Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển chợ truyền thống tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ ANH TUẤN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Bùi Quang Bình

Đà Nẵng - Năm 2015

download by :


ỜI C

Đ

N

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Tác giả luận văn

Ngô Anh Tuấn

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Bố cục luận văn...................................................................................... 3
6. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ
TRUYỀN THỐNG .......................................................................................... 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG...................... 7
1.1.1 Khái niệm về chợ truyền thống......................................................... 7
1.1.2. Phân loại chợ truyền thống .............................................................. 8
1.1.3. Vai trò của chợ truyền thống ......................................................... 11
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG ............................ 15
1.2.1. Phát triển về quy mô chợ truyền thống .......................................... 15
1.2.2. Gia tăng, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ................. 17
1.2.3. Thực hiện hoạt động liên kết của chợ truyền thống ...................... 18
1.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động chợ ..................................................... 19
1.2.5. Tăng kết quả và hiệu quả của chợ truyền thống ............................ 20
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH CHỢ .......... 21
1.3.1. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng xã hội ................ 21
1.3.2. Hệ thống chính sách pháp luật về chợ và quy hoạch phát triển

kinh tế xã hội ................................................................................................... 22
1.3.3. Sự xuất hiện và phát triển của các trung tâm thƣơng mại lớn ....... 22

download by :


1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ Ở
MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TẠI VIỆT NAM ................................................... 26
1.4.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở thành phố Hồ Chí Minh: tƣ
nhân quản lý chợ ............................................................................................. 26
1.4.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long: Hợp tác xã quản lý chợ ............................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................... 31
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG ........................................................ 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội .............. 31
2.1.2. Sự phát triển của các trung tâm thƣơng mại lớn............................ 34
2.1.3. Khả năng cạnh tranh của chợ truyền thống với siêu thị ................ 36
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐÀ NẴNG .. 39
2.2.1. Tình hình phát triển về quy mô chợ truyền thống ......................... 39
2.2.2. Thực trạng phân bố ngành hàng và chất lƣợng sản phẩm của các
chợ truyền thống.............................................................................................. 47
2.2.3. Tình hình liên kết hoạt động chợ truyền thống và các loại hình
trong hệ thống phân phối................................................................................. 49
2.2.4. Tình hình quản lý hoạt động chợ ................................................... 52
2.2.5. Tình hình kết quả và hiệu quả chợ truyền thống ........................... 55
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................ 60

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................. 60
2.3.2. Những tồn tại hạn chế .................................................................... 61
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế........................................ 62

download by :


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ
TRUYỀN THỐNG TẠI ĐÀ NẴNG ............................................................ 64
3.1. CĂN CỨ ĐƢA RA GIẢI PHÁP ............................................................. 64
3.1.1. Mục tiêu phát triển ......................................................................... 64
3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển chợ ........................................................ 66
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .............................................................. 68
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ................................................................. 68
3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................... 70
3.2.3. Giải pháp khai thác các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng chợ .......... 72
3.2.4. Giải pháp bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ quản lý chợ ......................... 75
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý chợ ...................................... 75
3.2.6. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng phục vụ, văn minh thƣơng
mại và an toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................... 76
3.2.7. Giải pháp về phịng chống cháy nổ, an tồn giao thơng ................ 78
3.2.8. Giải pháp về tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, chống
buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả. ........................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GI

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

download by :



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Số lƣợng siêu thị và trung tâm thƣơng mại tại Đà
Nẵng

2.2

35

Diện tích quầy sạp tại các chợ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng

2.3

Trang

40

Bảng tổng hợp phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy tại
các chợ

43


2.4

Kết quả đầu tƣ xây dựng chợ giai đoạn 2005-2010

45

2.5

Số chợ phân theo địa giới hành chính

47

2.6

Bảng tổng hợp ngành hàng kinh doanh tại các chợ

48

2.7

Số thu phí tại các chợ do cơng ty Quản lý Hội chợ
triễn lãm quản lý năm 2012-2013

2.8

Bảng tổng số thu phí các chợ trên địa bàn quận Cẩm
Lệ từ năm 2010-2013

2.9


59

Bảng tổng hợp doanh thu và lợi nhuận theo ngành
hàng tại chợ Cẩm Lệ

3.1

57

60

Tổng hợp kế hoạch đầu tƣ xây mới và nâng cấp chợ
giai đoạn 2011-2015

download by :

67


1

MỞ ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 60 chợ và khoảng 15.000
hộ kinh doanh (số liệu Sở Công Thƣơng Đà Nẵng) phần lớn lƣợng hàng hóa
luân chuyển qua kênh phân phối này, đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệu
cho hàng Việt cũng nhƣ để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Ngƣời Việt
Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”. Là một thị trƣờng đầy tiềm năng với
những ƣu thế vốn có của mình chợ truyền thống 2 đã đáp ứng nhu cầu mua

sắm của đông đảo ngƣời dân từ bao đời nay, cung cấp hàng hóa đa dạng về
chủng loại lẫn giá cả, đặt biệt chợ truyền thống là nơi thuận bán vừa mua,
không những thế đây là nơi các tiểu thƣơng lấy hàng sản lƣợng lớn với giá ƣu
đãi,...
Trong nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần kinh tế nhƣ nƣớc ta hiện
nay thì chợ đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt
khi mà đời sống ngƣời dân đang từng bƣớc đƣợc cải thiện thì nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa ngày càng nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn.
Là một loại hình tổ chức thƣơng mại hỗn hợp, Chợ đã xuất hiện từ rất
lâu và đã ăn sâu vào tiềm thức mua bán của ngƣời dân. Thông qua việc sinh
hoạt chợ và các loại hình tổ chức thƣơng mại cho thấy đƣợc sự phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của một vùng, một địa phƣơng.
Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, sức cạnh
tranh so với siêu thị còn nhiều hạn chế nhƣ: giá cả khơng đƣợc niêm yết, giá
hàng hóa nhiều lúc cịn cao, thậm chí cao hơn giá trong các siêu thị, mẫu mã
hàng hóa khơng đẹp. Mặt khác, phong cách phục vụ tại các chợ truyền thống
cùng với chất lƣợng sản phẩm, cũng nhƣ việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm đang là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm,… vì vậy vấn đề đặt ra là
với xu hƣớng hiện nay trong khi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những năm

download by :


2

qua có rất nhiều các siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại văn minh nổi lên với
phong cánh phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo và có nhiều ƣu đãi đối với
khách hàng,… Liệu những điều này có khiến ngƣời dân đang dần dần quay
lƣng với chợ truyền thống?
Thực tế hệ thống chợ truyền thống ở nƣớc ta cịn tồn tại nhiều yếu kém:

cơ sở vật chất nhìn chung còn rất nghèo, lạc hậu. Việc đầu tƣ xây dựng còn
thiếu sự chỉ đạo thống nhất, việc xây dựng chợ cịn vội vàng thiếu sự tính tốn
điều tra khảo sát vào nhu cầu thực tế. Công tác quy hoạch chợ còn chƣa đồng
nhất và chƣa phù hợp với sự phát triển của từng vùng từng địa phƣơng. Nhiều
chợ sau khi xây dựng đã đi vào hoạt động nhƣng không mang lại hiệu quả
Măt khác Việt Nam đang trên con đƣờng hội nhập về kinh tế đòi hỏi
hoạt động thƣơng mại ngày càng phải diễn ra mạnh mẽ hơn, hệ thống chợ
phải hoạt động có hiệu quả hơn, hiện đại hơn nhằm đẩy mạnh hoạt động mua
bán tại các chợ.
Xuất phát từ các lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc
sỹ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại ở các chợ truyền thống
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển chợ truyền
thống.
- Phân tích thực trạng phát triển chợ truyền thống tại Đà Nẵng ;
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu trong việc khai thác, quản lý
chợ hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về Phát triển chợ và phát triển chợ truyền thống

download by :


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc

phát triển chợ truyền thống tại Đà Nẵng hiện nay
Không gian: Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
Thời gian: Các giải pháp, đề xuất trong luận văn từ nay đến năm 2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
sau:
- Phƣơng pháp phân tích thực chứng, phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
- Và các phƣơng pháp khác,…
5. Bố cục luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về phát triển chợ truyền thống
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển và quản lý chợ tại thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển chợ truyền thống tại Đà
Nẵng
6. Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về chợ truyển thống và phát triển chợ
truyền thống ở Việt Nam. Mỗi nghiên cứu tùy theo mục tiêu và chủ đề quan
tâm mà tập trung vào giải quyết chúng. Dƣới đây xin đƣa ra một số nghiên
cứu làm cơ sở cho đề tài.
Trong nghiên cứu của Lê Thị Mai (2002) về Chợ nông thơn Châu thổ
sơng Hồng trong q trình chuyển đổi kinh tế-xã hội thời kỳ đổi mới đã
khẳng định vai trò của chợ truyền thống không chỉ là nhân tố tác động tới phát

download by :


4


triển kinh tế xã hội ở nơng thơn mà cịn tạo ra những chuyển biến xã hội. Tác
giả cũng đã khẳng định cần phải duy trì và phát triển loại hình này nhƣng cần
có lộ trình và các giải pháp thích hợp với từng vùng nhất là khu vực nơng
thơn. Tuy chỉ đề cập tới chợ nông thôn nhƣng nghiên cứu này cũng hữu ích
cho nghiên cứu phát triển chợ truyền thống ở khu vực nông thôn của địa
phƣơng.
Thao Hà Anh (2013) trong bài viết “Chợ truyền thống: Nâng cấp,
nâng hiệu quả” đã khẳng định vai trò và sự cần thiết phải phát triển loại hình
thƣơng mại này trong điều kiện Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam theo tác giả
với vai trò là kênh phân phối khoảng 40% lƣợng hàng hóa, nâng cấp chợ
truyền thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thơng hàng hóa tại thị trƣờng
nội địa. Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, từ năm 2003 đến cuối năm
2012, cả nƣớc đã cải tạo nâng cấp đƣợc 2.984 chợ các loại; Xây mới 2.006
chợ, nâng tổng số chợ cả nƣớc lên 8.547. Số chợ đạt hiệu quả chiếm khoảng
97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, chợ truyền thống cịn là nơi giải quyết cơng ăn
việc làm cho một lƣợng lớn lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Cũng
theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, chợ truyền thống hiện đang tạo công ăn
việc làm cho khoảng hai triệu thƣơng nhân buôn bán tại chợ. Riêng các chợ
ở khu vực nông thôn, số lƣợng ngƣời bán thƣờng xuyên cố định chiếm
khoảng 47%.
Tác giả đã chỉ ra những vấn đề của chợ truyền thống hiện nay đó là (i)
tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng với 28% số chợ vẫn ở trong tình trạng
lều lán, tạm bợ; thậm chí có tới 15% số chợ cịn họp ngoài trời; (ii) Nạn hàng
nhái, hàng giả, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một đặc điểm khá nhức
nhối đã tồn tại khá lâu trong các khu chợ truyền thống; (iii) Tình trạng tự phát
khơng tn thủ quy hoạch gây ra khơng ít khó khăn trong quản lý.
Để phát triển theo tác giả (i) Thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch

download by :



5

phát triển chợ, Các khu chợ nằm trong quy hoạch nhƣng không mang lại hiệu
quả sẽ đƣợc đánh giá lại, chuyển đổi để có hƣớng đi thích hợp với từng vùng
và địa phƣơng; (ii) Việc nâng cấp và phát triển chợ sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện
bằng hình thức kêu gọi xã hội hóa, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ tƣ nhân;
(iii) Các địa phƣơng cũng cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa cho các dự án chợ
của nhà đầu tƣ tƣ nhân.
Theo Báo Hà nội mới (2012) muốn phát triển chợ truyền thống thì cần
(i) Nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng tại chợ phù hợp, bảo đảm sự đi lại thơng
thống, mua bán thuận tiện; (ii) Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra giám sát vệ
sinh an tồn thực phẩm; xây dựng văn hóa kinh doanh văn minh, lịch sự. (iii)
cần nâng cao năng lực của ban quản lý chợ hiện có và có hƣớng chuyển đổi
sang mơ hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý nhằm nâng
cao chất lƣợng hoạt động.
Trong hội thảo “Mơ hình tổ chức, quản lý chợ truyền thống trong đô thị
ở Việt Nam” tổ chức ngày 22-6-2012, đại diện Vụ thị trƣờng Bộ thƣơng mại
cho rằng cần phát triển chợ truyền thống theo mơ hình doanh nghiệp kinh
doanh, quản lý chợ vì những lý do (i) Năng động hơn, có khả năng huy động
đƣợc nhiều nguồn lực để phát triển và quản lý chợ (kể cả nguồn lực tài chính
để xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ); (ii) Quản lý và kinh doanh chợ có hiệu
quả hơn do có cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động kinh doanh và đội ngũ
cán bộ nhân viên nhìn chung có trình độ nghiệp vụ và quản lý cao hơn so với
nhân viên của các Ban quản lý chợ do phần lớn đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp
và có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động kinh doanh; (iii) Giảm bớt
đƣợc gánh nặng cho Nhà nƣớc vì khơng phải tăng biên chế, quỹ lƣơng cho
lực lƣợng cán bộ tham gia quản lý chợ; qua hoạt động kinh doanh, nguồn thu
của doanh nghiệp cao hơn, có khả năng tích lũy, tái đầu tƣ vào con ngƣời và
các cơng trình phục vụ chợ cũng nhƣ đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc; (iv)


download by :


6

Có điều kiện thực hiện tốt hơn cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm,
vệ sinh mơi trƣờng, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và văn minh
thƣơng mại. Với những ƣu thể nhƣ vậy việc lựa chọn và phát triển mơ hình
này sẽ rất phù hợp với Việt Nam.
Theo Xuân Huy (2014) để phát triển hệ thống thƣơng mại nói chung và
hệ thống chợ truyền thống cần phải đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng vật chất
kỹ thuật cho thƣơng mại trong nƣớc. Kết hợp hài hòa giữa hệ thống chợ
truyền thống và chợ hiện đại. Phát triển các trung tâm thu thập, dự báo và
cung ứng dịch vụ thông tin thƣơng mại. Mở rộng áp dụng hình thức hợp tác
cơng tƣ (PPP) trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật
trong lĩnh vực thƣơng mại.

download by :


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT
TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG
1.1.1 Khái niệm về chợ truyền thống
a. Khái niệm về chợ

Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang đƣợc lƣu hành: "Chợ
là nơi công cộng để đông ngƣời đến mua bán vào những ngày hoặc những
buổi nhất định"
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)
(2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hố Thơng tin - 2004 (tr.155)
"Chợ là nơi tụ họp giữa ngƣời mua và ngƣời bán để trao đổi hàng hoá, thực
phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)...
Theo khái niệm thƣờng dùng trong lĩnh vực thƣơng mại: chợ là loại
hình thƣơng nghiệp phát triển khá phổ biến ở nƣớc ta; chợ là hiện thân của
hoạt động thƣơng mại, là sự tồn tại của không gian thị trƣờng mỗi vùng, nhất
là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các
vùng đô thị các thành phố lớn.
b. Khái niệm về chợ truyền thống
Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ :
Chợ là loại hình kinh doanh thƣơng mại đƣợc hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, đƣợc tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cƣ.
Phạm vi chợ: là khu vực kinh doanh dành cho hoạt động chợ, bao gồm
diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (nhƣ: bãi để xe, kho

download by :


8

hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đƣờng bao
quanh chợ.
Chợ đầu mối: là chợ có vai trị chủ yếu, thu hút, tập trung lƣợng hàng
hóa từ các nguồn, sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành

hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lƣu thông khác.
Chợ kiên cố: là chợ đƣợc xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên
10 năm.
Chợ bán kiên cố: là chợ đƣợc xây dựng đảm bảo có thời gian sử dụng
từ 5 năm đến 10 năm.
Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa
hàng đƣợc bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có
diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.
Như vậy chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh
được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền
thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán,
trao đổi hàng hóa- dịch vụ được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu
thông và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
1.1.2. Phân loại chợ truyền thống
- Phân loại chợ theo số lƣợng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ:
Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ, có các loại chợ nhƣ sau :
- Loại 1: là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, đƣợc đầu tƣ xây dựng
kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; đƣợc đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế
thƣơng mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành
hàng, của khu vực kinh tế và đƣợc tổ chức thƣờng xuyên; có mặt bằng phạm
vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ
tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo

download by :


9

lƣờng, dịch vụ kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và

các dịch vụ khác.
- Loại 2: là chợ có trên 200 điểm kinh doanh (*), đƣợc đầu tƣ xây dựng
kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; đƣợc đặt ở trung tâm giao lƣu kinh
tế của khu vực và đƣợc tổ chức họp thƣờng xun hay khơng thƣờng xun;
có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các
dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng
hóa, dịch vụ đo lƣờng.
- Loại 3: là các chợ dƣới 200 điểm kinh doanh (*) hoặc các chợ chƣa
đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; chủ yếu phục vụ nhu cầu
mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phƣờng và địa điểm phụ cận.
- Phân loại chợ theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này ngƣời ta có thể chia chợ ra làm hai loại là chợ
bán buôn và chợ bán lẻ.
Chợ bán buôn : Các chợ này có doanh số bán bn chiếm tỷ trọng cao
trên 60-70%, đồng thời vẫn có bán lẻ nhƣng tỷ trọng nhỏ. Thƣờng tập trung
bán buôn ở các chợ cấp vùng và cấp thành phố, thị xã, thị trấn, có phạm vi
hoạt động lớn tập trung khối lƣợng hàng hoá lớn, hoạt động mua bán chủ yếu
là thu gom hàng hoá và phân luồng hang hoá các nơi. Các chợ này thƣờng là
nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, cho chợ bán lẻ và ngoài khu
vực, nhiều chợ là nơi thu gom hàng xuất khẩu.
Chợ bán lẻ: là những chợ thuộc cấp xã, phƣờng (liên xã, liên phƣờng),
cụm dân cƣ hàng hoá qua chợ chủ yếu là bán lẻ, bán chủ yếu cho ngƣời tiêu
dùng trực tiếp hàng ngày.
- Phân loại theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh: Có chợ tổng hợp
và chợ chuyên doanh.
Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều

download by :



10

ngành khác nhau. Trong chợ, tồn tại nhiều loại mặt hàng nhƣ: hàng tiêu
dùng (quần áo, giày, dép, các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm, hàng gia
dụng...), công cụ lao động nông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm, búa...), cây trồng,
vật nuôi... chợ đáp ứng nhu cầu tồn bộ của khách hàng.Hình thức chợ tổng
hợp này thể hiện những đặc trƣng của chợ truyền thống, ở nƣớc ta hiện nay
loại hình này vẫn chiếm ƣu thế về số lƣợng cũng nhƣ về thời gian hình thành
và phát triển.
Chợ chuyên doanh: là chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu,
mặt hàng này thƣờng chiếm doanh số trên 60% đồng thời có bán một số mặt
hàng khác, các loại hàng khác có doanh số dƣới 40% tổng doanh thu. Nhiều
chợ chỉ chuyên doanh một hoặc một nhóm mặt hàng nhất định, nhƣ chợ hoa
tƣơi, chợ vật liệu xây dựng, chợ cá biển, chợ rau quả, chợ cây cảnh, chợ tơm,
chợ giống, chợ bị sữa…
- Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chọ đô thị và chợ nông thôn.
Chợ đô thị: Là các loại chợ đƣợc tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị
trấn. Do ở đây, đời sống văn hóa có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các
chợ ở thành phố có tốc độ đơ thị hóa cao hơn ở nơng thôn, văn minh thƣơng
mại cũng đƣợc chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng đƣợc tăng cƣờng bổ xung
và hoàn chỉnh. Phƣơng tiện để phục vụ mua bán, hệ thống truyền thông và
dịch vụ ở chợ này thƣờng tốt hơn các chợ ở nông thôn. Tuy nhiên, nhƣ thế
đồng nghĩa với việc các chợ ở đơ thị sẽ mang tính hiện đại của một loại hình
thƣơng mại mới và tính truyền thông trong chợ sẽ dần dần bị mai một.
Chợ nông thôn: là chợ thƣờng đƣợc tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm
cụm xã. Hình thức mua bán đơn giản, dân dã (có nơi, nhƣ ở một số vùng núi
ngƣời dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các
quầy, sạp có quy mô nhỏ, lẻ, manh mún. Nhƣng ở các chợ nông thôn thể hiện


download by :


11

đậm đà bản sắc truyền thống đặc trƣng ở mỗi địa phƣơng, các vùng lãnh thổ
khác nhau.
- Phân loại theo tính chất và quy mơ xây dựng:
Theo tiêu thức này có ba loại chợ là: chợ kiên cố, bán kiên cố và chợ tạm.
Chợ kiên cố: là chợ đƣợc xây dựng hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố
của một cơng trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao. Chợ kiên cố thƣờng là
chợ loại I có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại II có diện tích đất 6.000
m2 đến 9.000 m2. Các chợ kiên cố lớn thƣờng nằm ở các tỉnh thành phố lớn,
các huyện lỵ, thị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và
là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
Chợ bán kiên cố: là chợ chƣa hoàn chỉnh, bên cạnh những hạn mục xây
dựng kiên cố (cửa hàng, sạp hàng) cịn có những hạn mục xây dựng tạm nhƣ
lán, quầy bán hàng... độ bền sử dụng không cao và thiếu tiện nghi. Chợ bán
kiên cố thƣờng là chợ loại III, có diện tích đất 3.000m2 – 5.000m2. Chợ này
chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên xã, liên
vùng, các khu vực ngoài thành phố lớn.
Chợ tạm: là chợ mà những quầy sạp bán hàng là những lều qn đƣợc
làm có tính chất tạm thời, khơng ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh
chóng và ít tốn kém. Loại chợ này thƣờng hay tồn tại ở các vùng q, các xã,
các thơn, có chợ đƣợc dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (nhƣ
tết, lễ hội...).
1.1.3. Vai trò của chợ truyền thống
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài ngƣời, chức năng chính của chợ
là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác
nhau. Ngày nay rất nhiều cửa hàng, siêu thị phát triển, chợ điện tử cũng đã

hoạt động mạnh mẽ, nhƣng chợ truyền thống vẫn là kênh chính trao đổi,
chuyển hóa giữa sản xuất và tiêu thụ, giải quyết nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

download by :


12

Đồng thời đây cũng là nơi giao lƣu mua bán với các mặt hàng đa dạng, là
kênh phân phối các sản phẩm nơng nghiệp, thực phẩm tƣơi sống, đặc biệt
đóng vai trò quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng nghèo.
- Đối với sản xuất
Chợ là cầu nối giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Chợ phản ảnh nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa của từng địa phƣơng về số lƣợng, chất lƣợng, chủng
loại hàng hóa để nhà sản xuất điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng xã hội, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trƣờng. Thông qua
kênh phân phối chợ giúp cho nhà sản xuất đƣa hàng đến tay ngƣời tiêu dùng
và ngƣợc lại thơng qua chợ ngƣời tiêu dùng có đƣợc nhiều sự lựa chọn hàng
hóa để thỏa mãn nhu cầu mua sắm.
- Đối với phát triển thƣơng mại
Chợ đã góp phần tăng giá trị ngành thƣơng mại trên địa bàn và góp
phần tăng thu ngân sách. Theo thống kê, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ bán lẻ qua
hệ thống chợ chiếm khoảng 60% tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tồn xã
hội, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội các địa phƣơng, thể hiện
vai trị quan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trƣờng, đáp ứng kịp thời
nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân. Hoạt động mua bán qua
mạng lƣới chợ là một kênh quan trọng tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy, hải sản
và sản phẩm các làng nghề, cung ứng vật tƣ cho sản xuất địa phƣơng đối với
chợ nông thôn và phục vụ đời sống sinh hoạt dân cƣ trong khu vực. Chợ phát
triển tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tạo

thuận lợi cho trao đổi và mua bán hàng hóa của các cƣ dân trên địa bàn, góp
phần cải thiện đời sống cho các tiểu thƣơng tham gia chợ và tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp nhà vƣờn.
- Đối với phát triển xã hội và giải quyết việc làm
Các thƣơng nhân kinh doanh tại chợ đa số là ngƣời buôn bán nhỏ lẻ,

download by :


13

nơi đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thông qua chợ đặc biệt các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản của địa phƣơng và sự giao lƣu tập quán
tiêu dùng, văn hóa vùng miền đƣợc truyền bá khắp mọi miền tổ quốc.
Chợ là nơi giải quyết việc làm cho nhiều ngƣời lao động đặc biệt là
những ngƣời lao động phổ thơng khơng có trình độ học vấn cao, khó hoặc
khơng thể xin việc tại các doanh nghiêp địi hỏi có trình độ về tri thức. Chỉ
với phép tính đơn giản sau; nếu mỗi ngƣời trực tiếp bn bán có thêm 1 đến 2
ngƣời giúp việc, những nhân viên bán hàng, ngƣời phục vụ tổ chức nguồn
hàng để đƣa về chợ... thì số ngƣời lao động tại chợ sẽ tăng lên đến 2 hoặc 3
lần so với số lƣợng ngƣời chỉ buôn bán trực tiếp ở chợ. Chính vì điều này chợ
đã giải quyết đƣợc một số lƣợng công việc lớn cho ngƣời lao động, đồng thời
giải quyết một lƣợng lao động không thƣờng xuyên tham gia các dịch vụ hỗ
trợ hoạt động chợ nhƣ vận chuyển, bốc xếp, sơ chế, đóng gói bao bì…. Ngồi
những ngƣời tham gia buôn bán trực tiêp tai chợ chúng ta cịn phải nói đên
một số lƣợng Cán bộ cơng nhân viên phục vụ tại các chợ đê đảm về mặt an
ninh chợ và công tác quản lý chợ.
- Về việc giữ gìn bản sắc dân tộc và đối với ngƣời dân
Có thể nói, chợ là bộ mặt kinh tế xã hội của một địa phƣơng và là nơi
phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập qn của một vùng

dân cƣ. Tính văn hóa của chợ đƣợc thể hiện rõ nhất là các chợ ở miền núi,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa hơn là các chợ tại các đơ thị lớn hay ở thành phố.
Ngồi mục tiêu mua bán còn đến chợ là nơi giao tiếp, trao đổi cơng việc.
Chợ cịn là nơi hị hẹn của các đơi trai gái, vì vậy ngƣời dân miền núi
thƣờng gọi là đi “chơi chợ” thay cho từ đi chợ mua sắm nhƣ ngƣời dƣới xuôi
thƣờng gọi. Các phiên chợ này nó tồn tại từ lâu đời và nó là những bản sắc
văn hóa vơ cùng đặc trƣng của các dân tộc ở nƣớc ta.
Ở miền núi vùng cao, vùng sâu vùng xa, chợ là điểm duy nhất hội tụ

download by :


14

đơng ngƣời. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, nhiều thôn bản và nhiều các
dân tộc ngƣời thiểu số. Vì thế đã từ lâu chính quyền địa phƣơng đã biết lấy
chợ là nơi phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nƣớc.
* Đặc điểm chợ truyền thống
Chợ là một địa điểm công cộng mà tại đó việc mua bán, trao đổi hàng
hố, dịch vụ của dân cƣ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của
mọi ngƣời. Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể thực hiện mua bán, trao đổi hàng
hóa mình mong muốn.
- Sự hình thành của chợ do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi
hàng hố, dịch vụ của con ngƣời. Chợ có thể hình thành một cách tự phát
hoặc quá trình nhận thức sự tự giác của con ngƣời.
- Các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thƣờng
diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian nhất định có thể theo ngày, buổi
phiên. Thời gian và chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá,
dịch vụ cũng đồng nghĩa với việc thói quen, tập qn mua bán hàng hóa đã

đƣợc hình thành và duy trì trong một thời gian dài qua nhiều năm; tính ổn
định và thuận tiện trong phục vụ nhu cầu mua sắm của dân cƣ trong khu vực
cơ bản đƣợc khẳng định; khả năng thâm nhập, tiếp cận sâu tới ngƣời tiêu
dùng là rất cao
- Chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, thể hiện trong
giao dịch và trong văn hóa của chợ, các mặt hàng mang tính truyền thống đặc
trƣng của từng vùng, miền hầu hết đều đƣợc bán tại chợ, ngƣời tiêu dùng khi
đến chợ của một địa phƣơng nào thƣờng muốn mua hàng truyền thống của địa
phƣơng đó. Việc đƣa những mặt hàng truyền thống, đặc trƣng của vùng, miền
vào chợ truyền thống sẽ biến nơi đây thành một kênh quảng bá, tiêu thụ hàng
Việt rất hiệu quả.

download by :


15

- Hàng hóa ở chợ có ƣu điểm thƣờng là tƣơi mới, đa dạng, phong phú
và nổi tiếng với một số thực phẩm tƣơi sống (gà, vịt và thuỷ hải sản, rau,
củ...), các loại hoa tƣơi và trái cây tƣơi, đặc biệt là những gian hàng mắm
(mắm dƣa, mắm cà, mắm tơm...) du khách thƣờng thích mua về làm q – các
món ăn rất đặc trƣng cho từng vùng miền và có giá rẻ, gần gũi với ngƣời dân,
kẻ bán, ngƣời mua vui vẻ đã tạo cảm giác thân thiện, tin tƣởng dễ chịu cho
ngƣời tiêu dùng và du khách.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG
Phát triển chợ truyền thống là q trình duy trì, mở rộng và hồn thiện
các hoạt động thƣơng mại mang tính truyền thống trên cơ sở quy hoạch phát
triển và đáp đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầu
tiêu dùng của khu vực dân cƣ. Quá trình này có các nội dung sau:
1.2.1. Phát triển về quy mô chợ truyền thống

Phát triển về quy mô chợ truyền thống có thể hiểu là q trình duy trì
và mở rộng thêm quy mô hoạt động của chợ truyền thống, là q trình nâng
cấp, hồn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng của chợ truyền thống bảo đảm yêu
cầu thực hiện tốt hơn chức năng hoạt động thƣơng mại của chợ truyền thống
trong đáp đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầu
tiêu dùng của khu vực dân cƣ.
Phát triển về quy mô chợ truyền thống thể hiện qua việc xây dựng lại,
cải tạo và hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho hệ thống chợ truyền thống cũ. Hạ tầng
cơ sở gồm nhà trung tâm với các khu chức năng, hệ thống cấp thốt nƣớc, kho
chứa hàng, đƣợng giao thơng nội bộ, cung cấp điện, hệ thống phòng cháy
chữa cháy, nhà xe,…, Hệ thống chợ này sẽ đƣợc bổ sung thêm các chợ đầu
mối làm chức năng cung cấp đầu vào - bán bn cho các chợ bán lẻ. Q
trình này diễn ra không chỉ ở những trung tâm thành thị, vùng đồng bằng mà
cả các chợ ở vùng nông thôn. Phát triển về quy mô không chỉ đơn thuần tập

download by :


16

trung vào hạ tầng cơ sở.
Phát triển về quy mô sẽ là quá trình tiếp tục duy trì và khai thát hiệu
quả các chợ truyền thống hiện có, thực hiện quy hoạch phát triển mạng lƣới
chợ trên địa bàn hài hồ với các loại hình thƣơng mại khác, quy hoạch một
cách hợp lý, có trọng điểm, phù hợp với qui hoạch kinh tế - xã hội của địa
phƣơng và của các ngành, lĩnh vực khác, thích ứng với yêu cầu phát triển một
khu vực thị trƣờng đô thị, một trung tâm kinh tế Miền Trung, đồng thời phù
hợp với tâm lý và tập quán tiêu dùng của dân cƣ. Nâng cấp và mở rộng các
chợ bán buôn, bán lẻ quy mô lớn (hạng I), cải thiện cơ sở hạ tầng chợ dân
sinh, phát triển theo hƣớng chợ chuyên doanh thực phẩm tƣơi sống. Tại khu

vực nông thôn (đồng bằng, miền núi): phát triển các chợ dân sinh quy mô nhỏ
(hạng III). Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất chợ hiện có đảm bảo tốt các điều
kiện về phịng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng
Yêu cầu phát triển quy mô chợ truyền thống phải bảo đảm tuân thủ quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng hay quy hoạch phát triển hạ
tầng thƣơng mại của địa phƣơng, đặc điểm của địa phƣơng và các quy định
khác của pháp luật liên quan tới hoạt động thƣơng mại.
Phát triển về quy mô chợ đƣợc thực hiện qua việc huy động các nguồn
lực cho chợ truyền thống nhƣ vốn, lao động, cơng nghệ và trình độ quản lý.
Cụ thể:
Huy động vốn cho phát triển chợ truyền thống. Đây là yếu tố quyết
định cho sự phát triển nhất là bối cảnh cạnh tranh của các siêu thị, và các hình
thức kinh doanh thƣơng mại khác. Vốn chủ yếu để thực hiện cải tạo, nâng cấp
hay xây mới cơ sở hạ tầng cho chợ. Nguồn vốn có thể từ nhiều nguồn nhƣng
chủ yếu xã hội hóa trừ chợ nơng thơn nhà nƣớc sẽ phải đầu tƣ.
Lao động cho chợ truyền thống. Về số lƣợng không quan trọng bằng
chất lƣợng lao động trong các chợ. Tiểu thƣơng và ngƣời tham gia kinh doanh

download by :


17

phần lớn theo kinh nghiệm là chính, họ thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết nhƣ
giao tiếp, marketing, quản trị....cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh cụ thể.
Công nghệ - tổ chức hoạt động thƣơng mại khoa học. Bảo đảm cho
hoạt động hệ thống cung cấp hành hóa dịch vụ hoạt động theo những tiêu
chuẩn nhất định trên nền những quy tắc và thói quen truyền thống mua bán tốt
cần duy trì. Để chợ truyền thống khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
mà cịn bảo đảm cơng ăn việc làm và đầu ra cho sản xuất.

Các tiêu chí phản ánh
- Diện tích chợ đƣợc cải tạo, nâng cấp và xây mới;
- Tỷ lệ các chợ đạt tiêu chuẩn quy định về mọi mặt
- Phân bố chợ trên đơn vị hành chính hay 10000 dân;
- Tỷ lệ các chợ đầu mối/ chợ bán lẻ
- Số lao động tăng thêm
1.2.2. Gia tăng, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng dịch vụ
Phát triển chợ truyền thống còn bao hàm cả việc không ngừng mở rộng
và nâng cao chất lƣợng dịch vụ của chợ. Mở rộng dịch vụ là quá trình các chủ
thể của chợ tăng thêm số lƣợng hay kéo dài danh mục các dịch vụ bằng cải
tiến, nâng cấp các dịch vụ cũ để hình thành dịch vụ mới, đƣa ra dịch vụ
mới,…ví dụ bán hàng thực phẩm kèm theo dịch vụ chuyên chở về cho
khách…Nâng cao chất lƣợng dịch vụ là cải thiện, hoàn thiện hay nâng cao các
tiện ích hay mức độ thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng. Ví dụ ngƣời bán hàng
thực phẩm sử dụng bao bì và có ghi rõ hơn nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa
cùng với các chỉ dẫn sử dụng…
Ngành hàng mặt hàng tại các chợ đảm bảo phong phú, đa dạng, nhiều
chủng loại hàng hóa đảm bảo chất lƣợng, nhãn hiệu, xuất xứ rõ ràng phân bố
sắp xếp bố trí nơi kinh doanh có khoa học phù hợp với từng ngành hàng, mặt
hàng, giá bán phù hợp với mức quy định chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng

download by :


18

cao của khách hàng.
Nâng cao chất lƣợng dich vụ tại chợ, nhƣ dịch vụ ăn uống, bốc xếp
hàng hóa, dịch vụ giao hàng tận nhà, chăm sóc khách hàng, trơng giữ hàng
hóa, phƣơng tiện vận chuyển, cho thuê kho bãi bảo quản hàng hóa, cung cấp

thơng tin thị trƣờng, hỗ trợ vốn kinh doanh, các hoạt động dịch vụ vui chơi
giải trí,…
Nâng cao kỹ năng bán hàng đối với các hộ kinh doanh.
Các tiêu chí phản ánh
- Số lƣợng và chủng loại hàng hóa- dịch vụ:
-Tỷ trọng các dịch vụ cao cấp
- Tỷ lệ khách hàng hài lòng với dịch vụ của chợ truyền thống
1.2.3. Thực hiện hoạt động liên kết của chợ truyền thống
Chợ truyền thống chỉ là một loại hình thƣơng mại cung cấp hàng hóa
dịch vụ trên thị trƣờng. Sự phát triển của nó khơng thể tách rời riêng biệt, bản
thân loại hình này cũng có sự liên kết trong nội bộ và với các loại hình khác.
Liên kết hoạt động của chợ truyền thống là hoạt động của các chủ thể
trong hệ thống đó phối hợp cũng thực hiện một hay nhiều chức năng hay
những chức năng kế tiếp và bổ sung cho nhau trong cùng một chuỗi giá trị
hàng hóa dịch vụ.
Liên kết hoạt động của chợ truyền thống có thể có hai hình thức (i) liên
kết ngang; (ii) liên kết dọc. Liên kết ngang là liên kết của các chủ thể để thực
hiện trong việc cung cấp cùng một hay một số dịch vụ cùng loại nhằm tạo ra
mạnh lƣới rộng. Ví dụ nhƣ liên kết của những chủ thể cung cấp hàng rau quả
ở các chợ với nay. Liên kết dọc là liên kết giữa các chủ thể nhằm thực hiện
từng công đoạn trong cung cấp dịch vụ ví dụ chợ bán sỉ và bán lẻ. Hai loại
liên kết này vừa diễn ra trong nội bộ hệ thống chợ truyền thống lại vừa diễn ra
với các loại hình khác.

download by :


19

Ngoài ra, liên kết hoạt động của chợ truyền thống có thể diễn ra giữa

các chủ thể của chợ truyền thống với các nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung
cho hoạt động của họ ví dụ vận tải, kho bãi, tài chính, bảo hiểm…
Nhƣ vậy để bảo đảm tồn tại và phát triển của chợ truyền thống cho dù
loại hình này phải cạnh tranh quyết liệt với các loại hình khác nhƣ siêu thị
chẳng hạn thì liên kết vẫn là tất yếu.
Liên kết hoạt động của chợ truyền thống chỉ có thể thực hiện với điều
kiện (i) các chủ thể nhận đƣợc lợi ích từ tham gia; (ii) họ phải tự nguyện tham
gia; (iii) Có đƣợc hệ thống các quy định hay thể chế chính thức và phi chính
thức hiệu quả.
Các tiêu chí:
- Các chuỗi liên kết cung cấp hàng hóa dịch vụ;
- Tỷ lệ số các hộ kinh doanh tham gia chuỗi cung ứng một hay một số
loại sản phẩm;
- Tỷ lệ các hộ kinh doanh sử dụng các dịch vụ bổ sung cho mình..
1.2.4. Tổ chức quản lý hoạt động chợ
Thành lập tổ quản lý, Ban quản lý chợ thành đơn vị sự nghiệp có thu,
tự trang trải các chi phí hoạt động, thực hiện chức năng quản lý hoạt động tại
chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vị đƣợc giao.
Quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của chợ theo Nội quy chợ
do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp
luật.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các phƣờng, xã trong việc quản lý sắp
xếp hộ kinh doanh trong phạm vi chợ phù hợp với yêu cầu về văn minh
thƣơng mại, theo quy hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt.
Phổ biến hƣớng dẫn kiểm tra đôn đốc những đối tƣợng mua bán tại chợ
thực hiện đúng, đầy đủ theo nội quy chợ và Nhà nƣớc về hoạt động chợ.

download by :



×