Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.6 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦUA..............................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................2
I. Cơ sở lí luận......................................................................................2
1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.......................2
2. Kết cấu của lực lượng sản xuất.....................................................3
3.Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.............................................................................................3
4. Ý nghĩa của phương pháp luận......................................................5
II. Vận dụng..........................................................................................5
1. Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học , công nghệ trong
phát triển lực lượng sản xuất.......................................................................5
2. Khoa học, công nghệ với phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt
Nam hiện nay..............................................................................................7
3. Tình hình phát triển lực lượng sản xuất dựa vào khoa học, công
nghệ ở nước ta hiện nay............................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................16


MỞ ĐẦU
Sinh thời, khi nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự phát
triển của khoa học, sản xuất, K.Marx đã đưa ra dự đoán: đến một trình độ phát
triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” (khoa học) biến thành “lực lượng
sản xuất trực tiếp”[16,tr. 372-373]. Vấn đề này ngày càng diễn ra mạnh mẽ và
trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của nền sản xuất hiện đại trên thế
giới đúng như lời tiên liệu của C.Mác. Thực tiễn phát triển của nhân loại ở thế
kỷ XIX càng cho thấy khoa học và cơng nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trò
quan trọng, to lớn trong nền sản xuất xã hội và trong đời sống xã hội. Đây
cũng chính là đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay, trở thành yếu tố đặc
trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại. Trong các tác phẩm của mình, K.Marx


đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tri thức khoa học khi nó trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp trong việc cải tạo thế giới. Mặc dù đã nhìn thấy
vai trò to lớn của tri thức khoa học đối với sự phát triển của xã hội nhưng ông
cũng chỉ rõ rằng, bản thân khoa học tự nó khơng thể gây ra bất kỳ một tác
động tích cực hay tiêu cực nào đối với thế giới, mà phải thông qua sự vận
dụng vào hoạt động thực tiễn của con người mới phát huy tác dụng.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng vào kinh tế
thế giới, Việt Nam đang ngày càng tiếp cận với nhiều nguồn khoa học và cơng
nghệ hiện đại khác nhau. Đó là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều Nghị quyết liên quan trực tiếp đến các vấn đề về giáo dục, đào tạo, khoa
học công nghệ và xem đó là quốc sách hàng đầu; là động lực cho phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần vào việc giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội thành cơng.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
 Lực lượng sản xuất
Có thể hiểu lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự
nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất.
Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức
mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là
công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật
chất. Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất.
Cùng với q trình tích luỹ kinh nghiệm, với những phát minh và sáng
chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hồn thiện.
Chính sự cải tiến và hồn thiện khơng ngừng cơng cụ lao động đã làm biến



đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi
biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của cơng cụ lao động là thước đo trình độ
chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế
trong lịch sử.
 Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ
về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất,
quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Quan hệ sản xuất do con người
tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan trong q trình sản xuất,
khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong
từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức
quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội
khác.
2. Kết cấu của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của những người lao động có kinh
nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động nhất định với tư liệu sản xuất mà họ sử
dụng để tạo ra sức mạnh xuất hiện trong quá trình sản xuất tư liệu vật chất,
tức là con người chinh phục và cải tạo giới tự nhiên trong sản xuất. xử lý, và
có được những thơng tin phù hợp cho chính họ Khả năng của thông tin vật
liệu được yêu cầu. Đó là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá
trình sản xuất.
Lực lượng sản xuất bao gồm ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Người lao động đóng vai trị chủ đạo đối với lực
lượng sản xuất; cơng cụ sản xuất bộ phận tư liệu lao động là chỉ tiêu chủ yếu
đánh giá trình độ và tính chất của sự phát triển của lực lượng sản xuất, là chỉ
tiêu chủ yếu của thời kỳ phát triển kinh tế. Khoa học và cơng nghệ được ứng
dụng vào q trình sản xuất, thâm nhập vào sức lao động, tư liệu lao động, đối

tượng lao động làm thay đổi chất lượng, tạo ra lực lượng vật chất to lớn
chuyển thành lực lượng sản xuất trực tiếp thực tế. Vì vậy, khoa học và công
nghệ cũng là lực lượng sản xuất.
3.Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mâu thuẫn hay phù hợp
Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế – chính trị năm 1859
C.Mác viết “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có
những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ, tức những
quan hệ sản xuất. Những quy luật này phù hợp với một trình độ phát triển


nhất định của lực lượng sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình
độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ…” Người ta
thường coi tư tưởng này của Mác là tư tưởng về “quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”.
Cho đến nay hầu như quy luật này đã được khẳng định cũng như các
nhà nghiên cứu triết học Mác xít. Khái niệm “phù hợp” được hiểu với nghĩa
chỉ phù hợp mới tốt, mới hợp quy luật, không phù hợp là không tốt, là trái quy
luật. Có nhiều vấn đề mà nhiều lĩnh vực đặt ra với từ “phù hợp” này. Các mối
quan hệ trong sản xuất bao gồm nhiều dạng thức khác nhau mà nhìn một cách
tổng qt thì đó là những dạng quan hệ sản xuất và dạng những lực lượng sản
xuất từ đó hình thành những mối lien hệ chủ yếu cơ bản là mối liên hệ giữa
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nhưng mối
liên hệ giữa hai yêu tố cơ bản này là gì? Phù hợp hay khơng phù hợp. Thống
nhất hay mâu thuẫn? Trước hết cần xác định khái niệm phù hợp với các ý
nghĩa sau.
Phù hợp là sự cân bằng, sự thống nhất giữa các mặt đối lập hay “sự yên
tính” giữa các mặt.
Phù hợp là một xu hướng mà những dao động không cân bằng sẽ đạt

tới.
Trong phép biện chứng sự cân bằng chỉ là tạm thời và sự khơng cân
bằng là tuyệt đối. Chính đây là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển .
Ta biết rằng trong phép biện chứng cái tương đối không tách khỏi cái tuyệt
đối nghĩa là giữa chúng khơng có mặt giới hạn xác định. Nếu chúng ta nhìn
nhận một cách khác có thể hiểu sự cân bằng như một sự đứng im, cịn sự
khơng cân bằng có thể hiểu như sự vận động. Tức sự cân bằng trong sản xuất
chỉ là tạm thời cịn khơng cân bằng khơng phù hợp giữa chúng là tuyệt đối.
Chỉ có thể quan niệm được sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận tính
chân lý vĩnh hằng của sự vận động. Cũng vì vậy chỉ có thể quan niệm được sự
phát triển chừng nào người ta thừa nhận, nhận thức được sự phát triển trong
mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chừng nào ta thừa nhận
tính vĩnh viễn không phù hợp giữa chúng.
Từ những lý luận đó đi đến thực tại nước ta cũng vậy với quá trình phát
triển lịch sử lâu dài của mình từ thời đồ đá đến nay thời văn minh hiện đại.
Nước ta đi từ sự không phù hợp hay sự lạc hậu từ trước lên đến nay nền văn
minh đất nước. Tuy nhiên quá trình vận động và phát triển của sản xuất là q
trình đi từ sự khơng phù hợp đến sự phù hợp, nhưng trạng thái phù hợp chỉ là
sự tạm thời, ngắn ngủi, ý muốn tạo nên sự phù hợp vĩnh hằng giữa lực lượng
sản xuất với quan hệ sản xuất là trái tự nhiên, là thủ tiêu cái khơng thủ tiêu
được, tức là sự vận động.
Tóm lại, có thể nói thực chất của quy luật về mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quy luật mâu thuẫn. Sự phù hợp giữa
chúng chỉ là một cái trục, chỉ là trạng thái yên tĩnh tạm thời, còn sự vận động,
dao động sự mâu thuẫn là vĩnh viễn chỉ có khái niệm mâu thuẫn mới đủ khả


năng vạch ra động lực của sự phát triển mới có thể cho ta hiểu được sự vận
động của quy luật kinh tế.
4. Ý nghĩa của phương pháp luận

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn
phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là
phát triển lực lượng lao động và cơng cụ lao động. Muốn xóa bỏ một quan hệ
sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, không phải là két quả của mệnh lệnh hành chính,
của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách
quan của quy luật kinh tế, chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán
triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận
thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất
nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến
việc nhận thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu
quả to lớn trong thực tiễn. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là mơ hình kinh tế tổng qt, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở
Việt Nam hiện nay.
II. Vận dụng
1. Quan điểm của C.Mác về vai trị của khoa học , cơng nghệ trong phát
triển lực lượng sản xuất
Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao
vai trò của hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh
vai trò của khoa học, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất.
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội lồi người
thơng qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư
bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã
chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp”(1). Theo
luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy

móc, thiết bị, nhà xưởng, cơng cụ sản xuất (tư bản cố định) và được người lao
động sử dụng trong q trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Mác khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên
con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ
phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, cịn
bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy,
phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng


khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có
tính chất quyết định và kích thích”(2).
Luận điểm trên của C.Mác cho thấy, khoa học tự bản thân nó khơng thể
tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực
tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác dụng, hay nói
cách khác, khoa học trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học
phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành máy móc.
Phán đốn của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếpcần được hiểu ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được con người
vận dụng vào hoạt động sản xuất vật chất, được vật hóa trong các thao tác lao
động và đem lại những hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản
xuất tiềm năng, khoa học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Thứ hai, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và công nghệ, trở
thành cơ sở lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ mà thơng qua
đó, khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản
xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật và công nghệ là một xu
thế tất yếu của phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bởi khoa học muốn phát
triển nhanh cần phải có sự trợ giúp của cơng nghệ hiện đại; đồng thời, muốn
sản xuất ra cơng nghệ mới địi hỏi con người phải dựa trên những phát minh

khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học gắn bó chặt chẽ và là yếu tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày
nay.
Thứ ba, thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản xuất ngày
càng được rút ngắn lại. Trong những thế kỷ trước, thời gian từ phịng thí
nghiệm đến thực tế sản xuất thường rất dài. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX đến
nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, quá trình trên đã
được rút ngắn rất nhiều.
Thứ tư, khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực
lượng sản xuất. Nhờ có khoa học, cơng cụ lao động ngày càng được cải tiến,
sức lao động của con người được giải phóng. Con người ngày càng tạo ra
được nhiều đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian
sử dụng và một số đặc tính khác của đối tượng lao động tự nhiên. Cũng nhờ
khoa học mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động được
nâng cao. Trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham
gia vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội so với số
lượng lao động làm việc cơ bắp thông thường. Đội ngũ cơng nhân trí thức
xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
Nhờ có khoa học, hoạt động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất
ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng
và hiệu quả sản xuất.


Như vậy, theo Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc
lập, đứng bên ngoài con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi
trong q trình sản xuất thơng qua hoạt động của con người. Khoa học đã
được thẩm thấu vào tất cả các khâu của q trình sản xuất, góp phần cải tiến
công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện
sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người
lao động. Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trị hết sức quan

trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
2. Khoa học, công nghệ với phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt
Nam hiện nay
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất
ở Việt Nam phát triển trên mọi phương diện như tiến tới cải thiện tối đa điều
kiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người lao động; đã làm tăng nhanh tiết tấu của đời sống xã hội, làm thay
đổi toàn bộ phương thức giao tiếp qua lại, phương thức học tập, … Người
Việt Nam bước vào xã hội thông tin. Nên yêu cầu không ngừng học tập và
tăng cường tri thức khoa học, hình thành xã hội học tập. Kỹ thuật thông tin
hiện đại cung cấp cho chúng ta những phương tiện mới để xử lý, dự trữ và lưu
chuyển đem lại lợi ích cho quá trình học tập. Sự ứng dụng những thành tựu
của khoa học công nghệ đã nâng cao tỷ lệ lao động sản xuất, làm cho con
người có nhiều thời gian nhàn rỗi để có nhiều cơ hội phát triển sáng tạo tồn
diện.
Khoa học và cơng nghệ đã thâm nhập vào mọi khâu của quá trình sản
xuất. Từ khâu sản xuất, quản lý, đến phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Hàng
hóa Việt Nam bắt đầu sản xuất khơng chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước
mà vươn ra ở nước ngoài, chúng ta đã chú ý đến mẫu mã kiểu dáng và chất
lượng. Những công ty lớn của Việt Nam đã bước đầu tiếp cận công nghệ phân
phối của thế giới, hàng hóa đưa đến tận nhà người tiêu dùng với đầy đủ những
yêu cầu về màu sắc, chất lượng, mẫu mã thơng số kỹ thuật, giá thành. Đây
cũng chính là q trình thâm nhập của khoa học và cơng nghệ. Bằng phần
mềm cơ sở dữ liệu ta quản lý được nhân sự, với đầy đủ những thông tin cần
thiết của người lao động chỉ bằng một cái kích chuột, thay vì trước đây mất
nhiều thời gian với nhiều loại giấy tờ, sổ sách và rất nhiều người. Hay với một
máy tính rất nhỏ có thể lao động ở bất kỳ địa điểm, không gian và thời gian
nào, thực tế thế hệ trẻ Việt Nam đã ứng dụng được.
Về công cụ lao động, trên lĩnh vực nơng nghiệp, máy móc đã thay dần
những công cụ thủ công lạc hậu. Trên đồng ruộng Việt Nam, hình ảnh con

trâu đi trước cái cày theo sau đã thay dần bằng máy cày, máy bừa, máy sạ,
máy gặt đập liên hợp..; người nông dân đã biết bảo quản sản phẩm làm ra tốt
hơn, biết tận dụng chất thải trong chăn nuôi để sản xuất khí bioga phục vụ cho
sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường. Biết lựa chọn giống, vật nuôi nhất


là nuôi thú lạ hiện nay đã làm cho nhiều nơng dân có thu nhập rất cao, hay
chọn cây trồng bằng khoa học công nghệ chứ không đơn thuần là kinh
nghiệm. Ngày nay, việc người nông dân chăm chú học tập kiến thức khoa học
và công nghệ, theo dõi các chương trình phổ biến kiến thức trên phương tiện
thơng tin đại chúng như chuyên mục nhà nông làm giàu, hoặc tham gia các
lớp tập huấn, hội thảo về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã là hiện tượng khá
phổ biến ở khắp làng quê nước ta.
Như vậy, cùng với sự thay đổi công cụ lao động, khoa học và công nghệ
có vai trị to lớn trong việc nâng cao dân trí của người nơng dân Việt Nam
cũng như nhận thức của họ. Trong công nghiệp, năng lực công nghiệp quốc
gia đã có tiến bộ, bắt đầu khả năng lựa chọn thích hợp và làm chủ cơng nghệ
nhập, nhiều ngành sản xuất dịch vụ chủ yếu sử dụng công nghệ tiên tiến, trình
độ cơng nghệ được nâng cao. Nhiều máy móc tự động hóa, số hóa, cơng nghệ
CNC… phục vụ cho quá trình sản xuất, các dây chuyền thiết bị, thay thế nhập
khẩu trong lĩnh vực năng lượng, đã làm chủ nhiều công nghệ mới để nâng cao
hiệu quả khai thác và thăm dị. Năm 2008, Việt Nam phóng thành cơng vệ
tinh lên vũ trụ, sự kiện này đánh dấu bước ngoặt của ngành viễn thông và
công nghệ thông tin nước ta, là cột mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập và
phát triển của việt Nam, chứng tỏ khả năng chinh phục không gian của chúng
ta. …
Cùng với nhiều lĩnh vực khác máy móc, thiết bị đã thay thế vai trị con
người ở những lĩnh vực địi hỏi độ chính xác cao, trong những công việc nặng
nhọc, nguy hiểm, độc hại. Về đối tượng lao động, ở thời điểm hiện nay tài
ngun thiên nhiên khơng cịn là đối tượng lao động chính của Việt Nam. Nhờ

ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ các nhà khoa học nông nghiệp (bao
gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi) kết hợp chặt chẽ với
nông dân, đã đạt những thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển
công nghệ các giống cây trồng, vật nuôi với năng suất và chất lượng cao, kỹ
thuật canh tác tiên tiến với hệ thống thủy lợi khá phát triển, công nghệ sau thu
hoạch và chế biến có bước tiến rõ rệt… Một số cơng nghệ rất hiện đại của
sinh học phân tử, như công nghệ tế bào, công nghệ tái tổ hợp gen, v.v. cũng đã
bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng. Trong y học, chúng ta đã tiếp cận những
phương pháp chữa bệnh mới của thế giới; từng bước hiện đại hóa, nâng cao
chất lượng chẩn đoán, điều trị, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
Trong xây dựng, những công nghệ tiên tiến như công nghệ sản xuất vật
liệu cao cấp (gạch ceramic, granit), công nghệ thiết kế và thi công nhà cao
tầng, công nghệ khoan đường hầm lớn như đường hầm qua đèo Hải Vân,…
đã đạt trình độ quốc tế và đưa vào ứng dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trước kia ta thường nhập
khẩu thiết bị hồn tồn cho một cơng trình. Hiện nay, ta đã hình thành các
ngành chế tạo máy cơ - điện tử, cơ khí tự động hóa… sản xuất các thiết bị tự
động hoặc nhà máy tự động hóa tồn phần với chất lượng tương đương hàng
nhập khẩu mà giá thành lại thấp hơn nhiều. Khoa học và công nghệ thế giới


với những thành tựu kỳ diệu đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Tự động hóa, tin học hóa khơng chỉ thay lao động cơ bắp, mà cịn thay một
phần lao động trí óc và có thể thay một phần sáng tạo của thiên nhiên (bằng
công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới…)
Đối với Việt Nam, việc phát triển lực lượng sản xuất không nhất thiết
phải tuần tự theo các bước mà các nước công nghiệp đã trải qua. Con đường
mà chúng ta chọn là kết hợp đồng thời nhiều trình độ, vừa có q trình đi từ
thủ cơng lên nửa cơ khí và cơ khí, vừa hết sức tranh thủ cơng nghệ hiện đại và
có những mũi nhọn đi tắt đón đầu nếu điều kiện cho phép. Về người lao động,

cuộc cánh mạng khoa học và cơng nghệ ngày nay đang buộc chúng ta phải có
những quan niệm mới về yếu tố con người trong sự phát triển, phải chú trọng
nhiều hơn đến yếu tố con người với trí tuệ vơ giá đang trở thành yếu tố quyết
định nhất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Con người Việt Nam là
tiềm năng và thế mạnh của nước Việt Nam. Dưới tác động của cách mạng
khoa học và cơng nghệ, trình độ của người lao động Việt Nam đang biến đổi
theo
hướng ngày càng tăng dần lao động có chun mơn kỹ thuật và giảm
dần lao động phổ thông. Những lĩnh vực mũi nhọn số một thế giới như điện
tử và tin học, trong bước đầu tiếp xúc người
Việt Nam đã hé mở khả năng có thể nắm bắt nhanh và nhạy với ngành
sản xuất mới mẻ. Trong các ngành cơ khí chế tạo, với sự khéo léo và đức tính
kiên trì vốn có cộng với trí thơng minh, người Việt Nam cũng có thể sáng tạo
để vươn lên ở ngành sản xuất này.… Ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có
nhiều người lao động trên nhiều lĩnh vực được thế giới thừa nhận năng lực và
trình độ. Chẳng hạn, trong nơng nghiệp hiện nay, Việt Nam có khơng ít nơng
dân là tỷ phú. Cơng nhân đã dần làm chủ thiết bị, khai thác và sử dụng thuần
thục, đã dần quen với môi trường sống công nghiệp, nhận thức, tư duy và
hành động theo phong cách của người lao động cơng nghiệp hiện đại. Trí
thức, những người làm công tác khoa học công nghệ, những người làm công
tác nghiên cứu, những nhà tổ chức quản lý cũng đã tự nâng cao năng lực,
trình độ của mình để thích nghi với xu thế của thời đại. Tất cả những điều đó
nói lên rằng người Việt Nam có nhiều triển vọng tốt đẹp để phát triển, chính
họ sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển lực lượng sản xuất của đất nước.
Khoa học và công nghệ hiện đại là yếu tố nội tại của lực lượng sản xuất. Nó
thâm nhập sâu vào các yếu tố khác của lực lượng sản xuất, sự thâm nhập đó
sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác và sẽ làm thay đổi toàn bộ lực lượng
sản xuất, thúc đẩy sự nâng cao về trình độ lựclượng sản xuất. Đồng thời, khoa
học và cơng nghệ hiện đại cịn quyết định quy mô phương hướng và tốc độ
phát triển của lực lượng sản xuất.

Việt Nam là nước đi sau về khoa học và công nghệ, chúng ta cần chú
trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai, nắm bắt và làm chủ được công nghệ
mới, lựa chọn một số lĩnh vực mà ta có khả năng và lợi thế cho phép nghiên
cứu “đón đầu”, tránh tốn nhiều công sức nghiên cứu những vấn đề mà thế giới


đã giải quyết. Hướng trọng điểm nghiên cứu và ứng dụng là công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam
(2011) đã thông qua những văn kiện quan trọng mang tầm định hướng, chiến
lược, vạch ra đường lối, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội,… trong đó có vấn đề
khoa học và cơng nghệ, phát triển lực lượng sản xuất.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã vạch rõ những định hướng lớn về phát
triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ mới với những quan điểm như: “Khoa
học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại…; Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình
độ tiên tiến
của thế giới; Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với
phát triển văn hóavà nâng cao dân trí;…” [6, tr.78].
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đại hội XI của
Đảng đã khẳng định mục tiêu chiến lược phát triển khoa học, công nghệ:
“Khoa học và công nghệ đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và cơng nghệ… đạt trình
độ tiên tiến, hiện đại” [6, tr.105]. Để thực hiện mục tiêu chiến lược nêu trên,
một trong những khâu đột phá chiến lược được Đại hội XI của Đảng xác định
là “Gắn kết
chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công

nghệ” [6, tr.106].
Từ những định hướng lớn về phát triển khoa học, công nghệ trong thời
kỳ mới cũng như mục tiêu chiến lược đã được đề ra, để hoạt động khoa học
và công nghệ thực sự phát huy hiệu quả đối với sự phát triển của lực lượng
sản xuất ở nước ta hiện nay, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, hồn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp về
khoa học và công nghệ.
- Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện xã hội
hóa lĩnh vực khoa học và công nghệ đi đôi với xóa bỏ cơ chế quan liêu, độc
quyền trong khoa học để tạo điều kiện, mơi trường cho cạnh tranh bình đẳng
trong lĩnh vực này.
- Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ, đảm bảo có hệ thống đối với những vấn đề mang tính chiến lược
và tính dự báo, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát
triển khoa học và cơng nghệ của Chính phủ.
- Thứ tư, căn cứ đặc điểm và tình hình của đất nước, trong thời gian tới
cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, cơng nghệ phục vụ các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành,
những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn.


- Thứ năm, thúc đẩy và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nhất là cơ
chế tài chính cho mối liên doanh, liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà
khoa học và nhà nơng để ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ vào
sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hóa. Bên cạnhđó, Nhà nước cần tạo
mơi trường văn hóa - xã hội và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân
hiểu và tôn trọng khoa học và công nghệ cũng như việc ứng dụng nó trong
sản xuất và đời sống.
3. Tình hình phát triển lực lượng sản xuất dựa vào khoa học, công nghệ
ở nước ta hiện nay

Khoa học - công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trị quan
trọng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Những thành tựu của
khoa học, cơng nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản
xuất, trước hết là cải biến những công cụ lao động cả trong lĩnh vực công
nghiệp và nông nghiệp.
Trong thời gian qua, với xu thế tồn cầu hóa, sự chuyển giao và hội
nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển
mạnh mẽ. Những công cụ lao động giản đơn mang tính chất tiểu thủ cơng
nghiệp đã được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị tối tân,
hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần
được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng
sự chun mơn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi lớn lao của công cụ sản
xuất đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm
ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ sự phát triển của công cụ
sản xuất, nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch lớn mạnh về cơ cấu kinh
tế. Trong những năm gần đây, tỉ trọng đóng góp của các ngành cơng nghiệp,
xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nông
nghiệp. Từ một nước thuần nông, Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy,
xí nghiệp có những dây chuyền cơng nghệ tiến tiến; nhiều khu chế xuất công
nghệ cao. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác trên khu vực và trên thế giới,
là một nước đi sau nên nhìn chung nền sản xuất cơng nghiệp của Việt Nam
vẫn cịn nhiều hạn chế, những ngành công nghiệp chế tạo chưa thực sự phát
triển, mới phát triển những ngành công nghiệp lắp ráp theo dây chuyền cơng
nghệ của nước ngồi, mức độ hiện đại hóa trong các ngành cơng nghiệp chưa
đồng đều giữa các ngành và giữa các địa phương trong cả nước, tính cạnh
tranh của các mặt hàng sản xuất cơng nghiệp nhìn chung cịn thấp nên giá
thành khơng cao, nhất là những ngành vốn là thế mạnh của nước ta như dệt
may, da giày, khoáng sản…
Theo Báo cáo chỉ số đổi mới tồn cầu năm 2014 của Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đứng thứ 71/143

nước, đứng thứ 4 trong số các nước thuộc khối ASEAN. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất cịn
nhiều hạn chế. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa và tin học hóa của nhiều


ngành kinh tế nhìn chung cịn nhiều hạn chế. Theo điều tra các doanh nghiệp
sản xuất, chế biến, chế tạo năm 2015, khoảng 57% doanh nghiệp có cơng
nghệ thấp, 31% doanh nghiệp có cơng nghệ trung bình, 12% doanh nghiệp có
cơng nghệ cao. Trong khi các nước trong khu vực đều có tỷ trọng đầu tư cao
cho khoa học, cơng nghệ trong sản xuất thì mức đầu tư của Việt Nam còn khá
khiêm tốn: từ năm 2006 - 2016, tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ mới chỉ
chiếm khoảng 0,6% GDP. Trong vòng 10 năm, tỷ lệ này chỉ tăng từ 0,48%
GDP lên 0,51% GDP. Bởi vậy, qua hơn 30 năm đổi mới, nền công nghiệp Việt
Nam vẫn chỉ dừng lại ở trình độ gia cơng.
Thực trạng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển lực lượng sản
xuất ở Việt Nam
Ngoài việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện
đại vào sản xuất, cải tiến công cụ lao động và mở rộng đối tượng lao động;
các phương tiện lao động của nước ta cũng có những bước phát triển đáng kể.
Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua sự phát triển của kết cấu hạ tầng phục
vụ cho sản xuất. Kết cấu hạ tầng chính là cái “cốt vật chất” của các lĩnh vực
kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ
tầng khơng chỉ giúp cho việc lưu thơng hàng hóa, hiện đại hóa q trình sản
xuất mà cịn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển.
Hiện nay, ở nước ta đã hình thành được hầu hết các trục đường bộ từ
Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, không chỉ nối liền các vùng kinh tế trong cả
nước mà cịn đảm bảo thơng thương với các nước láng giềng. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, nhiều tuyến đường cao tốc từ các tỉnh, thành phố trung
tâm đã được xây dựng như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phịng, Thành phố
Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, Đà Nẵng - Dung Quất... làm giảm đáng kể thời

gian vận chuyển, lưu thơng hàng hóa từ 30-50%. Hơn nữa, nhiều cây cầu đã
được xây dựng như cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì... góp phần
quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
Về giao thơng đường biển, nước ta có 49 cảng biển, 166 bến cảng, 350
cầu cảng, năng lực thông quan khoảng 350-370 triệu tấn/năm. Đặc biệt, q
trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa cũng đã được hiện đại hóa đáng kể bằng
việc thay thế sức lao động của con người thành những máy móc, cẩu nâng tự
động hóa. Điều đó góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh
và bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Về giao thông đường không, Việt Nam đang đưa vào khai thác 21 sân
bay, trong đó có 10 cảng hàng khơng quốc tế, số lượng hành khách tăng mạnh
từ 4,9 triệu khách năm 2000 lên đến 56,8 triệu khách năm 2014. Như vậy, chỉ
chưa đến 15 năm, số lượng hành khách đã tăng lên hơn 10 lần. Giao thông
hàng không cũng góp phần quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thơng hàng
hóa giữa các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và với các nước khác trên
thế giới.
Về giao thông đường sắt, mạng lưới đường sắt của nước ta có tổng
chiều dài là 3.143 km, trong đó có 2.531 km tuyến chính, 612 km đường


nhánh và đường ga. Giao thông đường sắt nước ta góp phần quan trọng trong
việc vận chuyển hành khách và hàng hóa từ thủ độ Hà Nội đến các vùng trong
cả nước.
Như vậy, hạ tầng giao thông của nước ta không chỉ đảm bảo sự lưu
thông giữa các vùng kinh tế mà còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất phát triển
và hội nhập quốc tế. Ngoài hạ tầng giao thơng, hạ tầng thơng tin, điện, nước...
cũng có những bước tiến đáng kể, đảm bảo nhu cầu thông thông liên lạc, duy
trì và phát triển sản xuất.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng việc xây dựng kết
cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém

như hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu tính đồng bộ và mất cân đối đáng kể giữa
các vùng miền. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các thành phố lớn như thủ đơ Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khá hiện đại nhưng ở các vùng nông thôn,
miền núi, hải đảo còn lạc hậu, yếu kém, chất lượng hạn chế; công tác quản lý,
khai thác và sử dụng dịch vụ hạ tầng cịn nhiều bất cập. Vì vậy, xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ được Đảng ta xác định là một trong những bước đột phá
chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại nói riêng.
Thực trạng đội ngũ người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt
Nam
Tính đến năm 2015, Việt Nam có dân số trên 93 triệu người, đứng thứ
13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Dân số phân
bố không đều giữa các vùng miền trong cả nước và có sự khác biệt lớn về
trình độ theo vùng. Trong cơ cấu dân số Việt Nam, cư dân nông thôn chiếm
khoảng 68% dân số. Trong số trên 93 triệu người, cả nước có 69,3 triệu người
từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,7 triệu người tham gia vào lực lượng lao
động, chiếm 77,7% dân số, trong đó 70,2% tập trung ở nơng thơn. Hàng năm
ở nước ta, trung bình có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao
động.
Hiện nay, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, đang ở thời kỳ dân số
vàng. Trong số 53,7 triệu lao động có đến 50,2% số người có độ tuổi từ 15
đến 39. Với nguồn lao động trẻ dồi dào, Việt Nam đang có lợi thế lớn để phát
triển lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất
hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Nguồn lao động trẻ sẽ gặp nhiều
thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào sản
xuất; thích ứng và bắt nhịp nhanh với q trình sản xuất địi hỏi cơng nghệ
cao, áp lực lớn và thích ứng được việc thay đổi nghề nghiệp, điều kiện làm
việc theo yêu cầu của quá trình sản xuất.
Theo số liệu thống kê năm 2015, trong tổng số 53,7 triệu người từ 15
tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã qua

đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành
thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới
tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ . Trong những năm


gần đây, tỉ lệ lao động có trình độ đại học của lực lượng lao động trực tiếp
không ngừng tăng lên. Năm 2012, trung bình cả nước có 4,7%, năm 2013 là
5,8%, đến năm 2014, tỷ lệ này là 6,2%. Sự tăng lên khơng ngừng của đội ngũ
nhân lực có trình độ chun mơn đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc ứng dụng những thành tựu của
khoa học, công nghệ vào việc cải tạo nền sản xuất theo hướng hiện đại.
Một trong những đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam trong lịch
sử là sự cần cù, linh hoạt, sáng tạo. Đó cũng chính là ưu điểm của người lao
động nước ta hiện nay. Nhờ đó, người lao động có năng lực trong việc sản
xuất những mặt hàng địi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, có độ tinh xảo cao. Cũng với
tính cần cù, chăm chỉ, ngày nay số lượng lao động Việt Nam làm việc trong
các ngành công nghiệp lắp ráp công nghệ cao cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Do
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, ở Việt
Nam có rất nhiều các công ty, nhà máy lớn được xây dựng do các tập đoàn
kinh tế lớn bỏ vốn như Sam Sung, Toyota, Deawoo... Các chủ đầu tư của
những công ty đó đã nhìn thấy ưu điểm nổi bật của nguồn lao động nước ta là
sự cần cù, chăm chỉ, khéo léo. Nhờ đó, cơ cấu lao động của Việt Nam đã có
sự chuyển biến theo hướng tích cực, giảm dần tỉ lệ lao động nông nghiệp,
tăng lên đáng kể tỉ lệ lao động cơng nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng
thiếu việc làm cho lao động ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động.
Tuy nhiên, do nền kinh tế phát triển của Việt Nam chưa thực sự phát
triển nên việc đầu tư cho cơng tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân nhìn
chung cịn thấp. Hiện nay, chi tiêu của Chính phủ còn khá thấp so với nhu cầu
khám chữa bệnh của người lao động: “Chi tiêu của chính phủ cho cơng tác chỉ

tương đương với 2,8% GDP. Hơn 50% chi tiêu cho y tế chính là chi tiêu từ túi
tiền của bệnh nhân. Chi tiêu công cho y tế chiếm khoảng 8,7% chi tiêu công ở
Việt Nam so với mức 14,1% ở Thái Lan và 9,9% ở Trung Quốc”. Mức đầu tư
cho cơng tác y tế cịn thấp cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến việc khám chữa
bệnh và công tác bảo hiểm y tế cho người lao động. Ngoài ra, vấn đề an toàn,
vệ sinh lao động cũng đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến
sức khỏe, thể lực của người lao động cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông
nghiệp ở nước ta hiện nay.
Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của sự phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại là tỉ lệ những người lao động đã qua đào tạo, lao động
tay có tay nghề, có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm đa số nhưng ở Việt
Nam hiện nay, mặc dù đã tăng lên đáng kể nhưng so với nhu cầu hiện tại của
nền sản xuất, tỷ lệ đó cịn khá thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang
điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng; thiếu
nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu cơng nhân lành nghề; chỉ số Kinh tế Tri
thức ( KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia
được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng


suất lao động thấp. Đây là những thách thức lớn đối với nước ta trong quá
trình phát triển lực lượng sản xuất nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Sau hơn 30 năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở
Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể như trình độ của tư liệu sản xuất, nhất
là công cụ lao động được cải tiến; khoa học - cơng nghệ được ứng dụng nhiều
vào sản xuất; trình độ, kỹ năng của người lao động không ngừng tăng lên
nhưng so với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, cần có những giải
pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam đáp

ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
4. Giải pháp để phát triển lực lượng sản xuất dựa vào khoa học, công
nghệ ở nước ta hiện nay
Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo
đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề,
nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.
Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để
hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật chất cho khoa học – công
nghệ, tập trung xây dựng một số phịng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, hóa dầu….
Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải
có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng
thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý
kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy
tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực

KẾT LUẬN
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến, tác động trong tồn tiến trình lịch sử nhân loại.
Sau chặng đường hai mươi bảy năm thực hiện Đổi mới vừa qua, Đảng ta đã
khơng ngừng tìm tịi, phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất trên tổng thể và đối với từng yếu tố cấu thành nên quan
hệ sản xuất.
Thực tiễn cho thấy con đường chúng ta đang đi là đúng đắn và đạt
nhiều thành tựu quan trọng, vượt qua nhiều giai đoạn lịch sử nhạy cảm. Về
con đường và cách thức đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều vấn đề
được làm sáng tỏ nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phải phát triển thêm. Có

thể nói việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một vấn đề như thế.


Mặt khác cần đi đôi với việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước và đi tắt đón đầu, chú trọng các ngành nhiều thế mạnh trở thành ngành
côn nghiệp mũi nhọn, phù hợp với sự phát triển nền khoa học công nghệ nước
nhà.
Việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển
nền kinh tế thị trường phải được thực hiện đồng thời, thúc đẩy hỗ trợ nhau
cùng phát triển. Bởi lẽ nếu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nên lực lượng
sản xuất cần thiết cho sự phát triển xã hội thì việc phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp. Nước ta cần
xác lập và hoàn thiện một quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với lực lượng
sản xuất hiện nay để đất nước phát triển hơn nữa, mà trước hết là phát triển
kinh tế một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Giáo trình Những Nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác Lênin,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2]. PGS,TS. Nguyễn Lương Bằng (2014). Vai trị của khoa học và cơng
nghệ trong sự phát triển xã hội, Nguồn từ Vnexpress.net.
[3]. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990). Góp vào vấn đề phát triển lực lượng
sản xuất ở nước ta hiện nay,Tạp chí Triết học, số 2.



×