Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Tài Liệu GDĐP Lạng sơn- đủ các Chủ đề 1-9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.55 KB, 50 trang )

Ngày soạn:……./ ……./20….
Ngày giảng:……./ ……./20….
Tiết 1,2,3: CHỦ ĐỀ 1 - TRUYỀN THUYẾT XỨ LẠNG
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như cốt truyện, nhân vật, cốt lõi
lịch sử, yếu tố kì ảo… qua một truyền thuyết tiêu biểu của Lạng Sơn.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực ngôn ngữ: đọc hiểu được nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn
của truyền thuyết; viết được đoạn văn biểu cảm đúng quy trình và có kết hợp các
phương thức biểu đạt; kể lại được truyền thuyết đã học một cách tự tin, mạch lạc;
nghe hiểu với thái độ phù hợp.
+ Năng lực văn học: biết cách đọc truyền thuyết; nhận biết và phân tích được tác
dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với thể loại truyền
thuyết; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ của truyền
thuyết.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn, lưu truyền những truyền thuyết của
địa phương.
- Có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức giáo viên cần nắm
- Đặc trưng truyện: cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật.
- Đặc điểm thể loại truyền thuyết.
- Đặc điểm truyền thuyết Lạng Sơn.
2. Thiết bị, vật liệu
- Máy vi tính, máy chiếu, ti vi.
- Phiếu học tập.


- Tranh ảnh minh họa.
- Bảng phụ.
3. Học liệu
Sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn, lớp 6; Truyện cổ xứ Lạng
(Nguyễn Duy Bắc, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998); Tài liệu tập huấn giáo viên
môn Ngữ văn, lớp 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

1


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục đích
- Khơi gợi học sinh nhớ lại những kiến thức đã biết.
- Tạo hứng thú, nảy sinh nhu cầu được trải nghiệm của học sinh đối với bài mới.
Phương pháp tiến hành
Học sinh quan sát hình ảnh giáo trong tài liệu, trả lời câu hỏi:
Đây là hình ảnh về lễ hội nào? Em biết gì về lễ hội đó? Lễ hội này có liên quan
đến truyền thuyết nào?
Kết quả cần đạt
- Hoạt động khởi động nhẹ nhàng, hấp dẫn, giúp học sinh vận dụng được vốn
sống, vốn hiểu biết của bản thân, sẵn sàng tiếp nhận tri thức mới trong bài học.
- Giúp học sinh định hướng được chủ đề bài học.
Lưu ý
- Hình thức khởi động nêu trong tài liệu chỉ là một gợi ý, giáo viên không bắt
buộc phải tuân thủ.
- Một số hình thức khởi động khác:
+ Sử dụng hình ảnh khác.
+ Sử dụng video hoặc văn bản thông tin về Lễ hội Phài Lừa, xã Hồng Phong,
huyện

Bình
Gia.
Link
video
tham
khảo:
/>+ Khởi động bằng trải nghiệm lễ hội của học sinh.
- Sau phần Khởi động, giáo viên cần có dẫn dắt và bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2 - HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Chuẩn bị đọc truyền thuyết
Mục đích
- Gợi nhắc HS nhớ lại những kiến thức về thể loại truyền thuyết.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức về truyền thuyết Lạng Sơn.
- Chuẩn bị tâm thế để học sinh đọc hiểu văn bản trên nền tảng hiểu biết, vốn
sống, trải nghiệm, cảm xúc của chính các em.
Phương pháp tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc Tài liệu địa phương tỉnh Lạng Sơn, lớp 6, mục Em có biết
và những điều cần lưu ý trước khi đọc văn bản, kết hợp với việc nhớ lại các kiến thức
đã học, làm việc theo cặp đôi để trả lời câu hỏi:
+ Truyền thuyết là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của truyền thuyết.
+ Truyền thuyết Lạng Sơn gồm mấy nhóm?
+ Em biết gì về tín ngưỡng thờ nước ở Lạng Sơn?
+ Ngồi truyền thuyết “Sự tích hội Bưa Lừa” em có biết câu chuyện nào cũng
thể hiện tín ngưỡng thờ nước của cư dân nơng nghiệp ở Lạng Sơn không?
- Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau.
- GV quan sát và trợ giúp các cặp.


- Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- HS lắng nghe giáo viên thuyết giảng các kiến thức bổ sung (về truyền thuyết

về các vị thần tự nhiên ở Lạng Sơn, về tín ngưỡng thờ rắn của cư dân nông nghiệp
Lạng Sơn).
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt
kiến thức.
Kết quả cần đạt
HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
* Truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến
lịch sử, thơng qua sự tưởng tượng, hư cấu.
- Thường kể lại cuộc đời và chiến cơng của nhân vật lịch sử hoặc giải thích
nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
- Truyền thuyết thường gồm có ba phần gắn với cuộc đời nhân vật chính: hồn
cảnh xuất hiện và thân thế, chiến cơng phi thường, kết cục.
* Truyền thuyết Lạng Sơn
- Truyền thuyết Lạng Sơn mang những đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết
nói chung.
- Căn cứ vào nhân vật chính của truyện, có thể chia truyền thuyết Lạng Sơn
thành hai nhóm: nhóm truyền thuyết về các vị thần tự nhiên; nhóm truyền thuyết về
anh hùng chống ngoại xâm.
* Truyền thuyết “Sự tích hội Bưa Lừa”
- Thuộc nhóm truyền thuyết về các vị thần tự nhiên. Nhóm truyền thuyết này
được hình thành từ q trình truyền thuyết hố thần thoại. Bởi vậy, các mảnh vụn của
thần thoại vẫn còn lưu dấu vết khá đậm trong nhóm truyền thuyết này. Tuy nhiên,
chúng có đầy đủ đặc điểm của một truyền thuyết.
- Truyền thuyết này gắn với tín ngưỡng thờ nước của cư dân nơng nghiệp Lạng
Sơn. Giống như dân tộc Việt ở vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, các dân tộc
người thiểu số Tày, Nùng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác cây lúa và
một số hoa màu khác. Họ rất coi trọng từng thửa ruộng, mảnh vườn của mình và nghề
nơng. Trong sản xuất nơng nghiệp và trồng cây lúa, yếu tố nước là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu. Nước làm cho con người sợ hãi khi lũ lụt, và nước giúp

nhà nông cấy cày, sản xuất trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế đồng bào Tày, Nùng xứ
Lạng lưu giữ cho mình khá nhiều những truyền thuyết phản ánh tính cầu nước để
phục vụ sản xuất nơng nghiệp như: Ơng Cộc, Ơng Dài, Sự tích lễ hội đình Vằng
Khắc, Động Song Tiên và Giếng Tiên.
Lưu ý
Ngồi phương pháp nêu trên, GV có thể vận dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy
học khác như:


Hoạt động 2.2. Đọc truyền thuyết
Mục đích
Giúp học sinh:
- Biết cách đọc trôi chảy, diễn cảm một truyền thuyết.
- Ghi nhớ được nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu trong q trình đọc.
- Hiểu các từ được chú thích.
Phương pháp tiến hành
- GV hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản.
+ Giọng đọc chung: chậm rãi, tự nhiên.
+ Giọng đọc riêng đối với một số đoạn: đoạn kéo lưới được quả trứng: ngạc
nhiên, hồi hộp; đoạn em trai rắn bị thuồng luồng bắt: buồn bã; đoạn rắn tiêu diệt
thuồng luồng: mạnh mẽ, dứt khoát.
- GV đọc mẫu một đoạn, mời học sinh đọc đoạn còn lại.
Kết quả cần đạt
- Học sinh nắm được cách đọc một truyền thuyết.
- Hiểu các từ ngữ được chú thích.
- Nhớ các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Hoạt động 2.3. Trả lời câu hỏi sau khi đọc truyền thuyết
Mục đích
- Nắm được các yếu tố cốt truyện, nhân vật, cốt lõi lịch sử, tư tưởng, tình cảm
của nhân dân thể hiện trong câu chuyện.

- Chỉ ra và nêu được hiệu quả của các yếu tố hoang đường, kì ảo trong câu
chuyện.
Phương pháp tiến hành
Giáo viên tổ chức các hoạt động giúp học sinh lần lượt trả lời được các câu hỏi
nêu trong tài liệu.
- Câu hỏi 1:
+ GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, yêu cầu HS tìm, sắp xếp đúng theo trình
tự các sự việc xuất hiện trong truyện ‘Sự tích hội Bưa Lừa”.
+ HS thực hiện trên phiếu học tập/ thẻ học tập/ viết trên bảng/ sắp xếp lại sơ đồ
giáo viên trình chiếu.
- Câu hỏi 2:
+ GV nên câu hỏi, gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung đến khi đầy đủ.
+ GV cho HS xem tranh/ trình chiếu hình ảnh, video về các địa danh đó và diễn
giải thêm.
Câu hỏi 3:
Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn theo kĩ thuật “Khăn trải
bàn”.
- Câu hỏi 4:
+ Đây là câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi.
+ GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời, GV chốt nội dung cần đạt.


Kết quả cần đạt
* Học sinh nắm vững các nội dung sau:
- Cốt truyện:
+ Hai vợ chồng người đánh cá đã già mà vẫn chưa có con;
+ Người vợ bị sét đánh trúng mạng sườn, từ đó mang thai.
+ Một lần đi đánh cá, họ kéo lưới nhiều lần đều vớt được một quả trứng có màu
đỏ. Họ đem về cho gà ấp. Trứng nở ra một con rắn có mào đỏ trên đầu. Họ nhận rắn
làm con.

+ Người vợ sinh hạ được một đứa con trai. Rắn và cậu em quấn quýt bên nhau.
+ Một lần hai anh em ra sông tắm, cậu em bị thuồng luồng bắt mất khiến cả gia
đình buồn bã.
+ Rắn lớn nhanh như thổi và ăn khỏe đến mức khiến gia đình kiệt quệ. Rắn cịn
bị dân làng xua đuổi vì nghĩ rắn chính là thuồng luồng dưới sông bấy lâu nay gây hại
cho dân làng.
+ Rắn vùng xuống sông tiêu diệt hết thuồng luồng rồi tạm biệt cha mẹ ra đi, hẹn
ba năm về thăm một lần.
+ Từ đó, dân làng khơng bị thuồng luồng gây hại nữa.
+ Biết ơn ông bà đánh cá và rắn, khi ông bà qua đời, dân làng đã lập đình thờ
cúng và tổ chức lễ hội Bưa lừa đón rước rắn về thăm cha mẹ.
- Cốt lõi lịch sử được phản ánh trong câu chuyện:
+ Các địa danh ở huyện Bình Gia.
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân với các lực lượng tự nhiên: thiên tai, ác thú.
- Yếu tố hoang đường, kì ảo và tác dụng của các yếu tố đó:
+ Hai vợ chồng kéo lưới nhiều lần cùng vớt được một quả trứng.
+ Rắn biết nói, ăn khỏe, lớn nhanh như thổi, dài và to như cột nhà, mào như quạt
nan đỏ rực.
+ Rắn biết vui, buồn, hứa hẹn.
+ Hình ảnh thuồng luồng.
- Tình cảm, khát vọng của nhân dân:
+ Biết ơn những người đã có cơng bảo vệ cộng đồng.
+ Khát vọng chế ngự thiên nhiên để có cuộc sống bình n, no ấm.
* HS hứng thú tìm hiểu thêm các truyền thuyết khác của quê hương.
HOẠT ĐỘNG 3 – LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH
Mục đích
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm, kĩ năng kể chuyện, kĩ năng lắng nghe và
phản hồi.
Phương pháp tiến hành
- Viết đoạn: HS thực hiện trước ở nhà; GV chụp ảnh/ phô tô đoạn văn của một

số học sinh có năng lực bộ mơn khác nhau; GV chiếu/ phát cho HS đọc bài của bạn;
HS đọc, nhận xét ưu điểm, hạn chế trong bài làm của bạn, nêu cách khắc phục hạn
chế; GV nhận xét, chốt yêu cầu cần đạt.


- Kể chuyện, lắng nghe, nhận xét cách kể chuyện của bạn: GV tổ chức cho HS
thi kể chuyện theo tổ, lập Ban giám khảo để nhận xét, đánh giá, chấm điểm cho thí
sinh; GV nhận xét ưu điểm, hạn chế của hoạt động.
Kết quả cần đạt
- Học sinh viết được đoạn văn biểu cảm đúng hình thức, nội dung thể hiện được
cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật trong truyện.
- Học sinh kể lại được “Sự tích hội Bưa Lừa” sinh động, hấp dẫn.
- Học sinh biết lắng nghe, phản hồi thân thiện, tích cực.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục đích
Giúp HS tự học ngồi giờ lên lớp, tăng cường kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; mở
rộng vốn hiểu biết về truyền thuyết địa phương; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa tinh thần của quê hương.
Phương pháp tiến hành.
Giáo viên khuyến khích học sinh học nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm thực
hiện một nhiệm vụ, sau đó trao đổi, bổ sung, thống nhất.
Kết quả cần đạt.
Học sinh biết thêm ít nhất một truyền thuyết của Lạng Sơn ngồi truyền thuyết
đã học, có kĩ năng tự đọc hiểu truyền thuyết đó.
Lưu ý.
- Có thể thay thế các yêu cầu trong tài liệu bằng các yêu cầu khác, miễn sao đáp
ứng được mục đích của hoạt động này.
- Không nên yêu cầu một HS thực hiện cùng lúc nhiều bài tập, gây áp lực cho
HS.
IV. GỢI Ý KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC CHỦ ĐỀ

1. Hình thức:
Kiểm tra thường xuyên bằng hình thức vấn đáp.
2. Nội dung:
Học sinh trình bày hiểu biết về bài học hoặc về truyền thuyết các em sưu tầm
được.
3. Tiêu chí (Đạt/Chưa đạt):
Đối với u cầu trình bày hiểu biết về bài học:
Tiêu chí.
Em có nêu được khái niệm truyền thuyết và việc phân loại
truyền thuyết của Lạng Sơn khơng?
Em có tóm tắt được truyền thuyết “Sự tích hội Bưa Lừa” khơng?
Em có nêu được cốt lõi lịch sử và các yếu tố hoang đương, kì ảo
trong truyền thuyết “Sự tích hội Bưa Lừa” không?

Đạt

Chưa
đạt


Em có hiểu giá trị tư tưởng, tình cảm gửi gắm trong truyền
thuyết “Sự tích hội Bưa Lừa” khơng?
Em có trình bày được rõ ràng, tự tin, thuyết phục, những hiểu
biết của bản thân về truyền thuyết “Sự tích hội Bưa Lừa”
không?
Đối với yêu cầu hiểu biết về truyền thuyết tự sưu tầm:
Tiêu chí
Em có kể tên được một số truyền thuyết khác của Lạng Sơn
khơng?
Em có kể lại được một trong các truyền thuyết em đã kể tên

khơng?
Em có chỉ ra được cốt lõi lịch sử và các yếu tố hoang đường, kì
ảo trong truyền thuyết em vừa kể khơng?
Em có hiểu giá trị tư tưởng, tình cảm gửi gắm trong trong truyền
thuyết em vừa kể khơng?
Em có trình bày được rõ ràng, tự tin, thuyết phục, những hiểu
biết của bản thân về các nội dung được hỏi không?

Đạt

Chưa
đạt


Ngày soạn:……./ ……./20….
Ngày giảng:……./ ……./20….
CHỦ ĐỀ 2 - CÁC THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG CỦA LẠNG SƠN
Chuyên đề 2: Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn nằm trong Tài
liệu giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn. Chuyên đề gồm 02 tiết, trong đó giới thiệu về
các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn. Để dạy, hướng dẫn học sinh về
chuyên đề này, giáo viên tham khảo một số vấn đề cốt lõi dưới đây.
I. Hướng dẫn thực hiện từng phần trong chuyên đề
1. Xác định mục tiêu
Đối với học sinh lớp 6 mức độ hiểu biết về âm nhạc truyền thống chưa nhiều,
chưa sâu, vì vậy giáo viên cần bám sát yêu cầu cần đạt của chuyên đề để không quá
sa đà vào cung cấp, giải thích kiến thức âm nhạc truyền thống, gây nên tiết học nặng
nề và không hiệu quả.
Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số làn điệu âm nhạc dân gian của các dân tộc phổ biến ở
Lạng Sơn.

- Nhận diện được một số loại hình âm nhạc truyền thống của các dân tộc Lạng
Sơn qua hình ảnh, âm thanh và video.
- Có ý thức tuyên truyền, gìn giữ và phát triển những loại hình âm nhạc truyền
thống của Lạng Sơn.
2. Xây dựng tiến trình dạy học
Chuyên đề này được xây dựng các hoạt động lần lượt cho từng phần: Khởi
động/Mở đầu; Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới; Luyện
tập/Thực hành; Vận dụng.
Khởi động/Mở đầu:
- Trong phần này nhằm gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề
các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn; giúp tạo ra sự kết nối giữa người
học và vấn đề học tập, tạo hứng thú, nảy sinh nhu cầu được trải nghiệm của học sinh
đối với bài mới.
- Cách tiến hành: Để thực hiện hoạt động khởi động, giáo viên có thể đưa ra
nhiều hình thức khác nhau như:
+ Cách 1: Đặt câu hỏi gợi mở; mời học sinh hát trực tiếp một đoạn hoặc một
bài hát thuộc các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn.
+ Cách 2: Giáo viên hát trực tiếp, hoặc cho học sinh nghe/nhìn âm thanh, hình
ảnh qua video clip các bài thuộc một trong các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng
Sơn. Sau đó đặt các câu hỏi gợi mở để hướng học sinh vào bài học.
- Ví dụ: Hoạt động khởi động của chuyên đề này trong tài liệu được triển khai
như sau:



* Lưu ý: Tùy điều kiện, tình hình thực tiễn của nhà trường, đặc điểm học sinh
mà giáo viên có thể thiết kế phần khởi động cho phù hợp, mang lại hiệu quả.
Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới:
Phần này giúp học sinh biết, nhận diện được các thể loại âm nhạc truyền thống
phổ biến, tiêu biểu của Lạng Sơn như: Hát Sli của người Nùng, hát Lượn của người

Tày, hát Then của người Tày, Nùng và hát Páo Dung của người Dao tỉnh Lạng Sơn.
* Tổ chức thực hiện:
- Phương án 1:
+ Đối với từng mục trong phần khám phá giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu thông tin bằng cách mời một học sinh đọc to, rõ ràng thông tin, cả lớp lắng nghe.
Sau khi đọc thông tin, giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ những cảm nhận, nhận biết
của mình về từng thể loại âm nhạc đó.
+ Giáo viên mời đại diện một vài học sinh trả lời. Khen ngợi các em học sinh
trả lời đúng, hay, chỉnh sửa bổ sung nếu câu trả lời còn thiếu.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh cùng thảo luận, trao đổi trong nhóm các câu hỏi
trong tài liệu.
+ Giáo viên mời đại diện các nhóm trả lời.
+ Giáo viên tổng hợp câu trả lời của học sinh và chốt vấn đề từng nội dung.
Sau đó cho học sinh nghe/nhìn âm thanh về bài hát thuộc thể loại âm nhạc đang đề
cập đến.
- Phương án 2:
+ Giáo viên giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu nội dung của hát Sli, hát
Lượn, hát Then và hát Páo Dung trước ở nhà. Đến lớp, giáo viên cho các nhóm học
sinh trình bày phần tìm hiểu của mình với nội dung được phân cơng. Học sinh tự
chọn cách trình bày bằng nhiều hình thức (Sơ đồ, thuyết trình, tranh ảnh mơ tả…).
Nhóm 1: Hát Sli
Nhóm 2: Hát Lượn
Nhóm 3: Hát Then
Nhóm 4: Hát Páo Dung
+ Học sinh lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhau.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá chốt vấn đề từng nội dung. Đồng thời cho học
sinh nghe/nhìn âm thanh về bài hát thuộc thể loại âm nhạc truyền thống đang đề cập
đến. * Lưu ý:
- Ở mỗi một nội dung đều có mục Em có biết để mở rộng thơng tin cung cấp
cho học sinh.

- Giáo viên có thể tổ chức thực hiện những cách khác nhau làm sao cung cấp
được thông tin bài học, tạo sự hấp dẫn, mới mẻ đối với học sinh.


Luyện tập/Thực hành: Phần này thiết kế hoạt động trải
nghiệm để củng cố, rèn luyện kĩ năng, học sinh có thực tế về các thể
loại âm nhạc truyền thông của quê hương.
- Tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ của buổi trải nghiệm để học sinh biết
được tinh thần học tập thông qua buổi trải nghiệm.
+ Sau đó xây dựng kế hoạch trải nghiệm một cách cụ thể để trình BGH, tổ bộ
mơn,… nhận sự góp ý và sự đồng ý triển khai kế hoạch của BGH.
+ Tổ chức trải nghiệm theo kế hoạch:
Trong phần này giáo viên đóng vai trị quan trọng trong cơng tác tổ chức, định
hướng kịch bản trải nghiệm để chương trình trải nghiệm đi đúng hướng, khơng bị lan
man, khơng đạt được mục đích.
- Lưu ý: Tùy từng địa phương giáo viên xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho
học sinh để phù hợp, thuận tiện từ địa điểm, phương tiện, nội dung.
Ví dụ:
(1) Trường của GV đóng ở thành phố Lạng Sơn hay các trường ven thành phố
như Quảng Lạc, Hồng Đồng, Mai Pha, giáo viên có thể xây dựng kế hoạch với nội
dung tìm hiểu về các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn tại Trung tâm Văn
hóa Nghệ thuật tỉnh, hoặc tại Hội bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn, hoặc gặp gỡ nghệ sĩ,
nghệ nhân...
(2) Trường của giáo viên ở các huyện thì liên hệ với Trung tâm văn hóa các
huyện để được gợi ý về địa điểm, nhân vật, nội dung trải nghiệm cho phù hợp (Ví dụ:
Văn Quan thì tìm hiểu Lượn Slương của người Tày, Cao Lộc tìm hiểu về hát Sli của
người Nùng, hát Páo Dung của dân tộc Dao vùng Cơng Sơn, Mẫu Sơn; các huyện
khác thì tìm hiểu về hát Then),…
Vận dụng:

Giao cho học sinh sưu tầm và tập thể hiện các bài hát dân ca của địa phương
nơi các em sinh sống.
Đối với phần này, giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh như sau:
+ Sưu tầm các bài hát dân ca của tỉnh Lạng Sơn hay của quê hương nơi mình
sinh sống.
+ Tập hát một số bài dân ca, có thể là bài hát đã được các nghệ sĩ, nghệ nhân
dạy trong chương trình hoạt động trải nghiệm.
+ Có thể tập cá nhân, đơi hoặc nhóm học sinh.


II. Gợi ý về kiểm tra đánh giá
- Về nội dung: Học sinh có thể lựa chọn một trong các nội dung sau để được
tham gia đánh giá.
+ Trình bày hiểu biết của mình về các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng
Sơn thơng qua việc thuyết trình trên lớp.
+ Biểu diễn một tiết mục thuộc một trong các thể loại âm nhạc truyền thống đã học.
- Về hình thức: Học sinh được kiểm tra, đánh giá theo hình thức cá nhân/đơi
bạn/nhóm.
- Đánh giá học sinh theo 2 mức độ:
+ Đạt yêu cầu: Học sinh thực hiện được các yêu cầu học tập; có biểu hiện cụ
thể về các năng lực đặc thù: năng lực thể hiện âm nhạc, năng lực cảm thụ, hiểu biết
âm nhạc, năng lực vận dụng sáng tạo âm nhạc.
+ Chưa đạt yêu cầu: Học sinh chưa thực hiện được các yêu cầu học tập; chưa
có biểu hiện cụ thể các năng lực đặc thù: năng lực thể hiện âm nhạc, năng lực cảm
thụ, hiểu biết âm nhạc, năng lực vận dụng sáng tạo âm nhạc.
III. Gợi ý tìm file âm thanh, hình ảnh, video clip liên quan đến chuyên đề
- Một trong những khó khăn khi thực hiện chun đề này đó là tìm các file âm
thanh, video clip các bài hát thuộc thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn để giới
thiệu trực quan cho học sinh. Đối với hát Sli, hát Then thì hiện nay trên các phương tiện
thơng tin đại chúng (mạng Internet) rất nhiều, còn hát Lượn, Páo Dung rất ít. Qua tìm

hiểu, chúng tơi biết rằng, đối với hát Lượn, đặc biệt là Lượn Slương thì tại huyện Văn
Quan đang có nhiều hoạt động thiết thực để gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của làn
điệu này như: hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ dân ca; khuyến khích, động viên các nghệ
nhân, người cao tuổi phát huy làn điệu này qua các hội diễn, sự kiện của địa phương .
Còn đối với hát Páo Dung thì hiện nay ở xã Vĩnh Tiến, huyện Tràng Định, với 95% dân
số là dân tộc Dao, do vậy người Dao nơi đây vẫn còn lưu giữ được rất nhiều nét văn
hóa độc đáo, từ tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán đến các làn điệu dân ca
truyền thống,trong đó, nổi bật là làn điệu Páo dung. Hay tại xã Công Sơn, huyện Cao
Lộc, tháng 10/2020 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai giảng lớp truyền dạy
Hát Páo Dung của dân tộc Dao cho nhân dân và học sinh trên địa bàn xã… Vì vậy, giáo
viên ở các huyện trên tích cực hỗ trợ các giáo viên khác để xin các tư liệu về âm thanh,
hình ảnh (nếu có).
- Một số đường link các làn điệu âm nhạc dân gian của Lạng Sơn tham khảo:
1. />UkyCYw82eSxmx_koBJv9j 2. />v=9eRSAn6uJaw&list=PLdowhWvSurNL
UkyCYw82eSxmx_koBJv9j&index=14 3. />v=W_fSJ8Xl3A&list=PLdowhWvSurNLU
kyCYw82eSxmx_koBJv9j&index=9
4. />5. />

Q&index=3


Ngày soạn:……./ ……./20….
Ngày giảng:……./ ……./20….
CHỦ ĐỀ 3 - TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC LẠNG SƠN
Chủ đề thuộc lĩnh vực văn hóa-lịch sử, dự kiến thời lượng dạy trong 02 tiết.
Chủ đề giới thiệu đặc sắc của một số trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn gồm: trang phục dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mơng đen. Để dạy, hướng dẫn
học sinh tìm hiểu chủ đề này, giáo viên tham khảo một số định hướng về phương pháp
dạy học dưới đây:
I. Hướng dẫn thực hiện từng phần trong của chủ đề

1. Xác định mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh sẽ:
- Nhận biết được trang phục truyền thống của một số dân tộc ở Lạng Sơn (Tày,
Nùng, Dao, Mông...) qua kiểu dáng, hoa văn, màu sắc… trên trang phục của các dân
tộc đó.
- Giới thiệu được về trang phục truyền thống của dân tộc em hoặc một dân tộc
thiểu số khác của địa phương em.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của trang phục dân tộc, có ý thức trân trọng, gìn giữ và
phát huy trang phục truyền thống của tỉnh bằng những.
2. Xây dựng tiến trình dạy học
Cấu trúc chủ đề gồm các phần: Khởi động/Mở đầu; Khám phá/Tìm hiểu bài
đọc/Hình thành kiến thức mới; Luyện tập/Thực hành; Vận dụng.
Khởi động/Mở đầu
- Phần này nhằm gợi mở những vấn đề liên quan đến các trang phục truyền
thống của Lạng Sơn; giúp tạo sự kết nối giữa học sinh với nội dung bài học, tạo cơ
hội cho học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
- Cách tiến hành: Để thực hiện hoạt động khởi động, giáo viên có thể đưa ra
nhiều hình thức khác nhau như:
+ Cách 1 (thể hiện trong chủ đề): Đặt câu hỏi, học sinh chia sẻ hiểu biết của
bản thân về những dân tộc đang sinh sống ở Lạng Sơn và trang phục truyền thống của
dân tộc ấy.
Cách khởi động này có thể tiến hành thơng qua nhiều hình thức như phát vấn
cá nhân, thảo luận cặp đôi. Yêu cầu của hoạt động là học sinh liệt kê các dân tộc sinh
sống ở Lạng Sơn, ấn tượng của các em về các bộ trang phục truyền thống của các dân
tộc ấy (rất đẹp, rất nhiều màu sắc, rất lạ, rất ấn tượng…).
+ Cách 2: Giáo viên trình chiếu một số bộ trang phục của các dân tộc ở Lạng
Sơn, học sinh trình bày hiểu biết, ấn tượng của mình về những trang phục ấy.
Đây là cách khởi động trực quan, có ý nghĩa khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh
tiếp cận nội dung bài học.



* Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý về cách thức tiến hành phần khởi động của bài
học. Tùy điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đối tượng học sinh, giáo viên có thể thiết


kế hoạt động khởi động bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo hoạt động khởi động
nhẹ nhàng, hấp dẫn để học sinh có thể vận dụng vốn sống, hiểu biết của mình tiếp cận
tri thức mới được gợi ra từ phần mở đầu của bài học.
Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới:
Nội dung chủ đề gồm 4 đơn vị kiến thức cơ bản:
Một là, trang phục dân tộc Tày.
Hai là, trang phục dân tộc Nùng.
Ba là, trang phục dân tộc Dao.
Bốn là, trang phục dân tộc Mông đen.
Các đơn vị kiến thức đều được triển khai thống nhất theo cấu trúc chung gồm:
khái quát về dân tộc- Những đặc điểm về hình dáng, hoa văn, màu sắc của các bộ
trang phục- các kiến thức mở rộng, nâng cao (em có biết)- câu hỏi tìm hiểu bài.
* Tổ chức thực hiện:
- Phương án 1: khai thác kiến thức bài học bằng phương pháp đọc
Lý thuyết hoạt động đọc chỉ rõ gồm 3 bước: trước khi đọc, trong khi đọc, sau
khi đọc. Trước khi đọc có mục tiêu khởi động, tạo tâm thế cho học sinh. Vì thế, giáo
viên cần trang bị cho học sinh một số khái niệm cơng cụ cũng như định hướng đọc để
học sinh có thể tự đọc thầm văn bản hoặc trong khi nghe giáo viên hay các bạn đọc
thành tiếng.
Ví dụ mục 1: Trang phục dân tộc Tày
Trước khi đọc, giáo viên giải thích nghĩa của các từ ngữ: thuần khiết, bình dị,
sâu lắng; hướng dẫn học sinh khi đọc cần chú ý một số nội dung quan trọng cụ thể
như sau:
- Đặc điểm quần, áo của nam dân tộc Tày và nữ dân tộc Tày.
- Nhận xét chung về vẻ đẹp của trang phục dân tộc Tày ở Lạng Sơn.

Trong khi đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng thông tin, cả lớp
lắng nghe.
Sau khi đọc, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối các mục của
chủ đề. Học sinh cần đọc những câu hỏi này và chuẩn bị bài trước khi học trên lớp.
Trên cơ sở hệ thống câu hỏi của tài liệu, giáo viên có thể sắp xếp lại các câu hỏi hay
bổ sung, sáng tạo để hoạt động học thêm hiệu quả nhưng không tăng áp lực lên học
sinh và và không đi chệch yêu cầu của bài học.
Ví dụ mục 1: Trang phục dân tộc Tày
Giáo viên có thể thiết kế lại hệ thống câu hỏi như sau:
- Em hãy trình bày đặc điểm kiểu dáng, màu sắc của áo, quần của nam giới dân
tộc Tày.
- Kiểu dáng, màu sắc, trang sức, phụ kiện của trang phục nữ dân tộc Tày có đặc
điểm gì?
Kết thúc mỗi mục, giáo viên cần chốt kiến thức để khắc sâu cho học sinh.
- Phương án 2: tổ chức hoạt động nhóm
+ Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm


học sinh.
Nhóm 1: tìm hiểu trang phục dân tộc Tày.
Nhóm 2: tìm hiểu trang phục dân tộc Nùng.
Nhóm 3: tìm hiểu trang phục dân tộc Dao.
Nhóm 4: tìm hiểu trang phục dân tộc Mơng đen.
Học sinh thảo luận, cùng trình bày sản phẩm của nhóm bằng nhiều hình thức
(Sơ đồ, thuyết trình, tranh ảnh mơ tả…). Giáo viên nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
cơ bản.
* Lưu ý:
- Để tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể, rõ
ràng, có tính định hướng. Với chủ đề này, cần hướng dẫn học sinh khai thác các đặc
điểm của trang phục dân tộc như: hình dáng, màu sắc, trang sức, phụ kiện.

- Thời gian thảo luận, làm việc nhóm phải phù hợp, ít hơn tổng thời lượng trình
bày của học sinh và nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức của giáo viên.
- Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương
tiện dạy học. Khuyến khích hình thức dạy học bằng phỏng vấn, trải nghiệm theo cá
nhân, theo nhóm.
Luyện tập
Phần này gồm 02 bài tập được thiết kế ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Bài
tập 1 ở mức độ nhận biết yêu cầu học sinh nhận diện thành phần của từng bộ trang
phục truyền thống dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông. Bài tập 2 yêu cầu học sinh giới
thiệu về bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình hoặc một dân tộc ở địa phương
nơi học sinh sinh sống.
- Mục tiêu của hoạt động luyện tập:
+ Giúp học sinh đạt được những yêu cầu mà chủ đề đặt ra: nhận biết trang
phục truyền thống của dân tọc Tày, Nùng, Dao, Mông và giới thiệu được 1 bộ trang
phục của dân tộc mình.
+ Giúp giáo viên nhận biết những tiến bộ, hạn chế của học sinh từ đó có
những hướng dẫn kịp thời cho học sinh trong quá trình dạy học giúp các em đạt được
yêu cầu của chương trình giáo dục địa phương.
- Cách thức thực hiện:
+ Bài tập 1: giáo viên có thể áp dụng các hình thức luyện tập như: phát
phiếu bài tập, phát vấn, tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn.
+ Bài tập 2: tổ chức thảo luận, tranh biện, diễn đàn tại lớp học.
Vận dụng:
Bài tập vận dụng yêu cầu học sinh thể hiện ý thức gìn giữ, phát huy vẻ đẹp
trang phục truyền thống của các dân tộc.
Đối với bài tập này, giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh như sau:
+ Liệt kê những việc bản thân có thể làm để gìn giữ, phát huy vẻ đẹp trang
phục truyền thống các dân tộc.
+ Thể hiện những việc làm ấy bằng một trong các hình thức: bài luận ngắn, tác



phẩm văn học, tranh, tờ rơi…..
+ Có thể làm việc cá nhân, cặp đơi, làm việc nhóm.
II. Gợi ý về kiểm tra đánh giá
- Đánh giá thường xuyên: thực hiện liên tục trong q trình dạy chủ đề,
thơng qua việc học sinh trả lời các câu hỏi phát vấn của giáo viên, các ý kiến thảo
luận của học sinh, các bài tập, thuyết trình, sản phẩm học tập do học sinh thực hiện.
Hình thức đánh giá là giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá nhau, học
sinh tự đánh giá khi thực hiện các hoạt động học tập khám phá bài học. Ví dụ khi tổ
chức hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm của 4 loại trang phục truyền thống, giáo
viên yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá về kết quả thảo luận của nhóm mình và
nhóm bạn. Sau đó giáo viên nhận xét chung và chốt kiến thức cơ bản.
Lưu ý: đánh giá thường xuyên thực hiện trong suốt quá trình dạy học chủ đề,
từ khâu khởi động tới luyện tập, vận dụng. Giáo viên cần quan sát, nắm bắt về nhận
thức, thái độ của học sinh trong suốt quá trình học, tránh đánh giá phiếm diện, một
chiều.
- Đánh giá định kỳ: thực hiện giữa kỳ, cuối học kỳ. Giáo viên có thể lựa
chọn nội dung khám phá bài học để xây dựng đề kiểm tra cho học sinh.


Ngày soạn:……./ ……./20….
Ngày giảng:……./ ……./20….
CHỦ ĐỀ 4 - TRÒ CHƠI DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC LẠNG SƠN
Chủ đề thuộc lĩnh vực văn hóa-lịch sử, dự kiến thời lượng dạy trong 03 tiết.
Chủ đề giới thiệu một số trò chơi dân gian ở Lạng Sơn gồm: tung cịn, nhảy bao, ơ ăn
quan. Để dạy, hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề này, giáo viên tham khảo một số
định hướng về phương pháp dạy học dưới đây:
I. Hướng dẫn thực hiện từng phần trong của chủ đề
1. Xác định mục tiêu
Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh sẽ:

- Nhận biết được một số trò chơi dân gian của các dân tộc Lạng Sơn.
- Kể tên và giới thiệu được một số trò chơi dân gian các dân tộc Lạng Sơn.
- Có thể thực hành một hoặc một số trị chơi dân gian của các dân tộc Lạng Sơn.
2. Xây dựng tiến trình dạy học
Cấu trúc chủ đề gồm các phần: Khởi động/Mở đầu; Khám phá/Tìm hiểu bài
đọc/Hình thành kiến thức mới; Luyện tập/Thực hành; Vận dụng.
Khởi động/Mở đầu
- Phần này nhằm gợi mở những vấn đề liên quan đến các trò chơi dân gian ở
Lạng Sơn; giúp tạo sự kết nối giữa học sinh với nội dung bài học, tạo sự hứng thú,
tâm thế cho học sinh.
- Cách tiến hành: Để thực hiện hoạt động khởi động, giáo viên có thể đưa ra
nhiều hình thức khác nhau như:
+ Cách 1 (thể hiện trong chủ đề): học sinh quan sát hình ảnh gợi dẫn tronng tài
liệu, chia sẻ trải nghiệm của bản thân về trò chơi (đã chơi trò chơi này chưa, hiểu biết
gì về trị chơi).
Cách khởi động này trực quan, giúp học sinh có cơ hội thể hiện hiểu biết, trải
nghiệm cá nhân về nội dung bài học.
+ Cách 2: Giáo viên trình chiếu 1 đoạn clip giới thiệu về các/một trò chơi dân
gian, học sinh chia sẻ ấn tượng của bản thân về trò chơi ấy.
Cách khởi động này có ý nghĩa khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận nội
dung bài học.
Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới:
Nội dung chủ đề gồm 3 đơn vị kiến thức cơ bản:
Một là, trò chơi tunng còn.
Hai là, trò chơi nhảy bao.
Ba là, trò chơi ô ăn quan.
Các đơn vị kiến thức đều được triển khai thống nhất theo cấu trúc chung gồm:
giới thiệu khái quát về trò chơi- Chuẩn bị- Cách chơi- Ý nghĩa của trò chơi.
* Tổ chức thực hiện:



Để khám phá nội dung bài học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh lĩnh hội


kiến thức qua một số hình thức dưới đây:
- Phương án 1: khai thác kiến thức bài học bằng phương pháp đọc
Giáo viên định hướng đọc, học sinh đọc bài trước lớp và trả lời các câu hỏi gợi
ý tìm hiểu bài học sau mỗi mục kiến thức được trình bày trong tài liệu.
- Phương án 2: tổ chức hoạt động nhóm
+ Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm
học sinh.
Nhóm 1: tìm hiểu trị chơi tung cịn.
Nhóm 2: tìm hiểu trị chơi nhảy bao.
Nhóm 3: tìm hiểu trị chơi ơ ăn quan.
Học sinh thảo luận, cùng trình bày sản phẩm của nhóm bằng nhiều hình thức
(Sơ đồ, thuyết trình, tranh ảnh mô tả…). Giáo viên nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
cơ bản.
- Phương 3: dạy học trải nghiệm
+ Tiết 1,2: tổ chức trị chơi
Có thể tổ chức tiết học ở trong hoặc ngoài nhà trường. Giáo viên chia lớp
học thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm chuẩn bị các điều kiện để chơi trị chơi tung
cịn, nhảy bao, ơ ăn quan, cụ thể:
Nhóm 1: Chuẩn bị chơi trị chơi tung cịn:
Nhóm 2: chuẩn bị chơi trị chơi nhảy bao:
Nhóm 3: Chuẩn bị chơi trị chơi ơ ăn quan:
Sau khi hồn tất công việc chuẩn bị, giáo viên dành thời lượng 01 tiết học để
tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. Lần lượt từng nhóm học sinh sẽ biểu diễn cách
chơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, ghi chép cách chơi trò chơi của bạn đã
thực hiện vào vở.
+ Tiết 3: viết bài thu hoạch

Tiết học này được tiến hành trên lớp học. Giáo viên yêu cầu từng nhóm học
sinh thảo luận, thuyết trình trước lớp về từng trị chơi dân gian theo định hướng dưới
đây:
+ Khơng gian, thười gian tổ chức trò chơi.
+ Chuẩn bị chơi trò chơi.
+ Cách chơi trò chơi.
+ Ý nghĩa của trò chơi.
Học sinh nhận xét chéo về phần thuyết trình của nhóm bạn. Giáo viên nhận
xét chung, chốt kến thức cơ bản.
Luyện tập
Phần này gồm 02 bài tập được thiết kế ở các mức độ khác nhau. Bài tập 1
yêu cầu học sinh điền thông tin cơ bản của bài học theo bảng thống kê có sẵn. Bài tập
2 yêu cầu học sinh phát hiện sự khác biệt của trò chơi dân gian được tổ chức ở địa
phương với trò chơi dân gian giới thiệu trong chủ đề.
- Mục tiêu của hoạt động luyện tập:


+ Giúp học sinh nhận biết được một số trò chơi dân gian của các dân tộc
Lạng Sơn; kể tên và giới thiệu được một số trò chơi dân gian các dân tộc của địa
phương.
+ Giúp giáo viên nhận biết được năng lực, sự tiến bộ của học sinh trong quá
trình học tập chủ đề.
- Cách thức thực hiện:
+ Bài tập 1: giáo viên có thể áp dụng hình thức hoạt động nhóm thơng qua tổ
chức trị chơi tại lớp học. Các nhóm học sinh chơi trị chơi ai nhanh hơn, điền thông
tin vào bảng thống kê theo mẫu trong khoảng thời gian nhất định.
+ Bài tập 2: hoạt động cá nhân. Học sinh thuyết trình về điểm khác biệt của
trị chơi dân gian tổ chức tại địa phương mình.
Vận dụng:
Bài tập vận dụng yêu cầu học sinh cùng tham gia 1 trong 3 trò chơi được giới

thiệu trong chủ đề.
Đối với bài tập này, giáo viên có thể tổ chức làm bài tập vận dụng dưới hình
thức cuộc thi. Học sinh cùng thi chơi một trò chơi. Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh
giá.
II. Gợi ý về kiểm tra đánh giá
- Đánh giá thường xuyên: thực hiện liên tục trong q trình dạy chủ đề,
thơng qua việc học sinh trả lời các câu hỏi phát vấn của giáo viên, các ý kiến thảo
luận của học sinh, các bài tập, thuyết trình, sản phẩm học tập do học sinh thực hiện.
Hình thức đánh giá là giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá nhau, học
sinh tự đánh giá khi thực hiện các hoạt động học tập khám phá bài học.
Lưu ý về đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh. Giáo viên cần xây
dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, thơng báo trước với học sinh về cách thức đánh giá.
Ngồi tiêu chí về nội dung, giáo viên cần quan tâm đến thái độ, sự tích cực tham gia
của học sinh trong hoạt động nhóm để đánh giá.
- Đánh giá định kỳ: thực hiện giữa kỳ, cuối học kỳ. Giáo viên có thể lựa
chọn nội dung khám phá bài học để xây dựng đề kiểm tra cho học sinh.


Ngày soạn:……./ ……./20….
Ngày giảng:……./ ……./20….
CHỦ ĐỀ 5 - VÙNG ĐẤT LẠNG SƠN
TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
1. Xác định mục tiêu
- Kiến thức:
+ Kể được những địa danh tìm thấy dấu tích thời ngun thủy trên vùng đất Lạng
Sơn
.

+ Nêu được một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên
thủy ở Lạng Sơn.

+ Nêu được khái lược về vùng đất Lạng Sơn thời Văn Lang – Âu Lạc và những
đóng góp của nhân dân Lạng Sơn trong thời kì chống Bắc thuộc.
- Năng lực:
+ Biết sưu tầm tư liệu lịch sử để tìm hiểu về lịch sử của Lạng Sơn từ thời
nguyên thủy đến thế kỉ X.
+ Đánh giá được ý nghĩa của sự kiện phát hiện được hóa thạch răng của Người
tối cổ ở Lạng Sơn.
- Phẩm chất:
+ Yêu quê hương xứ Lạng.
+ Có ý thức giữ gìn và phát huy các di tích khảo ở ở Lạng Sơn.
2. Xây dựng tiến trình dạy học
Khởi động/Mở đầu: Phần này nhằm gợi mở những vấn đề liên
quan đến nội dung chủ đề bài học; giúp tạo ra sự kết nối giữa người học và
vấn đề học tập, tạo hứng thú, nảy sinh nhu cầu được trải nghiệm của học sinh
đối với bài mới. Để thực hiện hoạt động khởi động, phần này đưa ra nhiều
hình thức khác nhau như: trị chơi; câu hỏi động não; xem tranh ảnh, video,…
Ví dụ, với chủ đề 5, giáo viên có thể khởi động bài học bằng một số hình thức
sau:
Thứ nhất, cho học sinh quan sát hình 1 (tr. 29) và giới thiệu những hiểu biết
của các em về Di chỉ khảo cổ Thẩm Khuyên.
Thứ 2, đưa ra câu hỏi “Lạng Sơn có phải là một trong những nơi sinh sống của
người nguyên thủy không?”, sau đó chia học sinh làm 2 nhóm nhỏ để tranh luận
(nhóm thứ nhất đưa ra những bằng chứng khẳng định Lạng Sơn là nơi sinh sống của
người nguyên thủy; nhóm thứ 2 chứng minh thời nguyên thủy, con người không sinh
sống ở Lạng Sơn).
Thứ 3, tổ chức trị chơi “Đốn ý đồng đội”, giáo viên sử dụng ba hình ảnh sau:


+
GV chọn HS xung phong làm thành 03 nhóm (mỗi nhóm 02 HS).

+ Lần lượt các nhóm chọn 01 hình ảnh, 01 HS sẽ dùng hành động để miêu tả
nội dung của hình ảnh đó, bạn cịn lại nói to nội dung của hình ảnh.
Lưu ý: Hoạt động Khởi động/Mở đầu trong Tài liệu chỉ là gợi ý, giáo viên có
thể lấy những tình huống khác phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; tạo ra các
tình huống hấp dẫn, kích thích học sinh học tập tích cực.
Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới: Phần
này giúp học sinh phát hiện, hình thành kiến thức mới, kĩ năng mới, thơng qua
đó cung cấp tri thức căn bản về nội dung giáo dục địa phương.
Mục 1. Lạng Sơn thời nguyên thủy: thông qua hệ thống kênh chữ và kênh hình
khái quát đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Lạng Sơn.
Thứ nhất, hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ hình 4 (tr. 31) (tên lược đồ, chú
giải,…), sau đó yêu cầu học sinh chỉ tên những xã tìm thấy dấu tích thời ngun thủy
ở Lạng Sơn.
Thứ hai, khai thác hình 2 và hình 3, sau đó cho học sinh nêu cảm nghĩ về việc
tìm thấy ở di vật thời tiền sử ở Lạng Sơn (tự hào vì Lạng Sơn cũng là một trong
những nơi xuất hiện đầu tiên của lồi người…).
Thứ ba, thơng qua việc khai thác hình 6, 7, 8 và kênh chữ để làm nổi bật về đời
sống vật chất của người nguyên thủy ở Lạng Sơn (biết chế tạo công cụ phục vụ cho
lao động (rìu), sinh hoạt hàng ngày (đồ đựng), sống ở hang động, mái đá, săn bắn, hái
lượm, hình thành thị tộc,…)
Thứ tư, thơng qua hình trang trí trên gốm Mai Pha, kênh chữ để khái quát đời
sống tinh thần của người nguyên thủy (biết trang trí hoa văn để dụng cụ đẹp hơn, hoa
văn phong phú, đeo đồ trang sức,…). (Giáo viên có thể tham khảo phần đọc thêm để
làm giàu kiến thức của bản thân về đời sống tinh thần của cư dân Bắc Sơn, Mai Pha
từ đó có thể lí giải sâu sắc hơn cho học sinh).
Lạng Sơn thời nguyên thủy là nội dung khó nên giáo viên có thể kết hợp
phương pháp thuyết trình với phương pháp làm việc nhóm.
Mục 2. Lạng Sơn thời Văn Lang – Âu Lạc: thông qua hệ thống tư liệu, kênh
hình và kênh chữ để khái quát về Lạng Sơn thời kì Văn Lang – Âu Lạc.
Thứ nhất, khai thác tư liệu 1 và kênh chữ để biết được thời Văn Lang, Lạng

Sơn thuộc đơn vị hành chính nào? (Bộ Lục Hải).
Thứ hai, khai thác hình 9, 10 và kênh chữ để khẳng định việc tìm thấy nhiều rìu
đồng thuộc văn hóa Đơng Sơn ở Lạng Sơn là bằng chứng sinh động, thuyết phục về


thời kì dụng nước đầu tiên của dân tộc ta.
Thứ ba, khai thác hoa văn trên trống đồng Na Dương để biết về đời sống tinh
thần của người Việt thời Văn Lang – Âu Lạc.
Ở mục này giáo viên có thể sử dụng phương pháp đóng vai (01 hoặc 01 nhóm
nhỏ HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về trống đồng Na Dương). Giáo
viên hướng dẫn học sinh thao khảo thêm về trống đồng Na Dương trên website
baotanglangson.vn.
Mục 3. Lạng Sơn thời kì Bắc thuộc: thơng qua hệ thống tư liệu và kênh chữ để
giới thiệu về cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc của nhân dân Lạng Sơn.
Thứ nhất, khai thác tư liệu 3 để biết được thời Bắc thuộc vùng đất Lạng Sơn
thuộc những đơn vị hành chính nào? (Quận Nam Hải, quận Giao Chỉ, quận Giao
Châu).
Thứ hai, cho học sinh vẽ đường thời gian thể hiện những đóng góp của nhân
dân Lạng Sơn trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc
(bài 2, phần luyện tập tr. 35) và sau đó thảo luận: Qua tìm hiểu những cuộc đấu tranh
đó, em có cảm nghĩ gì? (Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân
Lạng Sơn, biết ơn những hi sinh của các anh hùng, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc,…).
Luyện tập/Thực hành: Phần này gồm các bài tập nhằm củng cố,
rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài học thống kê các địa điểm
tìm thấy dấu tích thời ngun thủy ở Lạng Sơn theo gợi ý. Học sinh cần thống kê
được ít nhất ba địa điểm.
Vận dụng: Phần này gồm các bài tập giúp học sinh vận dụng những
tri thức, kĩ năng đã được hình thành, rèn luyện vào giải quyết các vấn đề trong

thực tiễn cuộc sống về các vấn đề cụ thể của bản thân hoặc địa phương.
Giáo viên có thể cho học sinh lựa chọn làm việc nhóm hoặc cá nhân với các
hình thức để làm các sản phẩm mô tả khác nhau về đời sống vật chất, tinh thần của
người nguyên thủy ở Lạng Sơn.
Sau đó, giáo viên có thể tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ ở trên lớp trước khi
vào tiết học sau (có thể cho học sinh/các nhóm giới thiệu ngắn gọn (1-2 phút) về sản
phẩm).
3. Gợi ý về kiểm tra đánh giá các chủ đề
Với chủ đề 5, giáo viên có thể có một số hình thức kiểm tra đánh giá như sau:
- Khi học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời được các nội dung khó trong q
trình tìm hiểu bài, giáo viên có thể đánh giá đạt ngay trong giờ học.
- Với các học sinh/nhóm học sinh tham gia thuyết trình về trống đồng Na
Dương, giáo viên có thể đánh giá đạt khi học sinh: nêu được nội dung đặc trưng của
trống đồng (thời gian xuất hiện, hoa văn, hình dáng trống,…), thuyết trình cuốn hút,
sử dụng đồ dùng trực quan (hình vẽ, ảnh của trống đồng,…).
- Với các học sinh/nhóm học sinh tham gia làm sản phẩm giáo viên có thể đánh


×