MỤC LỤC
1
A.LỞI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã có nhiều vụ án oan gây chấn động như: Vụ án
Vườn điều (Bình Thuận), vụ án Bùi Minh Hải (Đồng Nai), Trần Văn Tiến (Tiền
Giang), Nguyễn Huy Hùng (Tây Ninh), Lương Ngọc Phi (Thái Bình)… Và mới đây
nhất, dư luận lại tiếp tục bị “rung động” với vụ án oan của Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc
Giang. Vì những “sai sót” của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra
mà không ít gia đình (bị oan sai) đã tan cửa nát nhà, với những nỗi đau, những tổn
thất không thể bù đáp. Do vậy, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra phải quyết liệt hơn. Để làm rõ hơn
nữa vấn đề bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng
gây ra, nhóm em xin lựa chọn vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang nhằm
xác định chủ thể và mức bồi thường thiệt hại đối với vụ án oan sai này.
B.NỘI DUNG
1. Xác định các loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại ?
Thiệt hại là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại ngoài hợp đồng
bao gồm; thiệt hại về vật chất và thiệt hai về tinh thần. Dưới đây nhóm em xin đưa ra
cụ thể các loại thiệt hại trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn
Trả lời: Các loại thiệt hại trong vụ án này là:
• Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
• Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
• Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Dưới đây nhóm em xin trình bày cụ thể về các loại thiệt hại này như sau:
a.Về thiệt hại do tài sản về xâm phạm
1.Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường
2
Trước hết, theo tin tức báo thì “Theo đó thì trước khi bị bắt, công việc của ông là
"vận chuyển bằng xe ngựa, nấu rượu, xát gạo, nuôi lợn, bán quán Tổng thu nhập
một ngày là 280.000đ.”
1
. Nhận thấy, trước đó ông Chấn không có nghề nghiệp ổn
định. Trong trường hợp này tài sản được xác định ở đây không phải là tài sản mà cơ
quan nhà nước tịch thu hay giữ của ông Chấn hay tài sản bị hư hỏng gì mà tài sản này
thuộc vào khoản 3,4 điều 45 luật bồi thường thiệt hại Nhà nước năm 2009 với nội
dung:
“3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì
thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị
trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê
của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và
chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường
không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài
sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra;
nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định
là những thiệt hại được bồi thường”
4. Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ
quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ;
trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cả khoản lãi hợp
pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho
người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giải quyết bồi thường”
Theo Điều này thì do việc ông Chấn ngồi tù oan mười năm chắc chắn sẽ có những
thiệt hại nhất định về tài sản, không ít thì nhiều. Cụ thể là những tài sản mà ông
thường xuyên sử dụng để kiếm sống như: xe ngựa… mà không được khai thác công
1 />3
dụng trong mười năm ông ngồi tù oan như thế; đối chiếu vào các điều khoản trên thì
có thể nhận ra rằng thiệt hại về tài sản cụ thể ở đây chính là thu nhập thực tế bị mất
của ông Chấn; đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình ông; ngoài ra cón có một
số khoản tiền quy định tại khoản 4 ( như trên)
b. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
b.1.Đối với thiệt hại vật chất
Theo khoản 1 điều 609 BLDS và điều 49 luật trách nhiệm bồi thường nhà nước
năm 2009, ông Chấn phải được bồi thường thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức
khoẻ.
1.Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe được hiểu là:
Thứ nhất là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. (phải kèm theo hồ sơ bệnh án,
hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).
Sau hơn 10 năm ngồi tù oan, sau khi trở về nhà, ông thường xuyên đau đầu, nhiều
lần phải vào bệnh viện tâm thần Bắc Giang khám, mua thuốc. Bà Chiến, vợ ông Chấn
bảo ông vẫn thường xuyên nằm mơ thấy những ngày trong tù từ cảnh tranh nhau chỗ
nằm đến nước uống…Những năm tháng ngồi trong tù đã ảnh hưởng tới sức khỏe của
ông Chấn, do đó, cần phải được bồi thường về các chi phí khám chữa bệnh của ông
Chấn.
Thứ hai là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy
định tại Điều 46 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước
Điều này được hiểu là trước khi sức khỏe bị xâm hại, ông Chấn có thu nhập này,
tuy nhiên sau khi bị xâm hại thì thu nhập đó không còn nữa hoặc bị giảm sút phần
nào. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng khi ông Chấn phải ngồi tù thì ông không thể kiếm
được thu nhập và đây chính là thu nhập thực tế bị mất của ông ( kết hợp với phần thiệt
hại về tài sản bị xâm phạm – như trên)
4
Thứ ba là chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị. (Kèm theo giấy tờ chứng minh những khoản tiền
trên)
Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại
đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản cấp dưỡng hàng tháng được xác định là
mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định
theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trường hợp của ông Chấn thì không bị mất khả năng lao động và không
cần người chăm sóc nên không nhân được khoản bồi thường về khoản này
b.2.Đối với thiệt hại tinh thần
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm
mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất
mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Trong vụ án này, Ông chấn bị thiệt hại về tinh thần được xác định là: tổn thất về
tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù và thiệt hại
tổn thất tinh thần cho người thân trong gia đình ông Chấn
Thứ nhất, ông Chấn chịu tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam,
chấp hành hình phạt tù: Sau 10 năm ngồi tù, sức khoẻ của ông đã yếu đi rất nhiều.
Mọi hoạt động đã trở nên chậm chạp, đầu óc thiếu minh. Ông thường cảm thấy đau
đầu, tay chân nhức mỏi mỗi khi trái gió, trở trời. Đây là hậu quả ảnh hưởng bởi những
năm tháng ở trong tù, biết mình oan nhưng không thể nào chứng minh mình vô tội
được, khiến đầu óc ông luôn lo nghĩ về án oan của mình, chán nản.
Thứ hai, thiệt hại tổn thất tinh thần cho người thân trong gia đình ông Chấn.
5
• Về kinh tế: nếu như 10 năm trước đây, khi chưa chịu án oan thì kinh tế
gia đình ông khi đó cũng thuộc diện khá ở thôn. Nhưng kể từ khi ông Chấn bị
bắt vào năm 2003, kinh tế gia đình ông khó khăn khi trụ cột gia đình thì bị
vướng vòng lao lý.
• Về tinh thần: người con trai lớn của ông là anh Nguyễn Văn Quyết lúc đó
đang học dở lớp 12 cũng phải bỏ học; mọi thứ trong nhà cũng dần ra đi để lấy
tiền cho vợ ông là bà Nguyễn Thị Chiến mang đơn đi kêu oan khắp nơi. Có thời
gian bà Chiến đã phải vào bệnh viện điều trị bệnh tâm thần. Sau một thời gian
xin phép bệnh viện để đón chồng được minh oan trở về với gia đình, bà
Nguyễn Thị Chiến - vợ ông Chấn - lại phải quay lại bệnh viện tâm thần để điều
trị dứt điểm bệnh tình của mình.
c.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Ngoài những thiệt hại về vật chất và tinh thần ông Chấn còn bị thiệt hại về do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là các yếu tố gắn liền với nhân thân của mỗi người.
Đối với ông Chấn việc bị chịu tội danh giết người oan trong suốt mười năm đã ảnh
hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ông và gia đình. Một con
người lương thiện tự dưng bị kết án oan, hơn nữa là tội danh giết người sẽ khiến cho
dư luận, làng xóm kì thị, có cái nhìn khác đối với ông Chấn. Tổn thất này khó có thể
đưa ra đong đếm bằng vật chất. Khoản 1 Điều 611 BLDS 2005 có quy định:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do
danh dự, nhân phảm, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để han chế, khắc phụ thiệt hại;
b) Thu nhâp thực tế bị mất hoặc giảm sút”
Có thể nói đây là thiệt hại về tinh thân rất là lớn đối với ông Chấn, bởi lẽ cái tội
dnah giết người từ xưa đến nay luôn là một tội rất nghiêm trọng, mọi người sẽ nhìn
ông Chấn và vợ con ông với ánh mắt khác
6
Ngoài ra thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ở đây còn có thể
được xác định là việc mà người thân ông Chấn bị ảnh hưởng, họ sẽ phải đối diện với
mọi người ra sao trong suốt mười năm đó, chồng là một kẻ giết người, cha là một tội
phạm thì liệu rằng có ai mà không đau lòn. Sau khi ông được thả mọi người có thể
nhìn thấy những giọt nước mắt hạnh phúc trong ông và gia đình, bạn bè, tuy nhiên
dnah dự của ông thì rất lâu sau mới có thể phục hồi được
2.Đưa ra quan điểm về chủ thể phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại…?
Từ những thiệt hại được xác định trên nhóm em xin đưa ra quan điểm về chủ thể
phải bồi thường, mức bồi thường thiệt hại và một số vấn đề khác liên quan
-Trước hết, xác định trong tình huống này là trường hợp bồi thường thiệt hại
(BTTH) do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 620,
BLDS 2005) kết hợp với mục II của luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009
* Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là người có thẩm quyền tiến
hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong quá trình tiến hành tố
tụng, nếu người có thẩm quyền gây thiệt hại thì cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi
thường thiệt hại. Điều 620, BLDS quy định:
“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của
mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây
thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có
thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ”.
* Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: điều tra viên, kiểm
sát viên, thư kí tòa án, thẩm phán, Đó là những người được pháp luật tố tụng quy
định có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng .
- Chỉ xác định BTTH do người có thẩm quyên của cơ quan tiến hành tố tụng gây
ra khi những người trên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tố tụng.
7
- Việc xác định mức bồi thường, mức hoàn trả sẽ áp dụng theo quy định của
BLDS, tuy nhiên vì đây là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính đặc thù bởi
chr thể gây thiệt hại nên trách nhiệm bồi thường được áp dụng theo những nguyên tắc
được quy định tại Luật Bồi thường nhà nước năm 2009.
Đồng thời ở khoản 2 điều 29 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước cũng có quy
định về vấn đề này, cụ thể là: “ Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động
tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại đã phát sinh trong các giai đoạn tố tụng
trước đó
Trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn được bồi thường thuộc trường hợp
khoản 4 điều 2 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-
BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT Ngày 02 Tháng 11 Năm 2012 CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ CÔNG AN, BỘ
TƯ PHÁP, BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ TÀI CHÍNH VÀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ :
“Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung
thân, người đã bị kết án tử hình, người đã bị thi hành án tử hình thuộc trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật trách nhiệm bôi thường nhà nước năm 2009 được
bồi thường thiệt hại khi có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu
lực pháp luật xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của
người đó không cấu thành tội phạm”.
Tuy nhiên, trên thực tế nếu căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước thì Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong vụ của ông Nguyễn Thanh Chấn. Vì tòa là cơ quan ra quyết
định cuối cùng. Tuy nhiên vì trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn sai trong rất nhiều
khâu nên các cơ quan nào sai từ đâu sẽ phải chịu trách nhiệm đến đó
8
Do cơ quan tòa án này đã xử phúc thẩm và ra bản án có hiệu lực pháp luật đối với
ông Chấn (tù chung thân về tội giết người), dẫn đến việc công dân này phải ngồi tù
oan suốt 10 năm.
Thứ nhất, quan điểm về chủ thể và mức bồi thường thiệt hại do bị ngồi tù oan
trong mười năm mà bị mất thu nhập trong lao động của ông Chấn, vợ ông Chấn, con
cái, chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố xét xử.
Theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Căn cứ qui định của
Chính phủ về mức lương tối thiểu tại thời điểm hiện nay; Căn cứ hướng dẫn tại Thông
tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-
BNN&PTNT ngày 02/11/2012, thì cơ quan tố tụng đã gây ra oan sai sẽ phải có trách
nhiệm bồi thường cho ông Chấn một số các khoản thiệt hại:
(Tổng số ngày ông Chấn bị giam giữ là Theo tính toán, kể từ khi bị bắt do bị tình
nghi giết người vào ngày 28.9.2003 đến khi được thả tự do - ngày 4.11.2013, ông
Nguyễn Thanh Chấn bị giam 3698 ngày)
+khoản thiệt hại về vật chất (Tạm thời chỉ tính về khoản thiệt hại do thu nhập thực
tế bị mất hoặc bị giảm sút) sẽ được tính theo phương thức, cách thức cụ thể là:
• Khoản 3 điều 46 luật bồi thường trách nhiệm nhà nước năm 2009: “ Cá
nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu
nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động
cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung
bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với
cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là
lương tối thiểu).”( vì ông Chấn chưa có thu nhập ổn định, làm nhiều nghề nên
áp dụng khoản 3 điều này)
• Thời gian thực tế mà người được xác định là bị oan, sai đã bị tạm giữ,
tạm giam nhân (x) với mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Tạm thời
xác định theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm
9
giải quyết bồi thường). Như vậy khoản thu nhập thực tế bị mất trong thời giam
bị tạm giam tính ở mức tối thiểu (Có thể sẽ cao hơn) cụ thể sẽ là:
3.686 ngày x 52.272đồng/ngày = 192.674.592 đồng.
+ khoản thiệt hại do tổn thất về tinh thần (Bao gồm thiệt hại do tổn thất về tinh thần
trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù và thiệt hại do tổn thất về
tinh thần trong thời gian bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ,
tạm giam) sẽ được tính cụ thể theo
Điều 10. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành
hình phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật trách nhiệm bồi thường nahf nước
năm 2009 hoặc trong thời gian bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm
giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn (bao gồm cả trường hợp thi hành hình
phạt ngoài phạt tù) quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật trách nhiệm bồi thường nhà
nước năm 2009 được xác định như sau:
a. Một ngày lương tối thiểu được xác định bằng việc lấy mức lương tối thiểu do
Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính
nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường chia cho 22 là số ngày làm việc bình
quân của mỗi tháng;
Tại thời điểm ban hành Thông tư liên tịch này thì mức lương tối thiểu chung do
Nhà nước quy định là 1.000.000 đồng, do đó một ngày lương tối thiểu sẽ là:
1.000.000 đồng : 22 = 52.272 đồng.
b) Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày người bị thiệt
hại bị tạm giữ hoặc bị khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan
có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp
được bồi thường quy định tại Điều 26 Luật TNBTCNN và hướng dẫn tại Điều 2
10
Thông tư liên tịch này. Trong đó phải xác định cụ thể số ngày bị tạm giữ, tạm giam,
chấp hành hình phạt tù và số ngày được tại ngoại.
(3.686 x 3 + 80 ngày) x 52.272đồng/ngày = 582.205.536 đồng.
Tổng thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà cơ quan tiến hành
tố tụng gây ra oan sai cần phải bồi thường ngay cho ông Chấn tạm tính là:
192.674.592 đồng + 582.205.536 đồng = 774.880.128đồng.
Ngoài ra, cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra oan sai có thể được xem xét và có
thể sẽ phải bồi thường cho ông Chấn các khoản thiệt hại khác như: Thiệt hại do tài sản
bị xâm phạm; Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe; Chi phí thực tế người bị
thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Thiệt hại do tổn thất về tinh
thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm …v.v, nếu như ông Chấn đưa ra căn cứ
để chứng minh các khoản thiệt hại này và có yêu cầu bồi thường.
Do đó
• chủ thể phải bồi thường về việc tạm giữ, tạm giam là: cơ quan điều tra
• chủ thể phải bồi thường do việc tuyên bị cáo ngồi tù: Toà án cấp phúc
thẩm ( khoản 2 điều 32 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước)
Thứ hai, quan điểm về chủ thể và mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tinh thần
do bị dùng nhục hình, bị bức cung, mớm cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
Thực tế, đối với những vụ án hình sự oan sai, sai phạm bắt đầu xuyên suốt từ quá
trình điều tra, truy tố đến xét xử. Cụ thể trong vụ án của ông Chấn, cơ quan điều tra
chuyển vụ án sang Viện Kiểm sát, Viện Kiểm sát có cáo trạng đưa ra tòa đề nghị truy
tố, tiếp theo Tòa đưa ra bản án, … có rất nhiều quá trình như vậy nhưng chúng ta đặt
ra câu hỏi rằng nếu không có những chứng cứ xác thực của bên điều tra thì Viện kiểm
sát và Tòa án không thể đưa ra kết luận, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hoàn toàn
rằng Viện Kiểm sát và Tòa án không có lỗi trong vụ án của ông Chấn. Trong vụ án
của ông Nguyễn Thanh Chấn, có những tình tiết rất rõ ràng như quá trình chị Nguyễn
Thị Hoan bị giết đã bị cướp mất hai chiếc nhẫn vàng, song các cơ quan tiến hành tố
11
tụng ở Bắc Giang đã không đưa vào. Nếu xem xét ngay từ đầu thì ông Chấn đã không
bị xét xử oan. Chính vì trong vụ án của ông Chấn có rất nhiều chủ thể tham gia vào
nên việc xác định những chủ thể nào phải bồi thường và bồi thường ở mặt nào cũng là
rất khó khăn.
Đối với chủ thể và mức bồi thường Thiệt hại về sức khỏe, tinh thần do bị dùng
nhục hình, bị bức cung, mớm cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đầu tiên
phải nhắc đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang. Ngày 17/8/2003, Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án giết
người theo Điều 93 Bộ luật hình sự để tiến hành điều tra. Từ một số thông tin ban
đầu, ngày 30/8/2003, Cơ quan điều tra đã mời ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú
tại thôn Me) đến trụ sở làm việc để lấy lời khai. Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu ngày
28/9/2003, Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ với ông Nguyễn Thanh Chấn; tiếp đó,
ngày 29/9/2003, đã ra Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với Ông Nguyễn
Thanh Chấn về tội danh giết người. Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu ngày 28/9/2003,
Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ với ông Nguyễn Thanh Chấn; tiếp đó, ngày
29/9/2003, đã ra Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với Ông Nguyễn
Thanh Chấn về tội danh giết người. Để tiến hành việc điều tra ông Chấn có bị bức
cung, mớm cung, nhục hình hay không là việc vô cùng khó khăn bởi vụ việc đã xảy ra
rất lâu, tài liệu, vật chứng muốn thu thập đầy đủ cũng phải mất rất nhiều thời gian.
Tuy nhiên theo lời khai của ông Chấn, trong quá trình điều tra, các cán bộ điều tra đã
có hành vi bức cung, mớm cung, nhục hình, bắt ông Chấn phải nhận tội giết người.
Và rất có khả năng, ngay từ lúc tiến hành hỏi cung ông Chấn, Cơ quan Công an tỉnh
Bắc Giang đã có hành vi này. Bởi xét thấy cơ quan này ngay từ đầu đã có định kiến
rằng ông Chấn phạm tội giết người nên tìm mọi cách để hỏi cung theo hướng buộc tội
ông Chấn, bỏ qua những chứng cứ, tài liệu có tính chất gỡ tội cho ông Chấn. Tiếp đó,
ngày 3/12/2003, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ để
nghị Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Ngày
10/2/2004, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ra bản Cáo trạng – quyết định truy
tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n, khoản 1,
12
điều 93 Bộ Luật Hình sự. Trong quá trình truy tố xét xử: Tại tại các phiên tòa sơ thẩm
và phúc thẩm, bị cáo Chấn luôn khai không thực hiện hành vi giết người. Sở dĩ có lời
khai nhận tội tại cơ quan điều tra là do bị ép cung, mớm cung, bức cung. Trong lúc đó
chứng cứ buộc tội ông Chấn rất lỏng lẻo, thiếu logic, có sự mâu thuẫn về thời gian, về
mô tả vật chứng, dấu vết, việc thực nghiệm hiện trường; hồ sơ vụ án có nhiều chứng
cứ, tài liệu gỡ tội cho ông Chấn…
Do đó, có thể khẳng định rằng thiệt hại về sức khỏe, tinh thần do bị dùng
nhục hình, bị bức cung, mớm cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chủ
thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Bắc Giang.
Về mức bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tinh thần do bị dùng nhục hình, bị
bức cung, mớm cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nên áp dụng luật để giải
quyết bồi thường: Điều 65, Khoản 2 Điều 66 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước
Như vậy, nếu ông Nguyễn Thanh Chấn bị được cơ quan tiến hành tố tụng xác định
là đã bị truy tố, xét xử oan sai thì việc giải quyết phải bồi thường tại thời điểm hiện
nay sẽ phải áp dụng qui định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Đã
được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp, Bộ quốc phòng,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Việc giải quyết bồi thường nếu có oan sai: Đến thời điểm xác định mức bồi thường
thì ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị tam giữ, tạm giam kể từ ngày 28/9/2003 đến ngày
4/11/2013. Căn cứ theo hướng dân tại Thông tư liên tịch số05/2012/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012, thì:
“Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (Bao gồm thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong
thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù và thiệt hại do tổn thất về tinh
13
thần trong thời gian bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm
giam) sẽ được tính theo phương thức, cách thức cụ thể là: Thời gian đã bị tạm giữ,
tạm giam, chấp hành hình phạt tù (x) nhân với {(1.150.000đồng/tháng (:) chia cho 22
ngày)} (x) nhân với 3) (+) {cộng với số ngày vẫn đang bị khởi tố bị can nhưng không
bị tạm giam (x) nhân với (1.150.000đồng/tháng (:) chia cho 22 ngày)} sẽ được tổng
số tiền bồi thường tổn thất về tinh thần”.
Với mức lương tối thiểu theo như qui định của Chính phủ hiện nay là 1.150.000
đồng/tháng, nếu như ông Chấn được giải quyết bồi thường thì mức thiệt hại về tinh
thần sẽ được tính cụ thể là: 1.150.000đồng/tháng (:) chia cho 22 ngày khoảng 52.272
nghìn đồng/ngày. Thời gian ông Chấn bị tạm giữ, tạm giam kể từ 28/9/2003 đến ngày
4/11/2013 (tạm tính bằng 3.685 ngày), thời gian ông Chấn bị khởi tố bị can nhưng
không bị tạm giam là 02 tháng 20 ngày (Từ 04/11/2013 đến 25/01/2014, tạm tính
bằng 80 ngày), như vậy tổng số tiền ông Chấn được nhận bồi thường với thiệt hại về
sức khỏe, tinh thần do bị dùng nhục hình, bị bức cung, mớm cung trong quá trình điều
tra, truy tố, xét xử là: (3.685 x 3 + 80 ngày) x 52.272đồng/ngày = 582.048.720 đồng.
Tuy nhiên những tính toán trên chỉ là đối với thiệt hại của riêng ông Chấn, còn thiệt
hại của người thân của ông Chấn từ việc đi khắp nơi kêu oan, tốn kém rất nhiều thì
luật không quy định cụ thể. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét mức bồi
thường hợp lý đối với thiệt hại của người nhà ông Chấn.
Thứ ba, quan điểm về chủ thể và mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,
uy tín của ông Chấn bị xâm phạm
• Ông Chấn sẽ được nhận một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần
do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ( khoản 2 điều 611 BLDS năm
2005). Khoản tiền do các bên thỏa thuận nếu không thoản thuận được thì sẽ
không quá mười tháng lương tối thiểu (vào năm 2013 mức lương tối thiểu ở
huyện Việt Yên, Bắc Giang là 1. 800.000 đồng/tháng)
2
• Theo khoản 2 điều 51 luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009:
2 />14
“2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc
khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ
quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải
chính công khai.
3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người
bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại
cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức
chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp
theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.”
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường của người có thẩm quyền đã gây thiệt hại
Theo điều 620 BLDS bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng gây ra: "Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có
thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp
luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ"
Như vậy sau khi cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ
quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại
phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, vì trong trường hợp này
người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.
Và theo Nghị định 47-CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do
công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng
gây ra, được quy định như sau:
"Điều 12 Công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiền mà cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng
15
đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Mức hoàn trả do Thủ trưởng cơ quan đó quyết
định trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt
hại quy định tại các Điều 14, 15, 16 của Nghị định này.
Điều 13 Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan nhà
nước, cơ quan tiến hành tố tụng nói tại Điều 4 Nghị định này thành lập Hội đồng xét
giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại.
Điều 14 Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại bao gồm đại
diện lãnh đạo cơ quan của người gây thiệt hại là Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch công
đoàn cơ sở, Thủ trưởng trực tiếp của người gây thiệt hại, Kế toán trưởng, một số
chuyên gia về ngành kinh tế - kỹ thuật và pháp lý có liên quan.
Điều 15 Hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại có nhiệm vụ
giúp cho Thủ trưởng cơ quan xem xét, đánh giá thiệt hại, xác định mức độ lỗi và khả
năng kinh tế của công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan
tiến hành tố tụng và kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan về mức hoàn trả và phương
thức hoàn trả bồi thường thiệt hại".
C.KẾT LUẬN
Với những tốn thất mà ông Chấn và gia đình ông phải chịu có bồi thường bao nhiêu
cũng không bù đắp lại được cái khoảng thời gian 10 năm ấy. Mà mức bồi thường thiệt
hại theo quan điểm của nhóm em như trên chỉ nhằm khắc phục và trang trải thêm cho
cuộc sống của gia đình ông Chấn sau này khấm khá hơn, và để trừng trị những người
có thẩm quyền để họ có trách nhiệm hơn trong hoạt động điều tra, tố tụng để không
còn những vụ oan sai đáng buồn như thế nữa
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giáo trình luật dân sự Việt Nam 2, trường đại học Luật Hà Nội.NXB Công an
nhân dân
16
2.Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 2, TS Lê Đình Nghị, NXB Giáo dục Việt
Nam
3.Bộ luật dân sự năm 2005
4.Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009
5. Thông tư liên tịch số05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-
BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012
6.Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03 ngày
08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng
7. />_cho_ong_Nguyen_Thanh_Chan.bgo
8. ai-phai-boi-
thuong html
9. />10. />11. />nghe-cu-20140102000003488.htm
12.Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra
17