Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 127 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HỮU BẢO TỒN

PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ðà Nẵng - Năm 2017

download by :


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN HỮU BẢO TỒN

PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

ðà Nẵng - Năm 2017

download by :




LỜI CAM ðOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Hữu Bảo Toàn

download by :


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2
5. Bố cục ñề tài........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ........................................................................................................... 9
1.1. KHÁI NIỆM, ðẶC ðIỂM, VAI TRỊ CỦA SẢN XUẤT CƠNG
NGHIỆP............................................................................................................. 9
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................... 9
1.1.2. ðặc ñiểm của sản xuất cơng nghiệp ........................................... 11
1.1.3. Vị trí và vai trị của cơng nghiệp trong q trình phát triển kinh tế.. 13

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
......................................................................................................................... 16
1.2.1. Gia tăng số lượng cơ sở sản xuất................................................ 16
1.2.2. Mở rộng quy mô các yếu tố sản xuất.......................................... 17
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hợp lý..................................... 21
1.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ................... 24
1.2.5. Gia tăng kết quả sản xuất công nghiệp ....................................... 26
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP . 29
1.3.1. ðiều kiện tự nhiên....................................................................... 29
1.3.2. Yếu tố về kinh tế -xã hội............................................................. 31
1.3.3. ðường lối phát triển công nghiệp ............................................... 34

download by :


1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG .......................................................................................................... 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN
ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................. 39
2.1. NHỮNG ðẶC ðIỂM CHỦ YỂU CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ẢNH
HƯỞNG ðẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP........................................... 39
2.1.1. ðiều kiện tự nhiên....................................................................... 39
2.1.2. Tình hình kinh tế và xã hội tỉnh Quảng Bình............................ 46
2.1.3. Các chính sách phát triển cơng nghiệp của tỉnh Quảng Bình ... 56
2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển công nghiệp ......... 59
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH................................................................................................ 60
2.2.1. Số lượng các cơ sở sản xuất........................................................ 60
2.2.2. Quy mô các yếu tố sản xuất........................................................ 61

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp................................................ 66
2.2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp................................. 70
2.2.5. Kết quả sản xuất công nghiệp..................................................... 73
2.3. ðÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................ 79
2.3.1. Thành cơng ................................................................................. 79
2.3.2. Hạn chế ....................................................................................... 80
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế ...................................................... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 82
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................... 84

download by :


3.1. QUAN ðIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................ 84
3.1.1. Quan điểm phát triển công nghiệp.............................................. 84
3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp ................................................. 84
3.1.3. Phương hướng phát triển công nghiệp........................................ 85
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................................................................... 88
3.2.1. Hồn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp ............................ 88
3.2.2. Giải pháp về vốn ......................................................................... 89
3.2.3. Giải pháp về ñào tạo phát triển nguồn nhân lực ......................... 91
3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ............................................... 92
3.2.5. Giải pháp về phát triển hạ tầng kinh tế:...................................... 93
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................. 94
3.2.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường ................................................. 95
3.2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................. 95

3.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 96
3.3.1. ðối với Trung ương .................................................................... 96
3.3.2. ðối với UBND tỉnh..................................................................... 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN

Công nghiệp

CNCB

Công nghiệp chế biến

CNH-HðH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

DV


Dịch vụ

KCN

Khu cơng nghiệp

KKT

Khu kinh tế

KV NN

Khu vực nhà nước

KV NQD

Khu vực ngoài quốc doanh

KV ðTNN

Khu vực đầu tư nước ngồi

KH & CN

Khoa học và Công nghệ

NN

Nông nghiệp


GTSX

Giá trị sản xuất

GTSL

Giá trị sản lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCð

Tài sản cố ñịnh

VLXD

Vật liệu xây dựng

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng


Trang

2.1.

Hiện trạng sử dụng ñất năm 2015

40

2.2.

Nhiệt độ khơng khí trung bình qua các năm

41

2.3.

Số giờ nắng tại các trạm quan trắc

41

2.4.

Lượng mưa trong các năm tại trạm quan trắc

41

2.5.

ðộ ẩm khơng khí trung bình tại trạm quan trắc


42

2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.

Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành
thị
Giá trị sản xuất theo giá so sánh phân theo khu vực kinh
tế
Giá trị và tốc ñộ tăng trưởng của ngành kinh tế trên ñịa
bàn
Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơng
nghiệp qua các năm

47
49
50
51
61

2.11.

Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh

62


2.12.

Số lao động cơng nghiệp trên ñịa bàn tỉnh

63

2.13.

Tỷ trọng lao ñộng các ngành

64

2.14.

Giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp

66

2.15.

Bảng cơ cấu tỷ trọng theo ngành

67

2.16.

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

68


2.17.

Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Bình

74

2.18.

Giá trị gia tăng cơng nghiệp qua các năm

76

2.19.

Tỷ trọng VA/GO ngành công nghiệp qua các năm

78

2.20.

Một số sản phầm cơng nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh

79

download by :


DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Số hiệu
biểu ñồ


Tên biểu ñồ

Trang

2.1.

Vốn ñầu tư cho các ngành 2015

63

2.2.

Tỷ trọng lao ñộng các ngành kinh tế

64

2.3.

GO một số ngành công nghiệp

66

2.4.

GO CN phân theo thành phần kinh tế

69

2.5.


Cơ cấu tỷ trọng GO CN theo TPKT năm 2015

70

2.6.

Cơ cấu GO phân theo khu vực kinh tế

75

2.7.

GTGT ngành công nghiệp qua các năm

77

download by :


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước do ðảng và Nhà
nước ta khởi xướng ñã và ñang ñạt ñược những thành tựu đáng khích lệ, nổi
bật là trên lĩnh vực phát triển công nghiệp. Cùng với những ngành công
nghiệp truyền thống thì nhiều ngành cơng nghiệp mới xuất hiện với cơng
nghệ hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm mới với sản lượng lớn, có chất lượng tốt,
nhiều sản phẩm ñược xuất khẩu ra nước ngoài, tạo nguồn thu ngoại tệ. Hiện

nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đang dần chuyển sang
cơng nghiệp - dịch vụ. Nhờ đó góp phần tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu
nhập cho người lao ñộng, cải thiện tích cực đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
Cùng với sự phát triển chung đó, kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình
cũng có bước chuyển mình đáng kể, nhất là trên lĩnh vực phát triển công
nghiệp. Giá trị sản xuất tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên quá trình phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, cũng như phát triển cơng nghiệp nói riêng trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất ñịnh: tiềm năng
chưa ñược khai thác một cách hợp lý, phát triển chưa đồng đều giữa các vùng,
trình độ tay nghề của người lao động cịn thấp, cơng nghệ cịn lạc hậu,…
ðể nghiên cứu, đánh giá một cách đầy ñủ thực trạng của việc phát triển
ngành công nghiệp và ñưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với ñiều kiện
kinh tế - xã hội của tinh Quảng Bình, góp phần thúc đẩy ngành nghề phát
triển đúng hướng và hiệu quả, ñáp ứng ñược yêu cầu của kinh tế thị trường,
phấn đấu đạt được mục tiêu cơng nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm .
Vì vậy, “Phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” được lựa
chọn làm luận văn để làm rõ những vấn đề đó.

download by :


2
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng qt
ðánh giá tình hình thực tế phát triển cơng nghiệpcũng như đề xuất giải
pháp phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnhQuảng Bình.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp
- ðánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp ở tỉnh Quảng Bình.

Phát hiện những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong q trình phát triển cơng
nghiệp trên ñịa bàn nghiên cứu.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp
tỉnh Quảng Bình.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðề tài nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn phát triển cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: nghiên cứu tình hình phát triển cơng nghiệp ở tỉnh
Quảng Bình.
- Về thời gian: đánh giá tình hình phát triển cơng nghiệp tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2010 – 2015. Các giải pháp có ý nghĩa trong những năm tới
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Ở chương 1, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp ñể
làm rõ các vấn đề lý thuyết liên quan đến cơng nghiệp và phát triển cơng
nghiệp. Luận văn cịn sử dụng phương pháp thống kê để xây dựng hệ thống
các tiêu chí ñánh giá sự phát triển công nghiệp.
Trong chương 2 phần ñánh giá thực trạng, luận văn sử dụng phương

download by :


3
pháp phân tích chỉ số, phương pháp so sánh để thu thập, phân tích các dữ
liệu sơ cấp (số liệu thống kê trong niên giám), thứ cấp (các báo cáo về tình
hình phát triển cơng nghiệp) nhằm đánh giá thực trạng phát triển cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ
thống ñể nghiên cứu sự tác ñộng của các nhân tố nhân tố ñầu vào, ñầu ra và

nhân tố nội tại ñối với sự phát triển của cơng nghiệp trên địa bàn dưới góc
nhìn tồn thể. Phần cuối chương 2, luận văn đã sử dụng phương pháp suy
luận ñể rút ra những kết luận liên quan đến thành cơng, hạn chế và ngun
nhân kìm hãm phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Trong chương 3, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu và
phương pháp dự báo ñể xác lập các tiền ñề cho việc ñề xuất các giải pháp.
Sử dụng phương pháp suy luận ñể ñề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát
triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tốt hơn.
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
+ Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn thu thập các số liệu thứ cấp từ
niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, các quy hoạch, báo cáo có liên quan đến
lĩnh vực phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh; các nghị định, thơng tư, văn
bản của Chính phủ, Bộ Cơng Thương, Sở Cơng Thương tỉnh Quảng Bình về
lĩnh vực phát triển cơng nghiệp; các thơng tin có liên quan trên báo, tạp chí,
internet. Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các cơng trình nghiên
cứu trước đây.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phền mềm Excel
5. Bố cục ñề tài
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển cơng nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển cơng nghiệp trên địa tỉnh
Quảng Bình.

download by :


4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Công nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của nền kinh tế, trên thế giới cũng
như Việt Nam đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển

cơng nghiệp trong nền kinh tế.Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển công
nghiệp trên ñịa bàn 01 tỉnh trong ñiều kiện kinh tế thị trường ñịnh hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam ñến nay vẫn cịn nhiều hạn chế. ðể nghiên cứu
vấn đề này, luận văn ñã tham khảo một số tài liệu và cơng trình nghiên cứu
sau đây:
- Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Thơng tin
và Truyền thơng. Có 01 phần nội dung viết về cơng nghiệp, đã nêu lên được
vị trí, vai trị củacơng nghiệp trong q trình phát triển nền kinh tế, các chỉ
tiêu đánh giá tăng trưởng cơng nghiệp và đưa ra các mơ hình phát triển cơng
nghiệp. Sự phát triển cơng nghiệp trong phát triển gắn với các mơ hình khác
nhau như: Mơ hình ngành cơng nghiệp tập trung; mơ hình phát triển cân đối
và khơng cân đối; mơ hình kết hợp phía trước và phía sau; mơ hình bốn con
đường phát triển cơng nghiệp.
- Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường (2005), Hồn thiện chiến lược
phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB lý luận chính trị. Trong cơng trình này
các tác giả đã gợi ý thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện
và hiện thực ở Việt Nam; so sánh chiến lược phát triển công nghiệp của Việt
Nam với các nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các nước
ASEAN trong phát triển các ngành cơng nghiệp điện, ñiện tử, sản xuất ô tô,
xe máy và một số ngành cơng nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở đó, cơng trình rút ra
những bài học kinh nghiệm bổ ích cho ngành cơng nghiệp Việt Nam là phải
tiếp tục điều chỉnh chính sách và xây dựng khung thể chế chuẩn để thu hút
vốn đầu tư nước ngồi đồng thời khuyến khích ñầu tư trong nước,chú
trọngñầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển cơ sở hạ

download by :


5
tầngtập trung đàotạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nhanh chónghội nhập

và tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất trong nước và quốc tế làm nền tảng
tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
- Mai Thị Thanh Xn (2011), “Một số mơ hình cơng nghiệp hóa trên
thế giới và Việt Nam”, Nhà xuất bản ðại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách
cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống, có tính học thuật về cơng
nghiệp hóa.Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơng nghiệp hóa
và mơ hình cơng nghiệp hóa; đưa ra hệ tiêu chí đánh giá mức độ thành cơng
và những điều kiện cơ bản đề thực hiện thành cơng mơ hình cơng nghiệp
hóa.Tổng kết, đánh giá mơ hình cơng nghiệp hóa của một số quốc gia tiêu
biểu, đúc rút những kinh nghiệm thành - bại của họ trên con đường cơng
nghiệp hóa. ðánh giá lại mơ hình cơng nghiệp hóa Việt Nam đã thực hiện từ
năm 1960 đến nay; và phác họa mơ hình cơng nghiệp hóa mới cho thời kỳ
2011-2020.
- Nguyễn Duy Bắc (2011), “Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học cơng nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Học viện
chính trị, hành chính quốc gia, Hà Nội. Bài viết ñã nêu lên ñược vai trò của
giáo dục- ñào tạp và khoa học- cơng nghệ , phân tích một số bối cảnh mới tác
ñộng ñến sự phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - cơng nghệ nước ta.
ðánh giá thực trạng quá trình phát triển của giáo dục đào tạo và khoa học
cơng nghệ để từ đó nêu lên một vài giải pháp nhằm giúp phát triển q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trần Viết Dương (2012), Phát triển nguồn lực con người trong sự
nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố ở tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm đào tạo,
bồi dưỡng giảng viên chính trị, Vĩnh Phúc. Bài viết ñã làm rõ những vấn ñề lý
luận chung về nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HðH). Phân tích thực trạng phát triển trạng nguồn lực con

download by :


6

người tỉnh Vĩnh Phúc trong giai ñoạn 1997 - 2009, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm và những kết quả đạt được, những thiếu sót, hạn chế của việc xây
dựng, phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Vĩnh Phúc và tìm ra ngun nhân
của vấn đề trên. ðề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể giúp công tác
dự báo, phát triển nguồn lực con người cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện
đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc giai ñoạn 2010 - 2015 ñạt hiệu quả cao hơn.
- Bùi Vĩnh Kiên (2009) , Chính sách phát triển cơng nghiệp tại ñịa
phương (áp dụng cho tỉnh Bắc Ninh), luận án tiến sĩ kinh tế, trường ñại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về chính sách phát
triển cơng nghiệp nói chung và chính sách phát triển cơng nghiệp tại địa
phương nói riêng; nghiên cứu kinh nghiệm và chính sách phát triển cơng
nghiệp của một số quốc gia trên thế giới, phân tích đánh giá thực trạng phát
triển cơng nghiệp và chính sách phát triển cơng nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
trong giai đoạn1997-2007; tìm ra những hạn chế và ngun nhân trong chính
sách phát triển cơng nghiệp của tỉnh, đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm hồn thiệnchính sách phát triển cơng nghiệp của Tỉnh Bắc Ninh giai
ñoạn ñến năm 2020.
- Quốc Trung và Linh Chi (2002), “Phát triển công nghiệp Việt Nam:
thực trạng và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 294. Cơng trình
phân tích thực trạng sản xuất cơng nghiệp Việt Nam từ 1996 đến 2002 dưới
những khía cạnh như: Tốc độ tăng trưởng; tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơng nghiệp; trình ñộ công nghệ, trang thiết
bị và lao ñộng công nghiệp. Các tác giả cơng trình này đã nêu lên một số
chính sách tác động đến phát triển cơng nghiệp trong thời gian qua. Cuối
cùng là những tồn tại và thách thức mà ngành cơng nghiệp Việt Nam phải
khắc phục, đó là: hiệu quả sản xuất cơng nghiệp giảm, trình độ công nghệ,
trang thiết bị lạc hậu, chất lượng và năng suất lao động cơng.

download by :



7
- Bùi Quang Bình (2011) đề cập tới điều kiện để phát triển cơng nghiệp
nói chung và CNCB nói riêng trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
yếu tố vừa là lực lượng sản xuất chủ yếu, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, nó là nhân tố quan trọng hàng ñầu cho sự phát triển và phân bố ngành
sản xuất.Số lượng và chất lượng của nguồn lao động có ảnh hưởng lớn đến
khả năng phát triển của ngành. Nơi có nguồn lao động dồi dào với đơng đảo
cơng nhân lành nghề thường hình thành và phát triển các doanh nghiệp với
những sản phẩm tạo ra ñạt chất lượng cao, mẫu mã ñẹp, phong phú.
- Phạm Quang Diệu (2001) “ Phát triển công nghiệp nông thôn của ðài
Loan và Trung Quốc: bài học ñối với Việt Nam” . Bài viết đã phân tích các
chiến lược trong q trình phát triển cơng nghiệp nơng thơn của ðài Loan và
Trung Quốc, chỉ ra các yếu tố đóng góp vào q trình phát triển đó. Nêu ra
thành cơng và hạn chế của chiến lược qua các giai ñoạn. Trong q trình phát
triển, do điều kiện bên trong và mơi trường bên ngồi khác nhau nên mỗi
nước khơng thể áp dụng dập khn những mơ hình thành cơng của các nền
kinh tế đi trướcnhưng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thành công
của hai nước là rất quý cho Việt Nam tham khảo ñể xây dựng một chiến lược
phát triển CNNT thích hợp cho mình cụ thể là: Chính phủ cần xây dựng được
một hệ thống chính sách tạo nên sự phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng
thơn, để có thể tăng thu nhập nơng dân nhằm tăng sức mua cho thị trường
nông thôn, tăng tiết kiệm, tái ñầu tư phát triển..; ñầu tư phát triển mạng lưới
cơ sở hạ tầng giúp tăng tính liên kết và thơng thương giữa các vùng, tạo mơi
trường đầu tư ở khu vực nông thôn hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và
ngồi nước đầu tư vào khu vực nơng thơn, Khuyến khích và giúp nơng dân tổ
chức thành các nhóm hay hiệp hội như hình thức nông hội của ðài Loan, làm
cầu nối liên kết giữa Chính phủ và nơng dân, huy động sức mạnh tập thể ñể
huy ñộng vốn ñầu tư, phát triển vùng nguyên liệu…


download by :


8
- Nguyễn Hữu Nghĩa (2014) - Luận văn thạc sỹ kinh tế (ðại Học ðà
Nẵng) "Phát triển công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh trên ñịa bàn huyện Châu
Thành" .Luận văn của tác giả đã hệ thống hố những vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến cơng nghiệp, đường lối, chủ trương, chính sách của ðảng và
Nhà nước về phát triển cơng nghiệp trong q trình CNH-HðH; các nhân tố
tác ñộng tới phát triển công nghiệp của một ñịa phương cấp huyện; tìm hiểu
kinh nghiệm trong và ngồi tỉnh rút ra bài học có thể vận dụng cho huyện
Châu Thành. Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển công
nghiệp; thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Châu Thành giai ñoạn
2005-2010; rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan. ðề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp huyện Châu Thành đến
năm 2020 có căn cứ khoa học và thực tiễn, có tính khả thi.
Những tác phẩm và bài viết nói trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác
nhau của q trình phát triển cơng nghiệp. Bên cạnh đó, các tác phẩm và bài
viết nói trên cũng đề cập đến vai trị của khoa học cơng nghệ, nguồn nhân lực,
của kinh tế tri thức và tồn cầu hóa trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đó, luận văn ñã chắt lọc
những nhân tố hợp lý làm nền tảng, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
ñề tài.

download by :


9
CHƯƠNG 1


NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, ðẶC ðIỂM, VAI TRỊ CỦA SẢN XUẤT CƠNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm công nghiệp
Theo Từ điển Bách khoa tồn thư: Cơng nghiệp là một bộ phận của nền
kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo,
chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt ñộng kinh doanh.
Theo Từ điển tiếng Việt: Cơng nghiệp là tồn thể những hoạt ñộng kinh
tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến
các nguyên liệu gốc động vật, thực vật hay khống vật thành sản phẩm.
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất- một bộ
phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. [19]
Công nghiệp gồm 3 hoạt ñộng chủ yếu:
+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu
nguyên thủy.
+ Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông-lâm-ngư
nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của
xã hội.
+ Hoạt ñộng dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi
phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong q trình sản xuất và
sinh hoạt.
ðể thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân cơng lao
động xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc

download by :


10
dân hình thành các ngành cơng nghiệp như: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa

chữa. Xét trong tổng thể quá trình tái sản xuất xã hội, khai thác là hoạt động
khởi đầu tồn bộ q trình sản xuất cơng nghiệp, có nhiệm vụ cắt đứt mối liên
hệ trực tiếp của ñối tượng lao ñộng với ñiều kiện tự nhiên. Chế biến là hoạt
ñộng sử dụng các tác ñộng cơ học, lý học, hóa học và sinh học làm thay đổi
hình dáng, kích thước, tính chất của các loại ngun liệu ñể tạo ra các sản
phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng ñưa vào sử
dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
Như vậy, công nghiệp là q trình sản xuất ra sản phẩm để sử dụng,
hay ñể trao ñổi trong thương mại và ñảm bảo sản phẩm đó khơng vi phạm
pháp luật. Về thực chất cơng nghiệp là q trình chuyển hóa các yếu tố ñầu
vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
b. Khái niệm phát triển cơng nghiệp
Phát triển cơng nghiệp là q trình nâng cao tỷ trọng của ngành cơng
nghiệp trong tồn bộ các ngành kinh tế của một ñịa phương, vùng hay một
quốc gia. [19]
ðể phát triển cơng nghiệp, có 02 con đường đó là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu:
Phát triển theo chiều rộng ngành công nghiệp
Sự phát triển công nghiệp theo chiều rộng theo các lý thuyết trong kinh
tế phát triển thường gắn liền với sự gia tăng quy mô cơng nghiệp. Sự gia tăng
quy mơ này bắt đầu từ việc gia tăng các nguồn lực ñi liền với gia tăng số
lượng cơ sở sản xuất hay gia tăng quy mô từng cơ sở sản xuất công nghiệp và
kết quả của q trình đó là sản lượng cơng nghiệp cũng tăng theo. Tỷ lệ gia
tăng giữa ñầu vào và ñầu ra tùy thuộc vào trình độ cơng nghệ để sản xuất đạt
được tính kinh tế của quy mơ nào. Trước hết chúng ta sẽ xem xét sự gia tăng
sản lượng ñầu ra.

download by :



11

Phát triển theo chiều sâu ngành công nghiệp
Sự phát triển công nghiệp về lâu dài phải dựa vào khai thác các nhân tố
chiều sâu hay dựa vào tiến bộ công nghệ và cải tiến tổ chức và quản lý.
Những ñiều này sẽ được thực hiện thơng qua: đầu tư đổi mới cơng nghệ và cải
tiến quy trình sản xuất; nâng cao trình độ tổ chức sản xuất; tổ chức liên kết
trong sản xuất.
1.1.2. ðặc điểm của sản xuất cơng nghiệp
- Tính chất hai giai đoạn của q trình sản xuất
Q trình sản xuất cơng nghiệp thường được chia thành 2 giai ñoạn:
giai ñoạn tác ñộng vào ñối tượng lao ñộng ñể tạo ra nguyên liệu và giai ñoạn
chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Tất
nhiên, trong mỗi giai ñoạn lại bao gồm nhiều cơng đoạn sản xuất phức tạp và
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tính chất hai giai đoạn của q trình sản xuất cơng nghiệp là do đối
tượng lao động của nó đa phần khơng phải sinh vật sống, mà là các vật thể
của tự nhiên, thí dụ như khống sản nằm sâu trong lịng đất hay dưới ñáy
biển. Con người phải khai thác chúng ñể tạo ra ngun liệu, rồi chế biến
ngun liệu đó để tạo nên sản phẩm.
- Sản xuất cơng nghiệp có khả năng thực hiện chun mơn hố sản xuất
sâu và hiệp tác hố sản xuất rộng
Do hai giai đoạn của sản xuất cơng nghiệp khơng phải theo trình tự bắt
buộc như nơng nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí cách xa
nhau về mặt khơng gian. Bởi vì sản xuất cơng nghiệp chủ yếu là q trình tác
động cơ, lý, hố trực tiếp vào giới tự nhiên để lấy ra và biến ñổi các vật thể tự
nhiên thành các sản phẩm cuối cùng phục vụ cho nhân loại. Do đó, trong sản
xuất cơng nghiệp, các nhà sản xuất có thể lựa chọn mức độ chun mơn hố
phù hợp.


download by :


12
- Sản xuất cơng nghiệp có xu hướng phân bố ngày càng tập trung cao
ñộ theo lãnh thổ
Phân bố tập trung theo lãnh thổ là quy luật phát triển của sản xuất cơng
nghiệp thể hiện ở quy mơ xí nghiệp và mật độ sản xuất các xí nghiệp cơng
nghiệp trên một đơn vị lãnh thổ. Tính tập trung theo lãnh thổ của sản xuất
cơng nghiệp có nhiều ưu điểm, song cũng có nhiều nhược điểm.
Cơng nghiệp phân bố tập trung theo lãnh thổ hình thành những điểm
cơng nghiệp, khu cơng nghiệp, vùng cơng nghiệp sẽ tạo ra những điều kiện
thuận lợi để thực hiện chun mơn hố sản xuất và hiệp tác hố sản xuất, khai
thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng năng suất lao ñộng, hạ
giá thành sản xuất, ñưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên nếu quy mô
tập trung công nghiệp theo lãnh thổ quá mức,vượt quá sức chứa của lãnh thổ,
sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đó là: làm hình thành những khu cơng nghiệp
lớn, những trung tâm dân cư đơng đúc, những thành phố khổng lồ, tạo sức ép
lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, gây khó khăn phức tạp cho tổ chức, quản lý xã
hội và mơi trường. Vì vậy cần nghiên cứu tồn diện những ñiều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội trong từng ñịa phương; từng vùng cũng như trên lãnh thổ cả
nước ñể lựa chọn quy mô phân bố công nghiệp cho phù hợp.
- ðặc điểm cơng nghệ sản xuất: cơng nghệ sản xuất trong công nghiệp
do con người tạo ra. Quá trình tạo ra sản phẩm cơng nghiệp được thực hiện
thơng qua hệ thống máy móc, thiết bị với đội ngũ cơng nhân có trình độ tay
nghề cao. Khi cơng nghệ ngày càng được cải tiến, hiện đại thì đổi hỏi trình độ
lao động phải tăng theo và ngược lại.
- ðặc ñiểm về sự biến ñổi các ñối tượng lao ñộng: sau mỗi chu kỳ sản
xuất từ một nguồn nguyên liệu với những cơng nghệ khác nhau có thể tạo ra
nhiều sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau; cùng một sản phẩm có thể

tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. ðây là tính ưu việt của sản xuất

download by :


13
cơng nghiệp.
1.1.3. Vị trí và vai trị của cơng nghiệp trong q trình phát triển kinh
tế
a. Vị trí của cơng nghiệp trong nền kinh tế
Công nghiệp là một trong nhưng ngành sản xuất vất chất có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế qc dân, vi trí đó xuất phát từ các lí do chủ yếu sau.:
Cơng nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển
nền kinh tế lên sản xuất lớn , cơng nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành
ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. Cơng nghiệp là ngành khai
thác tài ngun và tiếp tục chế biến các loại khống sản động thực vật thành
các sản phẩm trung gian ñể sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn
nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.Sự phát triển của ngành cơng
nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện q trình CNH – HðH
tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
b. Vai trị của cơng nghiệp với phát triển kinh tế
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng thu nhập quốc gia
Năng suất lao ñộng của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành
kinh tế khác, mà năng suất lao ñộng là yếu tố quyết ñịnh nâng cao thu nhập,
thúc ñẩy nhanh tăng trưởng cơng nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu
nhập của quốc gia. Cơng nghiệp có vai trị quan trọng này là do thường xuyên
ñược ñổi mới và ứng dụng công nghệ tiến tiến; hơn nữa, giá cả sản phẩm
công nghiệp thường ổn ñịnh và cao hơn các sản phẩm khác ở thị trường trong
nước và ngồi nước.

- Cơng nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền
kinh tế
Công nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất,

download by :


14
cho nên nó là ngành có vai trị quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế. Trình độ phát triển cơng nghiệp cao thì tư liệu sản xuất
càng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao ñộng xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của cơng nghiệp đang đưa hoạt động kinh tế thế
giới đến trình độ sản xuất rất cao, đó là tạo ra các tư liệu sản xuất có khả năng
thay thế phần lớn sức lao ñộng của con người. ðó chính là sự ra đời và phát
triển mạnh mẽ các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hố trong một số khâu
hoặc tồn bộ q trình sản xuất. Máy móc tự động hố thể hiện sự phát triển
cao của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành
sản xuất và cho bản thân ngành cơng nghiệp.
- Cơng nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp
được coi là nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn ñề lương thực, thực phẩm
cho đời sống nhân dân và nơng sản cho xuất khẩu.ðể thực hiện nhiệm vụ
này nông nghiệp không thể tự thân vận động nêu khơng có sự hỗ trợ của
cơng nghiệp.
Cơng nghiệp chính là ngành cung cấp cho sản xuất những yếu tố ñầu
vào quan trọng như phân bón hố học, thuốc trừ sâu, máy móc cơ khí nhỏ đến
cơ giới lớn.Cơng nghiệp cịn có vai trị quan trọng trong việc xây dựng cơ sở
hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và cho xây dựng nông thôn mới.
Công nghiệp chế biến đã có những đóng góp quan trọng vào việc tăng
giá trị sản phẩm, tăng khả năng tích trữ, vận chuyển của sản phẩm nông

nghiệp và làm cho sản phẩm nơng nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại.
Do sản phẩm của nơng nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản, nếu
khơng có cơng nghiệp chế biến sẽ hạn chế lớn ñến khả năng tiêu thụ.
- Cơng nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng tất yếu, ñáp ứng nhu

download by :


15
cầu cơ bản nhất của con người.Cịn cơng nghiệp cung cấp những sản phẩm
tiêu dùng ngày càng phong phú, ña dạng hơn. Kinh tế càng phát triển, thu
nhập của dân cư càng tăng thì nhu cầu của con người ngày càng mở rộng.
Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp phần thúc đẩy cơng nghiệp phát
triển. Song ngược lại sự phát triển của cơng nghiệp khơng những đáp ứng
nhu cầu của con người mà nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người, hướng
ñến nhu cầu cao hơn. Như vậy, cơng nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm
hàng hố càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, càng nâng cao về
chất lượng.
- Công nghiệp thu hút lao động nơng nghiệp, góp phần giải quyết việc
làm xã hội
Cơng nghiệp tác động vào sản xuất nơng nghiệp làm nâng cao năng
suất lao động nơng nghiệp, tạo khả năng giải phóng sức lao động trong nơng
nghiệp. ðồng thời sự phát triển mạnh mẽ cơng nghiệp đã làm cho sản xuất
công nghiệp ngày càng mở rộng, tạo ra các ngành sản xuất mới, các khu
cơng nghiệp mới, đến lượt mình, cơng nghiệp đã thu hút lao động nơng
nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội. Việc thu hút số lao động ngày
càng tăng từ nơng nghiệp vào cơng nghiệp khơng chỉ góp phần giải quyết
việc làm, mà cịn tạo điều kiện nâng cao trình độ chun mơn, tăng thu nhập
cho người lao động.

- Cơng nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hồn thiện về tổ chức sản
xuất.
Do đặc điểm của sản xuất, cơng nghiệp ln có một đội ngũ lao động
có tính tổ chức, kỷ luật cao, có tác phong lao động “ cơng nghiệp” . Do đó,
đội ngũ lao động trong cơng nghiệp ln là bộ phận tiên tiến trong dân cư.
Lao động trong cơng nghiệp ngày càng có trình độ chun mơn hố cao tạo
điều kiện nâng cao trình độ chun mơn của người lao động và chất lượng sản

download by :


16
phẩm. Trong hoạt động sản xuất cơng nghiệp. Cịn có điều kiện tăng nhanh
trình độ cơng nghệ của sản xuất áp dụng thành tựu khoa học ngày càng cao
vào sản xuất. Tất cả những ñặc ñiểm trên ñây làm cho lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển và theo đó quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn.
Sự hoàn thiện về các mơ hình tổ chức sản xuất làm cho sản xuất cơng nghiệp
trở thành hình mẫu về kỹ thuật sản xuất hiện ñại, phương pháp quản lý tiên
tiến, người lao động có ý thức tổ chức và kỷ luật.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP
1.2.1. Gia tăng số lượng cơ sở sản xuất
Sự phát triển của cơng nghiệp theo chiều rộng có thể diễn ra nhờ nhiều
người sản xuất hay doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Khi họ tham gia
thêm nghĩa là số lượng cơ sở sản xuất sẽ tăng thêm. Thông thường số lượng
các cơ sở tăng, chứng tỏ hoạt ñộng của ngành cơng nghiệp có nhiều thuận lợi
và đạt hiệu quả trong kinh doanh. Qua đó cũng chứng tỏ khả năng sản xuất
sản phẩm ñã ñáp ứng ñược nhu cầu của người tiêu dùng, thúc ñẩy các thành
phần kinh tế khác phát triển. Tùy theo ñiều kiện của các nhà sản xuất mà quy
mơ và trình độ cơng nghệ của mỗi cơ sở này có thể khác nhau nhưng sự gia

tăng số lượng sẽ kéo theo sản lượng sản phẩm gia tăng. Phát triển số lượng cơ
sở sản xuất công nghiệp trong đó phải chú trọng đến việc phát triển các doanh
nghiệp công nghiệp. Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của
sản xuất cơng nghiệp. Có càng nhiều doanh nghiệp lớn mạnh thì ngành cơng
nghiệp càng phát triển.Doanh nghiệp mạnh phản ánh năng lực cạnh tranh và
thích nghi trong mơi trường biến động.Thực hiện tập trung hố sản xuất cơng
nghiệp để tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp có quy mơ lớn.
Tiêu chí để phản ánh: số lượng và mức tăng cơ sở sản xuất công nghiệp
hàng năm

download by :


×