Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã từ thực tiễn huyện đan phượng thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
…………/…………
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒNG THỊ DUNG

PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính

HÀ NỘI - NĂM 2020

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
…………/…………
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒNG THỊ DUNG

PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC


TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ ANH ĐÀO

HÀ NỘI - NĂM 2020

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng, những kết luận khoa học của Luận văn chƣa từng đƣợc
công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Dung

download by :


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện,
Khoa sau Đại học, Khoa Nhà nƣớc Pháp Luật cùng các Thầy, Cơ giáo Học
viện Hành chính quốc gia đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến
thức trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt tác giả
xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Thị Anh Đào đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành Luận văn.
Xin cảm ơn UBND huyện Đan Phƣợng, phòng Tƣ pháp huyện Đan
Phƣợng, UBND xã Đan Phƣợng, huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội đã
cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của tác giả.
Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã có những chia sẻ thông tin và tài liệu quan trọng, động viên khích lệ tinh
thần để tác giả hồn thành tốt luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học hỏi
kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của TS Phạm Thị Anh Đào để hồn thành luận
văn. Tuy nhiên, do kiến thức cịn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chƣa nhiều
nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
đƣợc sự chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn, sự
đóng góp của bạn đọc để bản thân đƣợc tiếp thu, học tập và nghiên cứu tốt
hơn trong những cơng trình tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Dung

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND


Ủy ban nhân dân

CMND

Chứng minh nhân dân

CQHC

Cơ quan hành chính

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TTHC

Thủ tục hành chính

HCNN

Hành chính nhà nƣớc

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ....................................................................................9

1.1. Một số vấn đề lý luận về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã ............ 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng thực .................................................. 9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã ... 16
1.2. Khái niệm, đặc điểm của Pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân
cấp xã............................................................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.......... 25
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã .... 26
1.3. Nội dung pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã .............. 30
1.4. Vai trò của pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã............ 34
1.5. Những yếu tố tác động đến pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân
cấp xã............................................................................................................... 38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..........................................................................................42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................................43
2.1. Quy định pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã .............. 43
2.1.1. Lịch sử phát triển của chế định pháp luật về chứng thực của Ủy ban
nhân dân xã...................................................................................................... 43
2.1.2. Pháp luật hiện hành về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã .......... 48
2.3. Đánh giá pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tế
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội ........................................................... 70
2.3.1. Một số ƣu điểm ..................................................................................... 70
2.3.2. Một số hạn chế, vƣớng mắc .................................................................. 76

download by :


2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..........................................................................................92
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

CHỨNG THỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ......................................93
3.1. Sự cần thiết và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban
nhân dân cấp xã ............................................................................................... 93
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân
dân cấp xã ........................................................................................................ 93
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng thực tại Ủy ban
nhân dân cấp xã ............................................................................................... 99
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng thực tại Ủy ban
nhân dân cấp xã ............................................................................................... 99
3.2.2. Giải pháp đảm bảo các yếu tố cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật
về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã ................................................... 106
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3....................................................................................... 112
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 115

download by :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, chứng thực là nhu cầu của mỗi ngƣời dân, cơ
quan và doanh nghiệp. Nhu cầu đó xuất phát từ thực tế các quan hệ giao dịch
dân sự, kinh tế, hành chính. Các cơ quan nhà nƣớc cấp cho công dân hoặc
doanh nghiệp nhiều loại giấy tờ nhƣ căn cƣớc công dân, chứng minh nhân dân,
sổ hộ khẩu, bằng lái xe, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.... Các loại giấy tờ trên về nguyên tắc chỉ đƣợc cấp một bản duy nhất.
Tuy nhiên trong thực tế ngƣời dân lại có nhu cầu sử dụng các giấy tờ đó nhiều
lần vào nhiều giao dịch khác nhau. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân cũng có nhu
cầu xác nhận giá trị pháp lý của các chữ ký, hợp đồng, giao dịch. Chính vì thế,
nhà nƣớc quy định về hoạt động chứng thực để đáp ứng các nhu cầu đó cho

cơng dân và cơ quan, doanh nghiệp.
Hiện nay nhà nƣớc ta đang đẩy mạnh cải cách tổng thể nền hành chính,
xây dựng nền hành chính trong sạch, hiệu đại, hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu
của công dân. Cải cách tƣ pháp đƣợc coi là trọng tâm mà trong đó cải cách hoạt
động chứng thực là một phần trong tiến trình cải cách đó nhằm đáp ứng các
u cầu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng nhu
cầu chứng thực ngày càng tăng và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
chứng thực, nhà nƣớc đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy
phạm pháp luật về chứng thực nhƣ: Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08
tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về “ Cơng chứng, chứng thực”, Nghị định
số 79/2007/NĐ-CP về “ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký”, Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về “ cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký”, Nghị định
số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số

1

download by :


điều của các nghị định về hộ tịch hôn nhân và gia đình và chứng thực, Nghị
định số 23/2015 ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng,
giao dịch (sau đây gọi tắt là Nghị định 23).
Tuy nhiên, quy định của pháp luật về chứng thực hiện nay vẫn còn
những hạn chế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực cịn chƣa
thực sự hồn thiện, gây khó khăn cho cả ngƣời thực hiện chứng thực và ngƣời
có yêu cầu chứng thực. Sự phân định giữa hoạt động công chứng và chứng
thực trong quy định của các văn bản chƣa thực sự rõ ràng trong khi công chứng

và chứng thực là hai hoạt động khác nhau. Khái niệm về chứng thực quy định
trong Nghị định số 23 cũng chƣa thực sự tƣờng minh, bƣớc đầu có thể hiểu đó
là việc CQNN có thẩm quyền xác nhận về tính chính xác, có thực của giấy tờ,
văn bản, chữ ký, hợp đồng, giao dịch, là cơ sở phục vụ cho việc thực hiện các
giao dịch của các cá nhân, tổ chức trong xã hội đƣợc dễ dàng, thuận tiện hơn.
Nghị định số 23 đã khắc phục đƣợc một số hạn chế của Nghị định số
79/2007/NĐ-CP trƣớc đây nhƣ quy định rõ các trƣờng hợp không đƣợc chứng
thực chữ ký tránh sự lạm dụng của ngƣời dân trong việc yêu cầu chứng thực
chữ ký thay cho chứng thực hợp đồng, giao dịch; quy định về trình tự, thủ tục
thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch…..đồng thời có nhiều quy định mới,
góp phần rút ngắn thời gian thực hiện chứng thực, tăng thẩm quyền cho UBND
cấp xã, đơn giản các thủ tục... tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân khi yêu
cầu chứng thực hoặc thực hiện các hợp đồng, giao dịch dân sự, nhất là đối với
ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, những nơi chƣa có phịng hoặc văn phịng cơng
chứng. Tuy nhiên, Nghị định số 23 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập qua quá
trình thực thi nhƣ:
- Giá trị pháp lý của văn bản điều chỉnh hoạt động chứng thực, thủ tục
chứng thực chữ ký khơng có sự thống nhất với quy định khác có liên quan, thủ
tục chứng thực hợp đồng, giao dịch còn đơn giản…ảnh hƣởng không nhỏ tới
thực tiễn thi hành.
2

download by :


- Quy định về hoạt động chứng thực chữ ký cịn chung chung, khơng rõ
ràng gây ra khó khăn cho ngƣời tiếp nhận chứng thực và công dân;
- Chƣa quy định cụ thể về chứng thực từng loại hợp đồng giao dịch mà
chỉ quy định chung nên khó áp dụng khi có các giao dịch phát sinh thêm nhƣng
khơng có căn cứ cho cán bộ tiếp nhận từ chối chứng thực.

- Quy định về chứng thực bản sao từ bản chính đƣợc mở rộng với nhiều
loại giấy tờ, kể cả giấy tờ có tiếng nƣớc ngồi nhƣng có dấu của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp vẫn có thể chứng thực gây khó khăn trong khi
trình độ của cán bộ, cơng chức chứng thực hiện nay cịn hạn chế.
- Quy định về các điều kiện đảm bảo trong đó có chế độ đãi ngộ dành
cho cán bộ, cơng chức làm công tác chứng thực chƣa đƣợc quan tâm.
Những hạn chế trong quy định của pháp luật đã dẫn tới nhiều vƣớng
mắc, bất cập trong triển khai thực hiện của các chủ thể có thẩm quyền chứng
thực. Thực tế đó cho thấy, cần thiết phải tiếp tục hồn thiện hệ thống quy định
của pháp luật về chứng thực để có thể vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu chứng thực
cho ngƣời dân vừa tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thực hiện chứng thực
có nền tảng pháp lý cụ thể, phù hợp để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chứng
thực đƣợc đúng và thuận lợi hơn.
Ủy ban nhân dân cấp xã là một chủ thể quan trọng có thẩm quyền chứng
thực. Thực tế cho thấy hoạt động chứng thực là hoạt động thƣờng xuyên của
UBND cấp xã, gắn với đời sống sinh hoạt, học tập và công tác của hầu hết mọi
ngƣời dân. Hoạt động chứng thực có yêu cầu tiến hành hàng ngày, có số lƣợng
lớn, nên chiếm một phần khá lớn thời gian tác nghiệp của công chức Tƣ pháp –
hộ tịch. Là chính quyền cấp cơ sở, hoạt động gắn liền với ngƣời dân địa
phƣơng, việc triển khai thực hiện tốt hoạt động chứng thực của UBND xã sẽ
tạo đƣợc uy tín của chính quyền đối với ngƣời dân. Vì vậy, việc nghiên cứu
pháp luật về chứng thực nói chung và nghiên cứu pháp luật về chứng thực của
ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng là hết sức ý nghĩa và quan trọng cả về mặt
3

download by :


khoa học pháp lý và thực tiễn. Huyện Đan Phƣợng là huyện nằm ở phía Tây
Bắc Hà Nội, với dân số trên 156.000 ngƣời và 16 xã, trị trấn, đang phát triển và

biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội cùng với q trình đơ thị hóa, nhu cầu
chứng thực của ngƣời dân là khá lớn.
Chính vì những lý do trên, tôi lựa chọn chủ đề “Pháp luật về chứng
thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật
Hiến pháp và luật Hành chính. Đề tài mong muốn nghiên cứu, tìm ra những
hạn chế trong các quy định của pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã
thông qua thực tế thực hiện các quy định này tại UBND cấp xã thuộc địa bàn
huyện Đan Phƣợng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
các quy định của pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có nội dung
liên quan đến pháp luật về chứng thực nói chung và pháp luật về chứng thực tại
Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, các cơng trình đó thƣờng tiếp
cận nghiên cứu dƣới nhiều góc độ quản lý nhà nƣớc về hoạt động chứng thực
hoặc hoạt động chứng thực trên cơ sở áp dụng pháp luật mà chƣa đi sâu nghiên
cứu pháp luật về chứng thực. Một số cơng trình có đề cập đến pháp luật về
chứng thực nhƣng theo hệ thống văn bản đã hết hiệu lực pháp lý. Cụ thể có một
số đề tài nghiên cứu nhƣ sau:
- Luận văn thạc sỹ: “Áp dụng pháp luật về chứng thực – qua thực tiễn
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thu Hƣơng, năm 2018;
- Luận văn thạc sỹ: “Chứng thực của ủy ban nhân dân xã từ thực tiễn huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân, năm 2017;
- Luận văn thạc sỹ: “Quản lý nhà nƣớc về chứng thực của Ủy ban nhân
dân phƣờng - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” của tác giả
Hà Thị Hồng, Học viện hành chính quốc gia, năm 2016;
4

download by :



- Luận văn thạc sỹ: “Quản lý nhà nƣớc về chứng thực – Thực trạng và
phƣơng hƣớng đổi mới”, Chu Thị Tuyết Lan, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2012.
- Luận văn thạc sỹ: “Quản lý nhà nƣớc về chứng thực trên địa bàn thị xã
Sơn Tây, thành phố Hà Nội”, Phan Thanh Hƣơng, Học viện hành chính quốc
gia, năm 2014;
- Luận văn thạc sỹ: “Quản lý nhà nƣớc về công chứng, chứng thực ở
nƣớc ta hiện nay và những vấn đề đặt ra”, Phan Văn Trƣờng, Học viện hành
chính quốc gia, năm 2010;
- Luận án tiến sỹ luật học: “Hồn thiện pháp luật về cơng chứng, chứng
thực ở Việt Nam hiện nay - lý luận và thực tiễn”, Tuấn Đạo Thanh, năm 2008;
- Đặc san tuyên truyền pháp luật: Pháp luật về chứng thực, Vũ Thị Thảo
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tƣ pháp (2015);
Tuy nhiên chƣa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu sắc, toàn
diện nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân
dân cấp xã từ thực tế hoạt động này tại các ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.
Đề tài: “Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực
tiễn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội” đƣợc coi là cơng trình nghiên cứu
nhằm hồn thiện các quy định pháp luật về chứng thực đầu tiên gắn riêng với
thẩm quyền củaUBND cấp xã dựa trên thực tế tại huyện Đan Phƣợng, thành
phố Hà Nội. Qua cơng trình nghiên cứu này tơi mong muốn cung cấp thêm một
cái nhìn từ thực tế địa bàn huyện Đan Phƣợng để đánh giá về những vƣớng
mắc, bất cập mà pháp luật về chứng thực đang tạo ra trên thực tế để đề xuất các
giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định của pháp luật về
chứng thực thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã và đảm bảo việc thực hiện
hiệu quả các quy định này trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.

5


download by :


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về chứng
thực tại UBND cấp xã, chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế từ thực tiễn thực hiện
các quy định này tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phƣợng,thành phố
Hà Nội và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về chứng thực tại
UBND cấp xã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về pháp luật về chứng thực
tại ủy ban nhân dân cấp xã;
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về
chứng thực tại UBND cấp xã và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật
về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phƣợng,
thành phố Hà Nội.
- Ba là, đƣa ra các giải pháphoàn thiện quy định pháp luật về chứng thực
tại Ủy ban nhân dân cấpxã.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân
dân cấp xã và việc thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực tại
UBNDcấp xã trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
về chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã (bao gồm xã,
phƣờng và thị trấn) và việc thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực tại
Ủy ban nhân dân cấp xã, tập trung vào nội dung chứng thực bản sao từ bản

chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật từ khi
6

download by :


ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP cho tới nay và thực tiễn áp dụng thực
hiện các quy định về chứng thực từ năm 2015 cho đến nay.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam và nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực
tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và
Pháp luật, về quản lý Nhà nƣớc, về quyền con ngƣời…trong pháp luật về
chứng thực nói chung và pháp luật về chứng thực của UBND cấp xã nói riêng
trong suốt q trình nghiên cứu luận văn.
Về phƣơng pháp thu thập số liệu, dữ liệu: Để thu thập thông tin, Luận
văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo, kết quả
khảo sát, điều tra của các CQNN, các tổ chức, các cơng trình nghiên cứu khoa
học, sách báo, tạp chí liên quan,
.
Bên cạnh đó tác giả luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích, đánh giá trong Chƣơng 1, phƣơng pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá trong Chƣơng 2 và phƣơng pháp phân
tích,quy nạp… trong Chƣơng 3 để nghiên cứu về lý luận, pháp luật cũng nhƣ
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chứng thực của UBND cấp xã trên
địa bàn huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhƣ việc hệ thống hóa
đƣợc các quy định pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã , đánh giá đƣợc
các quy định của pháp luật về chứng thực tại Ủy ban dân cấp xã dựa trên thực
tiễn thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, chỉ rõ
những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất những định
7

download by :


hƣớng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về chứng
thực tại UBND cấp xã trong thời gian tới.
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo bổ ích khơng chỉ với các chủ thể xây
dựng chính sách, pháp luật về chứng thực, các chủ thể quản lý, chủ thể áp dụng
các quy định pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã mà còn là tài liệu tham
khảo bổ ích cho cơng tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý ở
các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1.Cơ sở lý luận của pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã;
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về chứng thực tại UBND cấp xã từ thực
tiễn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội;
Chƣơng 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về
chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

8

download by :



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Một số vấn đề lý luận về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng thực
1.1.1.1. Khái niệm chứng thực
Để làm rõ đƣợc khái niệm pháp luật về chứng thực, cần làm rõ khái niệm
“chứng thực” thông qua việc xem xét thuật ngữ này dƣới các khía cạnh ngơn
ngữ và pháp lý:
Về khía cạnh ngơn ngữ học, thuật ngữ “công chứng”, “chứng thực” xuất
phát từ thuật ngữ Notariat (tiếng Pháp, Đức,...) hay Notary (tiếng Anh), đều có
gốc Latinh là Notarius có nghĩa là ghi chép. Theo Từ điển Tiếng Việt chứng
thực đƣợc định nghĩa “Nhận cho để làm bằng là đúng sự thật. Chứng thực lời
khai. Xác nhận là đúng. Thực tiễn đã chứng thực điều đó”[37, tr. 186].
Trƣớc đây, các nƣớc chỉ sử dụng thuật ngữ “công chứng”. Phải đến khi
các nhà nƣớc dân chủ phát triển, thuật ngữ “chứng thực” mới đƣợc hình thành
và có sự tách bạch tƣơng đối với thuật ngữ “công chứng”.
Qua tham khảo một số tài liệu pháp lý nƣớc ngồi có thể thấy, trong
khoa học pháp lý một số nƣớc cũng có những khái niệm tƣơng đƣơng với khái
niệm “chứng thực” trong tiếng Việt. Khi nghiên cứu về chứng thức tại một số
quốc gia nhƣ Nga, Thụy Sỹ, Ba Lan, Đức…, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
“Các nƣớc đều khơng có sự tách bạch cơng chứng, chứng thực rành mạch nhƣ
Việt Nam nên đa phần Luật đều có tên chung là Luật Cơng chứng, chứng thực.
Thơng thƣờng ngƣời thực hiện cơng chứng và chứng thực có thể hốn đổi vị trí
trong từng trƣờng hợp cụ thể. Cơng chứng viên cũng đƣợc Bộ Tƣ pháp bổ
nhiệm còn ngƣời đứng đầu xã hoặc nhân viên thƣ ký các xã thực hiện chứng
thực. Các việc về chứng thực khá đa dạng, ngoài chứng thực bản sao, bản dịch,
9


download by :


chữ ký cịn có một số việc khác xác nhận rằng công dân đang sống, một công
dân ở một nơi nhất định, xác nhận danh tính của một cơng dân với ngƣời đƣợc
miêu tả trong bức ảnh, ngày xuất trình tài liệu” [19].
Tại Cộng hịa Ba Lan, theo Luật Cơng chứng ngày 14/02/1991, công
chứng thị thực: đƣợc hiểu là một dạng thị thực hành chính có nội dung nhƣ
chứng thực của Việt Nam, bao gồm: chữ ký, bản sao, bản trích sao từ bản gốc,
ngày xuất trình một tài liệu, một ngƣời còn sống, nơi ở của một ngƣời. Khi thị
thực bản sao công chứng viên phải đối chiếu với bản gốc. nếu bản gốc có
những chi tiết đặc biệt (chữ bị gạch xóa, ghi nhớ bên lề, bị khuyết), thì cơng
chứng viên phải ghi rõ tình huống đó.
Ở Canada, tất cả các loại giấy tờ nhƣ giấy khai sinh, kết hôn hoặc tử
vong, các tài liệu đƣợc phát hành bởi tổ chức giáo dục, y tế… có thể đƣợc
chứng thực, trừ các tài liệu do tổ chức tôn giáo phát hành. Chẳng hạn, đối với
tài liệu trong lĩnh vực giáo dục, chỉ chứng thực các văn bằng, bảng điểm của tổ
chức giáo dục Canada đã đƣợc Bộ Giáo dục công nhận. Văn bằng, bảng điểm
do một trƣờng đại học hoặc cao đẳng Canada phải đƣợc ký và đóng dấu của
Văn phịng Đăng ký của tổ chức có liên quan. Bảng điểm từ một trƣờng tiểu
học hoặc trung học Canada phải có chữ ký của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc
của trƣờng. Theo quy định, trên các tài liệu Canada chỉ xác thực chữ ký chứ
không xem xét, phê duyệt nội dung của tài liệu. Canada cũng cho phép chứng
thực bản sao bản chính (tài liệu ban đầu, tài liệu gốc) miễn là phải có xác nhận
sao y bản chính có chữ ký và đóng dấu của cơ quan chứng thực. Bản sao các
văn bản không xác nhận, ký tên và đóng dấu chứng thực sẽ khơng đƣợc trả lại
cho ngƣời yêu cầu. Nhƣ vậy, các văn bản pháp luật nƣớc ngoài cũng chỉ đƣa ra
thuật ngữ “chứng thực” gắn với những việc làm, hành động cụ thể mà không
đƣa ra khái niệm về “chứng thực”.
Tại Việt Nam, thuật ngữ chứng thực xuất hiện lần đầu tiên trong Thông

tƣ số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 hƣớng dẫn thực hiện các việc công chứng
10

download by :


cụ thể của Bộ Tƣ pháp và cho đến năm 2000, với việc ban hành Nghị định số
75/2000/NĐ – CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 75/2000 NĐ - CP) thì mới có sự phân biệt giữa 2 thuật ngữ
“cơng chứng” và “chứng thực” [11]. Cụ thể nhƣ sau:
Trong Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 của Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ cộng hòa ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ, Hồ Chủ tịch
không dùng thuật ngữ “chứng thực” mà sử dụng thuật ngữ “thị thực”: Các Ủy
ban có quyền thị thực tất cả các giấy má trong địa phƣơng mình, bất kỳ ngƣời
đƣơng sự làm giấy má ấy thuộc về quốc tịch nào. Tuy nhiên, Ủy ban thị thực
phải là Ủy ban ở trú quán một bên đƣơng sự lập ƣớc và về việc bất động sản
phải là Ủy ban ở nơi sở tại bất động sản [9]. Thông tƣ số 858/QLTPK ngày
15/10/1987 hƣớng dẫn thực hiện các việc công chứng cụ thể của Bộ Tƣ pháp là
văn bản đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “chứng thực”: Tất cả các đơn từ, giấy tờ
khác có nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội chủ nghĩa, thì có thể
đƣợc cơng chứng viên chứng thực chữ ký của ngƣời lập ra chúng [3]. Nghị
định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 quy định về tổ chức và hoạt động của công
chứng nhà nƣớc không xuất hiện cụm từ ”chứng thực” nhƣng đến Nghị định số
31/CP ngày 18/5/1999 thuật ngữ này lại xuất hiện thông qua việc giao cho
UBND thực hiện việc chứng thực: Các hợp đồng và giấy tờ đã đƣợc Công
chứng Nhà nƣớc chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng
thực có giá trị chứng cứ, trừ trƣờng hợp bị Toà án Nhân dân tuyên bố là vô
hiệu. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh chứng thực các việc do
pháp luật quy định và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, trừ các việc
đƣợc quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 [12].

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP là văn bản đầu tiên đƣa ra khái niệm
“chứng thực” là gì: “chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác
nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ
phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định.” [11, Điều 2].
11

download by :


Nhƣ vậy theo quy định của Nghị định số 75/2000/ NĐ-CP, hoạt động chứng
thực gồm: (i) Xác nhận sao y giấy tờ; (ii) Xác nhận hợp đồng, giao dịch; (iii)
Xác nhận chữ ký.
Tuy nhiên, đến thời thời điểm năm 2006 với sự ra đời của Luật công
chứng 2006 điều chỉnh hoạt động công chứng và Nghị định số 79/NĐ–CP ngày
18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thức bản sao từ bản
chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/NĐ-CP) điều chỉnh hoạt động chứng
thực sao y bản chính, cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực chữ ký. Nhƣ vậy
hoạt động công chứng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật công chứng 2006,
hoạt động chứng thực thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 79/NĐ-CP.
Tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không đƣa ra khái niệm “chứng thực” mà
giải thích cụ thể các hoạt động chứng thực. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu
chung nhất về hoạt động chứng thực theo quy định của Nghị định này là việc
cơ quan hành chính nhà nƣớc xác nhận tính chính xác, tính có thực của các
giấy tờ, văn bản đƣợc chứng thực so với bản chính; xác nhận tính chính xác,
tính có thực của chữ ký đƣợc chứng thực là chữ ký của một cá nhân cụ thể, là
cơ sở phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của các cá nhân, tổ chức trong
xã hội đƣợc dễ dàng, thuận tiện.
Nếu chỉ căn cứ vào Nghị định số 79/2007/NĐ – CP thì khái niệm chứng
thực đƣợc thu hẹp không gồm hoạt động xác nhận hợp đồng, giao dịch bởi theo
phạm vi điều chỉnh của Nghị định 75/200/NĐ – CP mà chỉ điều chỉnh hoạt

động chứng thực gồm 3 vấn đề: Cấp bản sao từ sổ gốc; Chứng thực bản sao từ
bản chính; Chứng thực chữ ký cá nhân (bao gồm chứng thực chữ ký của ngƣời
dịch trong các bản dịch từ tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt
sang tiếng nƣớc ngoài và chứng thực chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục
vụ cho các giao dịch dân sự).
Luật công chứng và Nghị định số 79 đã phân biệt rõ hai loại hoạt động
cơng chứng và chứng thực, theo đó cơng chứng là việc công chứng viên chứng
12

download by :


nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; cịn Phịng Tƣ pháp
cấp huyện, UBND xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính,
chứng thực chữ ký.
Đến Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng khơng đƣa ra khái niệm “chứng
thực” mà giải thích cụ thể các hoạt động chứng thực về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng,
giao dịch. Theo đó, "Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng
thực bản sao là đúng với bản chính; "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong
giấy tờ, văn bản là chữ ký của ngƣời yêu cầu chứng thực; “Chứng thực hợp
đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định
này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực
hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham
gia hợp đồng, giao dịch” [13].
Qua những phân tích trên ta có thể hiểu chung nhất về khái niệm “chứng
thực” nhƣ sau: Chứng thực là hoạt động mang tính chất hành chính do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chứng thực xác nhận tính chính xác, tính có thực của

các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, các sự kiện pháp lý, thông tin cá
nhân để tổ chức, cá nhân sử dụng trong các quan hệ dân sự, kinh tế, hành
chính theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm của chứng thực
Một là, chứng thực là hoạt động mang tính chất hành chính do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện:
Chứng thực phải do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện là
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc
ngồi thực hiện mà khơng thể ủy quyền cho bất cứ cơ quan nào khác. Không
giống nhƣ hoạt động cơng chứng có thể ủy quyền cho một cơ quan khác không
13

download by :


mang tính quyền lực nhà nƣớc thực hiện nhƣ Văn phịng cơng chứng, hoạt
động chứng thực phải do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện. Có
thể thấy đặc điểm này có phần khác biệt so với cơng chứng là hoạt động của
công chứng viên ở một tổ chức hành nghề cơng chứng chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính
xác, hợp pháp, khơng trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng
Việt sang tiếng nƣớc ngoài hoặc ngƣợc lại mà theo quy định pháp luật phải
công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện u cầu cơng chứng.
Chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động chứng thực chủ yếu là cơ quan
nhà nƣớc thực hiện nhƣ: Phòng Tƣ pháp; UBND xã, phƣờng; Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác đƣợc ủy quyền thực hiện
chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài… cịn cơng chứng thì do cơ
quan bổ trợ tƣ pháp thực hiện nhƣ phịng cơng chứng (do UBND cấp tỉnh quyết
định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tƣ pháp, có trụ sở, con
dấu và tài khoản riêng) và văn phịng cơng chứng (do 02 cơng chứng viên hợp

danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của cơng ty hợp danh, có con dấu
và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn
thu từ phí cơng chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).
Hai là, bản chất của chứng thực là xác thực giá trị pháp lý của văn bản,
chứng nhận sự việc theo quy định của pháp luật:
Bản sao đƣợc cấp từ sổ gốc, bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính có
giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các
giao dịch, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Chữ ký đƣợc chứng thực
có giá trị chứng minh ngƣời yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để
xác định trách nhiệm của ngƣời ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Hợp đồng,
giao dịch đƣợc chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa
điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự
nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
14

download by :


Văn bản đã đƣợc chứng thực của UBND các cấp có giá trị pháp lý mà ngƣời
tiếp nhận khơng đƣợc u cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, trong trƣờng
hợp có dấu hiệu nghi ngờ có sự giả mạo thì có quyền xác minh. Cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền thực hiện thủ tục chứng thực có sai phạm sẽ phải chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật. Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về chứng
thực, ngƣời thực hiện nhiệm vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm
trái các quy định của pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng
theo quy định của pháp luật. Chứng thực chủ yếu chứng nhận sự việc, giá trị sử
dụng của văn bản đƣợc chứng thực, ít đảm bảo về nội dung.
Có thể thấy rõ hơn về đặc điểm này khi đặt trong sự đối chiếu với công
chứng, công chứng khác ở chỗ chủ yếu bảo đảm nội dung của một hợp đồng,

một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp
đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro,
mang tính pháp lý cao hơn, trong đó văn bản cơng chứng có hiệu lực kể từ
ngày đƣợc cơng chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng,
hợp đồng, giao dịch đƣợc cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên
quan; trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì
bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trƣờng
hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác, hợp đồng, giao
dịch đƣợc cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp
đồng, giao dịch đƣợc công chứng không phải chứng minh, trừ trƣờng hợp bị
Tòa án tuyên bố là vơ hiệu, bản dịch đƣợc cơng chứng có giá trị sử dụng nhƣ
giấy tờ, văn bản đƣợc dịch.
Ba là, chứng thực bao gồm các hoạt động chủ yếu là cấp bản sao từ sổ
gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cá nhân và chứng
thực hợp đồng, giao dịch. Trong đó, cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ
chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc
15

download by :


có nội dung đầy đủ, chính xác nhƣ nội dung ghi trong sổ gốc; chứng thực bản
sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị
định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;
chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại
Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của ngƣời
yêu cầu chứng thực; chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao
kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc
dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chứng thực tại Ủy ban nhân dân
cấp xã
1.1.2.1. Khái niệm chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phƣơng do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng nhân dân và
cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên [22, khoản 1, Điều 114]. Ủy ban nhân
dân bao gồm các cấp: tỉnh, huyện, xã. Trong đó UBND cấp xã (bao gồm: xã,
phƣờng, thị trấn) là cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng do Hội đồng
nhân dân xã bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách
nhiệm trƣớc Nhân dân địa phƣơng, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan
hành chính nhà nƣớc cấp trên.
Nhƣ vậy, UBND cấp xã là một cơ quan của chính quyền địa phƣơng
cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã có Chủ tịch, Phó
Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Thƣờng trực
Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch [28, Điều 34]. Ngƣời
đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Về danh
nghĩa, ngƣời này do Hội đồng nhân dân của xã, thị trấn hay phƣờng đó bầu ra
bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thơng thƣờng, Chủ tịch UBND xã, phƣờng hay
16

download by :


thị trấn sẽ đồng thời là một Phó Bí thƣ Đảng ủy của xã, thị trấn hay phƣờng
đó. Ủy ban nhân dân xã, phƣờng hay thị trấn hoạt động theo hình thức chuyên
trách. Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có 7 chức danh: Cơng an,
qn sự, kế tốn, văn phịng, tƣ pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính.
Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phƣơng mà bố trí số lƣợng biên
chế phù hợp.

Ủy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ: Xây dựng,
trình Hội đồng nhân dân xã Nghị quyết, Quyết định thuộc thẩm quyền của
Hội đồng nhân dân cấp xã; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phƣơng; Thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nƣớc cấp trên phân cấp, ủy quyền
cho UBND xã. Trong các nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc phân cấp, ủy quyền có
nhiệm vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, nhân, trong đó có
hoạt động chứng thực [28, Điều 35, 36].
Nhƣ vậy, xuất phát từ khái niệm chứng thực đã phân tích ở phía trên và
việc xác định địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp
xã, đề tài đƣa ra quan niệm về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhƣ
sau: Chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã là hoạt động mang tính chất
hành chính do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tính chính xác, tính có thực
của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, các sự kiện pháp lý, thông tin
cá nhân để tổ chức, cá nhân sử dụng trong các quan hệ dân sự, kinh tế, hành
chính theo quy định của pháp luật.
Chứng thực của UBND cấp xã thƣờng bao gồm cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong giấy tờ,
văn bản (trừ việc chứng thực chữ ký là ngƣời dịch) là chữ ký của ngƣời yêu
cầu chứng thực; xác nhận thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch,
năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các
bên tham gia hợp đồng, giao dịch là có thật tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên,
17

download by :


trong phạm vi đề tài này sẽ không đề cập đến vấn đề cấp bản sao từ sổ gốc.
1.1.2.2. Đặc điểm về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Ngoài các đặc điểm chung của hoạt động chứng thực nhƣ đã phân tích

ở phía trên, chứng thực tại UBND cấp xã cịn có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chứng thực tại UBND cấp xã là hoạt động mang tính chất
hành chính do UBND cấp xã – cơ quan HCNN cấp thấp nhất thực hiện với
những đặc thù riêng của chính quyền cấp xã:
Xét về quy mơ và cấp độ tổ chức, quan hệ quyền lực, quyền hạn, chức
trách của tổ chức nhà nƣớc, cấp cơ sở cũng là thấp nhất. UBND cấp xã cũng
nhƣ hệ thống chính trị cấp xã đƣơng nhiên chịu sự chỉ đạo, kiểm soát của cấp
trên, từ UBND huyện, tỉnh tới trung ƣơng. Cái nhỏ nhất, thấp nhất đó cịn
đƣợc minh chứng bởi quy mơ diện tích, địa giới hành chính và số lƣợng dân
cƣ mà xã quản lý. Tính chất, tầm quan trọng của mỗi cấp độ quản lý không
phải do định lƣợng mà do định tính, chức năng và nhiệm vụ của nó quy định.
Cấp cơ sở cũng là những đầu mối công việc, những quan hệ nhiều chiều,
ngang dọc, trên dƣới đan xen trong một môi trƣờng sinh động, một không
gian xác định, những quyền hành và trách nhiệm cần thực thi, nơi bộc lộ trực
tiếp, cụ thể của một chính quyền, một chế độ. Sự ổn định của xã hội đƣợc bắt
đầu từ cơ sở, đó là tiền đề của sự phát triển; thƣờng thì sự khơng bình n của
thể chế đều bắt đầu từ chỗ lịng dân khơng n, quy luật quản lý là có dân thì
có tất cả, phải xuất phát từ đây thì mọi hoạt động quản lý của các cấp mới
triển khai có hiệu quả.
Hiện nay, cả nƣớc có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 1.403
phƣờng, 624 thị trấn, 9.085 xã [27]. Nhƣ vậy, trong số những đơn vị hành
chính cấp cơ sở ở nƣớc ta thì đơn vị xã chiếm số lƣợng lớn nhất. Đây là cấp
chính quyền có số lƣợng lớn nhất và có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đa
dạng nhất trong các loại hình đơn vị hành chính. Chính quyền cấp xã là cầu
nối giữa nhà nƣớc với các tổ chức và cá nhân trong xã, đại diện cho nhà nƣớc,
18

download by :



×