Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HƢƠNG SEN

KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CƠNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2018

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HƢƠNG SEN

KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CƠNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phƣơng

Đà Nẵng – Năm 2018



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân
tơi. Các số liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận văn hoàn tồn trung thực và
chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Lê Thị Hƣơng Sen

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực hiện đề tài .......................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC
VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP ......... 9
1.1.QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÕ CỦA GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT ............................. 9
1.1.1. Đặc điểm quản trị chi phí sản xuất ................................................... 9

1.1.2. Vai trị của kế tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối
với quản trị chi phí sản xuất ............................................................................ 14
1.2.TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT .................................. 16
1.2.1. Đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất .......................... 16
1.2.2. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...................... 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY SỮA ĐẬU NÀNH – VINASOY .. 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ . 34
2.1.1. Giới thiệu về Công ty ...................................................................... 34

download by :


2.1.2. Đặc điểm quy trình sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh ........ 34
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty ........................................... 40
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế tốn của Cơng ty ........................................... 43
2.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ U CẦU
THƠNG TIN GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH –
VINASOY ....................................................................................................... 46
2.2.1. Lập kế hoạch chi phí sản xuất ......................................................... 46
2.2.2. Tổ chức thực hiện và phản ánh chi phí sản xuất ............................. 49
2.2.3. Phân tích đánh giá và ra quyết định ................................................ 53
2.3. TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA
ĐẬU NÀNH - VINASOY .............................................................................. 54
2.3.1. Đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất .......................... 54
2.3.2. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phƣơng
pháp truyền thống ............................................................................................ 56

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH ĐÁP ỨNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY .......................... 66
2.4.1. Về đối tƣơng tập hợp chi phí ......................................................... 66
2.4.2. Quy trình tập hợp chi phí ................................................................ 66
2.4.3. Tính giá thành ................................................................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 70
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY ...................................................................................................... 72
3.1. NHẬN DIỆN U CẦU THƠNG TIN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY ....................................................................................................... 72
3.1.1. Thông tin phục vụ lập kế hoạch chi phí .......................................... 75

download by :


3.1.2. Thông tin phục vụ tổ chức thực hiện chi phí .................................. 76
3.1.3. Thơng tin phục vụ phân tích đánh giá và ra quyết định.................. 78
3.2. VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH ABC PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU
NÀNH - VINASOY ........................................................................................ 78
3.2.1. Vận dụng phƣơng pháp tính giá thành ABC nhằm cung cấp
thơng tin cho quản trị chi phí tại Cơng ty ....................................................... 78
3.2.2. Quy trình, nội dung vận dụng tính giá thành theo phƣơng pháp
ABC ................................................................................................................. 80
3.2.3. Thông tin cung cấp từ phƣơng pháp tính giá thành ABC phục vụ
quản trị chi phí............................................................................................... 102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN(Bản sao)


download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC

: Phƣơng pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động.

AFTA

: Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan.

CPNCTT

: Chi phí nhân cơng trực tiếp

ĐVT

: Đơn vị tính

ISO

: International Organization for Standardization
( Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng)

KCS

: Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm


NCTT

: Nhân công trực tiếp.

NVL

: Nguyên vật liệu.

NVLTT

: Nguyên vật liệu trực tiếp.

QC

: Kiểm tra trƣớc khi nhập kho.

QLDN

: Quản lý doanh nghiệp.

SC

: Sửa chữa

SXC

: Sản xuất chung

TNHH TM


: Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại

TSCĐ

: Tài sản cố định

UHT

: Ultra High Temperature
(Xử lý ở nhiệt độ cực cao)

XNK

: Xuất nhập khẩu

WTO

: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.
2.3.
2.4.

2.5.

Kế hoạch chi phí NVL trực tiếp 2016 của các sản phẩm
Minh họa kế hoạch chi phí sản xuất chung của các sản
phẩm sữa năm 2016
Cơ cấu chi phí sản xuất năm 2016
Bảng theo dõi CP NVLTT của các sản phẩm tháng 12/
2016
Bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng
tháng 12/ 2016

Trang
47
48
52
58

60

2.6.

Phân bổ khấu hao 12/2016

62

2.7.


Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 12/2016

63

2.8.

Tổng hợp chi phí và tính giá thành tháng 12/ 2016

65

3.1.

Tổng hợp các hoạt động vào nhóm hoạt động

82

3.2.
3.3.
3.4.

Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo hoạt động tháng
12/2016
Bảng phân loại CCDC theo hoạt động tháng 12/2016
Bảng tổng hợp chi phí tiền điện theo hoạt động tháng
12/2016

84
86
88


3.5.

Bảng tổng hợp chi phí sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị

90

3.6.

Chi phí gián tiếp và nguồn phát sinh chi phí

93

3.7.

Bảng xác định nguồn sinh phí cho các hoạt động

94

3.8.

Bảng ma trận EDA

96

3.9.

Bảng hệ số tỷ lệ EDA tháng 12/2016

96


download by :


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

3.10.

Bảng giá trị bằng tiền ma trận EDA tháng 12/2016

97

3.11.

Bảng ma trận ADP

98

3.12.

Giá trị bằng tiền ma trân APD tháng 12/2016

98


3.13.

Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12/2016

100

3.14.

Bảng so sánh giá thành theo phƣơng pháp tính giá ABC
và hiện tại

download by :

101


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

1.1.

Tổng hợp chi phí theo cơng việc


20

1.2.

Tổng hợp chi phí theo q trình sản xuất

20

1.3.

Lý thuyết về ABC. Colin Drury (2001)

24

1.4.

Mơ hình của phƣơng pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt
động

25

1.5.

Mối quan hệ giữa Chi phí – Hoạt động – Sản phẩm

30

2.1.

Quy trình sản xuất sản phẩm


36

2.2.

Tổ chức sản xuất của Cơng ty

39

2.3.

Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý

40

2.4.

Tổ chức bộ máy kế tốn

44

3.1.

Mơ hình tính giá dựa trên hoạt động tại Công ty Sữa đậu
nành - Vinasoy

download by :

95



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng Sữa Đậu nành Việt Nam là một trong số các ngành có vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Mặc dù có thị
trƣờng khá rộng nhƣng Sữa Đậu nành là một trong số những ngành có mức độ
cạnh tranh gây gắt nhất là với các hãng Sữa nƣớc ngoài. Ngành hàng Sữa Đậu
nành Việt Nam hiện nay đang ở mức độ phát triển tƣơng đối thấp so với các
ngành hàng Sữa khác ở trong nƣớc, các nƣớc khác trong khu vực và trên thế
giới. Mặc dù Nhà Nƣớc ta có chủ trƣơng bảo hộ hợp lý cho ngành hàng Sữa
Việt Nam, quá trình hội nhập AFTA và WTO đòi hỏi ngành Sữa Đậu nành
phải có những đầu tƣ và phát triển mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh
đối với các hãng Sữa của nƣớc ngoài. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
Sữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ giá cả, chất lƣợng, đặc tính của Sữa
và các biện pháp marketing, các kênh phân phối trung gian. Chính vì vậy
thơng tin về chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất Sữa đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm sốt chi phí để vừa có thể
đƣa ra các sản phẩm với giá rẻ, vừa có ngân sách để đầu tƣ cho hoạt động
nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm sản
xuất, lựa chọn các biện pháp marketing, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận. Đóng
vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin về chi phí trong các doanh
nghiệp chính là hệ thống kế tốn chi phí. Kế tốn chi phí ln ln tồn tại
trong mỗi tổ chức, tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tƣợng
khác nhau thì sẽ khác nhau, tùy thuộc vào việc xây dựng và khai thác hệ
thống kế tốn chi phí đó. Các doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển trên thế giới
đã xây dựng hệ thống kế tốn quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thơng tin hữu
ích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch, tổ chức


download by :


2

thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Kế tốn chi phí và tính giá thành là một khâu trung tâm của cơng tác kế
tốn. Do đó địi hỏi cơng tác kế tốn phải tổ chức sao cho khoa học, kịp thời,
đúng đối tƣợng theo chế độ quy định nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các
thông tin cần thiết, đồng thời đƣa ra các biện pháp, phƣơng hƣớng hồn thiện
để nâng cao vai trị quản lý chi phí, thực hiện tốt chức năng là công cụ phục
vụ đắc lực cho quản lý của kế tốn. Chi phí đƣợc tập hợp một cách chính xác
kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các
quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp góp phần tích cực vào việc sử
dụng hiệu quả các nguồn đầu tƣ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên hệ thống kế tốn chi phí ở phần lớn các doanh nghiệp sản
xuất nói chung và Cơng ty Sữa Đậu nành – Vinasoy nói riêng chỉ tập trung
vào kế tốn tài chính (để lập các báo cáo tài chính là chủ yếu). Hệ thống kế
tốn chi phí hƣớng vào việc cung cấp thơng tin phục vụ cho việc lập kế
hoạch, kiểm sốt và đánh giá việc lập kế hoạch trong nội bộ doanh nhiệp cịn
rất hạn chế. Hệ thống kế tốn chi phí hiện nay khơng thể cung cấp các thơng
tin phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà
quản trị doanh nghiệp. Từ đó, Cơng ty Sữa Đậu nành – Vinasoy sẽ gặp khó
khăn trong mơi trƣờng cạnh tranh khu vực và thế giới khi chúng ta phải thực
thi các cam kết gia nhập AFTA và WTO. Điều đó cho thấy Cơng ty Sữa Đậu
nành - Vinasoy cần khẩn trƣơng xây dựng hệ thống quản trị chi phí để phục
vụ cho việc quản lý các hoạt động kinh doanh của mình.
Do vậy, vấn đề mà luận văn nghiên cứu là “Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở Cơng ty Sữa Đậu nành –

Vinasoy”, với mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp, thiết thực,
thực sự mang lại hiệu quả cho công tác kế tốn của Cơng ty.

download by :


3

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là kế tốn chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại Cơng ty Sữa Đậu nành - VinaSoy.
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Sữa Đậu nành - VinaSoy. Các thông tin thu
thập ở Công ty năm 2016.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá phƣơng pháp, quy trình kế tốn chi phí và tính giá
thành ở Cơng ty; qua đó nhận diện những hạn chế về mặt cung cấp thơng tin
cho quản trị chi phí sản xuất ở Cơng ty .
- Hồn thiện phƣơng pháp và quy trình kế tốn chi phí và tính giá có
thể áp dụng cho Cơng ty nhằm cung cấp thơng tin hữu hiệu cho quản trị chi
phí.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận khảo sát thực tế một số trƣờng hợp, sử
dụng kết hợp các phƣơng pháp: mơ tả, giải thích và biện luận.
- Phƣơng pháp mơ tả đƣợc vận dụng để tổng hợp, trình bày thực trạng
tình hình quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cơng ty Sữa Đậu nành
- VinaSoy.
- Phƣơng pháp giải thích đƣợc vận dụng để giải thích thực trạng trên cơ
sở lý thuyết nhằm nhận diện những ƣu điểm, tồn tại về tính giá thành phục vụ
quản trị chi phí tại Cơng ty.
- Phƣơng pháp biện luận đƣợc áp dụng để hồn thiện, xây dựng phƣơng

pháp tính giá thành thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị chi phí sản xuất
tại cơng ty.
Số liệu đƣợc thu thập là số liệu thứ cấp thông qua việc tiếp cận thơng
tin, dữ liệu trực tiếp tại Phịng kế tốn tài chính của Cơng ty. Ngồi ra số liệu
cần thiết thơng qua các báo cáo chi phí hàng q, báo cáo tài chính hàng quý

download by :


4

của Công ty cũng đƣợc thu thập tại Công ty .
5. Ý nghĩa thực hiện đề tài
Đề tài nghiên cứu với mong muốn giúp Cơng ty hồn thiện cơng tác
tính giá thành nhằm cung cấp nhiều thông tin cho quản trị chi phí sản xuất,
kiểm sốt chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Từ đó, kết quả thực hiện đề tài sẽ
cung cấp tài liệu hữu ích cho Cơng ty nghiên cứu, phát triển để ứng dụng kế
tốn chi phí trong tƣơng lai.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC QUẢN
TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY SỮA ĐẬU NÀNH – VINASOY
Chƣơng 3: HỒN THIỆN PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị chi phí là cung cấp các thông tin cần thiết cho công việc quản
trị của một doanh nghiệp. Trong đó, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành

sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào vì đó là con
đƣờng chủ yếu làm tăng lợi nhuận, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Do vậy, cơng tác tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm đƣợc coi là vấn đề rất quan trọng liên quan trực tiếp đến lợi
ích của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu về vấn đề liên quan đến kế tốn chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ quản trị chi phí đƣợc nhiều tác giả

download by :


5

quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua.
Theo tác giả Võ Văn Nhị (2009), “Giá thành sản phẩm là biểu hiện
bằng tiền của những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất
định. Nhƣ vậy, giá thành sản phẩm là một đại lƣợng xác định, biểu hiện mối
liên hệ tƣơng quan giữa hai đại lƣợng; chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả
sản xuất đã đạt đƣợc. Bản chất của giá thành là giá thành thể hiện mối tƣơng
quan giữa chi phí với kết quả đạt đƣợc trong từng giai đoạn nhất định”. Giá
thành đƣợc xem là thƣớc đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi chu kỳ
sản xuất kinh doanh, là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp kiểm sốt và
đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị
trƣờng, giá thành cùng với chất lƣợng sản phẩm luôn là hai vấn đề đƣợc quan
tâm của các nhà sản xuất.
Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Loan (2009), lập luận rằng “ Quản trị chi
phí giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào các điểm mạnh, tìm
ra các cơ hội hay các vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh, có thể cải
thiện chất lƣợng sản phẩm hay dịch vụ của mình mà khơng làm thay đổi chi
phí. Quản trị chi phí giúp ngƣời ta quyết định nhận diện đƣợc các nguồn lực

có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ”.
Bên cạnh việc cải thiện chất lƣợng sản phẩm hay dịch vụ của mình mà
khơng làm thay đổi chi phí thì giá thành sản phẩm luôn đƣợc coi là mối quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Phấn đấu cải tiến mẫu mã, hạ giá thành
và nâng cao chất lƣợng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trƣờng và thơng qua đó nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp
phải nắm bắt đƣợc thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Nhƣ vậy, chi phí và giá thành là các yếu tố quan trọng giúp
các nhà quản trị có thể đƣa ra các quyết định hiệu quả cho doanh nghiệp.

download by :


6

Chi phí là tồn bộ hao phí các nguồn lực của doanh nghiệp dƣới hình
thức tiền tệ, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên
cứu của tác giả Trịnh Thị Tuyết Nga (2011) cho thấy “Chi phí có các đặc
điểm: vận động, thay đổi khơng ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn
liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
Đối với ngƣời quản lý, chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu vì
lợi nhuận thu đƣợc nhiều hay ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi những chi phí đã
chi ra, chi phí cịn đƣợc xem là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả
quản lý” .
Đề tài của tác giả Thái Thị Thu Hiền (2009) về thực trạng công tác
quản trị chi phí sản xuất tại Cơng ty Cổ phần Thăng Long đã đề xuất một số
biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị chi phí sản xuất tại cơng ty.
Luận văn phân tích thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần
Thăng Long và đã chỉ ra đƣợc những hạn chế chủ yếu của Công ty trong quản

trị chi phí chính là cơng tác lập dự tốn về chi phí ngun vật liệu chƣa xác
thực và Công ty chƣa xây dựng một định mức về chi phí sản xuất chung, từ
đó tác giả đƣa ra các kiến nghị, nhằm tăng cƣờng công tác lập kế hoạch để
hồn thiện q trình tập hợp chi phí sản xuất và đồng thời quản lý chặt chẽ
việc thực hiện chi phí góp phần hồn thiện hơn cơng tác quản trị chi phí tại
Cơng ty nhằm nâng cao lợi nhuận.
Đề tài của tác giả Vũ Thị Thu Nga (2016) về ”Hoàn thiện cơng tác kế
tốn hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty TNHH
TM và XNK DVD” đã trình bày đƣợc tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi
phí và hạ giá thành sản phẩm, Cơng ty đã tổ chức hạch tốn chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và nghiêm túc. Nhƣ vậy, việc
hồn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành trong bài viết của tác giả nhằm
mục đích là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, cịn mục đích phục vụ

download by :


7

quản trị chi phí thì khơng đƣợc tác giả đề cập đến.
Tác giả Lê Thị Hồng Minh (2012), đã đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty nhƣng chỉ phục vụ
việc ra các quyết định trong ngắn hạn, tuy nhiên nội dung kế tốn quản trị chi
phí lại nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị các cấp ra
các quyết định ngắn hạn, dài hạn để huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh trong nghiên cứu “ Tổ chức kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty cổ phần
thủy sản và thƣơng mại Thuận Phƣớc, TP. Đà Nẵng”.
Tác giả Lê Thị Thu Hiền (2010) nghiên cứu về “Hồn thiện hệ thống
kiểm sốt chi phí sản xuất tại Cơng ty giày Thƣợng Đình” đã đƣa ra đƣợc

những giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt chi phí tại Công ty nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả chi phí phát
sinh ở bộ phận mình và của tồn doanh nghiệp, qua đó cung cấp thơng tin
đúng đắn cho việc quản trị và kiểm sốt chi phí sản xuất tại cơng ty. Tác giả
đã nghiên cứu vấn đề kiểm sốt chi phí sản xuất phục vụ quản trị chi phí và
đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp với thực trạng của công ty. Tuy nhiên tác
giả chỉ đi sâu vào chi phí sản xuất mà khơng đề cập đến việc tính giá thành
sản phẩm, một bộ phận quan trọng liên quan mật thiết đến chi phí sản xuất;
điều này sẽ đến đến việc các nhà quản trị không kiểm sốt đƣợc tồn bộ
những thơng tin liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đƣa
ra những quyết định hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Tố Nhƣ (2012) về “ Kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp Điện
cơ Thuận Phát” đã trình bày đƣợc tầm quan trọng của việc hạch tốn đúng chi
phí sản xuất, tính đúng giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn
đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Trong hoạt động xây lắp, sẽ giúp

download by :


8

doanh nghiệp xác định đƣợc giá thành thực tế từng cơng trình, hiêu quả sản
xuất của từng đội thi cơng cũng nhƣ của toàn doanh nghiệp. Tác giả đã nêu ra
đƣợc một số ƣu khuyết điểm, đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp nhà
quản trị tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phƣơng
thứ tổ chức quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa
lợi nhuận.

Các nghiên cứu hầu hết đã nêu ra đƣợc những ƣu và nhƣợc điểm của
hệ thống chi phí sản xuất của Công ty nghiên cứu, đồng thời đã đƣa ra đƣợc
các giải pháp hồn thiện hệ thống chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho nhà
quản trị trong công tác kiểm sốt chi phí và ra quyết định. Tuy nhiên, nghiên
cứu giá thành trong mối quan hệ với quản trị chi phí chƣa đƣợc nhấn mạnh
trong các nghiên cứu trƣớc đây. Từ đó đề tài này quan tâm đến vai trị của kế
tốn chi phí và giá thành phục vụ quản trị chi phí sẽ góp phần làm rõ hơn tầm
quan trọng của giá thành, giúp cho Cơng ty nhìn nhận giá thành nhƣ là một
cơng cụ quản trị chi phí hiệu quả.

download by :


9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH GIÁ THÀNH PHỤC VỤ
QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ VAI TRỊ CỦA GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn
lực kinh tế tại doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có ích cho
ngƣời tiêu dùng. Q trình đó làm phát sinh các loại chi phí tại nhiều địa điểm
khác nhau trong doanh nghiệp. Do vậy, việc tập hợp chi phí và tính giá thành
là một nội dung cơ bản và có tính truyền thống trong kế tốn quản trị.
Tính giá thành là một nội dung có tính xuất phát điểm cho nhiều cơng
việc khác trong cơng tác quản trị, vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều
chức năng quản trị, nhƣ hoạch định, tổ chức kiểm sốt và ra quyết định. Tính
giá khơng chỉ là việc tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản

xuất, mà cịn là giá phí của các hoạt động dịch vụ và nhiều hoạt động khác có
nhu cầu quản trị chi phí.
1.1.1. Đặc điểm quản trị chi phí sản xuất
Quản trị chi phí sản xuất là phƣơng pháp, cách thức của nhà quản lí
trong hoạch định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và những quyết định mang tính
chất quản lí để vừa làm tăng giá trị đồng thời giảm giá thành sản phẩm, dịch
vụ (Nguyễn Văn Hải, 2012).
Theo tác giả Thái Thị Thu Hiền (2009), quản trị chi phí thực hiện các
cơng việc sau:
- Tiến hành phân tích và đƣa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy
động tối ƣu cho Công ty trong từng thời kỳ.
- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận

download by :


10

một cách hợp lý đối với Công ty , vừa bảo vệ đƣợc quyền lợi của chủ Công ty
và các cổ đơng, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích hợp pháp, hợp lý cho ngƣời lao
động, xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đƣa ra các quyết
định về mở rộng sản xuất tạo điều kiện cho Cơng ty có mức độ tăng trƣởng
cao và bền vững.
- Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong Cơng ty , tránh tình trạng
sử dụng lãng phí sai mục đích.
Tác giả Nguyễn Văn Hải (2012) lập luận rằng, quản trị chi phí trong
doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng: Lập kế hoạch chi phí; Tổ chức thực
hiện chi phí; Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế tốn các khoản chi phí phát
sinh trong thực hiện; Phân tích đánh giá và ra quyết định.
a) Lập kế hoạch chi phí

Là việc xác định tồn bộ mọi chi phí doanh nghiệp chi ra để sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch. Thông qua việc lập kế hoạch, doanh
nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm
chi phí để thúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh phục vụ đắt
lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.
Kế hoạch chi phí sản xuất phải thể hiện đầy đủ ba loại chi phí: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân cơng trực tiếp; chi phí sản xuất chung.
Nhiệm vụ đặt ra trong phần này là không chỉ xác định chi phí sản xuất cụ thể
cho từng loại mà còn phải chú ý đến nhiệm vụ quản trị chi phí.
Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã đƣợc thể
hiện trên dự toán khối lƣợng sản phẩm sản xuất. Để lập kế hoạch nguyên vật
liệu trực tiếp cần xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản
phẩm.
Kế hoạch chi phí nhân cơng trực tiếp cung cấp những thông tin quan

download by :


11

trọng liên quan đến quy mô của lực lƣợng lao động cần thiết cho kỳ kế hoạch.
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là duy trì lực lƣợng lao động vừa đủ để đáp
ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động.
Đối với biến phí nhân cơng trực tiếp, để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần
sử dụng định mức lao động từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất sản
phẩm: tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp
rả lƣơng theo sản phẩm.
Lập kế hoạch chi phí sản xuất chung là lập kế hoạch các chi phí liên
quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sih trog phân xƣởng.

Lập kế hoạch chi phí sản xuất chung là lập kế hoạch các chi phí liên quan đến
phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xƣởng. Lập kế
hoạch chi phí sản xuất chung ở các doanh nghiệp thƣờng đƣợc xem là nhiệm
vụ cơ bản nhằm giảm thấp chi phí và giá thành. Các chi phí chung thƣờng
khơng liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể. Do vậy, việc tăng giảm các chi
phí này phụ thuộc trách nhiệm của các nhà quản trị từng khu vực, từng trung
tâm. Các chi phí này thƣờng độc lập tƣơng đối với mức hoạt động, nó liên
quan chủ yếu với cấu trúc của đơn vị sản xuất.
Để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch chi phí sản xuất, cơng tác
kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành phải đầy đủ, chi tiết theo từng khoản
mục, bộ phận, đối tượng chi phí, theo thực tế phát sinh,…Có như vậy việc lập
kế hoạch mới xác với thực tế, chi tiết, dễ dàng đối chiếu kiểm tra khi thực
hiện.
b) Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất sản phẩm
Với chức năng tổ chức thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt
giữa con ngƣời và các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch đƣợc thực
hiện hiệu quả nhất. Thực hiện chi phí là việc thực hiện các kế hoạch chi phí
đã đề ra trong từng khâu, từng bƣớc công việc.

download by :


12

Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị cần thơng tin kế tốn,
nhất là thơng tin kế tốn quản trị chi phí. Nhà quản trị cần được kế tốn cung
cấp thơng tin để ra quyết định sản xuất đúng đắn trong quá trình lãnh đạo
hoạt động hằng ngày, phù hợp với mục tiêu chung.
c) Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế tốn các khoản chi phí phát
sinh trong thực hiện

Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế tốn các khoản chi phí phát sinh
trong thực hiện là bƣớc quan trọng để hệ thống lại toàn bộ chi phí phát sinh
theo từng khoản mục chi phí, vụ việc,…từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc phân
tích, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị.
Tùy theo phương pháp, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành mà
kế tốn có những phương pháp ghi chép và phản ánh vào sổ sách khác nhau.
Lựa chọn được phương pháp tập hợp và tính giá thành đúng đắn sẽ giúp quá
trình ghi chép sổ sách được chi tiết, đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác kiểm
tra, đánh giá.
d) Phân tích, đánh giá và ra quyết định
Nhà quản trị, sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện
kế hoạch phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện. Phƣơng pháp thƣờng dùng
là so sánh số liệu kế hoạch với thực hiện từ đó nhận diện các khác biệt giữa
kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đặt ra.
Việc lựa chọ đƣợc cách đánh giá thích hợp có tác dụng khuyến khích
nhà quản trị thực hiện tốt nhiệm vụ là rất quan trọng. Nếu chọn cách đánh giá
không phù hợp, đánh giá không đúng, dẫn đến giải pháp điều hành không
đúng sẽ gây tổn hại đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Phần lớn thơng tin do kế tốn quản trị cung cấp nhằm phục vụ chức
năng ra quyết định của nhà quản trị. Do đó ra quyết định là một chức năng
quan trọng xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp. Chức năng ra quyết

download by :


13

định đƣợc vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Để có thơng tin thích hợp, đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý, nhà quản
trị sẽ yêu cầu thực hiện các nghiệp vụ phân tích chun mơn để chọn lọc.

Chức năng phân tích, đánh giá và ra quyết định là một chức năng quan
trọng, nó cần rất nhiều thông tin tổng hợp từ tập hợp chi phí, tính giá thành,
và các chức năng khác của quản trị chi phí. Việc tập hợp chi phí và tính giá
thành tốt ln đem đến những phân tích, đánh giá chi phí hiệu quả hơn, chính
xác hơn.
Để có thể quản trị đƣợc chi phí sản xuất thì các nhà quản trị cần kế tốn
chi phí và giá thành sản phẩm cung cấp thơng tin về chi phí phục vụ chức
năng quản trị, yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng
kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. Ngồi
ra, cịn cung cấp thơng tin về chi phí ƣớc tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc
các đối tƣợng khác theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm giúp họ ra các quyết
định quan trọng về sản xuất, cơ cấu sản phẩm sản xuất cho các hoạt động của
doanh nghiệp.
Tóm lại, quản trị chi phí cần kế tốn chi phí và giá thành cung cấp các
thơng tin chi phí để nhà quản lý kiểm sốt q trình thực hiện kế hoạch thông
qua các báo cáo đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản lý trong việc
kiểm sốt chi phí để tính giá thành một cách chính xác và nâng cao hiệu quả
của quá trình hoạt động. Việc cung cấp thơng tin về chi phí một cách chi tiết
và thƣờng xuyên sẽ giúp ích cho nhà quản lý rất nhiều trong kiểm sốt và
hồn thiện q trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ vì những
thơng tin này giúp các nhà quản lý phát hiện các hoạt động tốn kém chi phí đó
hoặc có những cải tiến làm cho hoạt động đó có hiệu quả hơn, tốn kém chi phí
ít hơn. Ngồi ra, cịn cung cấp thông tin để phân bổ các nguồn lực của doanh
nghiệp cũng nhƣ quyết định cơ cấu cung cấp dịch vụ, hay quyết định ngừng

download by :


14


cung cấp. Trong một số tình huống đặc biệt, các thơng tin về chi phí đóng vai
trị vơ cùng quan trọng trong việc xác định giá bán sản phẩm, nhất là trong
các trƣờng hợp sản xuất theo yêu cầu của khách hang mà chƣa có giá trên thị
trƣờng.
Bên cạnh đó, để quản trị chi phí có thể nhận diện đƣợc chi phí theo
nhiều phƣơng diện khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoạch định,
tổ chức thực hiện, kiểm sốt và ra quyết định thì quản trị chi phí cần thơng tin
chi phí phát sinh thơng qua hệ thống thơng tin chi phí đƣợc cung cấp theo các
trung tâm chi phí đƣợc hình thành trong các đơn vị. Bởi vì, bộ phận quản trị
chi phí sẽ trả lời chi phí là bao nhiêu, biến động nhƣ thế nào đến giá thành khi
có sự thay đổi của một hay một số nhân tố nào đó, bộ phận nào chịu trách
nhiệm giải thích những thay đổi bất lợi của chi phí và đƣa ra giải pháp điều
chỉnh một cách kịp thời. Điều này cho thấy quản trị chi phí sản xuất là một bộ
phận quản trị doanh nghiệp thực hiện xử lý và cung cấp các thơng tin về chi
phí sản xuất nhằm thực hiện các chức năng quản trị.
Quản trị chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của
mình vào các điểm mạnh, giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lƣợng sản
phẩm hay dịch vụ của mình mà khơng làm thay đổi chi phí. Mặt khác, quản trị
chi phí sản xuất cịn giúp ngƣời ra quyết định nhận diện đƣợc các nguồn lực
có chi phí thấp nhất trong việc sản xuất.
1.1.2. Vai trò của kế tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
đối với quản trị chi phí sản xuất
Trong cơng tác quản trị chi phí sản xuất thì giá thành là một trong
những chỉ tiêu quan trọng luôn đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Thông qua số liệu do bộ phận kế tốn tập hợp đƣợc, nhà quản lý có thể luôn
biết đƣợc hoạt động và kết quả thực tế, từ đó đề ra các biện pháp có hiệu quả,
kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quyết

download by :



15

định hù hợp với phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị chi phí sản
xuất của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh chi phí đã bỏ vào sản xuất. Chỉ
tiêu giá thành là thƣớc đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn
cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất, từ đó giúp nhà quản trị lựa chọn
và quyết định khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
Giá thành cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp.
Vai trị của cơng tác giá thành thể hiện sau đây (Trƣơng Bá Thanh và cộng sự,
2008).
Thứ nhất, tính giá thành góp phần xác định giá thành sản phẩm hồn
thành qua đó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm, từng
bộ phận và tồn doanh nghiệp. Tính giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị
làm tốt công tác hoạch định và kiểm sốt chi phí ở từng nơi phát sinh chi phí
(từng phịng ban, từng phân xƣởng, từng hoạt động,…)
Thứ hai, tính giá thành cịn trợ giúp các nhà quản trị trong các nổ lực
nhằm giảm thấp chi phí sản xuất sản phẩm, có giải pháp cải tiến chất lƣợng
sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.
Thứ ba, tính giá thành là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng một chính
sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định tác
nghiệp khác.
Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng và vận dụng một hệ thống tính
giá thành phù hợp là rất cần thiết trong tổ chức cơng tác kế tốn quản trị ở
doanh nghiệp.
Việc xây dựng hệ thống tính giá thành cần quan tâm đến một số khía
cạnh sau:
Thứ nhất, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của vấn đề tính giá thành.
Một hệ thống tính giá thành rất chi tiết và cụ thể có thể cung cấp nhiều thơng


download by :


×