Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

(luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ CÔNG VIÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG
VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Ðà Nẵng – Năm 2018

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ CÔNG VIÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG
VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG DƢƠNG VIỆT ANH



Ðà Nẵng – Năm 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 5
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ
TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .................................................................. 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM ............................. 11
1.1.1. Thất nghiệp và tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế xã hội ....................................................................................................... 11
1.1.2. Việc làm và vai trò của việc làm đến sự phát triển kinh tế - xã
hội ............................................................................................................ 14

1.1.3. Tạo việc làm và chính sách tạo việc làm ...................................... 16
1.1.4. Giải quyết việc làm và sự cần thiết của giải quyết việc làm. ........ 18
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ
MỞ RỘNG VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH...................... 21
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng chính sách ........................ 21
1.2.2. Khái niệm cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm ........................................................................................................... 22
1.2.3. Vai trị của hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội đối
với hỗ trợ tạo việc làm............................................................................. 22

download by :


1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm .................................................................... 24
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm ........................................................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO
VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........ 33
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG. ...................................................................................... 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã
hội- Chi nhánh thành phố Đà Nẵng ........................................................ 33
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi
nhánh thành phố Đà Nẵng ....................................................................... 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh
thành phố Đà Nẵng.................................................................................. 35
2.1.4. Kết quả hoạt động ......................................................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM,

DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................... 44
2.2.1. Quy định chung về hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì
và mở rộng việc làm tại NHCSXH chi nhánh thành phố Đà Nẵng ........ 44
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở
rộng việc làm tại NHCSXH chi nhánh thành phố Đà Nẵng. .................. 53
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM,
DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................... 70
2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 70
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 77

download by :


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ
RỘNG VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................. 83
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ................................................... 83
3.1.1. Định hướng về tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. ........................................................ 83
3.1.2. Định hướng của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong
hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm giai
đoạn 2016-2020 ....................................................................................... 93
3.1.3. Định hướng hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở
rộng việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 ................................................................ 97
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO
VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................101
3.2.1. Đối với Chính phủ ....................................................................... 104
3.2.2. Đối với các Bộ ngành .................................................................. 105
3.2.3. Đối với HĐND, UBND, cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở
ngành liên quan .................................................................................... .105
3.2.5. Đối với NHCSXH Việt Nam ...................................................... 106
3.2.4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội.......................................... 106
3.2.6. Đối với NHCSXH Chi nhánh Đà Nẵng ...................................... 107
KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐD

: Ban đại diện

BQL

: Ban quản lý

CCB

: Cựu chiến binh

ĐVT


: Đơn vị tính

ĐTN

: Đồn thanh niên

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HND

: Hội Nông dân

HPN

: Hội Phụ nữ

NHCSXH

: Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTM
NSNN

: Ngân sách nhà nước

PGD

: Phòng giao dịch


TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

UBND

: Ủy ban nhân dân

TP ĐN

: Thành phố Đà Nẵng

TW

: Trung ương

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

2.5.
2.6.

Diễn biến nguồn vốn và dư nợ giai đoạn 2011 – 2016
Diễn biến nợ quá hạn - nợ khoanh và xử lý xóa nợ giai
đoạn 2011-2016
Nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm năm 2011-2016
Huy động thơng qua tổ TK&VV và tổ chức cá nhân
năm 2011 – 2016
Tổng hợp cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm giai đoạn 2011-2016
Dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm giai đoạn 2011-2016

Trang
40
43
54
56
58
59

2.7.

Báo cáo kết quả chương trình tín dụng theo địa bàn quản lý

59

2.8.


Báo cáo kết quả cho vay theo đối tượng thụ hưởng

61

2.9.
2.10.

Bảng tổng hợp nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội
2011-2016
Phân loại nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở
rộng việc làm giai đoạn 2011-2016

63
64

2.11.

Số lượt khách hàng vay vốn

67

2.12.

Số lao động thu hút thêm

68

2.13.
2.14.

3.1.

Báo cáo thống kê số lượt kiểm tra giám sát giai đoạn 20112016
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng hoạt động điểm
giao dịch xã
Dự kiến cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

download by :

72
77
88


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể khẳng định, trong xu hướng tồn cầu hóa và quốc tế hóa về kinh
tế, mặc dù trình độ phát triển kinh tế, mức sống, thể chế chính trị và điều kiện
tự nhiên - xã hội khác nhau, nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều có định
chế tài chính, hoạt động có tính chất phục vụ chính sách của Quốc hội, của
Chính phủ, vì mục tiêu quốc gia. Ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định số 131/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
(NHCSXH) Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo
nhằm tách bạch chức năng tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương
mại. Qua 15 năm hoạt động và phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, hoạt động tín dụng của NHCSXH Việt Nam đang được mở rộng và
khơng ngừng hồn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu mới của phát
triển kinh tế - xã hội. Một trong những thành công nổi bật về hoạt động tín

dụng của NHCSXH là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội.
Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội thành phố Đà Nẵng đã tích cực truyền tải nguồn vốn ưu đãi của Chính
phủ đến từng hộ vay để thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo, hỗ trợ tạo
việc làm, thu hút lao động và đạt được những kết quả nhất định. Song bên
cạnh đó, chất lượng hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm vẫn còn những mặt hạn chế nhất định xuất phát từ nhiều nguyên
nhân như rủi ro tín dụng, nguồn vốn cho vay, cơng tác quản lý vốn vay, khả
năng chuyên môn trong công tác thẩm định dự án,.. Do vậy, hoàn thiện hoạt
động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Ngân hàng

download by :


2

Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố Đà Nẵng là một công việc cấp thiết
được đặt ra hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời bản thân là người trực tiếp tham
gia thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội thành phố và đã nhận thấy một số hạn chế của nghiệp vụ, tác giả
đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và
mở rộng việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố
Đà Nẵng ”. Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị
hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
tại ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay
hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở
rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ
tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hộiChi nhánh thành phố Đà Nẵng.
Từ các mục tiêu trên, luận văn sẽ giải quyết các câu hỏi đặt ra như sau:
- Đặc điểm cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của
ngân hàng Chính sách xã hội?
- Thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm tại ngân hàng Chính sách xã hội tại chi nhánh thành phố Đà Nẵng như thế
nào và những tồn tại cần được khắc phục?
- Cần có những khuyến nghị nào để hồn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ
tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội chi
nhánh thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến?

download by :


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội- Chi
nhánh thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: nghiên cứu hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và
mở rộng việc làm thơng qua phương thức ủy thác các tổ chức chính trị - xã
hội (cho vay đối với hộ gia đình hoặc người lao động) và cho vay trực tiếp
(cho vay đối với cơ sở sản suất kinh doanh).
+ Không gian: hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố Đà Nẵng.

+ Thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn năm 2011 – 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp
phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh. Cụ thể:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Hai phương pháp phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau:
phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được
thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Tác giả kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu khoa học này là phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháp
tổng hợp lý thuyết, nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến
hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm một cách hoàn
chỉnh nhất cho chương 1 bài luận văn.
Phương pháp phân tích lý thuyết được tác giả sử dụng bằng cách
nghiên cứu các nguồn tài liệu, các lý luận khác nhau liên quan đến hoạt động
cho vay và phân tích các lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay trong

download by :


4

những tài liệu nghiên cứu thành những mặt, những bộ phận, chẳng hạn như:
khái niệm; đặc điểm; chức năng, vai trị; tiêu chí đánh giá kết quả; các nhân tố
ảnh hưởng…, xem xét những ưu điểm đạt được và hạn chế của các lý thuyết
trước, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Một số tài liệu và nguồn tham khảo tài liệu được tác giả nghiên cứu như sau:
+ Các văn bản, nghị định, thông tư, quy định về cho vay hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm được tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của
Văn phịng chính phủ, Bộ tài chính, Bộ Lao động- thương binh & xã hội,

website NHCSXH.
+ Một số bài luận văn liên quan đến hoạt động cho vay giải quyết việc
làm được tác giả giới hạn
- Đại học Đà Nẵng và một số luận văn thạc sỹ đăng tải
trên mạng internet theo yêu cầu về bản quyền của tác giả.
+ Một số bài nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay giải quyết
việc làm được tác giả tìm trên bài đăng của các tạp chí khoa học như: Tạp chí
ngân hàng, tạp chí tài chính.
+ Tổng hợp các văn bản quy định liên quan đến cho vay giải quyết việc
làm từ hệ thống Intenet, hệ thống tìm kiếm dữ liệu của NHCSXH.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng để liên kết những
mặt, những bộ phận các lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được theo phương pháp phân tích lý
thuyết ở trên, từ đó tạo thành một chỉnh thể hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc về đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm.
4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để thu thập, tóm tắt,
trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau đối với các dữ liệu liên

download by :


5

quan đến hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 của đề tài nghiên cứu.
Tác giả thu thập số liệu liên quan đến hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm tại NHCSXH - Chi nhánh Đà Nẵng trong
khoảng thời gian là năm 2011- 2016 từ phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng

chi nhánh. Dựa trên nguồn số liệu thu thập được, tác giả chia số liệu thành
từng nhóm như: kết quả cho vay theo đối tượng thụ hưởng, theo địa bàn quản
lý, doanh số cho vay, dư nợ, số khách hàng còn dư nợ, số lượt khách hàng vay
vốn,… Tiếp theo đó, tác giả sử dụng bảng biểu mơ tả từng nhóm dữ liệu trên,
nhằm phục vụ cho q trình phân tích, đánh giá và so sánh số liệu.
4.3. Phương pháp so sánh
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số liệu liên quan đến
hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại
NHCSXH - Chi nhánh Đà Nẵng qua từng năm, từ đó phân tích và đánh giá
kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
cơ bản của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm của ngân hàng Chính sách xã hội.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và
mở rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố Đà
Nẵng.
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ
trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hộiChi nhánh thành phố Đà Nẵng.

download by :


6

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tín dụng chính sách là một loại hình tín dụng mang tính đặc thù, tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội;

trong đó tín dụng ưu đãi đối với hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm là một chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ, có đặc thù
riêng và khác biệt với các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua có một số nghiên cứu về hoạt động tín dụng chính
sách tại ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tuy nhiên các nghiên cứu
vẫn còn những khoảng trống nhất định.
 Bài báo đăng trên tạp chí ngân hàng:
Nguyễn Hịa Nhân và cộng sự (2012), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
của chương trình tín dụng giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã
hội, chi nhánh Đà Nẵng. Tạp chí Ngân hàng, Số: 8/4/2012. Trang: 52-55. Đề
tài đã làm rõ được quan điểm về hiệu quả cho vay giải quyết việc làm và
phương pháp đánh giá. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội của
chương trình tín dụng giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội
thành phố Đà Nẵng, cho thấy chương trình tín dụng này đã có đóng góp đáng
kể trong việc tạo việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện thu nhập, đời sống của
người dân thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, đề tài đã nhận diện ra được
những bất cập của chương trình tín dụng giải quyết việc làm như việc quản lý
hoạt động của Tổ TK&VV còn chưa tốt dẫn đến tình trạng xâm tiêu, thất
thốt vốn; Sự phối hợp giữa các hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn cịn
kém; nợ q hạn cao; cách bình xét, thời gian bình xét, giá trị món vay khơng
hợp lý; các hội đồn thể khơng đảm nhận tốt cơng việc thẩm định tín dụng đối
với các khoản cho vay qua hộ gia đình… Từ đó, đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng giải quyết

download by :


7

việc làm của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Đà Nẵng và kết quả

nghiên cứu của đề tài được chuyển giao trực tiếp cho NHCSXH Đà Nẵng và
được chi nhánh ngân hàng CSXH Đà Nẵng nghiên cứu và áp dụng có hiệu
quả. Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ giải pháp để giải quyết một trong những
hạn chế quan trọng trong hoạt động chương trình cho vay tín dụng giải quyết
việc làm của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Đà Nẵng để góp phần
mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố đó là nguồn vốn cho
vay. Trong phần giải pháp và kiến nghị, Đề tài nêu ra “ngân hàng cần chủ
động hơn trong việc tạo nguồn vốn cho vay”. Nguồn vốn để cho vay chương
trình tín dụng giải quyết việc làm tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng
chủ yếu là nguồn vốn của Bộ Lao động Thương binh & xã hội và nguồn vốn
huy động của NHCSXH được phân bổ hàng năm. Để có được nguồn vốn
phân bổ từ Bộ thì hàng năm chi nhánh NHCSXH phải tích cực phối hợp với
Sở Lao động Thương binh & xã hội để khảo sát nhu cầu vay vốn và trình Bộ
xem xét phân bổ và lúc này sự vào cuộc của Sở Lao động Thương binh & xã
hội và trách nhiệm của Bộ ngành là rất cần thiết và đề tài này cũng chưa đưa
ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
 Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu trước đây về đề tài liên quan đến
vấn đề tạo việc làm và hoạt động cho vay giải quyết việc làm:
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Lý (2014), Hoàn thiện hoạt
động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
thành phố Đà Nẵng và Luận văn thạc sĩ của Võ Ngọc Hãn (2016), Hoàn thiện
hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phịng giao dịch Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk”, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Hai đề tài
này, nhìn chung đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về giải
quyết việc làm, sự cần thiết xóa đói giảm nghèo và các chỉ tiêu đánh giá nâng
cao hiệu quả tín dụng đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm; đã

download by :



8

đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại đơn vị chọn
nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong
cho vay giải quyết việc làm tại đơn vị cho vay để đưa ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm qua những tồn tại về công tác
quản lý vốn, công tác lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ…Tuy nhiên cả hai đề tài vẫn
còn một số hạn chế như: phạm vi nghiên cứu hoạt động cho vay giải quyết
việc làm thông qua phương thức ủy thác các tổ chức chính trị - xã hội chưa
nghiên cứu phương thức cho vay trực tiếp đối với các cơ sở sản suất kinh
doanh, do vậy vẫn chưa phản ảnh toàn bộ thực trạng cho vay giải quyết việc
làm tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng; chưa có
giải pháp cụ thể đề cập đến vai trò, trách nhiệm của đơn vị nhận ủy thác để
giải quyết tồn tại.
Luận văn thạc sĩ của Lưu Thị Bảo Nga (2015), Nâng cao chất lượng cho
vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Trường
Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận văn đã đánh giá được toàn diện chất
lượng hoạt cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành chính sách xã hội Việt
Nam, với việc đánh giá phân tích hoạt động cho vay trên phạm vi hoạt động
cho vay toàn hệ thống nên các giải pháp đưa ra cịn chung chung, chưa có
kiến nghị cụ thể sát với tình hình thực tế tại chi nhánh Đà Nẵng.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Ánh (2015), Nâng cao hiệu quả
chương trình cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Quảng Trị, Trường Đại học Tài chính-Marketting. Luận văn đã nêu ra
được cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay chương trình cho
vay giải quyết việc làm tại địa phương và có những đề xuất kiến nghị với
NHCSXH Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị nhưng chưa có những kiến nghị
với chính phủ và bộ ngành trong vấn đề chuyển nguồn vốn cho vay hàng năm.

download by :



9

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Hải (2011), Giải pháp nâng cao hiệu
quả tín dụng đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An, Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết
việc làm, sự cần thiết xóa đói giảm nghèo và các chỉ tiêu đánh giá nâng cao
hiệu quả tín dụng đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm. Đồng thời
đã phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó tác giả
chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay giải quyết việc làm tại
Nghệ An. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được những cơ sở lý luận về hoạt
động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách. Giải pháp tác giả
đưa ra vẫn cịn mang tính lý thuyết, khó thực hiện theo thực tế như hiện nay.
Ý kiến đề xuất chưa đủ thuyết phục để tác động hiệu quả đến cơ quan ban
ngành.
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Tú Anh (2012), Giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Đại học
Kinh tế Đà Nẵng. Giải pháp của tác giả có thể áp dụng để thực hiện trên địa
bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên mặc dù tác giả phân tích
khá rõ về những tồn tại trong việc giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn
ở huyện Hịa Vang nhưng phần phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho
lao động nơng thơn ở huyện Hịa Vang thì chưa đi sâu chính sách tín dụng ưu
đãi của chính phủ trong việc thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm cho
lao động.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2014), Hoàn thiện hoạt
động cho vay ưu đãi Học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn tại Chi nhánh
ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận, tình hình thực hiện và từ đó đưa ra những

download by :


10

giải pháp cụ thể, những đề xuất kiến nghị rõ ràng về việc nâng cao chất lượng
hoạt động, tập trung nguồn vốn cho vay, đổi mới công tác ủy thác, thay đổi
quy trình thủ tục cho vay, nâng cao trình độ, trách nhiệm của cán bộ, tăng
cường hệ thống kiểm tra giám sát nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ưu đãi
HSSV có HCKK góp phần vào sự thành cơng của Chi nhánh. Tuy nhiên vẫn
còn hạn chế, như chưa xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của Tổ TK&VV, đặc biệt là trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV
trong việc triển khai cho vay và đơn đốc thu hồi nợ chưa cụ thể cịn chung
chung mang tính lý thuyết. Liên quan đến các tổ chức chính trị nhận ủy thác,
giải pháp chưa cụ thể hóa để thực hiện tốt mỗi công đoạn trong công tác nhận
ủy thác.
Từ những khoảng trống của các nghiên cứu trước, kết hợp với những tồn
tại thực tiễn trong hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (chương trình cho vay
giải quyết việc làm đã được điều chỉnh thành chương trình cho vay hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
ngày 09/7/2015 của Chính phủ), sẽ là cơ sở cho tác giả tiếp tục nghiên cứu,
phân tích và đưa ra một số khuyến nghị tiếp cận tối ưu nhất để hoàn thiện đề
tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố Đà Nẵng”.

download by :



11

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO
VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM
1.1.1. Thất nghiệp và tác động của thất nghiệp đến sự phát triển
kinh tế - xã hội
- Thất nghiệp (trong kinh tế học) là tình trạng người lao động muốn có
việc làm mà khơng tìm được việc làm.
- Các loại hình thất nghiệp
+ Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp
Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi, nghề)
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, nông nghiệp...)
Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
+ Phân loại theo lý do thất nghiệp
Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền cơng nào
đó người lao động khơng muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó. Thất
nghiệp loại này thường là tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện: thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó
người lao động chấp nhận nhưng vẫn khơng được làm việc do kinh tế suy
thoái, cung lớn hơn cầu về lao động.
Thất nghiệp trá hình (cịn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện
tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình


download by :


12

thường người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng
suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn với
việc sử dụng không hết thời gian lao động.
+ Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: tình trạng thất nghiệp do người lao động cần có
thời gian để tìm kiếm việc làm được gọi là thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra do sự mất cân đối giữa cung cầu lao động do
cơ cấu kinh tế thay đổi.
Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu
chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu.
Thất nghiệp do yếu tố ngồi thị trường, loại hình này cịn được gọi theo
lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định bởi các lực lượng thị
trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động.
- Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Thất nghiệp
tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội khơng được huy động vào hoạt động
sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội, nhân tố cơ bản
để phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế
đang suy thoái, suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm
năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu
thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…). Thất nghiệp tăng lên
cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát. Mối quan hệ
nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế - thất nghiệp và lạm phát luôn luôn
tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) mà
giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng

trưởng (GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm.

download by :


13

Mối quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kính thích
phát triển - xã hội.
+ Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Khi người lao động khơng có việc làm do bất cứ nguyên nhân gì thì hậu quả
đầu tiên đối với bản thân người thất nghiệp là khơng có thu nhập để ni sống
bản thân và gia đình; đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó
khăn về kinh tế, họ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ
giáo dục, y tế và các dịch vụ khác … giảm chất lượng cuộc sống, có thể dẫn
đến cuộc sống bất ổn và từ đó ảnh hưởng đến xã hội.
+ Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Thất nghiệp gia tăng làm trật
tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn cơng, bãi cơng, biểu tình tăng lên; có
thể làm cho người lao động đi đến bần cùng, chán nản với cuộc sống, suy
nghĩ và hành động tiêu cực, dễ bị kích động và có thể sự ủng hộ của người lao
động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… và có thể dẫn họ đến những
sai phạm đáng tiếc; từ đó có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn
đến biến động về chính trị.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế- xã hội khó khăn và nan giải của quốc
gia, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội. Giải
quyết tình trạng thất nghiệp khơng phải “một sớm, một chiều”, khơng chỉ
bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính
sách đồng bộ, phải luôn luôn cọi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường và
tăng (giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường.


download by :


14

1.1.2. Việc làm và vai trò của việc làm đến sự phát triển kinh tế xã hội
a. Khái niệm việc làm
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều
định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau, do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…
người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế, khơng có một
định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.
Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức:
- Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền cơng hoặc hiện vật cho
cơng việc đó.
- Làm cơng việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử
dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc tồn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành
cơng việc đó.
- Làm các cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao
dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Hình thức này bao
gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc
một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ
luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
b. Vai trò của việc làm
Việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển
kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động
của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia. Giải quyết việc


download by :


15

làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép
khơng chỉ giải quyết được các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội.
Việc làm có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, nó khơng thể thiếu
đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt
trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó
chi phối tồn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đơi với có thu nhập để ni sống
bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của
cá nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề
của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người khơng có việc làm thường tập
trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự
nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao động khơng có
trình độ tay nghề, trình độ văn hố thấp,..). Việc khơng có việc làm trong dài
hạn cịn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng
nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là
đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên
tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo
cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hồ
giữa việc làm và kinh tế, tức là ln bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng
phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng
của người lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên
xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động

tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc
làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do khơng có mâu thuẫn nội sinh

download by :


16

trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần
hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo
đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong
đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con
người có nhu cầu lao động ngồi việc đảm bảo nhu cầu đời sống cịn đảm bảo
các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi
khơng có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng
đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngồi ra khi khơng có vệc làm
trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra
các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.
Vai trị của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan
trọng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu việc làm của tồn xã hội địi hỏi Nhà
nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.
1.1.3. Tạo việc làm và chính sách tạo việc làm
a. Tạo việc làm
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu (2013), giáo trình kinh tế nguồn nhân lực,
Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân: “Tạo việc làm là quá trình tạo điều
kiện kinh tế xã hội cần thiết để người lao động có thể kết hợp giữa sức lao động
và tư liệu sản xuất, nhằm tiến hành q trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch
vụ theo yêu cầu thị trường”, “Tạo việc làm là một q trình tạo ra mơi trường
hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm
việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và

người sử dụng lao động đồng thời phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất
nước”, “Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc
để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng
hóa và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường”. Có thể hiểu tạo việc làm là tổng

download by :


17

hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra những chỗ làm việc mới, giúp người
lao động chưa có việc làm có được việc làm; tạo thêm việc làm cho những
người lao động đang thiếu việc làm và giúp người lao động tự tạo việc làm.
b. Chính sách tạo việc làm
Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của
mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Đối với nước ta, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất
nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước
thường xuyên quan tâm thực hiện.
Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu,
các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động (LLLĐ) và tạo
việc làm cho LLLĐ đó .
Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà
nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương
hướng, mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung có
quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho LLLĐ của
tồn xã hội, như các chính sách: Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những
ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động; chính sách tạo việc làm cho
những đối tượng đặc biệt (người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi

hương... ); chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước ngồi...
Chính sách việc làm tác động đến một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa
về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Việc hoạch định và
thực hiện khơng tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những
thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế (không sử dụng hết tiềm năng lao động để phát

download by :


×