩu hiệu trước. Khẩu hiệu trước ln ln
mang tính chất kinh điển. Lê-nin đã xác nhận rằng khẩu hiệu
sau là không đúng so với quan điểm của “Tuyên ngôn” là quan
điểm cho rằng ách áp bức dân tộc sẽ mất sau khi xoá được ách
áp bức giai cấp. Nhưng đồng thời Lê-nin vạch ra rằng “đứng
trên quan điểm chính trị hiện nay”, tức là khi chủ nghĩa tư bản
đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc cùng với hệ thống thuộc
địa nhục nhã của nó, thì khẩu hiệu sau mới là đúng5.
Thực tiễn chính trị của thời đại đế quốc chủ nghĩa đã
cho thấy rằng giai cấp vô sản không thể đánh bại được chủ
nghĩa đế quốc nếu hệ thống thuộc địa của nó vẫn cịn. Cách
mạng vơ sản và cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn bó với
nhau, cùng tiến cơng vào chủ nghĩa đế quốc, đánh lùi từng
bước, xoá bỏ từng bộ phận, tiến lên xố bỏ hồn tồn chủ
nghĩa đế quốc. Trong chiến lược chung đó, cách mạng thuộc
địa phải chủ động tiến công chủ nghĩa đế quốc, không thụ động
chờ cho cách mạng chính quốc nổ ra trước. Hơn nữa, chiến
lược đó cịn bao hàm một nội dung khác nữa là giai cấp vô sản
các thuộc địa cần chủ động nắm lấy quyền lãnh đạo cách mạng
giải phóng dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, khơng phó
mặc việc này cho giai cấp tư sản dân tộc. Muốn vậy, đảng vô
sản ở thuộc địa phải hoạch định được một chiến lược cách
mạng phù hợp với điều kiện từng nước. Giai cấp vô sản quốc
25
tế, đặc biệt là giai cấp vô sản đã chiến thắng và giai cấp vơ sản
tại chính quốc, phải hết lòng hết sức giúp đỡ, phối hợp đấu
tranh với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc tại các
thuộc địa.
Sự quan tâm của Quốc tế cộng sản và của Lê-nin đối
với cách mạng giải phóng dân tộc khơng chỉ trên mặt lý thuyết
mà cả trong thực tiễn tổ chức lực lượng cách mạng tại các
nước thuộc địa. Các đảng vô sản trước đây chỉ mới phát triển
và hoạt động tại châu Âu, trung tâm của chủ nghĩa tư bản thế
giới, thì từ nay bắt đầu phát triển cả sang các nước thuộc địa và
phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ la-tinh, trước hết là các
trung tâm công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền của bọn thực dân.
Sau Đại hội II Quốc tế cộng sản, tháng 9-1920 còn diễn ra một
cuộc hội nghị quan trọng khác : Đại hội các dân tộc phương
Đông. Đại hội họp tại Ba-cu, bao gồm đại diện của 37 dân tộc.
Ngoài các dân tộc ở Trung Á, cịn có đại biểu các nước Ap-gani-xtan, Ai-cập, Ấn-độ, I-ran, Trung Quốc, Triều Tiên, Xy-ri, Thổ
Nhĩ Kỳ, Nhật Bản… Một số đại biểu của các đảng cộng sản
châu Âu và châu Mỹ cũng tham dự Đại hội này : Bê-la Cun
(Hung-ga-ri), Tơ-mát Quen-sơ (Anh), Giơn Rít (Mỹ). Đại hội đã
đi sâu vào các vấn đề về cách mạng thuộc địa mà Đại hội II
Quốc tế cộng sản vừa nêu ra, bày tỏ sự nhất trí hồn tồn với
các luận cương của Đại hội II, ra lời kêu gọi các dân tộc
phương Đông và lời kêu gọi nhân dân lao động châu Âu, châu