Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Huong_dan_su_dung_Site_Master_v_1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.08 KB, 28 trang )

Công ty TNHH Công nghệ và Hệ thống (SYTEC)
----***---

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
SITE MASTER – S331D
CABLE AND ANTENNA ANALYZER
HÃNG SẢN XUẤT: ANRITSU


Phần 1. Giới thiệu chung
Model
S331D
S332D

Dải tần số
Chế độ phân tích cáp và ăng ten
Chế độ phân tích cáp và ăng ten
Chế độ phân tích phổ

25MHz đến 4000 MHz
25 MHz đến 4000 MHz
100 kHz đến 3 GHz

Mô tả chung:
Site Master Model S331D là một thiết bị phân tích cáp và ăng ten loại cầm tay. Thiết bị
có các phím số để nhập số liệu và một màn hình tinh thể lỏng màu LCD để hiển thị các
kết quả đo dưới dạng đồ hình cho nhiều phép đo khác nhau.
Site Master có thể hoạt động liên tục trong vòng 1.5h với nguồn pin trong được sạc đầy
điện và có thể hoạt động từ nguồn điện 12.5V DC. Chức năng tiết kiệm năng lượng của
máy giúp cho kéo dài thời gian hoạt động của pin.
Site Master được dùng để đo SWR (hệ số sóng đứng), suy hao phản hồi, suy hao trên cáp


và định vị vị trí bị lỗi của các thành phần RF trên hệ thống ăng ten thu phát. Site Master
Model S332D cịn có thêm tính năng phân tích phổ, phân tích tỷ số sóng mang trên nhiễu.
Các vệt tín hiệu đo có thể được thay đổi mức hoặc được làm tăng thêm tính năng bằng
các marker tần số hoặc các đường giới hạn. Một lựa chọn menu sẽ làm cho thiết bị phát
ra một âm “beep” khi giá trị giới hạn bị vượt quá. Để cho phép người dùng sử dụng thiết
bị trong mơi trường thiếu ánh sáng, màn hình LCD có tính năng cho phép điều chỉnh độ
tương phản và độ sáng tối.
Các phụ kiện chuẩn đi kèm theo máy:
- Va li mềm đựng thiết bị
- Pin tái xạc
- AC- DC Adapter và dây nguồn.
- Bộ dây nguồn sử dụng nguồn ắc qui trên ô tô (điện áp 12VDC)
- Phần mềm phân tích kết quả đo (Handheld Software Tool CD-ROM)
- Cáp kết nối máy tính (giao diện RS-232, 9 chân, loại null modem)
- Một năm bảo hành miễn phí (đối với Pin, phần cứng và phần mềm)
- Sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh


CÁC TIÊU CHUẨN VỀ AN TỒN THIẾT BỊ
1. Quy trình về bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị:
Quá trình bảo dưỡng thiết bị bao gồm việc làm sạch thiết bị, kiểm tra và lau đầu
connector RF trên thiết bị và các phụ kiện.
Làm sạch Site Master bằng vải mềm, bông được làm ẩm bằng nước hoặc dung dịch làm
sạch trung tính.
Chú ý: để tránh làm hư hại cho màn hiển thị hoặc vỏ, không được sử dụng các chất làm
sạch dưới dạng dung mơi hoặc chất mài mịn.
Lau Connector RF và các chân của Connector bằng vải sợi cotton được làm ẩm bằng cồn
nguyên chất. Kiểm tra connector bằng mắt thường. Nếu khơng chắc là connector có tốt
hay khơng, hãy đo kích thước của connector để xác nhận là đường kính của connector là
đúng chủng loại.

Kiểm tra bằng mắt thường đối với cáp nối dài cổng đo. Cáp đo này có thể đồng nhất,
khơng bị uốn, rạn, hoặc gẫy.
2. Quy trình về sử dụng nguồn pin:
2.1 Sạc nguồn cho một pin mới:
Pin NiMH trang bị cho Site Master đã được thực hiện hồn chỉnh chu trình 3 lần sạc và 3
lần sả điện tại nhà máy và tính năng của pin đảm bảo cho người sử dụng sau lần sạc đầu
tiên.
Lưu ý: Nguồn pin sẽ không sạc điện nếu nhiệt độ của pin vượt quá 450C hoặc thấp hơn
00C.
Quá trình sạc pin được thực hiện như sau:
Bước 1. Tắt nguồn Site Master
Bước 2. Kết nối bộ AC-DC Adapter vào cổng sạc điện cho Site Master.
Bước 3. Kết nối bộ AC-DC adapter vào nguồn điện lưới 120VAC hoặc 240VAC tuỳ theo
ứng dụng của người sử dụng.
Bộ chỉ thị nguồn điện ngoài màu xanh trên Site Master được kích hoạt sẽ chỉ thị sự xuất
hiện của nguồn điện ngoài DC, đèn chỉ thị sạc pin sẽ bật sáng, và nguồn pin bắt đầu được
sạc điện. Bộ chỉ thị sạc pin sẽ vẫn sáng cho đến khi pin vẫn còn được sạc. Khi nguồn pin
được sạc đầy điện, bộ chỉ thị sạc điện nhanh sẽ tắt. Nếu nguồn pin không sạc được, hãy
liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Anritsu gần nhất.
2.2 Xác định tuổi thọ của pin:
Khi bộ AC-DC adapter được tháo ra khỏi Site Master, biểu tượng chỉ thị nguồn pin sẽ tự
động hiển thị ở góc trên bên phải của màn hình hiển thị của Site Master. Nếu tồn bộ biểu
tượng của Pin là màu đen, thì pin đã được sạc đầy. Khi dòng tin LOW BATT thay thế
biểu tượng in ở góc trái trên của màn hình, thiết bị còn đo được trong vài phút.Nếu biểu


tượng LOW BATT nhấp nháy kèm theo tiếng bíp, nguồn Pin chỉ có thể hoạt động thêm
khoảng 1 phút nữa.
Một khi tất cả nguồn trong Site Master đã gần hết, màn hình hiển thị LCD sẽ bị mờ. Tại
thời điểm này, Site Master sẽ tự đọ chuyển sang chế độ tắt và nguồn pin cần được tái sạc.

Tuổi thọ của Pin:
Nguồn pin NiMH sẽ làm việc được lâu hơn và hoạt động tốt hơn nếu ta cho Pin được xả
hết điện trước khi thực hiện việc tái sạc.
Thông thường, các pin NiMH sẽ sẽ tự xả trong suốt quá trình lưu điện và sẽ giảm đến
80% dung lượng pin ban đầu sau thời gian sử dụng 12 tháng liên tục.
Lưu ý khi sử dụng nguồn Pin:
- Không được phép là ngắn mạch các cực của pin
- không được đánh rơi, làm méo hoặc tìm cách gỡ pin ra.
- Khơng bao giờ được sử dụng những nguồn sạc pin bị hỏng hoặc pin hỏng
- Ln sử dụng pin đúng mục đích
- Nhiệt độ tăng/giảm quá mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng sạc của pin và tuổi thọ
của pin.
- Lưu giữ pin được khuyến nghị ở nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 450C
- Không để pin được tiếp xúc với lửa.
- Không được phép sạc pin trong thời gian quá 24 giờ, vì sạc quá lâu sẽ làm giảm
tuổi thọ của pin.
- Khi không sử dụng Site Master hoặc bộ sạc pin, hãy tháo nó ra khỏi nguồn điện.
3. Quy chuẩn an toàn đối với việc sử dụng các cổng đo:
3.1 Đối với cổng RF Out:
Mức tối đa tín hiệu đầu vào cho phép +23dBm, tại ±50VDC
Đối với những nguồn tín hiệu có mức cơng suất ra lớn hơn +23dBm, tuyệt đối khơng
được kết nối vào cổng này vì mức tín hiệu đó có thể làm hỏng thiết bị. Nếu vẫn dùng
nguồn tín hiệu này, người dùng phải sử dụng một bộ Attenuator có mức suy hao 20dB
hoặc 30dB, để đảm bảo tín hiệu sau khi đi qua bộ suy hao sẽ không lớn hơn +23dB.
3.2 Đối với cổng đo RF In (chế độ đo cơng suất với Option 29)
Mức tín hiệu lớn nhất đầu vào cho phép mà không làm hư hại đến cổng đo là +43dBm.
Đối với những nguồn tín hiệu có mức cơng suất ra lớn hơn +43dBm, tuyệt đối khơng
được kết nối vào cổng này vì mức tín hiệu đó có thể làm hỏng thiết bị. Nếu cần đo nguồn
tín hiệu này, người dùng phải sử dụng một bộ Attenuator có mức suy hao 20dB hoặc
30dB, để đảm bảo tín hiệu sau khi đi qua bộ suy hao sẽ không lớn hơn +43dB.



4. Các cổng chức năng của thiết bị:
12.5 – 15VDC
(1350mA)
Battery Charging
LED
External Power
LED
Serial Interface

Cổng đầu vào điện áp 12.5 đến 15VDC, 1350mA, cấp nguồn cho
thiết bị hoặc sạc pin
đèn bật sáng khi pin đang được sạc điện. Đèn hiển thị tự động tắt
khi pin đã được sạc đầy
đèn bật sáng khi Site Master đang được cấp nguồn từ một nguồn
điện ngoài
Giao diện RS232 DB9 để kết nối với cổng COM trên máy tính
(dùng sử dụng với chương trình phần mềm Handheld Software
Tools) hoặc để kết nối với một máy in mà Site Master hỗ trợ.
RF Out/
Cổng ra RF, trở kháng 50 Ohm, dùng cho các phép đo phản xạ.
Reflection 50 Ω
Mức công suất tối đa đầu vào +23dBm tại ±50 Vdc
Spectrum
Cổng vào RF, trở kháng 50 Ohm, dùng cho phép đo phân tích phổ
Analyzer RF In
(Model S332D). Mức cơng suất đầu vào tối đa +43dB tại tại ±50
50 Ω
Vdc

External Freq
Cổng vào cho một tín hiệu chuẩn bên ngồi hoặc nguồn trigger
Ref/Ext Trigger
trong chế độ phân tích phổ
T1/E1
Các cổng kết nối thu và phát cho các phép đo T1 và E1 (Option
Receive/Transmit 50, chỉ dành cho model S331D)
Panel mặt trước máy và các phím cứng chức năng
Giao diện người dùng của Site Master dưới dạng menu dễ sử dụng và cần hướng dẫn một
sơ qua cho người sử dụng. Các phím cứng ở panel trước của Site Master được dùng để
khởi hoạt các menu chức năng cụ thể. Có 4 phím cứng chức năng được bố trí ở phía bên
dưới của cửa sổ trạng thái: Mode, Frequency/Distance, Amplitude và Measure/Display.
Có 17 phím cứng khác được bố trí ở phía phải của cửa sổ hiển thị. 12 phím cứng thực
hiện hơn một chức năng, tuỳ thuộc vào chế độ hoạt động hiện tại. Các phím chức năng
kép được dán nhãn với một chức năng bằng màu đen, chức năng kia bằng màu xanh da
trời.
Có 6 phím mềm để thay đổi chức năng tuỳ theo việc lựa chọn chế độ hiện tại. Các chức
năng của các phím mềm này được hiện thị bằng vùng menu các phím mềm ở phía bên
phải của màn hình.
(hình vẽ 2-2)
Các phím chức năng được mơ tả dưới đây như sau:
Các phím cứng chức năng:
MODE

Mở hộp lựa chọn chức năng, sử dụng các phím mũi tên Up/Down
để chọn chế độ đo mong muốn. Ấn ENTER để xác nhận.
Các chế độ đo bao gồm:


FREQ/DIST

AMPLITUDE
MEAS/DISP

Freq – SWR
Return Loss
Cable Loss – One Port
DTF – SWR
Return Loss
Hiển thị tần số hoặc khoảng cách đến Lỗi, sử dụng các phím mềm
chức năng tuỳ thuộc vào chế độ đo
Hiển thị menu phím mềm biên độ cho chế độ hoạt động hiện tại
Hiển thị các menu phím mềm hiển thị và đo lường cho chế độ hoạt
động hiện tại

Các phím cứng trên bàn phím:
Các phím cứng chức năng được in màu đen trên bàn phím của máy:
0–9

Các phím này được sử dụng để nhập vào các số đếm (từ 0 đến 9)
khi có yêu cầu thiết lập hoặc thực hiện phép đo
+/Phím cộng/trừ để nhập các giá trị dương hoặc âm khi yêu cầu thiết
lập hoặc thực hiện phép đo

Dấu thập phân được dùng để nhập vào các giá trị thập phân
ESCAPE/CLEAR Thoát khỏi chế độ hoạt động hiện tại hoặc xố tình trạng hoạt động
của cửa sổ. Nếu 1 tham số được biên soạn, ấn phím này để xoá giá
trị hiện tại, nhập số liệu và lưu lại thành giá trị sau cùng. Ấn phím
này một lần nữa sẽ đóng tham số lại. Trong suốt q trình qt, ấn
phím này sẽ dịch chuyển menu hiện tại lên mức cao hon.
Up/Down Arrows Tăng hoặc giảm một giá trị tham số. Giá trị tham số cụ thể bị tác

độ sẽ hiển thị trong vùng bản tin của màn hình hiển thị LCD
ENTER
Thực hiện hành động hiện tại hoặc xác nhận việc chọn tham số
ON/OFF
Bật hoặc tắt nguồn Site Master. Khi được bật, trạng thái hệ thống
được lưu tại thời điểm tắt cuối cùng sẽ được khơi phục. Nếu phím
ESCAPE/CLEAR được ấn giữ trong khi phím ON/OFF được ấn,
trạng thái thiết lập của nhà máy sẽ được khôi phục.
SYS
Cho phép lựa chọn các tham số thiết lập hệ thống và ngôn ngữ
hiển thị. Trong chế độ phân tích cáp và ăng ten, những lựa chọn sẽ
là Options, Clock, Seft Test, Status, và Language.
Các phím cứng chức năng sau được in màu xanh trên các phím của bàn phím

AUTO SCALE

Với màn hiển thị màu, đèn màn hình (backlight) ln bật, phím
này được chỉ dùng để điều chỉnh độ sáng tối của màn hình. Sử
dụng các phím mũi tên Up/Down và phím ENTER để điều chỉnh
độ sáng tối của đèn màn hình.
Chức năng điều chỉnh độ tương phản của màn hình LCD. Sử dụng
các phím mũi tên Up/Down và phím ENTER để điều chỉnh độ
sáng tối của màn hình.
Tự động điều chỉnh tỷ lệ cửa sổ trạng thái để đạt được độ phân giải
tối ưu trong chế độ đo cáp và ăng ten


LIMIT

hiển thị menu đường giới hạn cho chế độ đang hoạt động hiện tại

khi đang ở trong chế độ phân tích cáp và ăng ten
MARKER
hiển thị menu marker của chế độ hoạt động hiện tại khi đang ở chế
độ phân tích cáp và ăng ten
PRINT
In kết quả hiển thị trên màn hình ra máy in qua cổng RS232 Serial
RECALL
Gọi lại vệt tín hiệu đo đã lưu trong bộ nhớ của máy. Khi phím này
DISPLAY
được ấn, một hộp lựa chọn “Recall Trace” xuất hiện trên màn hiển
thị. Chọn vệt tín hiệu cần, bằng việc sử dụng các phím mũi tên
Up/Down và phím ENTER để thực hiện.
RECALL
Gọi lại một thiết lập đã được lưu trước đó từ một nơi trong bộ nhớ.
SETUP
Khi phím này được ấn, một hộp thoại “Recall Setup” xuất hiện
trên màn hình. Chọn một thiết lập bằng cách dùng phím mũi tên
Up/Down và ấn phím ENTER để thực hiện.
RUN/HOLD
Trong chế độ Hold, phím này bắt đầu Site Master quét và cung cấp
một trigger Single Sweep Mode, Khi ở chế độ Run, nó sẽ dừng
quét. Khi ở trong chế độ Hold, biểu tượng Hold xuất hiện trên màn
hiển thị. Chế độ Hold có thể được dùng để tiết kiệm năng lượng
cho pin.
SAVE DISPLAY Thiết bị có khả năng lưu tới 200 kết quả đo khác nhau vào bộ nhớ.
Khi phím này được nhấn, hộp thoại Trace Name xuất hiện. Sử
dụng các phím mềm để nhập vào tới 16 ký tự số để đặt tên cho
mỗi kết quả đo dạng đồ thị và ấn phím ENTER để lưu kết quả.
SAVE SETUP
Lưu thiết lập hệ thống hiện tại vào một nơi trong bộ nhớ của thiết

bị. Số các vị trí thay đổi theo từng model và các lựa chọn được cài
đặt. Có sẵn 10 phép thiết lập trong chế độ phân tích cáp và ăng ten,
và 5 phép thiết lập ở chế độ phân tích phổ (Chỉ dành cho model
S332D). Có sẵn 5 thiết lập có thể lưu trong chế độ đo Công suất
(Option 29) và 5 trong chế độ T1/E1 (Option 50 cho S331D).
Khi phím này được nhấn, hộp thoại lựa chọn Save Setup xuất hiện
trên cửa sổ trạng thái. Sử dụng phím mũi tên Up/Down để chọn
một thiết lập và ấn phím ENTER để xác nhận kết quả.
START CAL
Bắt đầu quá trình hiệu chuẩn trong các chế độ SWR, Return Loss,
hoặc đo DTF. (không hỗ trợ trong các chế độ phân tích phổ hoặc
đo cơng suất)


Phần 2: Quá trình chuẩn bị đối với các phép đo của Site
Master
Phần này cung cấp các thông tin tổng quan ngắn gọn của Site Master. Nội dung phần này
sẽ giúp người sử dụng có một điểm khởi đầu để thực hiện phép đo cáp và ăng ten cơ bản,
phép đo phân tích phổ (đối với model S332D) và các phép đo cơng suất. Các quy trình về
chế độ phân tích cáp và ăng ten, các chế độ đo thơng thường sẽ được giới thiệu ở đây.
Quy trình bật nguồn
Site Master của Anritsu có khả năng hoạt động liên tục đến 1.5 giờ với một nguồn Pin
trong được sạc đầy. Các đặc tính bảo tồn năng lượng tích hợp bên trong máy giúp cho
thời gian hoạt động của Pin được tăng lên.
Site Master cũng có thể hoạt động với một nguồn DC 12.5V (cũng đồng thời sạc điện cho
nguồn Pin). Điều này thực hiện được với bộ Anritsu AC-DC Adapter(P/N 40-163) hoặc
Bộ xạc điện với nguồn điện trên ô tô (P/N 806 – 62 12.5VDC Automotive Cigarette
Lighter Adapter. Cả hai bộ Adapter này đều là phụ kiện chuẩn của Site Master.
Để bật nguồn Site Master, thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Ấn nút ON/OFF từ bàn phím phía trước mặt máy

Bước 2. Site Master sẽ hiển thị tên Model, phiên bản Firmware, nhiệt độ bên trong máy
và điện áp, và sau đó thực hiện chức năng tự kiểm tra trong vòng 5 giây. Tại thời điểm
kết thúc việc tự kiểm tra (Seft Test), màn hiển thị sẽ xuất hiện 1 gợi ý ấn nút ENTER để
tiếp tục. Nếu nút Enter không được nhấn, Site Master sẽ tiếp tục chạy sau 5 giây tiếp
theo.
Bước 3. Ấn nút ENTER để tiếp tục.
Chế độ phân tích cáp và ăng ten:
Lựa chọn tần số:
Đối với các phương pháp hiệu chuẩn OSL hoặc FlexCal, dải tần số cho phép đo mong
muốn phải được thiết lập. Site Master sẽ tự động thiết lập tần số khi một tín hiệu chuẩn
nào đó được người sử dụng lựa chọn, hoặc tần số sẽ được thiết lập bằng tay thơng qua
việc sử dụng các phím mềm F1 và F2.
Để thiết lập tần số đến 1 tín hiệu tiêu chuẩn cụ thể cho quá trình hiệu chuẩn OSL hoặc
FlexCal:
Bước 1. Ấn nút FREQ/DIST
Bước 2. Ấn phím mềm Signal Standard
Bước 3. Sử dụng các phím mũi tên Lên/Xuống để chuyển đến tín hiệu mong muốn, sau
đó nhấn phím ENTER để chọn.
Để thiết lập bằng tay dải tần số cho việc hiệu chuẩn OSL hoặc FlexCal:
Bước 1. Ấn phím FREQ/DIST
Bước 2. Ấn phím mềm F1
Bước 3. Nhập vào tần số bắt đầu, sử dụng bàn phím số hoặc các phím mui tên
Lên/Xuống


Bước 4. Ấn phím ENTER để xác nhận F1 là tần số mong muốn
Bước 5. Ân phím mềm F2
Bước 6. Nhập vào tần số cuối, sử dụng bàn phím số hoặc các phím mũi tên Lên/Xuống
Bước 7. Ấn phím ENTER để xác nhận F2 là tần số mong muốn.
Bước 8. Kiểm tra lại các tần số đầu và cuối có đáp ứng yêu cầu về dải tần số đo mong

muốn.
Hiệu chuẩn
Các phương pháp hiệu chuẩn:
Để các kết quả đo được chính xác, Site Master phải được hiệu chuẩn trước khi thực hiện
bất kỳ một phép đo nào. Site Maste phải được hiệu chỉnh lại sau khi tần số thiết lập thay
đổi, nhiệt độ vượt quá dải nhiệt độ hiệu chuẩn hoặc cáp nối dải cổng đo được tháo ra
hoặc thay thế.
Có 2 phương pháp hiệu chỉnh Site Master là hiệu chỉnh FlexCal và OSL, với mỗi phương
pháp sẽ được thực hiện bở các phần tử khác nhau hoặc với InstaCal Module, đưa ra 4 kỹ
thuật hiệu chỉnh giúp người dùng chủ động trong cách hiệu chỉnh. FlexCal là một phương
pháp hiệu chỉnh tần số băng rộng (25 MHz đến 4000MHz) mà giá trị của nó vẫn duy trì
ngay cả khi tần số thay đổi. Một bộ hiệu chuẩn OSL bao gồm các phần tử Open, Short và
Load được dùng cho dải tần số do người dùng lựa chọn, và kết quả hiệu chỉnh khơng giữ
được giá trị nếu sau đó tần số thiếp lập bị thay đổi. Chế độ hiệu chỉnh mặc định là OSL.
Với từng phương pháp hiệu chuẩn, Site Master có thể được hiệu chỉnh bằng tay với các
phần tử hiệu chuẩn (Open, Short và Load) hoặc bằng InstaCal Module.
Nếu 1 cáp nối dài cổng đo được sử dụng, Site Master phải được hiệu hiệu chỉnh cùng với
việc cáp này được nối vào cổng RF. Cáp nối dài cổng đo là một loại cáp ổn định pha và
được dùng như một cáp nối dài cho cổng đo để đảm bảo phép đo được chính xác và có
thể lặp lại. Cáp ổn định pha này có thể được xê dịch, hoặc uốn cong trong khi đang tiến
hành phép đo mà không gây ra lỗi cho phép đo.
Xác lập quá trình hiệu chuẩn:
Trong suốt quá trình hiệu chuẩn ở chế độ Return Loss, hoặc là với các phần từ hiệu chuẩn
riêng rẽ hoặc là với InstalCal Module, có các mức đo điểm hình được coi là đạt. Việc xác
nhận các mức đo hiển thị trên màn hình trong suốt quá trình hiệu chuẩn có thể tiết kiệm
thời gian đo tại hiện trường.
Các đặc tính tín hiệu đo được trong chế độ suy hao phản hồi:
Khi các phần tử hiệu chuẩn riêng biệt được kết nối với cổng RF ra của Site master, các
mức đo sau đây sẽ hiển thị trên màn hình
- Khi phần tử OPEN được kết nối, vệt tín hiệu sẽ được hiển thị từ 0 đến 10 dB

- Khi phần tử SHORT được kết nối, vệt tín hiệu sẽ được hiển thị từ 0 đến 10 dB
- Khi phần tử LOAD được kết nối, vệt tín hiệu sẽ được hiển thị từ 0 đến 50dB
Khi một InstalCal Module được kết nối với cổng RF out của Site Master, các mức đo sau
sẽ được hiển thị:


-

Khi Site Master đo một phần tử tương ứng OPEN, vệt tín hiệu đo sẽ được hiển thị
từ 0 đến 20 dB
Khi Site Master đo một phần tử tương ứng SHORT, vệt tín hiệu đo sẽ hiển thị
giữa các mức 0 đến 20 dB
Khi Site Master đo một phần tử tương ứng LOAD, vệt tín hiệu đo sẽ hiển thị giữa
các mức từ 0 đến 50 dB

Các quy trình hiệu chuẩn sau đây giải thích các phương pháp hiệu chuẩn OSL tiêu chuẩn,
FlexCal và InstaCal.
Các quy trình hiệu chuẩn OSL
Trong chế độ Phân tích Cáp và Ăng ten, nếu bản tin “Cal Off” được hiển thị, hoặc cáp nối
với cổng đo đã được thay đổi, thì một phép hiệu chỉnh mới được yêu cầu tiến hành. Các
quy trình sau đây đề cập chi tiết cách thức thực hiện phép hiệu chuẩn OSL
------ Hình vẽ minh họa (hình 3-2) –
Hiệu chuẩn OSL tiêu chuẩn
Bước 1. Lựa chọn OSL Cal bằng việc ấn phím SYS, sau đó ấn phím mềm Options.
Phương pháp hiệu chuẩn được chọn hiện tại được hiển thị tại phía dưới của cửa số trạng
trại thái, Sử dụng phím mềm CAL Mode để chọn phương pháp hiệu chuẩn OSL.
Bước 2. Lựa chọn dải tần số cần đo
Bước 3. Ấn phím START CAL. Bản tin “Connect OPEN or INSTACAL Module to RF
Out Port” sẽ xuất hiện trong hộp bản tin, với loại hiệu chuẩn trong thanh tiêu đề của hộp
thoại

Bước 4. Kết nối phần tử hiệu chuẩn OPEN và nhấn phím ENTER. Bản tin “Measuring
OPEN” và “Connect SHORT to RF out” xuất hiện trên màn hình.
Bước 5. Tháo phần tử OPEN, kết nối phần tử hiệu chuẩn SHORT và nhấn phím ENTER.
Bản tin “Measuring SHORT” và “Connect LOAD to RF out” sẽ xuất hiện trên màn hình
Bước 6. Tháo phần tử SHORT, kết nối phần tử hiệu chuẩn Termination và ấn phím
ENTER. Bản tin “Measuring LOAD” sẽ xuất hiện. Một tiếng bip sẽ phát ra khi việc hiệu
chuẩn kết thúc.
Bước 7. Xác nhận rằng việc hiệu chỉnh đã được thực hiện đúng cách bằng việc kiểm tra
dòng tin “Cal ON” hiện tại được hiển thị ở phía trên góc trái của màn hiển thị.
Hiệu chuẩn FlexCal OSL
Bước 1. Bằng việc ấn phím SYS, sau đó là phím mềm Status, phương pháp hiệu chuẩn
được chọn hiện tại sẽ xuất hiện. Để thay đổi phương pháp hiệu chuẩn, chọn phím SYS,
sau đó là phím mềm Options. Sử dụng phím mềm CAL Mode để chọn chế độ hiệu chuẩn
FlexCal.
Bước 2. Ấn phím START CAL. Dòng tin “Connect Open or INSTACAL Module to RF
Out Port” sẽ xuất hiện trong hộp bản tin, với kiểu hiệu chuẩn trong thanh tiêu đề của hộp
thoại.
Bước 3. Kết nối phần tử hiệu chuẩn OPEN và nhấn phím ENTER. Dòng tin “Measuring
OPEN” và “Connect SHORT to RF out” xuất hiện trên màn hình và tần số sẽ được thiết
lập tự động bởi máy đo Site Master từ 25MHz đến 4000MHz.


Bước 4. Tháo phần tử OPEN, kết nối phần tử hiệu chuẩn SHORT và nhấn phím ENTER.
Bản tin “Measuring SHORT” và “Connect LOAD to RF out” sẽ xuất hiện trên màn hình
Bước 5. Tháo phần tử SHORT, kết nối phần tử hiệu chuẩn Termination và ấn phím
ENTER. Bản tin “Measuring LOAD” sẽ xuất hiện. Một tiếng bip sẽ phát ra khi việc hiệu
chuẩn kết thúc.
Bước 6. Xác nhận rằng việc hiệu chỉnh đã được thực hiện đúng cách bằng việc kiểm tra
dòng tin “FlexCal ON” hiện tại được hiển thị ở phía trên góc trái của màn hiển thị LCD.
Xác nhận InstaCal Module

Xác nhận module InstaCal trước khi đo quét đường truyền dẫn cáp là vấn đề then chốt
đối với dữ liệu đo được. Việc xác nhận InstaCal module chỉ ra bất kỳ những hư hại nào
trong module do hỏng mạch hoặc hỏng trong mạch điều khiển. Chức năng đo này khơng
cố đặc tính hóa InstaCal Module, vì lĩnh vực này do nhà máy hoặc trung tâm dịch vụ thực
hiện.
Chất lượng của module InstaCal có thể được xác nhận bởi phương pháp kết cuối
Termination, hoặc phương pháp Offset. Phương pháp kết cuối là phương pháp được ưa
chuộng trong đo hiện trường, là tương tự dùng một bộ tải xấu hoặc bộ tải tốt.
Phương pháp kết cuối:
Phương pháp kết cuối (Termination) so sánh một tải chuẩn với module InstaCal và đưa ra
một gianh giới đối với các phép đo trường. Một bộ tải chuẩn có có hệ số directivity lớn
hơn 42 dB.
Bước 1. Thiết lập tần số theo thiết bị cần đo (Cellular, PCS, GSM)
Bước 2. Ấn phím MODE và chọn chế độ Freq-Return Loss
Bước 3. Kết nối module InstaCal vào cổng RF của Site Master các hiệu chuẩn Site
Master sử dụng module InstaCal
Bước 4. Tháo module InstaCal khỏi cổng RF Out và kết nối phần tử Tải chuẩn vào cổng
RF Out.
Bước 5. Đo suy hao phản hồi của bộ Tải chuẩn. Mức đo được có thể nhỏ hơn 35 dB trên
dải tần số đã hiệu chỉnh
Bước 6. Ấn phím MARKER và thiết lập marker M1 là “Marker to Peak”. Giá trị M1 nên
nhỏ hơn mức suy hao phản hồi 35 dB.
Bước 7. Ấn phím SAVE DISPLAY, tên vệt tín hiệu đo và ấn ENTER.
Phương pháp OFFSET:
Một lựa chọn khác đối với phương pháp kết cuối là đo suy hao phản hồi của một mức
offset (lệch) 20 dB. Phương pháp này tương tự để đo ăng ten đã được quy định là có mức
suy hao phản hồi 20 dB qua tồn dải tần số hoạt động. Một độ lệch 20 dB cho một suy
hao phản hồi 20 dB trên dải tần số. Đo suy hao phản hồi với độ lệch 20 dB sẽ cho một
đáp ứng tương đối qua toàn dải tần số của Site Master.
Bước 1. Thiết lập tần số theo đối tượng cần đo (Cellular, PCS, GSM)

Bước 2. Ấn phím MODE và chọn Freq-Return Loss
Bước 3. Kết nối bộ InstaCal vào cổng RF Out của Site Master và hiệu chuẩn Site Master
bằng bộ InstaCal Module


Bước 4. Tháo bộ InstaCal Module ra khỏi cổng RF Out và kết nối độ lệch 20 dB cho
cổng RF Out.
Bước 5. Đo suy hao phản hồi của độ lệch 20 dB. Mức đo có thể là 20 dB, ±2 dB trên dải
tần số hiệu chuẩn
Bước 6. Ấn phím MARKER là đặt marker M1 là “Marker To Peak”. Giá trị M1 có thể
xấp xỉ 20 dB (suy hao phản hồi)
Bước 7. Ấn phím SAVE DISPLAY, nhập tên vệt tín hiệu đo và ấn ENTER.
Các quy trình hiệu chuẩn với Module InstaCal
Kiểm tra lại xem dịng tin “CAL Message” có được hiển thị ở góc trái bên phải của cửa
sổ trạng thái hay khơng. Dịng tin này cho thấy rằng Site Master chưa được hiệu chuẩn.
Các quy trình sau đề cập chi tiết cách thức thực hiện một phép hiệu chuẩn sử dụng
module InstaCal.
Hiệu chuẩn bằng InstaCal tiêu chuẩn
Bước 1. Chọn OSL Cal bằng cách ấn nút SYS, tiếp theo chọn phím mềm Options.
Phương pháp hiệu chuẩn được lựa chọn được hiển thị tại phía dưới của cửa sổ trạng thái.
Sử dụng phím mềm CAL Model để chọn phương pháp hiệu chỉnh OSL.
Bước 2. Chọn dải tần số cần thiết,
Bước 3. Ấn nút START CAL. Dòng tin “Connect OPEN or InstaCal to RF Out Port”
sẽ xuất hiện trong một hộp thoại, với kiểu hiệu chuẩn được đề trên thanh công cụ của hộp
thoại.
Bước 4. Kết nối module InstaCal vào cổng RF Out
Bước 5. Ấn nút ENTER. Site Master sẽ nhận Module InstaCal và hiệu chuẩn thiết bị tự
động băng quá trình OSL. Việc hiệu chuẩn có thể mất tới 45 giây. Khi q trình hiệu
chuẩn kết thúc, có một âm phát ra xác nhận.
Bước 6. Xác nhận là việc hiệu chuẩn đã được thực hiện một cách hoàn chỉnh bằng việc

kiểm tra xem bản tin “CAL Message” có được hiển thị ở góc trên bên trái của cửa sổ
trạng thái hay không.
Hiệu chuẩn bằng InstaCal FlexCal
Bước 1. Chọn FlexCal bằng cách ấn nút SYS, tiếp theo chọn phím mềm Options.
Phương pháp hiệu chuẩn được lựa chọn được hiển thị tại phía dưới của cửa sổ trạng thái.
Sử dụng phím mềm CAL Model để chọn phương pháp hiệu chỉnh FlexCal.
Bước 2. Ấn nút START CAL. Dòng tin “Connect OPEN or InstaCal to RF Out Port”
sẽ xuất hiện trong một hộp thoại, với kiểu hiệu chuẩn được đề trên thanh công cụ của hộp
thoại.
Bước 3. Kết nối module InstaCal vào cổng RF Out. Site Master tự động thiết lập tần số
trong dải từ 25MHz đến 4000 MHz.
Bước 4. Ấn nút ENTER. Site Master sẽ nhận Module InstaCal và hiệu chuẩn thiết bị tự
động băng q trình OSL. Việc hiệu chuẩn có thể mất tới 45 giây. Khi q trình hiệu
chuẩn kết thúc, có một âm phát ra xác nhận.
Bước 5. Xác nhận là việc hiệu chuẩn đã được thực hiện một cách hoàn chỉnh bằng việc
kiểm tra xem bản tin “FlexCAL On!” có được hiển thị ở góc trên bên trái của cửa sổ
trạng thái hay không.


Hiệu chuẩn với Cáp nối dài cổng đo:
Nếu một sợi cáp nối dài cổng đo được sử dụng, Site Master phải được hiệu chỉnh với cáp
này. Tiếp theo các quy trình hiệu chuẩn tương tự như trên với các phần tử hiệu chuẩn
OSL hoặc Module InstaCal tại vị trí điểm cuối của cáp nối dài cổng đo.
Thang đo tự động:
Site Master có thể thiết lập tự động dải biên độ tín hiệu từ giá trị nhỏ nhất đến lớn nhất
của phép đo trên trục Y của cửa sổ đồ thị. Chức năng này đặc biệt hữu ích đối với những
phép đo ở chế độ SWR. Để thiết lập dải đo tự động, ấn nút AUTO SCALE. Site Master
sẽ tự động thiệt lập mức trên và mức dưới tương ứng với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của
phép đo trên trục Y của màn hình LCD.
Thang đo Biên độ:

Các quy trình sau đây sẽ thiết lập thang đo trên và dưới của màn hiển thị:
Bước 1. Ấn phím AMPLITUDE để gọi ra menu Scale
Bước 2. Ấn phím mềm Top và sử dụng bàn phím hoặc các phím mũi tên Up/Down để
soạn giá trị trên cùng (top). Ấn nút ENTER để thiết lập.
Bước 3. Ấn phím mềm Bottom và sử dụng bàn phím hoặc các phím mũi tên Up/Down để
soạn giá trị dưới (bottom). Ấn phím ENTER để thiết lập.
Lưu ý: về cơ bản, thang của trục Y là 0 – 60 dB (suy hao phản hồi) nhưng đối với một số
phép đo khác (vd: Insertion loss), thang đo này có thể được thay đổi là 0 – 10 dB. Nếu
thang này khơng được thay đổi, có thể một vài kết quả đo khơng thể quan sát được trên
màn hình.
Thiết lập Khoảng cách và Loại cáp:
Trong chế độ xác định Khoảng cách - đến - Lỗi (DTF), chiều dài của tuyến truyền dẫn
cáp và loại cáp được chọn. Loại cáp nào sẽ quyết định đến vận tốc truyền lan và hệ số suy
hao cáp. Các quy trình sau đây có thể được dùng để thiết lập khoảng cách và lựa chọn
loại cáp yêu cầu.
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn chế độ DTF Return Loss hoặc DTF SWR. Site Master tự động thiết lập
D1 là zero.
Bước 3. Ấn phím mềm D2.
Bước 4. Nhập vào giá trị D2 cho khoảng cách tối đa của đường truyền dẫn và ấn phím
ENTER để thiết lập giá trị D2.
Bước 5. Ấn phím mềm DTF Aid
Bước 6. Sử dụng các phím mũi tên Up/Down, chọn Cable = và ấn phím ENTER. Sử
dụng phím mũi tên Up/Down để chọn loại cáp chuẩn được lưu ở trong bảng danh mục
cáp Site Master và chọn “Custom”. Một danh sách cáp tuỳ chọn sẽ được tạo ra và tải lên
bằng phần mềm Handheld Software Tools.
Bước 7. Sử dụng phím mũi tên Up/Down, chọn loại cáp mong muốn và ấn phím
ENTER. Loại cáp đã chọn, Tốc độ truyền sóng và Suy hao trên cáp theo đơn vị dB/m
hoặc dB/ft sẽ được hiển thị trên màn hình thống số DTF.



Bước 8. Ấn phím ENTER.
ALL MODES:
Lưu và lấy ra một phép thiết lập (Save and Recall):
Lưu một thiết lập
Bước 1. để lưu cấu hình vào trong một vị trí lưu các thiết lập của người dùng hiện có, ấn
phím SAVE SETUP. Có 10 vị trị trong chế độ phân tích cáp và Ăng ten, và 5 trong chế
độ Phân tích phổ.
Bước 2. Sử dụng bàn phím hoặc phím mũi tên Up/Down để chọn 1 vị trí để lưu.
Bước 3. Ấn phím ENTER để lưu phép thiết lập
Lưu ý: đối với các chế độ phân tích cáp và ăng ten, việc hiệu chuẩn OSL được lưu với
một OSL, một hiệu chuẩn InstaCal OSL được lưu với một OSL!
Gọi ra một phép thiết lập:
Bước 1. Ấn phím RECALL SETUP
Bước 2. Chọn phép thiết lập cần chọn bằng việc dùng phím mũi tên Up/Down
Bước 3. Ấn phím ENTER để gọi ra phép thiết lập vừa chọn
Lưu và Gọi ra một kết quả đo
Lưu một phép đo
Bước 1. Ấn phím SAVE DISPLAY, để kích hoạt một menu số cho lưu vệt tín hiệu đo
Bước 2. Sử dụng các phím mềm để nhập một nhãn cho vệt tín hiệu đo, sau đó ấn phím
ENTER để hồn tất q trình xoạn tên.
Gọi ra một kết quả đo
Bước 1. Ấn phím RECALL DISPLAY
Bước 2. Chọn vệt tín hiệu đo mong muốn bằng việc dùng các phím mũi tên Up/Down
Bước 3. Ấn phím ENTER để gọi ra vệt tín hiệu đo đấy.
Thay đổi đơn vị đo:
ở chế độ mặc định, Site Master hiển thị thông tin theo đơn vị mét. Sử dụng các quy trình
sau để thay đổi đơn vị Anh khi ở trong chế độ phân tích cáp và Ăng ten.
Bước 1. Ấn phím SYS
Bước 2. chọn phím mềm Options

Bước 3. Ấn phím mềm Units để đổi đơn vị met sang đơn vị đo Anh. Lựa chọn hiện tại
được hiển thị ở góc trái bên dưới của màn hình.
Thay đổi ngơn ngữ hiển thị:
Site Master hiển thị mặc định bằng tiếng Anh. Để thay đổi ngôn ngữ hiển thị:
Bước 1. Ấn phím SYS
Bước 2. Chọn phím mềm Langugue


Bước 3. Chọn Ngôn ngữ cần thay đổi trong số các lựa chọn: English, French, German,
Spanish, Chinese, và Japanese.
Điều chỉnh các Markers:
Bước 1. Ấn phím MARKER để gọi ra menu Marker
Bước 2. Ấn phím mềm M1 để chọn chức năng marker M1
Bước 3. Ấn phím mềm Edit và nhận vào một giá trị cần thiết sử dụng bàn phím hoặc các
phím mũi tên Up/Down để dịch chuyển marker mà khơng vẽ lại vệt tín hiệu đo. Ấn phím
mềm ON/OFF để kích hoạt hoặc khơng kích hoạt chức năng marker M1
Bước 4. Ấn phím mềm Back để trở về menu Marker
Bước 5. Lặp lại các bước này cho các marker M2, M3, M4, M5 và M6.
Điều chỉnh các giới hạn (Limits):
Điều chỉnh một giới hạn đơn:
Bước 1. Ấn phím LIMIT.
Bước 2. Ấn phím mềm Single Limit
Bước 3. Ấn phím mềm Edit
Bước 4. Hoặc là nhập vào giá trị bằng các phím số hoặc chuyển đến các đường giới hạn
bằng việc dùng các phím mũi tên Up/Down
Bước 5. Ấn phím ENTER để thiết lập vị trí của đường giới hạn
Điều chỉnh độ tương phản màn hình:
Bước 1. Ấn phím tương phản (vị trí phím số 2)
Bước 2. Điều chỉnh độ tương phản bằng các phím mũi tên Up/Down
Bước 3. Ấn phím ENTER.

Điều chỉnh đèn BackLight:
Bước 1. Ấn phím Light buld (vị trí phím số 1)
Bước 2. Điều chỉnh cường độ sáng tối bằng các phím mũi tên Up/Down
Bước 3. Ấn phím ENTER để lưu thiết lập vừa xong.
In kết quả:
In một màn hình:
Bước 1. Cho kết quả mong muốn hiển thị trên màn hình
Bước 2. Ấn phím SYS và chọn phím mềm Options
Bước 3. Ấn phím mềm Printer và chọn menu hiển thị có thể hỗ trợ chức năng in
Bước 4. Ấn phím PRINT
Bước 5. Kết nối máy in vào máy Site Master
(hình 3-4)


Phần 3 CÁC PHÉP ĐO CÁP VÀ ĂNG TEN
Giới thiệu chung:
Phần này mơ tả những phép đo phân tích cáp feeder và ăng ten, bao gồm các căn bản về
quá trình qt tuyến và đo lường tuyến truyền dẫn vơ tuyến, hỗ trợ khi Site Master trong
chế độ DTF hoặc tần số.
Những căn bản về quét:
Trong thông tin vô tuyến, anten phát và thu được kết nối tới thiết bị thu phát vô tuyến
thông qua đường truyền dẫn. Đường truyền dẫn này thường là cáp đồng trục hoặc ống
dẫn sóng. Hệ thống kết nối này được xem như hệ thống đường dây truyền dẫn. Hình vẽ
bên dưới cho thấy một ví dụ về một hệ thống đường truyền dẫn điển hình.
-

- - - Hình vẽ ------

Chất lượng của một hệ thống đường truyền dẫn có thể bị ảnh hưởng bởi phản xạ tín hiệu
quá mức hoặc suy hao cáp lớn. Phản xạ tín hiệu xảy ra khi tín hiệu RF phản xạ ngược lại

do một sự bất đối xứng về trở kháng hoặc thay đổi về trở kháng gây ra bởi gập gẫy hoặc
uốn cong của đường truyền dẫn. Suy hao cáp gây ra bởi mức suy hao tín hiệu khi nó
truyền qua đường truyền và các connector.
Để xác định chất lượng của một hệ thống truyền dẫn vô tuyến và phân tích các sự cố, u
cầu có 3 loại quét sau:
Đo suy hao phản hồi – đo công suất bị phản xạ lại của hệ thống theo đơn vị decibels (dB).
Phép đo này có thể được thực hiện trong chế độ Tỷ số sóng đứng (SWR), là tỷ số của
công suất phát so với công suất phản xạ.
Phép đo suy hao cáp – đo những năng lượng bị hấp thụ, hoặc mất do hệ thống đường
truyền dẫn, bằng đơn vị dB/m hoặc dB/ft. Các đường truyền dẫn khác nhau có những
mức suy hao khác nhau, và suy hao tùy thuộc vào dải tần số và khoảng cách. Tần số càng
cao hoặc khoảng cách càng dài, suy hao càng lớn.
Phép đo khoảng cách – đến – lỗi (DTF): Tìm ra chính xác vị trí lỗi của các phần tử trong
hệ thống đường truyền dẫn. Chức năng đo này giúp xác định những vấn đề trục trặc trong
hệ thống như kết nối connector, jumper, xoắn cáp hoặc bụi bẩn xâm nhập.
Các phép đo khác nhau được định nghĩa như sau:
Suy hao phản hồi – Quét hệ thống – Một phép đo được thực hiện khi antenna được kết
nối vào điểm cuối của đường truyền dẫn. Phép đo này cung cấp khả năng phân tích các
phần tử trên hệ thống đang tương tác với nhau như thế nào và cung cấp một suy hao phản
hồi tổng của toàn bộ hệ thống


Khoảng cách tới điểm lỗi – Quét tải – Một phép đo được thực hiện khi ăng ten được ngắt
khỏi hệ thống và được thay bằng một tải 50 Ohm tại điểm cuối của đường truyền dẫn.
Phép đo này cho phép phân tích nhiều phần tử của hệ thống đường truyền dẫn trong chế
độ DTF.
Quét Suy hao cáp – Một phép đo được thực hiện khi một bộ ngắn mạch được kết nối vào
điểm cuối của đường truyền dẫn. Điều kiện này cho phép phân tích suy hao tín hiệu qua
đường truyền dẫn và xác định các vấn đề trong hệ thống. Mức suy hao lớn xuất hiện trên
đường truyền hoặc jumper góp phần là giảm chất lượng hệ thống hoặc làm giảm vùng

phủ sóng.
Tồn bộ quy trình đo kiểm hệ thống truyền dẫn nêu trên được goi là “Line Sweeping”.
Chế độ CW:
Chế độ CW có thể được sử dụng để tối đa hóa tốc độ quét của các phép đo tần số và DTF.
Trong chế độ bật CW , số lần qt có thể nhanh gấp đơi so với chế độ tắt CW. Tuy nhiên,
sử dụng phép đo có CW sẽ giảm khả năng chống nhiễu của thiết bị. Trong một mơi
trường có kiểm sốt, vấn đề giảm chống nhiễu có thể khơng thành vấn đề. Bật hoặc tắt
chế độ CW có thể xác nhận rằng Site Master làm giảm các tín hiệu nhiễu. Nếu khơng có
khác biệt đáng kể nào, thì có thể an tồn để thực hiện các phép đo với chế độ bật CW.
Nếu chế độ CW được bật trong qua trình đo RL hoặc SWR thông thường, Site Master sẽ
dễ bị ảnh hưởng đối với các tín hiệu nhiễu. Các tín hiệu nhiễu có thể khiến phép đo tốt
hơn hoặc kém hơn so với thực tế.
Các thơng tin cần có cho phép đo qt:
Các thơng tin sau đây phải được quy định trước khi thực hiện một phép đo quét:
- Dải tần số hệ thống, để thiết lập tần số quét
- Loại cáp, để thiết lập các đặc tính cáp cho các phép đo DTF
- Chiều dài cáp chạy, để thiết lập khoảng cách cho phép đo DTF.
Phép đo suy hao phản hồi hệ thống:
Phép đo suy hao phản hồi hệ thống xác nhận chất lượng của hệ thống đường truyền dẫn
cáp có ăng ten kết nối ở điểm cuối của đường truyền dẫn. Để đo suy hao phản hồi:
Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Presion Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precison Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
o Thiết bị cần đo: Đường truyền dẫn cáp và Anten
Quy trình đo:
Bước 1. Nhấn phím MODE



Bước 2. Lựa chọn Freq-Return Loss sử dụng các phím mũi tên Lên/Xuống và nhấn
phím ENTER.
Bước 3. Thiết lập tần số bắt đầu và tần số cuối, chọn tự động băng một tín hiệu tiêu
chuẩn hoặc nhập bằng tay bằng cách sử dụng 2 phím mềm F1 và F2 (tham khảo hình vẽ)
Bước 4. Thực hiện hiệu chuẩn thơng số cho Site Master
Bước 5. Kết nối đường truyền cáp feeder vào Site Master. Một vệt tín hiệu đo sẽ hiển thị
trên màn hình khi Site Master ở chế độ quét.
Bước 6. Ấn phím SAVE DISPLAY, nhập tên cho vệt đo, và ấn ENTER.
Phép đo Suy hao cáp:
Phép đo suy hao trên cáp của hệ thống truyền dẫn (suy hao chèn thêm) xác nhận mức suy
hao tín hiệu của hệ thống cáp so với đặc tính quy định tham chiếu/ Chức năng đo này có
thể được thực hiện với Site Master ở chế độ Freq-Cable Loss.
Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Presion Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precison Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
Thiết bị cần đo: Đường truyền dẫn cáp và bộ Short
Quy trình đo suy hao cáp:
Bước 1. Nhấn phím MODE
Bước 2. Chọn Freq-Cable Loss sử dụng phím mũi tên Up/Down và ấn ENTER
Bước 3. Lựa chọn Tần số bắt đầu và tần số kết thúc, hoặc bằng cách chọn một tín hiệu
tiêu chuẩn (chọn tự động) hoặc thao tác bằng tay với việc sử dụng phím mềm F1 và F2
Bước 4. Kết nối cáp kéo dài cổng đo vào cổng RF port và hiệu chuẩn máy Site Master.
Bước 5. Lưu nhớ các thiết lập hiệu chuẩn
Bước 6. Kết nối đối tượng cần đo vào Site Master qua cáp nối dài cổng đo. 1 Vệt tín hiệu

sẽ xuất hiện trên màn hình ngay khi Site Master ở trong chế độ quét.
Bước 7. Suy hao cáp được hiển thị trong cửa sổ trạng thái
Bước 8. nhấn phím SAVE DISPLAY, tên đồ hình và nhấn ENTER
--- Hình vẽ minh họa ---Phép đo xác định khoảng cách đến điểm lỗi của đường truyền dẫn:
Phép đo xác định khoảng cách đến điểm lỗi chứng nhận chất lượng của sự phối ghép toàn
tuyến truyền và các phần tử trên đó. Đồng thời phép đo xác định các vị trí lỗi trong hệ
thống đường truyền dẫn cáp. Phép đo xác định giá trị suy hao phản hổi cử từng cặp kết
nối connector, thành phần cáp để xác định các vị trí điểm lỗi. Chức năng này có thể thực
hiện trong chế độ DTF-Return Loss hoặc DTF-SWR. Đối với các ứng dụng đo hiện
trường, chế độ DTF – Return Loss được sử dụng, Để thực hiện phép đo này, tháo
antenna và kết nối bộ Tải (Load) và điểm cuối cáp.


Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Precision Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precision Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
Thiết bị cần đo: Đường truyền dẫn cáp và bộ Load
Quy trình đo – Chế độ Suy hao phản hồi (Return Loss):
Để thực hiện một phép đo DTF trong chế độ Return Loss, thực hiện các bước sau:
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn DTF-Return Loss sử dụng phím mũi tên Up/Down và ấn phím ENTER
Bước 3. Kết nối cáp (Test Port Extension Cable) với cổng RF của Site Master và thực
hiện hiệu chuẩn Site Master theo quy trình.
Bước 4. Lưu các thiết lập thơng số hiệu chỉnh.
Bước 5. Kết nối Đối tượng cần đo với Site Master qua cáp nối dài cổng đo (có khả năng
bù pha do uốn cong). Một vệt đo sẽ hiển thị trên màn hình khi Site Master ở chế độ quét.

Bước 6. Ấn phím FREQ/DISP
Bước 7. Thiết lập các giá trị D1 và D2. Site Master thiết lập mặc định cho D1 là zero.
Bước 8. Ấn phím mềm DTF Aid là chọn Cable Type cần chọn để thiết lập chuẩn vận tốc
truyền lan và hệ số suy hao cho cáp.
--- Hình vẽ minh họa ---Quy trình đo – Chế độ DTF-SWR (theo hệ số sóng đứng):
Thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn DTF-SWR bằng việc sử dụng các phím lên/ xuống và ấn ENTER
Bước 3. Thực hiện các quy trình giống như chế độ DTF-Return Loss đề cập ở trên.
Độ phân giải:
Có sẵn 3 tập điểm dữ liệu (130, 259 và 517) trong Site Master. Hệ số mặc định của nhà
sản xuất là 259 điểm dữ liệu. Bằng cách tăng số điểm dữ liệu, độ chính xác phép đo và
khoảng cách đo đường truyền dẫn cáp tăng lên.
Tăng số điểm dữ liệu, làm tăng thời gian quét và tăng độ chính xác của phép đo.
Phép đo suy hao phản hồi Antenna:
Phép đo suy hao phản hồi của riêng ăng ten xác nhận chất lượng của các ăng ten phát và
ăng ten thu. Phép đo này có thể được sử dụng để phân tích chất lượng của ăng ten trước
khi lắp đặt vào hệ thống. Ăng ten có để được đo kiểm đối với tồn dải băng tần, hoặc với
một dải tần số cụ thể nào đấy. Phép đo tần số thu và phát được tiến hành một cách riêng
rẽ. Các bước tiếp sau đây sẽ giải thích cách đo suy hao ăng ten trong chế độ suy hao phản
hồi như thế nào.


Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Precision Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precision Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)

Thiết bị cần đo: Bộ ăng ten
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn Freq-Return Loss, sử dụng các phím mũi tên Up/Down và ấn phím
ENTER
Bước 3. Kết nối cáp Test Port Extension vào cổng RF và hiệu chuẩn thơng số cho Site
Master theo quy trình hiệu chuẩn.
Bước 4. Ấn phím SAVE SETUP và lưu các thiết lập về hiệu chuẩn thông số
Bước 5. Kết nối đối tượng cần đo vào Site Master qua cáp nối dài cổng đo.
Bước 6. Ấn phím MARKER
Bước 7. Thiết lập các marker M1 và M2 với những tần số mong muốn.
Bước 8. Ghi lại mức suy hao phản hồi thấp nhất trên dải tần số thiết lập
Bước 9. Ấn phím SAVE DISPLAY, tên vệt đo và nhấn phím ENTER.
--- Hình vẽ minh họa ---Tính giá trị ngưỡng và so sánh suy hao phản hồi nhỏ nhất ghi được với giá trị ngưỡng
tính tốn:
Suy hao phản hồi (lớn nhất) = -20log(VSWR-1)/(VSWR+1)
Lưu ý: VSWR là thông số do nhà sản xuất ăng ten cung cấp
Nếu suy hao phản hồi đo được nhỏ hơn giá trị ngưỡng tính tốn, phép đo khơng đạt và
ăng ten phải được thay thế.


Phép đo công suất:
Giới thiệu
Site Master S331/S332D với Option 29 có thể thực hiện phép đo cơng suất dựa trên có sơ
phép đo phân tích phổ, và có thể hiển thị công suất đo được theo đơn vị dBm hoặc Watts.
Phép đo công suất:
Yêu cầu về thiết bị:
Các thiết bị sau được yêu cầu cần có để thực hiện phép đo công suất với Site Master
o Site Master Model S331D/S332D có Option 29
o Cáp nối dài cổng đo, Anritsu 15NNF50-1.5C
Quy trình đo:

Các quy trình đo dưới đây thực hiện phép đo cơng suất:
Bước 1. Ấn phím ON/OFF trên Site Master
Bước 2. Ấn phím MODE
Bước 3. Sử dụng các phím mũi tên (Lên/Xuống) để lựa chọn chế độ Đo Công suất
(Power Meter) và nhấn ENTER
Bước 4. Ấn phím mềm CENTER để thiết lập chế độ đo công suất ở tần số trung tâm cần
đo. Một tần số trung tâm ở trong dải từ 4.5 MHz đến 2.9985 MHz có thể thiết lập.
Hoặc
Ấn phím mềm Signal Standard là lựa chọn tín hiệu tiêu chuẩn cần đo cho mạng, và ấn
phím mềm Select Channel và lựa chọn kênh cần chọn đối với tiêu chuẩn đó.
Bước 5. Ấn phím Span để kích hoạt một menu lựa chọn span tương ứng:
Edit – Cho phép biên soạn dải tần thiết lập đến tần số trung tâm cụ thể
Full – Thiết lập chức năng đo công suất đến dải tần số thiết lập lớn nhất cho phép
Min – Thiết lập chức năng đo công suất đển dải tần số thiết lập nhỏ nhất
Span Up 1-2-5: kích hoạt chức năng span để span này có thể tăng nhanh theo các bước 12-5.
Span Down 1-2-5: kích hoạt chức năng span để span này có thể giảm nhanh theo các
bước 1-2-5.
Back – Trở lại menu trước đó
Bước 6. Ấn phím MEAS/DISP để kích hoạt menu RMS Averaging. Mức RMS Average
được tính bằng cách lấy logarit của cơng suất trung bình, và cơng suất được tính từ điện
áp. Số các điểm đển mức trung binh có thể thiết lập là thấp, trung hoặc cao.
Thay đổi đơn vị hiển thị:
Cơng suất có thể được hiển thị theo đơn vị dBm hoặc Watts
Bước 1. Ấn phím AMPLITUDE
Bước 2. Ấn phím mềm Units để thay đổi hiển thị giữa Watts và dBm
Bước 3. Ấn phím FREQ/DIST để trở lại menu Power Meter
Hiển thị Cơng suất tương đối
Cơng suất tương đối có thể lựa chọn thông qua menu AMPLITUDE



Bước 1. Với mức công suất đầu vào tới Site Master, ấn phím AMPLITUDE, sau đó ấn
phím mềm Rel. Bản tin Relative: “ON” sẽ hiển thị phía trái bên dưới của cửa số trạng
thái.
Bước 2. Ấn phím mềm UNITS sẽ chuyển đổi hiển thị giữa dB và %. Khi đơn vị là dBm,
phím mềm REL sẽ chuyển đơn vị từ dB thành dBm. Khi đơn vị là Watts, phím mềm Rel
sẽ chuyển giữa % và nW.
Bước 3. Chọn Offset hoặc Zero tùy thuộc vào phép đo.


Phần 4. Phần mềm phân tích kết quả đo (Handheld
Software Tools)
Giới thiệu chung:
Phần này mơ tả chương trình phần mềm phân tích kết quả đo. Phần mềm Handheld
Software Tool là một trương trình chạy trên nền Windows 95/98/NT4/2000/ME/XP để
truyền các đồ hình đo, cùng với các marker và các đường giới hạn thơng số, hiển thị trên
máy tính (PC). Chức năng hỗ trợ chương trình cung cấp các hướng dẫn thay đổi, chèn đồ
hình, tải xuống dữ liệu và in ấn kết quả.
Các đặc tính:
Phần mềm cung cấp các đặc tính sau:
- Tải xuống các đồ đình lưu trong máy đo vào trong máy tính PC để lưu trữ và phân
tích
- Tải lên các đồ hình từ máy tính vào bộ nhớ của máy đo
- Chức năng chèn đồ hình cho phép xem 3 dạng đồ hình đồng thời
- Khả năng lưu các đồ hình đo thành dạng file dữ liệu (định dạng file *.dat) hoặc
ghi các thông tin site dưới dạng file cơ sở dữ liệu.
- Khả năng xuất dữ liệu “vệt đo” thành dạng file text để xử dụng trong các dạng
bảng (định dạng file *.txt)
- Khả năng lưu các “vệt đo” dưới dạng file đồ họa (định dạng file *.wmf)
- Khả năng phóng to hoặc thu nho để phân tích từng phần vệt đo
- Khả năng thay đổi các đặc tính của “vệt đo”

- Khả năng in “vệt đo” ra máy vẽ hoặc máy in
- Lưu nhớ nhanh kết quả đo trên máy
- Tạo các file chứa thông tin về antenna để tải lên máy đo
- Tạo các thông tin về cáp để tải lên máy đo
Yêu cầu hệ thống
Phần mềm sẽ chạy trên bất kỳ máy tính nào có hệ điều hành Windows
95/98/NT4/2000/ME/XP. u cầu tối thiểu cho phần mềm như sau:
- Bộ xử lý Intel Pentium 100MHz (khuyến nghị Pentium II hoặc cao hơn)
- Bộ nhớ RAM 16 MB (khuyến nghị ≥ 64MB)
- Ổ đĩa cứng có lưu lượng trống >20 MB
- Cổng COM (serial) hoặc cổng USB và cáp kết nối USB với thiết bị đo
Cài đặt phần mềm:
Bước 1. Đưa đĩa cài đặt phần mềm vào ổ đĩa CD
Bước 2. Từ Menu Windows Start, lựa chọn RUN
Bước 3: Đánh dòng lệnh X:\Setup.exe nêu X là tên ổ đĩa CD trên máy tinh
Bước 4. Khi có dịng gợi ý, ấn phím Enter để chấp nhận thư mục mặc định C:\Program
File\Software Tools và quá trình cài đặt được bắt đầu.
Thiết lập thông số cổng kết nối


Phần mềm Handheld Software Tools trao đổi thông tin với thiết bị ddothoong qua 1 cổng
COM serial tiêu chuẩn trên máy tính PC. Thiêt lập tốc độ baud rate của cổng COM là
115200.
Bước 1. Lựa chọn Start, Programs và lựa chọn Software Tools
Bước 2. Khi chương trình đã được bật, lựa chọn Settings, Communications
Bước 3. Lựa chọn Cổng COM cần dùng và Tốc độ Baud cho hệ thống, và nhấn OK. Nếu
sử dụng lựa chọn USB Adapter Cable (551-1691) thiết lập cổng COM là COM 4, tốc độ
baud là 38400.
Hình vẽ minh họa


Cài đặt cáp kết nối
Thông tin giữa máy tính và máy đo được thực hiện thơng qua 1 cáp loại null modem
serial (cáp này là phụ kiện chuẩn của Site Master) và bộ chuyển đổi USB sang cổng
Serial (lựa chọn thêm, part No. 551-1691).
Bước 1. Lắp cáp giao diện null modem serial vào connector RS-232 trên mặt trên của
máy đo
Bước 2. Kết nối đầu cáp còn lại tới cổng COM cần kết nối trên máy tính
Bước 3. Bật cả máy tính và máy đo

‘’’’’’’’’’’’ Hình vẽ minh họa’’’’’’’’’’’’’’’’’
Sử dụng phần mềm Handheld Software Tools
Lựa chọn Start, Programs, và chọn Software Tools
Tải về các “vệt đo”
Các “vệt đo” có thể được tải về từ thiết bị đo, được phân nhóm theo ngày thực hiện. Các
loại phép đo bao gồm:
SA (Phân tích phổ)
TG (Tracking Generator)
TGF (Tracking Generator Fast Tune)
Return Loss (Suy hao phản hồi)
SWR (hệ số sóng đứng)
Transmission Measurement (Đo truyền

DTF (Xác định khoảng cách đến điểm lỗi)
Cable Loss (Suy hao trên cáp)
Insertion Loss (Suy hao chèn thêm)
Insertion Gain (Công suất chèn thêm)
Power Meter (Đo công suất vô tuyến)


dẫn)

Thu nhận dữ liệu đo vào PC
Để mở menu thu nhận dữ liệu, lựa chọn biểu tượng thu nhận (capture) trên thanh công cụ,
hoặc lựa chọn menu Capture từ thanh công cụ menu.
Lựa chọn Capture to Screen để tải về đồ hình đo về máy tính.
Lựa chọn 1 thư mục để tải về PC. Đồ hình đo được sẽ hiển thị trên PC khi chúng được tải
về.
Khi phần mềm đang tương tác với máy đo, REMOTE sẽ được xuất hiện ở phía trái của
biểu đồ.
Chuyển Đồ hình lên máy đo:
Mở một đồ hình để chuyển dữ liệu vào trong máy đo. Các đặc tính của đồ hình có thể
được thay đổi trên máy tính trước khi chuyển dữ liệu vào máy đo.
Lựa chọn Capture từ thanh công cụ Menu.
Lựa chọn Upload the Current Plot để chuyển đồ hình vào trong thiết bị đo. Có thể quan
sát đồ hình trên thiết bị đo bằng cách nhấn nút RECALL DISPLAY trên bàn phím của
máy đo.
Các đặc điểm của đồ hình:
Sau khi tải về, chắc chắn các đặc tính và thơng tin của đồ hình có thể bị thay đổi. Các đặc
tính của đồ hình có thể thay đổi như sau:
- Graph Titles: Main Title có thể được thay đổi để phản ánh tên hiện trường kiểm
tra và các thông tin mô tả khác. Trường dữ liệu Sub Title có thể được dung để mơ
tả các đặc tính của phép đo và cấu hình.
- Display mode: chế độ hiển thị cho phép thay đổi kiểu hiển thị mà không cần đo
lại. Các đơn vị đo có thể thay đổi là dBm, dBV, dBmV, dBuV, V hoặc W
- Scale/Limit: Mức hiển thị của đồ hình có thể được điều chỉnh để giúp cho việc
phân tích xem liệu đồ hình đo được có đạt hay không đạt yêu cầu.
- Điều chỉnh bằng tay thiết lập các giới hạn cao hơn và thấp hơn của phần hiển thị
dưới menu Scale/Limit.
- Auto Scale tự động điều chỉnh giới hạn các thiết lập đo lớn nhất và nhỏ nhất
- Limit Line Off tắt tất cả các đường giới hạn
- Single Limit Line có thể được kích hoạt để giúp xác định lỗi

- Makers
Các Maker từ 1 đến 6 có thể được kích hoạt từ menu Plot Propeties
Sáu marker có thể được hiển thị trên đồ hình đo để giúp xác định các điểm lỗi từ dữ liệu
quét
Misc.
Thẻ Miscellaneous cho phép điều chỉnh độ rộng đường Plot/Limit, thiết lập của Plot
Footer và định dạng ngày.


×