Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN MỘT

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN
VỀ DÂN CHỦ VỚI VIỆC THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN MỘT

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN
VỀ DÂN CHỦ VỚI VIỆC THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣờ

ƣớng


n

o

ọ : TS. TRẦN MAI ƢỚC

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :


download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ......................................................... 3
CHƢƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ DÂN CHỦ.................... 8
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I.LÊNIN ...... 8
1.1.1. Quan điểm về dân chủ thời kỳ trƣớc C.Mác và Ph.Ăngghen ......... 8
1.1.2. Quan điểm về dân chủ thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen................. 10
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN ĐIỂM CỦA V.I.
LÊNIN VỀ DÂN CHỦ ................................................................................... 14
1.2.1. Dân chủ và chế độ dân chủ ........................................................... 14
1.2.2. Bản chất giai cấp của vấn đề dân chủ ........................................... 19

1.2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ ....................................................... 26
1.2.4. Sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội ....... 31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ................................................................................................................. 37
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................. 37
2.1.1. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 37
2.1.2. Nhân tố khách quan....................................................................... 38

download by :


2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ........ 40
2.2.1. Thành tựu ...................................................................................... 40
2.2.2. Hạn chế.......................................................................................... 47
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................... 53
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 56
CHƢƠNG 3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I.LÊNIN
NHẰM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ......................... 57
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG ................................................................................. 57
3.1.1. Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền
lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân ...................................................................... 57
3.1.2. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động nhân dân
thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” ............................................................................................................... 59
3.1.3. Nâng cao đời sống mọi mặt, đảm bảo ngày một tốt hơn quyền làm
chủ của nhân dân lao động .............................................................................. 60
3.1.4. Kịp thời đấu tranh ngăn chặn những âm mƣu chống phá, thủ tiêu
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch ................................... 61

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ..................................................................................... 62
3.2.1. Thƣờng xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng ...................................... 62
3.2.2. Tiếp tục xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ................................................................................................................. 66
3.2.3. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục về dân chủ trong cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân .......................................................... 67
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ....................................... 71
3.2.5. Thực hiện có hiệu quả các Quy chế dân chủ ở cơ sở .................... 73

download by :


TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN
BIỆN 2 (Bản s o)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (Bản

ín )

download by :


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết củ đề tài
Thuật ngữ Dân chủ (Demos Kratos) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp. Trong
đó Demos (nhân dân), Kratos (chính quyền), có nghĩa là chính quyền của
nhân dân. Trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân
chủ bị biến dạng, bị chi phối bởi quan điểm lập trƣờng, thái độ chính trị và lợi
ích của giai cấp cầm quyền; dân chủ mất dần giá trị là quyền lực của nhân
dân. Các giai cấp thống trị đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích
chung định ra thể chế chính trị (pháp luật, tổ chức và cơ chế) thao túng mọi
quyền hành, tƣớc quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, dân chủ rất dể trở
thành hình thức.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, từ dân chủ chủ nô đến dân chủ tƣ sản và
đến dân chủ vô sản là những bƣớc tiến của lịch sử. Các ông đã đánh giá một
cách khách quan nền dân chủ tƣ sản, mặc dù là bƣớc tiến bộ so với chế độ
chuyên chế phong kiến nhƣng dân chủ tƣ sản còn rất nhiều hạn chế, khiếm
khuyết.
Kế thừa và phát triển những tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân
chủ, V.I.Lênin đã làm sáng tỏ con đƣờng biện chứng của quá trình phát triển
dân chủ: “Từ chuyên chế đến dân chủ tƣ sản; từ dân chủ tƣ sản đến dân chủ
vô sản; từ dân chủ vô sản đến khơng cịn dân chủ nữa” [23, tr.206].Trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản, V.I.Lênin cho rằng: “Giai cấp vô sản không
thể giành đƣợc thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ,
nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách
dân chủ đƣợc đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn
đấu tranh của họ”[ 21, tr.78-79].
Trong những năm đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu

download by :


2


quan trọng về dân chủ, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội quyền làm chủ
của nhân dân đƣợc công nhận và phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đã đạt đƣợc trong quá trình thực hiện dân chủ nƣớc ta vẫn còn nhiều vấn
đề bất cập. Luật pháp còn nhiều kẽ hở, bất cập. Ngƣời dân thiếu cơ sở pháp lý
để đấu tranh với các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng, xâm phạm đến lợi ích
của bản thân và xã hội. Thực tiễn nhiều năm qua, ở một số địa phƣơng, đơn vị
cho thấy, chính tình trạng mất dân chủ, vi phạm dân chủ mới là nguyên
nhân dẫn đến sự không ổn định, mâu thuẫn và thậm chí cả sự xung đột.
Tình trạng vi phạm ngun tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ;
dân chủ cịn hình thức; cục bộ, bè phái, tranh chức, tranh quyền; độc đoán,
gia trƣởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Chính vì vậy, nếu khơng
khắc phục có hiệu quả những hạn chế về vấn đề này, chúng ta khơng thể
loại trừ tình trạng quan liêu của nhà nƣớc làm ảnh hƣởng tiêu cực đến
quyền làm chủ của nhân dân.
Nghiên cứu vấn đề dân chủ trong các tác phẩm của V.I.Lênin sẽ có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Nó vừa cung cấp cho chúng ta
một thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học đúng đắn nhằm khắc phục
những hạn chế trong quá trình thực hiện dân chủ, đồng thời cho ta những
nhận thức đúng đắn và toàn diện, sâu sắc hơn về lý luận dân chủ của chủ
nghĩa Mác-Lênin, từ đó vận dụng sáng tạo, đối chiếu với thực tiễn, giải đáp
những vấn đề thực tiễn đất nƣớc đang đặt ra. Theo ý nghĩa đó, ngƣời viết
chọn đề tài: Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ
ở Việt Nam hiện nay, làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các nội dung dân chủ của V.I.Lênin, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm phát huy dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.

download by :



3

3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Nghiên cứu những quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ
với việc thực hiện dân chủ ở nƣớc ta hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề dân chủ, từ
đó tìm hiểu thực trạng và đƣa ra các giải pháp để thực hiện dân chủ tốt hơn
đối với nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
4. P ƣơng p áp ng ên ứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận những nguyên lý, quan
điểm cơ bản của V.I.Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân chủ.
Phương pháp luận của luận văn: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin; phƣơng pháp logic - lịch sử; phân tích, tổng hợp và
phƣơng pháp xử lý tƣ liệu.
5. Bố cụ đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chƣơng, 07 tiết.
Chương 1. Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ
Chương 2. Thực trạng thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay
Chương 3. Vận dụng quan điểm dân chủ của V.I.Lênin nhằm thực hiện
dân chủ ở nƣớc ta hiện nay
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Vấn đề dân chủ có một vị trí, vai trị quan trọng đối với nƣớc ta, bởi tính

lý luận và thực tiễn cấp bách của nó, nhất là trong q trình thực thi dân chủ ở
nƣớc ta hiện nay. Trƣớc đây và hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu bàn

download by :


4

luận khá nhiều về vấn đề này từ các phƣơng diện, cấp độ khác nhau. Có thể
chia những nghiên cứu này theo hai mảng vấn đề chủ yếu sau đây:
- Về Nghiên cứu tƣ tƣởng củ

á n à

n đ ển Mác - Lênin về dân

chủ: Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Quan điểm của V.I.Lênin về sự kết
hợp tất yếu hữu cơ giữa dân chủ và CNXH của Đặng Hữu Tồn đăng trên Tạp

chí Triết học số 2, tháng 4 năm 2000, Vấn đề dân chủ trong tác phẩm Nhà
nước và cách mạng của V.I.Lênin của tác giả Lê Xuân Huy đăng trên Tạp chí
Lý luận chính trị số 9 năm 2005, chủ nghĩa xã hội và dân chủ qua việc C.Mác,
Ph.Ăngghen phê phán quan điểm chính trị của chủ nghĩa cấp tiến tư sản Đức

của Trần Băng Thanh đăng trên Tạp chí Triết học số 2, tháng 4 năm 1999; Từ
quan điểm về dân chủ của Ph.Ăngghen của Nguyễn Văn Giang, đăng trên Tạp
chí xây dựng Đảng số 11, năm 2016.
Ngô Hữu Thảo (1990) Những luận điểm của V.I.Lênin về chính trị và vấn
đề dân chủ hố lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 3.
Bài báo trình bày tinh thần cốt yếu từ những luận điểm về chính trị của

V.I.Lênin, từ đó luận giải, phân tích những biểu hiện cần có của q trình dân
chủ hố về chính trị ở nƣớc ta trên các khía cạnh cụ thể.

Phạm Xuân Mỹ (2000): Từ di sản của V.I.Lênin về dân chủ, Nghiên
cứu lý luận số 1. Bài báo trình bày, phân tích, bình luận khái quát về những
luận điểm cơ bản của V.I.Lênin về dân chủ, dân chủ tƣ sản và dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – ĐHKHXH – NV - Khoa Triết
học (2004): Tư tưởng của V.I.Lênin về dân chủ, Nxb CTQG, Hà Nội. Các tác
giả đã phân tích những quan điểm, tƣ tƣởng của V.I.Lênin về dân chủ, sự khác
nhau giữa dân chủ vô sản và dân chủ tƣ sản, ý nghĩa và những bài học đối với
q trình dân chủ hố đời sống xã hội ở nƣớc ta hiện nay.
Giáo sƣ Đỗ Tƣ (2004): Tư tưởng chính trị của V.I.Lênin từ cách mạng

download by :


5

Nga đến cách mạng Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Cơng trình này
phân tích những phạm trù cơ bản trong hệ thống lý luận chính trị của
V.I.Lênin, từ đó, khẳng định những giá trị trƣờng tồn trong tƣ tƣởng chính trị
của Ngƣời, cũng nhƣ giá trị, ý nghĩa của di sản này đối với cách mạng Việt
Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
- Về nghiên cứu thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay: Trần Khắc
Việt (2004): Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay: vấn đề đặt ra và giải
pháp, Tạp chí Lý luận chính trị số 9; TS. Đỗ Trung Hiếu (2004): Một số suy
nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội;
GS.TS Hồng Chí Bảo (2006): Thành tựu hai mươi năm đổi mới - thành tựu
của dân chủ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9; PGS.TS Vũ Hồng Cơng (2009):

Xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
định hƣớng XHCN, Nxb CT - HC, Hà Nội.
Trong các cơng trình khoa học trên, các tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề lý
luận chung về dân chủ. Nhƣ: lịch sử hình thành dân chủ, khái niệm dân chủ là
gì? một số nội dung cốt lõi trong quan điểm về dân chủ của các nhà triết học
Mác-Lênin, những cơ sở kinh tế - xã hội của sự hình thành dân chủ, những
nhu cầu và đòi hỏi về dân chủ của nhân dân, cũng nhƣ bản chất, đặc trƣng và
những chức năng cơ bản của dân chủ trong tiến trình phát triển của lịch sử
nhân loại. Đồng thời, do nhận thức đƣợc tầm quan trọng dân chủ trong việc
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, cho nên trong nhiều cơng trình khoa học nói
trên, các tác giả cũng đã phân tích rõ vai trị, vị trí, ý nghĩa của dân chủ và đƣa
ra các giải pháp cơ bản cho sự đổi mới hoạt động của Nhà nƣớc pháp quyền,
từ đó mong muốn xây dựng thành công Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nƣớc ta hiện nay.
- Về nghiên cứu chuyên sâu vấn đề dân chủ
Luận văn: Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về dân chủ và

download by :


6

vận dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay của tác giả
Phạm Quang Tùng, Hà Nội, Năm 2006.
Bài viết đã trình bày một cách hệ thống và khái quát những quan điểm
cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về dân chủ và sự vận dụng
những quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nƣớc ta hiện nay. Phân tích
những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về dân chủ và
ý nghĩa của những quan điểm này trong việc thực hiện dân chủ ở nƣớc ta hiện
nay. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nƣớc ta hiện

nay theo tƣ tƣởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, từ đó đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở nƣớc ta
trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết góp phần chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm lý luận
của các nhà kinh điển Mác-Lênin trong quá trình nhận thức và hoạt động thực
tiễn cải tạo hiện thực khách quan với vấn đề lý luận có liên quan mật thiết đến
q trình đổi mới và phát triển đất nƣớc.
Luận văn Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự
vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của tác giả
Nguyễn Anh Tuấn, Hà Nội, năm 2010.
Bài viết đã hệ thống hố, phân tích, đánh giá những quan điểm, cơ bản
của V.I.Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa, làm rõ sự vận dụng những quan
điểm, tƣ tƣởng ấy của Đảng ta. Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh thần của V.I.Lênin trong thời
kỳ đổi mới và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện
đại hố đất nƣớc.
Bài viết góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin khoa học về vấn
đề dân chủ xã hội chủ nghĩa, cả về lý luận và thực tiễn, góp phần cung cấp cơ
sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục xây dựng và phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta trên các cấp độ khác nhau.

download by :


7

Tóm lại, các cơng trình khoa học trên đây đã cho thấy: Quan điểm về
dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và
sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã đƣợc nghiên cứu ở các cấp

độ, khía cạnh khác nhau:
Các cơng trình nghiên cứu về q trình dân chủ hố đời sống xã hội
trong thời kỳ đổi mới đã có khá nhiều. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tồn
diện, có hệ thống, nhất là phân tích, đánh giá sự vận dụng quan điểm dân chủ
của V.I.Lênin thì vẫn có giá trị thực tiễn đối với các khoa học chính trị.
Đến nay, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện về quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở
nƣớc ta hiện nay, nhất là ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ Triết học dƣới góc độ
chuyên ngành Triết học.

download by :


8

CHƢƠNG 1

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ DÂN CHỦ
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I.LÊNIN
1.1.1. Quan đ ểm về dân chủ thời kỳ trƣớ C.Má và P .Ăngg en
Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, con ngƣời đã biết cử ra và phế bỏ
ngƣời đứng đầu là do quyền và sức lực của ngƣời dân, nghĩa là dân chủ là
quyền lực thuộc về nhân dân.
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, khi bắt đầu có ngơn ngữ, chữ viết, con ngƣời đã
biết cách diễn đạt nội dung dân chủ. Thời kỳ này, dân chủ đƣợc biết đến là
dêmocratia, tiếng Latinh có nghĩa là đêmokratia, đƣợc tạo thành bởi demos
nghĩa là quần chúng, nhân dân và cratos nghĩa là chính quyền, quyền lực. Do
đó dêmocratia là quyền lực của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân hay
quyền làm chủ của nhân dân.
Ngƣời La Mã cổ đại cũng biết đến dân chủ, khi các nhà tƣ tƣởng chính

trị La Mã cho rằng quyền lực chính trị xuất phát từ sự đồng thuận của dân
chúng, con ngƣời có những quyền tự nhiên mà tất cả chính quyền đều phải
tơn trọng. Tuy nhiên đến Thế kỷ thứ V, đế quốc La Mã sụp đổ, Châu Âu rơi
vào thời kỳ phong kiến, các thế lực tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau,
dẫn đến dân chúng bị chèn ép vô cùng cực khổ, từ đó nền dân chủ cũng bị
lãng quên.
Đến thời kỳ phục hƣng vào thế kỷ thứ XV, Châu Âu xuất hiện những nhà
tƣ tƣởng lớn, việc cải cách thể chế lại đƣợc thúc đẩy, mặc dù không phải tƣ
tƣởng nào cũng gần với nền dân chủ. Đặc biệt, đến thời kỳ khai sáng ở châu
Âu, thế kỷ thứ XVIII-XIX, những tƣ tƣởng thực sự dân chủ mới lại xuất hiện,
nhất là cống hiến của các triết gia ngƣời Pháp. Các triết gia Pháp lƣu ý đến
những quyền cơ bản của con ngƣời, trong đó có tự do và bình đẳng. Những

download by :


9

quan điểm ấy của các triết gia tuy chƣa phải là dân chủ, nhƣng đã đặt nền
móng cho những nguyên tắc xây dựng dân chủ xã hội thời hiện đại.
Bƣớc sang thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản, quan niệm về dân chủ với những
khái niệm “nhân quyền” “dân chủ”, “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”,... những
nội dung này mới đƣợc thể hiện trong đời sống hiện thực; đó là nền dân chủ
tƣ sản.
Để mở đƣờng cho phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ra đời và phát
triển, trong thế kỷ XVII, XVIII, giai cấp tƣ sản ở nhiều nƣớc đồng loạt giƣơng
cao ngọn cờ dân chủ nhằm chống lại nền chuyên chế phong kiến và ách nô
dịch của ngoại bang. Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân bắc Mỹ
(1775 - 1781) những dân tộc thuộc địa của Anh đang sinh sống trên mảnh đất
này đã thông qua Tun ngơn độc lập năm 1776 của Mỹ, trong đó có đoạn:

“Tất cả mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm đƣợc; trong những quyền ấy có quyền đƣợc
sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc”. Cách mạng tƣ sản Pháp nêu
cao khẩu hiệu: “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
Để thấy rõ sự tiến bộ của xã hội chủ nghĩa tƣ bản so với xã hội phong
kiến, một số ngƣời đại diện cho giai cấp tƣ sản thời kỳ cịn mang tính cách
mạng đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của nhân dân, của dân chủ nhƣ là động
lực để phát triển của xã hội mới. A.Braham Lincon đã nêu ra luận điểm cho
rằng: Nhà nƣớc mới đó (Nhà nƣớc tƣ sản) phải là Nhà nƣớc của dân, do dân,
vì dân.
Khái niệm dân chủ có thể đƣợc hiểu với nhiều nội hàm khác nhau:
Dân chủ, trƣớc hết đƣợc xem xét với tƣ cách là một hình thức tổ chức
Nhà nƣớc, là khái niệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệ giữa cộng đồng
dân cƣ với Nhà nƣớc, theo đó cộng đồng là chủ thể gốc và có quyền năng áp
đặt ý chí lên Nhà nƣớc. Khác với các hình thức khác của thiết chế Nhà nƣớc,

download by :


10

trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi cơng dân,
tính tối cao của pháp luật đƣợc chính thức thừa nhận; những cơ quan quyền
lực của Nhà nƣớc do dân bầu cử mà ra. Dân chủ đƣợc thực hiện thơng qua hai
hình thức cơ bản: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Dân chủ với tính cách là quyền lực: Ở đâu tồn tại con ngƣời và cuộc
sống của xã hội lồi ngƣời thì ở đó có khát vọng vƣơn tới dân chủ. Ở mỗi giai
đoạn phát triển xã hội khác nhau, nội dung, bản chất và giá trị của dân chủ
cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Chế độ chuyên chế phong kiến là chế
độ dân chủ của một ngƣời, chế độ tƣ bản là chế độ dân chủ của một nhóm

ngƣời, chế độ xã hội chủ nghĩa mới là chế độ dân chủ đích thực, của tất cả
mọi ngƣời.
Dân chủ với tính cách là một chế độ Nhà nước: là một phạm trù lịch sử,
biểu hiện khát vọng tự nhiên của loài ngƣời. Dân chủ là một q trình, vì vậy
có nhiều cấp độ khác nhau, nhƣng chung quy dân chủ là mong muốn của con
ngƣời đƣợc làm chủ cuộc sống của mình: làm chủ về chính trị, kinh tế và văn
hóa - xã hội.
Dân chủ còn được hiểu là một giá trị xã hội: Các cuộc đấu tranh giành
dân chủ đều dẫn đến khả năng giải phóng con ngƣời, nâng cao vị trí con
ngƣời trong lịch sử, hình thành và phát triển ở con ngƣời ý thức và năng lực
làm chủ xã hội. Dân chủ với ý nghĩa đó đƣợc xác định nhƣ một lý tƣởng nhân
đạo, một giá trị nhân văn.
1.1.2. Quan đ ểm về dân chủ thời kỳ C.Má và P .Ăngg en
Trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin nghiên cứu về
về vấn đề dân chủ, các ông đã tích cực nghiên cứu, giải thích một cách cặn kẽ
và đƣa ra những quan niệm của mình về dân chủ. Vì vậy, để tìm hiểu những
nội dung cơ bản dân chủ của C.Mác, Ph.Ăngghen chúng ta cần nghiên cứu
những nội dung sau:

download by :


11

Với lý tƣởng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con ngƣời, giải phóng
giai cấp, giải phóng nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn coi dân chủ vừa là
phƣơng tiện, vừa là mục tiêu và động lực của các phong trào cách mạng. Do
đó, tƣ tƣởng dân chủ là một trong những cống hiến quan trọng về mặt lý luận
của C.Mác, Ph.Ăngghen.
Các nhà Kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin hiểu khái niệm dân chủ

trƣớc hết với tính cách là một khái niệm chính trị, dùng để chỉ chế độ Nhà
nƣớc. Chế độ dân chủ đƣợc hiểu là chế độ Nhà nƣớc mà trong đó nhân dân là
ngƣời nắm quyền lực. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen viết năm 1843, C.Mác đã chỉ ra rằng bản chất của chế độ
dân chủ là Nhà nƣớc đƣợc thể hiện ra nhƣ là một trong những tính quy định
của nhân dân; rằng chế độ Nhà nƣớc đó ngày càng hƣớng tới cơ sở hiện thực
của nó, tới con ngƣời hiện thực, nhân dân hiện thực và đƣợc xác định là sự
nghiệp của bản thân nhân dân. Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta
(1875) C. Mác cũng chỉ rõ dân chủ là chính quyền của nhân dân.
Ph.Ăngghen đã không thừa nhận chế độ thị tộc là một thể chế dân chủ vì
đó chƣa phải là một chế độ chính trị, mặc dù ơng đã trích dẫn những câu của
Morgan về chế độ này:
Toàn thể các thành viên của thị tộc đều là những ngƣời tự do, có
nghĩa vụ bảo vệ tự do cho nhau, họ đều có những quyền cá nhân
ngang nhau - cả tù trƣởng lẫn thủ lĩnh qn sự đều khơng địi hỏi
những đặc quyền, ƣu tiên nào cả; họ kết thành một tập thể nhân ái,
gắn bó với nhau bởi những quan hệ dịng máu. Tự do, bình đẳng,
bác ái, tuy chƣa bao giờ đƣợc nêu thành công thức, nhƣng vẫn là
những nguyên tắc cơ bản của thị tộc [444, tr. 136].
Ông gọi đây là nền “Dân chủ quân sự”.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ chỉ thực sự xuất hiện dƣới chế độ

download by :


12

chiếm hữu nô lệ, mặc dù một số yếu tố dân chủ đã có từ thời ngun thuỷ.
Khi giải thích về hội nghị thị tộc, Ph.Ăngghen đã sử dụng thuật ngữ dân chủ
nhƣng chỉ theo nghĩa so sánh để giúp chúng ta hình dung về cơ chế hoạt động

của hội nghị này mà thơi. Ơng nói: “Thị tộc có một hội đồng, tức hội đồng
dân chủ của toàn thể các thành viên của thị tộc, trai cũng nhƣ gái, tất cả đều
có quyền bầu cử nhƣ nhau” [44, tr. 136]. Chỉ khi bàn về nhà nƣớc Aten, khái
niệm dân chủ mới đƣợc Ph.Ăngghen sử dụng theo đúng nghĩa của nó:
“Khơng phải chế độ dân chủ đã làm Aten sụp đổ... mà chính là chế độ nơ lệ,
tức là cái đã làm cho lao động của ngƣời công dân bị khinh thị - đã làm cho
Aten sụp đổ” [44, tr. 179].
C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp cận khái niệm dân chủ, lúc đầu từ lập trƣờng
dân chủ cách mạng, sau đó chuyển dần sang lập trƣờng cộng sản chủ nghĩa.
Các ông đã dần làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ, chỉ ra những đóng góp
cũng nhƣ hạn chế của dân chủ tƣ sản, qua đó khẳng định sự sụp đổ tất yếu
của nền dân chủ tƣ sản và sự thay thế nó bằng một nền dân chủ mới - dân chủ
vơ sản.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng hạn chế lớn nhất của dân chủ tƣ
sản là nó bảo vệ cho chế độ sở hữu tƣ nhân, và do đó bảo vệ cho phe thiểu số.
Vì vậy, giai cấp vơ sản cần phải đập tan cơ sở kinh tế của dân chủ tƣ sản là
chế độ sở hữu tƣ nhân đối với tƣ liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu:
“Đối với giai cấp vô sản, chế độ dân chủ sẽ trở nên hồn tồn vơ ích nếu nó
khơng đƣợc dùng ngay lập tức làm phƣơng tiện để thi hành những biện pháp
rộng rãi trực tiếp đánh vào chế độ tƣ hữu và bảo đảm sự tồn tại của giai cấp
vô sản” [45, tr. 470].
Giai cấp vô sản, để trở thành “giai cấp thống trị”, cần phải làm cách
mạng vô sản, phải “giành lấy dân chủ” [45, tr. 626]. Theo C.Mác, Ph.
Ăngghen chỉ có nền dân chủ mới, dân chủ vô sản, mới làm cho nhân dân lao

download by :


13


động thực sự làm chủ xã hội và làm chủ vận mệnh của mình. Để đạt đƣợc
điều đó giai cấp vô sản cần tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản, nhờ
đó “nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra
quyền thống trị của giai cấp vô sản. Muốn thế, có lẽ cần phải có một cuộc đấu
tranh mới nữa, song cuộc đấu tranh mới đó nhất định sẽ kết thúc bằng thắng
lợi của giai cấp vô sản” [45, tr. 469-470].
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra kiểu mẫu của dân chủ vơ sản chính là
Cơng xã Pa-ri, một hình thức tổ chức nhà nƣớc do những ngƣời cộng sản lãnh
đạo - một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân - một nhà nƣớc đã:
Loại bỏ tồn bộ hệ thống đẳng cấp chính trị và thay thế những
ơng chủ ngạo mạn của nhân dân bằng những đầy tớ ln ln có
thể bị bãi miễn; thay thế một trách nhiệm tƣởng tƣợng bằng một
trách nhiệm thực sự, vì những ngƣời đƣợc uỷ nhiệm này luôn luôn
hành động dƣới sự kiểm sốt của nhân dân [46, tr. 719].
Ở đó mọi đặc quyền, đặc lợi đều bị xoá bỏ, quyền lực thực sự đều đƣợc
chuyển giao vào tay nhân dân: “Chức vị xã hội khơng cịn là sở hữu riêng của
bọn bộ hạ của chính phủ trung ƣơng nữa. Khơng những việc quản lý thành thị
mà còn tất cả quyền định đoạt xƣa kia thuộc nhà nƣớc, đều chuyển vào tay
Công xã” [47, tr. 449-450].
Ngồi nội dung chính trị, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ cịn ln
gắn liền với khát vọng tự do, bình đẳng, cơng bằng, bác ái của con ngƣời bởi
vì vấn đề dân chủ, xét đến cùng là vấn đề về vai trò của con ngƣời, chủ quyền
của con ngƣời và giải phóng con ngƣời để đi đến tự do, bình đẳng cho mỗi cá
nhân. Cho nên C.Mác viết:
“Chế độ dân chủ xuất phát từ con ngƣời và biến nhà nƣớc thành con
ngƣời đƣợc khách thể hoá. Cũng giống nhƣ tôn giáo không tạo ra con ngƣời
mà con ngƣời tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: Không phải chế độ nhà nƣớc
tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nƣớc” [48, tr. 350].

download by :



14

Trong Điều lệ của Liên đoàn những ngƣời cộng sản do hai ơng tham gia
soạn thảo, vấn đề bình đẳng giữa các thành viên của Liên đoàn đƣợc xem nhƣ
một vấn đề có tính ngun tắc: “Tất cả các hội viên của Liên đồn đều bình
đẳng, họ là anh em và trong mọi trƣờng hợp, đều có nghĩa vụ giúp nhau nhƣ
anh em” [48, tr. 733]. Khi xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
Liên hiệp công nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ:
Mỗi hội viên của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế đều có quyền
tham gia bầu cử đại biểu dự đại hội của tồn Hội Liên hiệp và có
quyền đƣợc bầu làm đại biểu... Mỗi Chi bộ không kể số lƣợng hội
viên ra sao đều có quyền cử một đại biểu dự đại hội... Mỗi đại biểu
chỉ có một phiếu ở đại hội... Tất cả những vấn đề về nguyên tắc đều
đƣợc đƣa ra biểu quyết có ghi tên... [48, tr. 587-588].
Tuy không phải là những ngƣời đầu tiên bàn về dân chủ và nêu lên ƣớc
vọng về một xã hội dân chủ nhƣng C.Mác và Ph.Ăngghen, lần đầu tiên chỉ ra
bản chất giai cấp của dân chủ, làm rõ những đóng góp và hạn chế của dân chủ
tƣ sản, từ đó tìm ra con đƣờng để xây dựng một nền dân chủ mới - dân chủ vơ
sản. Con đƣờng đó chỉ có thể là cách mạng vơ sản.
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN ĐIỂM CỦA
V.I. LÊNIN VỀ DÂN CHỦ
1.2.1. Dân chủ và chế độ dân chủ
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tƣ bản, V.I.Lênin cho rằng:
“Giai cấp vô sản không thể giành đƣợc thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là
thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và
đem những yêu sách dân chủ đƣợc đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với
từng giai đoạn đấu tranh của họ” [21].
Trong tƣ tƣởng của V.I.Lênin, phạm trù dân chủ đƣợc triển khai dƣới rất

nhiều cấp độ và rất cụ thể.

download by :


15

V.I.Lênin cũng nhƣ bất kỳ nhà mácxít nào đều quan niệm quần chúng
nhân dân là ngƣời làm nên lịch sử chứ không phải những cá nhân anh hùng
hoặc thần thánh nào. Trong các xã hội trƣớc đây, vai trò này bị xuyên tạc. Từ
trong tƣ tƣởng của các nhà khai sáng, trong mục tiêu của các cuộc cách mạng
dân chủ tƣ sản, đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, “dân chủ” vừa là các
khẩu hiệu chiến đấu vừa là mục tiêu cách mạng. Về lơgic, mục tiêu đó phải
đƣợc thực hiện triệt để nhất dƣới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội cần
phải làm tất cả để trả lại vị trí và danh hiệu ngƣời quyết định lịch sử, tức là
ngƣời chủ của tiến trình lịch sử cho quần chúng nhân dân, ngƣời chiếm đa số,
so với ngƣời chiếm thiểu số là giai cấp thống trị. Từ góc độ này, V.I.Lênin cho
rằng: “dân chủ là sự thống trị của đa số” [22, tr.515-516]. Cũng cần nhấn
mạnh rằng, “sự thống trị của đa số” theo cách nói của V.I.Lênin là một “chế
độ”, không nên hiểu nhƣ là “sự cai trị, sự áp bức, sự áp đặt...” một cách thơ
thiển và đơn giản, mà cần hiểu rằng đó là sự quyết định của đa số mà thiểu số
phải phục tùng các quyết định đó.
Trong Mười đề cương về chính quyền Xôviết, V.I.Lênin coi dân chủ là tự
do. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của
đa số; cịn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa” [20, 515517]. Dân chủ nói một cách cụ thể, là: “Bình đẳng của mọi cơng dân trƣớc
pháp luật; tự do chính trị cho mọi công dân; Quyết định theo đa số của mọi
cơng dân; Quyết định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hịa
bình hoặc dân chủ thuần túy” [29, tr. 515-517].
Quan niệm về dân chủ trên đây của V.I.Lênin không những không mâu
thuẫn với các quan niệm tiến bộ về dân chủ trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại

mà còn là bƣớc kế thừa và phát triển trong điều kiện mới, tức là trong điều
kiện cần phải giáo dục cho giai cấp công nhân và đảng của mình hiểu đƣợc
bản chất của dân chủ và nhiệm vụ của mình trong quá trình thiết lập một nền

download by :


16

dân chủ mới, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để có nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, giai cấp cơng nhân và đảng của mình khơng chỉ giác ngộ về “dân chủ”
mà phải xây dựng một “chế độ dân chủ”. Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra
những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy
trong thực tiễn, v.v.. Đó là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấu
tranh vì cách mạng xã hội.
Phát triển tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin nhiều lần khẳng
định rằng “chế độ dân chủ” là một hình thức nhà nƣớc, một trong những hình
thái của nhà nƣớc. Chế độ dân chủ cũng là nhà nƣớc, do đó nhà nƣớc mà mất
đi thì chế độ dân chủ cũng mất theo.
V.I.Lênin viết: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nƣớc, một hình thái
của nhà nƣớc... chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình
đẳng giữa những cơng dân, thừa nhận cho mọi ngƣời đƣợc quyền ngang nhau
trong việc xác định cơ cấu nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc” [23, tr.123]. ở
điểm này cần chú ý, dân chủ là chế độ chính trị, chế độ nhà nƣớc, nhƣng
khơng phải nhà nƣớc nào, chế độ chính trị nào và lúc nào cũng là một chế độ
dân chủ. Mặc khác, bất cứ chế độ dân chủ nào cũng phải đƣợc biểu hiện ra,
trƣớc hết và chủ yếu, ở hình thức nhà nƣớc tƣơng ứng, phù hợp. Hình thức tổ
chức nhà nƣớc, chế độ dân chủ, hình thức tổ chức, vận hành nền dân chủ là
một vấn đề lớn của dân chủ. Thƣớc đo mức độ dân chủ là sự bình đẳng của
ngƣời dân trong tham gia tổ chức, quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ mức độ và khả

năng thu hút nhân dân tham gia vào công việc nhà nƣớc và xã hội. Nhà nƣớc
dân chủ là nhà nƣớc trong đó nhân dân (chủ thể quyền lực) đƣợc quyền bầu
cử, quyền tham gia quản lý nhà nƣớc, và nhất là quyền bãi miễn đại biểu mỗi
khi họ khơng cịn xứng đáng nữa. V.I.Lênin viết:

download by :


17

Mọi cơ quan đƣợc bầu ra hay mọi hội nghị đại biểu đều có thể
coi là có tính chất dân chủ chân chính và đại biểu thật sự cho ý chí
của nhân dân, khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với những
ngƣời trúng cử đƣợc thừa nhận và đƣợc áp dụng. Nguyên tắc cơ bản
đó của dân chủ chân chính, chung cho tất cả mọi cuộc hội nghị đại
biểu, khơng trừ trƣờng hợp nào... [25, tr.126].
Với tính cách là chế độ chính trị, hình thức nhà nƣớc thì chế độ dân chủ
bao hàm dân chủ và chuyên chính. Một mặt, nó “thi hành có tổ chức, có hệ
thống sự cƣỡng bức đối với ngƣời ta”. Mặt khác, nó “chính thức thừa nhận
quyền bình đẳng giữa những cơng dân, thừa nhận cho mọi ngƣời đƣợc quyền
ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc” [23,
tr.123]. Trong nhà nƣớc dân chủ, chế độ dân chủ thì dân chủ và chun chính
là hai mặt đối lập nhƣng thống nhất biện chứng với nhau. Tất nhiên, mức độ,
phạm vi, đối tƣợng dân chủ, chuyên chính ở các nhà nƣớc, các chế độ dân chủ
sẽ không nhƣ nhau, do điều kiện lịch sử cụ thể quy định. Chế độ dân chủ
khơng phải chỉ là chun chính, chun chính khơng hồn tồn đối lập và loại
trừ dân chủ, chuyên chính là một mặt của chế độ dân chủ, là cái bảo đảm thực
tế cho dân chủ.
Xem xét chế độ dân chủ trong tƣơng quan giữa kinh tế và chính trị.
Ngƣời viết:

Cũng nhƣ bất cứ một thƣợng tầng chính trị nào nói chung, bất
cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng, cũng đều phục vụ sản xuất và
xét đến cùng đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất
định quyết định. Vì vậy, nếu tách “dân chủ trong sản xuất” ra
khỏi bất cứ một thứ dân chủ nào khác, thì khơng có ý nghĩa gì cả
[32, tr.344- 345].

download by :


18

V.I.Lênin còn viết: “Trong đời sống, chế độ dân chủ khơng bao giờ “tách
riêng” đƣợc, mà nó sẽ “đứng chung trong tồn bộ”, nó sẽ ảnh hƣởng đến kinh
tế, sẽ thúc đẩy sự cải tạo kinh tế, nó sẽ chịu ảnh hƣởng của sự phát triển kinh
tế” [23, tr.97].
Những giá trị dân chủ, theo V.I.Lênin, cần đƣợc giai cấp công nhân vận
dụng để thực hiện sứ mệnh của mình, mà trƣớc hết là để xây dựng một chính
đảng của giai cấp cơng nhân. Điều này cũng có nghĩa là thừa nhận về mặt lý
luận cũng nhƣ thực tiễn vai trò của tuyệt đại đa số đảng viên của đảng với tƣ
cách là ngƣời gắn bó, tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng nhân
dân trong việc xác định các mục tiêu, chiến lƣợc, sách lƣợc, các hình thức tổ
chức của đảng, trong việc hình thành các cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng
từ chi bộ cơ sở đến Ban Chấp hành Trung ƣơng. Vì thế nó cũng thừa nhận vai
trò quyết định của tất cả đảng viên trong cơng tác tổ chức và cán bộ của đảng.
Chính đội ngũ đảng viên, thông qua phong trào quần chúng và những nhiệm
vụ cụ thể trong quá trình thực hiện cƣơng lĩnh của đảng mà phát hiện, giới
thiệu cho đảng những đảng viên ƣu tú, có năng lực, vào các cơ quan lãnh đạo
của đảng. Nguyên tắc dân chủ còn bao hàm việc hình thành các cơ quan lãnh
đạo của đảng phải thông qua bầu cử dân chủ trong đảng; quyền bãi miễn các

chức vụ do bầu cử lập ra, hệ thống các cơ quan lãnh đạo phải đƣợc bầu từ
dƣới lên trên; quyền quyết định tối cao là quyền của đại hội đảng; các cơ quan
lãnh đạo của đảng phải thƣờng xuyên báo cáo công tác trƣớc đảng viên, các
đảng viên bình đẳng trƣớc điều lệ đảng.
Nhƣ vậy, nguyên tắc dân chủ, đƣợc hình thành trên cơ sở những giá trị
dân chủ mà nhân loại đã đạt đƣợc trong lịch sử phát triển của mình. Nhƣng
đƣợc vận dụng trong điều kiện mới, điều kiện mà sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân trở thành một tất yếu lịch sử và trong điều kiện mà cách mạng
XHCN đã trở thành trực tiếp.

download by :


19

Xác định mối quan hệ giữa chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục
tùng đa số, V.I.Lênin viết: “Chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng
đa số không phải là những chuyện giống hệt nhƣ nhau. Việc bầu cử, cũng chỉ
đƣợc coi là dân chủ chân chính khi nào quyền bãi miễn cử tri đối với ngƣời
trúng cử đƣợc thừa nhận và đƣợc áp dụng” [25, tr. 126-127]. V.I.Lênin ln
nói đến tính hình thức của dân chủ tƣ sản, và luôn nhấn mạnh, dân chủ XHCN
là thực chất, ít hình thức hơn.
1.2.2. Bản chất giai cấp của vấn đề dân chủ
Trong học thuyết của V.I.Lênin bàn về dân chủ, thì vấn đề dân chủ ln
đƣợc đề cập và phân tích một cách sâu sắc nhất, là mục tiêu quan trọng
hƣớng đến việc xây dựng một nền dân chủ đầy đủ nhất nhằm giải phóng con
ngƣời khỏi mọi áp bức, bất công để mọi ngƣời đều đƣợc sống trong một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trên cơ sở kế thừa học thuyết về dân chủ của C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin đã có cơng rất lớn trong việc làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ,

nêu ra sự khác biệt về nguyên tắc giữa dân chủ tƣ sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa, qua đó đề xuất những nguyên tắc, cách thức, con đƣờng để thực hiện
dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Với tƣ cách dân chủ là quyền lực của nhân dân, là thành tựu mang giá trị
xã hội và tính nhân văn sâu sắc và là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài
của nhân loại vì sự phát triển tiến bộ xã hội. Dân chủ là một phạm trù lịch sử
mang tính giai cấp khi xã hội xuất hiện giai cấp và quan hệ giai cấp. Dân chủ
ln mang tính giai cấp và chịu sự chi phối của giai cấp cầm quyền. Về thực
chất, dân chủ với tƣ cách là quyền lực của nhân dân thì các thành quả của dân
chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn trong quá trình giải phóng con
ngƣời. Tuy nhiên, thực chất của q trình dân chủ cịn biểu hiện ở chỗ, dân
chủ với tƣ cách là chế độ nhà nƣớc gắn trực tiếp với một giai cấp cầm quyền

download by :


×