Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị của arixtôt trong tác phẩm chính trị luậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.89 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN ANH TÙNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTỐT
TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN ANH TÙNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTỐT
TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG


Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tùng

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3
CHƯƠNG 1: HỒN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM
“CHÍNH TRỊ LUẬN” CỦA ARIXTƠT ....................................................... 6
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO
SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA Arixtơt...................................... 6
1.1.1. Những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội........................ 6
1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng chính trị của Arixtôt ....... 8

1.2. TIỂU SỬ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT
HỌC CỦA ARIXTÔT .................................................................................... 12
1.2.1. Cuộc đời Arixtôt ........................................................................... 12
1.2.2. Sự nghiệp của Arixtôt ................................................................... 16
1.2.3. Về kết cấu của tác phẩm “Chính trị luận” .................................... 19
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ CỦA ARIXTƠT TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”....... 22
2.1. QUAN NIỆM CỦA ARIXTƠT VỀ NGUỒN GỐC, MỤC ĐÍCH, HÌNH
THỨC CỦA NHÀ NƯỚC .............................................................................. 22
2.1.1. Quan điểm Arixtôt về nguồn gốc, mục đích của nhà nước .......... 22
2.1.2. Quan điểm Arixtơt về các hình thức nhà nước trong lịch sử........ 25

download by :


2.1.3. Quan điểm của Arixtôt về con người và các quan hệ chính trị của
con người......................................................................................................... 31
2.1.4. Quan điểm Arixtơt về xung đột chính trị trong các nhà nước ...... 35
2.2. QUAN NIỆM CỦA ARIXTÔT VỀ NHÀ NƯỚC TỐT NHẤT. ............ 40
2.2.1. Quan điểm Arixtơt về hạnh phúc với tính cách là mục đích cao
nhất của một nhà nước tốt nhất ....................................................................... 40
2.2.2. Quan điểm Arixtơt mơ hình nhà nước tốt nhất ............................. 44
2.2.3. Quan điểm Arixtơt về vai trị và mối quan hệ giữa Hiến pháp và
Pháp luật trong một nhà nước tốt nhất ............................................................ 46
2.2.4 Quan điểm Arixtôt về tầng lớp cai trị và sự phân chia quyền lực
chính trị trong một nhà nước tốt nhất.............................................................. 50
2.2.5. Quan điểm của Arixtôt về giáo dục và dân số trong nhà nước tốt
nhất .................................................................................................................. 56
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ ARIXTƠT TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”.. 68

3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ARIXTƠT TRONG
TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN” ............................................................... 68
3.1.1. Những giá trị ................................................................................. 68
3.1.2. Sự vận dụng những giá trị trong tư tưởng chính trị Arixtơt qua các
thời kỳ lịch sử.................................................................................................. 73
3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTƠT
TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN”. ............................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 89
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học Hy Lạp là một di sản quý giá không chỉ của dân tộc Hy Lạp,
mà còn của cả nhân loại. Với tư cách một hệ thống hoàn chỉnh, triết học Hy
Lạp cổ đại ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI trước Công
nguyên và tồn tại đến thế kỷ II – III sau Công nguyên, trong thời kỳ chiếm
hữu nô lệ.
Với nền văn minh rực rỡ của mình, Hy Lạp ln thu hút sự quan tâm tìm
hiểu của khơng ít người nghiên cứu và cho đến nay, những thành tựu của nền
văn minh ấy vẫn luôn khiến người ta phải ngưỡng mộ, khâm phục. Mặc dù
triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của lịch sử tư
tưởng phương Tây, nhưng những tư tưởng triết học, những thành tựu mà nó
đã đạt được thì khơng ai có thể phủ nhận. Không chỉ thế, những thành tựu của
triết học Hy Lạp cịn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hầu hết các

trào lưu triết học phương Tây sau này.
Arixtôt là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh
hưởng hết sức lớn lao trong nền văn minh phương Tây. Cùng với Platon,
Arixtôt được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất.
Arixtơt hiểu rõ tồn thể học thuật Hy Lạp của các thời đại trước, đã cứu xét,
tóm tắt, nhận xét và làm phát triển kiến thức của nhân loại, gây ảnh hưởng
trong nhiều thế kỷ về sau.
Là một nhà bác học, Arixtôt đã để lại cho hậu thế một kho tàng tư tưởng
đồ sộ về nhiều phương diện như triết học, khoa học, toán học, thiên văn học
và chính trị học. Chính trị luận là một trong những tác phẩm kinh điển của
Arixtôt về triết lý và lý thuyết chính trị của Phương Tây và trên nền tảng
những lý thuyết chính trị khác như của Cicero, St. Augustine, Aquinas (cổ,

download by :


2

trung đại), Hobbes, Locke, Rousseau (thời Cận đại và Khai sáng) – đã được
xây dựng và phát triển.
Quan niệm của chúng ta từ xưa đến nay vẫn thường hiểu chính trị theo
nghĩa xấu đó là những mưu đồ nhằm tranh chấp quyền lực, bất chấp những
chuẩn mực đạo đức nên thường giữ thái độ “kính nhi viễn chi” đối với chính
trị, nhưng với câu nói bất hủ: “Con người là một sinh vật chính trị”, Arixtơt
đã lý giải con người khơng thể tách rời khỏi đời sống chính trị của cộng đồng
mà nó sinh sống. Chính trị, tự bản thân nó khơng xấu, chỉ có những mơ hình
và các chế độ chính trị do con người tạo ra mới có tốt, có xấu vì khơng nhận
thức được rõ về bản chất của con người.
Trong tác phẩm Chính trị luận, Arixtơt khái qt các hình thức thể chế
chính trị đã tồn tại ở Hy Lạp, phê phán các lý thuyết về nhà nước, nhất là mơ

hình nhà nước lý tưởng của Platon – người thầy của ông, đồng thời đưa ra
nhiều tư tưởng có giá trị về mơ hình thể chế chính trị được ơng cho là tốt nhất.
Nhiều tư tưởng chính trị của Arixtơt vẫn cịn ngun giá trị và có thể được
vận dụng một cách sáng tạo trong thời đại ngày nay.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị của Arixtơt trong tác
phẩm Chính trị luận” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích phân tích những nội dung cơ bản về tư tưởng chính
trị trong tác phẩm Chính trị luận của Arixtơt, chỉ ra được những đóng góp
cũng như những hạn chế của chúng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đã đề ra, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Nghiên cứu những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự
ra đời tư tưởng chính trị của Arixtôt.

download by :


3

- Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị trong tác phẩm
“Chính trị luận” của Arixtơt.
- Chỉ ra được những đóng góp cũng như những hạn chế của những nội
dung đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những tư tưởng chính trị trong
tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtơt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Arixtôt bao quát nhiều

lĩnh vực rộng lớn: siêu hình học, vật lý học, lơgic học, chính trị học, đạo đức
học… trong nhiều tác phẩm. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những tư
tưởng chính trị của ơng trong tác phẩm “Chính trị luận”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng kết hợp các phương pháp:
phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể, lịch sử và
lơgíc, đối chiếu, so sánh, v.v..
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương, 6 tiết.
Chương 1. Hồn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm “chính trị luận” của
Arixtôt
Chương 2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Arixtơt trong
tác phẩm “Chính trị luận”
Chương 3. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng chính trị Arixtơt trong
tác phẩm “Chính trị luận”
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Triết học Arixtơt nói chung và tư tưởng chính trị của ơng nói riêng đã

download by :


4

được nghiên cứu, diễn giải ngay từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay ở nhiều
nước khác nhau. Những đề tài liên quan đến vấn đề này luôn được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất: Các cơng trình dịch và giới thiệu về tác phẩm Chính trị luận
của Arixtơt:

Tác phẩm “Chính trị luận” đã được nhiều học giả Anh, Mỹ dịch sang
Anh ngữ với tiêu đề “Politics”, tiêu biểu như các bản dịch của Benjamin
Jovett, Peter Simpson, Ernest Barker, W.E.Bolland và H. Rackam.
Ở Việt Nam, Arixtôt là một trong số những nhà triết học Hy Lạp cổ đại
được quan tâm hơn cả. Tác phẩm “Chính trị luận” được dịch giả Nông Duy
Trường dịch sang tiếng Việt vào Mùa Xn năm 2008, sau đó hồn thành vào
cuối năm 2011 và xuất bản vào quý I, năm 2013.
- Thư hai, Các cơng trình chun khảo về triết học Arixtơt gồm có các
sách và bài báo:
+ Ở phương Tây có nhiều sách nghiên cứu về Arixtôt như: The Public
and the Private in Aristotle's Political Philosophy của Judith wanson, Ithaca:
Cornell University Press, 1992; Introduction to The Politics, by Aristotle của
Carnes Lord, Chicago University Press1984. Tuy nhiên các sách này chưa
được dịch ra tiếng Việt.
+ Tư tưởng chính trị và tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtơt được
nghiên cứu và giới thiệu nhiều trên nhiều từ điển triết học và bách khoa thư ở
phương Tây, như Bách khoa mở Wikipedia, Bách khoa triết học trên Internet,
Bách khoa triết học Stanford, Bách khoa Britannica, v.v.. Trong các cơng
trình này, tư tưởng chính trị và tác phẩm của Arixtôt được giới thiệu nhưng
chỉ ở mức độ khái quát.
Ở Việt Nam đã xuất bản một số tác phẩm và bài báo nghiên cứu chuyên
khảo về Arixtôt như:

download by :


5

+ Sách: “Triết học Arixtôt” của Đặng Phùng Quân (Sài Gịn, 1972);
+ Sách: “Triết học Arixtơt” của Vũ Văn Viên (Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1998).
+ Một số bài báo: bài: Arixtôt – con người - sự nghiệp (1996) của
Nguyễn Văn Dũng, Tạp chí Triết học, số 1; bài: Về tư tưởng giáo dục Arixtôt
(2003) của Nguyễn Bá Thái, Tạp chí Triết học, số 3.
Trong các sách và bài báo này, các tác giả dành một phần để đề cập tư
tưởng chính trị của Arixtơt, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một tác phẩm nào.
- Thứ ba, Các công trình nghiên cứu lịch sử triết học phương Tây, trong
đó có triết học Arixtơt và tư tưởng chính trị của ông như:
Triết học Hy Lạp cổ đại (1987) của Thái Ninh (Nxb Sách Giáo khoa
Mác-Lênin); Triết học Hy Lạp La Mã cổ đại (1998) của Hà Thúc Minh; Lịch
sử triết học cổ đại Hy Lạp (1991) của Nguyễn Quang Thông, Tống Văn
Chung; Lịch sử triết học phương Tây, Từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học
cổ điển Đức của Nguyễn Tấn Hùng (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2012).
Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ đề cập đến triết học Arixtơt và tác phẩm
Chính trị luận của ông một cách khái quát, chưa đi sâu vào nội dung chi tiết
của nó.
Tóm lại, ở nước ta cho đến nay, chưa có một cơng trình nào đi sâu phân
tích những tư tưởng chính trị trong tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtơt. Do
đó, trong luận văn của mình, tơi sẽ phân tích những nội dung và ý nghĩa của
tác phẩm quan trọng này, đồng thời kế thừa những thành quả nghiên cứu đã
được công bố của những tác giả khác nữa để thấy được những giá trị trong tư
tưởng chính trị của Arixtơt.

download by :


6

CHƯƠNG 1


HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM
“CHÍNH TRỊ LUẬN” CỦA ARIXTƠT
1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHO SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTƠT
1.1.1. Những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Lịch sử nhà nước có giai cấp ở Hy Lạp cổ đại bắt đầu từ thời đại Kritô Miken, xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ ba. Nền văn hóa Kritơ - Miken do các
bộ lạc Akhây tạo ra, là nền văn hóa thuộc kỷ nguyên bạc.
Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhiều bộ lạc ở Bắc Hy Lạp đã di chuyển
xuống phía Nam và tạo ra cuộc chinh phạt của người Đơriên. Nó đã tiêu diệt
các nhà nước Kritơ - Akhây và mở ra một thời đại mới là thời đại Hơme. Tính
phát triển khơng đồng đều của lịch sử đã tăng lên ở thời đại này. Nó được
thiết định bởi việc xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại bắt đầu sản xuất và
sử dụng các công cụ bằng sắt. Đây là thứ cơng cụ có hiệu quả hơn nhiều so
với thứ công cụ bằng bạc và đã mở ra các khả năng to lớn để phát triển nơng
nghiệp.
Q trình tan rã của chế độ bộ lạc ngun thủy và hình thành xã hội có
giai cấp và nhà nước ở Hy Lạp cổ đại kéo dài vài thế kỷ (khoảng các thế kỷ
XI - VIII TrCN). Hậu quả là sở hữu tư nhân tăng lên rõ rệt dẫn tới sự tan rã
của công xã nông thôn. Gắn với q trình tan rã của lối sinh hoạt cơng xã là
q trình hình thành vơ số nhà nước thành thị ở Hy Lạp cổ đại. Các thành phố
Hy Lạp cổ đại đã đi đến chỗ đối lập với nông thôn một cách gay gắt hơn
nhiều so với các thành phố phương Đông cổ đại. Nhiều thành phố ở Hy Lạp
cổ đại trở thành các trung tâm buôn bán lớn.

download by :


7

Mức độ bn bán và sản xuất hàng hóa sơi động là một bằng chứng có

tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đối với sự xuất
hiện của đồng tiền vào thế kỷ VII TrCN. Đây là một bước tiến bộ lớn trong
quá trình phát triển của xã hội Hy Lạp cổ đại.
Lịch sử tư tưởng chính trị Hy Lạp cổ đại gắn bó hữu cơ với q trình tiến
hóa xã hội và nhà nước Hy Lạp chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời, củng cố và hưng
thịnh, cuối cùng là suy tàn của nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp luôn gắn
liền với cuộc đấu tranh giai cấp. Chính trị đã xuất hiện với tư cách là một
trong những lĩnh vực kiến thức nhằm định hướng cho việc điều hành những
công việc phức tạp của quốc gia.
Lãnh thổ của Hy Lạp được mở rộng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
văn hóa với các dân tộc khác. Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến việc các
quan hệ và tổ chức xã hội bị đảo lộn. Nếu trước đây là hình thức tổ chức xã
hội cũ như bộ tộc, bộ lạc thì giờ đây tư tưởng tư hữu và sau đó là chế độ tư
hữu về của cải xuất hiện. Phân công lao động phát triển, xã hội xuất hiện tầng
lớp chun sống bằng trí óc tạo điều kiện nảy sinh những tư tưởng chính trị.
Mâu thuẫn giữa giới chủ nơ dân chủ và giới chủ nơ q tộc xuất hiện trong nội
bộ giai cấp chủ nô. Phái dân chủ cho rằng phải đập tan chế độ chuyên chế độc
tài của tầng lớp quý tộc giải phóng khỏi sự nơ dịch của giới q tộc cũ. Giới
q tộc muốn duy trì trật tự cũ và bằng mọi cách bảo vệ đặc quyền của mình.
Chế độ sở hữu cá nhân được thừa nhận và không thay đổi, chế độ nô lệ
được coi là tự nhiên phải có. Mâu thuẫn giai cấp cơ bản của xã hội chiếm hữu
nô lệ được hình thành là mâu thuẫn giữa nơ lệ và chủ nơ. Trong q trình đấu
tranh đó nhiều quan niệm về sự bình đẳng, tự do đã nảy sinh.
Lịch sử Hy Lạp cổ đại là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử
các nước Cận Đông Địa Trung Hải không những về nguồn gốc mà cả sự phát
triển của văn hóa vật chất và đặc biệt là văn hóa tinh thần. Do đó, nền văn hóa

download by :



8

ở đây chịu ảnh hưởng to lớn của các nền văn hóa Ai Cập, Babilon, Phini và
các nền văn hóa Cận Đông khác. Phù hợp với cơ cấu xã hội của các nhà nước
phương Đông cổ đại là đời sống tinh thần của họ, mà quan trọng nhất là các
phương diện: thần thoại, khoa học và tiền triết học. Và chính vì vậy, văn hóa
Hy Lạp cổ đại cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố này.
Với những đặc trưng kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa như vậy, triết
học Hy Lạp cổ đại đã ra đời và phát triển với một thành tựu rực rỡ. Trên nền
tảng chung đó, triết học Arixtơt đã ra đời. Triết học của Arixtôt là sự kế thừa
trên cơ sở sáng tạo những giá trị văn hóa của người Hy Lạp cổ đại nói chung.
Ngồi ra, nó cịn là sự tổng kết tư tưởng triết học của nhiều nhà triết học trước
đó và khía cạnh này sẽ được trình bày trong phần dưới đây.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng chính trị của Arixtơt
Thời cổ đại mà đặc trưng là các tư tưởng và học thuyết chính trị Hy Lạp
- La Mã. Họ đề cập về những vấn đề như nguồn gốc, bản chất của nhà nước,
các hình thức xã hội, thể chế nhà nước, thủ lĩnh chính trị…
Trước nhất, bàn về thủ lĩnh chính trị, đã có rất nhiều quan điểm, ý kiến
của các học giả về vấn đề này:
- Xơcrat cho rằng: thủ lĩnh chính trị phải là người có đạo đức. Nhưng
đạo đức phụ thuộc vào trí tuệ. Tuy nhiên, do xuất thân từ tầng lớp chủ nơ q
tộc nên ơng cho rằng chỉ có thiểu số tầng lớp quý tộc mới là người có trí tuệ,
mới là những người sáng tạo đúng đắn. “Quý tộc” (tiếng Hy Lạp: ἄ ριστος

aristos, có nghĩa là những người ưu tú, tốt nhất, không phải là tầng lớp địa
chủ như trong thời phong kiến).
- Đêmơcrít thì u cầu thủ lĩnh chính trị phải là người có tài năng, đạo
đức. Xuất phát từ lập trường duy vật và dân chủ nên ơng cho rằng tầng lớp
bình dân cũng có tài năng, có thể làm được chính trị.


download by :


9

- Xênơphơn lại u cầu thủ lĩnh chính trị phải có kỹ thuật giỏi, phải có
sức thuyết phục cao, người thủ lĩnh phải biết vì lợi ích chung nghĩa là phải
biết chăm sóc cho người bị trị, biết hợp lại và nhân sức mạnh của mọi người.
Ông là người đầu tiên đặt ra yêu cầu về thủ lĩnh chính trị khá tồn diện như :
phải có chun mơn giỏi, có uy tín, vì dân… Ơng cho rằng, việc làm chủ nghệ
thuật chính trị là trình độ cao hơn mà con người có thể đạt tới. Theo ơng, ai là
người nhận thức được các vấn đề chính trị sẽ trở thành người trung thực,
người tốt. Ai ngu dốt về điều đó sẽ trở thành hàng nô lệ. Người thủ lĩnh được
chỉ định không phải để chăm lo cho cá nhân người đó mà để phục vụ những
người mà anh ta chỉ huy, vì rằng những người này đã chọn anh ta, do những
phẩm chất của anh ta, để bảo vệ cái lợi ích của họ. Đồng thời, người thủ lĩnh
phải ln rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
- Platon thì yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải thực sự có khoa học chính trị,
có tính khí phù hợp với nhiệm vụ đảm đương. Ơng xem tiêu chuẩn chính trị là
tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn. Ông quan niệm người lãnh đạo trong xã hội
khơng được có quyền tư hữu (sở hữu về tài sản), bởi vì tư hữu sẽ làm mất
cơng tâm. Lực lượng võ sĩ bảo vệ thì khơng được có gia đình riêng vì có gia
đình riêng thì sẽ khơng thể chiến đấu dũng cảm được. Theo ơng, thủ lĩnh
chính trị phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì những giá trị chung. Ông chia xã
hội thành ba hạng người khác nhau: Ở địa vị cao nhất là các nhà triết học,
những người này có vai trị quan trọng trong việc cai trị đất nước, họ nắm
quyền bính trong tay và đảm nhận vai trò lãnh đạo. Ở địa vị thấp hơn là
những người lính làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh. Thấp nhất là những người
thuộc tầng lớp nơng dân, thợ thủ cơng. Họ có nhiệm vụ làm ra của cải vật
chất, đảm bảo cuộc sống cho nhà nước. Theo Platon nhà nước xuất hiện từ sự

đa dạng hóa các nhu cầu con người và từ đó xuất hiện các dạng phân công lao
động để thỏa mãn các nhu cầu ấy. Vì vậy, trong xã hội phải duy trì các hạng

download by :


10

người khác nhau. Do đó khơng thể có sự hồn tồn bình đẳng giữa mọi người.
Sở hữu tư nhân là nguồn gốc sinh ra điều ác, nó phá hoại chỉnh thể và thống
nhất của nhà nước. Vì vậy nó phải được loại trừ ra khỏi xã hội. Theo ông cho
dù nhà nước nào cũng tồn tại hai nhà nước thù định lẫn nhau: một là nhà nước
của những người giàu có, cịn nhà nước kia là của những người nghèo khó. Vì
vậy, cần phải có sự thống nhất về sở hữu. Tuy có những quan điểm tiến bộ
nhưng ơng vẫn cịn sai lầm khi cho rằng một thủ lĩnh chính trị như vậy chỉ có
ở tầng lớp chủ nơ q tộc. Đây là lí do mà sau này Arixtơt – học trị của ơng
đã phê phán cái mơ hình chính trị tư tưởng mà Platon đề ra trong tác phẩm
Chính thể Cộng hòa.
Thứ hai, bàn về nguồn gốc của quyền lực nhà nước, một số quan điểm
nổi bật của các học giả như sau:
- Hêraclít: là người thuộc tầng lớp chủ nô quý tộc, ông xem trạng thái tự
nhiên của con người tự nó đã hồn hảo, khơng có vấn đề cơng bằng hay
khơng cơng bằng ở đó vì cơng bằng do con người tạo ra. Xã hội con người là
một trạng thái tự nhiên, tự nó, khơng ai sinh ra, khơng ai sắp đặt nó, tự nhiên
sinh ra có kẻ trí và người ngu cho nên kẻ trí thống trị người ngu là lẽ tự nhiên,
kẻ trí là người q tộc, nơ lệ là người ngu. Ơng cho rằng quyền lực là quy luật
vĩnh viễn. Không bao giờ trong xã hội lại khơng có quyền lực. Pháp luật
nhằm thực hiện tính tất yếu của quyền lực, xã hội phải phục tùng ý chí của
một cá nhân là điều tất yếu cho sự thống nhất. Theo ơng bất bình đẳng là tự
nhiên, một quý tộc phải được trị giá bằng một nghìn dân thường.

- Platon: xem quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là quyền lực thống
trị của kẻ trí đối với người ngu. Đó là đặc tính của trí tuệ. Chỉ có người có trí
tuệ mới có quyền lực. Trí tuệ chỉ có ở tầng lớp q tộc (những người ưu tú
nhất của xã hội).
Thứ ba, bàn về thể chế nhà nước, các quan điểm lớn bao gồm:

download by :


11

- Herôdốt: là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phân biệt và so
sánh các thể chế của nhà nước khác nhau. Theo ơng có 3 hình thức cơ bản:
+ Quân chủ trị: Quyền lực nằm trong tay một người và theo ơng đây là
một chính phủ khơng được tổ chức tốt vì nó khơng để cho người khác phản
kháng, cãi lại cái mà người đó muốn. Nó làm bại hoại lương tri của những
người ưu tú mà tôn sùng sự phỉnh nịnh, ghen ghét với những người cao q.
Do đó ơng kịch liệt phê phán nền qn chủ.
+ Quý tộc trị: là thể chế được thiết lập khi tuyển chọn được một hội đồng
có chủ quyền tối thượng để cầm quyền nhà nước, bao hàm những người ưu tú
nhất của đất nước. Có sự bàn bạc, cọ sát của hội đồng các nhà thông thái, tinh
hoa về trí tuệ và phẩm chất, vừa tránh được độc tài quân chủ vừa tránh được
đám đông không hiểu biết tham gia nắm chính quyền. Nhưng cuối cùng lại có
sự tranh giành, tàn sát lẫn nhau, mưu toán quyền lực và lợi ích cá nhân, chia
bè phái và chế độ một ông vua lại tái phát.
+ Dân chủ trị: Thể chế được thiết lập do số đông nhân dân nắm quyền
lực. Đó là con đường chống độc tài, qua bốc thăm để trao những chức vụ
công cộng một cách đúng đắn và ngăn cản được sự lợi dụng quyền lực, quản
lý xã hội trên nguyên tắc “tất cả đều bình đẳng trước pháp luật và tự do phát
biểu đề xuất”. Nhưng dân chúng thường không hiểu biết nên dễ bầu ra những

người thiếu hiểu biết nắm chính quyền, dễ lung lay kích động bởi các nhà cầm
quyền, xã hội lại dễ rơi vào trạng thái bè phái vơ chính phủ từ đó chế độ một
vua lại tái phát.
- Đêmơcrít: ơng ủng hộ chế độ dân chủ cộng hồ chủ nơ.
- Xơcrat, Platon là những người ủng hộ chế độ chuyên chế quý tộc, cho
rằng dân chủ là sai lầm; dân chủ là chính quyền của người ngu dốt và gọi đó
là chính quyền “bình dân”.

download by :


12

Arixtôt đã tham khảo tất cả các lý luận về thể chế chính trị, cùng với việc
khảo sát những hình thức, mơ hình nhà nước đã tồn tại trên thực tế, từ đó đưa
ra quan điểm riêng của mình.
1.2. TIỂU SỬ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT
HỌC CỦA ARIXTƠT
1.2.1. Cuộc đời Arixtơt
Arixtơt chào đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước Tây Lịch.
Stagira là một tỉnh nhỏ, là thuộc địa của Hy Lạp bên bờ phía bắc biển Aegean
mà ngày nay có lẽ là Stavro. Cả hai cha và mẹ của Arixtôt đều gốc người
Ionien. Cha Arixtôt, ông Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều
đình Vua Amyntas II, cha của Vua Philip của Macedonia. Mẹ của Arixtơt vốn
người miền Chalcis. Có lẽ trong 17 năm đầu, Arixtôt đã sống với cha mẹ và
được cha dạy cho về Y khoa. Năm 17 tuổi, Arixtôt tới thành Athens và theo
hoc nghề thầy thuốc.
Năm 367 trước CN, Arixtôt vào học ở Hàn lâm viện (tiếng Hy Lạp:
Academos hay Academia) của Platon (tiếng Anh: Plato). Vào thời gian này,
Platon 61 tuổi và đã liên quan tới nền chính trị của Syracuse. Vì vậy, Hàn

Lâm Viện Academos đặc biệt chú trọng về luật pháp, chính trị, thêm vào là
Tốn học và Thiên văn học. Ngày nay, người ta chỉ hiểu biết rất mơ hồ về
cuộc sống của Arixtôt trong 20 năm tại Hàn Lâm Viện.
Arixtôt được coi là một trong số học viên chăm chỉ nhất và xuất sắc hơn
các bạn về trí thơng minh và lịng nhiệt thành. Người ta cịn kể rằng Platon đã
phải gọi Arixtơt là “Trí tuệ của nhà trường”. Theo như truyền thuyết, Arixtơt
phụ trách giảng dạy mơn Tu từ pháp. Ơng cũng soạn ra vài tập “đối thoại”
theo khuôn mẫu của Thầy Platon. Các tác phẩm này đều trở nên rất nổi danh
vì lối hành văn trơi chảy và trong sáng. Có người cho rằng giữa Arixtơt và
Platon có sự bất đồng ý kiến trầm trọng, nhưng khơng ai tìm ra được các dẫn

download by :


13

chứng đáng tin cậy. Có lẽ đối với Platon, Arixtơt đã bất đồng ý về nhiều giáo
điều song ông lúc nào cũng kính trọng Thầy và gìn giữ lịng biết ơn. Khi
Platon qua đời vào năm 347, Arixtôt viết một bài điếu văn trong đó ơng đã ca
tụng Thầy.
Theo Diogene Laerce, Arixtơt mắc tật nói lắp (cà lăm). Ơng có đơi mắt
nhỏ, đơi chân gầy cịm và rất ưa thích quần áo đẹp. Khả năng làm việc của
Arixtôt rất lớn lao và người ta kết luận như vậy căn cứ vào số tác phẩm do
ông đã viết ra. Muốn giảm bớt thời giờ ngủ và tăng thêm số giờ làm việc,
Arixtôt đã nghĩ ra phương pháp sau: khi đọc sách hay lúc làm việc về khuya,
ông cầm nơi tay trái một quả cầu bằng đồng ở phía trên một chiếc chậu. Nếu
vì ngủ gật mà quả cầu rơi xuống thì tiếng động sẽ đánh thức ông dậy. Arixtôt
bị đau dạ dầy và để làm giảm bớt nỗi đau đớn, ông thường đeo ở trước ngực
một cái bị đựng dầu đun nóng.
Vào năm 347 khi Platon qua đời, Speusippus trở thành người đứng đầu

Hàn lâm viện (Academos). Arixtôt đã cùng với Xenocrates và một vài môn đệ
của Platon, rời thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một học trò cũ
của Platon và cũng là bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assos trong miền
Tiểu Á. Arixtơt có cảm tình rất nhiều với Hermias và đã kết hôn cùng Pithias,
người con gái nuôi của bạo chúa. Hermias cũng cảm thấy sung sướng khi
được Arixtơt sống ở gần mình.
Thời bấy giờ, Hermias đang điều khiển một lực lượng giữa hai xứ hùng
mạnh là Macedonia và Ba Tư. Luôn luôn bạo chúa thù nghịch với một trong
hai phe kể trên, để rồi rơi vào cạm bẫy của Mentor, đại tướng người Hy Lạp
đi theo Ba Tư. Hermias bị trao cho Artaxerxes và bị treo cổ. Cái chết thảm
thương của Hermias đã ảnh hưởng rất lớn tới Arixtơt.
Vì khơng cảm thấy an tồn tại Atarneus, Arixtôt đã theo lời khuyên của
Theophrastus, một môn đệ, dọn tới Mitylene thuộc miền Lebos vào năm 344.

download by :


14

Chính tại nơi này, Arixtơt đã nghiên cứu trong hai năm môn Sinh học, đặc
biệt là ngành Hải sinh học (marine biology).
Năm 342, Arixtôt được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái tử Alexander
khi đó mới 13 tuổi. Lời mời của Vua Philip II có thể là do lúc tuổi trẻ, Arixtơt
đã từng sống tại triều đình này, có thể là do danh tiếng của ông nhờ các tập
Đối Thoại, nhưng cũng chính vì Arixtơt đã từng liên lạc chặt chẽ với Hermias
là người đã tỏ ra thiên về Macedonia và chống lại Ba Tư. Arixtôt đã ở lại
Macedonia trong 7 năm. Theo như thông lệ, Arixtôt đã dạy cho Thái tử về
Chính trị và Tu từ pháp, và Arixtơt cũng soạn một tác phẩm của Homer để
giảng cho Alexander. Arixtôt đã cố gắng làm phát triển nơi Thái Tử các đức
tính về điều độ và lý trí mà đối với ơng, rất cần thiết cho một vương quốc. Có

lẽ chính vào dịp này, Arixtơt đã soạn ra cuốn “Khảo sát về Vương quyền” để
giáo huấn Thái tử nhưng tác phẩm này đã bị thất lạc hoàn toàn.
Năm 340 khi vua Philip đi chinh chiến nơi xa, Thái tử Alexander nắm
giữ quyền hành. Vào thời gian này, Arixtôt lập ra một ngôi trường và ông
cũng giành thời giờ cho riêng mình để học hỏi thêm. Arixtơt cũng khun
Alexander cho kiến thiết lại Stagira, nơi đã bị tàn phá vài năm trước và có lẽ
cũng do ơng, thành phố này có một hiến pháp.
Alexander rất quyến luyến ông Thầy và khi đã thay cha lên ngôi vua, vẫn
lưu giữ Arixtôt bên cạnh. Thái Tử ln ln tỏ lịng biết ơn đối với Thầy cũ
bằng cách biệt đãi nhà đại hiền triết trong mọi công việc. Nhưng nếu
Alexander rất mến yêu Thầy thì trái lại, ít khi nghe theo lời khun bảo của
Thầy vì “một sự di truyền kỳ lạ hình như đã gieo vào tâm hồn Thái tử tính tự
kiêu vơ hạn, với một ý chí muốn ngồi ngang hàng cùng các thần linh”.
Vào năm 335 TrsCN, khi Đại đế Alexander đi chinh phục châu Á thì
Arixtơt tự thấy rằng nhiệm vụ của mình đã chấm dứt. Ơng đề nghị để người
cháu tên là Callisthenes thay mình làm cố vấn cho Đại đế. Alexander đã chấp

download by :


15

nhận lời đề nghị và còn dùng Callisthenes làm sử gia theo đồn qn viễn
chinh. Arixtơt là người hiểu rõ tính tình của nhà vua học trị cũ, ơng đã từng
nhắc nhở cháu ơng phải thận trọng trong lời nói, nhưng Callisthenes đã khơng
cản được tấm lịng bảo vệ đường lối chính trị thuần Hy Lạp trong khi Đại Đế
Alexander lại tỏ ra nhượng bộ trước ảnh hưởng của châu Á. Chính vì sự bất
cẩn này, Callisthenes đã bị kết án tử hình và theo lời Diogene Laerce, ơng ta
bị quăng cho thú dữ phân thây.
Sau khi từ biệt Alexander, Arixtôt trở lại thành Athens. Tại nơi này,

Xenocrates đang điều khiển Hàn lâm viện Academos. Arixtôt liền lập ra
trường Lyceum (Học viện), gần đền Apollon Lycien, vì vậy ngày nay mới có
danh từ “Lycée”. Trường Lyceum là nơi tơn thờ Thần Muse, vị nữ thần chủ
về Văn chương, Nghệ thuật và Khoa học. Nhà trường có rất nhiều học cụ, kể
cả bản đồ, lại có một thư viện rất đầy đủ. Tại ngơi trường này, Arixtơt trình
bày các ý tưởng và giảng giải cho học viên trong các cuộc đi dạo ngồi vườn,
vì vậy ngơi trường của Arixtơt cịn được gọi là “Trường đi dạo” (Peripatos)
Nền giáo dục do Arixtôt chủ trương gồm hai phần: phần truyền khẩu và
phần công khai. Arixtơt đề cập tới các câu hỏi hồn tồn lý thuyết cho các học
viên mới vào buổi sáng còn buổi chiều, Arixtôt giảng dạy những học viên cũ
về nhiều điều làm mở mang kiến thức trong đó mơn Tu từ pháp chiếm phần
lớn thời gian. Trong 12 năm liền, Arixtôt vừa thuyết giảng, vừa viết sách và
phổ biến nhiều tác phẩm đề cập tới hầu hết kiến thức của thời đại. Trong các
năm cuối cùng sống tại Lyceum, Arixtôt đã thiết lập bảng liệt kê các thế vận
kỳ, cũng như lập ra bảng niên biểu kịch nghệ của thành Athens mà về sau,
bảng này đã được dùng làm căn bản để ấn định ngày tháng của các vở kịch
Hy Lạp.
Arixtơt cịn biên khảo về Hiến pháp tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại tác
phẩm “Khảo sát về Hiến pháp của thành Athens”. Khi Alexander chinh phục

download by :


16

xứ Ba Tư, Đại Đế đã cho người đem về tặng Thầy cũ các tài liệu và mẫu hải
sinh vật, nhờ vậy, Arixtơt hồn thành cuốn sách “Tính chất của các sinh vật”.
Năm 323, khi Đại Đế Alexander qua đời, cuộc sống của Arixtôt cũng bị
ảnh hưởng. Mặc dù Arixtôt chỉ cịn rất ít liên lạc với Alexander, nhất là khi
người cháu của ơng bị tử hình, nhưng Arixtơt thường đi lại với Antipater và

được viên tổng trấn này che chở. Đảng Quốc gia thành Athens do
Demosthenes lãnh đạo đã nổi dậy chống lại phe Macedonia sau khi Đại Đế
Alexander khơng cịn nữa. Arixtơt nhận thấy đời sống và tài sản của mình bị
đe dọa. Người ta đã tố cáo ơng phạm tội bất kính vì 20 năm trước, ơng đã
sáng tác một bài thơ tưởng niệm Hermias trong khi danh dự này phải giành
cho Thượng Đế. Arixtôt nhớ lại số phận của Xơcrat, rồi khơng đợi tịa án xét
xử, vì chắc chắn ơng sẽ bị kết án, Arixtơt rời bỏ thành Athens, trốn về quê mẹ
là miền Chalcis. Ông tuyên bố: “Tôi sẽ không để người Athens vi phạm Triết
học lần thứ hai”. Sống tại Chalcis được vài tháng, Arixtơt qua đời vào năm
322 TrCN có lẽ do bệnh đau dạ dầy, một căn bệnh đã hành hạ ông trong nhiều
năm. Ông để lại hai người con, con trai cùng tên với ông nội là Nichomachus
và người con gái mang tên mẹ Pithias. Theo như lời yêu cầu, nắm xương tàn
của Arixtôt được chôn cất tại Stagira cùng với hài cốt của Pithias, vợ ông.
1.2.2. Sự nghiệp của Arixtôt
Arixtôt – bộ óc bách khoa thư, ơng đã để lại cho nhân loại một di sản
khoa học đồ sộ lên tới vài trăm cuốn. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các tác
phẩm của ông bị thất lạc và số cịn lại khơng nhiều. Chúng ta có thể phân chia
sự phát triển tư tưởng triết học của Arixtôt thành ba giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn ở Hàn lâm viện của Platon
Trong thời gian này, khoảng năm 367 – 347 Tr CN, lối suy tư của
Arixtơt cịn chịu ảnh hưởng rất rõ tư tưởng của Platon. Nó được trình bày
trong các tác phẩm như: “Chính nghĩa”, “Chính trị”, “Các nhà ngụy biện”,

download by :


17

“Yến tiệc”, “Bàn về cái thiện”, “Bàn về các ý niệm”, “Bàn về sự cầu
nguyện”. Chỉ vào cuối thời kì này, Arixtơt mới có những quan điểm khác biệt

đầu tiên với người thầy của mình. Tuy nhiên, những tác phẩm ở thời kì này
cịn lại đến ngày nay rất ít.
b. Giai đoạn giao thời
Giai đoạn này gồm các tác phẩm được Arixtơt viết ở Assos, Lesbos và
trong triều đình Maxêđoan. Trong số đó phải kể đến hội thoại “Bàn về triết
học”. Ở giai đoạn này đã manh nha những ấn phẩm giáo khoa của Arixtôt, mà
theo đánh giá của W.Jeager, được coi là siêu hình học đầu tiên, đạo đức học
đầu tiên, chính trị học và vật lý học đầu tiên.
c. Giai đoạn Arixtôt sống ở Học viện Lyceum
Đây là giai đoạn Arixtôt sáng tác rất nhiều tác phẩm trên nhiều lĩnh vực.
Qua đó, Arixtơt đã trình bày những quan điểm chín muồi của mình. Những ấn
phẩm thời kì này còn lưu truyền tương đối nguyên vẹn tới ngày nay, có thể
chia thành 8 nhóm như sau:
1. Nhóm tác phẩm về lôgic học của Arixtôt lần đầu tiên được Anđrônik
Rôđôski cho xuất bản vào thế kỉ thứ I Tr CN dưới một tên gọi chung là
“Organon” (Cơng cụ học).
2. Nhóm tác phẩm về triết học hay theo cách gọi của Arixtôt là “Triết
học thứ nhất”. Các tác phẩm thuộc loại này bao gồm các cuốn sách của
Arixtôt được người đời sau sắp xếp thành một tác phẩm lớn có tên là
Metaphysika mà chúng ta dịch là “Siêu hình học”.
3. Nhóm tác phẩm về vật lý học hay “Triết học thứ 2”. Các tác phẩm
thuộc loại này gồm “Vật lý học”, “Về bầu trời”, “Về sự xuất hiện và diệt
vong”, “Khí tượng học”.
4. Nhóm tác phẩm về sinh vật học bao gồm: “Lịch sử động vật”, “Về
các bộ phận của động vật”, “Về vận động của động vật”, “Về nguồn gốc của
vận động”.

download by :



18

5. Nhóm tác phẩm về tâm lý học. Ơng được coi là người đặt nền móng
cho khoa tâm lý học, thể hiện trong tác phẩm “Bàn về linh hồn” và 8 luận
văn khác liên quan đến vấn đề này.
6. Nhóm tác phẩm về đạo đức gồm: “Đạo đức học Nicomachie”, “Đạo
đức học Eudemie”, “Đại đạo đức học”.
7. Nhóm tác phẩm về kinh tế - chính trị gồm: “Các lý giải về chính trị
học”, “Thể chế chính trị của Athen”, “Kinh tế”.
8. Nhóm tác phẩm về nghệ thuật gồm có các tác phẩm nghiên cứu về cái
đẹp và các hình thức của nghệ thuật, song hiện nay chỉ còn giữ được: “Nghệ
thuật hùng biện” và “Thi ca”.
Những tác phẩm này của Arixtôt được lưu giữ trong các thư viện của
những người học trò trong vài trăm năm, bị hư hỏng nhiều và cuối cùng được
đem về Roma xuất bản dưới hình thức được sắp xếp lại do Andronicus ở
Rhodes, người đứng đầu Học viện ở Roma, khoảng năm 58 TrCN [10, tr.
145-146)
Các tác phẩm của Arixtôt được xuất bản theo những chuyên đề như sau:
- Những chuyên luận về lôgic học được gọi là Organon (tiếng Hy Lạp:
όργανον - công cụ) được biên soạn và xuất bản thành 6 tập (quyển).
- Những cơng trình về khoa học tự nhiên được gọi là Vật lý học
(Phusika), gồm những cơng trình của Arixtơt về cơ học, vật lý học, thiên văn
học, khí tượng học, thảo mộc và động vật học và được xuất bản thành 8 tập.
- Những cơng trình về “Triết học thứ nhất” được gọi là Siêu hình học
(tiếng Hy Lạp: Metaphusika) được xuất bản thành 14 tập.
Tác phẩm Chính trị học hay Chính trị luận được xuất bản thành 8 tập.
- Tác phẩm viết về đạo đức học có tiêu đề Đạo đức học Nicomachus
(Ethika Nikomacheia), gồm 10 tập.

download by :



19

Ngồi ra cịn có những cơng trình về Thuật hùng biện, Thi học (khơng
cịn đầy đủ).
1.2.3. Về kết cấu của tác phẩm “Chính trị luận”
“Chính trị luận” của Arixtơt là một tác phẩm nổi tiếng nhất nói về các
khái niệm mà từ đó các quốc gia và chính phủ định hình. Mặc dù chỉ thảo
luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ đại nhưng tác phẩm của
Arix tơt đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại. Trong tác phẩm, ông
viết những suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng, với độ chính xác cao.
Dịch giả Nông Duy Trường nhận định rằng: theo Arixtôt, một người tốt
không thôi chưa đủ; nếu người dân tốt mà khơng tích cực tham gia vào đời
sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở nên thối hóa và trở
thành một chế độ xấu.
Arixtơt viết “Chính trị luận” khoảng vào năm 350 trước Công nguyên.
Cuốn sách này được xem một trong những cuốn sách kinh điển, và được coi
là cuốn sách căn bản cho chính trị học phương Tây; cuốn sách có ảnh hưởng
sâu rộng tới các tư tưởng gia đời sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas, và
các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ. Các lý thuyết gia hiện đại như
Machiavelli, Hobbes, và các nhà tư tưởng thời Khai Sáng đều dựa trên nền
tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình chính trị kiểu Arixtơt. Nhờ vậy,
họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Vì thế, dù ta đồng ý hay không với
lập luận và lý thuyết của Arixtôt, hiểu rõ các nguyên lý căn bản mà Arixtôt đã
đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà tư tưởng thời Khai
sáng và Hậu hiện đại.
Trong “Chính Trị Luận”, Arixtơt đã sử dụng phương pháp quy nạp, đi từ
những đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới làng mạc và cuối cùng là quốc
gia, để tìm ra những đặc điểm cần thiết mà một nhà nước phải có để trở thành

một nhà nước tốt nhất. Ngồi phương pháp quy nạp, Arixtơt cũng dùng

download by :


20

phương pháp so sánh một số mơ hình nhà nước được coi là “lý tưởng” và những
mơ hình nhà nước trong thực tế nhằm tìm ra những nguyên lý xây dựng một nền
chính trị mang lại những điều kiện tốt nhất cho con người sinh sống.
Chính Trị Luận gồm có 8 quyển. Quyển I với tiêu đề “Lý thuyết về Gia
đình” được Arixtơt chia thành 13 chương.
Trong Quyển I, Arixtơt dùng phương pháp phân tích và truy ngun các
hình thức quần tụ của con người từ đơn vị nhỏ nhất là gia đình, đến làng mạc,
rồi đến quốc gia.
Quyển II được Arixtôt chia thành 12 chương. Trong Quyển II Arixtôt đã
chia thành hai phần; phần thứ nhất từ Chương 1 đến 8, Arixtơt luận bàn về
các mơ hình nhà nước lý tưởng trên lý thuyết. Phần thứ hai từ chương 9 đến
chương 12, Arixtôt luận bàn các nhà nước mà theo ơng đã tiến gần đến mơ
hình nhà nước lý tưởng như Sparta, Crete và Carthage cùng với những khuyết
điểm mà các nhà nước này mắc phải và đã đưa đến sự suy vong của các quốc
gia đó về sau này. Từ những lập luận trong hai phần của quyển II, Arixtôt đi
đến kết luận là chẳng khi nào con người có thể đạt được một nhà nước lý
tưởng, nhưng theo ơng con người có thể xây dựng được cho mình một chế độ
tốt nhất có thể được. Và theo quan điểm của Arixtôt là một chế độ kết hợp
giữa chế độ Dân chủ và chế độ Quả đầu.
Quyển III được Arixtôt chia thành 18 chương với chue đề là khảo sát về
bản chất cơng dân và các mơ hình hiến pháp. Quyển III được coi là trọng tâm
của sách “Chính Trị Luận”.
Quyển IV được Arixtơt chia thành 16 chương. Trong Quyển IV, Arixtơt

luận bàn về các mơ hình hiến pháp và các dạng khác nhau của từng mơ hình
trong thực tế.
Quyển V được Arixtôt chia thành 12 chương, với tựa đề “Nguyên nhân
của cách mạng và sự thay đổi chế độ”. Mười hai chương của Quyển V được
Arixtôt chia thành 2 phần. Phần thứ nhất, từ Chương 1 đến chương 4, nêu lên

download by :


×