Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THẢO

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THẢO

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRƯƠNG BÁ THANH



Đà Nẵng – Năm 2015

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ THỊ THẢO

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN ............................................................................................................... 7
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TNCN ...................................................... 7
1.1.1 Khái niệm thuế TNCN ..................................................................... 7
1.1.2 Đặc điểm thuế TNCN ...................................................................... 7

1.1.3 Vai trò thuế TNCN........................................................................... 8
1.2 QUẢN LÝ THUẾ TNCN ......................................................................... 10
1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế TNCN ................................................. 10
1.2.2 Mục tiêu công tác quản lý thuế TNCN .......................................... 11
1.2.3 Nội dung quản lý thuế TNCN ........................................................ 13
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
TNCN .............................................................................................................. 28
1.3.1 Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................ 29
1.3.2 Nhân tố về cơ chế chính sách......................................................... 29
1.3.3 Các nhân tố từ phía cơ quan Thuế ................................................. 30
1.3.4 Các nhân tố từ phía người nộp Thuế.............................................. 31
1.3.5 Các nhân tố khác ............................................................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 34

download by :


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ
TP ĐÀ NẴNG ................................................................................................ 35
2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................... 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành thuế TP Đà Nẵng......... 35
2.1.2 Kết quả thu NSNN tại Cục thuế TP Đà Nẵng................................ 36
2.1.3 Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý Thuế TNCN tại Cục thuế TP Đà
Nẵng ................................................................................................................ 37
2.1.4 Hệ thống thông tin quản lý thuế..................................................... 40
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ TP ĐÀ NẴNG41
2.2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế TNCN .............. 41
2.2.2 Quản lý hoạt động đăng ký thuế, cấp mã số thuế .......................... 42
2.2.3 Quản lý việc đăng ký giảm trừ gia cảnh ........................................ 45
2.2.4 Quản lý công tác kê khai, nộp thuế ................................................ 47

2.2.5 Quản lý q trình quyết tốn thuế .................................................. 51
2.2.6 Quản lý việc thực hiện công tác hoàn thuế .................................... 53
2.2.7 Thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế
TNCN .............................................................................................................. 55
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ
TP ĐÀ NẴNG ................................................................................................. 58
2.3.1 Những thành tựutrong công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế
Tp Đà Nẵng ..................................................................................................... 58
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thuế TNCN
tại Cục thuế TP Đà Nẵng ................................................................................ 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 75
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI
CỤC THUẾ TP ĐÀ NẴNG .......................................................................... 76
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................ 76

download by :


3.1.1 Mục tiêu của việc quản lý thuế TNCN tại Cục thuế TP Đà Nẵng ........ 76
3.1.2 .. Phương hướng hoàn thiện quản lý thu thuế tại Cục thuế TP Đà Nẵng76
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ
TP ĐÀ NẴNG ................................................................................................. 77
3.2.1 Kiện toàn bộ máy quản lý thuế và nâng cao chất lượng cán bộ thuế .... 77
3.2.2 Tham mưu Tổng cục thuế nhằm hồn thiện sắc thuế và cơ chế
chính sách thuế TNCN .................................................................................... 79
3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .............. 85
3.2.4 Về tổ chức đăng ký cấp mã số thuế, quản lý kê khai giảm trừ gia
cảnh và các chi phí khấu trừ ............................................................................ 86
3.2.5 Về việc kê khai và nộp thuế TNCN ............................................... 88
3.2.6 Hoàn thiện cơng tác quyết tốn thuế và hồn thuế ........................ 89

3.2.7 Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý các vi phạm pháp luật
về thuế TNCN và ngăn chặn các hành vi trốn thuế ........................................ 90
3.2.8 Triển khai việc thanh toán và chi trả thu nhập qua tài khoản Sec ....... 96
3.2.9 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế............................................... 98
3.2.10 Hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý thuế ................................. 98
3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 101
3.3.1 Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương ............................. 101
3.3.2 Đối với Tổng cục thuế ................................................................. 102
3.3.3 Đối với chính quyền địa phương TP Đà Nẵng ............................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

CBNV

Cán bộ nhân viên

CMND

Chứng minh nhân dân

DN


Doanh nghiệp

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế



Hợp đồng

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HTKK

Hỗ trợ kê khai

MST

Mã số thuế

NPT

Người phụ thuộc

NSNN

Ngân sách Nhà nước


QLT

Quản lý thuế

TCCT

Tổ chức chi trả

TNCN

Thu nhập cá nhân

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ


Trang

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Cục thuế TP Đà
2.1

Nẵng

37

2.2

Sơ đồ trình tự đăng ký thuế TNCN

43

2.3

Sơ đồ thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh

45

2.4

Sơ đồ kê khai thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập

48

2.5

Sơ đồ quy trình thu nộp tiền thuế TNCN


50

2.6

Sơ đồ quy trình quyết tốn thuế TNCN

51

2.7

Sơ đồ quy trình hồn thuế TNCN

53

2.8

Sơ đồ một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế

55

3.1

Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho TCCT

90

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1
Kết quả thu NSNN tại Cục thuế TP Đà Nẵng

download by :

Trang
36


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu
nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm
người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng
ngày càng tăng. Đối tượng nộp Thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ
phận dân cư và người lao động cũng đa dạng.
Khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát
triển sự nghiệp giáo dục, y tế... cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo
hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ
góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong
tổng số thu ngân sách tại các nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Malay-xi-a, Phi-lip-pin... khoảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 1314%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức...khoảng 30-40%.
Tỷ lệ thuế thu nhập của cá nhân (bao gồm cả 3 sắc thuế như đã nêu ở trên) tại
Việt Nam hiện nay khoảng 4,1% trong tổng số thu ngân sách .

Bên cạnh đó, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và
số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên.Sự đa dạng và
gia tăng thu nhập của các cá nhân trong Xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh
lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta
có thể thấy Thuế Thu nhập cá nhân ngày càng có vai trị quan trọng trong nền
kinh tế.

download by :


2
Sau 5 năm thực hiện, hầu hết các cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân nộp
thuế đã chấp hành nghiêm túc chính sách thuế TNCN. Tuy nhiên, qua kiểm
tra, cơ quan Thuế phát hiện một số tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập vi phạm
như: Kê khai thuế không đúng thời gian quy định; khấu trừ thuế TNCN không
tương ứng với thu nhập thực nhận; không khấu trừ thuế trước khi trả thu
nhập… Mặt khác, người nộp thuế có biểu hiện vi phạm như: Khơng ủy quyền
cho tổ chức chi trả quyết toán thuế thay nhưng bản thân cũng khơng quyết
tốn với cơ quan Thuế; có nhiều nguồn thu nhập nhưng khai ít hoặc khơng
quyết tốn thuế dẫn đến khai man để trốn thuế…
Xuất phát từ thực tế, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả đã
chọn nghiên cứu đề tài:“Tăng cường quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại
Cục thuế Thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân, luận văn
đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế
Thành phố Đà Nẵng. Từ đó đưa ra giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác
quản lý thuế TNCN nhằm chống thất thu thuế và tăng ngân sách nhà nước
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế Tp Đà Nẵng.
 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thuế
Thu nhập cá nhân của Cục thuế Thành phố Đà Nẵng từ ngày 01/01/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích
định tính được minh hoạ bằng số liệu tổng hợp từ thực tế, kết hợp phương pháp
phân tích và đánh giá công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế TP Đà Nẵng.

download by :


3
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn sẽ được
trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1:Lý luận cơ bản về quản lý thuế Thu nhập cá nhân
Chương 2:Thực trạng quản lý thuế TNCN tại Cục thuế TP Đà Nẵng
Chương 3:Giải pháp tăngcường quản lý thuế TNCN tại cục Thuế TP Đà
Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay thuế TNCN đã trở thành loại thuế phổ biến trên Thế giới. Có
thể nói đối với hầu hết các quốc gia thuế thu nhập cá nhân được xem như là
“vua” của các loại thuế. Không chỉ bởi nguồn thu khổng lồ của nó trong tổng
ngân sách để phục vụ cho việc vận hành bộ máy hành chính nhà nước, đảm
bảo an ninh quốc gia, chính sách xã hội, mà sự ra đời của sắc thuế TNCN cịn
góp phần quan trọng trong việc điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội
trên cơ sở xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế.
Diện điều chỉnh của sắc thuế TNCN rất rộng, đối tượng điều chỉnh đa
dạng và phức tạp. Từ sự gánh vác các loại thuế một cách gián tiếp, nay gánh

thêm thuế thu nhập cùng với lạm phát, “bão” giá… vơ hình chung trở thành
“giọt nước tràn ly” khiến cho đời sống của người lao động thêm bấp bênh,
mức trượt giá của đồng tiền cùng với giá trị thực tế của mức khởi điểm chịu
thuế sẽ khiến thuế thu nhập cá nhân bộc lộ “tính tận thu” của nó mà hậu quả
là làm gia tăng động cơ trốn thuế. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý hàng
loạt các câu hỏi đó là: Theo dõi và quản lý thu nhập như thế nào? Quản lý đối
tượng nộp thuế ra sao? Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNCN như thế nào
để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư? Làm
thế nào để mọi tầng lớp dân cư trong xã hội có thể hiểu rõ chính sách thuế và
thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN? Công tác kiểm tra, thanh tra được

download by :


4
thực hiện thế nào vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả?
Các vấn đề trên được nhiều tác giả quan tâm và đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu nhằm góp phần hồn thiện chính sách thuế TNCN. Tác giã
đã có điều kiện đọc và tham khảo rất nhiều cơng trình nghiên cứu, một số
cơng trình nghiên cứu về thuế TNCN nổi bậc đó là:Cơng trình nghiên cứu với
đề tài: “Hồn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”
của tác giả Trần Công Thành- Đại học Đà Nẵng; “Tăng cường cơng tác kiểm
sốt trong q trình quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk”
của tác giả Nguyễn Đình Trọng- Đại học Đà Nẵng; “Căn cứ tính thuế thu
nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Hoàng Mai Lương- Đại
học quốc gia Hà Nội.Các cơng trình nghiên cứu trên đã đưa ra cái nhìn tổng
quan về thuế TNCN, định hướng hồn thiện về quy định pháp luật về căn cứ
tính thuế TNCN, đi sâu phân tích, đánh giá cơng tác kiểm soát nguồn thu thuế
TNCN. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu từ năm 2012 trở về trước, trong tình
hình hiện nay khơng cịn phù hợp do chính sách thuế TNCN sửa đổi, bổ sung

liên tục. Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu khác nhưng chỉ ở dạng
những bài báo đăng trên các báo tạp chí, những báo cáo trong hội thảo khoa
học. Trong số đó, đề tài“Cơ sở xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân tối
ưu” của ThS. Nguyễn Anh Phong- ĐH QG TP Hồ Chí Minh”, bài viết bàn
về vấn đề xây dựng mức khấu trừ hợp lý và làm sao để đánh thuế TNCN
mang tính tối ưu, dựa trên Mơ hìnhEdgeworth và mơ hình hiện đại (Nghiên
cứu của Stern), tác giả đã phân tích tính phù hợp của Luật thuế TNCN hiện
hành tại Việt Nam và Hoa Kỳ theo tỷ lệ lạm phát, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm xây dựng Luật Thuế TNCN mang tính hiệu quả và cơng bằng.
Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu thuế TNCN của các tác giả nước ngoài
như Chung (2002); Eriksen và Fallan (1996); Harris và Associates (1988);
Jackson và Milliron (1986). Bài nghiên cứu giải thích tính tuân thủ của người

download by :


5
nộp thuế được quyết định đáng kể bởi hiểu biết người nộp thuế về hệ thống
thuế và nhận thức của họ về sự cơng bằng thuế. Hơn nữa, nó cịn giải thích
hiểu biết thuế như là một yếu tố xác định nhận thức thuế, được cho rằng sẽ
nâng cao trình độ về kiến thức tài chính, cải thiện được tính tn thủ vì có
thêm nhiều nhận thức tích cực về hệ thống thuế (Richardson & Sawyer,
2001). Ngoài ra, Eriksen và Fallan (1996) đã khẳng định rằng có một tác động
rất lớn của hiểu biết thuế lên nhận thức về tính công bằng của những
người nộp thuế về hệ thống thuế, hiểu biết thuế càng nhiều thì nhận thức về
sự cơng bằng thuế sẽ được cải thiện. Theo như Harris và Associates (1988),
có một nhóm người nộp thuế nhưng việc kê khai thuế của họ bị tác động chủ
yếu do nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế. Chung (2002) đã giải
thích thêm rằng tầm quan trọng về sự tác động của trao đổi lợi ích hai bên
trong việc kê khai thu nhập, điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ những NNT

nhận thức về tính cơng bằng,từ đó ảnh hưởng đến những quyết định kê khai
của họ. Họ khằng định rằng do việc tăng trình độ hiểu biết tài chính nói
chung, hiểu biết thuế nói riêng mà tính tuân thủ được cải thiện bởi lúc này
nhận thức tích cực về hệ thống thuế. Tuy nhiên, hiểu biết về trốn thuế tăng lên
cũng chính là cơ hội cho những phần tử xấu, sẽ tác động ngược chiều đến tính
tuân thủ thuế vì nó hổ trợ cho việc khơng tn thủ những quy định về
Thuế(Jackson & Milliron, 1986).
Nhìn chung các cơng trình này đã đề cập đến thuế TNCN, đưa ra tầm
quan trọng và hướng hồn thiện chính sách thuế TNCN nhưng do đã nghiên
cứu trong thời gian trước, và nghiên cứu một phần nhỏ trong khâu quản lý
thuế TNCN, trong khi năm 2014 chính sách thuế TNCN đã có những thay đổi
đáng kể. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu việc tăng cường quản lý
thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế TP Đà Nẵng.
Qua những tài liệu tham khảo và trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn,

download by :


6
tác giả đã hệ thống việc quản lý thuế TNCN tại cục thuế tp Đà Nẵng nhằm
đưa ra các biện pháp giảm thiểu những rủi ro, thất thoáttrong quản lý thuế
đảm bảo động viên đúng mức thu nhập, tạo sự cơng bằng và bình đẳng về
nghĩa vụ nộp thuế giữa mọi cá nhân trong xã hội.

download by :


7
CHƯƠNG 1


LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TNCN
1.1.1 Khái niệm thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế chủ yếu đánh vào thu nhập của cá
nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá
nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế thơng qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi, thông qua việc
thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư,
vv…
Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1841) sau đến Nhật
(1887), Đức(1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu
nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới 35% - 60% tổng thu từ thuế vào ngân
sách nhà nước. Trung Quốc,thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng
đến năm 1955 mới trở thành một sắcthuế độc lập ở Pháp, thuế thu nhập cá
nhân ra đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 và cho đến
nay theo thống kê của ERNST& YOUNG tại “the global Excutive” hiện nay
thế giới có hơn 136 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân
kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là loại thuế đặc
biệt vì có lưu ý đến hồn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế
thơng qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt .
1.1.2 Đặc điểm thuế TNCN
Một là, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập
của cá nhân và ln gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Người

download by :


8

nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế nên khó có thể chuyển gánh nặng
thuế sang cho người khác.
Hai là, Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá
nhân có thu nhập bao gồm: cơng dân nước sở tại và người nước ngồi cư trú
thường xun hay khơng thường xun tại nước đó và hầu như tất cả số thu
nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế khơng kể nguồn thu nhập
phát sinh trong nước hay ngồi nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu
cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao.
Ba là, Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc
thuế suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của
thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực
hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ
đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính
thuế suất càng cao.
Bớn là, Xét về góc độ kinh tế, thuế TNCN có tính trung lập cao hơn các
loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo
những biến đổi về cơ cấu kinh tế.
Năm là,Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế phức tạp. Việc quản lý
thuế, thu thuế địi hỏi trình độ, kỹ thuật cao, chi phí quản lý thuế lớn. Cơ quan
quản lý thuế phải nắm được các nguồn thu nhập của người chịu thuế,tình
trạng cư trú của họ ở Việt Nam, vv…
Sáu là, thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thuế
TNCN khơng cấu thành trong giá bán (giá thanh tốn) hàng hóa, dịch vụ nên
nó khơng tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ.
1.1.3 Vai trị thuế TNCN
a. Đối với nền kinh tế- xã hội
Tạo lập nguồn tài chính cho Ngân sách nhà nước: Thuế là nguồn thu chủ

download by :



9
yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân làmột trong
những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một
phầnquan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân
được tính vớidiện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên
cạnh đó, thuế thu nhập cánhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà
người dân của bất kỳ quốc gia nàocũng đều mong muốn và cố gắng có thu
nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Thuế thu nhập cá
nhân ln có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tănglên của thu nhập bình
qn đầu người.
Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thực hiện công băng xã hội là
một trong nhưng vai trò quan trọng của thuế nói chung, ngồi ra với thuế thu
nhập cá nhân vùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế thu
nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng
trong xã hội.
Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm: Thuế thu nhập cá nhân cũng
có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực
tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác
làm cho khả năng thanh tốn của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầu hàng hoá,
dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất.
Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp: Thực tế đã chứng minh
nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các
hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà
nhà nước khơng kiểm sốt được như tham ô, nhận hối, buôn bán hàng quốc
cấm, trốn tránh thuế , lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân...
Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế-xã hội của mỗi
quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại
những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến


download by :


10
vai trò của thuế thu nhập cá nhân.
b. Đối với hệ thống thuế
Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác: Một số thuế
gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm là
có tính luỹ thối và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi
tiêu thụ cùng một lượng hàng hố mọi người khơng phân biệt giàu nghèo và
đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương
pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này.
Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong doanh
nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau.
Thuế thu nhập cá nhân cịn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập
doanh nghiệp khi có sự thơng ðồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh
nghiệp với cá nhân. Trong trýờng hợp doanh nghiệp kê khai cao hõn thực tế
những chi phí phải trả cho các cá nhân ðể làm giảm thu nhập tính thuế của
doanh nghiệp hịng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận
được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với
phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp
tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập
doanh nghiệp. Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì cơng tác quản lý thuế thu
nhập cá nhân còn nhiều hạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được
phát huy ở những nước chậm phát triển.
1.2 QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế TNCN
Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ

quan chức năng trong bộ máy nhà nước với q trình tính và thu thuế thu

download by :


11
nhập cá nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho Ngân sách và
đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra.
1.2.2 Mục tiêu công tác quản lý thuế TNCN
Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách
nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Thuế
thu nhập cá nhân chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số thu ngân sách nhà nước ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, làm tốt cơng tác quản lý thuế thu
nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong
việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá
nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức
từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế...
Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh
tế và dân cư:Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật
pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. ý thức chấp hành luật pháp của
các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện
những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp
hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, cùng với
việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành
chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo
pháp luật”. Ở các nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao nên
thuế thu nhập cá nhân đã trở nên vô cùng quen thuộc. Do là thuế trực thu nên
tác động của thuế thu nhập cá nhân mang tính trực tiếp, đối tượng chịu thuế
có thể cảm nhận được ngay. Họ biết mình phải nộp thuế và dần trở nên quen

thuộc với việc này.Từ đó, người dân sẽ nhận thức được rõ hơn về nghĩa vụ
nộp thuế của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về tính pháp chế
của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách này. Cịn ở

download by :


12
các nước đang phát triển, do thu nhập dân cư còn thấp nên thuế thu nhập cá
nhân là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều người. Người dân vẫn phải nộp thuế
nhưng có cảm nhận ít hơn về tác động của thuế, thậm chí khơng biết gì đến
thuế vì chủ yếu là thuế gián thu. Người dân mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả
đã có thuế trong đó. Do đó, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhìn
chung là thấp hơn.
Quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN để đảm bảo mục tiêu
công bằng xã hội: Thuế TNCN động viên trực tiếp vào thu nhập cá nhân, thể
hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các
ngun tắc "lợi ích", "cơng bằng" và "khả năng nộp thuế". Theo ngun tắc
lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển
của đất nước về thể chế luật pháp, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật
tự... đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã
hội thơng qua việc nộp thuế. Thời gian qua ở nước ta, khoảng cách chênh lệch
về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập
thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Như vậy, việc áp dụng thuế thu nhập
cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, cơng bằng, hiệu quả của hệ thống
chính sách thuế và hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thơng tin về thu
nhập của cá nhân góp phần phịng, chống tham nhũng, lãngphí.
Quản lý thuế của Nhà nước đới với thuế TNCN nhằm đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế: Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, các thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường vốn, thị trường lao
động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học cơng nghệ sẽ có sự phát
triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nhiều
nguồn thu nhập khác nhau: thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công,

download by :


13
từ dịch vụ và đầu tư tài chính… Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, số người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số
người Việt Nam có thu nhập từ nước ngồi cũng sẽ tăng lên. Chính sách thuế
hiện hành chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế: chưa có một chính sách thuế
điều tiết thống nhất đối với thu nhập của cá nhân. Việc duy trì các chính sách
thuế hiện hành đối với thu nhập của cá nhân sẽ hạn chế việc khuyến khích cá
nhân tích cực lao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính
đáng. Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục hồn thiện các chính sách tài chính trong đó
hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức
cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải
quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng
trưởng với cơng bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo.
1.2.3 Nội dung quản lý thuế TNCN
Việc quản lý thuế TNCN là một phần quan trọng của quản lý Tài chính
Nhà nước và cần được nhìn nhận ở cả tầm vi mơ và vĩ mơ, phải bao gồm tồn
bộ các cơng việc thuộc lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp về thu thuế.
Nội dung công tác quản lý thuế TNCN bao gồm
a. Ban hành chính sách thuế TNCN
Việc ban hành chính sách thuế TNCN sẽ tạo ra những quy định pháp luật

làm cơ sở để tính, thu thuế TNCN và là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp
dụng các chế tài đối với q trình tính và thu thuế này.
- Những nội dung cơ bản của chính sách thuế TNCN:
+ Đối tượng nộp thuế, chịu thuế TNCN:
Một đặc điểm của thuế TNCN là đối tượng chịu thuế đồng thời là
ĐTNT. Xác định ĐTNT là một trong những nội dụng quan trọng của thuế
TNCN, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuế cho phù hợp. Thực tế

download by :


14
thường dựa vào hai tiêu thức là “ nơi cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập”
để tiến hành xác định ĐTNT.
Theo tiêu thức “nơi cư trú”, một cá nhân được xác định là cư trú ở một
nước phải nộp thuế tại đó đối với mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi
trên thế giới, còn một cá nhân được xác định là không cư trú ở một nước chỉ
phải nộp thuế cho phần thu nhập phát sinh tai nước đó.
Theo tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập”,một cá nhân phải nộp thuế
TNCN ở một nước đối với mọi khoản thu nhập của cá nhân sinh tại nước đó.
Hiện nay, đa số các nước tính thuế TNCN theo tiêu thức “nơi cư trú”. Sự
phân biệt cư trú hay không cư trú của một ĐTNT là rất quan trọng để xác định
ĐTNT đó phải nộp thuế ở mức độ nào. Như vậy, tại mỗi nước khái niệm cá
nhân cư trú lại được định nghĩa khác nhau tùy vào chính sách và trình độ quản
lý của từng nước sao cho phù hợp với tình hình của đất nước mình. Thơng
thường quy định cá nhân cư trú là người định cư tại nước đó hoặc những
người đến nước đó thường xuyên nhưng tổng số ngày ở tại nước đó vượt quá
183 ngày trong một năm (năm dương lịch hay năm tài chính).
Luật thuế TNCNViệt Nam quy định, công dân Việt Nam ở trong nước
hoặc đi lao động, cơng tác ở nước ngồi; cá nhân khác định cư không thời hạn

ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dượng lịch hoặc trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam được coi là cư trú Việt
Nam là ĐTNT thu nhập đối với mọi khoản thu nhập chịu thuế.
Việc xác định ĐTNT căn cứ vào tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập”
được hầu hết các nước áp dụng để tính thuế thu nhập phát sinh tại nước đó
của những cá nhân khơng cư trú. Cách tính thuế theo nguồn phát sinh thu
nhập chỉ thích hợp với những nước có nhiều người nước ngồi đến làm việc
và đầu tư, cịn cơng dân ở nước đó ít đi làm hay đầu tư ở nước ngồi. Có rất ít
nước áp dụng duy nhất tiêu thức này khi xác định ĐTNT.

download by :


15
Ở Việt Nam, đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế
phát sinh trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam và cá nhân khơng cư trú có thu
nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, thì mọi cá nhân là
người Việt Nam hay nước ngồi có thu nhập chịu thuế thuộc diện nộp thuế
TNCN.
+ Thu nhập chịu thuế TNCN:
Việc xác định TNCN có thể cho thấy loại thuế TNCN mà từng nước có
thể áp dụng có cơng bằng khơng, thuế này tạo được nguồn thu như thế nào
cho NSNN, đó là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu được đề cập
trong chính sách thuế TNCN của các nước.
TNCT là một số khoản nằm trong diện tính thuế TNCN theo quy định
trong chính sách thuế TNCN của từng quốc gia. Việc quy định khoản thu
nhập nào phải tính thuế, khoản thu nhập nào khơng phải tính thuế, mức độ
cao hay thấp phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ, vào mục tiêu điều
tiết thu nhập cũng như mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác nhau của mơi
quốc gia trong từng điều kiện, hồn cảnh cụ thể.

Để tính được thuế TNCN phải nộp trước tiên phải xác định được những
khoản thu nhập là TNCN và tính tốn thu nhập đó như thế nào. Sau đó, căn cứ
vào một số quy định khác trong chính sách thuế như các khoản miễn giảm,
khẩu trừ…cơ quan thuế xác định được thu nhập tính thuế, kết hợp với thuế
xuất sẽ xác định được thuế phải nộp. nhiệm vụ của ngành thuế mỗi nước là
phải xác định TNCT từ thu nhập sao cho NNT chấp nhận và để luật thuế có
tính khả thi cao.Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu kinhtế, xã hội trong
việc thu thuế TNCN.
Luật thuế TNCN ở nước ta quy địnhthu nhập chịu thuế TNCN gồm:
- Thu nhập kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ (riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,

download by :


16
lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản (chỉ áp dụng đối với
trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế); thu nhập từ hoạt động hành
nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy
định của pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương và tiền công: Là các khoản thu nhập người lao
động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc
khơng bằng tiền: tiền lương, tiền cơng, và các khoản có tính chất tiền lương,
tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp; tiền thù lao dưới các hình thức; tiền
nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
hội đồng quản lý và các tổ chức; các khoản lợi ích khác mà ĐTNT nhận được
bằng tiền hoặc khơng bằng tiền, tiền thưởng.
- Thu nhập từ đầu tư: Lãi cổ tức, lãi cho vay, thu nhập từ đầu tư vốn dưới
các hình thức khác.
- Thu nhập khác: Lãi từ chuyển nhượng tài sản (chuyển nhượng vốn,

chuyển nhượng bất động sản), thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản
quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập
từ quà tặng.
* Các khoản thu nhập khơng tính thuế TNCN: Luật thuế TNCN quy
định những khoản thu nhập khơng tính thuế TNCN gồm:
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp:Phụ cấp đối với người có cơng với
cáchmạng; phụ cấp quốc phòng an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm, khó
khăn, vùng xa xơi, hẻo lánh, khí hậu xấu; các khoản trợ cấp theo quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động; trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội
theo quy định của pháp luật.
- Các khoản tiền thưởng: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà
nước phong tặng; tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng
quốc tế, cải tiến kỹ thuật, sáng chế, về phát hiện khai báo hành vi vi phạm

download by :


17
pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận.
+ Phương pháp tính thuế TNCN:
- Thơng thường, thuế TNCN được chia làm 2 loại riêng biệt: thuế TNCN
theo khoản và thuế TNCN tổng hợp.

Thuế TNCN theo khoản: Được xác định theo từng nguồn thu nhập và có
sự phân biệt thuế suất với các loại thu nhập khác nhau.

Thuế TNCN tổng hợp: Được tính trên tổng thu nhập tương ứng với tổng
số các khoản thu nhập cộng lại.
+ Các căn cứ tính thuế TNCN:Căn cứ tính thuế TNCNlà thu nhập tính
thuế nhân thuế suất.

(1) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế TNCN ở Việt Nam kết hợp
áp dụng mức khởi điểm tính thuế và khơng áp dụng mức khởi điểm mà sử
dụng suất miễn thu.
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập
chịu thuế trừ đi các khoản: các khoản đóng góp bảo hiểm thất nghiệp, các
khoản giảm trừ gia cảnh (Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất hiện nay được quy
định tại Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, mức giảm trừ cho đối tượng nộp
thuế là 9 triệu đồng/ tháng; mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người
nộp thuế có trách nhiệm ni dưỡng là 3,6triệu đồng/tháng/người), các khoản
đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Cịn với cá nhân
khơng cư trú khơng quy định các khoản giảm trừ.
Riêng thu nhập tính thuế từ trúng thưởng, thừa kế, thu nhập từ bản
quyền, chuyển nhượng thương mại là phần giá trị nhận được vượt trên 9 triệu
đồng mỗi lần nhận, áp dụng cho tất cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
TNCT cũng quy định khác nhau cho cá nhân cư trú và cá nhân không cư
trú. TNCT của cá nhân cư trú bao gồm tổng thu nhập nhận được từ các khoản
chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra TNCT trong kỳ tính thuế.

download by :


×