Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Router ADSL - Thêm lựa chọn mới doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.82 KB, 3 trang )

Router ADSL - Thêm lựa chọn mới
Allied Telesyn AT-ARW256E

AT-ARW256E là phiên bản tiếp theo của AT-AR256E bổ sung chức năng Wi-Fi
chuẩn 11g/b, mã hóa WPA/WEP64/128bit và chuẩn xác thực 802.1x, kiểu dáng
không có gì khác biệt lắm, chỉ có thêm 1 ăn-ten tháo lắp được và 1 cổng USB cho
Ethernet. Về tính năng chung, cả 2 sản phẩm đều rất giống nhau (tham khảo
TGVT A 03/2005, trang 58). AT-ARW256E có giao diện người dùng hỗ trợ 2
cách thiết lập ADSL: Mặc định, trình cài đặt cơ bản (Basic) cho phép chọn chức
năng bảo mật NAT và Firewall (chế độ mã hóa sẽ do người dùng thiết lập). Trong
khi đó, trình cài đặt tự động (Wizard) thì quan tâm đến chế độ bảo mật không dây
hơn (NAT và Firewall sẽ do người dùng thiết lập) nghĩa là chế độ mã hóa không
dây được router “nhắc nhở” ngay sau khi cập nhật thông tin của nhà cung cấp dịch
vụ ADSL. Mặc định, router hỗ trợ mã hóa WEP128bit với tùy chọn chuỗi mã hóa
do router tự tạo hoặc theo cách riêng tùy người dùng.

Kết quả thử nghiệm AT-ARW256E trên đường ADSL ở chế độ mặc định cho kết
nối tốt. Thử nghiệm chế độ không dây giữa AT-ARW256E với USB card AT-
WCU200G/EU và PCI card AT-WCP200G cho tốc độ khá cao: với USB card tốc
độ tải xuống/lên ở chế độ mã hóa WPA tương ứng 17,858/18,942Mbps; mã hóa
WEP128bit 18,234/19,175Mbps nhưng kết nối bị chập chờn; Với PCI card thì kết
nối rất ổn định, không bị đứt kết nối trong suốt quá trình thử nghiệm nhưng tốc độ
thấp hơn so với USB card; tốc độ tải xuống/lên ở chế độ mã hóa WPA tương ứng
16,519/18,047Mbps; mã hóa WEP128bit 17,018/17,984Mbps.

Hiện tại, tiện ích của AT-WCP200G đã tương thích với Windows XP+SP2 trong
khi CardBus card AT-WCC200G vẫn như cũ (TGVT A 12/2004, trang 70).

Sản phẩm được thử nghiệm với kết quả tốt, tốc độ truy cập không dây cao. Tài liệu
hướng dẫn chi tiết, giao diện dễ sử dụng thích ứng cho nhu cầu doanh nghiệp.


Billion BIPAC 5102

BIPAC 5102 là bộ sản phẩm mới của hãng Billion (Đài Loan) tương thích với
chuẩn ADSL2/2+, có giao diện người dùng rất dễ sử dụng, trình cài đặt tự động
cho phép cài đặt chi tiết từng bước. Thiết bị hỗ trợ 2 chế độ hoạt động là router,
bridge thích ứng cho từng nhu cầu của người dùng. Billion cũng rất chú trọng đến
khả năng bảo mật của thiết bị: ở chế độ mặc định, các cổng 21, 23 và 80 được mở
nhưng nếu người dùng không có nhu cầu sử dụng thì có thể khóa các chức năng
Telnet/FTP/Web, cũng như các chức năngTFTP/SNMP và Ping trong trình
“Internet Security”.

Tương tự như các thiết bị khác, BIPAC 5102 hỗ trợ dịch vụ DNS động, VPN pass-
through, UPnP và quản lý từ xa qua Telnet, FTP và web.

Thử nghiệm BIPAC 5102 cho thiết lập nhanh chóng, kết nối tốt. Sản phẩm có kích
thước nhỏ gọn, thích hợp với văn phòng nhỏ và gia đình chưa có yêu cầu cao về
tính năng, yêu thích kiểu dáng nhỏ gọn.

DrayTek Vigor2500V tích hợp VoIP

Lâu nay, ít nhiều người dùng mạng đã từng nghe nói đến chức năng bảo mật cao
cấp trên các thiết bị của DrayTek. Nhưng điểm nhấn của sản phẩm DrayTek kỳ
này lại là chức năng VoIP (tham khảo bài viết “Router băng rộng: Đa dạng hóa
người dùng” trang 72 trong tháng này). Vigor2500V có kiểu dáng được cải tiến
hoàn toàn so với thiết bị cùng họ Vigor2500 và Vigor2500We (TGVT A 12/2003,
trang 60), với vỏ bọc kim loại nhũ bạc, mặt trước có hệ thống đèn LED ứng với
từng chức năng, phía trên là tên model và logo DrayTek rất nổi bật, 4 “gợn sóng”
mỹ thuật giấu khéo léo các lỗ thông khí cho thiết bị.

DrayTek Vigor2500V tích hợp VoIP, tường lửa phòng chống tấn công.


Ngoài khả năng kết nối DSL, ưu điểm nổi bật của sản phẩm là VoIP. Tuy nó chỉ
có 1 cổng “phone” dành cho điện thoại bàn nhưng bạn vẫn có thể thiết lập cuộc
gọi theo 2 hướng: qua VoIP hoặc qua PSTN như thông thường. Điểm đặt biệt của
Vigor2500V là cho phép thiết lập dự phòng (back up) số điện thoại (máy để bàn
hay di động) cho trường hợp gọi đến IP hoặc qua dịch vụ miễn phí mà không có
người nhấc máy thì Vigor2500V sẽ tự động chuyển cuộc gọi đến số máy này.
Trong trường hợp mất điện, tín hiệu ADSL “liệt” thì cuộc gọi theo cách thông
thường vẫn được đảm bảo. Nhưng bạn cũng nên cẩn thận vì trong trường hợp này
bạn phải trả tiền cước điện thoại đường dài đấy!

×