BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NINH VĂN DẬU
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN
HOÀNG KHÁNH DUY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU
download by :
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Học viên thực hiện
Ninh Văn Dậu
download by :
LỜI CẢM ƠN
Sau những năm tháng cố gắng học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành
được luận văn thạc sĩ với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Hoàng Khánh Duy. Tôi
luôn ghi nhận những sự ủng hộ, hỗ trợ và đóng góp nhiệt tình của những người
bên cạnh mình. Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ.
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Văn Đấu, người đã tận tâm dìu
dắt và hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm luận văn. Sự định hướng và chỉ
bảo của thầy đã giúp tôi nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách khoa học,
đúng đắn hơn.
Tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
Đại học, Phòng khảo thí Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho
chúng tơi được học tập và hồn thành khóa luận một cách thuận lợi. Xin cảm
ơn quý thầy cô giáo đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong
suốt thời gian qua.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học Văn học Việt Nam
K21 đã cùng tôi đi qua những ngày tháng học tập miệt mài, cùng chia sẻ niềm
vui nỗi buồn và động viên tơi vượt qua những khó khăn, vất vả để hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường
THPT Đinh Tiên Hoàng - Gia Lai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong công
việc cũng như học tập. Đã giúp tôi có thể theo học và hồn thành khóa luận
tốt nhất.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến bố mẹ, anh chị em của
tôi đã mang đến niềm vui và theo dõi tôi suốt chặng đường đời. Luôn bên cạnh
động viên và nâng đỡ tôi trong những giây phút khó khăn nhất của cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
download by :
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 16
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 18
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 18
Chương 1. HOÀNG KHÁNH DUY VÀ TRUYỆN NGẮN NAM BỘ ĐẦU
THẾ KỶ XXI ............................................................................................... 19
1.1. Khái lược về truyện ngắn Nam bộ ...................................................... 19
1.1.1. Từ nguồn mạch truyện ngắn Nam bộ truyền thống…................... 19
1.1.2. …đến truyện ngắn đương đại của các nhà văn trẻ Nam bộ ........... 25
1.2. Hoàng Khánh Duy trong dòng chảy truyện ngắn đương đại Nam bộ.. 30
1.2.1. Hoàng Khánh Duy, cây bút trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết .......... 30
1.2.2. Hoàng Khánh Duy, nhà văn của những cảm nghiệm về văn hoá
nhân sinh Nam bộ .................................................................................. 34
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................... 39
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒNG KHÁNH DUY NHÌN TỪ
HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT .................................... 41
2.1. Hệ thống chủ đề trong truyện ngắn Hoàng Khánh Duy ...................... 41
2.1.1. Tình yêu quê hương ..................................................................... 41
2.1.2.Tình yêu tuổi trẻ............................................................................ 46
2.1.3.Thân phận con người .................................................................... 53
2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Hoàng Khánh Duy .................... 60
download by :
2.2.1. Con người bi kịch ........................................................................ 61
2.2.2. Con người tha hóa ........................................................................ 68
2.2.3. Con người mang phẩm chất tốt đẹp .............................................. 73
Tiểu kết Chương 2. ................................................................................... 78
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒNG KHÁNH DUY NHÌN TỪ
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ...................................................................... 79
3.1. Ngơn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồng Khánh Duy ............... 79
3.1.1 Ngôn ngữ đậm chất Nam bộ ......................................................... 79
3.1.2. Ngôn ngữ đậm chất hiện đại ........................................................ 87
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hoàng Khánh Duy ............. 92
3.2.1. Giọng điệu mộc mạc, chân thành ................................................. 93
3.2.2. Giọng điệu tâm tình, hồi niệm .................................................... 98
3.3. Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hoàng Khánh
Duy ......................................................................................................... 104
3.3.1. Về không gian nghệ thuật .......................................................... 104
3.3.2. Về thời gian nghệ thuật .............................................................. 109
Tiểu kết Chương 3. ................................................................................. 116
KẾT LUẬN ................................................................................................ 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 120
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
download by :
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, văn xuôi đương
đại có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về bút pháp nghệ thuật, có
những đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn học dân tộc. Trong
hai thập niên đầu của thế kỉ XXI, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin
và sự thúc đẩy q trình giao lưu văn hố trên tiến trình tồn cầu hố là sự
xuất hiện, vận động khá phức tạp của lực lượng sáng tác văn xuôi với nhiều
xu hướng khác nhau. Điều này đã tạo nên sự đa dạng, phức hợp và hiện đại
trong cấu trúc của một nền văn học đương đại năng động và đa trị.
1.2. Cắt nghĩa và kiến giải cuộc sống, con người từ góc nhìn tự sự, cùng
với các thể loại khác, truyện ngắn đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử
văn học Việt Nam. Truyện ngắn đương đại hôm nay không chỉ là sự tiếp nối
từ sự phát triển và thành tựu của truyện ngắn Việt Nam từ những năm 1930 1945, 1945 -1975 và cả sau năm 1975... mà bản thân nó đã kiến tạo được một
sự vận hành mới, đa sắc thái và có sự biến chuyển, thay đổi lớn cả nội dung
và hình thức. Sau năm 1975, đặc biệt là sau công cuộc Đổi mới, truyện ngắn
Việt Nam đã được tiếp sức và đạt nhiều thành tựu mới với hàng loạt cây bút
truyện ngắn xuất sắc như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ,… Mỗi một tác giả bằng
phương thức nghệ thuật, góc nhìn và nhận thức “rất riêng” và phong cách
nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một sự “trỗi dậy”, “phục hưng” những chân giá
trị của cuộc sống, con người và góp phần khẳng định sự đa dạng và hấp dẫn
của truyện ngắn giai đoạn sau 1986.
1.3. Từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến nay, bên cạnh một số cây bút
tiêu biểu gây được nhiều tiếng vang trên văn đàn đã kể trên thì gần đây,
Hoàng Khánh Duy được xem là một cây bút trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết
download by :
2
góp phần tạo nên sự màu mỡ hơn cho mảnh đất văn học Nam bộ đương đại.
Hồng Khánh Duy có mặt chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng đã tạo nên
những dấu ấn và sức hút riêng. Các tập truyện ngắn và tản văn của anh đủ sức
lôi cuốn và nhận được sự quan tâm của độc giả bởi phong cách hồn nhiên,
nhân văn và giàu cá tính riêng của mình. Trong bức tranh văn học đa màu sắc
và hấp dẫn của văn xi đương đại Nam bộ, Hồng Khánh Duy - nhà văn trẻ
thế hệ 9X xuất hiện như một hiện tượng. Những truyện ngắn chân chất, mộc
mạc và nhân văn như Lạc nhau giữa dòng, Mùa nhãn, Đất nở hoa,… của nhà
văn Hoàng Khánh Duy đã giúp anh định vị được mình trên bản đồ văn
chương đương đại Nam bộ.Thông qua một số tập truyện ngắn đã trình làng,
tác giả đã thể hiện được những đặc điểm riêng có trong q trình sáng tạo
nghệ thuật của mình với những bước đi đầu đời nhưng rất vững chắc và có
khả năng vươn xa trên cánh đồng chữ nghĩa đầy chông gai.
1.4. Với mong muốn giới thiệu, cổ vũ, khích lệ và đi sâu tìm hiểu về
mảng sáng tác đặc sắc nhất của nhà văn trẻ nhiều tâm huyết và giàu sức sáng
tạo này, chúng tôi lựa chọn Đặc điểm truyện ngắn Hoàng Khánh Duy làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.Qua đề tài này, chúng tơi hy
vọng sẽ góp thêm một tiếng nói, cách nhìn nhận thấu đáo, tồn diện và đánh
giá đúng mực những sáng tạo rất đỗi “thân thương, nhẹ nhàng và bay bổng”
của cây bút truyện ngắn thuộc thế hệ 9X này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nam bộ
Truyện ngắn Nam bộ là một trong những đối tượng khoa học thu hút sự
quan tâm của các thế hệ nghiên cứu văn học sử và lý luận phê bình Việt Nam.
Trong lịch sử hơn trăm năm tồn tại và phát triển, cho đến nay (2021), bộ phận
văn học này vẫn cịn có sức hút mạnh mẽ đối với các độc giả hiện đại, đặc
biệt là những độc giả trẻ. Điều này đã chứng thực những giá trị văn hố và
nghệ thuật, cũng như vai trị và vị trí của nó trong tiến trình phát triển truyện
download by :
3
ngắn Việt Nam.
Truyện ngắn Nam bộ đã vận động theo dòng chảy chung của truyện
ngắn Việt Nam, đặc biệt từ giai đoạn sau năm 1975 đến nay, nó đã có những
cách tân cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Đặc biệt, từ những năm cuối
của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, truyện ngắn Nam bộ đã nhận
được sự quan tâm và hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, nhất là đội ngũ
nghiên cứu ở phía Nam. Năm 1998, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học
thành phố Hồ Chí Minh xuất bản bộ Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các
truyện ngắn Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là một trong
những bộ tuyển tập bề thế và có giá trị khẳng nhận những đóng góp cụ thể của
bộ phận văn học này đối với tiến trình chung của văn học Nam bộ thế kỉ XX
và đầu thế kỷ XXI. Cho đến năm 2001, trong quan điểm của cá nhân mình,
nhà nghiên cứu Lê Tú Anh vẫn khẳng định “truyện ngắn Nam Bộ giai đoạn
1900 - 1945 cũng chưa được quan tâm đúng mức” [02, tr.298]. Đây thực sự là
một trong những khuyết thiếu trong hành trình tìm hiểu truyện ngắn Nam bộ.
Những khuyết thiếu ấy đã được bổ sung dần trong các chuyên luận được xuất
bản trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Để có được cái nhìn lịch đại, trước hết là chúng ta có thể xem xét những
đánh giá về bộ phận truyện ngắn Nam bộ nửa đầu thế kỉ XX. Ở khu vực này,
văn xi Quốc ngữ phát triển sớm hơn ở phía Bắc với các tác giả tiền bối như
Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký… Trong thời kì đầu, sự
đan xen giữa truyền thống và hiện đại vẫn còn khá đậm nét, các tác giả có vốn
Hán học và Tây học đã dùng chữ Quốc ngữ để ghi lại. Những truyện ấy tuy
ngắn nhưng vẫn chưa mang đầy đủ những yếu tố của thể loại truyện ngắn hiện
đại. Tiếp đến, với sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút như: Nguyễn
Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Nguyễn Bửu Mọc,
Việt Đông, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Tuấn Anh,
Bửu Đình… văn xi quốc ngữ Nam bộ đã có những bước chuyển mới.Nếu
download by :
4
như Hồ Biểu Chánh là người có cơng mở đường ở thể loại tiểu thuyết thì Trần
Quang Nghiệp lại là người có những đóng góp đáng kể trong bước đầu xây
dựng thể loại truyện ngắn. Đây là “nhà văn của thể loại truyện ngắn”.
Những nghiên cứu đầu tiên về thể loại truyện ngắn Nam bộ đã được các
học giả miền Bắc quan tâm và đánh giá khá kĩ lưỡng từ rất sớm. Năm 1942,
trong Nhà văn Việt Nam (05 tập), Vũ Ngọc Phan đánh giá tổng luận về các
nhà văn Việt Nam và đặt ra vấn đề Vì sao cần đọc họ? Trong bài tổng luận
này, ông đã bước đầu đề cập đến một số nhà văn hiện đại Nam bộ, trong đó
có những cây bút truyện ngắn Quốc ngữ tiêu biểu. Ơng đã xác lập và nhìn
nhận một cách khá logic mối liên hệ giữa truyện ngắn và vai trị của báo chí
Quốc ngữ ở Nam bộ trong 03 thập niên đầu thế kỷ XX. Điều đáng ghi nhận là
Vũ Ngọc Phan đã có được một cái nhìn lịch đại và khá bao quát những vấn đề
mới mẻ được khởi phát từ cội nguồn văn hoá nhân văn mà con người Nam bộ
ln ưu ái, giữ gìn. Từ cái nhìn đó, trong Nhà văn Việt Nam, tập 01, phần mở
đầu, Vũ Ngọc Phan cho rằng:
Trong những sáng tác của nhà văn Nam bộ, độc giả dễ dàng
nhận thấy mỗi câu chuyện là một bài học đạo lí mà nhà văn muốn gởi
gắm đến người đọc. Hầu hết các truyện đều đề cao nhân nghĩa thuỷ
chung, hiền hậu của con người, nhất là với cái nết na của người con
gái (như trong các truyện Ông tơ cắc cớ, Chọn đá thử vàng), đề cao
tính trung thực của con người (Xâu chìa khố)… phản ánh cách nghĩ
của truyền thống dân gian. Đó là “ác giả ác báo”, “gieo gió gặt bão”.
Những con người phụ khó tham sang thì cuối cùng họ lại nhận lấy hậu
quả…[54, tr. 29 -30]
Từ những nhận định của Vũ Ngọc Phan, chúng ta có thể nói đây là nội
dung khá phổ biến trong các sáng tác giai đoạn này. Quan niệm “văn dĩ tải
đạo” trong văn chương trung đại vẫn cịn có những ảnh hưởng nhất định trong
sáng tác của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trần
download by :
5
Quang Nghiệp... Tuy vậy, cách thể hiện của họ vẫn có những nét đặc trưng
riêng. Trong một số truyện ngắn, các nhà văn trực tiếp xen vào câu chuyện để
bàn luận, diễn giải thể hiện quan niệm của mình. Ơng đã đứng trên lập trường
đạo đức, lẽ phải để cắt nghĩa, đơn giản hố những triết lí cao xa.
Năm 1961, trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam (tập 02), nhà nghiên
cứu Thanh Lãng đã có những nhận định khá sâu sắc về vai trị của truyện
ngắn và những đóng góp của các tác giả Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng
Quản, Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh, Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương...
đối với tiến trình phát triển truyện ngắn Nam bộ. Về vai trị cũng như ý nghĩa
văn hố của sự xuất hiện các thiên truyện ngắn trong văn học Nam bộ, Thanh
Lãng đã khẳng định một cách khá xác đáng:
Truyện ngắn Nam bộ có một đường hướng phát triển khá riêng
biệt, khởi nguyên từ những thành tựu của văn học, báo chí Quốc ngữ và
đã tiếp nối những con đường văn hoá, nhân văn mà văn chương Nam bộ
truyền thống đã vạch ra. Truyện ngắn Nam bộ đã mang lại cho văn
chương vùng đất phía Nam những màu sắc mới, hơi thở mới, dần thốt
ly khỏi những khn sáo và tiến dần trên bước đường hiện đại vậy. [38,
tr. 634].
Tổng kết lại hành trình truyện ngắn Nam bộ trước năm 1945, nhà giáo
Bùi Đức Tịnh trong cơng trình Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi
thuỷ đến cuối thế kỉ XX (1999) đã nêu rõ những đặc tính cụ thể so với các
khu vực khác. Ông cho rằng:
Truyện ngắn Nam bộ trước năm 1945 đã vận hành theo quỹ đạo
của tiến trình hiện đại hóa nền văn xi quốc ngữ đầu thế kỉ XX, như
một sự khẳng định bước đầu những đóng góp đáng trân trọng của những
cây bút tiêu biểu đối với thể loại truyện ngắn hiện đại ở Nam bộ.Đọc
truyện ngắn của các tác giả truyện ngắn Nam bộ trước năm 1945, chúng
ta có cảm giác như đang nhìn thấy một con người đang khúc khích cười
download by :
6
trước những biểu hiện tha hóa trong tính cách của con người trước
những đổi thay lớn lao của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ. Tuy
chưa đạt được thành công như những truyện ngắn hiện thực trào phúng
của giai đoạn văn học 1930 -1945 nhưng cũng manh nha những yếu tố
thể hiện những bước đầu mò mẫm của xu hướng hiện thực trong truyện
ngắn Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa [70, tr.321].
Truyện ngắn trong văn xi quốc ngữ Nam bộ giai đoạn 1945 - 1975,
cùng với tiểu thuyết, là một trong hai thể loại có đóng góp quan trọng, đã
được chú ý nghiên cứu nhiều, nhưng các bài viết, cơng trình nghiên cứu chưa
chú ý đến phương diện thi pháp thể loại, nhất là chưa chú ý nhiều đến nghệ
thuật trần thuật. Xét từ phương diện lịch sử, trong tiến trình phát triển lịch sử
truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn Nam bộ đã đóng một vai trò tiên phong và
đã tạo nên những bước đột phá mới. Thế kỷ XX - thế kỷ của truyện ngắn Việt
Nam, nó đã khởi sắc và phát triển liên tục, vượt trội lên trên tất cả các thể
loại, bắt đầu từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, với sự đóng góp của Hồ
Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Quản, Lê Hoằng Mưu, Trần Quang Nghiệp…Từ
sau cánh mạng tháng Tám, truyện ngắn Nam bộ chuyển hướng đi theo những
con đường riêng, phù hợp với thời cuộc nhưng vẫn tạo nên một dòng mạch
liên tục với tên tuổi:Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền, Thẩm Thệ Hà, Tạ Tỵ,
Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Phi Vân, Vũ Hạnh, Viễn Phương,
Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, Trang Thế Hy, Lý Văn Sâm... Các nhà
nghiên cứu khi bình luận về những đóng góp của truyện ngắn Nam bộ giai
đoạn 1945 - 1975 đã rất quan tâm đến những đóng góp của nó cho lịch sử
phát triển truyện ngắn Việt Nam. Một điều khá thú vị rằng, trong văn học
miền Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xuất hiện những cây bút truyện ngắn ở
những vùng đô thị và vùng tạm chiếm. Những cây bút nữ như Nhã Ca,
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ... đã đóng góp những tiếng nói cho
phong trào nữ quyền được khơi mào trong văn học hiện đại Nam bộ mà
download by :
7
truyện ngắn là thể loại đã thể hiện sớm nhất và sâu sắc nhất. Trong Văn
chương Nam bộ (1974), Phạm Văn Đang nhận diện rõ những đóng góp của
thế hệ các nhà văn đã góp phần thúc đẩy cho truyện ngắn Nam bộ đạt được
những thành tựu rực rỡ hơn so với giai đoạn trước. Ơng cho rằng:
Với điểm nhìn cá thể hóa tuyệt đối của người kể chuyện và thể hiện
ở việc người kể chọn vị trí, chỗ đứng riêng để quan sát và kể lại những
điều mình nghe thấy, nhìn thấy với giọng kể khách quan khơng biểu cảm,
tập trung nhiều ở những truyện ngắn có xu hướng phi sử thi với đề tài
thế sự, ly tâm dần với những đề tài rao giảng đạo đức đơn thuần và có
phần khn sáo. Hệ thống truyện ngắn thời kì này đã tập trung đề cập
đến những vấn đề thế sự như tình yêu, đạo đức, các giá trị, cách ứng xử,
sự tha hóa,… dưới góc nhìn đặt trên lập trường khách quan, tiêu biểu
như Trao thân con khỉ mốc (Phi Vân), Dọc đường (Thanh Tâm Tuyền),
Lòng trần (Nguyễn Thị Thụy Vũ),…[22, tr.65].
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong chuyên luận Bình luận truyện ngắn
đã nêu rõ những đóng góp của truyện ngắn Nam bộ và nhấn mạnh:
Điều đáng ghi nhận là trong truyện ngắn Nam Bộ giai đoạn 1945
đến 1975, hình tượng chủ thể trần thuật độc quyền chiếm tỉ lệ rất cao.
Thống kê trong 100 truyện ngắn được chọn khảo sát, kết hợp với thống
kê một số tập truyện của các tác giả Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh
Hịa, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Hạnh, có hơn 80% truyện ngắn có chủ thể
trần thuật độc quyền. Việc chọn lựa xác lập chủ thể trần thuật toàn tri,
độc quyền kể trong truyện ngắn Nam Bộ (1945 -1975) có vai trò và ý
nghĩa lịch sử nhất định [65, tr.191]
Với hệ thống chủ đề khá đa dạng và thú vị, truyện ngắn Nam bộ giai
đoạn 1945 - 1975 vẫn tập trung thể hiện những nội dung yêu nước và cảm
hứng dân tộc đặc sắc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân khi đánh giá
những thành tựu của văn học miền Nam giai đoạn trước năm 1975 cũng đã
download by :
8
nhấn mạnh đến những vấn đề này. Trong tuyển tập Một số vấn đề khoa học
xã hội Đồng bằng sông Cửu Long (1996), tác giả đã khẳng định:
Các truyện ngắn Nam bộ có cảm hứng yêu nước, cảm hứng dân
tộc như Bút máu (Vũ Hạnh), Sắc lụa Trữ La (Viễn Phương), Ông lão
gác mõ (Việt Hà), Người tị nạn (Lê Vĩnh Hòa), Những đứa con thương
của đất mẹ, Rừng mắm (Bình Ngun Lộc), Giấc mơ ơng lão vườn chim
(Anh Đức), Quán rượu người câm (Nguyễn Quang Sáng),… đều diễn
ra một cách “tự nhiên” theo lời kể của một người kể “vơ hình”. Với
các truyện phi sử thi, phương thức sử dụng người trần thuật ngơi thứ
ba lại có các truyện về đề tài thế sự như Ba con cáo (Bình Ngun
Lộc), Lịng trần (Thụy Vũ), Thương hồi ngàn năm (Võ Phiến), Hang
động mới (Phan Du), Tư (Thanh Tâm Tuyền),… hay có đề tài tìm về
những giá trị cội nguồn dân tộc như Bà Mọi hú (Bình Nguyên Lộc),
Hai cõi U Minh (Sơn Nam), Viên đội hầu (Nguyễn Văn Xuân),… đã
kiến tạo nên những đặc sắc của truyện ngắn Nam bộ giai đoạn này [75,
tr.217].
Trong sự vận động và phát triển của nó, truyện ngắn Nam bộ những năm
sau 1975 đã tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống.
Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã chiếm ưu thế trên văn đàn, hằng
ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in,
tiêu biểu như Kiến thức ngày nay, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí Văn (Thành phố Hồ Chí Minh) và đặc biệt là các tạp chí địa phương trên
địa bàn miền Đơng và Tây Nam bộ.
Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lý luận về
truyện ngắn giai đoạn sau 1975 đến 2000. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn
được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi
trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang
là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Gần đây
download by :
9
khơng khí văn chương được nóng lên bởi những phong cách khá độc đáo,
điển hình như hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói, mỗi nhà văn một bút
pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi
“bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngơi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn
Nam bộ đã được khẳng định và chứng thực.
Năm 1999, Nhà xuất Trẻ cho ra hai tập truyện ngắn miền Tây, giới thiệu
trên 50 tác giả khá quen thuộc. Hội nhà văn vùng đồng bằng sông Cửu Long
cho ra mắt tuyển tập 18 nhà văn của khu vực này và nhiều tuyển tập truyện
ngắn khác lần lượt ra đời. Trong bài viết “Về những đổi mới của truyện ngắn
Nam bộ sau 1986”, nhà nghiên cứu Phan Mạnh Hùng đã xác nhận:
Truyện ngắn Nam bộ giai đoạn sau 1986 đang có sự chuyển mình rõ
nét, đội ngũ những cây bút truyện ngắn được bổ sung ngày một đông đảo
hơn, truyện ngắn phần nào đã đáp ứng được tâm lý thị hiếu của người đọc
nhờ sự chuyển tải nhanh, nhạy những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội.
Đạt được điều này là do thế hệ đội ngũ nhà văn trẻ kế thừa những thành tựu
ở lớp đàn anh đi trước, cùng với kế thừa có cách tân phát triển [Dẫn lại 12,
tr.25].
Có thể nói, kể từ sau 1986, các nhà văn đã có những thay đổi nhận thức
và quan niệm nghệ thuật về con người. Họ đã thể hiện điều đó một cách hiệu
quả trong các tác phẩm đa chiều, đa diện và nhiều cung bậc, con người khơng
cịn nhất phiến, đơn trị mà đa trị, phân mảnh. Các cây bút tìm tịi cho mình
một lối đi riêng, từ cách chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, quan niệm con
người, cho đến sáng tạo ngôn từ. Bước đi của truyện ngắn hôm nay không cịn
như trước nữa, người viết truyện cơ đọng, tinh tế, mang bản sắc và giọng điệu
riêng của tác giả. Nhà văn xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật giúp cho người
đọc thấy thích thú như: Giọt đắng của Bích Ngân, Xóm mồ cơi của Nguyễn
Lập Em,Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư...
Nhìn chung, hành trình gần 150 năm của truyện ngắn Nam bộ (tính từ
download by :
10
những sáng tác đầu tiên của Trương Vĩnh Ký đến năm 2021) đã đi đủ một chu
kì vận động khá lý thú và có nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu nhiều thế hệ. Đặc biệt, từ sau năm 1945, thể loại truyện ngắn
mang màu sắc hiện đại trở nên phổ biến trong văn học quốc ngữ Nam bộ với
tư thế của một thể loại có vị trí quan trọng trên văn đàn.
Nghệ thuật trần thuật mang một diện mạo mới mẻ hơn. Những biến tấu
của nghệ thuật thời gian trong truyện ngắn Nam bộ sau 1945 đã làm thay đổi
những vấn đề tự sự đường thẳng, đơn tuyến trước đó. Từ đó, thấy được dấu ấn
truyền thống bên cạnh những thể nghiệm hiện đại của các nhà văn Nam bộ
trong tư duy nghệ thuật, thấy được sắc thái bản địa/vùng miền trong truyện
ngắn Nam bộ qua những chặng đường văn học khác nhau.
Trong dòng chảy của truyện ngắn đương đại Việt Nam, truyện ngắn
Nam bộ cũng được xem là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành
cơng cho văn học Việt Nam trong mối quan hệ với văn học đương đại khu
vực. Bộ phận truyện ngắn đương đại Nam bộ nhiều tiềm ẩn nhiều sức hút và
mời gọi các nhà nghiên cứu khám phá. Do đặc điểm lịch sử, xã hội, sự hiện
diện cùng lúc của nhiều luồng tư tưởng khác nhau nên đặc điểm nội dung và
phương thức biểu hiện trong truyện ngắn Nam bộ có sự đa dạng và có tính
khu biệt so với truyện ngắn của các vùng miền khác cùng một thời gian.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn đương đại Nam bộ và hiện
tượng Hoàng Khánh Duy
Trong hơn 02 thập niên đầu của thế kỉ XXI, văn học Nam bộ nói chung
và truyện ngắn nói riêng đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy đội
ngũ sáng tác đã dần được hoàn thiện và sáng tác truyện ngắn của họ đã có
những dấu ấn riêng với một phong cách Nam bộ rất thú vị. Đây không chỉ là
sự tiếp nối của văn mạch được khơi nguồn từ những sáng tác đầu tiên của
Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Trần Quang Nghiệp, đến Sơn Nam, Bình
Nguyên Lộc, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Ngô Khắc Tài, Dạ Ngân, Hồ
download by :
11
Tĩnh Tâm, được tiếp nối bởi Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai,
Lâm Thị Thanh Hà, My Lăng, Phan Thanh Lệ Hằng, Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn
Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, và hiện nay nổi bật lên là hiện tượng truyện
ngắn của thế hệ 9X mà Hamlet Trương, Dã Ngọc, Hồng Khánh Duy là các
gương mặt tiêu biểu,… Sự góp mặt đông đảo của đội ngũ nhà văn trẻ thuộc
thế hệ 9X đã tạo nên một diện mạo mới sôi nổi và quyết liệt trên dịng chảy
bình lặng của văn học Nam bộ. Các cây bút trẻ trải nghiệm mình ở nhiều
phong cách, tư duy và quan niệm nghệ thuật, nhân sinh khác nhau, kiến tạo
nên những cạnh khía mới, góp phần cắt nghĩa, lý giải cuộc sống, tâm hồn của
con người Nam bộ từ góc nhìn của người trong cuộc.
Tiếp nối truyền thống của những Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền, Lý Văn
Sâm, Trang Thế Hy, Trần Bảo Định... của thế hệ trước và Phan Trang Hy,
Nguyễn Ngọc Tư, Lý Lan của thế hệ 7X, 8X. ... các nhà văn trẻ thuộc thế hệ
9X hôm nay vẫn luôn chuyên tâm với lĩnh vực truyện ngắn và đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận. Điều này đã hỗ trợ cho truyện ngắn Nam bộ đương
đại có bước chuyển mình quan trọng, có được những thành tựu đáng kể, đang
cần sự quan tâm của các nhà phê bình, lý luận nhằm giới thiệu và quảng bá
rộng rãi hơn hình ảnh và những cây bút đặc sắc để bạn đọc trong cả nước biết
đến nhiều hơn hương sắc văn học đương đại Nam bộ.
Như đã nói, trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc với thế hệ nhà văn trẻ
Nam bộ sáng tác truyện ngắn trưởng thành từ những năm 2010 đến nay, bên
cạnh đội ngũ đông đảo của các cây bút đã kể đến, bạn đọc biết đến Hoàng
Khánh Duy, một hiện tượng của truyện ngắn Nam bộ đương đại. Sự tiếp nối
truyền thống, sự phá cách về nội dung, nghệ thuật của Hoàng Khánh Duy đã
tạo nên màu sắc mới cho truyện ngắn Nam bộ. Ở truyện ngắn của anh, vừa có
cái chung của thời đại, vừa có cái riêng, cái cá biệt của tác giả trong cảm thụ
cuộc sống, tạo ra lối đi riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Qua q
trình khảo sát, nghiên cứu về Hồng Khánh Duy, chúng tôi nhận thấy: Dù
download by :
12
mới xuất hiện trên văn đàn chưa lâu, nhưng bằng sự đam mê và lòng nhiệt
huyết của tuổi trẻ đã giúp cho Hoàng Khánh Duy nhận được sự quan tâm lớn
của dư luận và giới phê bình văn học.
Với cái nhìn bao quát về lịch trình phát triển của văn xuôi hiện đại và
đương đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Lê Tú Anh trong lời dẫn nhập của chuyên
luận Văn xuôi Việt Nam đương đại - Khảo cứu và suy ngẫm đã nêu bật:
Văn xuôi đương đại Việt Nam đã vươn mình vượt qua những thách
thức trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI. Nổi bật trong hệ thống
thể loại đó là những đóng góp rất tích cực của các tác phẩm truyện
ngắn. Bên cạnh những cây bút truyện ngắn của các vùng miền khác
nhau, các tác giả truyện ngắn trẻ thuộc thể hệ 7x, 8x và 9x đã nỗ lực đổi
mới văn chương Nam bộ và góp phần đẩy mạnh sự nhập cuộc vào trong
quỹ đạo chung của văn học đương đại Việt Nam. [02, tr.79]
Qua sự theo dõi của chúng tôi, để ghi nhận một số hiện tượng truyện
ngắn thế hệ 9X ở khu vực Nam bộ nói chung và hiện tượng Hồng Khánh
Duy nói riêng, trong bài viết “Các nhà văn Nam bộ thuộc thế hệ 9X” đăng
trên tạp chí Đất Mũi số ngày 15 tháng 5 năm 2014, nhà phê bình Hồ Tĩnh
Tâm đã phát biểu và dẫn chứng các trường hợp như Anh Khang, Hamlet
Trương, Iris Cao, Nguyễn Ngọc Thạch, Phan Ý Yên... và nhấn mạnh đến
trường hợp Hoàng Khánh Duy. So với các nhà văn thuộc thế hệ 9X, anh là
người có tuổi đời nhỏ nhất (Hoàng Khánh Duy sinh năm 1997), nhưng những
trang văn của anh đã thể hiện được bản lĩnh và sự tinh tế từ cái nhìn địa văn
hóa đặc sắc. Hồ Tĩnh Tâm khẳng định:
Các cây bút trẻ Nam bộ, trong đó tiêu biểu nhất là Hồng Khánh
Duy đã vận dụng nhuần nhuyễn những trải nghiệm ấu thơ của cá nhân
và những ấn tượng, tình cảm cao đẹp nhất về con người - văn hoá Nam
bộ để tạo dựng nên những hình tượng đẹp, nhân văn trong lịng độc giả.
Anh đã vận dụng một cách khéo léo lớp ngôn từ khẩu ngữ, phương ngữ,
download by :
13
hát cải lương…trong sáng tác đã tạo nên dấu ấn địa văn hố và nâng
ngơn ngữ lên một tầm cao mới, ngôn ngữ nghệ thuật khiến cho giọng
văn của anh trở nên tha thiết, nhã nhặn và êm đềm như một dịng sơng
tuổi thơ vẫn ln chảy mãi trong huyết mạch.[60]
Năm 2018, trên báo điện tử Cần Thơ online, Đăng Huyền đã viết lời
giới thiệu và bước đầu nhận định một số vấn đề trong các tác phẩm mới của
Hoàng Khánh Duy. Qua những tác phẩm truyện ngắn mà nhà văn trẻ 9X này
đã xuất bản từ 2015 đến 2018, tác giả Đăng Huyền nhấn mạnh:
Tác giả Hoàng Khánh Duy đang được xem là hiện tượng của văn
học trẻ Cần Thơ. Mới 21 tuổi, Khánh Duy có nhiều tác phẩm đăng trên
các báo, tạp chí, được giới chun mơn đánh giá cao. Nét riêng trong
sáng tác của anh là những phác họa đồng quê Nam bộ và anh giống như
người làm vườn, chuyên tâm nhặt nhạnh những mảnh vụn ký ức chưa
xa... Đọc văn của Hoàng Khánh Duy, dễ dàng cảm nhận sự trau chuốt
trong ngôn từ, giọng văn; đặt mình vào số phận của nhân vật để mà
thương, mà ghét, mà cay đắng mùi đời. Khơng có ý so sánh, nhưng truyện
ngắn của Hoàng Khánh Duy man mác hơi thở của tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh, các vở cải lương của Hà Triều - Hoa Phượng, ở nét đằm thắm,
dung dị và nặng tình [32].
Hồng Khánh Duy là một cây bút còn rất trẻ, nên những vấn đề liên
quan tới tác giả cũng như những sáng tác của anh chưa được quan tâm đúng
mức, chưa có được cái nhìn tồn diện. Dù vậy, cũng đã có một số nhận định,
đánh giá rất đáng chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà văn, nhà
thơ đối với những sáng tác của anh. Trong hội nghị các nhà văn trẻ của Hội
văn học nghệ thuật Cần thơ, nhà thơ Trúc Linh Lan - Chủ tịch Hội nhà văn
Cần Thơ đưa ra nhận định:
Truyện ngắn Hoàng Khánh Duy đa phần gắn với miệt vườn sơng
nước miền Tây, với bóng dáng của những bà má quê, với những người phụ
download by :
14
nữ Nam bộ hiền lành chân chất, chịu thương chịu khó nhưng số phận cịn
nhiều thua thiệt… Bằng ngịi viết chân thật và trái tim trong sáng, Duy đã
chia sẻ với bạn đọc cảm nhận về những điều chân, thiện, mỹ trong cuộc
sống [15, tr.2].
Trong bài viết “Những lần trò chuyện cùng Hồng Khánh Duy” đăng tên
Tạp chí Văn nghệ Cửu Long tháng 8 năm 2019, nhà văn Tiểu Quyên cũng
đánh giá sức lao động và sáng tạo của anh một cách khá chân thành, tác giả bài
viết cho rằng:
… Hoàng Khánh Duy cày trên cánh đồng chữ nghĩa như một người
nông dân kiên cường, cần mẫn. Em là cây bút trẻ hiếm hoi mà tơi biết đã
có in trên khắp mặt báo từ Nam chí Bắc. Như thể em đã chắp cho chữ
của mình thêm đơi cánh trắng, bay khắp bầu trời tự do của sáng tạo. Và
tôi tin, Duy có thể đi được một con đường rất dài…[58]
Trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn Triền sông con nước vơi đầy,
nhà văn Đặng Hoàng Thám - Hội viên Hội văn học nghệ thuật Cần Thơ cũng
thận trọng nhìn nhận và đánh giá những sáng tác truyện ngắn của Hoàng
Khánh Duy. Với tư cách là người theo dõi bước đường nghệ thuật của nhà
văn trẻ này, ông đã cho rằng:
Sau nhiều năm im ắng, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện một
cây bút trẻ tràn đầy năng lượng, rất nhiều triển vọng - Hoàng Khánh Duy.
Truyện của Duy đa phần mang âm hưởng sông nước, đồng bằng Tây Nam
bộ, sâu lắng, bàng bạc, cảm động, gây nhiều ấn tượng cho bạn đọc…[15,
tr.3].
Tác giả Huệ Thi trong lời giới thiệu tập truyện ngắn Hồng hơn màu đỏ
cũng rất trân trọng ghi nhận những điều mới mẻ được thể hiện trong truyện
ngắn của Hồng Khánh Duy. Ơng đã nhấn mạnh:
Tơi ngỡ ngàng trước văn phong sắc ngọt nhưng đậm chất phóng
khống về mặt ngơn ngữ của một người miền Tây. Duy viết như hơi thở,
download by :
15
dễ dàng đến lạ lùng, âu là tài năng bẩm sinh cho làn gió mới của văn
học. Mỗi tác phẩm đều có góc cạnh với cái nhìn sâu sắc về con người, về
xã hội… và cả góp nhặt đầy hình ảnh về ký ức, ngỡ như em đã trải
nghiệm chín muồi…[17, tr.02]
Theo dõi dịng thời sự phê bình trong những năm gần đây, chúng ta có thể
nhận thấy cây bút Hoàng Khánh Duy là một hiện tượng khá non trẻ và chưa
nhận được sự quan tâm, chú ý của các nhà phê bình.Mặc dù số lượng bài báo,
tiểu luận nghiên cứu về thế giới truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy cịn khá hạn
chế và thiên về đặc tính giới thuyết nhưng hầu hết bước đầu khẳng định tính
sáng tạo và đóng góp của nhà văn vào lịch trình phát triển truyện ngắn đương đại
Nam bộ. Những ý kiến và đánh giá được nêu trên chắc chắn không thể khái quát
một cách trọn vẹn những sắc thái đa dạng và nội dung khá phong phú trong sáng
tác của Hoàng Khánh Duy. Đặc biệt, từ góc nhìn văn hố, các vấn đề được nhà
văn trẻ quan tâm, thể hiện, phản ánh trong tác phẩm vẫn chưa nhận được sự chú
ý của các nhà nghiên cứu phê bình hiện nay.
Năm 2019, trên báo Văn nghệ, nhà văn Vũ Nho khi đọc tập truyện ngắn
Hồng hơn màu đỏ của Hồng Khánh Duy đã nhận xét:
Với ngòi bút gần như chuyên chú, độc canh một thể loại, Hồng
Khánh Duy là người có dun với những mảnh đời cơ cực. Viết về chủ
đề này, Hoàng Khánh Duy như tự nhủ bản thân và tất cả mọi người cần
phấn đấu, tự tin, nhưng cũng gặp khó khăn phải làm sao vượt lên chính
mình, phải thay đổi, biến hóa để khơng rơi vào nhàm chán. Vốn là một
người đa cảm, những trang viết về đề tài này, về cuộc sống buồn vui của
những mảnh đời thường là những trang viết hay, sâu sắc nhất của một
người trong cuộc, một người am tường[41].
Quả thật, theo dõi từng trang văn của anh, chúng ta có thể nhận thấy
Hồng Khánh Duy luôn xông xáo, cập nhật vào tất cả những vấn đề bức xúc
của đời sống. Đúng như Vũ Nho đã nhấn mạnh, trong truyện tác giả còn đưa
download by :
16
ra “những chiêm nghiệm, những triết lý nhân sinh mang tầm tư tưởng sâu sắc
vào những vấn đề có thể nói là nhỏ nhặt và bình thường của cuộc sống”[41].
Qua tìm hiểu các tập truyện ngắn của Hồng Khánh Duy được xuất bản từ
năm 2017 đến năm 2020, chúng tôi nhận thấy anh đã tự kiến tạo cho mình một
lối đi riêng và khá đặc sắc. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài Đặc điểm truyện ngắn
Hoàng Khánh Duy, chúng tôi sẽ tập trung khám phá một số đặc điểm về
phương diện nội dung và phương thức thể hiện khá độc đáo trong thế giới truyện
ngắn của nhà văn. Qua đó,chúng tơi hy vọng góp thêm một phần tư liệu khẳng
định những đóng góp của tác giả đối với truyện ngắn Nam bộ đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận văn là những đặc điểm về
phương diện nội dung và phương thức biểu hiện trong thế giới truyện ngắn
của Hồng Khánh Duy. Đó là những vấn đề liên quan đến hệ thống chủ đề,
thế giới nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoàng Khánh Duy là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ 9X. Nhưng số lượng
tập truyện ngắn của anh đã được xuất bản từ năm 2017 cho đến nay là khá
nhiều. Tuy nhiên, để tạo sự thống nhất trong quá trình khảo sát, trong luận
văn này chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn
của Hoàng Khánh Duy được in trong 05 tập sau: Triền sơng con nước vơi
đầy (2017), Hồng hôn màu đỏ(2018), Cỏ dại (2018), Lưng chừng nỗi nhớ
(2018), Đời sông như đời người trên sông (2020).
4. Phương pháp nghiên cứu
Hoàng Khánh Duy là một hiện tượng mới trong dịng chảy văn xi Nam
bộ đương đại. Để nghiên cứu những vấn đề thuộc về Đặc điểm truyện ngắn
Hoàng Khánh Duy, ngoài một số phương pháp nghiên cứu cơ bản gắn liền với
các thao tác nghiên cứu về tác giả và những vấn đề thể loại, văn học sử, trong
download by :
17
luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp tiếp cận chính như sau:
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở phân tích những biểu hiện riêng lẻ trong từng tác phẩm để
tổng hợp, khái quát thành những đặc điểm mang dấu ấn phong cách của nhà
văn.Phương pháp này giúp người viết có thể định hình một số điểm đặc biệt
về phong cách sáng tác của Hoàng Khánh Duy với một số nhà văn khác để
nhận ra bản sắc riêng, phong cách riêng trong truyện ngắn của tác giả trong
bối cảnh truyện ngắn Nam bộ đương đại.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để làm rõ những kế thừa và đặc điểm riêng của truyện ngắn Hoàng Khánh
Duy, chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh một số vấn đề trong nội
bộ các tập truyện ngắn của anh kết hợp việc mở rộng so sánh những nét tiêu
biểu trong phong cách nhà văn với một số tác giả thuộc thế hệ 9X.
4.3. Phương pháp liên ngành
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn có liên quan chặt
chẽ đến vấn đề lịch sử, xã hội, văn hoá và địa lý tự nhiên của vùng đất Nam
bộ, vì vậy việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành là thực sự cần
thiết.
4.4. Phương pháp thống kê, phân loại
Khảo sát một số tập truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, tác giả luận
văn sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để bước đầu tìm hiểu về số
lượng tác phẩm, nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật… qua đó khái quát các đặc
điểm trội bật về nội dung và nghệ thuật trong thế giới truyện ngắn của nhà
văn trẻ này.
4.5. Phương pháp loại hình
Với phương pháp này, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu đặc điểm của truyện
ngắn Hoàng Khánh Duy dựa trên những đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
download by :
18
5. Đóng góp của luận văn
Với hướng nghiên cứu trên, hi vọng luận văn của chúng tơi sẽ có đóng
góp ở hai phương diện cơ bản:
- Nêu bật những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn của Hồng Khánh
Duy.
- Góp phần đánh giá vị trí của nhà văn Hồng Khánh Duy trong tiến
trình phát triển của truyện ngắn Nam bộ đương đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận
văn được triển khai thành các chương như sau:
Chương 1. Hoàng Khánh Duy và truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỷ
XXI
Chương 2. Truyện ngắn Hồng Khánh Duy nhìn từ hệ thống chủ đề
và thế giới nhân vật
Chương 3. Truyện ngắn Hoàng Khánh Duy nhìn từ phương thức thể hiện
download by :
19
Chương 1
HOÀNG KHÁNH DUY VÀ TRUYỆN NGẮN NAM BỘ
ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Khái lược về truyện ngắn Nam bộ
1.1.1. Từ nguồn mạch truyện ngắn Nam bộ truyền thống…
Trong hành trình Nam tiến của cha ông, Nam bộ là vùng đất văn hố,
văn vật được hình thành muộn nhất nhờ vào những nỗ lực mở cõi của các lưu
dân người Kinh, người Hoa, người Khmer và các dân tộc thiểu số bản địa
khác từ cuối thế kỷ XVII đến nay. Hành trình vận động ấy đã có niên đại trên
300 năm lịch sử. Đây là vùng đất cộng cư của các tộc người anh em, quá trình
khai hoang mở cõi đã hình thành trên vùng đất này những nét văn hóa cơ bản
phản ánh quá trình cộng cư đặc sắc của các sắc tộc mà đại diện cơ bản là bốn
dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Mảnh đất hứa này đã kiến tạo nên
những đặc sắc về văn học nghệ thuật sinh động, chân tình và đa bản sắc. Có lẽ
đây cũng chính là nhân tố, lý do văn hố quan trọng để cho vùng đất này có
thể dung nạp, chấp nhận và dựng xây nên những điểm đặc sắc mới cho lịch sử
văn chương Nam bộ.
Với những điều kiện lịch sử và văn hoá, Nam bộ cũng là nơi làm nên
những sự kiện mở đầu của báo chí và văn học bằng chữ Quốc ngữ: Tờ báo
Quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo, 1865), cuốn tiểu thuyết đầu tiên bằng chữ
Quốc ngữ (Truyện thầy Lazaro Phiền, 1887), những bài phê bình văn học
hiện đại đầu tiên (của Thiếu Sơn, 1931), phong trào Thơ mới bắt đầu từ Phụ
nữ tân văn với Phan Khơi (bài Thơ mới đầu tiên Tình già - 1931) và nữ sĩ
Nguyễn Thị Kiêm tràn trề nhiệt huyết cổ vũ cho phong trào.
Có thể nói, truyện ngắn quốc ngữ Nam bộ hình thành từ cuối thể kỷ
XIX, bị đứt quãng một thời gian và phát triển liền mạch vào đầu thế kỷ XX.
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, truyện ngắn Nam bộ được phát triển trên
download by :
20
nhiều giai đoạn khác nhau. Tính đến năm 1930, trên các báo quốc ngữ ở Nam
bộ đã xuất hiện những tác phẩm còn mang dấu vết của truyện kiểu đơn giản,
chưa có yếu tố gia cơng về kỹ thuật cao. Bùi Đức Tịnh đã nhìn nhận đó là
“những bài theo lối chuyện xưa, chuyện kể dân gian”. Từ góc nhìn lịch sử, do
sự phân hóa và diễn biến phức tạp của xã hội thực dân ở Nam bộ tạo nên một
thực tại phong phú về tình cảnh khác nhau của con người và cuộc sống. Nét
đặc sắc và đóng góp của truyện ngắn giai đoạn này được thể hiện ở chỗ, nó đã
vượt qua những ngụ ngơn và ẩn dụ dân gian để đến với những cảm hứng sáng
tạo mới mẻ đầy màu sắc thời đại, dần dần được nâng lên cao hơn ở các mặt đề
tài tạo nên bức tranh sinh động của cuộc sống và sinh hoạt xã hội trong buổi
giao thời. Bên cạnh đó những yếu tố ngôn ngữ, cốt truyện, xung đột, nhân
vật,… của truyện ngắn hiện đại cũng đã bắt đầu manh nha, dần thoát ly khỏi
hình thức kể chuyện đơn điệu, cấu trúc dần phức hợp hơn, lời văn nhẹ nhàng,
sáng sủa và có tính mạch lạc, hiện đại hơn.
Hệ thống đề tài ở giai đoạn này cũng tương đối phong phú. Chúng ta
thường thấy các tác phẩm thể hiện chủ đề phê phán lối sống hưởng lạc, buông
thả, tham danh hám lợi, chạy theo sức mạnh của đồng tiền, học đòi làm sang,
phê phán lối sống xa hoa, ảnh hưởng của lối sống Tây Âu hoặc phê phán
những lối sống mê tín dị đoan, giả dối, kêu gọi con người hoàn lương,qua các
sáng tác của Trương Duy Toản, Việt Đông, Trần Quang Nghiệp, Thái Bình
Dương, Thanh Nhàn, Vũ Văn Đang, Bình Trọng. Bên cạnh đó, cũng có những
tác phẩm ca ngợi con đường học hành mở mang kiến thức, đem lại văn minh
cho nước nhà hay những triết lý đời sống hoặc ngợi ca tình u đơi lứa,
những mâu thuẫn, trắc trở giữa tình yêu tự do trước những ràng buộc của lễ
giáo phong kiến qua một số truyện ngắn khá hay của Thúc Anh, Khổng Lồ,
Việt Đơng... Cơn lốc văn hố của buổi giao thời “mưa Âu gió Á” đã làm lung
lay nhiều nền tảng giá trị đạo đức, nhân nghĩa vốn có bao đời. Góp vào tiếng
nói chung của cơng luận đương thời, truyện ngắn Nam bộ đầu thế kỷ XX đã
download by :