Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận luật đất đai về thực trạng xử lí vi phạm pháp luật đất đai ở việt nam và liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.26 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ TÀI: Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở Việt
Nam? Liên hệ thực tế?

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 3/2022


2
Khái quát
Đất đai là tài nguyên vô giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, là nguồn
lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về đất đai nhằm tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước về lĩnh vực này cũng như các biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật đất đai. Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường,
những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, trục lợi từ đất diễn ra ngày càng phổ biến và
nghiêm trọng. Bởi vậy, thực trạng việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập, cần sửa đổi và có những biện pháp khắc phục.
1.

Khái niệm vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và các hình thức trách
nhiệm pháp lý

Trước tiên, khi tìm hiểu về thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai hiện nay ở Việt Nam,


ta cần phải biết vi phạm pháp luật đất đai là gì. Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái
pháp luật, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước,
với vai trò là đại diện cho chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
đai, cũng như các quy định về chế độ sử dụng các loại đất. Căn cứ truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai là có hành vi trái pháp luật và có yếu tố
lỗi.
Xử lý vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với
người vi phạm nhằm buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi và hậu
quả của hành vi vi phạm gây ra.Theo đó, vi phạm pháp luật đất đai có thể bị áp dụng trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự.
-

-

-

Về trách nhiệm hành chính, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về UBND
các cấp và cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai với hình thức xử phạt chính là
cảnh cáo, phạt tiền và các hình phạt bổ sung.
Về trách nhiệm kỉ luật, việc xử lí các cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm trong
khi thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đất đai, do người đứng đầu cơ quan
quản lí cơng chức có hành vi vi phạm ra quyết định kỉ luật với các hình thức: khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thơi việc.
Về trách nhiệm hình sự, người sử dụng đất có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành
chính mà cịn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo
Điều 173 Bộ luật hình sự.


3
-


Về trách nhiệm dân sự, việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo nguyên tắc
ngang giá, toàn bộ và kịp thời, nghĩa là người gây thiệt hại đến đâu thì phải bồi
thường đến đó, việc bồi thường phải đầy đủ và thực hiện nhanh chóng.

Việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai là nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi
phạm đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ những quan hệ, những giá trị
được pháp luật ghi nhận.
2.

Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam

Trong điều kiện nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, giá trị đất ngày càng tăng, công tác
quản lý nhà nước về đất đai còn những hạn chế, yếu kém nhất định. việc xử lý vi phạm
hành chính về lĩnh vực đất đai ở nước ta cịn nhiều khó khăn như: việc lập, điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn chậm, nhất là ở cấp huyện; việc thu
hồi đất của các công ty, nông - lâm nghiệp để bàn giao cho chính quyền địa phương chưa
đáp ứng yêu cầu; tình trạng các tổ chức, cá nhân sử dụng đất khi chưa có các thủ tục pháp
lý về đất đai, khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cịn diễn ra ở nhiều nơi; việc
tham mưu các thủ tục hồ sơ giao đất, định giá đất cho các nhà đầu tư còn chậm.
Trong đó, trách nhiệm chính là cơng tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai ở một
số nơi, địa bàn cịn bng lỏng, tác động đến cơng tác quản lý, điều hành ở các cấp, địa
phương. Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày
10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đất đai cịn gặp khó
khăn, vướng mắc.
Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 102 quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực đất đai nhằm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy
định của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 và phù hợp với Luật
Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Sau gần 3 năm triển khai, thực hiện cịn có một số
khó khăn, vướng mắc cần xem xét, sửa đổi để phù hợp với thực tế, quy định của Bộ luật

Dân sự năm 2015 và một số Luật có liên quan.
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP chưa quy định đầy đủ về các trường hợp lấn, chiếm đất
theo mục đích sử dụng đã được quy định tại Điều 10, Luật Đất đai năm 2013.


4
Cụ thể: Quy định về hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng để xây dựng nhà ở, ốt quán và
các cơng trình khác (trong đó có cơng trình tơn giáo). Trong khi đó, Điều 10, NĐ 102 chưa
quy định xử lý đối với hành vi này, do đó khi thực hiện hành vi này thì khơng có căn cứ để
xử lý. Vì vậy, cần quy định hành vi lấn, chiếm đất cụ thể về từng loại đất theo quy định tại
Điều 10, Luật Đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, đối với hành vi lấn, chiếm đất tại các địa phương hầu hết vi phạm tại Khoản
1 và Khoản 2, Điều 10, NĐ 102, các hành vi này đều thuộc thẩm quyền xử phạt tiền của
Chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, về biện pháp khắc phục hậu quả thì Chủ tịch UBND
các xã chỉ có thẩm quyền “Buộc khơi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm” mà
khơng có thẩm quyền “buộc trả lại đất đã lấn, chiếm”. Do đó, hành vi vi phạm này khơng
được xử lý triệt để, hoặc đã có tình trạng các UBND cấp xã đùn đẩy trách nhiệm, không xử
lý mà đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý hành vi nêu trên.
Trên thực tế, một số trường hợp đã có hành vi vi phạm hành chính nhưng NĐ 102 chưa
quy định dẫn đến khó khăn trong q trình phát hiện, xử lý. Cụ thể: Thực tế quyết định
giao đất, cho thuê đất xác định cụ thể mục đích sử dụng đất nhưng khi cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất xác định theo loại đất, nhóm đất nên khó khăn cho việc xác định
hành vi vi phạm hành chính.
Quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai còn một số bất cập,
hạn chế, chưa bảo đảm tính cơng bằng.Một số hành vi vi phạm quy định chung một mức
phạt mà khơng phân biệt diện tích vi phạm nhiều hay ít là khơng cơng bằng giữa trường
hợp vi phạm diện tích nhỏ với vi phạm diện tích lớn, như: hành vi lấn chiếm đất; nhận
chuyển quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo; nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, th
quyền sử dụng đất nơng nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp mà không đủ điều kiện quy định.

Công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở cấp xã vẫn cịn gặp một số khó khăn do
giữa các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm đất đai và xử lý
vi phạm trật tự xây dựng còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn
cho q trình thực hiện. Cụ thể, Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ
Tài ngun và Mơi trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
– Chủ tịch UBND cấp xã khơng có quyền ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà ở, công


5
trình xây dựng trái phép trên đất mà thẩm quyền thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp
huyện
– Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ
được áp dụng sau 10 ngày kể từ ngày chủ thể vi phạm nhận được quyết định xử phạt
nhưng không chấp hành
Các quy định này không thống nhất với quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng (quy
định thời hạn ra quyết định cưỡng chế là 3 ngày kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ
thi cơng). Do vậy, đã làm cho việc xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai ở cơ sở bị chậm trễ, kéo
dài do vướng mắc về quy trình, thủ tục xử lý, trong khi đây lại là loại vi phạm đất đai phổ
biến, diễn biến nhanh trong thực tế, địi hỏi chính quyền cấp xã phải xử lý kịp thời, không
để vi phạm phát triển. Hơn nữa, Thông tư này được ban hành trên cơ sở Luật Đất Đai năm
2003, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002… là những văn bản đã hết hiệu lực
thi hành.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 thì: “Chủ tịch UBND cấp xã được quyền ra quyết định xử phạt tiền đến
10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này
nhưng không quá 5.000.000 đồng”. Trong khi theo quy định tại Nghị định số
102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai: mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ
đất trồng lúa, đất rừng sang đất phi nông nghiệp là 10.000.000 đồng (Điều 6 và Điều 7);

đồng thời, quy định: chủ tịch UBND cấp xã được phạt tiền đến 5.000.000 đồng (điểm b,
khoản 1, Điều 31).
Như vậy, giữa quy định của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP và Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 về thẩm quyền xử phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã là khơng thống
nhất và đã khó khăn trong q trình thực hiện.Mặt khác, trong thực tế, hành vi tự ý chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp là loại vi phạm đất
đai phổ biến hiện nay nhưng với quy định của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP thì chủ tịch
UBND cấp xã khơng có thẩm quyền xử phạt tiền đối với những vi phạm này nên việc xử lý
của cấp xã gặp khơng ít khó khăn.
Đối với vi phạm kỉ luật đất đai, hàng loạt vụ sai phạm, tham nhũng của các quan chức từ
Trung ương đến địa phương được phanh phui, xử lý. Điều đặc biệt là nhiều quan chức bị


6
kỷ luật, thậm chí bắt giam đều liên quan đến sai phạm trong quản lý, sử dụng đất - một
trong những lĩnh vực xảy ra tiêu cực và tham nhũng nặng nề nhất. Nhà nước đã cố gắng
sửa đổi pháp luật trong quản lý đất đai, tuy nhiên, thực tế vẫn cịn tồn tại bất cập. Trong đó,
lỗ hổng kiểm sốt quyền lực làm khơng hiệu quả, nhiều người được giao quản lý đất đã tự
ý thu hồi đất, cấp đất, giao đất, bán đất. Tình trạng này diễn ra phổ biến tràn lan tại nhiều
địa phương trên cả nước.
3.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống pháp luật về đất đai, về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa hồn chỉnh; trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức làm
cơng tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, cơng chức có thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chính về đất đai cịn hạn chế; một bộ phận đội ngũ cán bộ này thiếu
trách nhiệm, né tránh, thoái hoá, biến chất; việc xử lý vi phạm khơng nghiêm, khơng có
tính răn đe, ngăn ngừa và giáo dục; bên cạnh đó cịn có những ngun nhân khác như sự

hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, tinh thần và trách nhiệm chưa cao của một số ít nhân
dân...
Thứ nhất: Vi phạm hành chính về đất đai, cũng như vi phạm pháp luật về đất đai xảy ra do
buông lỏng công tác quản lý đất đai, chưa có biện pháp tích cực xử lý kịp thời những vi
phạm mới phát sinh.
Thứ hai: Vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai có xu hướng "ẩn" do chính quyền có
xử lý, nhưng xử lý nhưng khơng kiên quyết, chưa triệt để, các đối tượng vi phạm vẫn tiếp
tục sử dụng đất sau thu hồi, các trường hợp vi phạm được báo cáo nhưng chưa xử lý toàn
bộ các trường hợp này.
Thứ ba: Do hệ thống chính sách pháp luật đất đai của nước ta còn nhiều bất cập, chưa có
được hệ thống dữ liệu đầy đủ về đất đai trong cả nước, do đó số liệu thơng tin điều tra cũng
có sự khác nhau. Việc thanh tra, kiểm tra, mặc dù phát hiện ra nhiều sai phạm nhưng
dường như cịn ít các xử lý về hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính, phạt tiền.

4.

Biện pháp

Số vụ vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó có vi phạm hành chính về đất đai diễn ra rất


7
phổ biến và phức tạp, nó có sự tăng giảm thất thường hàng năm. Nếu khơng có biện pháp
hữu hiệu để xử lý dứt điểm và triệt để các vi phạm như xử lý hình sự, kỷ luật thì chắc chắn
vi phạm sẽ tăng nhiều trong thời gian tới và việc khắc phục hậu quả là rất khó khăn.
-

-

-


Hồn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành chính
về đất đai. Như chúng ta đã biết đất đai có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống kinh tế và xã hội, vì vậy một số cơ quan, đơn vị và cá nhân ln tìm cách
lấn, chiếm, sử dụng đất đai khơng đúng mục đích; chuyển đổi, chuyển nhượng
khơng tuân thủ quy định của pháp luật…, nhất là trong thời kỳ tiến hành cơng
nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta hiện nay. Để tăng cường quản lý nhà đối với đất
đai, Nhà nước ta đã và đang không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ
thống pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai để tạo ra một hành
lang pháp lý quan trọng điều chỉnh những quan hệ xã hội hết sức phức tạp và nhạy
cảm đang tồn tại trong lĩnh vực này.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai và xử lý vi
phạm hành chính về đất đai. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai là một yêu cầu quan trọng đặt
ra trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền CNXH. Đảng lãnh đạo bằng việc định ra đường lối chính trị, những chính
sách, những chủ trương cụ thể trên lĩnh vực đất đai; thông qua Nhà nước để thể chế
hố những đường lối, chính sách và chủ trương đó thành pháp luật, thành những quy
định chung thống nhất trên quy mơ tồn xã hội về quản lý và sử dụngđất đai và xử lý
vi phạm hành chính về đất đai. Đồng thời Đảng thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
hướng dẫn, chỉ đạo việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách đó; khuyến
khích những mặt tốt, tích cực; xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, những vi
phạm.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp
nhân dân.Ý thức pháp luật là nhân tố năng động, thường xuyên bám sát sự thay đổi
liên tục của thực tiễn để kịp thời thực hiện, tuân thủ, tôn trọng, phát hiện, đề xuất,
kiến nghị sửa đổi, ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật
về đất đai nói riêng. Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nên ý thức đó
khơng thể tự có nhanh chóng ở mỗi con người được; vì vậy muốn pháp luật nói
chung, pháp luật đất đai nói riêng được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm minh

thì phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng


8

-

-

lớp nhân dân. Tuân thủ và thực hiện pháp luật, suy cho cùng đều do người dân thực
hiện; vì vậy, để tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai,
xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa- một Nhà nước của
dân, do dân và vì dân thì yêu cầu đặt ra là phải làm thể nào để mọi người dân đều
hiểu rõ những quy định của pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật về đất
đai nói riêng.
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm
hành chính về đất đai. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như phẩm chất, năng
lực của cán bộ là yếu tố quyết định lớn đến tiến độ và chất lượng của văn bản pháp
luật đất đai, đến việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó, đến hoạt
động phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Nếu họ có trình độ chun mơn
cao, năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì chất lượng của các văn bản quy
phạm pháp luật đất đai do họ ban hành hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban
hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên
sẽ nhanh chóng, nghiêm túc; việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật sẽ nghiêm
minh, kịp thời. Ngược lại, sự hạn chế về trình độ chun mơn, năng lực quản lý, sự
yếu kém về phẩm chất có thể dẫn đến sai lầm trong việc ban hành văn bản pháp luật,
đến việc áp dụng pháp luật, việc xử lý vi phạm sẽ thiếu nghiêm minh ngay cả khi hệ
thống pháp luật đã được quy định khá hoàn thiện.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; xử
lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai Trong cơng cuộc xây

dựng CNXH, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở
cửa, như hiện nay, khi mà “tấc đất” là “tấc vàng”, thì cơng tác quản lý và sử dụng đất
đai càng có tầm quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới, vì vậy địi
hỏi cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng
đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai. Để có quyết
định đúng và trúng, giải pháp thực hiện tối ưu, sai sót được phát hiện kịp thời, hạn
chế được những vi phạm trong quản lý và sử dụng dất đai thì cơng tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát phải đựơc tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm pháp luật
đất đai phải được xử lý nghiêm khắc. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt
động quản lý, sử dụng đất đai còn nhằm phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, uốn nắn,
bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về đất đai, bảo vệ và giáo dục đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý các vi phạm về đất đai.


9
5.

Liên hệ thực tế

TP. Hồ Chí Minh chấn chỉnh việc quản lý đất đai, xây dựng ở các "địa bàn nóng"
Hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng tại "địa bàn nóng” ở TP. Hồ Chí Minh
gồm quận Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh vừa được Thanh tra thành phố kết
luận, kiến nghị và được Chủ tịch UBND thành phố thống nhất chỉ đạo thực hiện các giải
pháp nhằm chấn chỉnh sai phạm, lập lại kỷ cương, trật tự quản lý đô thị.
Cụ thể, tại quận Thủ Đức, theo Thanh tra TP. Hồ Chí Minh, việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất hằng năm (từ năm 2016-2018) đối với chỉ tiêu đất ở đô thị không phù hợp và tăng
cao hơn so với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; chưa tổ chức cắm mốc giới ngồi
thực địa, chưa khắc phục những thiếu sót về hồ sơ cấp phép, chưa triệt để xử lý các cơng
trình sai phép, khơng phép trên địa bàn quận.
Về vấn đề tách thửa đất, Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Thủ Đức, chi nhánh Văn

phòng Đăng ký đất đai và Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức phụ trách đô thị đã ký cho
phép tách thửa đất không đảm bảo quy định pháp luật (chưa đảm bảo pháp lý hình thành
đường giao thơng, khơng phù hợp quy hoạch đô thị).
Từ năm 2018-2019, số trường hợp xây dựng không phép tăng cao nhưng việc đôn đốc,
kiểm tra thực hiện các quyết định xử lý vi phạm chưa hiệu quả. Việc xử lý vi phạm xây
dựng sau khi có Chỉ thị số 23-TC/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 333/KH-UBND của
UBND thành phố (về tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong quản lý trật tự đô thị)
chưa khẩn trương, chưa triệt để, đến nay vẫn còn một số vụ vi phạm bị xử lý chưa thực
hiện xong.
Từ các vấn đề nói trên, Thanh tra Thành phố kiến nghị và được Chủ tịch UBND Thành phố
chấp thuận, chỉ đạo UBND quận Thủ Đức chỉ đạo các bộ phận chức năng kiểm tra, bổ sung
tiền sử dụng đất, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước; kiểm điểm cá nhân, đơn vị có liên
quan trong quản lý cho thuê nhà đất, chấn chỉnh và chấm dứt tình trạng cho thuê lại, sử
dụng khơng đúng mục đích th nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
Sở Nội vụ Thành phố tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận Thủ Đức
trong vai trị là tổ trưởng Tổ Cơng tác đã chấp thuận cho các trường hợp tách thửa đất


10
nhưng chưa được thỏa thuận về chỉ tiêu quy hoạch đô thị kiến trúc, dẫn tới tồn tại các khu
đất không bảo đảm quy chuẩn, vi phạm trong quản lý đất đai, xây dựng.
Tại huyện Bình Chánh, Thanh tra TP HCM kết luận tại nhiều dự án, công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng chưa sát thực tế nên phát sinh khiếu nại của người dân, năng lực tài
chính của nhiều nhà đầu tư kém, một số trường hợp không có khả năng tài chính để thực
hiện dự án dẫn tới chậm tiến độ triển khai.UBND các xã, thị trấn chậm phân loại cơng trình
vi phạm đất đai, chỉ mới thực hiện 343/869 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất
đai (vẫn cịn tới 60,52% chưa được giải quyết).Tính đến ngày 31/12/2019, nợ đọng tiền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh là 2.326 tỷ đồng, trong đó có 173 tỷ đồng nợ đọng
trong thời gian dài nhưng chưa có biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định gây thất
thoát ngân sách Nhà nước.

Nhiều trường hợp vi phạm xây dựng chưa bị xử lý dứt điểm, tình hình vi phạm cịn nhiều
phức tạp, có dấu hiệu của việc đầu cơ mua bán đất, dẫn tới hình thành các khu dân cư tự
phát trên đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép chưa được UBND
huyện phê duyệt.
Hàng loạt homestay xây dựng trái phép, xâm phạm di sản
Theo số liệu của PV Báo Lao Động có được thì trong 9 tháng đầu năm 2020, trong khu vực
quần thể danh thắng Tràng An có 16 vụ vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, vi phạm chủ
yếu xảy ra trên địa bàn xã Ninh Xuân và Ninh Hải (huyện Hoa Lư), riêng xã Ninh Xuân có
3 vụ và xã Ninh Hải 13 vụ. Có 4 vụ xảy ra trong vùng đệm, 12 vụ xảy ra trong vùng lõi sản
của Di sản Tràng An.
Cũng theo số liệu trên, có rất nhiều vụ vi phạm cả trong vùng đệm và vùng lõi, hầu hết là
xây dựng theo mơ hình homestay để kinh doanh lưu trú núp bóng xây dựng, cải tạo nhà ở.
Thậm chí, nhiều vụ vi phạm đã được phát hiện lập biên bản đình chỉ thi cơng ngay từ đầu
nhưng khơng hiểu vì lý do gì mà những cơng trình homestay này vẫn mọc lên như nấm.
Cụ thể như: Ngày 18.2, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An kiểm tra đã phát hiện
hộ gia đình ơng Nguyễn Bích Ngọc (thơn Đam Khê Trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư)
đang thi cơng hồn thiện các cơng trình trên đất thổ cư và các cơng trình trên đất ao vườn,
bao gồm: 5 móng bêtơng cốt thép, chưa xây tường, kích thước 4x5,5m/căn; 3 căn móng


11
bêtông cốt thép, đang xây tường gạch đỏ cao 1m, kích thước 4x5,5m/căn; 2 căn móng
bêtơng cốt thép, xây tường gạch đỏ, cột bêtông cốt thép cao 2,5m; 1 bể bơi kích thước
7,3x12m thuộc vùng lõi di sản. Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An đã lập biên bản
đình chỉ thi cơng và đề nghị UBND huyện Hoa Lư xử lý. Tuy nhiên, hộ gia đình ơng Ngọc
khơng những không chấp hành mà vẫn tiếp tục cho thi công.
Tại xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, ngày 10.2, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An
đã phát hiện hộ ông Lưu Đức Nam thi công đổ 16 đế bằng bêtơng cốt thép kích thước
6,2x17m, ngồi ra cịn đổ 15 cột bêtông cốt thép khác, cao 2m trên đất ao vườn thuộc vùng
lõi di sản…

Chính quyền địa phương thờ ơ với vi phạm
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều vi phạm trên không hề bị xử lý và vẫn ngang nhiên hoạt
động. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND xã Ninh Hải - cũng thừa
nhận có tình trạng xây dựng trái phép, xâm phạm đến vùng lõi và vùng đệm của di sản
Tràng An.Tuy nhiên, ông Hoạt cho biết, năm 2019, xã đã giải quyết, xử lý tương đối quyết
liệt. Năm 2020 đến nay khơng có vi phạm. Khi PV cung cấp tồn bộ danh sách các hộ vi
phạm trên địa bàn xã thì vị chủ tịch lại lý giải rằng, “đó chỉ là xây dựng bể bơi trên đất
vườn, đất ao”.
Khi được hỏi về trách nhiệm quản lý của xã về vấn đề này, vị chủ tịch xã khẳng định: “Xã
có kiểm tra, xử phạt hành chính, yêu cầu tháo dỡ với những trường hợp vi phạm. Thế
nhưng, khi PV đề nghị tiếp cận thơng tin chính xác, cụ thể cũng như các biên bản kiểm tra,
xử phạt thì ơng Hoạt từ chối với lý do cán bộ chuyên môn đi vắng, sẽ cung cấp sau”.
Đại diện lãnh đạo Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An cho hay, đơn vị chỉ có chức
năng kiểm tra, lập biên bản và đề nghị chính quyền địa phương nơi xảy ra vi phạm để xử
lý. “Chúng tơi khơng có thẩm quyền xử phạt đối với những trường hợp xây dựng trái phép
trong vùng lõi và vùng đệm của di sản Tràng An” - đại diện lãnh đạo Ban quản lý Quần thể
danh thắng Tràng An nói.
Được biết, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo tăng cường
quản lý hoạt động xây dựng và dịch vụ du lịch, kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép xây dựng,
các hoạt động xây dựng và sử dụng đất đai đối với tổ chức, cá nhân trong quần thể danh


12
thắng Tràng An. Đặc biệt, không cấp mới Giấy đăng ký kinh doanh lưu trú cho các hộ kinh
doanh cá thể kinh doanh trong vùng lõi di sản. Trường hợp đối với các vụ việc sai phạm
không xử lý dứt điểm theo quy định, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã chịu trách nhiệm trực
tiếp với UBND tỉnh.

6.


Kết luận

Những năm qua, việc xử lý vi phạm về đất đai đã đạt được những kết quả rất tích cực; đưa
đất đai vào sử dụng ngày một đúng pháp luật hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Tuy việc xử
lý vi phạm về đất đai đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng đồng thời chính bản thân
nó cũng cịn những bất cập, hạn chế, yếu kém nhất định. Vi phạm đất đai xảy ra nhiều
nhưng xử lý ít, thậm chí khơng xử lý; dùng văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở thay cho
việc xử phạt; từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm liên tục tái diễn, và diễn biến phức tạp mà
hậu quả chưa thể lường trước được.
Xử lý vi phạm về đất đai, phòng, chống vi phạm về đất đai phải dựa trên nhiều cơ sở, sử
dụng nhiều giải pháp và áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau, nhưng chủ yếu
dựa vào các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý đất đai và xử lý vi
phạm về đất đai; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai và xử
lý vi phạm hành chính về đất đai; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát
hoạt động quản lý, sử dụng đất đai và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính
về đất đai.
Muốn xử lý vi phạm về đất đai, phịng và chống vi phạm về đất đai có hiệu quả thì chúng
ta phải tiến hành một cách tích cực, đồng bộ và kiên quyết các giải pháp trên.

1.

Khái qt chung

1.1

Đất đai là gì?

Đất đai là một khoảng khơng gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất tới vơ cực trên trời

và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực
hiện được với đất. Đất là tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người chúng ta sử dụng
hằng ngày, từ xây dựng nhà ở, cơng trình đến việc trồng trọt, sản xuất đều cần đến đất.


13
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, đất đai đã khẳng định vị thế quan trọng của
mình trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị cũng như xã hội.
1.2

Vi phạm pháp luật đất đai

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là các quy tắc hành vi hay còn được
gọi là tiêu chuẩn hành vi của con người trong xã hội. Vi phạm pháp luật là hành vi trái
pháp luật do chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi (vơ ý hoặc cố ý).
Vi phạm pháp luật về đất đai phải đảm bảo 2 yếu tố: có lỗi và xâm phạm vào quan
hệ đất đai được pháp luật bảo vệ. Chính vì có nhiều cơng dụng và được sử dụng với nhiều
mục đích phục vụ đời sống con người nên đất đai đã trở thành tài nguyên quý giá, đồng
thời cũng gây ra nhiều tranh chấp giữa các chủ thể là chủ sở hữu đất.
-

Một số hành vi vi phạm pháp luật đất đai điển hình

+ Sử dụng đất khơng đúng mục đích
+ Lấn, chiếm đất
+ Huỷ hoại đất
+ Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác
+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất
hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà
khơng thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền
sử dụng đất .
+ Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Chậm thực hiện bồi thường.
+ Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao đất, cho thuê đất cho phép.
+ Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. - Không thực hiện đúng thời
hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành
lang an tồn của cơng trình.
+ Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất…
1.3

Các loại hình xử lý vi phạm

Hiện nay Luật đất đai 2013 điều chỉnh quan hệ này theo 2 hướng, đó là mệnh
lệnh-phục tùng và thỏa thuận cùng 3 loại hình xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, cụ


14
thể là hành chính, dân sự và hình sự.
Một số hình phạt phổ biến hiện nay:
+ thu hồi đất
+ cảnh cáo
+ phạt tiền
+ phạt cải tạo không giam giữ đến 6 tháng đến 3 năm
+ phạt tù từ 2-7 năm
+ tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung
+ tước quyền sử dụng giấy phép tư vấn trong lĩnh vực đất đai
+ buộc khơi phục tình trạng ban đầu

+ buộc trả lại đất
+ buộc hồn thành nghĩa vụ tài chính liên quan…
Một số văn bản, quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai:
+ luật đất đai 2013
+ Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai
+ bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt cho 1 số tội xâm phạm về đất đai

2.

Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai

Việc vi phạm pháp luật đất đai xảy ra rất thường xuyên và phổ biến ở nước ta dù cho đã có
nhiều quy định pháp luật được ban hành, song việc xử lý chưa nghiêm, chưa chặt chẽ và
bao quát cũng đã gây nên tình trạng vi phạm đáng báo động như hiện nay. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, đất đai dần trở thành một món hàng hóa có giá trị và mang lại
lợi nhuận vô cùng lớn. Lợi nhuận càng nhiều, người ta lại càng bất chấp những quy định
của pháp luật để thực hiện những hành vi dù vi phạm nhưng kiếm được nhiều lợi ích cho
bản thân.
Ví dụ như năm 2019, ở quận Long Biên phát hiện sai phạm lớn về việc cho thuê đất trái
thẩm quyền, giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp), đất bãi bồi ven sông đã bị sử dụng sai mục đích, với diện
tích lớn, ở diện rộng và diễn ra trong thời gian dài. Với địa hình đặc biệt giáp với sông
Hồng, Long Biên phải đối mặt với vô vàn thách thức nhằm quy hoạch sao cho đúng với


15
mục tiêu, đảm bảo khơng lãng phí đất, khơng cho phép sử dụng đất sai mục đích… Theo
Thơng tấn xã Việt Nam đưa tin, gần 300 trường hợp vi phạm phần đất công bao gồm bãi
bồi ven sông, đất chưa sử dụng và các loại đất công khác do UBND cấp phường quản lý,

tồn tại trước năm 2014 với 8,3226 ha. Vi phạm tập trung ở dạng xây nhà ở trái phép, xây
dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép, sử dụng bến bãi kinh doanh mặt bằng; xây dựng cơ sở
sinh thái, kinh doanh, dịch vụ trái quy định. Dù là đất công do UBND các phường quản lý
nhưng việc xử lý sai phạm lại rất hạn chế, mới có 53 trường hợp được xử lý, còn lại 201
trường hợp, với diện tích 7,0578 ha gồm nhà ở trái phép, nhà kho, bến bãi, cơ sở sinh
thái… đang tồn tại, chưa biết đến bao giờ bị tháo dỡ. Đối với việc sử dụng đất vào mục
đích kinh tế trang trại, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng được UBND quận phê
duyệt, qua điều tra cho thấy, phần lớn phương án đất được quận phê duyệt không xác định
loại đất; khơng có căn cứ pháp luật khi cho phép nhà đầu tư xây dựng cơng trình trên đất.
Đáng chú ý, phần lớn các mơ hình th đất trên, có “mũ” là sản xuất nông nghiệp nhưng
hiện nay cơ bản sử dụng sai mục đích với việc xây dựng nhà xưởng, nhà hàng, kho bãi…
Kết luận Thanh tra chỉ ra, đối với phần đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64, hiện trên
địa bàn quận Long Biên có 304 trường hợp với diện tích vi phạm 13,7144 ha. Trong đó, sử
dụng đất khơng đúng mục đích, xây dựng trái phép là 286 trường hợp với diện tích
13,2939 ha; chuyển nhượng trái quy định có
14 trường hợp với diện tích 0,1725 ha; các vi phạm khác là 4 trường hợp. Đây chỉ là 1 ví
dụ điển hình cho việc xử lý vi phạm về đất đai không triệt để ngay từ đầu khiến cho tình
trạng tăng lên khơng ngừng của hàng loạt sai phạm cũng như làm nổi bật những khó khăn
mà cơ quan chính quyền địa phương đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong q
trình xử lý do có nhiều bất cập trong quy định.
3.

Thực trạng xử lý vi phạm

Với những sai phạm về đất đai trầm trọng tại quận Long Biên, thực hiện chỉ đạo của
UBND thành phố Hà Nội theo tinh thần Chỉ thị 04/CT - UBND năm 2014, những năm qua,
quận Long Biên đã xử lý được 50% số vụ vi phạm, song diện tích vi phạm bị xử lý chỉ đạt
20,42% (theo báo TTXVN). Như vậy, diện tích vi phạm cần phải rốt ráo xử lý còn gần
80%, kết quả này cho thấy việc xử lý vi phạm ở các phường có sai phạm chưa hiệu quả.
Việc này cho thấy sự lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, quản lý và xử lý các sai phạm của các

cán bộ quận Long Biên trong nhiều năm qua, vừa gây ‘tồn đọng’ sai phạm, vừa không thể
răn đe các đối tượng khác, tạo điều kiện cho các sai phạm tiếp tục diễn ra trên địa bàn. Vài
ngày trước, UBND thành phố Hà Nội vừa giao chủ tịch UBND quận Long Biên yêu cầu
giao UBND quận Phúc Lợi kiểm điểm vì vi phạm trong quản lý đất cơng từ 2009 nhưng
chưa lập hồ sơ và xử lý dứt điểm để tồn tại cho đến tận nay, khiến người dân bức xúc và có
nhiều đơn thư gửi lên thành phố. Đồng thời UBND thành phố cũng đưa ra kết luận số
130/KL-UBND ngày 12/10/2020 về nội dung tố cáo đối với bà Chu Thị Huế, Chủ tịch
UBND phường Phúc Lợi, quận Long Biên, qua xác minh cho thấy những tố cáo của người


16
dân là đúng và cán bộ phường đã có vi phạm. Việc xử lý đang được đưa ra thực hiện một
cách nghiêm túc và nghiêm minh, nhưng liệu có quá muộn khi sai phạm từ những năm
2009 nhưng lại kéo dài đến tận 11 năm sau mới được giải quyết?
Một trong những thực trạng vi phạm phổ biến ở nước ta đó chính là tình trạng lấn chiếm
đất, dạo quanh 1 vòng phố cổ hay khu tập thể cũ, thật dễ dàng để thấy được hình ảnh
những ‘chuồng chim’, gác xếp được cơi nới ra khoảng không gian chung, vừa mất thẩm
mỹ vừa nguy hiểm, đồng thời cũng vi phạm 1 trong những điều cấm tại điều 12 Luật đất
đai 2013. Phần đất này vốn thuộc sở hữu chung của Nhà nước và việc chiếm dụng trên có
thể ảnh hưởng đến những lợi ích cơng và việc quy hoạch đơ thị, tuy nhiên việc xử lý vi
phạm còn rất lỏng lẻo, bởi thực tế cho thấy vẫn có rất nhiều hộ gia đình cơi nới, sử dụng
lấn chiếm như vậy nhiều năm xong chưa bị xử phạt hoặc không thể xử phạt. Lý do 1 phần
là có quá nhiều hộ gia đình làm như vậy nên xử lý khơng triệt để sẽ ngày càng phát sinh
thêm nhiều, việc xử lý chỉ dừng lại việc phạt hành chính và yêu cầu gỡ bỏ chứ không
cưỡng chế thực hiện 1 cách triệt để.
(hình minh họa)
Chúng ta cũng đã rất quen thuộc với những hàng ăn vỉa hè, trong ngõ hay những hàng trà
đá mực nướng ven hồ Tây; việc buôn bán của họ là đang lấn chiếm khoảng không gian
chung vốn thuộc sở hữu đất của Nhà nước và hoàn toàn chưa được sự cho phép. Mặc dù đã
có đội ngũ Cơng an phường đi dẹp và tịch thu bàn ghế đồ dùng của những hàng quán lấn

chiếm, tuy nhiên ngay sau khi Cơng an phường đi thì họ sẽ tiếp tục bày bán. Thậm chí cịn
có những chuyện rất tiêu cực như đóng phí, đút lót để được phép sử dụng vỉa hè. Điều này
là hồn tồn sai, sai từ phía người dân vì đã tự ý sử dụng đất vốn khơng thuộc sở hữu của
mình và sai từ phía chính quyền địa phương vì đã khơng thắt chặt việc xử lý vi phạm hơn
nữa và để có những ’lỗ hổng’ hối lộ xảy ra. Chúng ta cần có biện pháp mạnh hơn nữa,
không chỉ dừng lại ở việc tịch thu vài bộ bàn ghế mà cần có những hình phạt thích đáng
hơn, thậm chí có thể áp dụng ‘hình phạt nguội’ để đảm bảo ngăn chặn hành vi lấn chiếm
trên.
(hình minh họa)
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai, có hiệu lực từ ngày 5/1/2020 thay thế Nghị định số 102/2014 đã tăng mức xử phạt
lên 1 tỷ đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho căn hộ hoặc hành
vi phân lô, bán nền chưa đủ điều kiện; lấn, chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái
phép… Ơng Lê Hồng Châu, Chủ tịch Hiệp hội
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh , đánh giá cao nghị định này vì đã đưa ra điều khoản


17
nghiêm ngặt hơn so với quy định cũ, trong đó quy định cụ thể các mức phạt đối với hầu hết
hành vi vi phạm khu vực nông thôn, đô thị và tăng mạnh mức phạt tiền với mọi vi phạm,
cao nhất lên tới 1 tỉ đồng. Nếu thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần lập lại trật tự, kỷ cương
trong lĩnh vực đất đai. Bởi, bên cạnh các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ
sung, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP còn quy định 17 biện pháp khắc phục hậu quả như:
buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp; buộc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; buộc hồn thành nghĩa vụ tài chính
liên quan đến đất đai; buộc hồn thành việc đầu tư xây dựng; thu hồi đất… Tuy nhiên trên
thực tế vẫn còn tồn đọng rất nhiều vi phạm chưa được xử lý 1 cách triệt để.
Thực tế, trong vài năm gần đây, Hà Nội đã và đang thu hồi hàng chục nghìn mét vng đất
vi phạm của rất nhiều tổ chức, nhưng việc này vẫn chưa thấm vào đâu so với con số đất sử
dụng sai mục đích. Rất nhiều cuộc thanh tra đã diễn ra nhưng chưa thể thực hiện thu hồi

ln vì cịn nhiều thủ tục, khúc mắc cần giải quyết dẫn đến việc trì trệ. Điều này phản ánh
việc pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, việc thực thi pháp luật của các cơ quan ban
ngành còn nhiều hạn chế, ý thức của người dân còn chưa cao dẫn đến tình trạng ‘vi phạm
chồng vi phạm’, ngày càng nhiều các sai phạm cần xử lý để nhanh chóng thực hiện đơ thị
hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.

Liên hệ với nước khác

Là đất nước khá gần với chúng ta, Singapore là 1 đảo quốc với diện tích chỉ 682 km2 với
địa hình đặc thù có đến 40% diện tích chứa nước nhưng lại có quy hoạch vơ cùng hợp lý và
vô cùng thành công trong việc quản lý quỹ đất. Vậy Singapore đã làm những gì nhằm hạn
chế cũng như giải quyết những tranh chấp về đất đai để có thể có sự quy hoạch tốt như
vậy?
Khác với Việt Nam, tại Sing đến 90% quỹ đất thuộc về sự quản lý của Nhà nước,
10% còn lại tuy thuộc về sở hữu tư nhân nhưng lại chịu sự quản lý vô cùng chặt chẽ của
các quy định về quy hoạch đất do Nhà nước quy định. Chính sự tập trung quyền về phía
Nhà nước đã tạo điều kiện dễ dàng trong việc quản lý, quy hoạch, thu hồi cũng như thực
hiện các dự án xây dựng, tránh được những rắc rối về thủ tục.
Thứ hai, Singapore đã sớm thực hiện quy hoạch đất theo 3 bước, đảm bảo chất
lượng cũng như tính cơng khai, tơn trọng ý kiến người dân, tránh việc mua đi bán lại của
các chủ đầu tư (việc này gây tốn kém rất lớn đến nguồn tài nguyên, VD như khu đất đắt giá
tại trung tâm triển lãm Giảng Võ sau khi được tập đoàn Vin Group tiếp nhận đã bán cho
Tân Hoàng Minh Group và sau đó lại chuyển lại cho Vin, đến nay vẫn chưa thể xây dựng
được). Việc quy hoạch là vô cùng cần thiết để phát triển xã hội bền vững.
Bên cạnh đó Singapore cũng rất chú trọng vấn đề đền bù đất cho người dân, họ
không ‘lấy đất đổi đất’ (cùng mục đích sử dụng) như chúng ta mà sẽ đền bù trực tiếp bằng
tiền với giá hợp lý và được báo trước 2-3 năm. Ngoài ra nếu trong trường hợp cần thiết sẽ



18
áp dụng pháp luật để thu hồi đất công. Điều này có thể khẳng định rằng việc quy hoạch
ngay từ ban đầu đã rất rõ ràng và pháp luật, việc thực thi pháp luật cũng rất chặt chẽ nhằm
tránh những sự việc đáng tiếc như vụ Đồng Tâm tại Việt Nam.
Một khía cạnh nữa mà chúng ta cần chú ý đến việc xử lý vi phạm pháp luật về đất
đai tại Sing đó chính là khơng có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng đất cho
nhà đầu tư để xây dựng các khu dân cư như ở Việt
Nam. Lý do là thời gian sử dụng đất khác nhau và nhà nước không cho phép. Mọi việc
chuyển nhượng làm thay đổi mục đích sử dụng phải thơng qua cơ quan nhà nước. Nhà
nước đóng vai trị trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những tiêu cực
trong việc đền bù giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện dự án theo quy
hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Từ đó dẫn đến việc chi phí đền bù của họ
cũng khá thấp, theo như thơng tin do phía Singapore cung cấp thì phí đền bù của họ chỉ là
9% tổng giá trị đầu tư cho 1 dự án trong khi con số ở Việt Nam lên đến 70-80% và mất rất
nhiều thời gian. Việc kiểm sốt chi phí đền bù cũng sẽ góp phần trong việc phát triển đơ thị
và tránh khỏi các vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và người dân trong q trình giải phóng
mặt bằng cũng như các vi phạm về sử dụng đất sai mục đích.
Kết luận: Qua đó có thể thấy tình trạng vơ cùng phức tạp của các vi phạm về pháp luật đất
đai đang diễn ra ở nước ta và thách thức cho các cơ quan chức năng phải nhanh chóng giải
quyết các vi phạm đang tốn đọng cũng như sớm đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa các vi
phạm trong tương lai. Nhìn vào Singapore, chúng ta có thể học hỏi một vài giải pháp cho
tình trạng vi phạm pháp luật cho đất đai tại Việt nam đó chính là nâng cao vị trí, vai trị của
Nhà nước nhằm điều tiết quỹ đất một cách hợp lý và nhanh gọn hơn cũng như xây dựng hệ
thống, áp dụng luật pháp chặt chẽ và nghiêm minh hơn nữa./



×