Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cứu KHOA học đề bài CÔNG NGHIỆP hóa – HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.82 KB, 23 trang )

BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
ĐỀ BÀI: CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
***
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu vì nó thúc đẩy sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất
nước phát triển lên trình độ mới. Đối với Việt Nam hiện nay, công nghiệp hóa có
vai trị tạo điều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật cho việc xây dựng đất nước
ngày càng giàu mạnh. Đặc biệt, khi nước ta chính thức bước vào thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Đảng đã có những chủ trương, chính sách phù hợp để tiến hành
cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa từ cuối thế kỉ XX đến nay. Đó là một quá
trình đổi mới phát triển kinh tế, kĩ thuật – cơng nghệ và kinh tế - xã hội tồn diện
sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nơng
nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp tiên tiến, hiện đại và văn minh. Ngày nay
khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang nở rộ, đây được coi là bước ngoặt, bước tiến
lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách
thức đối với nhiều quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy trong thời gian tới, cần làm
rõ những vấn đề và đưa ra những định hướng cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là cấp bách và vô
cùng thiết thực.

download by :


Nhận thấy sự cấp thiết và thực tế của vấn đề trên nên em đã quyết định chọn
chủ đề “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài tiểu luận của mình, nhằm nâng cao kiến thức và
trình độ hiểu biết để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài đó là nêu rõ ý nghĩa và vai trị của q trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đối với thực tiễn Việt nam hiện nay. Đồng thời
vạch ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước đạt nhiều thành tựu rực rỡ hơn trong bối cảnh ngày nay.
Để đạt được mục đích đó thì đề tài sẽ đi đi sâu vào phân tích tình hình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, chỉ ra thành tựu và khó khăn hạn chế,
thơng qua đó để đề ra phương hướng khắc phục để cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước diễn ra thuận lợi hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp luận là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam giúp cho tư duy và góc độ
nghiên cứu ln đi đúng hướng và hiệu quả. Kết hợp với phương pháp phân tích
tổng hợp, phương án so sánh và phương pháp liên ngành là ba phương pháp nghiên

download by :


cứu chính và cụ thể có thể sử dụng khi nghiên cứu đề tài này.


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên về công nghiệp hóa –
hiện đại hóa trong, giúp sinh viên hiểu được thế nào là cách mạng 4.0 và nhìn nhận
được những thời cơ, thách thức của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra ý nghĩa và sức mạnh to lớn quá trình hiện đại hóa –
cơng nghiệp hóa trong giai đoạn cách mạng 4.0. Từ đó đề ra phương hướng để
khắc phục những hạn chế và thúc đẩy q trình cơng nghiệp q phát triển đạt
nhiều thành tựu rực rỡ hơn.

6. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung gồm 3 chương 9 tiết, Kết luận.

NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nói chung
và cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tại Việt Nam nói riêng
1.1. Khái niệm cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Lịch sử cơng nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa
thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc
cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ cơng sang
lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình cơng nghiệp hóa
của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm cơng nghiệp hóa mới được

download by :


dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng
công nghiệp ở Anh, một thế hệ cơng nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc
Mỹ và Nhật Bản.
Có thể khái quát, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa là một q trình chuyển đổi
mang tính chất căn bản và tồn diện về những hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế,

xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sẽ được chuyển sang sử
dụng sức lao động với công nghệ, phương tiện và các phương pháp hiện đại, tiên
tiến để giúp tạo ra năng suất lao động hiệu quả nhất. Như vậy, cơng nghiệp hóa là
q trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước cơng nghiệp hiện đại
với trình độ cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các
ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt
trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Tại Việt Nam, khái niệm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta
xác định rộng hơn và bao hàm cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh với cả dịch
vụ và quản lý kinh tế – xã hội. Tất cả đều được sử dụng trên những phương tiện
hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Đảng ta xác định: “Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Có thể thấy rằng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới khơng cịn
bị bó hẹp về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần
nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm
trước đây.

download by :


1.2.
*
-

Tính tất yếu khách quan và vai trị của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa


Tính tất yếu khách quan:
Do các yêu cầu cần phải xây dựng về một hệ thống cơ sở vật chất và kỹ

thuật của chủ nghĩa xã hội.
-

Do các yêu cầu tạo ra một nguồn năng suất lao động chất lượng, giúp đảm

bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển trong chủ nghĩa xã hội.
- Do những yêu cầu về sự rút ngắn khoảng cách giữa các nền kinh tế, khắc
phục tụt hậu kỹ thuật và công nghệ của nước ta với một số nước ở trong
khu vực và trên tồn thế giới.
*
-

Vai trị và ý nghĩa:
Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm

tăng năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên. Từ đó
sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một
phần quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
-

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng cố

và tăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người sẽ được phát
triển một cách tồn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
- Giúp cho nền khoa học và cơng nghệ có điều kiện được phát triển nhanh
chóng và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến. Tạo điều kiện bổ sung lực
lượng vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm

bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng phát
triển hơn. Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một nhiệm vụ trọng
tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

download by :


1.3.

Nội dung cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tại nước ta hiện nay

Đảng và Nhà nước đã xác định rõ mục tiêu trong việc thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay gồm 3 nội dung chính như sau:
Thứ nhất, nền cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ vào việc chuyển nền
kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang một nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ
khí. Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
Áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền
kinh tế quốc dân, Thành tựu này sẽ gắn liền với hiện đại hóa và cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả
cao. Cơ cấu của nền kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa những ngành kinh tế. Có
2 loại cơ cấu kinh tế đó là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong
khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trị quan trọng và cốt lõi nhất. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế kém hiệu quả,
bị tụt hậu sang một nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn. Xu thế của sự chuyển
dịch này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, cơng nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và
dịch vụ. Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dụng theo hướng gắn với phát triển

kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối về xu hướng chuyển
dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ của nước ta.
Thứ ba, củng cố và làm tăng cường các địa vị chủ đạo trong quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tiến tới việc xác lập địa vị thống trị trong mối
quan hệ sản xuất xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhắm thúc đẩy quá trình

download by :


cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo tiền đề sản xuất vật chất, kinh tế - xã hội cho
giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ tư, đơi sông vật chât va văn hoa nhân dân co cuộc sông no đu, co nha ơ
tương đôi tôt, co điêu kiện thuận lơi đê đi lai, hoc hanh, chưa bệnh, co mưc hương
thu văn hoa kha. Quan hê xa hội lanh manh, co lôi sông văn minh, gia đinh hanh
phuc.

Chương 2: Cơ sở lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gần đây mới được nhận thức rõ dấu hiệu
và những đặc điểm của nó. Giáo sư K. Sơ-áp (K. Schwab), Chủ tịch Diễn đàn Kinh
tế thế giới (WEF), là người đưa ra thuật ngữ này. Cách mạng công nghiệp lần thứ
4, theo ông, là một thuật ngữ phản ánh những đổi mới các cơng nghệ tự động hóa
hiện đại, trao đổi dữ liệu, năng lượng, vật liệu và chế tạo trong sản xuất và dịch vụ.
Đó là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi
giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, in-tơ-nét của vạn vật
và in-tơ-nét của các dịch vụ. Nó “là sự thay đổi cơ bản trong cách thức chúng ta
tạo ra, tiêu thụ sản phẩm và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế
giới vật chất, thế giới số và con người chúng ta”.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công
nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số, từ những thập kỷ gần đây nó đã

phát triển lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối Internet. Công
nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và tồn diện hơn cho sản xuất vật
chất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số, cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa
các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao

download by :


quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động
của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy
trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy, sản phẩm và chuỗi cung
ứng trở nên thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh
hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Trong giai đoạn hiên nay, các thuộc tính của hệ
thống sản xuất và dịch vụ với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật, những lợi ích mà
cơng nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp đã được thảo luận sôi nổi. Trong
tương lai, cơng nghiệp 4.0 dự kiến sẽ cịn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và vì thế,
các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mình liên tục để có thể
cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới.

2.2. Đặc điểm và nguyên lý của cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có đặc điểm là “Tốc độ vận động ngày càng
nhanh chứ không đều đặn”, với quy mô thúc đẩy những chuyển đổi mơ hình chưa
từng có trên các khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân. Cách mạng công
nghiệp 4.0 có những tác động dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa
các quốc gia, doanh nghiệp ngành cơng nghiệp và tồn xã hội”. Theo đó, chúng ta
có thể phân tích nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từ logic chung
của các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và từ những nhận thức ban đầu về
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Sự thay đổi mơ hình này trong Cơng nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý sau:

- Khả năng tương tác: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ
thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản
phẩm thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba.

download by :


-

Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các

yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ.
-

Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu

(Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều
kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi
thời điểm.
- Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mơ
hình hóa các quy trình cơng nghiệp (vật lý), thu được các mơ hình nhà máy
ảo và mơ hình mơ phỏng.
-

Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách

hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mơ hình
kinh doanh đột phá mới.
- Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng
với nhu cầu của ngành cơng nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở

rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của
sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp.

2.3. Tác động của cách mạng cơng nghiệp 4.0 tới cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước
2.3.1. Thời cơ thuận lợi
Việt Nam đang có thuận lợi vơ cùng to lớn để tham gia vào cách mạng cơng
nghiệp lần thứ 4. Bởi vì nước ta có một nền tảng hạ tầng và điều kiện để công nghệ
thông tin phát triển rất tốt. Chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng người sử dụng
Smartphone tăng lên một cách nhanh chóng, hệ thống wifi miễn phí được phủ sóng

download by :


rất nhiều tại các thành phố lớn, cước 3G-4G nằm trong top rẻ nhất thế giới... Bên
cạnh đó cịn có sự đầu tư mạnh mẽ vào Internet và hạ tầng cơng nghệ đến từ các
tập đồn lớn như Viettel, FPT, VNPT... đã đem lại hiệu quả vượt bậc trong phát
triển công nghệ tại Việt Nam trong 15 – 20 năm qua, từ đó đã tạo ra “một thị
trường khơng thể dễ hơn” để làm cơng nghệ.
Ngồi ra, trong thời đại 4.0, trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề
nghiệp, chính trị của giai cấp cơng nhân ngày càng được cải thiện, số cơng nhân có
trình độ tri thức, nắm vững khoa học – công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân
trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước và có vốn
đầu tư nước ngồi được tiếp xúc máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các
chuyên gia quốc tế nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác
phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiến bộ lên rất nhiều. Nguồn lao động
trẻ được đào tạo theo tiêu chuẩn nghề nghiệp từ ban đầu, có trình độ học vấn, văn
hóa cao, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động
chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất cơng nghiệp, giá trị sản phẩm công
nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai.


2.3.2. Khó khăn thách thức
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước ta chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa
sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển, chưa sẵn
sàng chuyển hướng mơ hình tổ chức kinh doanh. Trong đó, áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt và đang phải đối mặt với cả khó khăn về nguồn lực đầu tư để chuyển
đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá...
Cách mạng 4.0 phát triển tại Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đại
chúng, phong trào và truyền thơng hơn là hỗ trợ thực tiễn cho nền kinh tế, đồng

download by :


thời cũng chưa đóng góp giá trị thực tế vào GDP. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng
nghệ 4.0 đối với nông dân và người lao động già tại Việt Nam vẫn cịn khó khăn.
Do cơng nghệ này địi hỏi người nông dân phải sử dụng phần mềm ứng dụng phải
thật linh hoạt. Trong khi bản chất của nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển nhỏ lẻ
và manh mún, sử dụng lao động thủ cơng là chính. Đây là một trong những rào cản
lớn trong việc đưa công nghệ 4.0 vào cơng nghiệp hóa nơng nghiệp.
Ngồi ra, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã có tác động mạnh mẽ ở hầu
hết các lĩnh vực tại Việt Nam, làm thay đổi phương thức sản xuất, quản trị xã hội,
dịch vụ, thương mại căn bản… Từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, thể hiện rất
rõ giữa các doanh nghiệp truyền thống và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
mới. Nếu khơng chủ động, doanh nghiệp nội địa có nguy cơ thua ngay trên sân nhà
khi làn sóng đầu tư nước ngoài đang tràn vào với nhiều lĩnh vực ngày càng phát
triển mạnh mẽ.

Chương 3: Tình hình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tại Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
3.1. Những thành tựu đạt được của quá trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

tại Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp
và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân
ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao. Đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất
nước có vai trị hết sức quan trọng của ngành Công Thương với việc Việt Nam đã

download by :


và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công
nghiệp của khu vực và của thế giới.
Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền cơng
nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các
quốc gia có năng lực cạnh tranh cơng nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên
thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO. Theo đó, trong giai đoạn 19902018 đã tăng 50 bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng nhanh nhất trong
các nước thuộc khu vực ASEAN và đã tiệm cận vị trí thứ 5 của Philipphin (chỉ
thua 0.001 điểm), tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất
trong khối.
Cơng nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh
tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực
của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất
thế giới vào năm 2018. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn
theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất
nước, qua đó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu
với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da
giày…
Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào năm

2019 hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu trên 10 tỷ USD (điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy móc, thiết bị). Một số
ngành cơng nghiệp hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như
dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất
khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động
đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu).

download by :


Theo xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10
doanh nghiệp lớn nhất thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực cơng nghiệp,
trong đó 7/10 doanh nghiệp nội địa ; chiếm 5/10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả
nước . Các doanh nghiệp công nghiệp lớn của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực dầu khí, điện, khống sản, ơ tơ, thép, sữa và thực phẩm.
Bên cạnh đó, q trình tái cơ cấu ngành cơng nghiệp gắn với đổi mới mơ
hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng
hướng vào lõi cơng nghiệp hóa. Theo đó, cơng nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có
năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong
GDP tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28,55% năm 2019. Cơ
cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cơng
nghiệp khai khống (từ 36,47% năm 2011 xuống cịn 25,61% năm 2019) và tăng tỷ
trọng cơng nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm 2019)
và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp (ước VA tăng
10,99% giai đoạn 2011-2020 và 12,64% giai đoạn 2016-2020).
Cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng
tiếp cận cơng nghệ tiên tiến, hiện đại hơn với sự dịch chuyển mạnh từ các ngành
thâm dụng lao động như dệt may, da giày sang các ngành công nghiệp công nghệ
cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại.
Đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó, đầu tư

FDI trở thành động lực chính của phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu
phát triển các ngành công nghiệp nước ta theo hướng hiện đại (chiếm tỷ trọng xấp
xỉ 70% tổng vốn đầu tư FDI vào các ngành kinh tế, trong đó, đầu tư vào cơng
nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 60%). Đầu tư FDI có
vai trị to lớn trong việc hình thành một số ngành cơng nghiệp chủ lực của nền kinh
tế như viễn thông; khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, cơng nghệ thơng tin, thép,

download by :


xi măng, dệt may, da giày... tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn,
cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước. Chẳng
hạn, các dự án đầu tư quan trọng của một số cơng ty đa quốc gia hàng đầu
bao gồm Tập đồn Samsung, Tập đoàn Intel, LG… đã chọn Việt Nam làm
nơi sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng
để xuất khẩu trên tồn thế giới đã đưa ngành điện tử Việt Nam với xuất phát
điểm gần như bằng 0 vào những năm trước 2010 lên thành ngành xuất khẩu
lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay (đứng thứ 2 thế giới về xuất
khẩu điện thoại di động). Trong vài năm trở lại đây, dòng vốn FDI đang dịch
chuyển sang các ngành, nghề có giá trị gia tăng cao hơn trong các ngành,
lĩnh vực ưu tiên là công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT), chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp... và giảm dần
trong một số ngành thâm dụng lao động.

3.2. Tồn tại, hạn chế của q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tại Việt
Nam
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước
trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, thu nhập

bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung
vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn
và lao động. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Chỉ số
ICOR ngày càng cao, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở vào thời
điểm có trình độ phát triển như nước ta.


download by :


Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất
đai và các nguồn vốn của Nhà nước cịn bị lãng phí, thất thốt nghiêm trọng. Nhiều
nguồn lực trong dân chưa được phát huy.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn
chậm. Trong cơng nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao cịn ít. Trong
nơng nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nội dung cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn còn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân
lực của đất nước cịn thấp. Tỷ trọng lao động trong nơng nghiệp còn cao, tỷ trọng
lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc làm và khơng việc làm cịn
nhiều.
Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào
cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và
chưa được quan tâm đúng mức. Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình
đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý,
công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị
trường.
Nhìn chung, mặc dù đã cố sắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều
hành của Nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng,

giữa tăng trưởng kinh tế với tiến độ và công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường cịn
hạn chế; cơng tác dự báo chưa tốt. Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để
huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất

download by :


lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát
triển của quá trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

3.3. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa tại Việt Nam phát triển trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0
Con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta có thể rút ngắn thời
gian nếu chúng ta sẵn sàng và chủ động hơn nữa trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 phát triển và lan tỏa mạnh mẽ. Phát triển những lợi thế của đất
nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt cơng nghệ thơng tin,
cơng nghệ sinh học và tự động hóa (trí tuệ nhân tạo), tranh thủ ứng dụng ngày càng
nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và
công nghệ, từng bước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phải nắm bắt thời cơ, khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển kinh
tế, từng bước tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cơng nghiệp hóa ở nước ta
phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cơ bản: chuyển từ kinh tế nông nghiệp
truyền thống sang kinh tế nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức và cơng nghiệp 4.0. Hai nhiệm vụ đó phải phát triển đồng thời, lồng
ghép vào nhau, hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau. Để làm được nhiệm vụ đó, tri
thức và công nghệ mới của thời đại phải được áp dụng triệt để, các ngành công
nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức cũng cần đẩy mạnh phát triển.
Chủ động hội nhập quốc tế kết hợp với năng lực nội sinh của dân tộc. Yếu tố
quyết định đối với năng lực nội sinh là văn hóa, giáo dục, khoa học, cũng tức là sức

mạnh tinh thần và trí tuệ dân tộc. Đặc biệt đổi mới tư duy kinh tế theo kịp sự phát
triển của thời đại. Phát triển kinh tế phải lấy hiệu quả làm đầu, sản xuất những gì có
hiệu quả cao nhất do có lợi thế so sánh để đổi mới và sẵn sàng thay đổi để hội

download by :


nhập. Phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố tài nguyên, con người với tri thức và công
nghệ hiện đại để chọn những ngành, những sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh,
đem lại hiệu quả cao nhất.
Cơng nghiệp hóa là sử dụng tri thức và khoa học công nghệ mới nhất để hiện
đại hóa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ chất lượng, hiệu quả thấp sang nền kinh
tế chất lượng, hiệu quả cao và trên cơ sở tiếp cận với cơng nghiệp 4.0. Vì vậy, cơng
nghiệp hóa phải đi liền với hiện đại hóa. Cơng nghiệp hóa ngày nay phải là cơng
nghiệp hóa dựa vào tri thức và từng bước thực hiện cuộc cách mạng công nhiệp
4.0.
Nhanh chóng phát triển hạ tầng cơng nghệ thơng tin, hình thành mạng xa lộ thông
tin quốc gia, ứng dụng công nghệ thơng tin và tự động hóa rộng khắp trong tất cả
các lĩnh vực, phát triển công nghệ thông tin, nhất là cơng nghệ phần mềm và tự
động hóa (trí tuệ nhân tạo) để phát triển tất cả các lĩnh vực, dịch chuyển nhanh cơ
cấu kinh tế.
Tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới vào nước ta
phải chọn lọc và vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà, nhằm đạt hiệu quả
kinh tế xã hội cao nhất. Phải có bước đi thích hợp, đi nhanh nhưng thận trọng, vừa
có nhảy vọt vừa có tuần tự, cân nhắc kỹ nhảy vọt, phát triển tuần tự, tận dụng công
nghệ truyền thống một cách tối ưu, để có thể phát triển chung cả mạng lưới các
ngành, hiện đại nhưng phải đồng bộ, hài hòa nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát
triển.
Quá trình thu hút vốn FDI phải đi đơi với q trình chuyển giao cơng nghệ
và nhanh chóng nội địa hóa cơng nghiệp hỗ trợ, đáp ứng đòi hỏi của nhà đầu tư và

đồng thời phát triển công nghệ trong nước. Trường hợp Samsung là một điển hình,
doanh nghiệp trong nước phải tranh thủ đáp ứng những đòi hỏi của Samsung để trở
thành nhà cung cấp linh kiện cấp 1 cho tập đoàn. Chúng ta phải nhanh chóng thay

download by :


đổi, học hỏi, tiếp thu công nghệ, làm chủ công nghệ cuối cùng là sáng tạo công
nghệ.
Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và
chuyển giao cơng nghệ, nội địa hóa các sản phẩm hợp tác nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ từ các nước phát triển phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất
nước. Tranh thủ thu hút lực lượng khoa học công nghệ việt kiều từ các nước tiên
tiến phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Kết hợp tốt việc tăng năng lực nội sinh
về khoa học công nghệ với tiếp thu tri thức, công nghệ của thế giới là hết sức cần
thiết. Không đủ năng lực khoa học trong nước thì khơng thể tiếp thu làm chủ cơng
nghệ nhập từ ngoài, hơn nữa do điều kiện đặc thù của mỗi nước, có những cơng
nghệ nhập từ nước ngồi nếu khơng cải tiến thì sẽ khơng phù hợp, thậm chí gây
lãng phí.
Các chương trình nghiên cứu khoa học phải tập trung vào những vấn đề cơ
bản và có tính đặc thù của Việt Nam để có thể tiếp thu nhanh và làm chủ các công
nghệ nhập. Công nghệ thông tin cần được áp dụng triệt để trong tất các lĩnh vực.
Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ
quản lý ngành.
Chuyển giao công nghệ là khâu quan trọng để nâng cao trình độ cơng nghệ
trong nước, vì vậy việc chuyển giao cần được tổ chức thật tốt, có phương pháp,
đảm bảo hiệu quả cao. Chuyển giao công nghệ phải được thực hiện nghiêm túc đi
đôi với hợp tác đầu tư, có hợp đồng chuyển giao cơng nghệ rõ ràng, đầy đủ các quy
định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khơng làm tốt việc này thì sẽ
hạn chế việc chuyển giao cơng nghệ. Đó là những vấn đề cần chú trọng để nâng

cao trình độ cơng nghệ ở nước ta trong q trình thực hiện cơng ngiệp hóa hiện đại
hóa và cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.

download by :


KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong những giải pháp
quyết định đưa nước ta sớm thốt khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khắc phục
nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đã giúp cải thiện đời sống của nhân dân,
tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền
của Tổ quốc. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra cơ hội phát triển
cho cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất, bởi cuộc cách mạng công nghiệp này chú trọng vào công nghệ thông tin,
tạo điều kiện cho chúng ta phát triển về công nghệ số ở mọi lĩnh vực. Hơn nữa,
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở thế kỷ XXI sẽ thúc đẩy q trình phát triển lực
lượng sản xuất. Dó đó, Việt Nam phải tận dụng thời cơ, đẩy mạnh công nghiệp hóa
- hiện đại hóa để phát triển kinh tế - xã hội và tạo tiền đề cho việc xây dựng một
nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân
cơng và hợp tác quốc tế. Như vậy, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh
cách mạng cơng nghiệp 4.0 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nước ta
nhằm phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2019) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội (Dùng cho khối
ngành khơng chun), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2]
Nội.


C. Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập (1995), NXB Chính Trị quốc gia, Hà

[3]

Dale Carnegie “Thay đổi để thành công” (2017), NXB Lao động.


download by :


[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII (1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa X (2008), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
(2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Klaus Schwab: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2016), Diễn đàn Kinh tế thế
giới.
[8] Klaus Schwab: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2018), NXB Chính trị quốc
gia Sự thật hợp tác với Bộ Ngoại giao và Diễn đàn Kinh tế thế giới đồng xuất bản,
Hà Nội.
[9] Ngân hàng thế giới “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đơng Á” (2002), NXB Chính trị
Quốc gia.
[10]
4.0.

Các bài báo, hội thảo hay trên internet nói về cách mạng công nghiệp



download by :



×