Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 87 trang )

60
NGUYỄN MỸ LINH
NGUYỄN THỊ TỊNH ẤU

THỰC TẬP VI SINH
KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

TS. NGUYỄN MỸ LINH
TS. NGUYỄN THỊ TỊNH ẤU

THỰC TẬP VI SINH
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


THỰC TẬP VI SINH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN MỸ LINH, NGUYỄN THỊ TỊNH ẤU
Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung
TS ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập


TRẦN THỊ ĐỨC LINH
Sửa bản in
ÁI NHẬT
Trình bày bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Website:
Đối tác liên kết – Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm tác quyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Website:
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phịng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 028 6272 6361 - 028 6272 6390
E-mail:
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
VĂN PHÒNG NHÀ XUẤT BẢN
PHỊNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁT HÀNH
Tịa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Quận 1, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 028 66817058 - 028 62726390 - 028 62726351
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
Nhà xuất bản ĐHQG-HCM và tác giả/ đối tác liên kết giữ bản quyền©
Copyright © by VNU-HCM Press and author/
co-partnership. All rights reserved.

ISBN: 978-604-73-7770-1
In 250 cuốn, khổ 16 x 24 cm, XNĐKXB số: 2282-2020/CXBIPH/4-49/ĐHQGTPHCM. QĐXB
số 104/QĐ-NXB ĐHQGTPHCM, cấp ngày 25/6/2020.
In tại: Cơng ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa chỉ: 162A/1, KP1A, P. An Phú, TX. Thuận

An, Bình Dương. Nộp lưu chiểu: Quý III/2020.


THỰC TẬP VI SINH
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN MỸ LINH,
NGUYỄN THỊ TỊNH ẤU

.

Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM,
NXB ĐHQG-HCM và TÁC GIẢ.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi
chưa có sự đồng ý của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và Tác giả.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!


2


LỜI NĨI ĐẦU

Giáo trình “Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường” được biên
soạn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy môn học Thực tập vi sinh vật
kỹ thuật môi trường cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Môn học cung cấp những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về phân tích; kiểm
tra các chỉ tiêu vi sinh trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường. Nội dung sách
bao gồm 8 phần đi từ hướng dẫn các thao tác cơ bản trong việc chuẩn bị

môi trường nuôi cấy, phân lập vi sinh vật và giữ giống vi sinh vật đến việc
phân tích các chỉ tiêu Coliforms; tổng vi khuẩn hiếu khí là những chỉ tiêu
đáng quan tâm trong tiêu chuẩn xử lý nước thải; nước cấp.
Quyển sách này có thể được sử dụng làm tài liệu học tập cho sinh
viên chuyên ngành kỹ thuật môi trường. Đồng thời, các cán bộ nghiên cứu,
cán bộ quản lý và kỹ sư mơi trường có thể sử dụng quyển sách này làm tài
liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập.
Các tác giả xin trân trọng gửi đến bạn đọc và mong nhận được ý
kiến đóng góp về nội dung quyển sách để những lần tái bản sau được hoàn
chỉnh và chất lượng hơn.
Các tác giả

3


4


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................3
CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ...................................................................11
MỞ ĐẦU..................................................................................................13
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: CÁC THIẾT BỊ PHỊNG THÍ NGHIỆM
VI SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG .........................17
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................17


1.1.1. Dụng cụ................................................................................17




1.1.2. Thiết bị.................................................................................19



1.1.3. Các phương pháp khử trùng dụng cụ...................................23



1.1.4. Kỹ thuật bao gói dụng cụ.....................................................25

1.2. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ.............................................................26


1.2.1. Thiết bị.................................................................................26



1.2.2. Dụng cụ................................................................................26

1.3. THỰC NGHIỆM...........................................................................27


1.3.1. Thí nghiệm 1: Khử trùng và bao gói ống nghiệm...............27



1.3.2. Thí nghiệm 1: Khử trùng và bao gói đĩa petri.....................27

1.4. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................27

1.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................27
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG DINH
DƯỠNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT.....................................................28
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................28


2.1.1. Khái niệm............................................................................28



2.1.2. Phân loại môi trường dinh dưỡng........................................28
5




2.1.3. Điều chỉnh độ pH của môi trường.......................................29



2.1.4. Phân phối môi trường vào dụng cụ......................................30



2.1.5. Bảo quản và kiểm tra môi trường........................................31



2.1.6. Các phương pháp khử trùng môi trường dinh dưỡng..........32


2.2. HÓA CHẤT...................................................................................32
2.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................33


2.3.1. Thiết bị.................................................................................33



2.3.2. Dụng cụ................................................................................33

2.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................33
2.4.1. Thí nghiệm 1: Pha chế mơi trường dinh dưỡng ni

cấy nấm men (Hansen)........................................................33
2.4.2. Thí nghiệm 2: Phân phối môi trường vào ống nghiệm

(thạch đứng, thạch nghiêng)................................................34
2.5. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................34
2.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................35
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP
VI SINH VẬT...........................................................................................36
3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................36


3.1.1. Khái niệm............................................................................36



3.1.2. Kỹ thuật phân lập vi sinh vật thuần khiết............................36


3.2. HÓA CHẤT...................................................................................39
3.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................39


3.3.1. Thiết bị.................................................................................39



3.3.2. Dụng cụ................................................................................39

3.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................39
3.4.1. Thí nghiệm 1: Thực hiện kỹ thuật cấy ria chủng

vi sinh nấm men.......................................................39
6


3.4.2. Thí nghiệm 2: Thực hiện kỹ thuật đổ đĩa chủng

vi sinh nấm men.......................................................41
3.4.3. Thí nghiệm 3: Thực hiện kỹ thuật trải đĩa chủng

vi sinh nấm men............................................................ 41
3.5. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................42
3.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................43
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: KỸ THUẬT GIEO CẤY VI SINH VẬT............. 44
4.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................44


4.1.1. Khái niệm............................................................................44




4.1.2. Nguyên tắc...........................................................................44

4.2. HÓA CHẤT...................................................................................45
4.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................45


4.3.1. Thiết bị.................................................................................45



4.3.2. Dụng cụ................................................................................45

4.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................46
4.5. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................47
4.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................47
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHUỘM MÀU
VÀ QUAN SÁT HÌNH THÁI VI SINH VẬT.........................................48
5.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................48


5.1.1. Phương pháp làm tiêu bản tạm thời.....................................48



5.1.2. Phương pháp làm tiêu bản cố định......................................49

5.2. HÓA CHẤT...................................................................................50

5.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................50
5.3.1. Thiết bị.......................................................................................50
5.3.2. Dụng cụ......................................................................................50
7


5.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................50
5.4.1. Thí nghiệm 1: Quan sát hình thái vi sinh vật trên

kính hiển vi bằng kỹ thuật tiêu bản giọt ép.................... 50
5.4.2. Thí nghiệm 2: Quan sát hình thái vi sinh vật trên

kính hiển vi bằng kỹ thuật tiêu bản giọt treo.................. 51
5.4.3. Thí nghiệm 3: Quan sát hình thái vi sinh vật trên

kính hiển vi bằng kỹ thuật tiêu bản tạm thời có

nhuộm màu................................................................... 52
5.4.4. Thí nghiệm 4: Quan sát hình thái của vi khuẩn

Gram (+) và Gram (-) trên kính hiển vi bằng phương

pháp nhuộm Gram......................................................... 52
5.5. CÂU HỎI ÔN TẬP.......................................................................54
5.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.....................................54
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6: TỔNG SỐ VI SINH VẬT HIẾU KHÍ........55
6.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................55


6.1.1. Kỹ thuật đếm trên đĩa tế bào dị dưỡng................................55




6.1.2. Phương pháp xác định tổng vi khuẩn hiếu khí....................55

6.2. HĨA CHẤT...................................................................................56
6.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................56


6.3.1. Thiết bị.................................................................................56



6.3.2. Dụng cụ................................................................................56

6.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................57
6.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí

bằng kỹ thuật đổ đĩa.............................................................57
6.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí

bằng kỹ thuật trải đĩa...........................................................57
6.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU...........................................................................58
8


6.6. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................59
6.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................59
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TỔNG
COLIFORMS TRONG NƯỚC THẢI..................................................60

7.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................60
7.1.1. Khái niệm.............................................................................60
7.1.2. Sự phân bố của vi sinh vật và ý nghĩa của việc kiểm

tra chỉ tiêu............................................................................60
7.1.3. Phương pháp màng lọc........................................................61
7.1.4. Phương pháp MPN (Most Probable Number –

phương pháp định lượng; phương pháp pha lỗng

tới hạn)................................................................................61
7.2. HĨA CHẤT...................................................................................63
7.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................63
7.3.1. Thiết bị.................................................................................63
7.3.2. Dụng cụ................................................................................63
7.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................64
7.4.1. Thí nghiệm 1: Kiểm tra Coliforms trong nước thải

bằng phương pháp màng lọc................................................64
7.4.2. Thí nghiệm 2: Kiểm tra Coliforms trong nước thải

bằng phương pháp MPN......................................................65
7.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU...........................................................................66
7.6. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................67
7.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................67
BÀI THỰC HÀNH SỐ 8: KIỂM TRA E. COLI TRONG NƯỚC
THẢI .......................................................................................................68
8.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................68



8.1.1. Khái niệm............................................................................68
9




8.1.2. Các loại mơi trường thường được sử dụng..........................68

8.2. HĨA CHẤT...................................................................................70
8.3. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ.............................................................70


8.3.1. Thiết bị.................................................................................70



8.3.2. Dụng cụ................................................................................70

8.4. THỰC NGHIỆM...........................................................................70
8.4.1. Thí nghiệm 1: Kiểm tra sơ bộ E. coli bằng ống

chng.................................................................................70
8.4.2. Thí nghiệm 2: Ni cấy E. coli bằng phương pháp

trải đĩa..................................................................................71
8.5. CÂU HỎI ÔN TẬP........................................................................71
8.6. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................72
PHỤ LỤC 1.............................................................................................72
PHỤ LỤC 2.............................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................83


10


CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ
Ký hiệu

Nội dung

Tiếng Anh

Đơn vị

VSV

Vi sinh vật

Microoganisms

CFU/mL

TCVN
CFU

Tiêu chuẩn Việt Nam
Đơn vị khuẩn lạc

Colony forming unit

PCA


Môi trường

Plate count agar

R2A

Môi trường

Reasoner’s 2A Agar

LT

Môi trường

Lauryl Tryptose

BGBL

Môi trường

Brilliant Green Lactose
Bile Salt

MPN

Phương pháp pha
lỗng tới hạn

Most Probable Number CFU/mL


E.M.B
Agar

Mơi trường

Eosin Methylene-blue
Lactose Sucrose agar

E.C Broth

Môi trường

Escherichia coli Broth

11


12


MỞ ĐẦU
1. Mục đích thí nghiệm
- Giúp sinh viên làm quen với các kỹ năng cần thiết của người kỹ sư
tương lai.
- Nắm các phương pháp, kỹ thuật nuôi cấy, kiểm tra các chỉ tiêu vi
sinh vật trong nước.
- Điều hành một nhóm sinh viên cùng thực hiện một cơng việc.
- Luyện tập khả năng viết một báo cáo kỹ thuật.
2. Yêu cầu trước thí nghiệm

- Sinh viên phải đọc bài hướng dẫn thí nghiệm, tham khảo tài liệu
liên quan để tìm hiểu các kiến thức cần thiết cho bài thí nghiệm.
- Xem thiết bị để hiểu cách tiến hành thí nghiệm, vạch kế hoạch làm
việc và phân cơng trong nhóm.
- Chuẩn bị mẫu nước và các dụng cụ cần thiết trước khi tiến hành thí
nghiệm.
3. Yêu cầu khi làm thí nghiệm
Sau mỗi bài thí nghiệm, mỗi nhóm sinh viên phải làm một bản báo
cáo kết quả thu được. Tổng hợp tất cả các bản báo cáo thành một tập và
nộp lại cho giảng viên sau khi học xong 08 bài thí nghiệm.
4. Nội dung
- Trình bày u cầu, nội dung tóm tắt và kết quả của bài thí nghiệm
- Lý thuyết liên quan đến bài thí nghiệm
- Thực hiện: trình bày các bước thí nghiệm và số liệu thơ.
- Kết quả tính tốn, nhận xét kết quả thu được.
- Tài liệu tham khảo (nếu có)
5. Nội quy phịng thí nghiệm
Nguyên tắc chung
- Chuẩn bị bài thí nghiệm trước khi vào phịng thí nghiệm.
13


- Làm thí nghiệm theo chỉ dẫn của giáo viên và điều kiện đã nêu
trong tài liệu.
- Không tự ý thay đổi quy trình làm thí nghiệm đã được giáo viên
hướng dẫn và trong tài liệu.
- Không làm việc một mình trong phịng thí nghiệm.
- Khơng gây ồn ào, đùa giỡn trong phịng thí nghiệm.
- Nơi làm việc phải sạch sẽ, ngăn nắp. Chỉ để vở ghi chép và tài
liệu hướng dẫn thí nghiệm tại bàn làm việc. Các loại sách khác, túi xách,

nón,… phải để đúng nơi qui định.
- Ln mặc áo blouse dài tay, kính bảo hộ khi trong phịng
thí nghiệm.
- Tóc dài phải được buộc gọn lại, đặc biệt khi làm việc gần ngọn lửa.
- Không đeo các đồ trang sức hoặc trang phục không gọn gàng (dây
chuyền, vịng tay, áo khốc,…) trong phịng thí nghiệm.
- Tn thủ các chỉ dẫn trong phịng thí nghiệm.
- Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm theo đúng chỉ dẫn của giáo viên và
tài liệu.
- Để xa các chất, vật liệu dễ cháy khỏi nguồn lửa.
- Luôn sử dụng các dụng cụ được chỉ định (kẹp ống nghiệm, các loại
kẹp tay dài, găng tay,…) khi sử dụng các thiết bị hay dụng cụ khác.
- Khơng dùng tay trần lấy hóa chất, trừ khi được hướng dẫn bởi
chính giáo viên.
- Khơng để mặt sát vào miệng chai, lọ chứa hóa chất.
- Khơng ngửi hóa chất, trừ khi được hướng dẫn bởi giáo viên. Khi
cần kiểm tra mùi, dùng tay quạt nhẹ hơi cần thử về phía mũi.
- Phải làm việc trong tủ hút đối với các chất khí độc.
- Đổ nước thải, hóa chất thải đúng nơi quy định (các bình đã dán nhãn).
- Lau chùi ngay lập tức những thứ bị đổ, tràn ra ngồi.
- Làm sạch và lau khơ nơi làm việc khi kết thúc lớp học. Rửa tay kỹ.
- Biết nơi để các thiết bị cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp
14


(bình chữa cháy, vịi nước chữa cháy, tủ y tế,…) và biết cách sử dụng các
thiết bị này.
- Báo ngay lập tức cho giáo viên các tai nạn xảy ra trong phịng thí
nghiệm.
Sử dụng hóa chất

- Đọc và kiểm tra nhãn trên chai, lọ hóa chất trước khi lấy hóa chất
sử dụng. Lấy lượng hóa chất vừa đủ dùng.
- Khơng bỏ lại hóa chất khơng sử dụng vào lọ hóa chất gốc.
- Khi chuyển hóa chất từ lọ này qua lọ khác phải để các lọ này cách
xa cơ thể.
- Trách tiếp xúc trực tiếp bằng tay trần với hóa chất. Nếu tiếp xúc hóa
chất phải rửa tay ngay lập tức.
- Nói với giáo viên khi có các vấn đề sức khỏe có thể liên quan với
thí nghiệm như dị ứng, hen, suyễn,…
- Khơng mang kính sát trịng khi tiếp xúc với hóa chất trong phịng
thí nghiệm. Nếu có thể thì thay bằng mắt kính hoặc báo cho giáo viên biết.
Sử dụng dụng cụ thủy tinh
- Đồ thủy tinh dạng ống, đặc biệt là những ống dài, nên di chuyển ở
trạng thái thẳng đứng để tránh bị vỡ và đâm phải người khác.
- Không dùng tay không để dọn thủy tinh vỡ. Sử dụng chổi quét và
dụng cụ hốt rác để gom thuy tinh vỡ. Để thủy tinh vỡ vào nơi quy định theo
hướng dẫn của giáo viên.
- Không bao giờ dùng lực mạnh khi tháo hay lắp một dụng cụ thủy
tinh vào nút cao su. Hãy sử dụng động tác vặn. Nhờ giáo viên nếu không
thể tháo dụng cụ thủy tinh đó.
- Khơng đun dụng cụ thủy tinh khơng chịu nhiệt trực tiếp với ngọn
lửa trần, nguồn nhiệt.
- Không chạm tay trần vào dụng cụ thủy tinh đang nóng, khơng làm
lạnh đột ngột dụng cụ thủy tinh nóng (Hãy nhớ: Thủy tinh nóng trơng
giống như nguội).
Sử dụng các nguồn nhiệt
- Phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng đèn cồn. Để quần áo, đầu tóc
tránh xa ngọn lửa.
15



- Luôn tắt lửa khi không sử dụng.
- Không để hóa chất tiếp xúc với ngọn lửa, đặc biệt là các chất dễ
cháy (bơng gịn, giấy,...), trừ khi được hướng dẫn làm như vậy.
- Khơng đun nóng bất cứ thứ gì khi khơng được chỉ dẫn.
- Khi gia nhiệt các chất ống nghiệm, khơng để miệng ống nghiệm
hướng vào mình hoặc người khác.
Các lưu ý khi thực hiện thí nghiệm
- Nắm vững nguyên tắc, phương pháp làm việc với vi sinh vật.
- Mang khẩu trang và bao tay khi thao tác với vi sinh vật.
- Trước khi bắt đầu làm cần sát trùng mặt bàn bằng giấy lau tẩm
cồn 700 hoặc dung dịch chất diệt khuẩn khác (lysol 5%, amphyl 10%,
chlorox 10%), để khô. Thực hiện tương tự cho hai tay. Chú ý chưa đốt
đèn cồn khi tay chưa khô cồn. Lặp lại việc sát trùng này sau khi hoàn
thành công việc.
- Cần ghi chú tên chủng vi sinh vật, ngày tháng thí nghiệm lên tất
cả các hộp petri, ống nghiệm mơi trường, bình ni cấy.
- Khi lỡ làm đổ, nhiễm vi sinh vật ra nơi làm việc, dùng khăn
giấy tẩm chất diệt khuẩn lau kỹ, sau đó thực hiện khử trùng lại bàn
làm việc.
- Cẩn thận khi thao tác với đèn cồn. Tắt ngọn lửa khi chưa có nhu cầu sử
dụng hoặc ngay sau khi thực hiện xong mỗi thao tác. Lưu ý tránh đưa tay, tóc
qua ngọn lửa. Cần có cách bảo vệ tóc thích hợp (trường hợp tóc dài).
- Sử dụng quả bóp cao su khi thao tác ống hút định lượng (pipette),
không hút bằng miệng.
- Cần gói hoặc ràng bằng băng keo khi đặt chồng các đĩa petri lên nhau.
- Không mở hộp petri và dùng mũi ngửi để tránh nhiễm vi sinh vật
vào đường hô hấp.
- Khi đốt que cấy có dính sinh khối vi sinh vật, cần đặt vòng hoặc
đầu que cấy vào chân ngọn lửa để tránh sự văng nhiễm vi sinh vật vào

khơng khí.
- Sát trùng và rửa tay sạch sẽ trước khi rời phịng thí nghiệm.
16


BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
CÁC THIẾT BỊ PHỊNG THÍ NGHIỆM VI SINH
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG
Mục tiêu bài thực hành số 1: Sau khi học xong bài này, sinh viên có
khả năng:


Mơ tả được các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong q trình thực
hành thí nghiệm vi sinh.



Trình bày được các phương pháp khử trùng được áp dụng trong
phịng thí nghiệm.



Trình bày được cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ sử dụng
trong q trình thực hành thí nghiệm vi sinh.



Bao gói được các dụng cụ sử dụng trong q trình thực hành thí
nghiệm vi sinh.


1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Dụng cụ
Ống nghiệm: Được sử dụng để chứa mơi trường ni cấy vi sinh
vật, có nút bằng gịn khơng thấm nước hay bằng nhựa chịu nhiệt

Hình 1.1: Ống nghiệm (Test –tube)
Đĩa petri: Gồm một nắp lớn và một đáy nhỏ úp lồng vào nhau,
đường kính 8cm, 10cm, 12cm,... được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật.
17


Hình 1.2: Đĩa petri
Micropipette (Pipetman): Đây là một pipette cho phép rút một
lượng chất rất chính xác. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, cần sử dụng
lượng mẫu thể tích nhỏ (0,1 mL; 1 mL); việc sử dụng micropipette cho
phép ta lấy chính xác lượng mẫu cần sử dụng.

Hình 1.3: Micropipette
Một số dụng cụ khác:
- Cốc thủy tinh (Beaker)
- Bình tam giác (Erlen)
18


- Bơng gịn khơng thấm nước
- Đèn cồn
- Que trang
- Que cấy
1.1.2. Thiết bị
1.1.2.1. Tủ cấy vơ trùng

Mục đích: Ni cấy vi sinh vật (VSV) tránh sự tạp nhiễm từ bên ngồi.
Cấu tạo:

Hình 1.4: Tủ cấy vơ trùng
Gồm 2 phần: Hệ thống lọc khơng khí và buồng cấy. Khơng khí sau
khi qua hệ thống lọc sẽ trở nên vơ khuẩn.
Bên trong tủ cấy được trang bị đèn tử ngoại (UV) để đảm bảo tính vơ
trùng tuyệt đối trong thao tác cấy. Đèn tử ngoại sẽ được bật trước và sau
khi sử dụng buồng cấy (20 - 30 phút).
Lưu ý: Cần lau cồn bề mặt tủ cấy trước và sau khi làm việc.
1.1.2.2. Nồi hấp áp lực (Autoclave)
Mục đích: Tiệt trùng dụng cụ, môi trường, tiêu diệt tế bào dinh
dưỡng và bào tử.
19


Cấu tạo:

Hình 1.5: Nồi hấp áp lực (Autoclave)
Nguyên lý: Dùng hơi nước bão hòa áp suất cao để tiệt trùng.
Sử dụng:
Bước 1: Cắm nguồn; bật công tắc (bên hơng thiết bị; phía tay phải).
Bước 2: Gạt cần gạt sang biểu tượng ổ khóa mở, đồng thời dùng tay
mở nắp.
Bước 3: Xếp dụng cụ, môi trường cần tiệt trùng vào rổ và đặt vào
trong thiết bị; đậy nắp lại.
Bước 4: Kéo cần gạt qua biểu tượng ổ khóa đóng.
Bước 5: Chọn MANUAL (nhiệt độ và thời gian được chọn theo chế
độ điều khiển bằng tay; thông thường được thiết lập 120oC;
15 phút).

Bước 6: Nếu chọn chương trình khác (xem thêm sách hướng dẫn).
Bước 7: Ấn nút Start.
Bước 8: Khi tiệt trùng xong lấy mẫu ra (khi nhiệt độ đạt mức bằng
nhiệt bên ngồi, lúc đó áp suất trở lại bình thường mới mở
nắp lấy dụng cụ ra được. Áp suất hạ xuống dưới 80 PA và
có tiếng bíp báo hiệu q trình hấp tiệt trùng đã hoàn tất).
20


Bước 9: Tắt máy bằng cách ấn nút Stop; đậy nắp (kéo cần gạt qua
vị trí khóa đóng), rút nguồn cắm điện.
Lưu ý:
- Nước trong nồi tiệt trùng phải là nước cất.
- Kiểm tra mực nước trong nồi, không thấp hơn mức quy định; (mâm
để dụng cụ hấp).
- Thời gian khử trùng tùy thuộc vào thể tích vật muốn khử trùng và
dụng cụ.
- Cần phải vệ sinh thiết bị sau một thời gian sử dụng.
- Không hấp các dụng cụ bằng nhựa sẽ gây chảy và hư hỏng dụng cụ.
1.1.2.3. Tủ sấy (Oven)
Mục đích: Tiệt trùng dụng cụ nuôi cấy VSV, tiêu diệt tế bào dinh
dưỡng và bào tử.
Cấu tạo:

Hình 1.6: Tủ sấy (Oven)
Nguyên lý: Sử dụng khơng khí nóng 1200/2 giờ; 1800/30 phút
Sử dụng:
- Rửa sạch dụng cụ, sấy khơ, gói giấy báo, sấy.
- Ống nghiệm: Làm nút bơng, gói giấy báo, 10 ống/gói.
- Đĩa petri: 5-10 đĩa/gói

21


- Bình tam giác: Làm nút bơng, gói giấy báo.
- Khi xếp dụng cụ vào tủ sấy không nên xếp q khít nhau.
- Bật cơng tắc, khi T0: 120-1800C mới bắt đầu tính thời gian.
- Khử trùng xong tắt cơng tắc, đợi nhiệt độ hạ xuống còn 800C mới
mở tủ để tránh làm nứt vỡ và ảnh hưởng đến tính vô trùng của dụng cụ.
- Sau khi sấy, giấy báo và bơng gịn phải có màu hơi vàng, nếu có
màu nâu thì bơng và giấy đã bị q nhiệt.
- Các dụng cụ đã khử trùng, cất ở chỗ kín, tránh bụi, chỉ bóc giấy báo
ngay trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không sấy các dụng cụ bằng nhựa sẽ gây chảy và hư hỏng
dụng cụ.
1.1.2.4. Kính hiển vi (Microscope)
Mục đích: Được sử dụng để quan sát hình thái vi sinh vật.
Cấu tạo:

Hình 1.7: Kính hiển vi
Bao gồm 4 hệ thống chính
- Hệ thống giá đỡ
- Hệ thống phóng đại
22


×