Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.55 MB, 156 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG (CRSD) TỈNH CÀ MAU

GĨI THẦU:
QUY HOẠCH KHƠNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ CHO
05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU
MÃ SỐ: 19-TV/CRSD-CM
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ
CHO 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Cà Mau, 2017


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG (CRSD) TỈNH CÀ MAU

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ
CHO 05 HUYỆN VENBIỂN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Báo cáo đã được sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh theo sự tư vấn, góp ý của ơng Cao
Thăng Bình và bà Nguyễn Thị Thu Lan- WB)

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

Ban quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự


phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Cà Mau

Công ty cổ phần tư vấn nông nghiệp và
phát triển nông thôn

Địa chỉ: 20A, Nguyễn Tất Thành,
TP Cà Mau, Cà Mau

Địa chỉ: 138 Giảng Võ, Kim Mã,
Ba Đình, Hà Nội
Tư vấn trưởng: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

Cà Mau, 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN
TT

Họ và tên

Nội dung cơng việc chính tham gia

1.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

Trưởng nhóm tư vấn

2.


TS. Lê Thanh Lựu

Thành viên

3.

TS. Nguyễn Đình Thái

Thành viên

4.

ThS. Nguyễn Xuân Sức

Thành viên

5.

ThS. Trần Thế Long

Thành viên

6.

ThS. Vũ Thị Bích Hạnh

Thành viên

7.


KS. Đinh Xuân Lập

Thành viên

8.

TS. Cao Lệ Quyên

Cộng tác viên

9.

ThS. Trịnh Quang Tú

Cộng tác viên

10.

ThS. Nguyễn Ngọc Hân

Cộng tác viên

11.

ThS. Đỗ Đức Tùng

Cộng tác viên

12.


ThS. Vũ Thị Hồng Ngân

Cộng tác viên

13.

CN. Nguyễn Phương Thảo

Cộng tác viên

14.

CN. Vũ Mạnh Công

Cộng tác viên

15.

KS.Nguyễn Thanh Tùng

Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

16.

CN.Nguyễn Văn Đạt

Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

17.


KS. Đinh Viết Tăng

Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

18.

KS. Nguyễn Mạnh Hùng

Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

19.

CN. Dương Thị Giang

Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

20.

CN. Nguyễn Thành Nam

Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật


MỤC LỤC
PHẦN I ...................................................................................................................................... 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN .......................................................................................... 1
1.1. Mở đầu .............................................................................................................................. 1
1.2. Căn cứ, cơ sở lập quy hoạch ............................................................................................. 3
1.2.1.
Căn cứ pháp lý: ..................................................................................................... 3

1.2.2. Căn cứ thực tiễn: ................................................................................................... 4
1.2.3. Căn cứ khoa học: ................................................................................................. 5
1.3. Phạm vi, nội dung quy hoạch ............................................................................................ 6
1.3.1. Phạm vi quy hoạch: .............................................................................................. 6
1.3.2. Nội dung quy hoạch:............................................................................................. 6
1.4. Cách tiếp cận và phương pháp quy hoạch......................................................................... 7
1.4.1. Cách tiếp cận: .................................................................................................................... 7
1.4.2. Phương pháp quy hoạch: ................................................................................................... 8
1.5. Sản phẩm quy hoạch: ...................................................................................................... 11
PHẦN II ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH KHÔNG GIAN
VÙNG BIỂN VEN BỜ CHO 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ............................... 13
2.1. Điều kiện tự nhiên, nguồn lợi.......................................................................................... 13
2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................... 13
2.1.2. Địa chất ............................................................................................................... 13
2.1.3. Địa hình .............................................................................................................. 14
2.1.4. Khí hậu, thủy văn................................................................................................ 14
2.1.4.1. Khí hậu ........................................................................................................ 14
2.1.4.2. Chế độ thủy văn .......................................................................................... 15
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 16
2.1.5.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất ..................................................... 16
2.1.5.2. Tài nguyên nước ......................................................................................... 17
2.1.5.3. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ......................................................... 18
2.1.5.4. Tài nguyên biển........................................................................................... 20
2.1.5.5. Tài nguyên du lịch ...................................................................................... 24
2.1.5.6. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................... 24
2.1.5.7. Nguồn lợi muối biển ................................................................................... 25
2.1.6. Thực trạng môi trường ........................................................................................ 25
2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................................. 28
2.2.1. Tình hình kinh tế................................................................................................. 28
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................................... 28

2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ............................................................................................................. 28
2.2.2. Dân số, lao động, việc làm ................................................................................. 28
2.2.2.1. Dân số ......................................................................................................................... 28
2.2.2.2 Lao động ...................................................................................................................... 29
2.2.2.3. Việc làm ...................................................................................................................... 30
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 31
PHẦN III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ
CÀ MAU ................................................................................................................................. 33
3.1. Xác định các ngành tham gia vào sử dụng không gian vùng biển ven bờ. ..................... 33
3.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng không gian vùng biển ven bờ của các ngành .................. 33
3.2.1. Sản xuất thủy sản ................................................................................................ 33
3.2.1.1 Khai thác thủy sản ........................................................................................... 34
3.2.1.2. Nuôi trồng thủy sản ........................................................................................ 35


3.2.2. Giao thông vận tải, cầu cảng .............................................................................. 36
3.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch .......................................................................... 38
3.2.3.1. Thương mại, dịch vụ....................................................................................... 38
3.2.4. Lâm nghiệp ......................................................................................................... 39
3.2.5. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năng lượng ...................................... 40
3.2.6. Nông nghiệp ....................................................................................................... 41
3.3. Xem xét các định hướng sử dụng không gian vùng biển ven bờ Cà Mau ...................... 42
3.3.1. Rà sốt các quy hoạch, chương trình và đề án có liên quan ............................... 42
3.3.2. Sơ bộ đánh giá chồng chéo các quy hoạch trên cơ sở tính bền vững và môi
trường sinh thái ................................................................................................................. 47
3.4. Các mâu thuẫn trong sử dụng không gian vùng biển ven bờ quy hoạch ........................ 47
3.4.1. Mâu thuẫn giữa khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (MT1) .......... 48
3.4.2. Mâu thuẫn giữa khai thác thủy sản với bảo vệ rừng(MT2) ................................ 49
3.4.3. Mâu thuẫn nội ngành giữa các hoạt động khai thác thủy sản với nhau (MT3) .. 50
3.4.4. Mâu thuẫn giữa khai thác thủy sản với giao thông thủy(MT4) .......................... 50

3.4.5. Mâu thuẫn giữa khai thác dầu khí (hoạt động bảo vệ cơng trình khí )với khai
thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông thủy (MT5) ...................................... 51
3.4.6. Mâu thuẫn giữa khai thác cát ven bờ với phát triển du lịch(MT6) ..................... 52
3.4.7. Ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tới môi trường, sinh thái ...................... 67
PHẦN IV QUY HOẠCH KHÔNG GIAN VÙNG BIỂN VEN BỜ CHO 5 HUYỆN VEN
BIỂN CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........................................ 69
4.1. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch ...................................................................................... 69
4.1.1. Quan điểm quy hoạch ......................................................................................... 69
4.1.2. Mục tiêu quy hoạch ............................................................................................ 69
4.1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 69
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............................ 69
4.2. Phân tích vai trị của các bên liên quan trong quy hoạch ISP ........................................ 71
4.2.1. Xác định các bên liên quan ................................................................................. 71
4.2.2. Xác định lợi ích của các bên liên quan: .............................................................. 74
4.2.3. Xác định nhu cầu/ mối quan tâm và tầm quan trọng của các bên liên quan...... 75
4.3. Xác định và phân tích các điều kiện tương lai ................................................................ 76
4.3.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 76
4.3.2. Bối cảnh quốc gia, vùng, tỉnh ............................................................................. 76
4.3.2.1. Bối cảnh quốc gia ........................................................................................... 76
4.3.2.2. Bối cảnh vùng, tỉnh ......................................................................................... 77
4.3.3. Bối cảnh vùng quy hoạch ................................................................................... 78
4.4. Xây dựng kịch bản phân vùng quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ và kế hoạch quản

79
4.4.1. Nguyên tắc phân vùng ........................................................................................ 79
4.4.2. Nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi ............................................................ 80
4.4.3. Nhóm vùng chuyển tiếp ...................................................................................... 84
4.4.3.1. Vùng đệm (vừa bảo tồn, vừa phát triển, khai thác có điều kiện hoặc hạn chế
khai thác và có kèm theo bảo tồn theo mùa vụ, thời điểm khác nhau trong năm) ...... 84
4.4.3.2. Vùng vành đai biển: .................................................................................... 86

4.4.4. Nhóm vùng phát triển ......................................................................................... 88
4.4.4.1. Phân vùng không gian phát triển khai thác thủy sản vùng biển ven bờ ...... 88
4.4.4.2. Phân vùng không gian phát triển nuôi trồng thủy sản ................................ 89
4.4.4.3. Phân vùng không gian phát triển du lịch .................................................... 92
4.4.4.4. Phân vùng không gian phát triển cơng nghiệp và dịch vụ dầu khí ............. 93
4.4.4.5. Phân vùng không gian phát triển công nghiệp điện gió .............................. 95
4.4.4.6. Phân vùng khơng gian phát triển vận tải biển và cơng nghiệp đóng sửa tàu
thuyền 96


4.4.4.7. Phân vùng khơng gian phát triển lâm nghiệp(có sự chồng chéo giao thoa
giữa vùng phát triển và vùng dự trữ) ........................................................................... 98
4.4.4.8. Phân vùng không gian cho an ninh quốc phịng ....................................... 100
4.4.5. Nhóm vùng dự trữ ............................................................................................ 102
PHẦN V ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
104
PHẦN VI CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH KHÔNG GIAN VEN BIỂN .... 105
5.1. Xây dựng và củng cố cơ chế điều phối đa ngành .......................................................... 105
5.2. Thiết lập và triển khai thể chế giám sát liên ngành ....................................................... 105
5.3. Thực hiện xử phạt, khiếu nại, tố cáo phục vụ triển khai phân vùng ............................. 105
5.4. Xây dựng cơ chế tạo nguồn tài chính bền vững ............................................................ 106
5.5. Tổ chức thực hiện quy hoạch ........................................................................................ 106
5.6. Giám sát đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ......................................................... 107
PHẦN VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 109
7.1. Kết luận........................................................................................................................... 109
7.2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 111
PHỤ LỤC ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 1: Các dữ liệu, hình ảnh liên quan đến dự án. ............ Error! Bookmark not defined.
PL 1.1 Các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện KHQLKGVB Cà MauError! Bookmark

not defined.
PL 1.2: Bảng tọa độ điểm bao các vùng định hướng sử dụng không gianError!
Bookmark
not defined.
PL1.3: Một số chỉ tiêu KTXH của các xã ven biển vùng nghiên cứu tỉnh Cà Maunăm 2015
Error! Bookmark not defined.
PL 1.4: Hiện trạng sử dụng đất tại 5 huyện ven biển tỉnh Cà MauError!
Bookmark
not
defined.
PL 1.5: Diện tích sản lượng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Cà Mau năm 2015 .......... Error!
Bookmark not defined.
PL 1.6 : Diện tích ni tơm sinh thái đạt chứng nhận đến cuối năm 2015Error! Bookmark
not defined.
PL 1.7: Mẫu bảng hướng dẫn thảo luận nhóm ........................ Error! Bookmark not defined.
PL 1.8 Một số hình ảnh triển khai thực hiện dự án ................. Error! Bookmark not defined.
Phụ Lục 2: Các bản đồ chính của dự án .................................. Error! Bookmark not defined.
Phụ Lục 3: Hồ sơ văn bản có liên quan ................................... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 4: Biên bản góp ý, phiếu góp ý, Biên bản thẩm định, giải trình ý kiến góp ý. .... Error!
Bookmark not defined.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Đặc điểm môi trường vùng ven biển tỉnh Cà Mau............................................25
Bảng 2 Một số chỉ tiêu KTXH vùng nghiên cứu...........................................................30
Bảng 3 Một số chỉ tiêu đào tạo vùng nghiên cứu ..........................................................30
Bảng 4 Ma trận tương thích giữa các ngành/hoạt động sử dụng KGVB .....................60
Bảng 5 Phân tích điều kiện hiện tại, tương lai, định hướng giải quyết các mâu
thuẫn/chồng chéo. ..........................................................................................................61
Bảng 6 Ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tới môi trường sinh thái .....................67

Bảng 7 Danh sách các bên liên quan trong quy hoạch ISP ...........................................72
Bảng 8 Nhu cầu/ mối quan tâm và tầm quan trọng của các bên liên quan....................75


DANH MỤC HÌNH
Hình 1:Vùng nghiên cứu và vùng ISP ở ven bờ 05 huyện ven biển tỉnh Cà Mau ..........7
Hình 3: Thực trạng môi trường nước vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau ..........................27
Hình 4:Bản đồ sử dụng khơng gian hiện tại của các huyện ven biển tỉnh Cà Mau.......42
Hình 5: Bản đồ chồng chéo/mâu thuẫn giữa các ngành trong vùng quy hoạch, tỉnh Cà
Mau ................................................................................................................................54
Hình 6: Bản đồ chồng chéo/mâu thuẫn giữa các ngành trong vùng quy hoạch, huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau .........................................................................................55
Hình 7:Bản đồ chồng chéo/ mâu thuẫn giữa các ngành trong vùng quy hoạch huyện
Phú Tân, tỉnh Cà Mau ....................................................................................................56
Hình 8:Bản đồ chồng chéo/ mâu thuẫn giữa các ngành trong vùng quy hoạch, huyện
Năm Căn, tỉnh Cà Mau ..................................................................................................57
Hình 9: Bản đồ chồng chéo/ mâu thuẫn giữa các ngành trong vùng quy hoạch huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ...............................................................................................58
Hình 10:Bản đồ chồng chéo/ mâu thuẫn giữa các ngành trong vùng quy hoạch huyện
Đầm Dơi tỉnh Cà Mau ...................................................................................................59
Hình 12:Bản đồ định hướng sử dụng khơng gian vùng biển ven bờ của 5 huyện ven
biển tỉnh Cà Mau ...........................................................................................................80
Hình 13: Bản đồ phân vùng sử dụng khơng gian vùng biển ven bờ - Nhóm vùng bảo
tồn, bảo vệ và phục hồi ..................................................................................................82
Hình 14:Bản đồ phân vùng sử dụng khơng gian vùng biển ven bờ - Nhóm vùng đệm 85
Hình 15:Bản đồ phân vùng khơng gian phát triển khai thác thủy sản...........................89
Hình 16:Bản đồ phân vùng khơng gian ni trồng thủy sản .........................................91
Hình 17:Bản đồ phân vùng khơng gian phát triển du lịch.............................................93
Hình 18:Bản đồ phân vùng không gian phát triển công nghiệp và dịch vụ dầu khí .....94
Hình 19: Bản đồ phân vùng khơng gian phát triển cơng nghiệp điện gió .....................96

Hình 20: Bản đồ phân vùng không gian phát triển vận tải biển và công nghiệp đóng
sửa tàu thuyền ................................................................................................................98
Hình 21:Bản đồ phân vùng khơng gian phát triển lâm nghiệp ......................................99
Hình 22:Bản đồ phân vùng khơng gian cho an ninh quốc phịng ...............................101
Hình 23: Bản đồ phân vùng sử dụng không gian ven bờ - Nhóm vùng dự trữ ...........103


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

ANAT

An ninh an tồn

BĐKH

Biến đồi khí hậu

CRSD

Dự án Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH


Đa dạng sinh học

GTSX

Giá trị sản xuất

GTVT

Giao thông vận tải

HST

Hệ sinh thái

ICZM

Quản lý tổng hợp vùng đới bờ

ISP

Quy hoạch không gian tổng hợp

KKT

Khu kinh tế

KTTS

Khai thác thủy sản


KHCN

Khoa học công nghệ

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

MSP

Quy hoạch không gian biển

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NGTK

Niên giám thống kê

TNMT

Tài nguyên môi trường

TT


Thị trấn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TT&TT

Thông tin và truyền thông

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTTDL

Văn hóa, thể thao, du lịch

VQG

Vườn quốc gia

WB

Ngân hàng thế giới

XD

Xây dựng





PHẦN I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Mở đầu
Vùng biển và ven biển Việt Nam chiếm vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong
sự nghiệp phát triển đất nước. Với trên 3.260 km bờ biển, đây chính là nơi tập trung
sôi động các hoạt động phát triển với nhiều ngành tham gia khai thác tài nguyên thiên
nhiên cho mục đích phát triển, trong đó có khai thác, ni trồng thủy sản và dịch vụ
hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, hiện các địa phương ven biển chủ yếu vẫn đang quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngành (bao gồm ngành thủy sản) ở vùng này theo cách
tiếp cận truyền thống (đơn ngành) và thường không cân nhắc đầy đủ các vấn đề sinh
thái, môi trường trong dài hạn. Điều này thường dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thiếu thống
nhất và thậm chí dẫn đến mâu thuẫn lợi ích và xung đột không gian khai thác, sử dụng
giữa các ngành do thiếu sự điều phối và chia sẻ thông tin.
Sự phát triển như vậy đe doạ đến các mục tiêu bảo vệ môi trường, sinh thái và
phát triển bền vững. Để giải quyết những xung đột và ảnh hưởng tích lũy, các công cụ
và cách tiếp cận tổng hợp để quy hoạch, quản lý ngày càng phát triển (Kannen, 2014).
Tức là, cần phải chuyển từ quy hoạch ngành manh mún, chia cắt sang quy hoạch
không gian tổng hợp đối với các nguồn tài nguyên ven bờ. Trong bối cảnh đó, Quy
hoạch không gian tổng hợp (Integrated Spatial Planning - ISP) ra đời như một cách
tiếp cận mới, một công cụ hiệu quả để quản lý và bảo vệ tài nguyên, phát triển bền
vững biển và vùng ven bờ.
Quy hoạch không gian tổng hợp cho vùng ven bờ địi hỏi có sự tham gia của
nhiều ngành (như nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, du lịch, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, đô thị, cơ sở hạ tầng và năng lượng, v.v). Do đó, điều quan trọng là
các tỉnh ven biển cần áp dụng “cách tiếp cận quy hoạch không gian tổng hợp” vào xây
dựng các kế hoạch phát triển thuỷ sản bền vững đặt trong bối cảnh sử dụng đa ngành
(multi-use) ở vùng ven bờ.

Trước tình hình đó, thơng qua nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB),
Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn chủ trì, hỗ trợ cho ngành
thuỷ sản Việt Nam thực hiện dự án “Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững”, viết
tắt là CRSD (Cr. 5113-VN). Dự án đang được triển khai thực hiện tại 8 tỉnh lựa chọn
của dự án (các tỉnh dự án), gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (Bắc Trung Bộ), Bình
Định, Phú n, Khánh Hịa (Nam Trung Bộ), Sóc Trăng, Cà Mau (ven biển ĐBSCL).
Mục tiêu tổng thể của dự án CRSD là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ
theo hướng bền vững tại 8 tỉnh ven biển được lựa chọn của Việt Nam nói trên. Dự án
CRSD gồm 4 hợp phần: (i) Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý
nghề cá bền vững; (ii) Hợp phần B: Thực hành tốt cho nuôi trồng thủy sản bền vững;
(iii) Hợp phần C: Quản lý bền vững nghề khai thác thủy sản ven bờ; và (iv) Hợp phần
D: Quản lý dự án, theo dõi và đánh giá.
1


Tiểu hợp phần A1 thuộc Hợp phần A liên quan đến Quy hoạch tổng hợp không
gian ven bờ (ISP) và được thực hiện thí điểm ở một huyện/tương đương ở 8 tỉnh dự
án.Áp dụng cách tiếp cận quy hoạch tổng hợp không gian ven bờ để xây dựng quy
hoạch phát triển thuỷ sản bền vững tại địa phương, làm căn cứ cho các hạng mục đầu
tư phục vụ cho phát triển thuỷ sản bền vững. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận rất mới
đối với Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng, nên việc triển khai hợp phần
quy hoạch khơng gian vùng biển ven bờ cần có sự hợp tác của các tổ chức chuyên
ngành và các bên liên quan đến vùng quy hoạch.
Cà Mau là một trong 8 tỉnh thực hiện dự án CRSD và là tỉnh duy nhất trong cả
nước có cả bờ biển Đơng (107 km) và bờ biển Tây (147 km) với tổng chiều dài bờ
biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, rộng trên 71.000 km2. Vùng biển
Cà Mau tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia và Indonesia và với
nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển thủy sản (khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và dịch
hậu cần nghề cá).Trong những năm qua, dựa trên lợi thế về tài nguyên biển, ven biển,
Cà Mau đã chủ động xây dựng và thực hiện các chủ trương, biện pháp quan trọng

nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác biển - vùng ven biển và đã đạt được những thành tựu
cơ bản, quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành
thuỷ sản ở địa phương nói riêng.
Bên cạnh những thành tựu, thời gian qua phát triển kinh tế vùng biển và ven biển
Việt Nam nói chung và vùng biển, ven biển tỉnh Cà Mau nói riêng cịn gặp khơng ít
thách thức, hạn chế và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: suy giảm đa dạng
sinh học, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, gia tăng dân số và đói
nghèo,... Nhu cầu phát triển kinh tế biển trong bối cảnh cạnh tranh lợi ích và xung đột
khơng gian sử dụng biển và vùng ven biển ngày càng tăng. Vì vậy, trên cơ sở những
kinh nghiệm bước đầu triển khai thí điểm ISP tại vùng biển ven bờ huyện U Minh,
việc triển khai thực hiện gói thầu về “Quy hoạch không gian vùng biển ven bờ (ISP)
cho 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau” (Mã số 19-TV/CRSD-CM) là việc làm cần thiết
nhằm quản lý, khai thác và sử dụng một cách bền vững các nguồn lợi ven bờ cho phát
triển thuỷ sản bền vững trên toàn tuyến ven biển của tỉnh.
Kết quả của quy hoạch không gian tổng hợp, liên ngành (ISP) sẽ góp phần hồn
chỉnh ‘Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn
2030’. Quy hoạch tổng hợp khơng gian ven bờ đảm bảo lồng ghép các rủi ro thiên tai,
bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản trong bối cảnh sử
dụng đa ngành (multi-use) phục vụ quản lý vùng ven bờ tỉnh Cà Mau theo không gian.
Quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven bờ và quản lý biển theo không gian
được xem là phương thức và công cụ quản lý biển tiên tiến trên thế giới. Đây là một
quá trình quy hoạch khơng gian tồn diện, tích hợp, minh bạch, thích nghi, dựa trên
cách tiếp cận hệ sinh thái, dựa trên cơ sở khoa học nhằm mục đích phân tích hiện trạng
và dự báo tương lai đối với việc sử dụng, khai thác không gian vùng ven bờ. Tại Cà
Mau, trên cơ sở bổ sung các kết quả điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng môi
2


trường, sinh thái, nguồn lợi thủy sản và đặc điểm kinh tế - xã hội vùng ven biển, sẽ
tiến hành xây dựng quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven bờ của 5 huyện ven biển

tỉnh Cà Mau
1.2. Căn cứ, cơ sở lập quy hoạch
1.2.1. Căn cứ pháp lý:
Quy hoạch không gian tổng hợp khu vực ven biển cho 05 huyện ven biển tỉnh Cà
Mau được xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý chủ yếu sau:
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 9 thơng qua ngày 25/6/2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016);
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được ban hành ngày 23/06/2014 và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 20/11/2013;
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Thủy sản năm 2003;
- Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều
của nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy
sản;
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính
sách phát triển thủy sản;
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt
động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Quyết định số 2295/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/2014
về phê duyệt Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030;
- Quyết định số 1037/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2014 về
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 245/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/02/2014
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
3


- Quyết định số 1570/2013/QĐ-TTg ngày 06/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ:
Phê duyệt chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển và hải đảo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/02/2012 về
phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1349/2011/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1690/2010/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 537/2016/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm
2020.
- Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
- Quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 11/5/ 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27/5/ 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1402/QĐ-BCT ngày 11/4/2016 phê duyệt "Quy hoạch phát triển
điện gió tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030";
- Quyết định số 1777/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Cà Mau đến năm
2020.
- Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 12/03/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Cà
Mau đến năm 2020;
- Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09-02-2007, “Về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020” của Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa X.
1.2.2. Căn cứ thực tiễn:
Các căn cứ thực tiễn để xây dựng quy hoạch bao gồm:
- Dữ liệu thu thập, thống kê: các dữ liệu về tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng
quy hoạch có liên quan tới địa bàn 5 huyện ven biển được thu thập và tổng hợp với sự
hỗ trợ của Ban Quản lý dự án và các ban ngành, huyện, xã ven biển.
4


- Số liệu điều tra khảo sát: điều tra khảo sát về hiện trạng các hoạt động kinh tế
tại địa phương, các điểm nóng xảy ra nhiều chồng chéo/xung đột, đồng thời xác định
các nội dung ưu tiên nhằm tiến hành phân khu không gian tổng hợp.
- Các hội thảo: tiến hành các hội thảo nhằm tham vấn ý kiến của các bên liên
quan tới hiện trạng quy hoạch hiện tại, các mâu thuẫn đang và có thể xảy ra, xác định
lợi ích các bên liên quan cũng như đàm phán, thống nhất các giải pháp giải quyết mâu
thuẫn và thực hiện quy hoạch.
- Hiện trạng kinh tế - xã hội, môi trường, hiện trạng các quy hoạch trên địa bàn 5
huyện, những mâu thuẫn xảy ra giữa các hoạt động sinh kế của người dân, chồng chéo
giữa các quy hoạch ngành nghề, ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế tới môi trường
1.2.3. Căn cứ khoa học:
Ở Việt Nam, vấn đề quản lý tổng hợp biển theo không gian và quy hoạch khơng

gian biển vẫn cịn là những vấn đề mới mẻ đối với không chỉ các nhà quản lý và hoạch
định chính sách, mà cả với các nhà khoa học và quy hoạch. Để quy hoạch không gian
biển hiệu quả, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng nhiều cách
tiếp cận khác nhau, như: dựa vào hệ sinh thái, cân bằng giữa mục tiêu và mục đích
kinh tế, xã hội, sinh thái hướng tới phát triển bền vững; dựa trên vùng hoặc đặc
điểm,…
Tương tự, cũng có nhiều cơng cụ (tool) để thực hiện quản lý hiệu quả không gian
biển – ven biển, cụ thể là quy hoạch không gian tổng hợp (ISP), quy hoạch không gian
biển (MSP) và quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ (ICM planning). Thực tế, các
công cụ quản lý này đều có nội hàm liên quan tới MSP, nhưng phạm vi và nội dung có
sự khác biệt:
Quy hoạch khơng gian biển (MSP) là một q trình phân tích và phân bổ (do cơ
quan nhà nước thực hiện) các hoạt động của con người theo không gian và thời gian ở
các vùng biển để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái mà thường do các
nhà chính trị xác định. MSP là một q trình quy hoạch khơng gian tồn diện, tích
hợp, có tính minh bạch, thích nghi, tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và dựa trên cơ sở
khoa học nhằm phân tích hiện trạng và dự báo tương lai đối với việc khai thác, sử
dụng không gian vùng ven biển, biển và đại dương.
Quy hoạch không gian tổng hợp (ISP) là một công cụ thực tế nhằm tổ chức sử
dụng không gian biển hợp lý hơn và điều hòa tương tác giữa các mục đích sử dụng
khơng gian biển. ISP cũng tạo sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển với nhu cầu bảo vệ
các hệ sinh thái biển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội một cách minh bạch
và có kế hoạch. Khác với MSP, cơng cụ ISP nhấn mạnh đến quan hệ liên ngành và sự
tham gia của cộng đồng địa phương.
Quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ (ICMP) được hiểu là một quá trình động và
liên tục trong việc đưa ra các quyết định hợp lý đối với việc khai thác, sử dụng, phát
triển tài nguyên và bảo vệ môi trường trong vùng bờ biển. Phần cốt lõi của quy hoạch
5



quản lý tổng hợp vùng vùng bờ là xây dựng một thiết chế tổ chức và cơ chế chính sách
để điều hòa các giải pháp đã được chấp nhận của các ngành và những người sử dụng
vùng bờ. ICMP chú trọng đến kết nối giữa quy hoạch sử dụng đất trên đất liền với quy
hoạch MSP ở vùng biển ven bờ (gọi tắt là vùng ven biển).
Cả ba nhóm cơng cụ trên đều hướng tới tối đa hóa sự tương thích và phù hợp
giữa các hoạt động khai thác, sử dụng biển của con người; và giảm thiểu mâu thuẫn
giữa các hoạt động đó. Về cách tiếp cận, quản lý tổng hợp đới bờ thường chú trọng
đến các giải pháp quản lý liên ngành, trong khi đó quy hoạch khơng gian biển và quy
hoạch không gian tổng hợp chú trọng đến giải pháp phân bổ lại hoạt động theo không
gian, thời gian và theo cách tiếp cận liên ngành. ISP quan trọng đối với khu vực ven
biển không chỉ trong việc quản lý xung đột phát sinh từ các hoạt động kinh tế - xã hội
mà còn trong việc phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.3. Phạm vi, nội dung quy hoạch
1.3.1. Phạm vi quy hoạch:
- Phạm vi không gian: là vùng ven bờ nằm trong phạm vi 6 hải lý tính từ đường bờ
0m hải đồ thời điểm hiện tại (2016) (là mép nước khi mực triều kiệt) thuộc 5 huyện ven
biển của tỉnh Cà Mau: Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và Đầm Dơi với
tổng diện tích là 2.270 km2.1 (Hình 1).
- Phạm vi thời gian: Thời kỳ quy hoạch này là đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
1.3.2. Nội dung quy hoạch:
Bản quy hoạch tập trung vào các nội dung chính sau đây:
- Đánh giá các điều kiện liên quan đến quy hoạch tổng hợp không gian vùng biển
ven bờ 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau;
- Đánh giá hiện trạng sử dụng sử dụng không gian vùng biển ven bờ của các ngành
liên quan;
- Dự báo nhu cầu phát triển trong tương lai;
- Quy hoạch không gian vùng biển ven bờ cho 5 huyện ven biển tỉnh Cà Mau;
- Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng không gian vùng
biển ven bờ;
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.


1

Tỉnh Cà Mau có 06 huyện ven biển, tuy nhiên tỉnh đã thí điểm xây dựng ‘Quy hoạch tổng hợp không gian ven
bờ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030’ nên phạm vi quy hoạch chỉ còn vùng
biển ven bờ của 05 huyện còn lại.
6


Hình 1:Vùng nghiên cứu và vùng ISP ở ven bờ 05 huyện ven biển tỉnh Cà Mau
Ghi chú: Phạm vi quy hoạch là vùng ven bờ nằm trong phạm vi 6 hải lý tính từ đường
bờ biển được giới hạn bởi đường màu hồng có diện tích là 2.270km2, Phạm vi nghiên
cứu bao gồm phạm vi quy hoạch và 21 xã ven biển được giới hạn bởi đường màu xanh.
1.4. Cách tiếp cận và phương pháp quy hoạch
1.4.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (HST): bảo đảm cân bằng giữa mục đích kinh tế,

xã hội và sinh thái phù hợp với các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái (HST) tự nhiên,
hướng tới phát triển bền vững dựa trên cơ sở lập bản đồ phân bố các HST, các ‘điểm
nóng’ đa dạng sinh học (ĐDSH), nguồn lợi thủy sản vùng quy hoạch.
7


- Tiếp cận theo vùng thống nhất (area-based approach): nghiên cứu này xem xét
vùng biển ven bờ của 5 huyện ven biển như một ‘vùng quy hoạch thống nhất’. Việc
phân vùng (zoning) sử dụng và lập kế hoạch quản lý không gian được thực hiện theo các
tiểu vùng được phân chia trong quá trình quy hoạch.
- Tiếp cận liên ngành (inter-sector approach): nhấn mạnh cơ chế phối hợp quản lý
giữa các ngành và các cơ quan có liên quan. Cơ chế phối hợp này được áp dụng trong
các giai đoạn của quá trình quy hoạch, bao gồm cả giai đoạn thực hiện quy hoạch sau

phê duyệt.
- Tiếp cận từng bước (step by step approach): thực hiện cách tiếp cận 9 bước theo
yêu cầu của dự án CRSD.
- Tiếp cận thích ứng (adaptive approach): có khả năng học hỏi từ kinh nghiệm và
áp dụng phù hợp bối cảnh thực tế vùng quy hoạch, tăng tính tương thích giữa các ngành
sử dụng khơng gian vùng biển quy hoạch và thích ứng với BĐKH.
- Tiếp cận có sự tham gia (participatory approach): huy động sự tham gia tích cực
của các bên liên quan vào quá trình quy hoạch ISP cho các huyện ven biển tỉnh Cà Mau.
1.4.2. Phương pháp quy hoạch:
Dựa trên cách tiếp cận kỹ thuật ở trên, các phương pháp nghiên cứu sau được lựa
chọn để thực hiện xây dựng quy hoạch không gian vùng biển ven bờ tại 5 huyện ven
biển của tỉnh Cà Mau như:
1.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp:
- Trong quá trình triển khai quy hoạch ISP đã sử dụng phương pháp phân tích và
kế thừa các tài liệu có sẵn. Các nguồn thơng tin, tài liệu đầu vào cho quy hoạch, bao
gồm:
+ Các Công ước, điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam đã tham gia;
+ Các báo cáo chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của
các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến vùng quy hoạch;
+ Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiện trạng về đa dạng sinh học, tài
nguyên biển và nguồn lợi thủy sản, môi trường và các điều kiện kinh tế - xã hội tại
vùng quy hoạch và lân cận;
+ Báo cáo số liệu thống kê về các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường, nguồn
lợi,...liên quan đến vùng quy hoạch;
+ Báo cáo và các bản đồ từ các đề tài, dự án, chương trình điều tra cơ bản cung
cấp các số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển
tại vùng quy hoạch;
+ Các tài liệu khác (ấn phẩm, tạp chí, băng hình,...) liên quan đến hiện trạng
vùng nghiên cứu đã được công bố.
+ Các tài liệu nghiên cứu tương tự trước đây liên quan đến dự án.

8


- Các nguyên tắc thu thập thông tin, tài liệu đầu vào cho quy hoạch: Nội dung
thông tin, tài liệu đầu vào cho quy hoạch khá phong phú, đa dạng. Việc kế thừa các
nguồn tài liệu, thông tin, dữ liệu này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nó giúp cho việc
triển khai xây dựng ISP, tiết kiệm được nguồn nhân lực, thời gian và tài chính. Để đạt
được mục tiêu này, nhóm tư vấn đã xác định rõ, đầy đủ và tồn diện các nguồn thơng
tin, dữ liệu phục vụ cho q trình ISP. Việc thu thập thơng tin, tài liệu cho ISP được
thực hiện dựa trên nguyên tắc: liên quan đến và cần thiết cho việc ISP, tránh “vừa
thừa, vừa thiếu” thông tin cần thiết tối thiểu. Trên cơ sở đó đã tiến hành phân tích
nhanh các thơng tin hiện có so với yêu cầu (GAP analysis) để xác định các thông tin
cần phúc tra, bổ sung.
1.4.2.2. Phương pháp điều tra:
Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thơn (PRA) trong q trình ISP. Do
PRA là phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia, nên cộng đồng và các bên liên
quan tham gia trong suốt tiến trình điều tra cũng như lập quy hoạch không gian.
Phương pháp này đảm bảo thông tin thu thập được là khá chính xác và phù hợp. Ngồi
ra, PRA cịn giúp cộng đồng tự huy động các nguồn lực để xem xét lại các thành quả
phát triển kinh tế, xã hội; xác định những khó khăn tồn tại; đánh giá những khó khăn
tại địa phương; xác định các vấn đề của cộng đồng và xác định vấn đề cần ưu tiên giải
quyết, v.v. Phương pháp này được nhóm tư vấn sử dụng để điều tra, đánh giá hiện
trường và thu thập thông tin thông qua bộ công cụ điều tra PRA được chuẩn bị một
cách hệ thống và khoa học.
Chuyên gia tư vấn đã làm việc trực tiếp với các bên liên quan tham gia vào quy
hoạch ISP. Cụ thể là các tổ ISP cấp tỉnh, huyện, xã đã được thành lập và cùng tham gia
thực hiện với các cộng đồng cư dân hoạt động khai thác để xác định các mối quan hệ
và liên hệ giữa các bên, phân tích tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của các bên liên
quan đến sự thành công của ISP.
Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm đã được thiết kế để thu thập thơng tin liên

quan trong quá trình điều tra và xây dựng quy hoạch khơng gian, bao gồm: các vấn đề
chính liên quan đến ISP, như:
- Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái ven biển, các nguyên nhân làm giảm
tính đa dạng sinh học;
- Xác định các khu vực có đa dạng sinh học cao, khu vực có tính đặc hữu cao
(lồi, quần thể hay quần xã), khu vực có năng suất sinh học cao (bãi đẻ, bãi ương nuôi
tự nhiên, khu vực ngập mặn, bãi cỏ biển,…);
- Xác định các chồng chéo trong quy hoạch và các xung đột hiện có ở thời điểm
khải sát giữa các ngành, nghề;
- Xác định và phân tích vai trị của các bên có liên quan;
- Các nhu cầu không gian trong khai thác, sử dụng biển của cộng đồng và ưu
tiên giải quyết như thế nào;
9


- Trao đổi về kịch bản không gian biển: các kịch bản khác nhau, lựa chọn kịch
bản nào, đồng ý, bổ sung gì,...;
- Lựa chọn phương thức quản lý phù hợp với nhu cầu và điều kiện của cộng
đồng.
1.4.2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia:
Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, nội dung của gói thầu, đơn vị tư vấn đã áp
dụng phương pháp này thông qua tổ chức các hội nghị/hội thảo tham vấn chuyên gia
để tranh thủ kỹ năng, sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên gia liên quan đến hoạt động
dự ánn. Từ đó có thể định hướng và góp ý về mục tiêu, nội dung, giải pháp, nhận định
v.v trong suốt quá trình nghiên cứu từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng đề cương đến tổ
chức thực hiện, viết báo cáo và công bố kết quả quy hoạch ISP,... thông qua các hội
nghị, hội thảo tham vấn, góp ý kiến để đánh giá lại các kết luận đưa ra, đảm bảo các
kết luận sát với mục tiêu của dự án, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính kinh tế
và tính khả thi cao khi thực hiện ISP.
1.4.2.4. Phương pháp phân tích các bên liên quan

Do ISP có sự tham gia của các bên liên quan khác nhau (nuôi trồng thủy sản,
khai thác thủy sản, du lịch…). Phương pháp phân tích các bên liên quan được sử dụng
nhằm:
- Xác định các bên liên quan trong ISP; xác định vai trị/vị trí, tầm ảnh hưởng
của các bên liên quan khác nhau trong quy hoạch và sử dụng không gian vùng biển
ven bờ.
- Xác định các mối quan tâm của các bên liên quan gắn liền với các vấn đề mà
ISP tìm cách xác định trong quá trình xây dựng quy hoạch.
- Xác định các xung đột lợi ích giữa các bên liên quan có tác động đến việc quy
hoạch và tổ chức sử dụng không gian vùng biển ven bờ.
- Xác định việc xây dựng các mối liên hệ giữa các bên liên quan.
- Đánh giá những phương thức tham gia phù hợp của các bên liên quan khác
nhau vào các giai đoạn lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
1.4.2.5. Phương pháp xây dựng bản đồ:
- Kế thừa các bản đồ đã có (bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản
đồ rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành trong vùng quy hoạch ISP, thông tin về
kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng,…) làm căn cứ cho việc lập bản đồ hiện
trạng và bản đồ quy hoạch tổng hợp không gian vùng biển ven bờ.
- Kết hợp tài liệu đo đạc, khảo sát trực tiếp; sử dụng cơ sở dữ liệu GIS về không
gian được thiết lập thống nhất trong hệ thống thông tin địa lý.
- Sử dụng ảnh viễn thám: Đây là nguồn dữ liệu đảm bảo có phạm vi bao qt
được tồn bộ vùng ISP. Trước hết là xử lý ảnh viễn thám, sau đó kết hợp các thông tin

10


hỗ trợ từ các nguồn tư liệu trên sau đó được chuẩn hóa để tách thơng tin ảnh viễn
thám.
- Cơng cụ quản lý dữ liệu và xây dựng các bản đồ được sử dụng trong ISP là hệ
thống thông tin địa lý (GIS). Đây là công cụ kết hợp lồng ghép các phần cứng, phần

mềm và dữ liệu để lưu dữ, quản lý, phân tích và trình bày tất cả các dạng thông tin liên
quan. GIS cho phép chúng ta quan sát, giải thích, trình bày số liệu bằng hình ảnh, qua
đó thể hiện được mối quan hệ, thành phần, xu hướng dưới dạng các bản đồ.
- Sử dụng máy GPS để định vị và xác định địa điểm quy hoạch; Các phần mềm
chuyên dụng Mapinfor; Arcview; Microstation,...để lập bản đồ và xây dựng bản đồ
hiện trạng phân bố nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng quy
hoạch; bản đồ tổng hợp quy hoạch của các ngành liên quan trong vùng ISP của 05
huyện ven biển tỉnh Cà Mau; bản đồ xác định các chồng chéo/xung đột giữa các ngành
trong vùng quy hoạch; bản đồ các kịch bản về quy hoạch không gian vùng biển ven bờ
cho 05 huyện ven biển tỉnh Cà Mau; Bản đồ sử dụng không gian biển hiện tại và xu
hướng sử dụng không gian biển trong tương lai.
- Lập bản đồ nền số hóa cùng tỷ lệ 1/25.000để biểu diễn kết quả các hợp phần
đơn tính và chồng lớp thông tin từ các bản đồ chuyên, đề lập bản đồ phân vùng và tiến
hành ISP vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau.
1.4.2.6. Phương pháp quy hoạch không gian
Sử dụng quy trình 9 bước của dự án CRSD kết hợp tham khảo ‘Hướng dẫn quốc tế
về quy hoạch không gian biển: Tiếp cận từng bước dựa vào hệ sinh thái’ của IOCUNESCO (2009).
1.5. Sản phẩm quy hoạch:
(1) Báo cáo hiện trạng môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy
sản vùng quy hoạch ISP. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các loài động, thực
vật có giá trị trong vùng biển ven bờ của các huyện ven biển.
(2) Hệ thống bản đồ điều kiện tự nhiên (các yếu tố cơ bản), hiện trạng phân bố
tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng
quy hoạch ISP (tỷ lệ 1/250.000).
(3) Bản đồ tổng hợp quy hoạch của các ngành liên quan trong vùng ISP của 05
huyện ven biển tỉnh Cà Mau (tỷ lệ 1/250.000).
(4) Bản đồ các chồng chéo/xung đột giữa các ngành trong vùng quy hoạch ISP
của 05 huyện ven biển tỉnh Cà Mau (tỷ lệ 1/250.000).
(5) Báo cáo hiện trạng sử dụng không gian vùng quy hoạch ISP ở các huyện.
Đề xuất giải pháp giải quyết tình trạng xung đột giữa các bên liên quan.

(6) Báo cáo và bản đồ các kịch bản về quy hoạch không gian biển cho 05 huyện
ven biển tỉnh Cà Mau (tỷ lệ 1/250.000).
11


(7) Báo cáo tổng hợp về quy hoạch không gian biển ven bờ cho 05 huyện ven
biển tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (bao gồm kịch bản sử dụng
không gian biển; dự báo các nhu cầu sử dụng không gian biển của các hoạt động trong
tương lai, kế hoạch quản lý không gian biển vùng quy hoạch).
(8) Bản đồ sử dụng không gian biển hiện tại và xu hướng sử dụng không gian
biển trong tương lai. (tỷ lệ 1/250.000)
(9) Quyết định phê duyệt Kế hoạch quản lý không gian vùng biển ven bờ cho
05 huyện ven biển tỉnh Cà Mau.

12


PHẦN II
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH KHÔNG GIAN
VÙNG BIỂN VEN BỜ CHO 05 HUYỆN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU
2.1. Điều kiện tự nhiên, nguồn lợi
2.1.1. Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 8030’ vĩ độ Bắc, điểm cực Bắc 9033’ vĩ Bắc, điểm
cực Đông 105024' kinh Đông và điểm cực Tây 104043' kinh Đông. Các hướng tiếp
giáp bao gồm:
– Phía Bắc:

giáp tỉnh Kiên Giang


– Phía Đơng Bắc:

giáp tỉnh Bạc Liêu

– Phía Nam và Đơng Nam: giáp Biển Đơng
– Phía Tây:

giáp Biển Tây

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 522.144 ha, bằng 13,13% diện tích vùng đồng bằng
sơng Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh được chia thành 09 đơn vị hành
chính gồm 8 huyện và 1 thành phố, với 82 xã, 10 phường và 9 thị trấn. Ngồi phần đất
liền, Cà Mau cịn có các cụm đảo là Hịn Khoai, Hịn Chuối, Hịn Bng và Hịn Đá
Bạc với tổng diện tích khoảng 05 km2.
Là tỉnh duy nhất trong cả nước có cả bờ biển Đông (107 km) và bờ biển Tây
(147 km) với tổng chiều dài bờ biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước.
Diện tích vùng biển rộng trên 71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái
Lan, Malaysia và Indonesia.
Biển Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đơng Nam Á nên có nhiều
thuận lợi trong giao lưu, hợp tác và phát triển kinh tế biển như khai thác, đánh bắt hải
sản, buôn bán sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp với các tỉnh khác, các
nước trong khu vực và thế giới.
2.1.2. Địa chất
Đất Cà Mau được hình thành trên các trầm tích trẻ tuổi Holocene, bao gồm:
+ Trầm tích sơng hoặc sơng biển hỗn hợp tuổi Holocene thượng, chiếm
khoảng 34% diện tích tự nhiên thuộc đồng bằng ven biển trung bình thấp.
+ Trầm tích sơng – đầm lầy tuổi Holocene thượng chiếm khoảng 12% diện tích tự
nhiên.
+ Trầm tích biển – đầm lầy tuổi Holocene thượng chiếm khoảng 13% diện tích tự
nhiên.

+ Trầm tích biển tuổi Holocene thượng chiếm khoảng 36% diện tích tự nhiên.
13


+ Trầm tích đầm lầy tuổi Holocene thượng chiếm khoảng 2% diện tích (đất than
bùn).
Chính vì vậy, đất đai trong tồn tỉnh Cà Mau đều là những vùng trầm tích trẻ
có nền địa chất cơng trình vào loại yếu và rất yếu dễ bị sụt lún, sạt lở.
2.1.3. Địa hình
Bán đảo Cà Mau là vùng bồi tụ từ phù sa, hình thành các dải đất cao ven các
sơng rạch lớn, ven bờ biển. Có nhiều bãi bồi tiếp giáp với biển, ở ven biển có rừng
ngập mặn.
Nhìn chung địa hình tỉnh Cà Mau thuộc địa hình tương đối bằng phẳng và thấp,
trong đất liền khơng có núi đá (ngồi biển có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ
biến từ 0,5 – 1,0 m so với mực nước biển. Nếu giữ nguyên độ cao tự nhiên chỉ phù hợp
cho các loại cây, con chịu ngập nước, như: rừng ngập mặn, lúa nước, nuôi thủy sản.
Việc trồng cây ăn trái, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơng trình dân dụng, khu dân
cư địi hỏi chi phí tơn cao mặt bằng rất lớn.
Phía Bắc có địa hình thấp (trung bình từ 0,2 - 0,5 m) thuận lợi cho việc tận dụng
trữ lượng nước mưa để sản xuất nông nghiệp nhưng cũng tạo thành những vùng trũng
đọng nước chua phèn gây khó khăn cho canh tác nơng nghiệp.
Phía Nam có địa hình cao hơn (trung bình từ 0,2 - 0,8 m), do có những giồng cát
biển khơng liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển, hướng nghiêng thấp dần
từ biển vào nội địa.
Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh cịn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch
chằng chịt, đây cũng là lợi thế về giao thông đường thủy nhưng là hạn chế rất lớn đối
với phát triển giao thông đường bộ. Đồng thời, phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng
đất ngập nước ven biển, nền đất yếu nên việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
và xây dựng dân dụng rất tốn kém do yêu cầu xử lý nền móng phức tạp; tính ổn định
của các cơng trình xây dựng bị hạn chế, thường bị lún nền. Đây cũng là những trở ngại

cho chương trình phát triển đơ thị của tỉnh (hạn chế khả năng phát triển khu đô thị cao
tầng, tốn kém nhiều trong đầu tư xây dựng hạ tầng đơ thị,…).
2.1.4. Khí hậu, thủy văn
2.1.4.1. Khí hậu
a. Nhiệt độ
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
với nền nhiệt cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long.
Nhiệt độ trung bình năm 2013 là 27,80C năm 2015 là 28oC, nhiệt độ trung bình cao
nhất trong năm vào tháng 5 là 29,70C; nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào
tháng 1là 25,70C.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng Việt Nam năm 2012
đánh giá khí hậu Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng những năm gần đây
14


×