Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THU TRANG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THU TRANG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU NGỌC TRỊNH



THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa
cơng bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày .... tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Luật Kinh tế,
phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu,
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Chi cục thuế thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Do bản thân cịn nhiều hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày .... tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ............................................................. viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................3
5. Kết cấu của luận văn.............................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN.................4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa
bàn thành phố Sơng Cơng.........................................................................................4
1.1.1. Vai trị và đặc điểm của doanh nghiệp NQD....................................................4
1.1.2. Một số vấn đề về sắc thuế TNDN....................................................................8
1.2. Nội dung quản lý thuế TNDN........................................................................... 19
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự tốn thu thuế TNDN................................19

1.2.2. Quản lý cơng tác tun truyền và hỗ trợ chính sách thuế TNDN...................20
1.2.3. Quản lý cơng tác kê khai và kế toán thuế TNDN........................................... 21
1.2.4. Quản lý công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN............................ 24
1.2.5. Quản lý công tác kiểm tra thuế TNDN.......................................................... 38
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNDN................................................ 40
1.3.1. Nhân tố khách quan....................................................................................... 41
1.3.2. Nhân tố chủ quan........................................................................................... 42
1.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp..........................44


iv
1.4.1. Các kinh nghiệm quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD tại một
số địa phương.......................................................................................................... 44
1.4.2. Bài học rút ra cho thành phố Sông Công....................................................... 46
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 49
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn...................................................................... 49
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 49
2.2.1. Khung phân tích............................................................................................ 49
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 50
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 50
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 51
2.3. Các chỉ tiêu phân tích....................................................................................... 51
2.3.1. Hệ thống phân cấp ngành thuế....................................................................... 51
2.3.2. Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ tại Chi cục thuế TP Sông Công...52
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh về công tác quản lý, thu thuế......................................52
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ SÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN........................................53
3.1. Điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội của Thành phố Sơng Cơng, tỉnh
Thái Ngun............................................................................................................ 53
3.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................... 53

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Sông Công.................................... 54
3.1.3. Nhận xét chung.............................................................................................. 57
3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Sông Công........................59
3.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý hành chính tại Chi cục thuế TP Sông Công..............59
3.3. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp NQD tại Chi cục Thuế TP Sông Công.67
3.3.1. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thành phố Sơng Cơng............................ 67
3.3.2. Tình hình quản lý và thu thuế đối với doanh nghiệp NQD của Chi cục
Thuế thành phố Sông Công..................................................................................... 72
3.3.3. Thực trạng quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
NQD trên địa bàn thành phố Sông Công................................................................. 74
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên....................................... 90


v
3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế...............91
3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế.......................................... 91
3.4.3. Mơi trường quản lý thuế................................................................................ 92
3.4.4. Tình hình kinh tế và mức sống của người dân............................................... 93
3.4.5. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.................................... 93
3.4.6. Sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế........................94
3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp
NQD tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên................................................... 95
3.5.1. Những mặt đạt được...................................................................................... 95
3.5.2. Những mặt còn hạn chế................................................................................. 97
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN TẠI
CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN...................... 98
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu tăng cường quản lý thuế TNDN đối
với doanh nghiệp NQD tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên.......................98
4.1.1. Quan điểm..................................................................................................... 98

4.1.2. Định hướng..................................................................................................100
4.1.3. Mục tiêu.......................................................................................................101
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa
bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên........................................................104
4.2.1. Giải pháp về điều hành................................................................................104
4.2.2. Giải pháp hỗ trợ tuyên truyền......................................................................106
4.2.3. Giải pháp kê khai thuế.................................................................................107
4.2.4. Giải pháp quản lý thu nợ.............................................................................108
4.2.5. Giải pháp công tác kiểm tra.........................................................................109
4.2.6. Các giải pháp khác.......................................................................................111
4.3. Một số kiến nghị.............................................................................................112
4.3.1. Kiến nghị với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên..................................................113
4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính trình Quốc hội sửa đổi
một số nội dung của Luật Quản lý thuế, Luật thuế TNDN....................................114
KẾT LUẬN..........................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................119
PHỤ LỤC.............................................................................................................121


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮ
1

CNTT

2


CQT

3

CP

4

CTCP

5

DN

6

DNNQD

7

DNTN

8

ĐTNN

9

GDP


10

GTGT

11

HTX

12

MSDN

13

MST

14

NNT

15

NSNN

16

QLT

17


TP

18

TNCN

19

TNDN

20

TNHH

21

TTĐB

22

UBND

23

XHCN


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Trình độ quản lý của tồn bộ chi cục thuế Sơng Cơng Năm 2017...........62
Bảng 3.2: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế Thành phố
Sông Công - tỉnh Thái Nguyên năm 2017 63
Bảng 3.3: Trang thiết bị quản lý thu thuế của Chi cục thuế Sông Công năm 2017..64
Bảng 3.4: Kết quả thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2017............68
Bảng 3.5: Số thu NSNN TP Sông Công giai đoạn 2015 - 2017...............................68
Bảng 3.6: Biểu chi tiết số thu Ngoài quốc doanh giai đoạn 2015 - 2017.................70
Bảng 3.7: Tình hình quản lý các doanh nghiệp NQD phân theo xã, phường giai
đoạn 2015 - 2017

73

Bảng 3.8: Tình hình quản lý các doanh nghiệp NQD phân theo loại hình doanh
nghiệp giai đoạn 2015 - 2017

74

Bảng 3.9: Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN khu vực doanh nghiệp NQD tại
Chi cục TP Sông Công tỉnh Thái Nguyên năm 2015

75

Bảng 3.10: Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN khu vực doanh nghiệp NQD
tại Chi cục TP Sông Công tỉnh Thái Nguyên năm 2016 76
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN khu vực doanh nghiệp NQD
tại Chi cục TP Sông Công tỉnh Thái Nguyên năm 2017 77
Bảng 3.12: Số lượng hồ sơ khai thuế TNDN giai đoạn 2015 – 2017....................... 78
Bảng 3.13: Số lượng hồ sơ hoàn thuế giai đoạn 2015 - 2017.................................. 79
Bảng 3.14: Số tiền nợ thuế giai đoạn 2015 - 2017................................................... 81
Bảng 3.15: Số tiền nợ thuế TNDN giai đoạn 2015 - 2017....................................... 81

Bảng 3.16: Xử lý qua kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở cơ quan thuế.......85
Bảng 3.17: Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế............................................ 86
Bảng 3.18: Kết quả kiểm tra thuế TNDN giai đoạn 2015-2017..............................87
Bảng 3.19: Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế giai đoạn 2015 – 2017...87
Bảng 3.20: Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền giai đoạn 2015 - 2017..............88
Bảng 3.21: Tổng hợp các ý kiến về công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Sông Công 88


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của luận văn................................................................ 49
Sơ đồ 3.1: Mơ hình phân cấp quản lý...................................................................... 59
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ kê khai thuế đang áp dụng tại Chi cục thuế TP Sông Công..........60
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ kê khai thuế đang áp dụng tại Chi cục thuế TP Sông Công..........65
Sơ đồ 3.4: Nội dung quản lý nợ của Chi cục thuế Sông Công................................. 80
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thu NSNN TP Sông Công năm 2017......................................69
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu thu Thuế NQD tại TP Sông Công năm 2017........................... 71
Biểu đồ 3.3: Kết quả thu thuế TNDN giai đoạn 2015 - 2017 tại Chi cục Thuế thành
phố Sông Công

72

Biểu đồ 3.4: Tình hình phân bố DN năm 2017........................................................ 73


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ

mô nền kinh tế quốc dân. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự
phát triển tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng thuế như một
công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Thuế
có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thuế vừa
đảm bảo nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, qua đó đảm bảo cho các hoạt
động của quốc gia, đồng thời thuế cịn là cơng cụ hữu hiệu nhằm điều chỉnh các
mục tiêu vĩ mơ của Nhà nước.
Hệ thống chính sách thuế nước ta hiện nay gồm rất nhiều các sắc thuế, trong
đó sắc thuế Thuế Thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế chiếm vai trò chủ đạo bởi sắc
thuế này đóng góp số thu lớn nhất vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2006 Luật Quản
lý thuế số 78/2006/QH11 ra đời, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong công tác
quản lý thuế, bao gồm: Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, thủ
tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, kiểm tra thuế, thanh
tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về
thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Theo Luật Quản lý thuế: Người nộp thuế
tăng cường tính tự giác trong kê khai và nộp thuế bằng cách tự khai, tự nộp, tự chịu
trách nhiệm, cơ quan quản lý thuế thuế tăng cường chức năng giám sát thông qua
hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Chính vì thế trong cơng tác quản lý thuế thì cơng
tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp được đánh giá là khó khăn, phức tạp nhất,
tiềm ẩn nhiều rủi ro, thất thu thuế cho Ngân sách Nhà nước.
Thành phố Sông Công Sông Công là thành phố cơng nghiệp, trung tâm kinh
tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao
thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sơng Cơng có các tuyến giao
thơng quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố
Thái Nguyên ở phía Bắc. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là
trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng


2

trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua thành phố Sơng Cơng đã có
nhiều chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nằm trong môi trường
kinh doanh thuận lợi như vậy các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển biến nắm
bắt được những thay đổi của nền kinh tế trong cơ chế mới. Việc động viên nộp thuế
vào NSNN gặp nhiều khó khăn, gây thất thu thuế.
Xuất phát từ tầm quan trọng nói trên, với vị trí công tác của bản thân và kiến
thức về quản lý kinh tế đã được học tập, nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế và
quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Tăng
cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại chi cục Thuế thành phố Sông Công
tỉnh Thái Nguyên” để làm luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sỹ, đồng thời mong
muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn cơng tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố
Sông Công để hồn thành tốt nhiệm vụ.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp khả thi nhằm tăng

cường quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên.

Theo phân cấp của Cục thuế Thái Ngun thì Chi cục Thuế thành phố Sơng
Cơng khơng quản lý thuế đối với doanh nghiệp Nhà nước, vì thế việc nghiên cứu
công tác Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại chi cục Thuế thành phố Sông
Công đồng nghĩa với việc Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp NQD trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thuế TNDN, công tác quản lý thuế

TNDN đối với doanh nghiệp NQD.

-

Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp

NQD, chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn tại và ngun
nhân của cơng tác này tại thành phố Sông Công .
-

Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thuế

TNDN đối với doanh nghiệp NQD tại thành phố Sông Công trong thời gian tới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp
NQD tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về nội dung: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD tại

thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
-

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN đối với


doanh nghiệp NQD tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm
2015 đến năm 2017.
-

Phạm vi về không gian: Doanh nghiệp NQD tại thành phố Sông Công, tỉnh

Thái Nguyên.
4.
-

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về quản lý thuế TNDN đối với

doanh nghiệp NQD.
-

Thông qua nghiên cứu làm rõ những lý luận cơ bản về công tác quản lý

thuế TNDN đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (những kết quả đã đạt
được, hạn chế trong công tác quản lý thuế TNDN nhất là đối với doanh nghiệp
NQD); đề tài cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn để tìm ra giải pháp tăng cường
công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD, góp phần chống thất thu
ngân sách, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trên địa bàn thành
phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế TNDN tại Chi

cục Thuế thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục
Thuế thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thuế TNDN tại
Chi cục Thuế thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ SÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa
bàn thành phố Sơng Cơng
1.1.1. Vai trị và đặc điểm của doanh nghiệp NQD
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp NQD
Đại hộ Đảng lần thứ IV đã nhận định: Trong xã hội ta còn nhiều người có sức
lao động, chưa có việc làm, chưa sử dụng hết thời gian lao động, khả năng thu hút sức
lao động của khu vực Nhà nước là có hạn trong khi nguồn vốn của Nhà nước eo hẹp thì
nguồn dữ trữ vốn trong nhân dân hầu như chỉ để đưa vào tiêu dùng, cất giữ. Phải có
chính sách mở đường cho người lao động tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa
vốn vào sản xuất kinh doanh, mở rộng tái sản xuất trên quy mơ tồn xã hội. Xuất phát
từ sự đánh giá những tiền năng tuy phân tán. Nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả
về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, từ đó khu vực kinh tế ngồi
quốc doanh được chính thức thừa nhận (Phan Bích Hà,2014).

Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có quy định
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay bao gồm: Doanh nghiệp
Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH (Công ty TNHH 2 thành viên trở
lên; Công ty TNHH 1 thành viên); Công ty cổ phần; Công ty hợp doanh; Công ty
liên doanh; Cơng ty 100% vốn nước ngồi. Theo hình thức sở hữu tài sản ở Việt
Nam doanh nghiệp được chia thành 2 loại hình là: Doanh nghiệp Nhà nước và
doanh nghiệp NQD. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, tỷ trọng
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang
hoạt động. Tính đến ngày 31/12/2016, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước
có trên 612 ngàn doanh nghiệp ngồi nhà nước đang hoạt động, chiếm gần 97% số
lượng doanh nghiệp và tạo ra hơn 60% việc làm. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước


5
ngày càng khẳng định vị trí của mình, nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc
ở thị trường trong và ngoài nước.
Trước đây, nền kinh tế nước ta gồm hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể. Khi hội nhập, mở cửa nền kinh tế nước ta gồm nhiều thành
phần kinh tế. Trong đó theo hình thức sở hữu vốn có doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp NQD.
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp NQD (có tác
giả cho rằng doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu Nhà
nước, chủ doanh nghiệp là người quyết định mọi vấn đề liên quan tới doanh nghiệp;
cũng có tác giả cho rằng doanh nghiệp NQD không chịu bất cứ sự chi phối nào của
Nhà nước, doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động tài chính của mình…) nhưng một
trong những quan niệm về doanh nghiệp NQD được thừa nhận chung là:
Doanh nghiệp NQD là hình thức doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu của Nhà
nước, trừ Hợp tác xã; toàn bộ vốn, lợi nhuận đều thuôc sở hữu tư nhân hay tập thể
người lao động; chủ sở hữu hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm
toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định hình thức phân
phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà không

chịu sự chi phối nào từ các Quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.
Như vậy doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu
Nhà nước, khơng vốn của Nhà nước và khơng có vốn đầu tư nước ngồi. Nhà nước
khơng tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.
Các hình thức cụ thể của doanh nghiệp NQD bao gồm:
-

Công ty cổ phần;

Công ty TNHH (Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành

viên trở lên);
-

Công ty hợp doanh;

-

Doanh nghiệp tư nhân;

-

Hợp tác xã;

Doanh nghiệp NQD là một loại hình doanh nghiệp nên nó mang đấy đủ đặc
điểm của một doanh nghiệp như: có con dấu, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản,


6
được đăng ký kinh doanh…Bên cạnh đó các Doanh nghiệp NQD có những đặc

điểm riêng. Đó là:
- Doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp có tư liệu sản xuất, phương
thức sản xuất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể người sáng lập.
-

Số lượng các doanh nghiệp NQD nhiều hay ít phụ thuộc vào cung cầu thị

trường hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản điểm của Đảng và Nhà nước
trong việc khuyến khích hay kiềm chế các hoạt đọng kinh tế vĩ mô.
-

Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NQD thường nhỏ, vốn ít,

sử dụng lao động ít, sử dụng công nghệ máy móc thường lạc hậu thậm chí lỗi thời.

-

Các doanh nghiệp NQD có tính năng động cao, dễ thích nghi với hoàn

cảnh, sự thay đổi của nền kinh tế, thể hiện: ngành nghề kinh doanh rất phong phú,
đa dạng, như sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, khai thác khống sản, kinh doanh tương
mại, cung cấp các dịch vụ, chế tác vàng, sản xuất chế biến thức ăn, sản xuất chế
biến xi măng… nhưng chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên đây lại là loại hình doanh nghiệp có ý thức
chấp hành pháp luật không cao, thường xuyên gian lận thuế gây thất thu thuế nhất là
thuế TNDN.
-

Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp NQD thường gọn gàng, linh


hoạt, phù hợp với chức năng, hoạt động của mình.
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp NQD
Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mơ nhỏ và
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn
nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên
cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh.
Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động cịn hạn chế: Tuy Việt Nam
có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có
cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng xuất lao động không cao…
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thấp:


7
-

Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Yếu tố tư bản cấu thành trong sản

phẩm thấp, hàm lượng tri thức và cơng nghệ trong sản xuất khơng cao, tính độc đáo
không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp;
-

Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin…của các

doanh nghiệp NQD, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp Nhà
nước… đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp NQD.
1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp NQD
Hiện nay các doanh nghiệp NQD dang giữ vai trị chủ chốt trong nền kinh tế;
ln nhận dược sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; hàng loạt các chính sách, chế

độ đưa ra nhằm tạo khn khổ cho các doanh nghiệp NQD phát triển điển hình là
Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014. Vậy chúng ta thử đặt
câu hỏi xem vì sao các doanh nghiệp NQD lại được quan tâm như vậy? Để trả lời
cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vai trị của các doanh nghiệp NQD đối với
nề kinh tế - xã hội.
Vai trò của các doanh nghiệp NQD đối với nề kinh tế - xã hội bao gồm:
-

Tạo nguồn thu cho NSNN chủ yếu là thuế: Doanh nghiệp NQD tham gia

vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế, hàng năm các doanh nghiệp
NQD đã mang lại nguồn thu đáng kể cho NSNN. Nếu như cơ chế quản lý tốt thì thì
mức động viên từ các doanh nghiệp NQD sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu thu của NSNN.
-

Các doanh nghiệp NQD với số lượng đông đảo lại năng động nhạy bén

luôn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng GDP của quốc gia, thúc đẩy
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn (GDP của các doanh nghiệp NQD thường
chiếm 40% GDP của cả nước).
-

Các doanh nghiệp NQD là các đơn vị trung gian, đại lý bán, tiêu thụ hoặc

tham gia sản xuất gia công một phần, một khâu, một giai đoạn trong quá trình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NQD: Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp Quốc doanh luôn cần đủ mọi đầu vào mà nhưng đầu
vào này chủ yếu do các doanh nghiệp NQD cung cấp hoặc làm trung gian. Qua đây
chúng ta lại càng thấy rõ hơn mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa các doanh nghiệp



8
NQD các doanh nghiệp Quốc Doanh: doanh nghiệp NQD được coi là nhân tố xúc
tác quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển, tồn tại của các
doanh nghiệp Quốc doanh nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện
nay các doanh nghiệp NQD và các doanh nghiệp Quốc doanh thực sự là đối thủ của
nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau để cùng tồn tại với nhau, dẫu biết rằng giữa
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Các doanh nghiệp NQD cịn có vai trị ổn định kinh tế, tạo thêm cơng ăn
việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện
đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng dân
chủ văn minh”.
Tóm lại: Các doanh nghiệp NQD có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền
kinh tế, điều này đã trả lời cho câu hỏi vì sao Nhà nước lại ưu đãi các doanh nghiệp
này như vậy. Tuy nhiên các doanh nghiệp NQD là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, hoạt
động trên địa bàn rộng, ý thức chấp hành phấp luật rất thấp nên việc quản lý các
doanh nghiệp NQD sẽ rất khó, nếu khơng quản lý tốt rất dễ dẫn tới thất thu thuế.
1.1.2. Một số vấn đề về sắc thuế TNDN
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế
TNDN a. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu được tính trên phần thu
nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập
của người nộp thuế.
b. Đặc điểm của thuế TNDN:
Thuế TNDN là thuế trực thu, người nộp thuế là người chịu thuế duy nhất và
cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nên mức độ
đóng góp của sắc thuế này vào NSNN phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế TNDN khi hoạt động

sản xuất kinh doanh có lợi nhuận.
c. Vai trị của thuế TNDN
-

Thuế TNDN là khoản thu quan trọng đối với NSNN, chiếm tỷ trọng khá lớn

trong tổng thu về thuế hàng năm.


9
- Thuế TNDN là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua các chính sách ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế, thuế
TNDN góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất.
- Thông qua thuế TNDN, nhà nước có thể thực hiện được việc kiểm tra, giám
sát, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thuế TNDN là cơng cụ để nhà nước điều hịa thu nhập, tạo ra sự bình đẳng,
cơng bằng trong khả năng đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở kinh doanh.
1.1.2.2. Quy định hiện hành về thuế TNDN
Luật thuế TNDN hiện hành áp dụng tại các văn bản sau:
-

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số

32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật
thuế;
-

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ


quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính
phủ quy

định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TTBTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số
96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính
a. Người nộp thuế:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hố, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây
gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a)

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b)
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước
ngoài (sau


đây gọi là doanh nghiệp nước ngồi) có cơ sở thường trú hoặc khơng có cơ sở
thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;


10
d)
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt

Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
b. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng
vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản,
chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển
nhượng quyền thăm dị, khai thác, chế biến khống sản; thu nhập từ quyền sử dụng
tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có
các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu
từ nợ khó địi đã xố nay địi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được
chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu
nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
c. Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập được miễn thuế được quy định tại điều 4 Luật thuế TNDN số
14/2008/QH12 và sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 1 Luật thuế TNDN Luật sửa đổi
bổ sung số 32/2013/QH bao gồm 11 khoản, cụ thể:
-

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của

hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh
nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông
nghiệp.
-


Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ
công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
-

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hố, dịch vụ của doanh

nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật,


11
người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình qn trong năm từ hai mươi người
trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh
bất động sản.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số,
người tàn tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
-

Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh

nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
Luật này.
-

Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa

học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.


“8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh
nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.
-

Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt

Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt

động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng
Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà
nước hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập
của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý
nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
-

Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực

giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở
đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh
vực xã hội hố khác; phần thu nhập hình thành tài sản khơng chia của hợp tác xã
được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.
-

Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho

tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
d. Kỳ tính thuế
-

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch


hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.


12
-

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp

dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2
Điều 2 của Luật này.
e. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi
khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp;
Khoản chi có đủ hố đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
f. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này,
trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác
không được bồi thường;
Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ
sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật
Việt Nam quy định;
Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phịng;
Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt
định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá
thực tế xuất kho;

Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng khơng phải
là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố tại thời điểm vay;
Trích khấu hao tài sản cố định khơng đúng quy định của pháp luật;
Khoản trích trước vào chi phí khơng đúng quy định của pháp luật;
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập
viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền
lương, tiền cơng, các khoản hạch tốn khác để trả cho người lao động nhưng thực tế
không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;


13
Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo
phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
n) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh
tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo
biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là
phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi
được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động
thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên
tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.
Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy
đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi
phí bằng ngoại tệ.
g.
-


Phương pháp tính thuế:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập

tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
phải nộp
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế
tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngồi Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số
thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp trong kỳ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

-

Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp

áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm
tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ
tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định
phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.


14
-

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể

từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu

tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá
sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo
(đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh
nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
-

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập

doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài
chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi
không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh
nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo
mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng
ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm
chuyển đổi 2014 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm
tính thuế tiếp theo tính từ năm tài chính 2014 (năm tài chính 2014 từ 1/4/2014 đến
31/3/2015) đến hết năm tài chính 2016.
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế
TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển
đổi 2014 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì doanh
nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm tài chính 2014 (từ 1/4/2014 đến
31/3/2015) đến hết năm tài chính 2017.
-


Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác khơng phải là doanh nghiệp thành lập và

hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hố, dịch vụ có thu


×