Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nội dung tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch covid – 19 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài
Anh/chị hãy làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn
kết dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch
Covid – 19 hiện nay
Sinh viên thực hiện:

PHẠM THỊ MAI

Mã sinh viên:

20050480

Lớp học phần:

POL1001 2

Khoá:

QH – 2020 – E TCNH CLC2

Giảng viên hướng dẫn: TS Đàm Thế Vinh

Hà Nội – 2021
----------


----------


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lời mở đầu và lý do chọn đề tài: ................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 1
NỘI DUNG........................................................................................................... 2
1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: ............................. 2
1.1: Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc .............................................. 2
1.2: Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ................................... 3
1.3: Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc .............................. 5
2. Tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong tình hình chống
dịch Covid – 19 hiện nay: ................................................................................ 6
2.1: Khái quát bối cảnh nước ta hiện nay ................................................. 6
2.2: Thực trạng về Đại đoàn kết dân tộc trong thời kì Covid – 19 hiện
nay .................................................................................................................. 7
2.3: Bài học kinh nghiệm phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc trong
phịng, chống đại dịch Covid - 19.............................................................. 14
2.4: Trách nhiệm của sinh viên trong việc củng cố Đại đoàn kết dân tộc
...................................................................................................................... 15
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu và lý do chọn đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong những tư tưởng ấy, đại

đoàn kết dân tộc là một nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết dân
tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc
ta, được hun đúc trong suốt mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động
đẻ dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, dịch hoạ, để tồn tại
và phát triển bền vững.
Theo đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người đã được Đảng Cộng sản
Việt Nam vận dụng thành công trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới cũng như trong cuộc chiến chống
Covid-19 hiện nay.
Với kiến thức đã được trang bị qua học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh”,
em chọn thực hiện đề tài: “Nội dung tư tưởng hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân
tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch Covid – 19 của Việt Nam
hiện nay”. Trên cơ sở đó, chỉ ra những mặt ưu điểm, hạn chế của Đảng ta trong
việc vận dụng tư tưởng HCM về Đại đoàn kết dân tộc trong đại dịch covid, đồng
thời đưa ra giải pháp chùn, trách nhiệm của thế hệ tương lai đất nước – sinh viên
khi thực hiện vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Các nghiên cứu trong bài tiểu luận nhằm:
Trình bày lý luận chung của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc và vận dụng nêu ra sự vận dụng vấn đề đó của Đảng ta trong tình hình Covid
– 19 Việt Nam hiện nay.
Liên hệ trách nhiệm của sinh viên khi thực hiện Đại đoàn kết dân tộc
trong tình hình đất nước hiện nay.
1


NỘI DUNG
1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh:

1.1: Nền tảng của khối đại đồn kết dân tộc
a, Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
cơng của cách mạng:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết tồn dân tộc khơng phải là sách
lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng
Việt Nam. Người nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đồn kết
mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta khơng
đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn”. Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân
tộc Việt Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn cách mạng,
trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập
hợp đại đồn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối
tượng khác nhau song không bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết tồn
dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Từ thực tiễn xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc, Hồ Chí Minh đã
khái quát thành nhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trị và sức mạnh của
khối đại đồn kết tồn dân tộc: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đồn kết
là một lực lượng vơ địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng
lợi”, “Đồn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là
then chốt của thành công”, “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm
mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đồn kết”.
Người đã đi đến kết luận:
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”.
b. Đại đồn kết tồn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng Việt Nam:
2


Đối với Hồ Chí Minh, đại đồn kết khơng chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà

còn là mục tiêu lâu dài của cách mạng. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng và nhiệ vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh
vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng.
Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3 -3-1951, Hồ Chí
Minh tuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám
chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần
chúng. Đại đồn kết là u cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi
khách quan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu
khơng đồn kết thì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính
mình. Nhận thức rõ điều đó, Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp,
hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự
phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức
trong khối đại đồn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì
độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
1.2: Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
a, Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Chủ thể của khối đại đoàn kết tồn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm
tồn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các
tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào
các tôn giáo, các đảng phái, vv. “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa
được hiểu với nghĩa là con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo
quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nói đại đồn kết tồn dân tộc tức là phải tập hợp, đoàn kết được tất cả mọi
người dân vào một khối thống nhất, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tầng lớp,
đảng phái, tơn giáo, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ở trong nước hay ở ngoài
nước cùng hướng vào mục tiêu chung, “ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng
3



sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “ta” ở đây là chủ
thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam
nói chung.
Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ, trong q trình xây dựng khối đại đồn kết toàn
dân tộc, phải đứng vững trên lập trường giai cấp cơng nhân, giải quyết hài hịa
mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng, không bỏ sót một lực
lượng nào miễn là họ có lịng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không
phản bội lại quyền lợi của nhân dân. Tư tưởng của Người đã định hướng cho
việc xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng
Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
b, Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõ đâu là
nền tảng của khối đoàn kết toàn dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền
tảng đó. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa
số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân
dân lao động khác. Đó là nền, gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của
nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp
nhân dân khác”. Như vậy, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết tồn
dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh là cơng nhân, nơng dân và trí thức.
Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đồn kết tồn dân tộc
càng có thể mở rộng, khi ấy khơng có thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt
nhân” là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đồn
kết ngồi xã hội. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đồn kết tồn
dân tộc càng được tăng cường, Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó
máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạng


4


Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới
thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
1.3: Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng
lớp cần phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đồn kết của dân
tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá
trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị
bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt
Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh
vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tại địch họa, làm cho đất
nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Thứ hai, phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người. Theo Hồ Chí
Minh, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm,
khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu... Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có
lịng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có
vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người từng căn dặn đồng bào:
“Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng văn dài đều họp nhau lại nơi
bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế
này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ.
Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái
quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm
hóa họ. Có như thế mới thành đại đồn kết, có đại đồn kết thì tương lai chắc
chắn sẽ vẻ vang”.
Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân,
dựa vào dân, sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao
trong cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “Nước

lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán
triệt sâu sắc nguyên lý mác xít “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dân
5


là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vơ địch của khối đại
đồn kết tồn dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, muốn thực
hiện đại đồn kết tồn dân tộc, phải có niềm tin vào nhân dân.
2. Tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong tình hình chống
dịch Covid – 19 hiện nay:
Trong tình hình đại dịch Covid hiện nay, Đại đoàn kết được vận dụng và phát
huy với ý nghĩa, vai trị quan trọng trong cơng tác Phịng, chống dịch Covid - 19
2.1: Khái quát bối cảnh nước ta hiện nay
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã từng bước vào nhiều cuộc
chiến với quy mô, tính chất khác nhau. Từ cuối năm 2019, có một cuộc chiến
khơng có tiếng súng nhưng lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người
dân trên phạm vi tồn cầu. Đó là cuộc chiến chống Covid-19. Ngay từ khi xuất
hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 22/1/2020), Việt Nam đã xác định đây là một dịch
bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều người, trên phạm vi rộng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới,
lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt,
tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đơng Nam Á
và nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ
chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều
chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tếxã hội theo hướng: Nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước,
phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...Kinh tế thế giới phục hồi,
tăng trưởng trở lại nhưng cịn chậm, khơng đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn
tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phịng, chống, thích ứng an
tồn với dịch; nợ cơng tồn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới
tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo đó, cần phải nêu cao tinh thần: Chống dịch như chống giặc. Sự chủ
động đó đã giúp cho Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích. Một trong
những giải pháp đã mang lại hiệu quả cao là huy động sự tham gia của đông đảo
6


nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong cơng tác phịng, chống Covid19.
2.2: Thực trạng về Đại đồn kết dân tộc trong thời kì Covid – 19 hiện
nay
a. Ưu điểm:
Khi đất nước ta chịu nhiều khó khăn trong Đại dịch Covid – 19, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc được vận dụng và phát huy, từ Đảng, Chính
phủ tới các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều ra sức, đoàn kết chung tay phòng,
chống dịch bệnh Covid – 19:
▪ Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh tồn dân tộc tham
gia phòng, chống dịch:
Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23/01/2020), trên cơ sở kinh
nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm
2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm
nhập, lây lan của dịch bệnh. Khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện khơng lâu, ngày
29/1/2020, Ban Bí thư đã ban hành công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh, thành
phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu phải coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ
"trọng tâm, cấp bách". Từ đó, kêu gọi tồn thể nhân dân cả nước đồn kết một
lịng, thống nhất ý chí và hành động để tham gia chống dịch với quyết tâm cao,
nỗ lực lớn. Khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác
trên thế giới, Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra
lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lịng vượt qua
mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi nêu rõ:
"Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tơi kêu gọi
tồn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngồi hãy

đồn kết một lịng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả
những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống
dịch bệnh". Lời kêu gọi giống như một lời hiệu triệu khơi dậy tinh thần đoàn
7


kết của cả dân tộc trong cơng tác phịng, chống dịch. Để cùng Đảng, Nhà nước
tập trung phòng, chống dịch và có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp
phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 17/3/2020 Đoàn Chủ tịch Uỷ ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phịng,
chống dịch Covid-19". Mục đích của Lời kêu gọi là phát huy tinh thần đồn kết,
đồng sức đồng lịng của tồn thể nhân dân Việt Nam trong cơng tác phịng, chống
dịch.
Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt
và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong cơng tác phịng, chống dịch
bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự
tham gia của tồn dân, ban hành các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh
Covid – 19 như:
- Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn
cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết
liệt, Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh phù
hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn và chịu trách nhiệm trước cấp trên
trực tiếp.
- Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng
ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng
có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không
khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được
phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của
Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực
hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Cùng với việc thực hiện nghiêm các
biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Bộ, ngành, địa phương
chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực,
thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói,
8


đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp
thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
▪ Tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết của toàn người dân Việt Nam trong
cơng tác phịng, chống dịch:
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đại đoàn
kết của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt
Nam lại cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành phố, bộ, ngành,
địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệt tình,tích cực tham gia
phịng, chống dịch.
“Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế”: Họ đã không kể ngày
đêm tham gia xét nghiệm, sàng lọc, cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc
dù cũng có khơng ít nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh thần "tất cả vì
cộng đồng", các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh thần đồn kết,
chia sẻ những khó khăn, vất vả trong các khu điều trị cách ly để hàng ngày, hàng
giờ cứu chữa người bệnh. Đặc biệt, có nhiều sinh viên ngành y mặc dù chưa tốt
nghiệp nhưng đã tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương cũng như xung
phong đến những vùng dịch lớn để tăng cường cho các y, bác sĩ. Cơng tác chống
dịch đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các
bộ, ngành liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh
tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của tồn thể người dân trong việc ứng phó
dịch Covid-19. Thực tế triển khai hoạt động chống dịch tại các địa phương cũng

cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả của các cấp ủy đảng,
chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các
địa phương trong cả nước.
“Lực lượng cán bộ các cấp, các ngành tại địa phương “: đã đồng sức,
đồng lòng ngày đêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu dân cư. Ở khắp
cả nước, đã có nhiều Tổ Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ
sở như công an, dân phòng, mặt trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại
quân đội được trưng dụng làm cơ sở cách ly cho nhân dân. Nhiều cán bộ, chiến
sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn, chốn ở cho nhân dân có điều kiện tốt để
9


cách ly. Trong các doanh trại cách ly của quân đội, người cán bộ, chiến sĩ vừa là
người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về cách ly tập
trung song họ cũng giống như những người thân trong gia đình, ln sẵn sàng
giúp đỡ những người cách ly mỗi khi họ cần. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt
“chống dịch như chống giặc”, Quân đội đã góp phần xây dựng khối đại đồn kết
tồn dân; xây dựng “thế trận lịng dân”, thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận
an ninh nhân dân vững chắc7 làm nền tảng cho cuộc chiến phòng, chống đại
dịch Covid-19 đạt nhiều kết quả. Các lực lượng vũ trang nhân dân đã cùng với
các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ;
thường xuyên rà sốt, bổ sung kế hoạch, sẵn sàng ứng phó khi có dịch lây lan
vào địa bàn; nhất là các đơn vị trên tuyến đầu, phối hợp chặt chẽ với lực lượng
chức năng, tăng cường kiểm soát các tuyến biên giới; tuyên truyền, vận động
công nhân viên chức, người lao động đồn kết thực hiện tốt thơng điệp “5K” của
Bộ Y tế; tuyên truyền nhân dân không để người vượt biên qua đường biên giới;
vận động nhân dân thực hiện quy định trong khu vực cách ly an toàn; coi đây là
nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ chiến đấu của lực lượng vũ
trang trong thời bình; đồng thời làm tốt công tác dân vận giúp dân phát triển
kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Có thể

nói, chưa bao giờ các doanh trại quân đội lại được sưởi ấm tình quân dân đến
thế!
“Hình ảnh những anh “Bộ đội cụ Hồ” ra sức chung ay phòng, chống dịch
Covid”: Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm bọc lá
rách” của dân tộc, tại các tỉnh, thành phố, các đơn vị quân đội tham gia cùng với
các địa phương tiếp tế lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nhiều “gian hàng 0
đồng”, “chuyến xe nghĩa tình”... đã được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, cán
bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị ln xung kích, đi đầu trong cơng tác tun
truyền phịng, chống dịch Covid-19. Hình ảnh những anh “Bộ đội Cụ Hồ”
không quản ngại ngày đêm, gian khổ làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ đường
biên giới; tổ chức cách ly; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân; cán bộ,
chiến sĩ Công an nhân dân khơng quản khó khăn gian khổ thường xun duy trì
10


an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các vùng dịch. Phát huy sức mạnh của cả nước
vào cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 như “chống giặc” với mục tiêu,
nhiệm vụ đặt tính mạng của người bệnh và sự an toàn của cộng đồng là mục tiêu
cao nhất.
“Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả hệ thống chính trị của Việt
Nam đã cùng vào cc để chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân”:
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân
dân cả nước không chỉ đóng góp cơng sức mà cịn tích cực đóng góp tiền bạc, vật
chất cho cơng tác phịng, chống dịch. Ở nhiều nơi trên khắp đất nước đã hình
thành các ATM đặc biệt như ATM gạo, ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều của
hàng 0 đồng. Nhiều người dân, trong đó có cả những ca sĩ, người mẫu vốn chỉ
quen ánh đèn sân khấu nhưng cũng đã chung tay phát đồ ăn, nhu yếu phẩm miễn
phí cho nhân dân vùng dịch. Đã có nhiều bếp ăn từ thiện được mọc lên khắp nơi
để lan tỏa tinh thần yêu thương, sẻ chia, tình đồn kết của nhân dân Việt Nam.
Hiếm có một đất nước nào mà có sự tham gia đơng đảo, đầy trách nhiệm của

Đảng, Chính phủ và các tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến chống covid-19 như
Việt Nam.
Với các biện pháp khẩn trương, chúng ta đã khống chế được dịch bệnh ở
những đợt đầu và nhanh chóng đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình
thường. Trong năm 2020, Việt Nam được cả thế giới đánh giá như một trong
những quốc gia thành công nhất trong việc khống chế với đại dịch với số người
nhiễm và tử vong thấp. Nền kinh tế đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh suy
thối kinh tế tồn cầu do đại dịch. Đợt dịch thứ 4 bùng phát sau dịp nghỉ lễ 30/4
và 01/5/2021 với các biến chủng mới có đặc tính dễ lây lan hơn gấp nhiều lần.
Đặc biệt là sau các đợt dịch trước, nền kinh tế bị ảnh hưởng khá nặng nề, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn nên áp lực vừa chống dịch, vừa phải duy trì kinh
tế ổn định. Điều này địi hỏi tồn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải tập trung toàn
bộ tâm trí và nguồn lực, chung sức, đồng lịng đẩy lùi đại dịch bằng những biện
pháp và quyết tâm rất cụ thể.
11


“Biểu tượng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
trong cuộc chiến chống đại dịch là Quỹ Vaccine”: Quỹ được thành lập ngày
26/5/2021 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự
nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các
nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu,
sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vacccine phòng, chống Covi-19 cho nhân
dân. Ngay khi vừa thành lập, Quỹ Vaccine đã nhanh chóng nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và kiều bào Việt Nam ở nước
ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quỹ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, to
lớn khơng chỉ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập đồn... mà cịn của các
tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều em nhỏ, nhiều cụ già, cán bộ hưu trí và đơng
đảo kiều bào ở nước ngồi. Sau lời kêu gọi của Chính phủ, tính đến nay, Quỹ
phòng chống covid đã huy động được hơn 110 nghìn tỷ trong tồn dân. Số tiền

mà các tổ chức, cá nhân đóng góp khơng chỉ có giá trị vật chất mà cịn thể hiện
tinh thần đồn kết, sẻ chia, cộng đồng trách nhiệm của nhân dân với Đảng và
Chính phủ. Điều đó giúp cho Việt Nam tiếp tục được thế giới đánh giá cao trong
việc phát huy được sức mạnh của cả dân tộc trong cuôc chiến chống đại dịch.
Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác và được phát huy cao độ
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống ấy càng tỏa sáng khi đất nước
gặp khó khăn, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh... Và một lần nữa, trong cuộc chiến
chống dịch COVID-19 này, sự đồng lịng của nhân dân chắc chắn sẽ là chìa khóa
mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình yên.
b. Nhược điểm:
Báo cáo của Chính phủ đã thẳng thắn nêu lên những tồn tại, hạn chế và
ngun nhân trong cơng tác phịng chống dịch như cơng tác dự báo có lúc chưa
sát với thực tiễn; việc chỉ đạo điều hành có nơi, có lúc cịn lúng túng, bị động; tổ
chức thực hiện tại các địa phương thiếu nhất quán, nhất là việc đi lại của người
dân. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh của một số địa phương, đơn vị còn lỏng
12


lẻo, thiếu sâu sát; việc điều tra dịch tễ, truy vết để sàng lọc tách F0, F1 ra khỏi
cộng đồng chưa thật sự chặt chẽ, còn chung chung, sai đối tượng nên tiềm ẩn
các trường hợp F1, F2 cịn sót lọt trong cộng đồng cao. Một bộ phận người dân
thiếu ý thức trong việc phòng, chống dịch bệnh, gây lây lan, ảnh hưởng đến bản
thân, gia đình và xã hội. Hệ thống y tế bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là y tế cơ sở và
y tế dự phòng khi đáp ứng với đại dịch.
Các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết
bị, thuốc, hố chất, sinh phẩm phịng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế đề nghị các
địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành
vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá
chất, sinh phẩm,… hoặc lợi dụng các hoạt động phịng, chống dịch để trục lợi.

Để đối phó với đại dịch chưa có trong tiền lệ, các quốc gia trên thế giới
cũng như Việt Nam đều phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm; phải liên tục điều
chỉnh các chính sách, chiến lược cho phù hợp.
c. Nguyên nhân và giải pháp của mặt hạn chế:
▪ Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mặt hạn chế của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đại đồn kết vào việc phịng, chống dịch Covid – 19. Trong đó, một
phần ngun nhân là do:
Đảng cịn chậm trễ trong việc phân tích và dự báo những khó khăn, biến
đổi mà dịch bệnh Covid gây ra. Việc thực hiện chủ trương của Chính phủ đơi
khi cịn chậm, chưa nhất qn
Ý thức của một bộ phận người dân còn kém, gây ảnh hưởng đến cộng
đồng. Một bộ phận người có hành vi tiêu cực, tham nhũng trong việc sử dụng
thiết bị y tế.
▪ Giải pháp:
Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đồng thời thông qua các phương tiện
13


truyền thơng khơi gợi tinh thần Đồn kết giữa mọi tầng lớp trong xã hội, đặc
biệt trong đại dịch covid. Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của lòng dân,
từ đó nâng cao ý thức của người dân.
Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục ngay các thiếu sót, hạn chế
trong việc tổ chức, kiện toàn, hoạt động của các Trung tâm chỉ huy phịng chống
dịch và trong cơng tác phòng, chống dịch tại từng xã, phường, thị trấn (như việc
chưa có Bí thư Đảng ủy, Ban chỉ đạo phịng, chống dịch chưa có Quy chế làm
việc, tổ chức ứng trực chưa thật sự đúng quy định
2.3: Bài học kinh nghiệm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong
phịng, chống đại dịch Covid - 19

Thành cơng bước đầu khẳng định, quan điểm, chủ trương, giải pháp của
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 là đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả. việc
chỉ đạo, điều hành, triển khai khoa học, quyết liệt; không để mất thời cơ, huy
động được sức mạnh đồn kết của cả hệ thống chính trị vào cuộc; quy tụ được
sức mạnh đại đoàn kết to lớn của toàn dân tộc; được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao. Đây là bài học kinh nghiệm quý giá, tạo tiền đề vững chắc
để cả nước bình tĩnh, tự tin tiếp tục phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân
giành thắng lợi trong cơng tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đang lan tràn
hiện nay:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19 như “chống giặc”.
Đây vừa là bài học kinh nghiệm, vừa là định hướng quan trọng của công tác Mặt
trận Tổ quốc hiện nay.
Hai là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết tồn dân tộc phải ln
ln đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là vừa là bài học kinh nghiệm vừa là
nhiệm vụ quan trong của công tác Mặt trận nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
là ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu vì một nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bởi vậy, trong
14


phòng, chống đại dịch Covid-19 cần phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại
đoàn kết dân tộc; nâng cao trách nhiệm và vai trò nêu gương của các cấp uỷ, tổ
chức đảng trong việc xây dựng và củng cố khối đại đồn kết
Ba là, phát huy vai trị nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phòng, chống đại dịch
Covid-19. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần quyết tâm
cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, đoàn kết thống nhất chặt chẽ hơn nữa; có trách
nhiệm vẻ vang trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động

nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây
dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi “cuộc chiến đấu” với
đại dịch Covid-19.
Bốn là, cùng với quan điểm “lấy dân làm gốc”, các cấp ủy, tổ chức đảng,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện vai trò giám sát và phản biện, các cơ quan
chức năng, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thực hiện quy chế dân chủ
2.4: Trách nhiệm của sinh viên trong việc củng cố Đại đoàn kết dân tộc
▪ Trách nhiệm của sinh viên trong củng cố khối Đại đồn kết dân tộc:
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm trong việc củng cố và góp phần
khối đại đồn kết dân tộc là việc ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây
dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư tưởng cơ bản trong việc chiến đấu,
chống giặc ngoại xâm, hình thành sức mạnh vững chắc, là một vấn đề sống của
cách mạng
Thứ nhất: ý thức luôn được rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày: Tôi sẽ
luôn đặt trách nhiệm và phẩm cách lên hàng đầu. Vì đối với một Đảng viên, việc
đặt trách nhiệm và phẩm cách sẽ quyết định tất cả trong cơng trình phát triển đất
nước ta. Ln ln trau dồi phẩm chất tự cách, hồn thành nhiệm vụ mà Đảng
và chính quyền giao phó.
Thứ hai: ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc nghề
nghiệp của mình.

15


Thứ ba: sống chính trực, trung thực, dám đứng lên làm chứng, bảo vệ cho
những điều đúng đắn, bảo vệ đường lối chính sách, quan niệm của Đảng Cộng
Sản. Ln u thương người khó khăn hơn mình, sống ngay thẳng, khiêm tốn
trong mọi việc.
Là một sinh viên, cần cố gắng, phấn đấu, noi gương tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ln trau dồi kiến thức, hiểu biết, từ đó vận dụng vào cơng cuộc xây

dựng, góp phần làm cho đất nước ngày càng trở nên tốt đẹp hơn
▪ Trách nhiệm của sinh viên trong cơng cuộc phát huy tư tưởng Đại
đồn kết dân tộc trong đại dịch Covid:
Là một sinh viên – tuổi trẻ của đất nước, hơn lúc nào hết, cần nêu cao ý
thức trách nhiệm với đất nước, cộng đồng cũng như với chính bản thân và gia
đình mình, tiếp tục tuân thủ nghiêm túc mọi nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh,
chủ động tiêm vắc-xin, thực hiện giãn cách xã hội, 5K,… có ý thức tuân thủ
nghiêm túc, tự giác hạn chế một số thói quen, sở thích, nhu cầu có thể ảnh
hưởng tới sự an nguy của cả cộng đồng, xã hội.
Đồng thời cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin chính xác, tin cậy, khơng lan
truyền thơng tin vơ căn cứ, bịa đặt, xuyên tạc tình hình dịch bệnh, không để kẻ
xấu lợi dụng, tiếp tay cho hành vi trái pháp luật; kịp thời phát hiện, báo cáo cơ
quan chức năng về hành vi sai phạm.
Có trách nhiệm nêu cao tinh thần tự giác, tích cực tham gia vào công tác
tuyên truyền, ý thức cho người dân về việc phịng, chống dịch Covid. Tích cực
tham gia vào các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ các địa phương trong cơng tác
phịng, chống dịch.
Tích cực học tập và rèn luyện tốt, tham gia đóng góp vào hoạt động
phịng, chống dịch của địa phương, trường học, xã hội.
Hơn hết, là luôn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Khi mọi người dân đều
sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và phát huy vai trị cơng dân trong
phịng, chống Covid-19, chúng ta nhất định sẽ giành chiến thắng trong cuộc
chiến đầy cam go này.
16


KẾT LUẬN

Đại đồn kết dân tộc là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược cơ bản, nhất quán
và xuyên suốt tiến trình Cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại

đồn kết là sức mạnh, cội nguồn của mọi thành cơng. Đại đồn kết tồn dân phải
dựa trên cơ sở hài hồ quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đều vì lợi ích nhân dân.
Từ những nội dung đã phân tích có thể thấy, cuộc chiến chống đại dịch
Covid-19 cịn diễn biến phức tạp, kéo dài, khó lường; vai trị của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tiếp tục được khẳng định và nâng cao
trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận
và các đồn thể với các tầng lớp nhân dân ngày càng được củng cố, tăng cường,
phát huy. Ðường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân
tộc ngày càng được tăng cường và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật.
Các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lịng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua
khó khăn phịng, chống đại dịch Covid-19; giữ vững sự ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân
và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vậy nên việc vận dụng kịp thời, đúng đắn tư tưởng và huy động sức mạnh
Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp dân tộc ta phát triển, chống lại đại
dịch. Chúng ta tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc của tồn
bộ hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lịng của tồn dân dân tộc, chúng ta sẽ
chiến thắng được đại dịch Covid-19

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - dành cho bc đại hc khng chuyên
ngành lý lun chính trị, Nxb. Lý lun chính trị, Hà Nội – 2021.
[2] Phạm Ngọc Anh: Hỏi và đáp mn hc Tư tưởng Hồ Chí Minh - dành cho

bc đại hc khng chuyên ngành Mác- Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2012.
[3] Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H.1995.
[4] Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H.2000.
[5] Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H.2011.
[6] Báo Chính : baochinhphu.vn

18



×