Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư tưởng đó. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.85 KB, 30 trang )

Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân
tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư
tưởng đó.
1
Mục lục
Trang
Đặt vấn đề
Nội dung
Chương 1: Vấn đề dân tộc thuộc địa
1. Quan điểm của Mác-Ăngghen và Lênin về vấn đề dân tộc
2. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
2.1. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng phong kiến
2.2. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
3. Độc lập dân tộc nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc
3.1. Cách tiếp cận từ quyền con người
3.2. Nội dung của độc lập dân tộc
4. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của dân tộc
Chương 2: Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau
2. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội
3. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
4. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân
tộc khác
Chương 3: Ý nghĩa của tư tuởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1. Ý nghĩa của tư tưởng đối với cách mạng dân tộc Việt Nam
1.1. Ý nghĩa của đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong nước
1.2. Con đường của Hồ Chí Minh so với các vị tiền bối
2. Ý nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới
3. Vận dụng tư tưởng trong công cuộc đổi mới hiện nay


3.1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn
động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
3.2. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc
trên quan điểm giai cấp
3.3. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
Kết luận
Tham khảo
2
2
2
2
3
3
4
5
5
6
10
12
12
15
20
22
23
23
23
25
26
27

27
27
28
29
29
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân tộc là một sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
C.Mác, Ăngghen và Lênin đã có những quan điểm cơ bản có tính phương pháp
luận về vấn đề dân tộc. Trước dân tộc có những hình thức cộng đồng như thị tộc,
bộ tộc, bộ lạc, nhưng khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì dân tộc mới xuất hiện theo
đúng ý nghĩa của nó.
Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc thì xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Ở giai đoạn này vấn đề dân
tộc thuộc địa phát triển gay gắt đòi hỏi được giải quyết. Lê-nin cho rằng chỉ có chủ
nghĩa xã hội và cách mạng vô sản trên cơ sở không còn áp bức giai cấp và áp bức
dân tộc mới tạo điều kiện giải phóng cho các dân tộc thuộc địa, giúp cho các dân
tộc thuộc địa quyền dân tộc, quyền tự quyết và các quyền thiêng liêng khác.
C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc
tạo cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược sách lược của các Đảng cộng sản về
vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng từ thực tiển cách mạng vô sản ở châu Âu, các
ông vẩn tập trung nhiều vào vấn đề giai cấp. Điều kiện những năm đầu thế kỉ XX
trở đi đặt ra yêu cầu cần vânh dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với
thực tiễn ở các nước thuộc địa; chính Hồ Chí Minh đã đáp ứng yêu đó.
Trên cơ sở những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn
đề dân tộc, Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình thực tiển ở Việt Nam và các thuộc
địa khác Người đã xây dựng nên một hệ thống về vấn đề dân tộc- là vấn đề dân tộc
thuộc địa, giải phóng dân tộc thuộc địa. Hệ thống luận điểm này của Hồ Chí Minh
có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiển lớn.
II. NỘI DUNG.

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ DÂN TỘC THUỘC ĐỊA.
1. Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc.
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những vấn đề về kinh tế, chính trị, lãnh
thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc các nhóm dân tộc và bộ tộc. Dân
tộc là cộng đông người ổn định hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ
chung, quốc ngữ chung, nền kinh tế thống nhất có truyền thống văn hóa truyền
thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
3
Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là một sản phẩm của lịch sử. Mác-
Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết dân tộc một cách khoa học.
C.Mác và Ăngghen đã có những quan điểm cơ bản có tính phương pháp luận để
nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất, những quan điểm cơ bản, thái
độ của giai cấp công nhân và Đảng của giai cấp công nhân đối với vấn đề dân tộc.
Lênin đã phát triển quan điểm về dân tộc thành hệ thống quan điểm lý luận toàn
diện và sâu sắc, tạo cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách dân tộc của các
Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Các dân tộc có quyền tự quyết trong việc lựa chọn chế độ chính trị, xu hướng phát
triển đi lên. Đoàn kết giai cấp công nhân, những người lao động chính quốc và
thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, khắc phục tâm lý dân tộc nước lớn, kỳ thị dân
tộc, tự ti dân tộc.
2. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa.
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề dân tộc nói
chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề
đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước
ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân
tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
2.1. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu
khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm
đến các dân tộc thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn

đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột người
nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự
quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như : Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm
thuộc địa, Công cuộc khai hóa giết người , tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần
cái gọi là “khai hóa văn minh”của chúng. Người viết: Để che đậy sự xấu xa của
chế độ bóc lột chết người, chủ nghĩa tư bản thưc dân luôn điểm trang cho cái huy
chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lí tưởng: Bác ái, Bình đẳng,
Trong những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạnh
mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên
4
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Người chỉ rõ sự đối kháng giữa
các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc
địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được.
Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin
bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung
bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lênin bàn nhiều về đấu
tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu
tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
2.2. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.
Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì
phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt
của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hương phát triển gắn liền với một
hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí
Minh khẳng định phương hướng phá triển của dân tộc trong thời đại mới là chủ
nghĩa xã hội.
Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức
mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải quan nhiều giai
đoạn chiến lược khác nhau.Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản

Việt Nam, Hồ Chí Minh viết:” Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp cả nội dung dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
“Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định mọi vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc
cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để.
Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét
độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ
nghĩa tư bản ở phương Tây.
5
3. Độc lập dân tộc nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc.
Vấn đề dân tộc trong tư tương Hồ Chí Minh có nội dung cốt lõi là vấn đề độc
lập dân tộc. Người tiếp cận vấn đề dân tộc từ những tư tưởng từ hai bản tuyên ngôn
của Pháp và Mỹ rồi đúc kết thành những hệ thống luận điểm về độc lập dân tộc.
3.1. Cách tiếp cận từ quyền con người.
Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được thiết lập từ giá trị
cách mạng thế giới mang lại. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người hoàn toàn
khác với các học giả tư sản và những nhà tư tưởng hay triết học của nhân loại.
Cách tiếp cận của Người hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc. Người xuất phát từ đặc
điểm của thời đại và con người hiện thực để xem xét và giải quyết vấn đề con
người. Với cách xem xét đó thì quyền con người ở Việt Nam chỉ có thể được giải
quyết thông qua một cuộc cách mạng hiện thực. Nhận thức về quyền con người
của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tư tưởng trong hai bản Tuyên ngôn
Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của cách mạng pháp năm 1791.
Trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ khẳng định: “ Tất cả mọi người sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc” . Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp khẳng

định: ““Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Như vậy, từ quyền con người mà thành tựu các
cuộc cách mạng Pháp Mỹ mang lại, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành
quyền dân tộc, Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Từ lý luận về quyền con người mà hai cuộc cách mạng Pháp và Mỹ xác lập, trở
thành giá trị phổ biến, khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn, cụ thể là thực tiễn cảu
cách mạng Việt Nam đã hinh thành một khái niệm mơi đó là quyền dân tộc.
Hồ Chí Minh nâng cao quyền con người lên thành quyền dân tộc là hợp với lẽ
tự nhiên, vì quyền con người nằm trong quyền dân tộc, vi phạm quyền dân tộc điều
đó cũng có nghĩa là vi phạm quyền con người. Điều này nó trái với chân lý đã
được khẳng định trong Tuyên ngôn của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp.
Với cách tiếp cận này Hồ Chí Minh đã đặt quyền con người vào trong quyền
dân tộc, một bộ phận trong quyền dân tộc, muốn giải phóng con người thì phải giải
6
phóng dân tộc, vì không thể có tự do cho mỗi con người, nếu dân tộc đó còn nô lệ,
mất độc lập tự do; không thể có tự do hạnh phúc cho mỗi con người nếu dân tộc
còn nghèo nàn lạc hậu.
3.2. Nội dung của độc lập dân tộc.
Vấn đề dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập là vấn đề dân tộc thuộc địa, được đặt ra
ở thế kỉ XX, khi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bước vào thời kỳ mới
dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917.
Là người dân mất nước, nhiều lần được chứng kiến tội ác dã man của chủ nghĩa
thực dân đối với đồng bào mình và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới, Hồ
Chí Minh thấy rõ một dân tộc không có quyền bình đẳng chủ yếu là do dân tộc đó
mất độc lập. Vì vậy, theo Người, các dân tộc thuộc địa muốn có quyền bình đẳng
thực sự phải tự đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập thật sự, độc
lập hoàn toàn cho dân tộc mình.
Độc lập dân tộc là làm cho dân tộc ấy thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giặc

ngoại xâm, phải là một nền độc lập thật sự chứ không phải là nền độc lập giả hiệu.
Theo Hồ Chí Minh, phải là độc lập thật sự và độc lập hoàn toàn, tức là, dân tộc đó
phải có đầy đủ chủ quyền về chính trị, kinh tế, an ninh, và toàn vẹn lãnh thổ, chứ
không phải là chiếc bánh vẽ mà bọn thực dân, đế quốc bố thí. Độc lập thật sự, độc
lập hoàn toàn, theo Người, phải được hiểu một cách đơn giản: nước Việt Nam là
của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do
người Việt Nam tự giải quyết. Và giá trị đích thực của độc lập dân tộc phải được
thể hiện bằng quyền tự do hạnh phúc của nhân dân, mà theo Người, độc lập dân tộc
là đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng độc lập
dân tộc, khát vọng độc lập dân tộc của Người được thể hiện ở tinh thần “thà hy
sinh tất cả”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và vượt lên tất cả là tinh thần
“Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận
của cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân
mất nước. Sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc làm quần chúng nhân dân căm phẫn
đến tột độ. Nhân dân ta, thế hệ nối tiếp thế hệ, quyết không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ. Tinh thần ấy đã “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn,
7
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước”.
Nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn của một dân tộc theo Hồ Chí Minh phải
được thể hiện đầy đủ ở những nội dung chủ yếu sau đây:
- Độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả xâm
phạm của dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Trên đời nghìn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do”.
Độc lập của Tổ Quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Độc lập, tự do là
khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Người đã từng nói: “ Tự do cho đồng
bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi mong muốn, đấy là tất
cả những điều tôi hiểu”.
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước

đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt
những người Việt Nam yêu nước, Người gửi tới hội nghị Véc-xây bản yêu sách
gồm tám điểm, đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh xác định
mục tiêu “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “làm cho nước
Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng, một cương
lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do
cho dân tộc.
Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc. Tháng 6/1941 Người viết thư kính
cáo đồng bào, chỉ rõ : “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết
thảy”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc
lập, ban bố mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là “Cờ treo
độc lập, nền xây bình quyền”. Tháng 8-1945, khi thời cơ cách mạng chín muồi,
Người khẳng định quyết tâm: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc”.
8
Cách mạng tháng Tám thành công Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc
tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: “ Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.
- Độc lập dân tộc phải thống nhất với sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước trong
thời gian sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “ Nhân
dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng
kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn
lãnh thổ cho Tổ quốc, độc lập cho đất nước”.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chốn thực dân Pháp bùng nổ, thể hiện quyết tâm
bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi vang dội núi sông:

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”.
Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá miền Bắc với quy mô và cường độ
ngày càng ác liệt Hồ Chí Minh nêu một chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “
Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
- Dân tộc đó phải được độc lập về các mặt : chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh
thổ; trong đó trước hết và quan trọng nhất là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn về
chính trị.
9
Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Người khẳng
định: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định,
nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc-xây bản yêu sách gồm tám
điểm:
1) Ân xá cho tất cả chính trị phạm bản xứ.
2) Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách ban bố cho người bản xứ cũng
được đảm bảo về pháp lí như người Âu Châu, xóa bỏ hoàn toàn và triệt để các tòa
án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức đối với bộ phận trung thực nhất
trong nhân dân An Nam.
3) Quyền tự do báo chí và ngôn luận.
4) Quyền tự do lập hội và hội họp.
5) Quyền tự do xuất dương và đi du lịch nước ngoài.
6) Quyền tự do giáo dục và thành lập các trường kỹ thuật chuyên nghiệp ở tất cả các
tỉnh cho người bản xứ học.
7) Thay các chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8) Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại đại biểu
Pháp được giúp nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
Bản yêu sách chưa đề cập đến vấn đề tự trị hay là vấn đề dân tộc mà tập trung
vào hai nội dung cơ bản:
+ Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối

với người châu âu. Cụ thể là phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ
khủng bố, đàn áp bô phận trung thực nhất trong nhân dân tức là những người yêu
nước; phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế băng chế độ ra các đạo
luật.
10
+ Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận,
quyền tự do báo chí, tự do lập hội tự do cư trú,
Bản yêu sách đấy không được bọn đế quốc chấp nhận. Người đã kết luận và cũng
là bài học: “Muốn giải phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ từ sự giúp đỡ
bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình”.
- Nền độc lập thực sự hoàn toàn, theo Hồ Chí Minh còn phải được thể hiện ở ấm no,
tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Suốt đời Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được
hoàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”.
Người nói: “Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của
độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và
triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh.
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng
của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là nguồn động viên lớn đối
với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, là một tư tưởng lớn trong độc lập giải
phóng dân tộc. “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động của
dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên thế
giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Có thể nói, tinh thần “không có gì
quí hơn độc lập tự do” là tư tưởng và lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức
mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc
bị áp bức trên thế giới. Vì vậy Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải
phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn được thừa nhân là “Người khởi xướng cuộc
đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
4. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước.

Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản phương
Tây ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sứ áp bức, bóc
lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề, thì phản ứng
của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Theo Hồ Chí Minh do nền kinh tế còn lạc
11
hậu, chưa phát triển nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế
cuộc đấu tranh giai cấp không diển ra như ở phương Tây. Các giai cấp vẫn có sự
tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân họ đều chịu chung số phận là người
nô lệ mất nước.
Cùng với sự kết án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu
tranh, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông,
“chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Vì thế, “người ta sẽ không
làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy
nhất của đời sống xã hội của họ”. Người kiến nghị về cương lĩnh hành động của
Quốc tế Cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế
Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc
ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.
Sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân
tộc thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại
xâm nào.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân
ta đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn
thực dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước
Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do”. Trong tư tưởng của Người, chủ
nghĩa dân tộc chân chính “ là một bộ phận của tình thần quốc tế”, khác hẳn với tinh
thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền
thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa

dân tộc chân chính. Muốn cách mạng thành công thì người cộng sản phải biết nắm
lấy và phát huy.Và Người cho đó là “ một chính sách mang tính hiện thực tuyệt
vời.”
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ
GIAI CẤP
12
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.
Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất
của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam. Giai cấp công nhân lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam, nói
tới giai cấp công nhân là giai cấp như một chỉnh thể chứ không phải từng nhóm,
từng người. Để có thể lãnh đạo, giai cấp công nhân phải có lực lượng, có tổ chức
tiêu biểu cho sự tự giác và bản chất giai cấp của mình. Lực lượng đó là Đảng Cộng
sản. Xét về thành phần xuất thân thì nước ta có nhiều đảng viên không phải là công
nhân. Nhưng, bất cứ đảng viên nào cũng phải đứng trên lập trường giai cấp công
nhân thể hiện ở lý tưởng, ở chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng, ở tinh
thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai cấp
công nhân vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân
tộc. Điều này được Đảng ta khẳng định rất rõ: “Đảng Cộng sản Viêt Nam là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Đảng của giai
cấp công nhân nước ta đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành thắng lợi trọn vẹn cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ lịch sử khó khăn, phức
tạp nhất. Đồng thời họ là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước ta, là hạt nhân vững
chắc trong liên minh công nhân – nông dân – trí thức, nền tảng của khối đại đoàn
kết dân tộc.
Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân,

nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược,
đảm bảo thành công của cách mạng, nó là truyền thống quý bảo của dân tộc và
Người cho rằng: “Muốn giải phóng dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự
mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản” vì
thế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng có thể và cần thiết phải điều
chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối
tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là
vấn đề sống còn của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc cần có sự liên kết giữa các
giai cấp để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đây là then chốt của vấn đề đại đoàn kết
dân tộc. Muốn cách mạng thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng
13
phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất và phải có mối quan hệ chặt chẽ,
qui mô và mức độ của thành công,
Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách
mạng của kẻ thù. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giời
cũng phải dựa vào hai lực lượng: chính trị toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó
lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang. Tư tưởng bạo lực cách
mạng bạo lực của Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ, đối lập với tư tưởng hiếu chiến
của kẻ xâm lược, Người tìm mọi cách ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang, đẩy
lùi chiến tranh, có khi phải chấp nhận nhân nhượng, có nguyên tắc, bởi vì Người
yêu nước thương dân, quý trọng sinh mệnh con người. Ngay cả khi đang kháng
chiến, người cũng không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm hoà bình, sớm kết thúc chiến tranh.
Nhưng không có cách nào khác để tránh khỏi chiến tranh, kẻ thù độc ác và ngoan
cố gây chiến tranh xâm lược, Người kiên quyết kêu gọi toàn dân tộc, toàn quân
nhất tề đứng dậy chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. “Đồng bào tôi và tôi thành
thực muốn hoà bình…” . Do chúng ta phải phát động và tiến hành cuộc chiến tranh
chính nghĩa chống xâm lược và bạo tàn nên Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh vai
trò quyết định của chính trị trong việc vạch ra đường lối chiến lược, phát động và
tập hợp quần chúng tham gia kháng chiến, xây dựng và sử dụng lực lượng, củng cố
hậu phương, nâng cao trạng thái chính trị - tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ

trang.
Thiết lập chính quyền nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân. Hồ Chí Minh
muốn thiết lập một chính quyền kiểu mới, thành quả của Cách mạng Tháng tám,
xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột hơn 80 năm của thực dân, đế quốc và hàng nghìn năm
phong kiến. Kể cả trong điều kiện khó khăn nhất Hồ Chủ tịch vẫn xác định mục
tiêu phấn đấu của Nhà nước là:
“1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4 . Làm cho dân có học hành”.
Người giải thích: “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để dành độc lập. Chúng ta đã
tranh được rồi… Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết
14
rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập
khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Là người sáng lập Đảng và Nhà nước ta, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đích thân lãnh đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp
luật Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây nhà nước pháp quyền dựa trên một
hệ thống quan điểm rõ ràng, nhất quán và phù hợp với truyền thống dân tộc Việt
Nam. Người cho rằng, xây dựng nhà nước pháp quyền là xuất phát từ yêu cầu dân
chủ triệt để; với một nhà nước hợp hiến, hợp pháp; có hệ thống pháp luật dân chủ,
nhân văn, là công cụ phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ và phát huy
quyền con người.
Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã xác
định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là hướng tới xây dựng chủ
nghĩa xã hội cộng sản, mà trước hết là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách
mạng là sự đổi mới toàn diện trên cơ sở phá bỏ tận gốc chế độ xã hội cũ lạc hậu,
phản động, cuộc cách mạng nào cũng có tính chất đó. Người đã tiếp thu và chấp
nhận tính hiện đại của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, bởi Người nhận thức
rằng, chỉ có chủ nghĩa này nới có thể giúp các dân tộc thuộc địa tiến hành giành
độc lập hoàn toàn và từ đó đưa nhân dân của mình tiến tới tự do, hạnh phúc thực

sự. Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các
nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không
được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực, đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả
hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản”. Tư tưởng
Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc
trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục
tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Hồ Chí Minh nói: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có ý gì”. Do đó sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người được sung sướng
tự do. Trong thời kỳ cách mạng tư sản dân quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản để thực hiện các khẩu hiệu của mình và chuyển cuộc cách mạng tư sản dân sản
dân quyền thành cách mạng vô sản không thể giành được thẳng lợi hoàn toàn nếu
không thể giành được thắng lợi hoàn toàn nếu không có khối liên minh cách mạng
của giai cấp vô sản và nông dân, nếu không có sự tham gia tích cực của quần
chúng nông dân bị áp bức vào việc thực hiện khẩu hiệu cách mạng. Thực tiễn trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với những thành tựu chói sáng
15
càng thúc giục Hồ Chí Minh phấn đâu chỉ vì mục tiêu cuối cùng la độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.
2. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh dân tộc là trên hết! Ngay từ khi bước chân lên tàu
tìm đường cứu nước năm 1911 chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã nói: “ Tự do
cho đồng bào tôi, độc lập cho dân tộc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là
tất cả những điều tôi hiểu”.
Bác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “ dân tộc Việt Nam được độc lập,
nhân dân được tự do, mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành. Để lái
con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn
khó khăn, gian khổ, hi sinh, mất mát. Cả cuộc đời hoạt động của Người là để giải

phóng dân tộc, để dân tộc được độc lập, nhân dân được no ấm hạnh phúc và quyền
công dân được đảm bảo. Tư tưởng ấy nhất quán từ khi Người bắt đầu cuộc đời hoạt
động cách mạng cho tới khi Người mãi mãi ra đi.
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mác- Lênin. Từ đó, Người đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước truyền
thống Việt Nam, trong sự thống nhất với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sự phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam,
trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc và giai cấp ; ý thức giác ngộ về cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất cũng là động lực chủ yếu để
Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và tiếp thu quan điểm Mác- xít về
giai cấp. Đó chính là nhân tố đảm bảo tính khoa học và cách mạng cho sự phát
triển tinh thần dân tộc đúng đắn ở người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc- Hồ
Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu
tranh cách mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải chỉ là chứng
minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn là sự phát triển mang
định hướng rất cơ bản. Trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp lúc bấy giờ và mặc
dù chịu rất nhiều sức ép, nhưng bao giờ Hồ Chí Minh cũng nắm vững tư tưởng độc
16
lập, tự chủ trong tư duy chính trị và hành động thực tiễn. Ngay từ năm 1920 Bác đã
xác định con đường phải đấu tranh rồi.Tại sao Bác lại phải vào Đảng cộng sản
Pháp và sau này khi sang Liên Xô, Bác tán thành nghị quyết Quốc tế cộng sản III.
Đó là vì trong các cương lĩnh ấy có nói tới cuộc cách mạng đánh đổ giai cấp thống
trị. Để tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cộng sản thế giới và nhằm mục đích
thực hiện cho kỳ được cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Bác đã đề xướng thuyết
“ hai cuộc cách mạng”: cách mạng dân tộc và cách mạng vô sản. Bác đã nói với
các đồng chí cộng sản Pháp rằng “ Các đồng chí nói thế giới chỉ có một cuộc cách
mạng- cuộc cách mạng vô sản. Đấy là cuộc cách mạng ở các nước châu Âu, hay
nói đúng hơn là các nước công nhiệp châu Âu, còn chúng tôi là các nước thuộc địa
mênh mông như thế này, có phải các đồng chí giải phóng là đã đồng thời giải

phóng chúng tôi đâu. Chúng tôi phải tự làm lấy”. Câu nói của Người là bằng chứng
hùng hồn cho mục tiêu đặt độc lập dân tộc lên trên hết, trước hết. “ Nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì
chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ
phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Khác với các con đường cứu nước của ông cha ta, gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa phong kiến cuối thế kỉ XIX, hoặc chủ nghĩa tư bản đầu thế kỉ XX con đường
cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Năm 1911 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người muốn đi tìm chân
lí cho dân tộc ngay chính tại quê hương của chủ nghĩa tư bản. Sau những năm ở
các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh, những kết luận được Người
rút ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn ác, vô
nhân đạo, là kẻ thù của nhân dân lao động khắp thế giới. Theo Người, con đường
cách mạng vô sản là “ con đường giải phóng chúng ta”, do đó muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”,
rằng “ chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không
phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…”. Trong quá
trình tìm đường cứu nước cứu dân và định hình đường lối chính trị giải phóng,
giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động ở các nước châu Âu,
phương tây tư bản chủ nghĩa mà Người còn hoạt động ở phương Đông, châu Á,
tìm hiểu thực tiễn các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc và Thái Lan. Những cứ
17
liệu thực tiễn đó giúp Người so sánh, phân tích tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt trong các kết cấu kinh tế- xã hội, các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc rất
khác nhau giữa các nước phương Tây và phương Đông đang còn tồn tại rất nhiều
tàn tích phong kiến và đang là đối tượng khai thác , nô dịch của của chủ nghĩa thực
dân. Mối quan tâm đặc biệt của Bác là tình hình Đông Dương đặc biệt là Việt
Nam- đất nước đã mất độc lập chủ quyền và đang bị chủ nghĩa thực dân đè nén

thống trị. Do đó việc nghiên cứu, khảo sát thế giới và khu vực cũng chỉ nhằm
hướng tới giải phóng và phát triển dân tộc mình , đặt cách mạng Việt Nam trong
phong trào cách mạng thế giới sao cho phù hợ với trào lưu, xu thế chung của lịch
sử thế giới và thời đại. Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin và lựa chọn con đường
cách mạng vô sản. Sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt đó là năm 1920, tại đại hội
lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tours Người đã cùng với những
đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành quốc tế III và tham gia thành
lập Đảng cộng sản Pháp. Từ một Người yêu nước tiến bộ Bác trở thành người
chiến sĩ xã hội chủ nghĩa. Ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc
và giai cấp, dân tộc quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Năm 1923,
Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô, thấy rõ sự hình thành của chủ nghĩa xã hội, nhất là
những cải cách kinh tế với chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin khởi xướng làm
hồi sinh nước Nga. Người có điều kiện nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa Lênin cũng
như ảnh hưởng rộng lớn của cách mạng tháng mười, mở ra thời đại mới - quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Những tư tưởng đó đã được
Người nghiền ngẫm sâu sắc, đã củng cố và khẳng định niềm tin của Người về cách
mạng giải phóng dân tộc. Theo Người lực lượng lãnh đạo cách mạng đó chỉ có thể
là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách
mạng, ở mỗi giai đoạn cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu
dài. Bởi vì đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô hộ của phong
kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực dân thì khát
vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc. Nhưng để có được độc lập
thực sự phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng là điều kiện đảm
bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững
chắc của nền độc lập dân tộc. Chính, vì vậy trong “ Chính cương vắn tắt” Người
18
chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã

hội cộng sản. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân Người cũng đã xác định hai nội dung cơ bản: độc lập dân
chủ và dân chủ nhân dân. Trong đó độc lập dân tộc là nhu cầu bức thiết cần phải
tập trung sức lực giải quyết. Bởi mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược với nhân dân ta
là mâu thuẫn bao trùm lên tất cả, còn phong kiến chỉ là tay sai và chịu sự chi phối
của thực dân đế quốc. Mâu thuẫn này nổi lên sâu sắc, gay gắt, đòi hỏi phải giải
quyết. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiệm vụ giải phóng dân tộc
chống thực dân Pháp và tay sai đã là sự nghiệp đặt lên hàng đầu của nhân dân Việt
Nam, cách mạng Việt Nam. Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc không
có nghĩa là coi nhẹ vấn đề giai cấp, coi nhẹ chủ nghĩa xã hội. Trái lại, Người luôn
quan niệm độc lập dân tộc là mục tiêu trước tiên phải giành được để tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Tuy trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhất là ở giai đoạn
đấu tranh giành chính quyền, chủ nghĩa xã hội mới chỉ là mục tiêu, nhưng nó chỉ rõ
phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam- một cuộc cách mạng do giai cấp
công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính vì
vậy, sau mỗi bước thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, Người luôn quan
tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với
củng cố chính quyền cách mạng. Đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thực
sự đóng vai trò to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Năm 1941 Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ thời điểm
này tư tưởng, phương pháp cách mạng đầy sáng tạo của Người mới được khẳng
định đầy đủ, nhanh chóng đi vào thực tiễn, đem lại lời giải đúng đắn nhất về lý
luận để thúc đẩy cách mạng Việt Nam. Đó chính là chân lí giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Năm 1960 Người nói: “ Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách
mạng, ở mỗi giai đoạn cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu

dài. Bởi vì đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô hộ của phong
kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực dân thì khát
19
vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc. Nhưng để có được độc lập
thực sự phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng là điều kiện đảm
bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững
chắc của nền độc lập dân tộc. Tư tưởng của Hồ Chí Minh sâu sắc ở chỗ, độc lập
dân tộc không chỉ là khẩu hiệu mà phải độc lập thực sự, phải gắn liền với thống
nhất Tổ quốc. Độc lập bao giờ cũng gắn liền với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc
của nhân dân, nhất là đối với một nước thuộc địa nửa phong kiến có trên 90% là
nông dân. Dân chủ trước hết lúc này phải giành lại ruộng đất cho dân cày và xác
định quyền làm chủ của nông dân trên đồng ruộng của chính họ. Độc lập dân tộc
và dân chủ là hai mục tiêu cơ bản, hai nội dung lớn mà cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân phải thực hiện. Như vậy rõ ràng tư tưởng Hồ chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam là tư tưởng cách mạng không ngừng, là sự thống nhất giữa
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy chủ nghĩa xã hội là con đường
phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, sau khi đã căn bản thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Đó là sự lựa chọn
của Hồ Chí Minh, của nhân dân việt Nam và của chính thực tiễn lịch sử cách mạng
Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là xu thế phát triển của xã hội Việt
Nam phù hợp với xu thế chung của lịch sử, của thời đại ngày nay.
Xuất phát từ đặc điểm xã hội Việt Nam, một nươc nông nghiệp lạc hậu, thuộc
địa, nửa phong kiến bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội
nên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Người không phải là đưa ra những ý
tưởng cao xa mà là đề cập đến những lợi ích rất cụ thể, gần gũi với những nhu cầu
đời thường của nhân dân lao động. Những quan niệm về chủ nghĩa xã hội được
diễn đạt rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người và cổ vũ họ đấu tranh giành độc lập dân
tộc, dân chủ cho nhân dân và hướng tới chủ nghĩa xã hội. Để quần chúng đễ hiểu

về chủ nghĩa xã hội, Người giải thích rõ: “ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân
dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc,…
Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó
chính là chủ nghĩa xã hội”. Như vậy có thể khẳng định rằng tư tưởng về chủ nghĩa
xã hội của Người thể hiện đậm nét sự công bằng xã hội. Nó không chỉ phản ánh
mục tiêu, lý tưởng, bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà
còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó là chủ nghĩa xã hội tất cả vì con
20
người và do con người. Trung thành với con đường đã chọn, suốt cuộc đời Hồ Chí
Minh đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng
con người, vì một xã hội chủ nghĩa hiện thực trên đất nước Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng
khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tân gốc tình trạng áp bức bóc lột; thiết lập một nhà
nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo đảm cho người lao động có quyền
làm chủ, mới thực hiện được sự phtas triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa
độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Hồ Chí Minh nói “ Nước
được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có ý nghĩa gì”. Do đó sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng tự do. Người
khẳng định “ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì
có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc
mỗi ngày một giàu mạnh hơn dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi
ngày một giàu mạnh hơn”.
3. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng
thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Trong cách mạng giải
phóng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và

vấn đề giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Trong khi khẳng định
nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là đánh cả đế quốc phong kiến
nhưng xuất phát từ một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã không coi hai nhiệm vụ
đó ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc để giải phóng dân
tộc; đảm bảo mục tiêu trước hết, trọng tâm là độc lập dân tộc, còn nhiệm vụ chống
phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày thì được tiến hành từng bước để phục vụ
cho nhiệm vụ phản đế Bởi vì, theo Hồ Chí Minh có độc lập dân tộc thì mới giành
chính quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết. Vả lại, kẻ áp bức bóc lột nặng nề
nhất đối với công nhân, nông dân và cũng là đối với cả dân tộc Việt Nam là bọn đế
quốc và bè lũ tay sai của chúng. Do đó, Người đặt vấn đề là phải tập trung ngọn
21
lửa vào chúng. Xét về quan hệ lợi ích, trong cuộc cách mạng này, Hồ Chí Minh
cho rằng phải đặt lợi ích giai cấp, lấy mục tiêu giải phóng độc lập lên hàng đầu.
Nói như vậy không có nghĩa là Hồ Chí Minh quên mất lợi ích của giai cấp, mà
thực chất chính tư tưởng đó thể hiện sâu sắc quan điểm giai cấp của chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Như vậy nó thoả mãn yêu cầu hàng đầu của các giai cấp là đánh đuổi đế quốc
tay sai, giành độc lập cho Tổ quốc. Tháng 5-1941, Người cùng với Trung ương
Đảng khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải dặt dưới
sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết
vấn đề dân tộc được giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc
thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Trong cách mạng
giải phóng dân tộc đặt lợi ích dân tộc lên lợi ích giai cấp không vì thế mà làm suy
giảm động lực của cách mạng. Nói về điều đó , Hồ Chí Minh viết: “ đừng tưởng
rằng chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân sẽ giảm bớt sức chiến đấu.
Không, nông dân càng không giảm bớt sự hăng hái đấu tranh mà vẩn nổ lực đấu
tranh mạnh hơn vì trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ cũng được hưởng
nhiều quyền lợi to tát”. Theo Người không nên chỉ hô hào thợ thuyền, dân cày
chung chung, không nên nói vô sản một cách cứng nhắc. Ở đây Hồ Chí Minh đã

nhận thức sâu sắc đặc điểm của dân tộc mình- một dân tộc mà hàng ngàn năm đã
phải đấu tranh để dựng nước và giữ nước, cho nên, yế tố dân tộc tác động đế thái
độ chính trị của con người mạnh hơn yếu tố giai cấp, yế tố dân tộc nổi trội hơn yếu
tố giai cấp. Đất nước Việt Nam do kinh tế lạc hậu, chưa phát triển nên trong xã hội
phân hoá giai cấp chưa rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp không gay gắt. Do đó “cuộc đấu
tranh giai cấp không diễn ra như phương Tây”. Người còn khẳng định: “Chủ nghĩa
dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập
tới ở đây là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính đã được vun đắp qua
mấy nghìn năm lịch sử. Vì vậy, lợi ích của giải phóng giai cấp phải phục tùng lợi
ích dân tộc.
4.Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân
tộc khác.
22
Ngay từ khi lựa chọn cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống
nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người đã xác định
phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam là: làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phát huy quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng
khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạn bóc lột và áp bức giai cấp
thì nhân dân lao động vẩn chưa được giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng
áp bức, bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân ,vì dân, mới
đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển
hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của
con người. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho
dân giàu, nước mạnh mọi người được sung sướng tự do, hạnh phúc. Sự phát triển
đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc

lập của dân tộc. Hồ Chí Minh nói: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu
chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một
no ấm thêm. Tổ quốc mình mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.
Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập
cho tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Hồ Chí Minh là một chiến sỹ quốc tế chuyên
chính, Người không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh
cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Năm 1914, khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa nổ ra, Hồ Chí Minh đã đem
toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng
chiến người Anh. Theo Người chúng ta phải đấu tranh cho độc lập, tự do của các
dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vây.
Nêu cao tinh thần tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế
trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới. Người
ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến
23
chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-Pu-chia, đề ra khẩu hiệu: “giúp bạn là tự
giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà góp
phần vào thắng lợi chung của cuộc cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu
sắc, thể hiện sự kêt hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa yêu nước trong sáng. Ph.Ăngghen nói: Những tư tưởng
dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng
quốc tế chân chính. Do điều kiện lich sử Mác-ăngghen chỉ nhấn mạnh vấn đề giai
cấp quan tâm tới giải quyết lợi ích giai cấp trên toàn thế giới. Lê nin cũng ưu tiên
vấn đề giai cấp lợi ích vô sản trong một nước phải phục tùng lợi ích vô sản trên
toàn thế giới. Quốc tế cộng sản đề cao vấn đề giai cấp coi nhẹ vấn đề dân tộc
không quan tâm tới chủ nghĩa yêu nước của các dân tộc thuộc địa, thậm chí coi đó
là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Hồ Chí Minh xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, Người cho rằng phải

kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp mà trước hêt là vấn đề giai cấp.
Theo Người các thuộc địa kinh tế còn kém phát triển, mâu thuẫn dân tộc là chưa
nổi trội trong khi mâu thuẫn với đế quốc là gay gắt do phải giải quyết vấn đề dân
tộc, trong khi đang giải quyết vấn đề dân tộc thì một chừng mực nào đó cũng giải
quyết vấn đề giai cấp.
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC.
1. Ý nghĩa của tư tưởng đối với cách mạng dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc cụ thể là vấn đề dân tộc thuộc địa có
những luận điểm sáng tạo đặc sắc, sáng tạo có giá trị lý luận và thực tiển đối với
cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
1.1. Ý nghĩa của tư tưởng với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong nước.
Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân
chúng. Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới,
từ Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 đến Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, từ
Công xã Paris năm 1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sau khi so
24
sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: “Cách mệnh
Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến
nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài
thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng
còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”.
Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công, và thành công đến nơi, nghĩa là đân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,
bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên An Nam. Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “làm sao cách mệnh rồi
thì quyền giao cho đân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người: Thế mới
khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc. Đây là điểm xuất phát
và là điểm khác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với
các con đường cứu nước trước kia.

Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa xã hội,
muốn xoá bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng
thật sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau.
Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông. Ai mà bị áp bức càng nặng, thì lòng
cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết. Cách mệnh là việc chung của cả
dân chúng chứ không phải là việc của một hai người.
Về phương pháp cách mạng. Cùng với việc hoạch định đường lối cách mạng,
Nguyễn Ái Quốc phác thảo cả phương pháp cách mạng. Người cho rằng giải
phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc “to tát”, cho nên
phải “dùng hết sức”, phải “quyết tâm làm thì chắc được”, “thà chết tự do hơn sống
làm nô lệ”. Nhưng phải “biết cách làm thì mới chóng”. “Cách mệnh trước hết phải
làm cho dân giác ngộ”. Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũ trang quần chúng giành
chính quyền đề ra từ năm 1924, trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc phát triển
thêm: “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”.
Đời này làm chưa xong, đời sau nối theo làm thì phải xong”. Về phương pháp cách
mạng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực. Người chỉ
ra những thiếu sót của những người đi trước như “xúi dân bạo động mà không bày
25

×