Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CHU VĂN THẮNG

CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ HOA

HÀ NỘI - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ
tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

TÁC GIẢ



Chu Văn Thắng

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

HĐND ( Hội đồng nhân dân)
UBND ( Ủy ban nhân dân)

download by :


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ....... 7
1.1. Đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã
là người dân tộc thiểu số ................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu ............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ............................................................... 11
1.2. Chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu
số ..................................................................................................................... 17
1.2.1 Khái niệm chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân
tộc thiểu số ...................................................................................................... 17
1.2.2. Tiêu chí xác định chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là

người dân tộc thiểu số ..................................................................................... 24
1.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số ..................................................................................... 33
1.3.1. Yếu tố chính trị...................................................................................... 33
1.3.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................ 35
1.3.3. Yếu tố pháp lý ....................................................................................... 36
1.3.4. Yếu tố phong tục tập quán .................................................................... 38
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 39
2.1. Cơ cấu đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh
Cao Bằng ......................................................................................................... 40
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng ....................................................... 40

download by :


2.1.2. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở
tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 44
2.2. Thực tiễn chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Cao Bằng ................................................................................. 48
2.2.1. Phẩm chất chính trị................................................................................ 48
2. 2. 2. Đạo đức cách mạng ............................................................................. 49
2.2.3. Trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là dân tộc thiểu số ... 50
2.2.4. Kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu
số ..................................................................................................................... 54
2.2.5. Đánh giá chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng ........................................................................... 64
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI
BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG ............................................................................... 73

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng .......................................................... 73
3.1.1. Tính tất yếu khách quan của nhu cầu nâng cao chất lượng của đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng ........... 73
3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với việc nâng cao chất
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số .............. 77
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng .......................................................... 78
3.2.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 78
3.2.2. Nhóm giải pháp cho tỉnh Cao Bằng ...................................................... 82
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 93
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 96

download by :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bộ máy nhà nước ta, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho Nhân dân địa phương
trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Với tính chất đó,
HĐND nước ta có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực
nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà nước. Vì vậy, nâng cao năng lực hoạt động của HĐND các cấp và
đặc biệt là HĐND cấp xã là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của q
trình xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi
mới đất nước ta hiện nay nói chung. Để HĐND cấp xã hoạt động có hiệu lực
và hiệu quả, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân
dân địa phương thì phải chú trọng đến chất lượng hoạt động của người đại

biểu HĐND cấp xã.
Đại biểu HĐND cấp xã nói chung và đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số nói riêng đã ln được Đảng, Nhà nước quan tâm và thường
xuyên được kiện toàn, củng cố nhưng đại biểu HĐND cấp xã vẫn còn gặp
nhiều khó khăn như chính sách đãi ngộ, phương tiện hoạt động, cơ sở vật
chất, phương tiện, trang thiết bị hoạt động... trình độ năng lực hoạt động, kỹ
năng hoạt động. Đặc biệt là đối với đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nâng cao chất lượng
đại biểu HĐND cấp xã nói chung và đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số nói riêng vẫn là một nhiệm vụ lớn của Đảng, Nhà nước và các nhà
khoa học quản lý nhà nước.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, dân số chiếm trên 90% là
đồng bào dân tộc thiểu số, với điều kiện tự nhiên và xã hội khá khó khăn và
phức tạp. Hịa chung vào khơng khí đổi mới của cả nước, những năm qua,

1

download by :


trong tiến trình quản lý nhà nước, Cao Bằng ln hoàn thành nhiệm vụ là
nâng cao đời sống của Nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, góp
phần cùng cả nước đưa đất nước phát triển với một tầm cao mới. Có được
những thành tựu này chính là nhờ vào hoạt động năng động của HĐND các
cấp ở tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng có 199 xã, phường, thị trấn. Nhiệm kỳ 2016-2021 tồn tỉnh
có 4484 đại biểu HĐND cấp xã, trong đó 4364 đại biểu HĐND cấp xã là
người dân tộc thiểu số. Họ là những người ưu tú được lựa chọn từ trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở địa phương để làm nhiệm vụ đại biểu thay mặt Nhân
dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân địa phương để quyết

định, giám sát các vấn đề quan trọng ở địa phương. Mặc dù đã được lựa chọn
một cách kĩ càng gắn với tiêu chuẩn đại biểu nhưng các đại biểu HĐND cấp
xã là người dân tộc thiểu số ở Cao Bằng vẫn còn bộc lộ khá nhiều những
nhược điểm mà hiện nay và trong các nhiệm kỳ tiếp theo cần được khắc phục
như về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước,
trình độ chun mơn, các kỹ năng hoạt động của đại biểu để thực hiện nhiệm
vụ (như kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát)...Muốn xây dựng
Cao Bằng thực sự trở thành một tỉnh có kinh tế vững vàng, có an ninh trật tự
ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo đồng bào các dân tộc
thiểu số được đảm bảo, độc lập, chủ quyền Quốc gia được giữ vững, nhất thiết
phải nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã là người dân
tộc thiểu số.
Từ những thực tế của quá trình quản lý nhà nước ở địa phương, tác giả
đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: ''Chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý công.

2

download by :


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu
số hiện nay là vấn đề mang tính thời sự. Đã có nhiều cơng trình khoa học
được cơng bố nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề trên nhưng
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về nâng cao chất lượng đại biểu HĐND
cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.
Các cơng trình tiêu biểu đã được cơng bố như:
- Triệu Sĩ Lầu (2002), Thực trạng về năng lực và phong cách làm việc

của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đề xuất phương thức nâng cao chất lượng đào
tạo cán bộ xã ở Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng.
- Hà Đức Đà (2003), Người Mông, Dao trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng.
- Đoàn Đông Vũ (2005), Người Tày, Nùng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng.
- Đặng Văn Dũng (2010), Nâng cao chất lượng cơng tác chính trị, tư
tưởng của Đảng bộ các xã biên giới huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng, Đề tài
khoa học cấp trường, trường Chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
- Trần Thị Thu Hồng (2010), Công tác dân vận vùng đồng bào Mông,
Dao huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp trường, trường
Chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
- Đồn Thị Vân Thúy (2016), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni ở
huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020, Đề tài khoa học
cấp trường, trường Chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
- Trần Thị Thu Hồng (2018), Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời
sống tinh thần của đồng bào Mông tỉnh Cao Bằng hiện nay, Đề tài khoa học
cấp trường, trường Chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.

3

download by :


- Đinh Thị Thúy Hường (2018), Công tác giảm nghèo bền vững tại
huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp
trường, trường Chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
- Tơ Vũ Ninh (2018), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền cấp cơ sở tại huyện Hịa An tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay,
Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hồng Đình Giong tỉnh Cao

Bằng
- Hồng Ngọc Mai (2016), Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh
Cao Bằng hiện nay, Luận văn thạc sỹ Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tuy nhiên, các cơng trình nói trên chủ yếu tiếp cận chính quyền cấp xã ở
tỉnh Cao Bằng một cách chung chung chưa đi nghiên cứu sâu sắc, cụ thể những
vấn đề liên quan đến HĐND cấp xã và đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số. Có thể nói đề tài “Chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Cao Bằng" là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính mới mẻ,
tồn diện về đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng đại biểu
HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu, phân
tích, đánh giá chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở
tỉnh Cao Bằng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu
HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là
người dân tộc thiểu số.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.

4

download by :


- Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu HĐND
cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng của đại
biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về phạm vi không gian:
Tập trung nghiên cứu chất lượng đại biểu HĐND của 199 xã, phường,
thị trấn trên cơ sở các báo cáo, số liệu liên quan đến HĐND cấp xã ở tỉnh Cao
Bằng.
Tiến hành khảo sát thực tế tại 87 xã phường thị trấn bằng việc phỏng
vấn gián tiếp đối với các đại biểu HĐND cấp xã để thấy những khó khăn của
đại biểu khi thực hiện nhiệm vụ. Chẳng hạn như hoạt động trong kỳ họp
HĐND, hoạt động trong tiếp xúc cử tri, hoạt động trong công tác giám sát.
- Về phạm vi thời gian:
Nghiên cứu chất lượng đại biểu HĐND của 199 xã, phường, thị trấn từ
năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện
bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê.

5

download by :



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thơng qua các nội dung nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ thêm về
lý luận và thực tiễn về chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói riêng,
chính quyền cấp xã nói chung.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho địa phương trong những vấn
đề liên quan đến đại biểu HĐND. Đồng thời luận văn cũng góp phần làm
phong phú hơn thực tiễn về HĐND thông qua các số liệu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã là người dân tộc thiểu số;
Chương 2: Tình hình chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.

6

download by :


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu hội đồng nhân
dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu

1.1.1.1. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chính quyền cơ sở góp
một vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, trực
tiếp tổ chức thi hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
hiệu quả, triển khai nghị quyết của Đảng và những quy định của Nhà nước tại
địa bàn cơ sở. Bộ máy nhà nước ở Trung ương muốn vững mạnh thì phải
thường xun củng cố và kiện tồn chính quyền cơ sở. Đó là nhiệm vụ vừa
cấp bách, vừa lâu dài của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
dân ở nước ta hiện nay.
Hiến pháp năm 2013 quy định chính quyền cấp xã là một cấp - cấp cơ sở
- trong hệ thống hành chính bốn cấp của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay.
Chính quyền cấp xã là tổ chức nhà nước gần dân nhất nên không chỉ là nơi đảm
bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện đầy đủ mà còn tạo điều kiện
thiết thực phát huy quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân tại cơ sở, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, đồng thời tạo điều kiện cho người dân ổn
định đời sống vật chất và tinh thần trong phạm vi xã, phường, thị trấn.
Xét về mặt cấu trúc tổ chức, chính quyền cấp xã gồm hai bộ phận cấu
thành: HĐND cấp xã và UBND cấp xã. Như vậy, HĐND xã, phường, thị trấn

7

download by :


là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chính quyền cấp cơ sở ở nước ta
hiện nay.
HĐND cấp xã ở Việt Nam là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực của
Nhân dân trong xã, do Nhân dân ở xã bầu ra, đại diện cho Nhân dân trong xã.
Xét về chức năng nhiệm vụ, giống như HĐND các cấp, HĐND cấp xã

có hai chức năng, chức năng quyết định và chức năng giám sát.
Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về
địa vị pháp lý của HĐND các cấp và đại biểu HĐND các cấp, cụ thể là
HĐND gồm các đại biểu HĐND, và các đại biểu này do cử tri ở địa phương
bầu ra, HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, và HĐND chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Đối với HĐND, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của Nhân dân địa phương, đại biểu HĐND chịu trách nhiệm trước cử tri
địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu
của mình. Trong việc thảo luận và quyết định những vấn đề theo nhiệm vụ,
quyền hạn, đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn
đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND [42].
Như vậy, đại biểu HĐND cấp xã là thành viên của cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân địa phương. Đại biểu HĐND cấp xã vừa chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp
trên về mọi mặt kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện Hiến pháp, Luật và các
quyết định của cơ quan nhà nước tại địa phương. Trong hoạt động, đại biểu
HĐND cấp xã thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định
các vấn đề quan trọng để phát huy các tiềm năng của địa phương, xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền giám sát việc tuân theo pháp luật

8

download by :


của UBND cùng cấp và của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đóng tại địa phương.

1.1.1.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số
Vấn đề dân tộc thiểu số đã được xác định trong Điều 4, Nghị định số
05/2011/NĐ-CP, về Công tác dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số được xác định
là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó dân tộc đa số cũng được
xác định là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo
điều tra dân số quốc gia [5].
Như vậy, trong tổng số 54 dân tộc anh em đại gia đình dân tộc Việt
Nam, dân tộc Kinh chiếm 86% dân số, được gọi là dân tộc đa số. Các dân tộc
còn lại được gọi là các dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở đó, có thể nhận diện dân tộc thiểu số trên nhiều bình diện
khác nhau. Xét về số dân, dân tộc thiểu số có số dân khơng nhiều trong tổng
dân số Việt Nam. 53 dân tộc gọi chung là dân tộc thiểu số chỉ chiểm 14%
trong tổng dân số Việt Nam.
Xét về địa bàn cư trú, do tính chất đặc thù của dân tộc thiểu số, bao đời
nay, dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sinh sống ở các vùng miền có vị trí
địa lý, khí hậu khá phức tạp như miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo.
Xét về phong tục tập quán của dân tộc thiểu số, mỗi tộc người trong 53
tộc người thiểu số đều có phong tục tập quán của riêng mình. Những nét văn
hóa đa dạng, đặc sắc tạo thành vóc dáng riêng biệt của các tộc người với nhau
trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Xét về ngôn ngữ, mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt
Nam đều có ngơn ngữ riêng của dân tộc mình. Có dân tộc cịn có chữ viết
riêng.

9

download by :



Cao Bằng là tỉnh có đến hơn 90% dân số là người dân tộc thiểu số.
Các dân tộc sống xen kẽ nhau. Dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh, Hoa sinh
sống chủ yếu ở các huyện miền Đông của Cao Bằng như huyện Quảng Uyên,
huyện Hạ Lang, huyện Trùng Khánh, huyện Phục Hòa. Các huyện miền Tây
như huyện Trà Lĩnh, huyện Hịa An, huyện Hà Quảng, huyện Thơng Nơng,
huyện Ngun Bình là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày, Nùng,
Mông, Dao, Kinh, Hoa. Huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm là nơi sinh sống
chủ yếu của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Sán Chỉ, Lô Lô.
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số trong phạm vi cả nước, dân tộc thiểu
số ở tỉnh Cao Bằng cịn gặp nhiều khó khăn trong đời sống vật chất cũng như
đời sống tinh thần. Những khó khăn đó rất cần được Đảng và Nhà nước tiếp
tục quan tâm và đầu tư đúng mức.
Trên cơ sở Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy
định về địa vị pháp lý của HĐND các cấp và đại biểu HĐND, có thể hiểu đại
biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số do cử
tri ở cấp xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
Nhân dân ở địa phương.
Như vậy, trước hết đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là
người xuất thân từ trong cộng đồng dân tộc thiểu số, được lưạ chọn và được
bầu làm đại biểu HĐND cấp xã. Với tư cách là đại biểu HĐND cấp xã, đại
biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là thành viên của cơ quan quyền
lực nhà nước ở cấp xã, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về cơ chế chịu trách
nhiệm, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số vừa chịu trách nhiệm
trước Nhân dân ở xã, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về
mọi mặt kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện Hiến pháp, luật và các quyết định
của cơ quan nhà nước tại địa phương.

10


download by :


Với tư cách đại biểu của Nhân dân ở xã, trong hoạt động, đại biểu
HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số thay mặt Nhân dân ở xã thực hiện
quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng để phát huy các tiềm
năng ở xã, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mặt đời sống xã
hội khác. Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số đại diện cho Nhân
dân ở xã thực hiện quyền giám sát đối với UBND cùng cấp và của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đóng tại
địa bàn xã việc tuân theo pháp luật nói chung.
1.1.2. Đặc điểm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số
1.1.2.1 Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
*Đại biểu HĐND cấp xã là đại diện tiêu biểu cho tiếng nói của các
tầng lớp nhân dân trong xã, đại diện cho trí tuệ tập thể của cử tri.
Tính đại diện cho Nhân dân của đại biểu HĐND cấp xã được thể hiện ở
những điểm sau:
Đại biểu HĐND cấp xã được Nhân dân trong xã trao quyền thể hiện ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân ở xã thông qua các quyết định của cơ quan
quyền lực nhà nước, thông qua hoạt động giám sát.
Sự yêu cầu về lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân địa
phương là cơ sở căn cứ xác định nội dung hoạt động của đại biểu HĐND cấp
xã. Đại biểu HĐND cấp xã phải phản ánh trung thực và bảo vệ mọi quyền, lợi
ích chính đáng của cử tri nơi bầu ra mình. Đại biểu cần quan tâm đến mọi
nguồn thông tin đại chúng để hiểu rõ những vấn đề cử tri đang địi hỏi, để hình
thành chương trình hoạt động của mình.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền thay mặt Nhân dân trong xã, đó là
quyền thảo luận, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương

trong các kỳ họp HĐND, quyền thay mặt Nhân dân địa phương khi quan hệ
với các cơ quan, tổ chức ở địa phương để yêu cầu giải quyết những khúc mắc,

11

download by :


thiếu sót, sai phạm nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân
địa phương.
* Đại biểu HĐND cấp xã là người trực tiếp thực hiện quyền lực của
HĐND cấp xã
Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước của từng đại biểu HĐND cấp
xã được phản ánh ở hai khía cạnh sau:
Mỗi đại biểu HĐND cấp xã đều trực tiếp tham gia thực hiện quyền lực
nhà nước tại địa bàn cấp xã. Đại biểu là người quyết định những vấn đề quan
trọng của địa phương trong phạm vi thẩm quyền của HĐND, thực hiện quyền
giám sát của HĐND thông qua hoạt động chất vấn, nghe và xem xét báo cáo
của các cơ quan nhà nước trước HĐND trong việc thực hiện nghị quyết của
HĐND. Điều đó được đảm bảo thông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của
đại biểu HĐND trong thực tế.
Đại biểu HĐND cấp xã là người đại diện cho cơ quan quyền lực trong
quan hệ với các cơ quan nhà nước khác và các viên chức nhà nước, với các tổ
chức xã hội và Nhân dân. Đại biểu có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà
nước về việc thi hành pháp luật, về những vấn đề thuộc lợi ích chung, đại biểu
HĐND có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội kịp thời chấm dứt
việc làm trái pháp luật. Các cơ quan, tổ chức được đại biểu HĐND cấp xã yêu
cầu phải bố trí tiếp đại biểu theo đúng quy định, đồng thời phải có nghĩa vụ
trả lời đại biểu HĐND khi có kiến nghị của đại biểu.
* Đại biểu HĐND cấp xã thực hiện hoạt động đại biểu trong khuôn khổ

những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Đại biểu HĐND cấp xã có các quyền hạn và trách nhiệm sau:
Một là, quyền và nghĩa vụ trong tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền và nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kỳ
họp HĐND. Trong kỳ họp của HĐND cấp xã, đại biểu HĐND cấp xã phải thể

12

download by :


hiện được lập trường, chính kiến của mình trong việc thực hiện chức năng
quyết định và giám sát.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền bầu cử và ứng cử trong cơ quan của
HĐND.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền đề nghị đưa vào chương trình của kỳ
họp những vấn đề mà đại biểu HĐND xem xét thấy cần thiết để HĐND cấp xã
xem xét quyết định. Ý kiến của đại biểu phải được ghi vào biên bản kỳ họp.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch
UBND, và các thành viên của UBND. Người bị chất vấn phải có trách nhiệm trả
lời những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn theo thủ tục pháp luật quy định.
Đại biểu HĐND cấp xã được bầu vào các cơ quan tổ chức của HĐND.
Đại biểu HĐND cấp xã phải tôn trọng và chấp hành quy chế về tổ chức và
hoạt động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Hai là, quyền và nghĩa vụ của đại biểu HĐND cấp xã trong mối liên hệ
với cử tri ở đơn vị bầu cử:
Đại biểu HĐND cấp xã liên hệ chặt chẽ với cử tri, tiếp xúc cử tri theo lịch,
lấy ý kiến của cử tri về các vấn đề để đưa ra bàn trong kỳ họp HĐND.
Đại biểu HĐND cấp xã báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và
HĐND. Đồng thời chịu sự giám sát của cử tri về các hoạt động đó.

Đại biểu HĐND cấp xã tham gia tổ chức thực hiện pháp luật và các
quyết định của HĐND và UBND cấp trên.
Đại biểu HĐND cấp xã tiếp dân theo lịch được phân công hoặc theo
yêu cầu của Nhân dân địa phương, khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của công dân, đại biểu có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất ý kiến trực tiếp
hoặc thông qua tổ chức hoạt động của HĐND cấp xã để giám sát, chất vấn
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết những khiếu nại, tố
cáo đó.

13

download by :


Ba là, quyền của đại biểu HĐND cấp xã trong quan hệ với các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và các đơn vị trên phạm vi đơn vị hành chính và nghĩa
vụ của các cơ quan, tổ chức trong xem xét, yêu cầu của đại biểu và tiếp đại biểu.
Theo uỷ quyền của HĐND, đại biểu của HĐND cấp xã có quyền xem
xét hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội… về
những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND cấp xã.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền yêu cầu được cung cấp tài liệu, được
đảm bảo thông tin cần thiết cho hoạt động đại biểu. Các cơ quan có thẩm
quyền phải đảm bảo các yêu cầu đó cho đại biểu HĐND.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền đề nghị để hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đề nghị các biện pháp ngăn chặn tiêu cực trong cơ
quan, tổ chức, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm đối
với những cán bộ, cơng chức nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền theo dõi, giám sát, đôn đốc hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo của các công dân trong các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

Đại biểu HĐND cấp xã có quyền yêu cầu gặp lãnh đạo các cơ quan, tổ
chức. Người có thẩm quyền phụ trách cơ quan phải có trách nhiệm tiếp và
giải quyết các u cầu đó.
Các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ nhà nước trong phạm
vi thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp tư liệu, thông tin, địa
điểm tiếp xúc cử tri, phương tiện giao thông cho hoạt động đại biểu HĐND.
Đại biểu HĐND cấp xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể trong hoạt động đại biểu HĐND.
Bốn là, quyền của đại biểu HĐND cấp xã trong tăng cường pháp chế
Đảm bảo tăng cường và pháp chế là đòi hỏi đối với mọi tổ chức, cơ
quan, cán bộ, công chức và mọi công dân. Vì vậy, đại biểu vừa phải trực tiếp
tiến hành mọi hoạt động thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của HĐND cấp

14

download by :


xã theo đúng quy định của pháp luật, vừa có nghĩa vụ tham gia phát hiện đấu
tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước
về việc thi hành chính sách, pháp luật và những vấn đề thuộc lợi ích chung
của cộng đồng dân cư tại cơ sở.
Đại biểu HĐND cấp xã có quyền yêu cầu tổ chức, cơ quan nhà nước
chấm dứt những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi
của Nhân dân.
1.1.2.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số
Ngoài những đặc điểm chung của đại biểu HĐND cấp xã nói chung, đại
biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số cịn có những đặc điểm riêng, đó là:
* Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là người được lựa

chọn và bầu ra trong cộng đồng người dân tộc
Những đại biểu này có thể là được giới thiệu ứng cử hoặc tự ứng cử và
được cử tri ở xã bầu ra theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp, bỏ
phiếu kín. Họ chính là người dân tộc thiểu số có uy tín đối với Nhân dân địa
phương vùng dân tộc thiểu số. Họ là những người đi đầu trong việc thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
* Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số có đời sống cịn
nhiều khó khăn
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sống tại miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới nên đời sống cịn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về
vật chất và tinh thần.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn trong đời
sống kinh tế, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là kinh tế nông
nghiệp thủ công, chưa có nhiều sự can thiệp của khoa học cơng nghệ. Người
dân làm lụng vất vả, năng xuất lao động thấp, sản phẩm nông nghiệp làm ra
giá trị thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của người dân.

15

download by :


Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong đời
sống nói chung gắn với cơ sở hạ tầng, điện đường, trường trạm...và những
khó khăn nội tại như nhà ở, nước sạch, lương thực, vốn sản xuất...
Xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội, đại
biểu HDND cấp xã là người dân tộc thiểu số cũng có chung những khó khăn
trong cuộc sống như cộng đồng dân tộc mình ở địa phương.
* Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số khơng đồng đều các
mặt đời sống, có sự chênh lệch khá lớn về điều kiện sống, mức sống, trình độ

dân trí giữa các dân tộc và giữa các vùng địa lý khác nhau.
Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn chậm phát triển, tình trạng
du canh, du cư, di dân tự do vẫn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện,
đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa vẫn cịn khó khăn, trình độ
phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều, điều kiện sống và mức sống còn
chênh lệch giữa các dân tộc. Đặc biệt là sự chênh lệch giữa nông thôn với
thành thị, biên giới, hải đảo với miền xuôi.
* Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số bao gồm nhiều dân
tộc thiểu số khác nhau cùng làm nhiệm vụ đại biểu tại địa phương.
Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam,
các đợt di cư kéo dài hàng thiên niên kỷ đã làm cho bản đồ cư trú của các dân
tộc thiểu số vừa phân tán, vừa xen kẽ từ các vùng chân núi, thung lũng, đến
núi cao. Hình thái cư trú đó đã làm cho các dân tộc thiểu số tại Việt Nam có
sự tập trung ở một số vùng nhưng không cư trú thành những khu vực riêng
biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã, bản.
Trong mỗi vùng và mỗi địa bàn có những dân tộc là người gốc địa phương từ
lâu đời và có những người thuộc các dân tộc khác chuyển đến cư trú với tính
xen kẽ ngày càng mạnh mẽ.
Rất hiếm ở đâu trong cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ có duy nhất một
dân tộc. Nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn một xã. Bởi vậy

16

download by :


đại biểu HĐND cấp xã ở một xã là người dân tộc thiểu số thường bao gồm
nhiều dân tộc thiểu số khác nhau.
* Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng văn
hóa của chính dân tộc mình

Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có văn hóa riêng của mình. Văn hóa
chính là quy chuẩn hành xử của một con người trong cộng đồng dân tộc mình.
Bởi thế lời nói, việc làm cũng như cách thức giải quyết một vấn đề mang tính
xã hội của người đại biểu mang đậm dấu ấn khuôn mẫu hành xử của cộng
đồng dân tộc mình như ma chay, cưới xin và các nghi lễ, tập tục khác trong
đời sống.
1.2. Chất lƣợng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân
tộc thiểu số
1.2.1 Khái niệm chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là
người dân tộc thiểu số
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "chất lượng" chính là yếu tố tạo nên phẩm
chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc [74].
Chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là các
yếu tố của đại biểu HĐND giúp cho đại biểu HĐND đạt được kết quả cao
nhất khi thực hiện chức năng thuộc thẩm quyền của người đại biểu HĐND đối
với Nhân dân địa phương.
Giống với chất lượng đại biểu HĐND cấp xã nói chung, chất lượng của
đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số vừa là yếu tố tự nhiên có sẵn,
vừa là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của người
đại biểu. Có thể nói chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu
số là kết quả của sự phối hợp những tư chất bẩm sinh vốn có với sự rèn luyện,
tu dưỡng, học tập thơng qua hoạt động thực tiễn của người đại biểu.
Có thể nhận diện các yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng đại biểu
HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số như sau:

17

download by :



Chất lượng tư duy lý luận của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số: Là tổng thể các phẩm chất trí tuệ của người đại biểu có thể đáp ứng
yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn về những vấn đề thực tiễn
ở cấp độ lý luận, giúp cho người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu
số có những đề xuất sắc bén, khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, biểu hiện:
Một là, khả năng xác lập tri thức. Đó là khả năng tiếp thu và vận dụng
lý luận, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách
đúng đắn của người đại biểu.
Người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả
năng phát hiện những mâu thuẫn của vấn đề, sự vật, sự việc. Cùng một sự
việc nhưng tính chất, mức độ và nguyên nhân cũng như động cơ của nó lại
khác nhau, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả
năng nhận biết, mơ phỏng, nhận xét, đánh giá, đúc rút để tìm ra được bản chất
của vấn đề từ đó có quyết định đúng đắn. Nhìn nhận vấn đề đúng sẽ có cách
giải quyết vấn đề đúng đắn, và ngược lại.
Với những vấn đề mới, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc
thiểu số phải có khả năng để phân tích để thấy điểm mạnh, điểm yếu của vấn
đề, những tác động tích cực hoặc tiêu cực của nó đối với xã hội, từ đó có quan
điểm, lập trường của mình ủng hộ hoặc phê phán một cách thấu đáo, sáng suốt.
Ngoài ra, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải
có khả năng tổng kết thực tiễn, khả năng vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối,
chủ trương, chính sách để xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác, kế sách
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn địa phương.
Hai là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có
khả năng xác lập quan hệ giữa các tri thức. Đó là khả năng liên kết tri thức ở
các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn đa dạng, phong phú thành một tổng
thể ở mức độ khái quát cao. Đồng thời cũng phân định được tính đặc thù giữa

18


download by :


các loại tri thức, thông tin để khi vận dụng vào thực tiễn vừa phải đảm bảo
tính hệ thống, chỉnh thể ở tầm quốc gia, vừa phải đảm bảo tính đặc thù phù
hợp với địa phương.
Ba là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có
khả năng hiện thực hố tri thức. Đó là khả năng biến những tri thức đã lĩnh
hội được thành các chủ trương, kế hoạch hành động làm biến đổi hiện thực
trực tiếp. Biểu hiện ở khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ lý luận
với thực tiễn, vận dụng cái chung một cách đúng đắn vào từng tình huống cụ
thể. Đó cũng là khả năng tổng hợp để có cái nhìn hệ thống, nắm được cái chủ
yếu, cái bản chất của sự vật, hiện tượng trong sự vận động của chúng, trên cơ
sở đó đưa ra quyết định đúng đắn, sát hợp với thực tế địa phương.
Như vậy, chất lượng tư duy lý luận của người đại biểu HĐND cấp xã là
người dân tộc thiểu số có giá trị định hướng đúng đắn hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn của họ. Chất liệu trực tiếp tạo nên năng lực đó là những tri
thức lý luận tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ kho
tàng tri thức của nhân loại, từ đường lối chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và từ sự trải nghiệm trong công tác của chính người
đại biểu.
Chất lượng tổ chức thực tiễn của đại biểu HĐND cấp xã là người dân
tộc thiểu số: Là khả năng hình thành một cơ cấu chỉnh thể các hoạt động thực
tiễn một cách có trật tự, có nề nếp, nhịp nhàng cân đối, có hiệu lực, hiệu quả
nhằm hiện thực hoá mục tiêu đề ra.
Chất lượng tổ chức thực tiễn của người đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số được biểu hiện cụ thể như sau:
Một là, khả năng thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến mọi mặt của
đời sống xã hội ở địa phương một cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể,

thiết thực. Thơng qua hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp xúc với Nhân dân địa
phương cũng như hoạt động hàng ngày của mình, người đại biểu HĐND cấp

19

download by :


xã là người dân tộc thiểu số phải nắm bắt thấu đáo những nguyện vọng của
Nhân dân, phải biết được những gì Nhân dân đang quan tâm, đang cần được
giải quyết. Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là người trực tiếp
gần dân nhất nên phải nắm chắc tình hình ở cơ sở, ở địa phương để chuyển tải
các vấn đề đó đến HĐND xem xét, giải quyết.
Những quyết định và giải pháp mà người đại biểu HĐND cấp xã là
người dân tộc thiểu số đưa ra đều phải xuất phát từ thực tiễn, bởi vậy họ cần
phải có được lượng thơng tin chính xác và phong phú để có các quyết định
đúng đắn, kịp thời trong hoạt động của mình. Sau khi có thơng tin, họ phải có
khả năng tổng hợp, khái quát, đánh giá, phân tích để đề ra những biện pháp
hành động đúng đắn.
Hai là, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả
năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Sau khi nắm
bắt thông tin từ cử tri, từ Nhân dân địa phương, nắm bắt được tình tình kinh
tế, chính trị, xã hội… của địa phương, người đại biểu HĐND cấp xã là người
dân tộc thiểu số phải trực tiếp tham gia quyết định các vấn đề về phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương. Các quyết định do HĐND đưa ra có tính khả
thi cao trong thực tế hay khơng phụ thuộc vào khả năng đánh giá tình hình địa
phương và khả năng đưa ra các quyết định mang tính chất quyết đoán nhưng
khách quan, khoa học của từng đại biểu.
Ba là, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả
năng tổ chức thực hiện các quyết định. Người đại biểu phải nhận thức sâu sắc

các quyết định từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp của mình để thực
hiện chúng một cách có hiệu quả. Điều đó thể hiện ở trong các hoạt động cụ
thể của đại biểu như hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động trong kỳ họp HĐND,
hoạt động giám sát. Chẳng hạn như tiếp xúc cử tri, bắt đầu như thế nào, kết
thúc như thế nào? Mục tiêu cần đạt được là gì? Trước những cơng việc cụ thể,

20

download by :


×