Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng xử lí vi phạm pháp luật đất đai ở việt nam và liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.31 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Tiểu luận môn:
PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI- MƠI TRƯỜNG
Đề tài: Thực trạng xử lí vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam và Liên hệ thực tế

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 4/2022


I, Tổng quan về xử lí vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam
1.

Vi phạm pháp luật về đất đai

a, Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý
và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có lỗi, xâm hại đến các lợi ích được bảo vệ
bằng ngành luật tương ứng hoặc trái với các quy định được quy định trong ngành luật ấy.
Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các lợi ích được bảo
vệ bằng ngành luật đất đai hoặc trái với các quy định được quy định trong ngành luật đất đai, do
người có năng lực trách nhiệm pháp lý và đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách có
lỗi,
b, Đặc điểm
+


Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Trước hết, vi phạm pháp luật đất đai phải là một hành vi khách quan, gây nguy hiểm cho xã
hội, và trái với quy định của pháp luật đất đai. Nói bao quát, việc thực hiện một hành vi trái với quy
định của pháp luật được thể hiện dưới hai dạng: (i) hành động hoặc (ii) không hành động.
Hành vi hành động trong vi phạm pháp luật nói chung là hành vi mà chủ thể làm một hành vi
mà pháp luật cấm. Ví dụ, đối với pháp luật đất đai, hành vi lấn, chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất trái phép, v.v là những hành vi ở dạng hành động.
Hành vi khơng hành động thì đối lập so với hành vi hành động, là hành vi không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà luật áp đặt cho từng chủ thể trong quan hệ pháp luật. Đối
với pháp luật đất đai, hành vi khơng đăng kí đất đai là một ví dụ cho hành vi vi phạm pháp luật ở
dạng không hành động.
+ Vi phạm pháp luật đất đai xâm hại đến các lợi ích được pháp luật đất đai bảo vệ.
-

Vi phạm pháp luật đất đai phải xâm hại đến các lợi ích được pháp luật đất đai bảo vệ. Các lợi
ích đó phát sinh trong các quan hệ của pháp luật đất đai về cho thuê đất, giao đất, bồi thường
đất, v.v
+ Vi phạm pháp luật đất đai do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Vi phạm pháp luật đất đai phải do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện: được xác
định dựa trên hai tiêu chi, đó là (i) tiêu chí y học – trạng thái sức khỏe bình thường, không mắc các
bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển
hành vi; và (ii) tiêu chí tâm lý – khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính
chất trái pháp luật của hành vi, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.


+
Vi phạm pháp luật đất đai do người đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Vi phạm pháp luật đất đai phải là hành vi do người có đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực
hiện.

+ Vi phạm pháp luật đất đai được thực hiện một cách có lỗi.
c, Nguyên nhân vi phạm pháp luật đất đai
● Nguyên nhân khách quan
đất đai có nguồn đất đai có nguồn gốc rất phức tạp; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời
kỳ; việc quản lý đất đai trong những năm qua được thực hiện trong cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo lập và quản lý các thị trường vốn, lao động, thị trường bất
động sản trong đó có đất đai v.v…
cơng tác quản lý đất đai bị ảnh hưởng nặng nề, sâu sắc của tàn dư của cơ chế bao cấp; trong
thời kỳ bao cấp đất đai chủ yếu do các HTX nông nghiệp vừa quản lý trực tiếp vừa là chủ sử dụng.
Luật đất đai năm 2013 và các pháp luật khác có liên quan đến đất đai quy định còn thiếu đồng
bộ, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến việc áp dụng khó khăn

2.
a.


● Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao,
mới chỉ tập trung vào một số đợt tuyên truyền sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực
thi hành.
- Ý thức pháp luật của người dân còn kém.
Phân loại vi phạm pháp luật đất đai
Dựa trên khách thể
Vi phạm xâm hại đến quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của Nhà nước

Loại vi phạm này thường được thể hiện trong việc định đoạt một cách bất hợp pháp số phận pháp lý
của đất đai như:
Không thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê

đất, thu hồi đất;
Giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không tuân theo quyết định thu hồi
đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.


Chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất mà khơng thực hiện đúng thủ tục hành
chính theo quy định của pháp luật;
Sử dụng đất khơng đúng mục đích ghi trong quyêt sdidnhj giao đất, quyết định cho thuê đất,
quyết định cho pháp chuyển mục đích sử dụng đất hoặc khơng đúng mục đích theo quy hoạch, kế
hoặc sử dụng đất đã công bố, hoặc sử dụng đất không đúng với mục đích, loại đất ghi trong giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hủy hoại đất, làm biến dạng sinh học, suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm, làm mất khả năng
sử dụng đất theo mục đích đã được xác định…


Vi phạm, xâm phạm đến quyền của người sử dụng đất

Loại vi phạm này thường được biểu hiện qua những hành vi cụ thể như:
Lấn chiếm đất đai, không tuân theo những nghĩa vụ do pháp luật quy định về ranh giới, diện
tích, lợi ích, ví dụ như tự tiện chuyển dịch ranh giới ra ngoài phần đất được giao để mở rộng diện
tích; lấy quá mức đất mà Nhà nước giao cho mình; mượn tạm một mảnh đất để sử dụng trong một
thời gian nhất định, khi hết thời hạn không trả lại cho chủ cũ mà chiếm luôn để sử dụng.
Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác như đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay các
vật khác lên thửa đất của người khác hoặc đào bới để gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất
của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
b.


Dựa trên chủ thể

Vi phạm thực hiện bởi người thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai

Loại vi phạm này là những vi phạm do người thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai thực
hiện, xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền đại diện cho
chủ sở hữu đất đai, thể hiện ở sự lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong các quan hệ về
giao đất, thu hồi, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, v.v...


Vi phạm thực hiện bởi người sử dụng đất đai

Loại vi phạm có thể xâm hại đến quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của Nhà nước, cũng có thể
xâm hại đến quyền của người sử dụng đất khác.
c.


Dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi


phạm hành chính. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai là nhẹ hơn so với tội phạm, tức vi phạm hình sự.
Các hành vi Vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai:
Theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP thì Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
gồm 17 hành vi:
- Sử dụng đất khơng đúng mục đích,
- Lấn, chiếm đất,
- Huỷ hoại đất,

- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác,
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền
sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực
hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.


Vi phạm hình sự

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ. Các vi phạm hình sự trong lĩnh vực đất đai được quy định tại chương XVI. Các
tội xâm phạm trật tự của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2011.

3.
đai
a.

Các hình thức trách nhiệm pháp lý trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất
Trách nhiệm hành chính

Đối tượng có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính là người sử dụng đất và những người khác nếu
có hành vi làm trái với quy định của pháp luật, về chế độ sử dụng đất, phá vỡ trật tự quản lý đất đai
như: lấn chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng khơng đúng mục đích, chuyển mục đích sử
dụng đất trái phép, hủy hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ các nghĩa vụ tài
chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử
dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai nhưng người vi phạm mới
thực hiện hành vi đó lần đầu hoặc thiệt hại do hành vi đó gây ra không lớn, khả năng phục hồi thiệt
hại dễ dàng và người gây ra thiệt hại đã kịp thời khắc phục nên chưa cần thiết phải truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Ngoài ra, để bảo toàn phần giá trị tài sản của Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của những tổ chức

được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công


nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng
đất mà để đất bị lấn chiếm, thất thốt thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật đối
với giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất bị lần chiếm, thất thoát.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài
đối với những hành vi vi phạm nói trên là ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan thanh tra chuyên
ngành về đất đai.
Hình thức xử phạt hành chính đa dạng. Ngồi việc áp dụng hai hình thức phạt chính là cảnh cáo,
phạt tiền thì tùy theo từng trường hợp, người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung khác
và các biện pháp hành chính khác như: thu hồi đát, buộc khơi phục lại tình trạng đất như trước khi bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
b.

Trách nhiệm kỷ luật

Đối tượng chịu trách nhiệm kỷ luật là những ngươi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai
có hành vi phạm như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái với quy định của pháp luật trong giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất,.... Đó là
những hành vi vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm trong khi thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về đất đai thuộc về người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có hành vi vi
phạm ra quyết định kỷ luật.
Nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên
trực tiếp ra quyết định kỷ luật.
Hình thức xử lý kỷ luật cũng rất đa dạng. Tùy theo mức độ mà người thực hiện chức năng quản lý
đất đai vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lượng,
hạ ngạch, cách chức, buộc thơi việc.
Khiển trách: hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm lần đầu, ở

mức độ nhẹ.
Cảnh cáo: hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai đã bị khiển trách về hành vi vi
phạm pháp luật đất đai mà còn tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất
thường xun hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng.
Hạ bậc lương: hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm nghiêm
trọng trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
Hạ ngạch: hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm nghiêm
trọng, xét thấy khơng đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang
đảm nhiệm.


Cách chức: hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm nghiêm
trọng, xét thấy không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao.
Buộc thơi việc: hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm nghiêm
trọng xét thấy không thể tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức mà người đó chịu sự quản lý. Đây là
hình thức kỷ luật nặng nhất trong tất cả các hình thức kỷ luật.
c.

Trách nhiệm hình sự

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai là những
vi phạm được quy định trong Điều 206, 207 Luật Đất đai 2013. Theo đó, nếu người sử dụng đất có
hành vi vi phạm đã bị xử lý hành chính mà cịn vi phạm hoặc vi phạm gây ra hậu quả nghiệm trọng
thì sẽ bị xử lý theo Điều 173 Bộ luật hình sự. Đối với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật
đất đai đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo
Điều 174 Bộ luật hình sự 1999.
d.

Trách nhiệm dân sự


Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người sử dụng đất, người có trách nhiệm quả lý đất đai hoặc
những người khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người
khác thì ngồi việc bị áp dụng một trong những biện pháp trách nhiệm hành, trách nhiệm kỷ luật,
trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị
thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự được áp dụng theo nguyên tắc ngang giá, toàn bộ
và kịp thời. Nghĩa là người gây thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường đến đó, việc bồi thường phải
đầy đủ và thực hiện nhanh chóng. Khác với các hình thức trách nhiệm khác, trong trách nhiệm dân
sự có một đặc điểm nổi bật là các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại.
Nếu không thỏa thuận được về mức bồi thường thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện u cầu tịa
án giải quyết.
4.

Về hậu quả của vi phạm pháp luật đất đai:

- Do ý nghĩa, vai trò quan trọng của đất đai đối với đời sỗng xã hội và phát triển
kinh tế nên vi phạm pháp luật đất đai thường gây ra tổn thất lớn về kinh tế; có tác
động tiêu cực tới đời sống xã hội.
- Về mặt kinh tế, đất đai ln là tài sản có giá trị lớn; do hành vi vi phạm về đất
đai sẽ dẫn đến một diện tích đất đai nhất định bị chiếm hưởng mà Nhà nước bị thất


thu các khoản nghĩa vụ tài chính; những khoản thu này thường có giá trị lớn.

II. Hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật đất đai
- Bộ Luật hình sự;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
- Nghị định Số: 81/2013/NĐ-CP 19 tháng 07 năm 2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định 1’

66/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai;
- Nghị định 105/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai.
III, Thực trạng xử lí VPPL đất đai. Liên hệ thực tế
1.

Thực trạng
Tình trạng xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, đê điều còn chậm được xử lý, xử lý chưa
kiên quyết. Việc xử lý các cơng trình vi phạm theo kết luận Thanh tra Chính Phủ, Thanh tra
Thành phố cơng tác giải phóng mặt bằng ở một số cơng trình, dự án cịn chậm.
Thực thế cho thấy vi phạm sử dụng đất là vấn đề rất bức xúc và phức tạp vẫn đang diễn ra, mặc
dù lãnh đạo các cấp đã và đang nỗ lực xử lý nghiêm minh tình trạng vi phạm sử dụng đất nhưng
tiến độ cịn rất chậm và chưa dứt điểm. Mặt khác, đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định
thu hồi đất thì phần lớn diện tích đất bị vi phạm vẫn do các hộ vi phạm sử dụng.
Về mặt chủ quan chúng ta thấy, bộ máy quản lý Nhà nước ở các cấp trong thời gian qua chưa
thực sự tập trung quan tâm đến vấn đề này, chỉ đạo không sâu sát, thiếu thống nhất có lúc cịn
chồng chéo, đặc biệt là ở cấp cơ sở nhiều lúc cịn bng lỏng, cả nể, không triệt để ngay từ lúc
xuất hiện hành vi vi phạm, để cho sự việc “đã rồi” mới báo cáo, đồng thời đội ngũ cán bộ chuyên
môn ở cơ sở khơng đồng đều về trình độ, liên tục có sự thay đổi do đó việc kế thừa cơng việc có
lục bị gián đoạn.


-

các xã, thị trấn và cá nhân chậm chễ trong việc xử lý vi phạm đất đai, xây dựng thì vẫn
chưa được xử lý triệt để


2.

Liên hệ

a, Xử lí VPPL đất đai ở Vĩnh Phúc:Chậm xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Mặc dù, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác đề phịng, ngăn chặn và xử lý vi phạm
pháp luật đất đai nhưng việc triển khai cơng tác này hiện vẫn cịn chậm.
Năm 2019, Vĩnh Phúc triển khai Đề án Phòng ngừa, ngăn chặn, chống lấn chiếm và xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai với mục tiêu cụ thể là từ năm 2019 đến 2021, chấm dứt các vụ việc vi
phạm mới phát sinh; hết năm 2024 cơ bản giải quyết xong tình trạng vi phạm về quản lý, sử
dụng đất đai trái phép. Mục tiêu cụ thể là “chấm dứt các vụ phát sinh mới” và giảm quyết ít nhất
20% số vụ việc vi phạm trong năm 2019.
Thực hiện Đề án này, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân chấp hành tốt quy định về Luật Đất đai; công bố công khai quy hoạch các cơng trình,
dự án sẽ triển khai tới người dân. Yêu cầu UBND các cấp, nhất là cấp xã tăng cường quản lý đất
đai trên địa bàn; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, nhất là trường hợp cán bộ tiếp tay, làm ngơ
cho đối tượng vi phạm pháp luật về đất đai. Đồng thời, tổ chức cho các cá nhân, doanh nghiệp
và người dân được giao quản lý, sử dụng đất ký cam kết chấp hành nghiêm túc quy định của
pháp luật về đất đai.Tuy vậy, theo báo cáo của UBND tỉnh, tiến độ giải quyết các tồn tại, vi
phạm đất đai tại các huyện, thành phố rất chậm.Tại huyện Yên Lạc, qua rà soát thống kê, tồn
huyện có 602 trường hợp vi phạm về lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất xảy ra trước
ngày 1/7/2014, có 318 trường hợp vi phạm sau ngày 1/7/2014; có tới 510 trường hợp giao đất
trái thẩm quyền và có 22 trường hợp thu tiền sử dụng đất nhưng chưa giao đất. Với sự vào cuộc
tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, huyện đã xử lý 51 trường hợp vi phạm pháp
Luật Đất đai xảy ra sau ngày 1/7/2014, ban hành quyết định và cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho 166 trường hợp với diện tích hơn 39.800 m2, đạt hơn 7% số trường hợp thuộc diện


giao đất trái thẩm quyền.
Còn tại huyện Vĩnh Tường, đã xử lý 60 trường hợp vi phạm, đổ đất, xây dựng cơng trình trái

phép trên diện tích hơn 7.300 m2 đất; xử lý được 10/217 trường hợp giao đất trái thẩm quyền.
Chấn Hưng là 1 trong 6 xã, thị trấn đang có số trường hợp vi phạm đất đai nhiều nhất của Huyện
Vĩnh Tường, để tăng cường xử lý vi phạm Luật Đất đai, huyện Vĩnh Tường đã chỉ đạo xã Chấn
Hưng xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm, trước mắt, tập trung xử lý các trường
hợp vi phạm Luật Đất đai tại những khu vực có nhiều hộ vi phạm với quy mô lớn; đồng thời,
thực hiện đồng bộ các biện pháp không để phát sinh các trường hợp vi phạm mới.
Để hoàn thành các mục tiêu Đề án Phòng ngừa, ngăn chặn, chống lấn chiếm và xử lý vi phạm
pháp luật về đất đai, thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động
người dân chấp hành tốt các quy định của Luật Đất đai; chỉ đạo các huyện, thành phố, nhất là
TP. Vĩnh Yên và các huyện: Bình Xuyên, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương và Lập
Thạch tăng cường công tác chỉ đạo, giải quyết các tồn tại, vi phạm; tập trung đầu tư cho công
tác xây dựng quy hoạch, sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030 bảo đảm phù hợp với nhu
cầu sử dụng đất cho phát triển các lĩnh vực của địa phương
b, Xử lí VPPL đất đai ở Hà Nội
Thời gian qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được nhiều đơn kêu cứu của người dân
huyện Phú Xuyên, phản ánh về việc buông lỏng quản lý đất đai, xảy ra tình trạng vi phạm trật tự
xây dựng, lấn chiếm đất công, cũng như hành lang đê điều tại nhiều địa phương.
Để công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đi vào nền nếp, Huyện ủy, UBND huyện Phú
Xuyên cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cũng như chính quyền các địa phương kiên
quyết vào cuộc xử lý


Theo thống kê, từ đầu năm 2020 đến nay, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành 74 Quyết định
xử lý hành chính (xử phạt 56 trường hợp, 18 trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả),
chủ yếu tập trung tại các xã Nam Tiến, Hồng Minh, Đại Xuyên, Tân Dân, thị trấn Phú Minh…
Trong đó, thẩm quyền UBND huyện ban hành là 17 trường hợp và thẩm quyền xã ban hành 57
trường hợp. Có 73/74 trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, còn lại
1/74 trường hợp vi phạm xây dựng tường rào bao quanh gây cản trở việc sử dụng đất của người
khác.
Thực tế việc xảy ra những vi phạm trên, do nhận thức của người dân địa phương cịn hạn chế,

cơng tác quản lý đất đai, xây dựng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa được kiểm soát
chặt chẽ, đặc biệt là việc buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng của chính quyền các
địa phương, đó là nguyên nhân dẫn đến những năm gần đây việc các cấp, ngành của huyện phải
quyết liệt vào cuộc xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm tồn tại cũ, cương quyết không dung
túng, bao che cho vi phạm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo nhiều địa phương vẫn còn
thờ ơ, chưa quyết tâm chỉ đạo thực hiện, dẫn đến vi phạm về đất đai kéo dài, gây bức xúc dư
luận.

1.

Khái quát chung

1.1

Đất đai là gì?

Đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vô cực trên trời
và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực
hiện được với đất. Đất là tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người chúng ta sử dụng
hằng ngày, từ xây dựng nhà ở, cơng trình đến việc trồng trọt, sản xuất đều cần đến đất.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, đất đai đã khẳng định vị thế quan trọng của
mình trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị cũng như xã hội.
1.2

Vi phạm pháp luật đất đai

-

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là các quy tắc hành vi hay còn được



gọi là tiêu chuẩn hành vi của con người trong xã hội. Vi phạm pháp luật là hành vi trái
pháp luật do chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi (vơ ý hoặc cố ý).
Vi phạm pháp luật về đất đai phải đảm bảo 2 yếu tố: có lỗi và xâm phạm vào quan
hệ đất đai được pháp luật bảo vệ. Chính vì có nhiều cơng dụng và được sử dụng với nhiều
mục đích phục vụ đời sống con người nên đất đai đã trở thành tài nguyên quý giá, đồng
thời cũng gây ra nhiều tranh chấp giữa các chủ thể là chủ sở hữu đất.
-

Một số hành vi vi phạm pháp luật đất đai điển hình

+ Sử dụng đất khơng đúng mục đích
+ Lấn, chiếm đất
+ Huỷ hoại đất
+ Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất
hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà
không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền
sử dụng đất .
+ Cố ý đăng ký không đúng loại đất, khơng đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Chậm thực hiện bồi thường.
+ Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao đất, cho thuê đất cho phép.
+ Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. - Không thực hiện đúng thời
hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành
lang an toàn của cơng trình.
+ Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất…
1.3


Các loại hình xử lý vi phạm

Hiện nay Luật đất đai 2013 điều chỉnh quan hệ này theo 2 hướng, đó là mệnh
lệnh-phục tùng và thỏa thuận cùng 3 loại hình xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, cụ
thể là hành chính, dân sự và hình sự.
Một số hình phạt phổ biến hiện nay:
+ thu hồi đất
+ cảnh cáo


+ phạt tiền
+ phạt cải tạo không giam giữ đến 6 tháng đến 3 năm
+ phạt tù từ 2-7 năm
+ tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung
+ tước quyền sử dụng giấy phép tư vấn trong lĩnh vực đất đai
+ buộc khơi phục tình trạng ban đầu
+ buộc trả lại đất
+ buộc hồn thành nghĩa vụ tài chính liên quan…
Một số văn bản, quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai:
+ luật đất đai 2013
+ Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai
+ bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt cho 1 số tội xâm phạm về đất đai

2.

Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai

Việc vi phạm pháp luật đất đai xảy ra rất thường xuyên và phổ biến ở nước ta dù cho đã có

nhiều quy định pháp luật được ban hành, song việc xử lý chưa nghiêm, chưa chặt chẽ và
bao quát cũng đã gây nên tình trạng vi phạm đáng báo động như hiện nay. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, đất đai dần trở thành một món hàng hóa có giá trị và mang lại
lợi nhuận vô cùng lớn. Lợi nhuận càng nhiều, người ta lại càng bất chấp những quy định
của pháp luật để thực hiện những hành vi dù vi phạm nhưng kiếm được nhiều lợi ích cho
bản thân.
Ví dụ như năm 2019, ở quận Long Biên phát hiện sai phạm lớn về việc cho thuê đất trái
thẩm quyền, giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp), đất bãi bồi ven sông đã bị sử dụng sai mục đích, với diện
tích lớn, ở diện rộng và diễn ra trong thời gian dài. Với địa hình đặc biệt giáp với sông
Hồng, Long Biên phải đối mặt với vô vàn thách thức nhằm quy hoạch sao cho đúng với
mục tiêu, đảm bảo khơng lãng phí đất, khơng cho phép sử dụng đất sai mục đích… Theo
Thơng tấn xã Việt Nam đưa tin, gần 300 trường hợp vi phạm phần đất công bao gồm bãi
bồi ven sông, đất chưa sử dụng và các loại đất công khác do UBND cấp phường quản lý,
tồn tại trước năm 2014 với 8,3226 ha. Vi phạm tập trung ở dạng xây nhà ở trái phép, xây
dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép, sử dụng bến bãi kinh doanh mặt bằng; xây dựng cơ sở
sinh thái, kinh doanh, dịch vụ trái quy định. Dù là đất công do UBND các phường quản lý


nhưng việc xử lý sai phạm lại rất hạn chế, mới có 53 trường hợp được xử lý, cịn lại 201
trường hợp, với diện tích 7,0578 ha gồm nhà ở trái phép, nhà kho, bến bãi, cơ sở sinh
thái… đang tồn tại, chưa biết đến bao giờ bị tháo dỡ. Đối với việc sử dụng đất vào mục
đích kinh tế trang trại, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng được UBND quận phê
duyệt, qua điều tra cho thấy, phần lớn phương án đất được quận phê duyệt không xác định
loại đất; khơng có căn cứ pháp luật khi cho phép nhà đầu tư xây dựng cơng trình trên đất.
Đáng chú ý, phần lớn các mơ hình th đất trên, có “mũ” là sản xuất nơng nghiệp nhưng
hiện nay cơ bản sử dụng sai mục đích với việc xây dựng nhà xưởng, nhà hàng, kho bãi…
Kết luận Thanh tra chỉ ra, đối với phần đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64, hiện trên
địa bàn quận Long Biên có 304 trường hợp với diện tích vi phạm 13,7144 ha. Trong đó, sử
dụng đất khơng đúng mục đích, xây dựng trái phép là 286 trường hợp với diện tích

13,2939 ha; chuyển nhượng trái quy định có
14 trường hợp với diện tích 0,1725 ha; các vi phạm khác là 4 trường hợp. Đây chỉ là 1 ví
dụ điển hình cho việc xử lý vi phạm về đất đai không triệt để ngay từ đầu khiến cho tình
trạng tăng lên khơng ngừng của hàng loạt sai phạm cũng như làm nổi bật những khó khăn
mà cơ quan chính quyền địa phương đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong q
trình xử lý do có nhiều bất cập trong quy định.
3.

Thực trạng xử lý vi phạm

Với những sai phạm về đất đai trầm trọng tại quận Long Biên, thực hiện chỉ đạo của
UBND thành phố Hà Nội theo tinh thần Chỉ thị 04/CT - UBND năm 2014, những năm qua,
quận Long Biên đã xử lý được 50% số vụ vi phạm, song diện tích vi phạm bị xử lý chỉ đạt
20,42% (theo báo TTXVN). Như vậy, diện tích vi phạm cần phải rốt ráo xử lý còn gần
80%, kết quả này cho thấy việc xử lý vi phạm ở các phường có sai phạm chưa hiệu quả.
Việc này cho thấy sự lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, quản lý và xử lý các sai phạm của các
cán bộ quận Long Biên trong nhiều năm qua, vừa gây ‘tồn đọng’ sai phạm, vừa không thể
răn đe các đối tượng khác, tạo điều kiện cho các sai phạm tiếp tục diễn ra trên địa bàn. Vài
ngày trước, UBND thành phố Hà Nội vừa giao chủ tịch UBND quận Long Biên yêu cầu
giao UBND quận Phúc Lợi kiểm điểm vì vi phạm trong quản lý đất công từ 2009 nhưng
chưa lập hồ sơ và xử lý dứt điểm để tồn tại cho đến tận nay, khiến người dân bức xúc và có
nhiều đơn thư gửi lên thành phố. Đồng thời UBND thành phố cũng đưa ra kết luận số
130/KL-UBND ngày 12/10/2020 về nội dung tố cáo đối với bà Chu Thị Huế, Chủ tịch
UBND phường Phúc Lợi, quận Long Biên, qua xác minh cho thấy những tố cáo của người
dân là đúng và cán bộ phường đã có vi phạm. Việc xử lý đang được đưa ra thực hiện một
cách nghiêm túc và nghiêm minh, nhưng liệu có quá muộn khi sai phạm từ những năm
2009 nhưng lại kéo dài đến tận 11 năm sau mới được giải quyết?
Một trong những thực trạng vi phạm phổ biến ở nước ta đó chính là tình trạng lấn chiếm
đất, dạo quanh 1 vòng phố cổ hay khu tập thể cũ, thật dễ dàng để thấy được hình ảnh
những ‘chuồng chim’, gác xếp được cơi nới ra khoảng không gian chung, vừa mất thẩm



mỹ vừa nguy hiểm, đồng thời cũng vi phạm 1 trong những điều cấm tại điều 12 Luật đất
đai 2013. Phần đất này vốn thuộc sở hữu chung của Nhà nước và việc chiếm dụng trên có
thể ảnh hưởng đến những lợi ích cơng và việc quy hoạch đơ thị, tuy nhiên việc xử lý vi
phạm còn rất lỏng lẻo, bởi thực tế cho thấy vẫn có rất nhiều hộ gia đình cơi nới, sử dụng
lấn chiếm như vậy nhiều năm xong chưa bị xử phạt hoặc không thể xử phạt. Lý do 1 phần
là có quá nhiều hộ gia đình làm như vậy nên xử lý khơng triệt để sẽ ngày càng phát sinh
thêm nhiều, việc xử lý chỉ dừng lại việc phạt hành chính và yêu cầu gỡ bỏ chứ khơng
cưỡng chế thực hiện 1 cách triệt để.
(hình minh họa)
Chúng ta cũng đã rất quen thuộc với những hàng ăn vỉa hè, trong ngõ hay những hàng trà
đá mực nướng ven hồ Tây; việc buôn bán của họ là đang lấn chiếm khoảng không gian
chung vốn thuộc sở hữu đất của Nhà nước và hoàn toàn chưa được sự cho phép. Mặc dù đã
có đội ngũ Cơng an phường đi dẹp và tịch thu bàn ghế đồ dùng của những hàng quán lấn
chiếm, tuy nhiên ngay sau khi Cơng an phường đi thì họ sẽ tiếp tục bày bán. Thậm chí cịn
có những chuyện rất tiêu cực như đóng phí, đút lót để được phép sử dụng vỉa hè. Điều này
là hồn tồn sai, sai từ phía người dân vì đã tự ý sử dụng đất vốn khơng thuộc sở hữu của
mình và sai từ phía chính quyền địa phương vì đã khơng thắt chặt việc xử lý vi phạm hơn
nữa và để có những ’lỗ hổng’ hối lộ xảy ra. Chúng ta cần có biện pháp mạnh hơn nữa,
không chỉ dừng lại ở việc tịch thu vài bộ bàn ghế mà cần có những hình phạt thích đáng
hơn, thậm chí có thể áp dụng ‘hình phạt nguội’ để đảm bảo ngăn chặn hành vi lấn chiếm
trên.
(hình minh họa)
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai, có hiệu lực từ ngày 5/1/2020 thay thế Nghị định số 102/2014 đã tăng mức xử phạt
lên 1 tỷ đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho căn hộ hoặc hành
vi phân lô, bán nền chưa đủ điều kiện; lấn, chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái
phép… Ơng Lê Hồng Châu, Chủ tịch Hiệp hội
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh , đánh giá cao nghị định này vì đã đưa ra điều khoản

nghiêm ngặt hơn so với quy định cũ, trong đó quy định cụ thể các mức phạt đối với hầu hết
hành vi vi phạm khu vực nông thôn, đô thị và tăng mạnh mức phạt tiền với mọi vi phạm,
cao nhất lên tới 1 tỉ đồng. Nếu thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần lập lại trật tự, kỷ cương
trong lĩnh vực đất đai. Bởi, bên cạnh các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ
sung, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP còn quy định 17 biện pháp khắc phục hậu quả như:
buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp; buộc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; buộc hồn thành nghĩa vụ tài chính


liên quan đến đất đai; buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng; thu hồi đất… Tuy nhiên trên
thực tế vẫn còn tồn đọng rất nhiều vi phạm chưa được xử lý 1 cách triệt để.
Thực tế, trong vài năm gần đây, Hà Nội đã và đang thu hồi hàng chục nghìn mét vng đất
vi phạm của rất nhiều tổ chức, nhưng việc này vẫn chưa thấm vào đâu so với con số đất sử
dụng sai mục đích. Rất nhiều cuộc thanh tra đã diễn ra nhưng chưa thể thực hiện thu hồi
ln vì cịn nhiều thủ tục, khúc mắc cần giải quyết dẫn đến việc trì trệ. Điều này phản ánh
việc pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, việc thực thi pháp luật của các cơ quan ban
ngành còn nhiều hạn chế, ý thức của người dân còn chưa cao dẫn đến tình trạng ‘vi phạm
chồng vi phạm’, ngày càng nhiều các sai phạm cần xử lý để nhanh chóng thực hiện đơ thị
hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.

Liên hệ với nước khác

Là đất nước khá gần với chúng ta, Singapore là 1 đảo quốc với diện tích chỉ 682 km2 với
địa hình đặc thù có đến 40% diện tích chứa nước nhưng lại có quy hoạch vơ cùng hợp lý và
vô cùng thành công trong việc quản lý quỹ đất. Vậy Singapore đã làm những gì nhằm hạn
chế cũng như giải quyết những tranh chấp về đất đai để có thể có sự quy hoạch tốt như
vậy?
Khác với Việt Nam, tại Sing đến 90% quỹ đất thuộc về sự quản lý của Nhà nước,
10% còn lại tuy thuộc về sở hữu tư nhân nhưng lại chịu sự quản lý vô cùng chặt chẽ của

các quy định về quy hoạch đất do Nhà nước quy định. Chính sự tập trung quyền về phía
Nhà nước đã tạo điều kiện dễ dàng trong việc quản lý, quy hoạch, thu hồi cũng như thực
hiện các dự án xây dựng, tránh được những rắc rối về thủ tục.
Thứ hai, Singapore đã sớm thực hiện quy hoạch đất theo 3 bước, đảm bảo chất
lượng cũng như tính cơng khai, tơn trọng ý kiến người dân, tránh việc mua đi bán lại của
các chủ đầu tư (việc này gây tốn kém rất lớn đến nguồn tài nguyên, VD như khu đất đắt giá
tại trung tâm triển lãm Giảng Võ sau khi được tập đoàn Vin Group tiếp nhận đã bán cho
Tân Hoàng Minh Group và sau đó lại chuyển lại cho Vin, đến nay vẫn chưa thể xây dựng
được). Việc quy hoạch là vô cùng cần thiết để phát triển xã hội bền vững.
Bên cạnh đó Singapore cũng rất chú trọng vấn đề đền bù đất cho người dân, họ
không ‘lấy đất đổi đất’ (cùng mục đích sử dụng) như chúng ta mà sẽ đền bù trực tiếp bằng
tiền với giá hợp lý và được báo trước 2-3 năm. Ngoài ra nếu trong trường hợp cần thiết sẽ
áp dụng pháp luật để thu hồi đất cơng. Điều này có thể khẳng định rằng việc quy hoạch
ngay từ ban đầu đã rất rõ ràng và pháp luật, việc thực thi pháp luật cũng rất chặt chẽ nhằm
tránh những sự việc đáng tiếc như vụ Đồng Tâm tại Việt Nam.
Một khía cạnh nữa mà chúng ta cần chú ý đến việc xử lý vi phạm pháp luật về đất
đai tại Sing đó chính là khơng có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng đất cho
nhà đầu tư để xây dựng các khu dân cư như ở Việt
Nam. Lý do là thời gian sử dụng đất khác nhau và nhà nước không cho phép. Mọi việc


chuyển nhượng làm thay đổi mục đích sử dụng phải thơng qua cơ quan nhà nước. Nhà
nước đóng vai trị trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những tiêu cực
trong việc đền bù giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện dự án theo quy
hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Từ đó dẫn đến việc chi phí đền bù của họ
cũng khá thấp, theo như thông tin do phía Singapore cung cấp thì phí đền bù của họ chỉ là
9% tổng giá trị đầu tư cho 1 dự án trong khi con số ở Việt Nam lên đến 70-80% và mất rất
nhiều thời gian. Việc kiểm soát chi phí đền bù cũng sẽ góp phần trong việc phát triển đô thị
và tránh khỏi các vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân trong quá trình giải phóng
mặt bằng cũng như các vi phạm về sử dụng đất sai mục đích.

Kết luận: Qua đó có thể thấy tình trạng vơ cùng phức tạp của các vi phạm về pháp luật đất
đai đang diễn ra ở nước ta và thách thức cho các cơ quan chức năng phải nhanh chóng giải
quyết các vi phạm đang tốn đọng cũng như sớm đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa các vi
phạm trong tương lai. Nhìn vào Singapore, chúng ta có thể học hỏi một vài giải pháp cho
tình trạng vi phạm pháp luật cho đất đai tại Việt nam đó chính là nâng cao vị trí, vai trị của
Nhà nước nhằm điều tiết quỹ đất một cách hợp lý và nhanh gọn hơn cũng như xây dựng hệ
thống, áp dụng luật pháp chặt chẽ và nghiêm minh hơn nữa./



×