Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử: Chờ tín hiệu từ thị trường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.85 KB, 3 trang )

Ứng dụng thương mại điện tử: Chờ tín hiệu từ thị
trường
Doanh nghiệp chờ đợi
Đối với nhiều cán bộ và nhân viên bộ phận kinh doanh của Công ty Thép
miền Nam (SSC), thương mại điện tử giờ đây không còn là khái niệm xa lạ.
Từ gần ba năm qua, công ty đã tham gia sàn thương mại điện tử chuyên
ngành thép của châu Á để tiến hành giao dịch các hợp đồng xuất khẩu thành
phẩm và nhập nguyên liệu với nhiều đối tác trong khu vực. Nhưng ở trong
nước, phương tiện này mới được SSC sử dụng để trao đổi thư từ, thông tin
với khách hàng và đến nay công ty vẫn chưa có ý định tiến xa hơn.
"Chúng tôi chưa có kế hoạch phát triển để tiến tới việc ký kết hợp đồng mua
bán, thanh toán qua mạng do khách hàng chưa có thói quen áp dụng thương
mại điện tử. Hơn nữa, thép là sản phẩm khá đặc thù buộc người mua và
người bán phải tiếp xúc trực tiếp với nhau để thảo luận", ông Đặng Huy
Hiệp, trưởng phòng kế hoạch - kinh doanh của Công ty Thép miền Nam nói.
Cũng như SSC, cách nay gần bốn năm Công ty Liksin đã bắt đầu tham gia
đấu thầu cung cấp bao bì cho Tập đoàn P&G qua mạng, nhưng ở trong nước
hệ thống mạng chủ yếu được dùng để trao đổi thư điện tử và cung cấp thông
tin. Hiện Liksin đã thành lập nhóm nghiên cứu khả năng ứng dụng thương
mại điện tử sau khi Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực, nhưng do lãnh đạo
công ty chưa tập trung thúc đẩy nên tình hình tiến triển rất chậm chạp. Tổng
giám đốc Nguyễn Ngọc Sang nói: "Chúng tôi chưa thúc đẩy vì còn muốn
thăm dò tín hiệu từ thị trường. Ngoài ra, tôi cũng còn lúng túng, chưa biết
phải bắt đầu tiến hành như thế nào".
Mặc dù thương mại điện tử đã đuợc đề cập rất nhiều trong mấy năm gần
đây, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhưng cách thức thực hiện cụ thể
như thế nào thì vẫn còn là ẩn số đối với số đông doanh nghiệp. Ông Nguyễn
Phước Loan, Giám đốc sàn giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh
nghiệp (B2B) thuonghieuviet.com cho biết ông đã tiến hành thăm dò 400
doanh nghiệp ở bốn địa phương khác nhau, trong đó có 100 doanh nghiệp ở
TP.HCM. và các kết quả đều cho thấy là không một ai biết giao dịch. Cho


đến nay, sàn giao dịch này thu hút được tới 7.200 doanh nghiệp tham gia,
nhưng theo ông Loan: "Chưa có đơn vị nào thực sự thực hiện các giao dịch
qua mạng. Họ tham gia chủ yếu là để tìm hiểu và khai thác thông tin".
Cần có một hành lang pháp lý rõ ràng
Những năm qua, các tổ chức và công ty cho ra đời khá nhiều sàn B2B, vừa
để tạo môi trường cho các doanh nghiệp tiếp cận nhau, vừa cung cấp dịch vụ
tư vấn cho những đơn vị muốn tiếp cận thương mại điện tử. Nhưng theo chủ
sở hữu của một số sàn giao dịch, số người quan tâm và muốn phát triển loại
hình thương mại này thông qua họ, kể từ khi Luật Giao dịch điện tử được
Quốc hội thông qua, cho đến nay gần như là con số không.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc công ty G.O.L, cho rằng hầu hết doanh
nghiệp Việt Nam còn "sợ" giao dịch, mua bán qua mạng. Hơn nữa, dù luật
đã có, nhưng hành lang pháp lý cho hoạt động này vẫn chưa rõ ràng. Do vậy,
tâm lý chung của doanh nghiệp hiện nay là chờ văn bản hướng dẫn dưới
luật, với hy vọng sẽ giải toả được phần nào những vấn đề vốn đang là trở
ngại cho sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam. Chẳng hạn, hệ
thống ngân hàng có chấp nhận hình thức thanh toán điện tử hay không; các
văn bản giao dịch, chứng từ, hoá đơn điện tử như chứng cứ có giá trị pháp lý
khi giải quyết tranh chấp hay không Thêm vào đó, khi doanh nghiệp có
nhu cầu công chứng các loại hợp đồng, chứng từ điện tử thì có thực hiện
được hay không và cơ quan có trách nhiệm sẽ tiếp nhận và giải quyết như
thế nào, đối tượng và phạm vi áp dụng tới đâu
Bên cạnh các yếu tố thuộc hành lang pháp lý kể trên, điều khiển các doanh
nghiệp lo ngại nhất khi tiếp cận thương mại điện tử là vấn đề an toàn và bảo
mật, đặc biệt là trong việc thanh toán. Điều này có thể phát sinh những tranh
chấp khó xử lý. Ông Dũng nêu ra một ví dụ: "Nếu hacker tấn công hệ thống
mạng và sửa đổi toàn bộ nội dung hợp đồng giữa các doanh nghiệp, làm nảy
sinh tranh chấp giữa đôi bên, thì toà án sẽ dựa vào chứng lý nào để xử lý?
Liệu cơ quan quản lý Nhà nước có giải pháp, để khi tình huống ấy xảy ra,
vẫn có đủ thông tin làm cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp hay không?".


×