Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích và cho ví dụ minh họa về các thời điểm giao kết hợp đồng. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung đã được giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.12 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Hợp đồng khơng tự hình thành được mà được hình thành từ thỏa thuận
của các bên thơng qua việc giao kết 1 nhằm tạo lập hiệu lực pháp lý, tức là
tạo ra sự ràng buộc pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên 2.
Một trong những vấn đề quan trọng thể hiện sự ràng buộc giữa các bên
chính là việc xác định thời điểm bắt đầu của sự ràng buộc. Có thể nói, thời
điểm giao kết hợp đồng là vấn đề pháp lý quan trọng đối với sự tồn tại của
hợp đồng và là vấn đề pháp lý rất phức tạp. Vì vậy, em đã chọn đề “Phân
tích và cho ví dụ minh họa về các thời điểm giao kết hợp đồng. Sưu tầm
một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá
nhân về nội dung đã được giải quyết” để làm chủ đề chính cho bài tập
lớn học kỳ của mình. Do kiến thức cùng sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài
viết sẽ còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cơ để hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP

ĐỒNG.
1. Khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng.
1.1.
Khái niệm giao kết hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) thì
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giũa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo đó, hợp đồng là kết quả của sự
thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên nên hợp đồng chỉ có thể hình


thành khi được các bên cùng nhất trí tạo lập.
1 Đỗ Xuân Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án – tập 2, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,
2017.
2 Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Tạp chí Luật học, số 4/1999, tr.23.

2


Để tạo lập một hợp đồng, các bên tham gia phải tiền hành giao kết hợp
đồng. Như vậy, có thể hiểu giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày
tỏ ý chí muốn cùng nhau xác lập hợp đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi,
thương lượng theo các nguyên tắc và trình tự do luật định để đạt được sự
đồng thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hợp
đồng giữa các bên với nhau3.
Khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng.

1.2.

Như đã khẳng định ở trên, thơng qua q trình đàm phán và thương
lượng, các bên tham gia hợp đồng sẽ đạt được sự đồng thuận, thống nhất ý
chí với nhau trong việc cùng nhau thiết lập hợp đồng. Đây là quá trình làm
cho hợp đồng được xác lập, và quá trình này được gọi là trình tự giao kết
hợp đồng. Quá trình này sẽ kết thúc tại một thời điểm xác định, và tại thời
điểm đó, hợp đồng sẽ được xác lập, quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia hợp đồng có thể được phát sinh và được pháp luật cơng nhận. Thời
điểm đó là thời điểm giao kết hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bắt đầu sự ràng buộc pháp lý
giữa các bên, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng,
mà kể từ thời điểm đó các bên khơng được đơn phương thay đổi hoặc rút
lại các cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp
đồng4.
2.

Ý nghĩa của thời điểm giao kết hợp đồng.

Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý rất quan
trọng đối với giá trị pháp lý của hợp đồng, sự tồn tại các quyền và nghĩa vụ
hợp đồng, khả năng thực hiện hợp đồng trên thực tế:
3, 4 Lê Minh Hùng, Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới, các bộ
nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2015.
4

3


Thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
đối tượng trong hợp đồng đó. Chẳng hạn, nếu tài sản là đối tượng của hợp
đồng mua bán chưa có vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc đã có nhưng
bên bán chưa chưa xác lập quyền sở hữu thì hợp đồng đó là hợp đồng mua
bán tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó, cách thức xác định về tài
sản là đối tượng của hợp đồng sẽ khác nhau. Bởi lẽ, cách thức xác định về
tài sản hình thành trong tương lai hồn tồn khác với cách thức xác định
tài sản có sẵn.
Trong nhiều trường hợp, thời điểm giao kết hợp đồng còn là mốc thời
gian để xác định giá của hợp đồng. Chẳng hạn, nếu các bên thoả thuận về
giá của hợp đồng theo giá thị trường thì giá thị trường vào thời điểm giao
kết hợp đồng sẽ là giá của hợp đồng. Hoặc trong hợp đồng bảo hiểm tài
sản thì giá trị của đối tượng bảo hiểm được xác định tại thời điểm giao kết
hợp đồng đó.

Mặt khác, thời điểm giao kết hợp đồng còn là một trong các căn cứ để
xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Đây là vấn đề pháp lý cơ bản
của quy định pháp luật về hiệu lực hợp đồng. Thường thì thời điểm giao
kết hợp đồng cũng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nhưng xét về
mặt logic thì thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng là hai thời điểm khác nhau. Chẳng hạn trong luật Việt Nam, thời
điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định thành
hai loại thời điểm khác nhau.
Ngoài ra, thời điểm giao kết hợp đồng còn là cơ sở để xác định năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia hợp
đồng; và là mốc tính thời hiệu khởi kiện trong việc giải quyết các tranh
chấp liên quan tới việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
II.

CÁC THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG.
4


Thời điểm giao kết thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội
dung của hợp đồng, hay khi bên đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận
hợp lệ của bên được đề nghị. Do đó, thời điểm này được xác định như thế
nào phụ thuộc rất nhiều vào hình thức và phương thức giao kết hợp đồng.
Cụ thể:
1.

Nguyên tắc chung xác định thời điểm giao kết hợp đồng.
Về nội dung, ta có thể thấy có nhiều trường phái khác nhau về thời

điểm hợp đồng được giao kết. Xem xét theo quy định tại khoản 1 Điều
400 BLDS 2015 cho thấy, luật Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi

thuyết “tiếp nhận”: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị
nhận được chấp nhận giao kết”. Theo thuyết “tiếp nhận”, hợp đồng được
giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận “nếu người
nhận đề nghị giao kết hợp đồng gửi lời chấp nhận, hợp đồng được giao
kết khi lời chấp nhận đến người đề nghị giao kết hợp đồng” 5. Điều này có
nghĩa, khi trả lời chấp nhận được gửi đến được với bên đề nghị, tức là khi
bên đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ, cho dù bên này đã đọc,
biết được nội dung cụ thể của thư trả lời đó hay chưa, thì hợp đồng vẫn
được coi là đã giao kết tại thời điểm nhận được trả lời chấp nhận.
Ví dụ: Nếu A gửi thư chào hàng cho B ghi rõ thời gian trả lời là ngày
15/3, và B đã viết thư trả lời đồng ý, rồi B gửi đi vào ngày 10,3, bưu điện
đã mang thư đến giao cho A vào ngày 14/3, thì 14/3 là ngày giao kết hợp
đồng, bất luận A đã xem nội dung thư của B hay chưa.
2.

Thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị im lặng.
Việc giao kết hợp đồng dựa trên nền tảng thông thuận và nhất trí, tức là

có sự trùng hợp về ý chí giữa các bên. Muốn vậy, các bên cần có sự biểu
lộ ý chí ra bên ngồi để các bên có thể biết ý chí của nhau là có đồng
5 Khoản 1 Điều 2:205 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng.

5


thuận hay không. Đôi khi trong giao kết hợp đồng, các bên có thể quy ước
rằng hợp đồng cũng được giao kết bằng sự tuyên bố ý chí minh thị của
một bên mà khơng cần có sự biểu lộ ý chí của bên kia bằng bất kỳ dấu
hiệu nào. Đây là trường “im lặng” trong giao kết hợp đồng.
Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng có quy định về thời điểm giao kết hợp

đồng thông qua im lặng. Tại khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 quy định:
“Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà
bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời
chấp nhận giao kết”. Tuy nhiên quy định đó có thể suy luận rằng thời
điểm hợp đồng được giao kết là thời điểm cuối cùng của thời hạn trả lời.
Để tránh những suy luận như trên và để nội dung điều luật phù hợp với
tiêu đề của nó, BLDS 2015 đã có sự thay đổi như sau: “Trường hợp các
bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong
một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của
thời hạn đó”6. Như vậy, hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi
hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa
thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Ví dụ: A và B thỏa thuận về việc mua xe máy của B. Khi thỏa thuận, hai
bên đều nhất trí rằng nếu bên mua giữ im lặng trong thời hạn một tuần kể
từ ngày nhận đề nghị giao kết được đưa ra vào ngày thứ ba thì thời điểm
hợp đồng được giao kết sẽ là ngày thứ ba tuần sau.
3.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói.
Theo khoản 3 Điều 400 BLDS 2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp

đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng”. Với nội dung quy định này, có thể có hai cách hiểu như sau:

6 Khoản 2 Điều 400 BLDS 2015.

6


Cách hiểu thứ nhất, “bằng lời nói” được hiểu là khoản 3 chỉ được áp

dụng đối với những hợp đồng mà pháp luật cho phép xác lập bằng lời nói
nên không thể vận dụng điều khoản này cho hợp đồng mà pháp luật yêu
cầu phải thể hiện bằng văn bản như trường hợp hợp đồng bảo hiểm 7. Theo
cách hiểu này, việc các bên thống nhất với nhau về hợp đồng thơng qua
lời nói chưa đủ để hợp đồng được giao kết và hợp đồng chỉ được giao kết
khi các bên thể hiện hợp đồng trên văn bản theo quy định của khoản 4
Điều 400 BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và
sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được
xác định theo khoản 3 Điều này”.
Cách hiểu thứ hai là chỉ cần việc giao kết được thể hiện qua lời nói,
mặc dù pháp luật quy định hợp đồng này phải lập thành văn bản. Với cách
hiểu này, khi pháp luật quy định hợp đồng phải lập bằng văn bản thì hợp
đồng vẫn có thể được giao kết khi các bên đã thống nhất với nhau về nội
dung của hợp đồng thơng qua lời nói và thời điểm hợp đồng được giao kết
là thời điểm các bên thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng (thời
điểm các bên thể hiện nội dung hợp đồng trên văn bản khơng ảnh hưởng
tới thời điểm hợp đồng được giao kết).
Ví dụ: Ngày 16/11, A và B thỏa thuận với nhau về việc A sẽ bán cho B
căn nhà của A với giá bán là 900 triệu đồng. Cả hai bên thỏa thuận với
nhau bằng lời nói và đều nhất trí về nội dung thỏa thuận. Một tuần sau
(tức ngày 23/11) A và B mới cùng nhau xác lập nội dung đã thỏa thuận
bằng văn bản. Tuy nhiên, lúc này thời điểm giao kết hợp đồng vần được
xác định là ngày 16/11 (thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của
hợp đồng).
4.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản.

7 Theo Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 quy định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản”


7


Theo khoản 4 Điều 400 BLDS 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản như sau: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản
là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận
khác được thể hiện trên văn bản”. Bộ luật dân sự sử dụng thuật ngữ “bên
sau cùng ký vào văn bản” nên chúng ta ngầm hiểu là đã có một bên ký
vào hợp đồng và việc ký của bên này chưa khẳng định là hợp đồng đã
được giao kết. Khi có hai chủ thể tham gia hợp đồng thì theo quy định này
hợp đồng chỉ được giao kết khi cả hai đã ký vào văn bản và thời điểm
người sau cùng ký chính là thời điểm hợp đồng được giao kết:
Ví dụ: Ngày 09/3, A và B thỏa thuận với nhau về việc A sẽ bán cho B
chiếc xe ô tô của A với giá 650 triệu đồng và lập thành văn bản. Tuy nhiên
sau khi A ký xong vào văn bản thì B lại nói với A rằng do số tiền quá lớn,
B muốn có thời gian để hỏi ý kiến gia đình. Sau đó một tuần (tức ngày
16/3), B quyết định vẫn mua chiếc ô tô của A và đã ký tên vào hợp đồng.
Như vậy, thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này là ngày 16/3
(thời điểm B – bên sau cùng ký vào văn bản).
Mặt khác, BLDS 2015 đã bổ sung thêm nội dung ghi nhận cách thức
khác của chấp nhận bên cạnh chữ ký như quy định tại BLDS 2005. Điều
đó cho thấy pháp luật chấp nhận khơng nhất thiết là bằng chữ ký mà có
thể bằng những hình thức khác được thể hiện trên văn bản như chỉ điểm
hay đóng dấu mà khơng ký.
Ngồi ra, đối với những văn bản u cầu phải có cơng chứng, chứng
thực thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm hợp đồng
được công chứng, chứng thực. Hơn nữa, yêu cầu của việc công chứng
chứng thực theo quy định của pháp luật thì “Các bên tham gia hợp đồng,
giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực”8, nói cách khác,
8 Khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao

từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

8


về nguyên tắc ngay trước khi được công chứng, chứng thực thì bên sau
cùng đã ký vào văn bản trước mặt cơng chứng viên, điều này hồn tồn
phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 400 BLDS 2015.
5.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử.
Phương tiện điện tử được hiểu là phương tiện hoạt động dựa trên công

nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tỉnh, truyền dẫn không dây, quang học,
điện từ hoặc công nghệ tương tự 9. Giao kết hợp đồng bằng phương tiện
điện tử là việc các bên tiến hành giao kết hợp đồng thơng qua bất kỳ hình
thức phương tiện điện tử nào, và giữa các bên khơng có sự giao tiếp trực
diện hoặc gặp gỡ đồng thời với nhau khi giao kết hợp đồng.
Nếu hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử thì ngồi việc
tn thủ quy định của BLDS, việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng
còn phải áp dụng quy định của Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Cụ thể, theo quy định tại các Điều 18, 19, 20 của
Luật giao dịch điện tử năm 2005, à khoản 2 Điều 11 Nghị định số
57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 thì thời điểm nhận thơng điệp dữ liệu là
“thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một
địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra. Thời điểm nhận một chứng từ điện
tử ở địa chỉ điện tử khác do người nhận là thời điểm người nhận có thể
truy cập được chứng từ điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ
chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này”. Hoặc theo khoản 2 Điều 10
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 thì “Trong trường hợp các

bên khơng có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử do
người nhận chỉ ra và có thể truy cập được”.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, như giao kết hợp đồng trong hồn
cảnh thơng thường, thời điểm giao kết hợp đồng điện tử cũng được xác
9 Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005.

9


định là thời điểm bên nhận đề nghị nhận được trả lời chấp nhận. Chỉ khác
một số điểm, như việc giao kết hợp đồng bằng cách này phải đáp ứng
những điều kiện tiên quyết về thông tin được công bố trước khi giao kết
hợp đồng, việc cho phép một thời gian “cân nhắc giao kết hợp đồng” sau
khi khách hàng có sự nhầm lẫn trong thao tác bấm nút “gửi đi”, quy ước
về việc nhận được thông điệp dữ liệu theo yêu câu kỹ thuật của phương
thức giao kết hợp đồng điện tử là có quy định đặc biệt hơn so với giao kết
thơng thường.
Ví dụ: Vào 8h ngày 1/3/2018, khách hàng A đã đưa ra đề nghị giao kết
hợp đồng bằng cách thực hiện các bước mua hàng trực tuyến trên website
của doanh nghiệp B. Vào 14h cùng ngày, doanh nghiệp B đã trả lời chấp
nhận bán hàng cùng với những thông tin về nội dung hợp đồng qua email
tới cho A. Tuy nhiên hai ngày sau đó (tức ngày 03/03/2018 A mới truy cập
vào hòm thư điện tử và đọc chấp nhận giao kết hợp đồng của doanh
nghiệp B. Như vậy thời điểm giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử
được sẽ được xác định là ngày 1/3/2018 (thời điểm email củadoanh
nghiệp tới được hòm thư của khách hàng).
III.

BẢN ÁN VÀ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ NỘI DUNG ĐƯỢC
GIẢI QUYẾT TRONG BẢN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN THỜI


1.

ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG.
Tóm tắt nội dung bản án: Bản án số 06/2016/KDTM-PT ngày
29/01/2016 về “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” (Xem phụ lục).
Ngày 24/12/2010, để thi cơng cơng trình khách sạn tại đường A, quận

B, thành phố Đà Nẵng, ông Đỗ L và bà Nguyễn Thị B đã ký Hợp đồng bảo
hiểm số 03102598 với Công ty Bảo hiểm B Đà Nẵng thuộc Tổng Công ty
Cổ phần B. Trước khi ký hợp đồng, Công Ty B Đà Nẵng đã tiến hành các
bước xem xét thẩm định. Theo hợp đồng bảo hiểm, Công Ty B Đà Nẵng
đồng ý bồi thường mọi rủi ro xảy trong suốt quá trình xây dựng khách sạn,
10


thời hạn bảo hiểm là 02 năm kể từ ngày 24/12/2010 đến 24/12/2012. Đối
tượng bảo hiểm là cơng trình khách sạn tại đường A, quận B, thành phố Đà
Nẵng.
Cơng trình bắt đầu thi công từ 30/09/2010, trước khi ông bà ký hợp
đồng bảo hiểm.
Q trình thi cơng, từ ngày 12/01/2011 thì các hộ liền kề là: A3 đường
A, quận B, thành phố Đà Nẵng, A4 đường A, quận B, thành phố Đà Nẵng,
A5 đường A, quận B, thành phố Đà Nẵng, A1 đường A, quận B, thành phố
Đà Nẵng và A2 đường A, quận B, thành phố Đà Nẵng bắt đầu khiếu nại vì
cơng trình khách sạn gây lún nứt nhà 3 của họ và đã bị UBND Phường H,
thành phố Đà Nẵng u cầu tạm đình chỉ. Ơng L và bà B đã liên hệ với
Công Ty B Đà Nẵng để xác định thiệt hại và giải quyết bồi thường cho các
hộ trên.
Ngày 11/12/2012, Công Ty B Đà Nẵng có Cơng văn số 260 cho rằng

tổn thất xảy ra không thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm và từ chối thực
hiện nghĩa vụ bồi thường. Vì:
-

Về thời điểm xảy ra rủi ro, Cơng Ty B cho rằng nó xảy ra trước khi ký
kết hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể là ngày 17/12/2010, nhật ký thi cơng ghi
nhận cơng trình tạm nghỉ để giải quyết tranh chấp đất đai với các hộ lân
cận. Ngồi ra, Cơng Ty B Đà Nẵng đã làm việc với các hộ dân, theo các
biên bản làm việc ghi nhận việc tường nhà của các hộ dân bị nứt từ

-

tháng 10/2010.
Đối với thiệt hại, Công ty B cho rằng sự cố rủi ro không thuộc phạm vị
bảo hiểm do tổn thất đã xảy ra trước thời điểm ký kết hợp đồng, giải trừ
các tổn thất nhỏ theo nguyên tắc bảo hiểm đính kèm hợp đồng bảo
hiểm.
Ngày 26/09/2013, Ơng L và bà B và đại diện phía Tổng Công ty cổ

phần B, Công ty B Đà Nẵng đã tiến hành làm việc một lần nữa nhưng
11


không thống nhất được nội dung bồi thường, các bên chỉ thống nhất đưa
vụ án ra Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng để giải quyết.
Theo bản án sơ thẩm số 62/2015/KDTM-ST ngày 17 tháng 9 năm 2015
của Tòa án nhân dân quận Hải Châu quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi
kiện về việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm của ông Đỗ L, bà Nguyễn Thị
B đối với Tổng Công ty CP B; Buộc Tổng Công ty CP B phải thanh tốn
cho ơng Đỗ L, bà Nguyễn Thị B số tiền 569.894.000đ

Ngày 28/9/2015, Cơng ty B có đơn kháng cáo đề nghị tịa án cấp phúc
thẩm bác tồn bộ bản án sơ thẩm và bác yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra
tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét
xử phúc thẩm nhận thấy: kháng cáo của Cơng Ty B là có cơ sở nên chấp
nhận, sửa bản án sơ thẩm, khơng chấp nhận tồn bộ khởi kiện của nguyên
đơn đối với Công Ty B. Từ đó quyết định tại bản án số 06/2016/KDTM–
PT: Sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm; Không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của ông Đỗ L và bà Nguyễn Thị B về việc yêu cầu Tổng Công ty
Cổ phần B bồi thường tổng số tiền là 569.894.000đ.
2.

Quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết trong bản án.
Vấn đề tranh chấp trong vụ việc trên liên quan đến thời điểm giao kết

hợp đồng là căn cứ để xác định nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm. Căn cứ vào
nội dung bản án ta có thể thấy rõ các tình tiết như:
“Trước khi ký hợp đồng, Cơng Ty B Đà Nẵng đã tiến hành các bước xem
xét thẩm định”
“Công trình bắt đầu thi cơng từ 30/09/2010, trước khi ơng bà ký hợp
đồng bảo hiểm”
12


“Ngày 24/12/2010, để thi cơng cơng trình khách sạn tại đường A, quận B,
thành phố Đà Nẵng, ông Đỗ L và bà Nguyễn Thị B đã ký Hợp đồng bảo
hiểm số 03102598 với Công ty Bảo hiểm B Đà Nẵng thuộc Tổng Cơng ty
Cổ phần B”
Có thể thấy rằng hợp đồng bảo hiểm giữa ông Đỗ L và bà Nguyễn Thị

B với Công ty Bảo hiểm B Đà Nẵng thuộc Tổng Công ty Cổ phần B đã
được hai bên cùng ký kết (dù khơng nói rõ ai là bên ký sau cùng) vào ngày
24/12/2010 và đây là trường hợp giao kết hợp đồng bằng văn bản. Theo
quy định tại khoản 4 Điều 400 BLDS 2015 thì: “Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng
hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”. Như vậy, thời
điểm giao kết hợp đồng trong vụ việc trên được xác định là ngày
24/12/2010.
Trong vụ việc trên, hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản và việc xác
định thời điểm hợp đồng được giao kết rất quan trọng vì gần thời điểm này
đối tượng của hợp đồng bảo hiểm (cơng trình khách sạn tại đường A, quận
B, thành phố Đà Nẵng) gặp sự cố rủi ro “gây lún nứt nhà của 05 hộ lân
cận” (nếu thời điểm xảy ra rủi ro trước thời điểm hợp đồng được giao kết
thì bên mua bảo hiểm không được bảo hiểm 10). Tại bản án sơ thẩm, việc
nhanh chóng đưa ra quyết định chấp nhận yêu cầu bồi thường của nguyên
đơn (ông Đỗ L và bà Nguyễn Thị B) là hồn tồn sai lầm vì đã không xem
xét kỹ yếu tố thời điểm giao kết hợp đồng và nguyên nhân cùng thời điểm
xảy ra tổn thất, cái nào thực sự xảy ra trước?
Theo kết quả giám định được trình bày tại bản án phúc thẩm thì
“Ngun nhân chính gây ra hiện tượng sụt lún nền và nứt tường các cơng
trình xung quanh là do việc ép cọc và rút nước xử lý nước ngầm khi thi
10 Căn cứ khoản 6.2 Điều 6 hợp đồng: “Bên B sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các

tổn thất xảy ra trước ngày ký kết hợp đồng bảo hiểm” (Xem Phụ lục)
13


cơng đào móng cơng trình xây dựng khách sạn đường A, quận B, thành
phố Đà Nẵng gây ra, trước khi hai bên ký kết Hợp đồng bảo hiểm số:
03102598 ngày 24/12/2010”. Như vậy ở đây, rủi ro xảy ra là có thể lường

trước được, nhưng ơng Đỗ L và bà Nguyễn Thị B đã cố che dấu và kê khai
thông tin không trung thực về thời gian bắt đầu xây dựng khi ký kết hợp
đồng bảo hiểm với Công ty B. Hay nói các khác, trước thời điểm giao kết
hợp đồng, một bên biết rõ việc giao kết này có thể gây bất lợi cho bên khi
nhưng vẫn cố tình che dấu vì mục đích cá nhân. Như vậy liệu có phải là
hành vi cố ý trục lợi bảo hiểm?
Như vậy, từ việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng là ngày
24/12/2010 và “việc tường nhà của các hộ dân bị nứt từ tháng 10/2010”
(thời điểm xảy ra rủi ro) thì có thể thấy sự cố rủi ro khơng thuộc phạm vị
bảo hiểm do tổn thất đã xảy ra trước thời điểm giao kết hợp đồng. Theo đó
kết luận tại bản án phúc thẩm “Công Ty B không phải chịu trách nhiệm
bồi thường những tổn thất cho các hộ dân lân cận cơng trình khách sạn
đường A, quận B, thành phố Đà Nẵng. Do các tổn thất của các hộ dân lân
cận không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng số 03102598 ngày 24/12/2010” là
hoàn toàn hợp lý.
Tóm lại, để xác định rõ phạm vi cũng như nghĩa vụ bồi thường bảo
hiểm cần căn cứ vào thời điểm giao kết hợp đồng xảy ra trước hay sau thời
điểm xảy ra rủi ro. Trong vụ việc trên, sự cố rủi ro thực tế là đã xảy ra
trước thời điểm giao kết hợp đồng giữa hai bên nhưng sau đó mới có khiếu
nại từ các hộ dân chịu tổn thất từ cơng trình xây dựng. Tuy nhiên, việc xác
định những tổn thất đó vẫn khơng thuộc trách nhiệm bảo hiểm của hợp
đồng bảo hiểm là chính xác.
Qua phân tích vụ việc trên, có thể thấy được việc xác định thời điểm
giao kết hợp đồng là vô cùng quan trọng trong thực tiễn giải quyết các vụ
14


việc có liên quan đến tranh chấp hợp. Tránh nguy cơ các bên khi tiến hành
giao kết hợp đồng có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi.

Đã có nhiều vụ việc trên thực tế, đặc biệt là trong tranh chấp về hợp đồng
bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đã khơng thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo
hiểm, khơng thực hiện đúng quy trình giao kết hợp đồng, nhưng khi có sự
kiện bảo hiểm xảy ra, các chủ thể này đã lợi dụng sự chưa thống nhất của
pháp luật để thực hiện các hành vi gian dối nhằm trục lợi từ Công ty bảo
hiểm11, hoặc ngược lại, phía Cơng ty Bảo hiểm trốn tránh, khơng thực hiện
các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết.

KẾT LUẬN
Tóm lại, thời điểm giao kết hợp đồng là một vấn đề pháp lý phức tạp có
ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia hợp đồng. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa
vào nhiều tiêu chí khác nhau và có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là thời
điểm xác định sự gặp gỡ ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên12.

11 Bản án số 195/2007/KDTM-PT ngày 09-10-2007 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội “V/v: tranh
chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa nguyên đơn là Công ty Vật tư vận tải và xây dựng cơng trình giao thơng, với
bị đơn là Cơng ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông. Trong vụ án này, các bên đã không thống nhất được với nhau
về thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm cho rằng hợp đồng được giao kết vào 11h00
ngày 20/12/2004. Còn bị đơn lại cho rằng hợp đồng được giao kết sau 11h10 phút ngày 20/12/2004, tức sau
khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và tài sản bảo hiểm đã khơng cịn tồn tại. Trên thực tế, vào khoảng 11h00
ngày 20/12/2004, bên mua bảo hiểm đã gọi điện thoại và gửi văn bản (mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm do doanh
nghiệp bảo hiểm cung cấp trước đó) để đề nghị bên bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm. Còn bên được đề nghị là bị
đơn (doanh nghiệp bảo hiểm) đã trả lời trực tiếp bằng điện thoại về việc đồng ý giao kết hợp đồng bảo hiểm
vào cùng thời điểm bên mua bảo hiểm gọi điện thoại. Đồng thời ngay sau đó (khoảng 11h10 phút cùng ngày),
bên bảo hiểm còn thể hiện sự đồng ý bằng cách ký tên, đóng dấu vào văn bản (đơn bảo hiểm). Tại Bản án sơ
thẩm số 21/2007/KDTM-ST ngày 05-3-2007, TAND Tp. Hà Nội kết luận hợp đồng đã được giao kết vào
thời điểm bên bảo hiểm ký tên đóng dấu vào đơn bảo hiểm. Cấp phúc thẩm khơng phản bác lập luận nói trên
của cấp sơ thẩm, nhưng đã hủy án sơ thẩm vì cho rằng, chưa có căn cứ xác định sự kiện cháy xảy ra trước
hay sau thời điểm giao kết hợp đồng mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung.


12 Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2015.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015.
Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010.
Luật Giao dịch điện tử 2005.
Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc,
chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực

hợp đồng, giao dịch.
6. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử.
7. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử.
8. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản Công an nhân dân.
9. Hướng dẫn môn học Luật dân sự tập II, PGS.TS. Phạm Văn Tuyết chủ
biên, Nhà xuất bản Tư pháp.
10. Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
2015, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2017.
11. Lê Minh Hùng, Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một

số nước trên thế giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh
nghiệm cho Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2015.
12. Đỗ Xuân Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án
– tập 2, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2017.
13. Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội,
2015.
14. Phạm Văn Tuyết, Các thời điểm trong hợp đồng dân sự, Tạp chí Luật
học, số 5/2011.

16


15. Đinh Văn Thanh, Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự, Tạp chí
Luật học, số 4/1999.
16. Trang web: />
17



×